You are on page 1of 46

Ví dụ về cách lựa chọn khối OB để giao dịch trong ngày

Các bạn nhìn vào biểu đồ bên dưới là biểu đồ khung D1:

Ta thấy cuối đợt giảm giá thị trường hình thành một khối OB và giá quay trở lại
kiểm tra khối này. Vậy nếu mua ở khối này thì chúng ta sẽ mua như thế nào để có
được kết quả tốt nhất.

Các bạn nhìn biểu đồ khung M15 bên dưới:


Phần ô vuông màu xanh là khối OB trên khung D1. Phần màu vàng là hành động
giá ngày chủ nhật và chúng ta không cần quan tâm đến nó.

Ta thấy ngày thứ 2 thị trường giao dịch phía trên giá của ngày thứ 6 và sau đó thì
giá quay trở lại bên trong vùng giá của ngày thứ 6 và chạm vào khối OB tkhung
D1. Tại đây chúng ta tìm cơ hội mua sao? Chưa nhé anh em.

Mà cái anh em cần tìm ở đây chính là khối OB M15 được hình thành, khối này sẽ
hợp lưu với khối OB trên khung D1. Và sau đó thì anh em tìm phản ứng từ chối giá
từ khối này. Như hình bên dưới:
Chúng ta thấy phản ứng từ chối giá từ khối OB M15 và hình thành được choch
tăng giá. Lúc này chúng ta có thể tìm cơ hội mua lên ở cú choch này. Các bạn nhìn
hinh bên dưới là điểm mà chúng ta có thể mua vào:
Điểm vào lệnh này chính là OTE đồng thời nó đã qua nửa đêm, là thời điểm thích
hợp có thể tìm cơ hội để giao dịch được. Và mục tiêu cho lệnh mua này chính là
đỉnh của ngày thứ 2.

Các xác định khối OB sau vùng giá đi ngang hình thành

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới, chúng ta có một vùng giá đi ngang vừa phải:
Hành động giá mà chúng ta cần thấy sau vùng giá như vậy đó là tín hiệu quét dừng
lỗ ở cả phía trên và phía dưới, nếu giá quét phía trên chúng ta tìm cách bán ở khối
OB gần nhất. Ngược lại, nếu giá quét bên dưới thì chúng ta tìm cơ hội mua lên với
khối OB gần nhất.

Các bạn nhìn hình bên dưới, giá quét SL vùng đỉnh, sau đó giảm mạnh quét SL
vùng đáy của vùng giá đi ngang. Như vậy thì chiến lược chính của chúng ta sẽ là
canh bán ở khối OB gần nhất:
Các bạn nhìn tiếp hình bên dưới, đây chính là khối OB mà chúng ta có thể giao
dịch. Bán ở ở mức 50% độ lớn của khối OB hoặc bb:
Tương tự, chúng ta có thêm một ví dụ khác với lệnh mua ở khối bb:

Cách giao dịch sau thời gian nửa đêm


Nửa đêm của Mỹ chính là 12h trưa giờ VN chúng ta, đó cũng được cho là thời
điểm mà vùng giá phiên Á được hình thành. Sau khi vùng giá phiên Á được hình
thành thì đó mới là thời điểm mà thị trường thực sự mới bắt đầu. Lý do cho điều
này là vì giá sẽ hoạt động mạnh hơn vào phiên Âu mà mạnh nhất là vào đầu phiên
Mỹ, vì đồng USD được cho là đồng tiền có sức ảnh hướng lớn và kiểm soát những
đồng tiền còn lại.

Như biểu đồ bên dưới, đường dọc màu tím là đường đánh dấu thời khắc nửa đêm ở
Mỹ:
Các bạn nhìn tiếp biểu đồ bên dưới:

Nếu như bạn muốn bán xuống thì hành động giá mà bạn cần thấy đó là giá cần tăng
lên trước để thiết lập đỉnh của ngày giao dịch trước khi chúng ta bán.

Đó chính là bước quan trọng trong việc thiết lập một chiến lược giao dịch của
chúng ta. Từ 12pm – 3pm giờ VN chính là khoảng thời gian để giá làm việc này.
Hành động giá này với mục đích quét SL để lấy thanh khoản.

Thời điểm bán lý tưởng của chúng ta nên từ 2pm-5pm giờ VN. Còn những hành
động giá xảy ra sau đó nữa thì còn tùy thuộc vào phiên Mỹ.

Như các bạn thấy ở hình bên dưới, giá đã quét SL của 2 đỉnh trước đó và như phần
trước mình nói thì những vùng 2 đỉnh gọi là equal high (EQH) và 2 đáy gọi là
equal low (EQL). Đó là những vùng giá có thanh khoản và thị trường có khả năng
cao sẽ quét ở những vùng đó. Sau khi giá quét vùng EQH thì chúng ta có thể bán
được rồi nhé:

Và tương tự ở biểu đồ bên dưới, sau nửa đêm giá giảm xuống quét thanh khoản của
2 đáy trước đó cho tới 3am (3pm giờ vn) để thiết lập đáy của ngày và đó là thời
điểm mà chúng ta có thể mua lên:
2 thiết lập giao dịch được áp dụng để tìm điểm vào
lệnh trong smc
Thiết lập đầu tiên: SMS + BMS + RTB

Nếu chưa hiểu những từ viết tắt kia thì anh em cứ đọc tiếp đi nhé.

Chúng ta nhìn vào biểu đồ bên dưới, đầu tiên ta thấy giá đang nằm trong một xu
hướng giảm khá rõ ràng với đỉnh đáy sau thấp hơn đỉnh đáy trước:
Tuy nhiên đến biểu đồ tiếp theo ta thấy giá tạo một đáy cao hơn cho thấy đây là tín
hiệu thay đổi cấu trúc (Shift in Market Structure – SMS):
Như vậy bước đầu tiên cho thiết lập của chúng ta được hình thành đó là phải có sự
thay đổi cấu trúc.

Bước thứ 2, quan trọng hơn đó là tín hiệu giá phải phá vỡ được cấu trúc giảm giá
trước đó, tức là giá phải phá vỡ được đỉnh trước đó của cấu trúc giảm để tạo đỉnh
cao hơn. Chúng ta gọi đó là phá vỡ cấu trúc (Break in Market Structure – BMS).
Và nó thực ra chính là BOS, thuật ngữ mà mình viết từ đầu series này đó nhé.
Khi giá phá vỡ cấu trúc thì bước tiếp theo của anh em là phải tìm được khối
Breaker Block. Và một khối bb như thế nào được xem là có hiệu lực thì anh em
đọc lại phần các vùng giá phản ứng giúp mình nhé.

Như biểu đồ bên dưới chúng ta thấy giá đã tạo được đỉnh cao hơn, phá vỡ cấu trúc
giảm giá trước đó và có khối bb:
Việc còn lại của chúng ta là chờ cho giá quay trở lại khối bb này (Return to
Breaker Block – RTB) và giao dịch thôi nhé.

Thiết lập thứ 2: SMS + BMS + RTO

Thiết lập này tương tự thiết lập đầu tiên thôi nhưng điểm khác biệt chính là bước
cuối cùng. Thay vù chúng ta xác định khối bb thì anh em sẽ xác định khối OB và
chờ giá trở lại khối OB này để giao dịch (Return To Order Block – RTO).

Các bạn nhìn hình bên dưới:


• Giá tạo khối OB tăng giá đồng thời thiết lập đáy cao hơn cho thấy sự
thay đổi cấu trúc (SMS).
• Sau đó phá vỡ đỉnh trước, phá vỡ cấu trúc giảm giá trước đó tạo đỉnh
cao hơn (BMS).
• Cuối cùng, chúng ta chờ giá quay trở lại phản ứng với khối OB này
(RTO) rồi mua lên.
Kiến thức vận dụng vào giao dịch trong smc khá nhiều nhưng không có nghĩa là
chúng ta sẽ dùng hết chúng. Anh em chỉ cần đánh giá được một điểm vào chất
lượng cần những yếu tố gì, tín hiệu xác nhận như thế nào, có chất lượng hay không
là được.

Phần 10: Phân tích đa khung thời gian trong smc

Thứ khiến cho smc trở nên hấp dẫn với rất nhiều trader đó chính là tỷ lệ RR rất
cao, có thể lên đến 1:10, 1:20 thậm chí 1:30. Đương nhiên là để có được mức RR
như thế là không hề đơn giản, đòi hỏi trader phải nắm được vận động giá, cấu trúc
của từng khung thời gian, hướng đi hiện tại của thị trường đồng thời những vùng
giá quan trọng để giao dịch. Vậy nên, phân tích đa khung thời gian chính là chìa
khóa giúp trader đạt được mức tỷ lệ RR ấn tượng như vậy.

Anh em đừng nên kỳ vọng quá cao, đặc biệt là những trader mới tiếp cận hệ thống,
đừng chăm chăm đi tìm những giao dịch có tỷ lệ RR cao như vậy, mà tốt nhất là
nên tập trung vào việc hiểu được cách phân tích và thực hiện giao dịch đúng
nguyên tắc mới là quan trọng.

Một khi đã nắm được hệ thống rồi thì việc chúng ta nâng dần tỷ lệ RR lên không
quá đỗi khó. Và một điều quan trọng khác mà anh em phải nhớ rằng tỷ lệ RR càng
cao thì winrate càng thấp. Để có được RR cao như vậy đòi hỏi chúng ta phải xuống
khung thời gian rất thấp để tối ưu hóa điểm vào lệnh. Mà càng xuống khung thời
gian thấp thì tín hiệu nhiễu sẽ càng nhiều, bạn khó có thể timing đúng được chính
xác, và đây chính là rủi ro mà bạn phải chấp nhận để có RR cao.

Lan man nhiều rồi, bây giờ chúng ta đi vao cách phân tích đa khung thời gian của
hệ thống này nhé.

Khung thời gian tháng (MN)

Các bạn nhìn biểu đồ tháng bên dưới:


Việc bạn cần làm ở khung thời gian này đó là xác định đỉnh đáy. Như biểu đồ trên
thì chúng ta xác định đỉnh cao nhất và đáy thấp nhất của thị trường hiện tại (đường
đánh dấu màu đỏ).

Sau đó xác định các ngưỡng kháng cự hỗ trợ quan trọng của khung thời gian này
(đường ngang màu xanh).

Và nhìn vào biểu đồ trên thì chúng ta thấy giá đã giảm trong nhiều năm kể lần
chạm cuối cùng vào ngưỡng kháng cự cao nhất kể từ năm 2014.

Các bạn nhìn tiếp biểu đồ bên dưới làm nổi bật lên ngưỡng kháng cự thứ 2:
Bởi vì ngưỡng này đã tạo ra một khối OB phá vỡ đáy trước đó của cấu trúc giảm
giá hiện tại.

Trước khi xuống khung tuần thì chúng ta cần nói thêm về các vùng giá thanh
khoản của khung này. Các bạn nhìn tiếp biểu đồ bên dưới:
Đường màu tím chính là vùng giá có thể thay đổi cấu trúc của khung tháng, đó
cũng được xem như vùng giá thanh khoản lớn của cấu trúc chính.

Đường màu xanh lá cây là vùng giá của cấu trúc nhỏ hơn (ta gọi đó là internal
structure). Và chúng ta cần hiểu rằng,

• Những vùng giá của khung thời gian lớn sẽ có những vùng giá nhỏ
hơn bên trong chúng.
• Những đỉnh đáy của vùng giá trên khung thời gian lớn sẽ giữ thanh
khoản của của vùng giá khung thời gian lớn (ta gọi đó là external
range).
• Và những đỉnh đáy được hình thành trong external range chúng ta gọi
đó là thanh khoản của internal range.
Chúng ta sẽ không tập trung vào external range cho đến khi một trong 2 vùng giá
trong internal range bị phá vỡ.

Sau khi xác định được những điểm quan trọng này thì bạn có thể về khung thời
gian thấp hơn là khung tuần.
Khung tuần (W1)

Hãy lưu ý rằng chúng ta cần tập trung vào mọi thứ xảy ra sau khi giá rời khỏi khối
OB trên khung tháng. Hình bên dưới chính là khối OB mà bạn cần tập trung vào:

Tiếp theo các bạn nhìn biểu đồ bên dưới là biểu đồ tuần với khối OB trên khung
tháng được đánh dấu:
Tiếp theo, chúng ta làm công việc tương tự, đó là đánh dấu các vùng giá thanh
khoản của external và internal trên khung tuần. Các bạn nhìn vào biểu đồ bên dưới:
Tương tự ta có đường màu đỏ là của external và đường màu xanh là của internal.

Các đường màu đỏ và đường màu xanh thể hiện những vùng giá có khả năng là
những vùng thanh khoản giá có thể tìm về những vùng đó và thậm chí bị quét
thanh khoản.

Hướng đi hiện tại của giá trên khung tuần đó là tăng và giá có khả năng sẽ đi đến
vùng thanh khoản của internal trên khung tuần.

Tiếp theo chúng ta di chuyển xuống khung thời gian thấp hơn, đó là khung D1.

Khung D1

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới, chúng ta đánh dấu ra đỉnh đáycuar external và
internal trên khung D1:
Các bạn nhìn biểu đồ D1 bên dưới, chúng ta có thể thấy giá di chuyển về đỉnh
trước đó tạo 2 đỉnh tương đương nhau (Equa High – EQH):
Ta thấy giá không quay trở về bên dưới vùng 50% của vùng giá trên external, mà
nó có vẻ sẽ đi tiếp đến vùng thanh khoản theo hướng có ít chướng ngại vật nhất.

Các bạn nhìn tiếp hình bên dưới:


Biểu đồ này cho thấy giá đã quét thanh khoản của vùng 2 đỉnh và sau đó quay trở
về khối OB. Sau đó thì giá tăng lên và đã đạt đến vùng thanh khoản của internal
range.

Chúng ta trở về khung H4.

Khung H4

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:


Hiện tại giá đang ở đỉnh của khung ngày, và vừa mới bước qua tháng 9. Giá quay
trở về khối OB trên khung H4 và có dấu hiệu bật lên, lúc này chúng ta có thể trở về
khung H1.

Khung H1

Các bạn nhìn biểu đồ của khung H1 bên dưới:


Giá chạm vào khối OB ở khung H4 và bật tăng mạnh tuy nhiên trên H1 chúng ta
chưa thấy giá chuyển hướng đồng dạng với các khung thời gian lớn. Khi đó chúng
ta có thể lên kế hoạch giao dịch khi về khung thời gian nhỏ hơn.

Anh em có thể thấy, việc quan trọng trong phân tích đa khung thời gian đó là
chúng ta cần đánh dấu ra đỉnh đáy của các khung thời gian và những vùng thanh
khoản, hướng đi của giá hiện tại và nó có khả năng sẽ đi đến những vùng giá nào.

Như phân tích ở trên chúng ta có thể thấy được khả năng giá tiếp tục tăng để quét
thanh khoản của vùng 2 đỉnh mới được hình thành trên khung D1 và thậm chí cao
hơn là có thể tiếp tục tăng lên để quét thanh khoản của đỉnh trên khung thời gian
tuần như được phân tích ở biểu đồ ngày. Chúng ta có thể về khung thấp hơn như
H4, H1 thậm chí là M15 để tìm xác nhận cho hướng đi này của giá trong tương lai.

Cách thức lựa chọn khối OB phù hợp để giao dịch


Vì trên biểu đồ nhiều khi giá sẽ hình thành nhiều khối OB có hiệu lực để giao dịch,
và việc của chúng ta là lựa chọn được khối OB tốt nhất để vào lệnh. Nếu chọn xa
quá thì giá không về tới, gần quá thì dễ bị dừng lỗ. Vậy nên anh em có thể áp dụng
kỹ thuật bên dưới đây để xác định khối OB.

Đồng thời mình sẽ đưa ra một vài tiêu chí quan trọng trong việc lựa chọn được
khối OB chất lượng.

Các bạn nhìn vào biểu đồ bên dưới là khung H1 của cặp EURUSD:

Như vậy ở hành động giá hiện tại ta thấy thị trường đã bước qua ngày giao dịch
tiếp theo, và ngày trước đó thì thị trường hình thành cho chúng ta 2 khối OB khá rõ
ràng và chúng cũng gần nhau. Vậy thì chúng ta nên lựa chọn khối nào để giao dịch
đây?

Các bạn nhìn biểu đồ tiếp theo nhé:


Trong trường hợp này, để có thể chọn lựa được khối OB tốt nhất để giao dịch thì
chúng ta cần hiểu về khoảng trống thanh khoản (liquidity void). Anh em nào chưa
nắm được khái niệm này thì có thể xem lại bài viết bên dưới nhé. Không khó để
hiểu được khái niệm này:

Các bạn nhìn hình trên có thể thấy vùng được đánh dấu màu xanh chính là khoảng
trống thanh khoản. Vậy vùng này có ý nghĩa gì?

Các khoảng trống thanh khoản cho thấy có sự mất cân bằng về cung cầu rất lớn và
giá có khả năng cao sẽ trở về vùng giá này để lấp đầy nó.

Và khối OB mà chúng ta cần để giao dịch trong trường hợp này chính là khối OB
gần với vùng thanh khoản nhất. Là khối OB được đánh dấu ở hình trên luôn nhé.

Các bạn nhìn tiếp hình bên dưới, ta có đỉnh của ngày trước đó (Previous Day High
– PDH) và đáy của ngày trước đó (Previous Day Low – PDL):
Kẻ Fibo từ đỉnh xuống đáy của ngày trước đó chúng ta sẽ xác định được vùng giá
cho lệnh OTE.

Như vậy ở hình trên anh em có thể thấy được là khối OB của chúng ta năm ngay
mức 70.5 và 79 của fibo, là vùng cho lệnh OTE. Và chúng ta sẽ tập trung tìm cơ
hội giao dịch tại đó.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới, có thể thấy khoảng trống thanh khoản được lấp đấy
đồng thời giá mitigate khối OB và sau đó quay đầu giảm mạnh:
Các tiêu chí để đánh giá chất lượng khối Order Block

Anh em có thể tập trung vào những tiêu chí sau, nó rất quan trọng trong việc giúp
anh em lựa chọn ra được một khối OB xịn:
• Một khối OB nên tạo ra sự phá vỡ cấu trúc.
• Khi khối OB được hình thành thì tiếp theo đó nên có sự mất cân bằng (Fair
Value Gap – FVG).
• Khối OB nên nằm trong vùng Discount của cấu trúc tăng giá hoặc vùng
Premium của cấu trúc giảm giá.
• Trước khi hình thành khối OB thì giá đã quét thanh khoản của bên bán hoặc
bên mua.
• Khối OB đó không nên nằm trong vùng giá của phiên Á.
Đây là những tiêu chí anh em có thể lưu ý lại.

Dưới đây là một ví dụ về khối OB chất lượng và không chất lượng.

Các bạn nhìn biều đồ bên dưới:


Các bạn nhìn và phần ô vuông màu hồng, đang chỉ vào một khối OB giảm giá, và
đó là một khối OB không chất lượng với nguyên do sau:
• Trước tiên ta thấy rõ khối OB này chẳng phá vỡ cái gì cả.
• Tiếp theo đó là nó nằm trong vùng giá của phiên Á.
• Và cũng không có FVG kèm theo đó.
• Và cuối cùng là khối này vẫn ở trong vùng Discount của đỉnh đáy ngày
trước đó.
Bấy nhiêu là đủ để chúng ta đánh giá được khối OB này không đủ điều kiện để
giao dịch. Như anh em cũng thấy được giá tiếp theo đó đã quét lên khối OB này
trước khi giảm giá.

Vây khối OB chất lượng thì như thế nào, các bạn nhìn vào phần ghi chú màu xanh
ở hình trên. Đó là khối OB ở đỉnh của ngày hôm trước và vì sao khối này xịn hơn
khối ở dưới. Vì những lý do sau:
• Đây là khối phá vỡ đáy gần nhất và phá vỡ với động lượng mạnh.
• Tiếp theo, anh em để ý trước khi hình thành khối này thì giá đã quét thanh
khoản 2 đỉnh trước (Equal High – EQH). Vậy nên nếu giá đụng phải khối
này thì xác suất giảm sẽ cao.
• Có FVG kèm theo.
• Khối này hình thành ở vùng premium của ngày.

Ví dụ giao dịch thực tế


Phần này sẽ nói về một giao dịch phân tích đa khung thời gian theo smc từ khung
tuần xuống M5. Những phân tích này không quá đỗi khó khăn nhưng đòi hỏi anh
em cần nắm được cách phân tích cấu trúc rõ ràng và việc xác định đúng khối OB
để giao dịch.
Tín hiệu mua trên cặp GBPJPY theo phân tích đa khung thời gian theo smc

Khung W1

Các bạn nhìn biểu đồ tuần của GBPJPY bên dưới:

Biểu đồ ở thời điểm hiện tại thì chúng ta xác định hướng đi của khung tuần là tăng
giá, 2 đường màu xanh được đánh dấu trên biểu đồ là đỉnh yếu và đáy mạnh.

2 đường ngang màu trắng chính là khối OB tăng giá, Chúng ta thấy là giá hồi về và
phản ứng với khối OB tăng giá và bật lên. Đối với khối OB trên khung tuần thì
chúng ta có thể tinh chỉnh nó lại trong khung thời gian thấp hơn.
Nếu giao dịch ở khung tuần thì chúng ta sẽ có dừng lỗ rất lớn như vậy sẽ không có
lợi thế.

Mục tiêu của chúng ta đó là giá sẽ quay trở lại kiểm tra lại vùng đỉnh của khung
tuần.

Bây giờ chúng ta xuống phân tích hành động giá khung ngày.

Khung D1

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

Như các bạn có thể thấy 2 đường ngang màu xanh là đỉnh và đáy của khung tuần.
Từ đỉnh của tuần ta thấy giá giảm xuống tạo đỉnh đáy thấp hơn cho thấy hướng của
khung D1 giảm, nhưng sau đó giá chuyển hướng qua tăng giá khi tạo cấu trúc đỉnh
đáy cao hơn. Có thể thấy rằng đợt giảm giá mạnh trên khung ngày thực chất là đợt
hồi trên khung tuần và nó dừng chân ở khối OB tăng giá rồi bật lên tạo cấu trúc
tăng.

Biểu đồ ngày ở thời điểm hiện tại thì có xu hướng tăng và 2 đường ngang ở giữa
chính là đỉnh đáy của khung ngày.
Đẻ ý thêm anh em có thể thấy rằng đỉnh trước đó của khung ngày được hình thành
bởi một nến tăng với động lượng mạnh. Cây nến giảm trước khi giá phá đỉnh gần
đó chính là khối OB tăng giá của chúng ta.

Chúng ta kỳ vọng hành động giá sẽ hồi về khối OB và sau đó bật tăng lên để tạo
đáy cao hơn với mục tiêu là giá sẽ quay trở về kiểm tra lại đỉnh trước đó của khung
tuần.

Bây giờ chúng ta di chuyển xuống khung H4.

Khung H4

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

2 đường màu xanh được đánh dấu trên biểu đồ là đỉnh đáy của khung ngày được
đánh dấu trước đó. Chúng ta thấy ở khung H4, giá phá đáy nhỏ trước đó tạo đáy
thấp hơn.

Như vậy trên khung H4 chúng ta có thể thấy được xu hướng chung của thị trường
là giảm giá. Tuy nhiên một cây nên tăng giá mạnh có thể là tín hiệu cho thấy xu
hướng của H4 đang có sự thay đổi.
Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới là đỉnh đáy của khung H4:

Bây giờ chúng ta xuống khung H1.

Khung H1

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:


Như vậy trên H1 đã có sự chuyển đổi xu hướng qua tăng gái khi giá phá vỡ đỉnh
gần nhất để tạo đỉnh cao hơn. Và chúng ta cũng có khối OB tăng giá kèm theo
FVG.

Như vậy lúc này chúng ta có thể đánh giá qua được cấu trúc của các khung đang
theo hướng tăng giá. Nên chiến lược chính của chúng ta là tìm tín hiệu để mua lên
với mục tiêu là giá quay trở lại kiểm tra vùng đỉnh yếu của khung thời gian tuần.

Vậy bây giờ chúng ta sẽ làm gì?

Đó là chờ cho giá quay trở về và chạm vào khối OB tăng giá trên khung H1 để tìm
cơ hội giao dịch. Khối OB trên khung H1 sẽ hơi lớn nên chúng ta có thể về lại
khung M15 để tỉnh chỉnh lại khối OB.

Các bạn nhìn biểu đồ của khung M15 bên dưới, đây chính là khối OB của khung
H1 được tinh chỉnh lại:

Chúng ta thấy nó đã nhỏ đi hơn một nửa rồi đúng không ạ? Sự tinh chỉnh này có
thể giúp cho chúng ta tăng được tỷ lệ RR cho chiến lược song lại có thể tăng tỷ lệ
bị lỡ lệnh giao dịch. Tùy theo phong cách giao dịch của anh em mà lựa chọn có
nên tinh chỉnh khối OB hay không nhé.

Ngoài ra nhìn vào biểu đồ của khung M15 ở trên anh em cũng thấy rằng là khung
thời gian này cũng đã chuyển hướng qua tăng giá.

Và ý tưởng giao dịch của chúng ta sẽ như hình bên dưới, đó là chờ cho giá hồi về
khối OB trên khung M15 này và tìm cơ hội mua lên theo xu hướng:

Nếu chúng ta giao dịch theo khối OB trên H1 thì chúng ta có thể chốt lời ở đỉnh
của H4, hoặc D1 hoặc xa hơn nữa là đỉnh của khung tuần và nếu chốt lời ở đỉnh
này thì tỷ lệ RR của chúng ta sẽ 1:22.7. Như hình bên dưới:
Tuy nhiên đổi lại nếu anh em giao dịch ở khối OB M5 thì tỷ lệ RR của chúng ta sẽ
khác, sẽ là 1:50.91 với mục tiêu là ở đỉnh của khung tuần. Như hình bên dưới:

Thêm một lựa chọn khác cho chúng ta đó là giao dịch ở khung M5. Bây giờ chúng
ta thử xuống khung M5 xem hành động giá khung đó như thế nào nhé.
Khung M5

Biểu đồ bên dưới là khung M5, chúng ta cũng sẽ kỳ vọng giá chạm vào khối OB
trên H1 thậm chí là M15 và bật lên.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới xem hành động giá tiếp theo nhé:
Như vậy là giá đã chạm đến khối OB trên khung M15 rồi và chúng ta có thể vào
lệnh ở thời điểm này.

Tuy nhiên thì chúng ta đang ở khung M5, nên anh em cần chú ý đến cấu trúc của
khung này một chút xíu. Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới, hành động giá gần nhất
của khung này là đang giảm, giá tạo đỉnh đáy thấp hơn đỉnh đáy trước đó. Sự phá
vỡ đáy có thể thấy không thực sự rõ ràng trong trường hợp này.

Các bạn nhìn tiếp biểu đồ bên dưới, chúng ta thấy giá bật lên phá vỡ đỉnh nhỏ
trước đó tạo đỉnh cao hơn cho thấy xu hướng ở khung M5 đã chuyển hướng qua
tăng giá:

Như vậy lúc này có thể thấy tất cả các khung thời gian đều có cùng một xu hướng
đó là tăng giá. Lúc này anh em có thể sử dụng khối OB trên khung M5 để mua lên
chứ không cần dùng đến khối OB trên khung M15 nữa.

Như hình bên dưới chúng ta có khối OB tăng giá của M5:
Và đó là khối OB mà chúng ta có thể canh mua lên khi giá quay trở về chạm vào
nó.

Các bạn tự hệ thống lại cấu trúc từ khung tuần xuống M5 để thấy được order flow
của thị trường nhé, các bạn sẽ hình dung được lệnh giao dịch này nó diễn ra như
thế nào.

Với giao dịch ở khối OB trên khung m5 thì chúng ta chỉ có dừng lỗ khoảng hơn
5 pip mà thôi. Và tỷ lệ RR khi chốt lời ở đỉnh của W1 là cực lớn lên tới 1:81.78.
Như hình bên dưới:
Một giao dịch quá tuyệt vời. Tuy nhiên để giữ được lệnh giao dịch đến được đỉnh
của khung tuần là cả một vấn đề nên tốt nhất chúng ta có thể chia lệnh ra để chốt
lời từng phần, ví dụ như lần lượt chốt lời ở đỉnh của H1, H4, D1 và cuối cùng là
W1.

Bây giờ thì chúng ta xem xem hành động giá sau đó diễn biến như thế nào nhé.
Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:
Như vậy là giá đã phá vỡ được đỉnh H1, đó cũng là mục tiêu lợi nhuận đầu tiên của
chúng ta. Các bạn nhìn tiếp biểu đồ tiếp theo:

Giá đã phá vỡ đỉnh H4, chạm chốt lời mục tiêu thứ 2 của chúng ta. Bạn có thể dời
dừng lỗ theo xu hướng mỗi khi thị trường hình thành đáy mạnh mới.
Biểu đồ tiếp theo:

Như vậy là mục tiêu ở đỉnh của khung ngày đã đạt tới. Các đường ngang màu đỏ
chính là những vùng mà chúng ta có thể dời dừng lỗ lên để bảo vệ lợi nhuận mà
chúng ta kiếm được.

Các bạn nhìn biểu đồ tiếp theo, đã gần chạm đến đỉnh của khung tuần:
Ở thời điểm này nếu về khung thời gian thấp hơn thì có thể thấy được cấu trúc ở
khung thấp chuyển hướng qua giảm giá cho thấy khung tuần có thể đang có cú hồi.
Nếu như không yên tâm thì chúng ta có thể chốt lời ở vùng này. Tuy nhiên thì anh
em nhìn biểu đồ tiếp theo, giá vẫn tiếp tục tăng và đạt đến mục tiêu lợi nhuận cuối
cùng của chúng ta:

Đây chính là cách phân tích đa khung thời gian và tìm tín hiệu giao dịch. Có thể
thấy rằng đây là một giao dịch với tỷ lệ RR phải nói là rất khủng, thực tế thì rất khó
để có thể bắt được một giao dịch như vậy, đòi hỏi chúng ta phải nắm được cấu trúc
chắc chắn và chọn khối OB cũng như tín hiệu xác nhận tốt để vào lệnh.

Anh em có thể bắt đầu từ những lệnh có tỷ lệ RR thấp với mục tiêu lợi nhuận thực
tế, vừa sức sẽ cảm thấy dần dần chúng ta có thể vào được những lệnh như vậy cũng
không phải là không có khả năng.

Hết.

You might also like