You are on page 1of 78

Chương I : Các kiểu biểu đồ

1.1 Line Charts (Biểu đồ đường kẻ đơn)

Một biểu đồ đường kẻ đơn nối từ một điểm giá đóng (closing price) tới một điểm giá đóng kế tiếp.
Khi kết hợp thành một đường kẻ đơn, chúng ta có thể nhìn thấy quá trình biến đổi giá tổng quát
theo thời gian của một cặp tiền tệ. VD biểu đồ đường kẻ của E/U :

1.2 Bar Charts (Biểu đồ thanh)


Một biểu đồ thanh cũng hiển thị các giá đóng, trong khi đó đồng thời hiển thị các giá mở (opening
price) cũng như giá cao (high price) và giá thấp (low price). Gốc của thanh đứng chỉ giá trao đổi
thấp nhất tại thời điểm đó, trong khi ngọn của thanh chỉ giá cao nhất được trả. Vì vậy, thanh đứng
chỉ khoảng giá trao đổi của cặp tiền. Nhánh ngang bên trái thanh đứng là giá mở, và nhánh ngang
bên phải là giá đóng.

Biểu đồ thanh cũng được gọi là biểu đồ “OHLC” (Open, High, Low, Close) bởi vì nó chỉ ra giá
mở, giá cao, giá thấp và giá đóng.

Open: The little horizontal line on the left is the opening price. Giá mở là đường ngang nhỏ bên
trái
High: The top of the vertical line defines the highest price of the time period. Giá cao là đỉnh của
đường đứng xác định giá cao nhất trong khoảng thời gian.

Low: The bottom of the vertical line defines the lowest price of the time period. Giá thấp là đáy của
đường đứng xác định giá thấp nhất trong khoảng thời gian.

Close: The little horizontal line on the right is the closing price.Giá đóng là đường ngang nhỏ bên
phải

Here is an example of a bar chart for EUR/USD:

Ghi chú: một thanh là một khoảng thời gian có thể là 1 ngày, 1 tuần hoặc 1 giờ.

1.3 Candlestick Charts (Biểu đồ giá đỡ)

Biểu đồ giá đỡ hiển thị cùng thông tin như một biểu đồ thanh, nhưng theo một định dạng đồ họa
đẹp hơn. Các thanh giá đỡ vẫn chỉ khoảng giá cao đến giá thấp bằng một đường đứng.

Tuy nhiên, trong biểu đồ giá đỡ, một hình chữ nhật ở giữa chỉ khoảng giữa giá mở và giá đóng.
Theo thông tục, nếu hình chữ nhật được làm đầy hoặc có màu thì giá đóng thấp hơn giá mở.

Trong ví dụ bên dưới, màu đen là được làm đầy. Đối với hình chữ nhật đen, đỉnh của chữ nhật là
giá mở và đáy là giá đóng. If giá đóng cao hơn giá mở thì chữ nhật sẽ trắng hoặc không màu.
Chúng ta không muốn sử dụng các giá đỡ trắng và đen. Chúng ta cảm thấy dễ nhìn hơn với đồ thị
màu.

Chúng ta thay thế màu xanh cho trắng và màu đỏ cho đen. Có nghĩa là nếu giá đóng cao hơn giá mở
thì màu xanh. Nếu giá đóng thấp hơn giá mở thì màu đỏ. Trong các phần sau bạn sẽ thấy cách sử
dụng giá đỡ xanh và đỏ sẽ cho phép bạn nhìn biểu đồ nhanh hơn, như nhìn thấu xu hướng lên hoặc
xuống và các điểm có khả năng đảo hướng.
Mục đích của đồ thì giá đỡ hoàn toàn là phục vụ cho việc quan sát, bởi vì các thông tin hiển thị
giống như biểu đồ thanh OHLC. Ưu điểm của biểu đồ giá đỡ là :

Các giá đỡ dễ hiểu và thuận tiện đối với người mới bắt đầu để tính toán phân tích đồ thị
Các giá đỡ dễ sử dụng. Mắt của bạn sẽ thích ứng nhanh chóng với các thông tin trong ký
hiệu thanh
Các giá đỡ và các mẫu giá đỡ có tên dễ nhớ chẳng hạn như sao băng (shooting star)
Các giá đỡ thì thuận tiện cho việc xác định các điểm điều chỉnh của thị trường – các đảo
hướng từ một xu hướng tăng thành một xu hướng giảm hoặc ngược lại.

Bây giở bạn đã biết tại sao các giá đỡ rất hay và chúng ta sẽ sử dụng biểu đồ giá đỡ cho hầu hết các
ví dụ về sau.

Tóm tắt :

Có 03 loại biểu đồ :
o Biểu đồ đường đơn
o Biểu đồ thanh
o Biểu đồ giá đỡ

Từ bây giờ chúng ta sẽ sử dụng biểu đồ giá đỡ


Chương II : Giao dịch với biểu đồ giá đỡ

Chúng ta đã đề cập vắn tắt về biểu đồ giá đỡ trong bài trước, bây giờ chúng ta sẽ đi sâu hơn và bàn
luận thêm về biểu đồ giá đỡ. Trước hết hãy ôn lại.

2.1 Giá đỡ là gì?

Cách đây hơn 200 năm, người Nhật đã sử dụng kiểu phân tích kỹ thuật của họ trong thị trường gạo.
Kiểu phân tích này đã phát triển thành kỹ thuật giá đỡ hiện được sử dụng trên thế giới. Biểu đồ giá
đỡ là một công cụ độc lập hữu ích. Biểu đồ giá đỡ có thể được kết hợp với các công cụ kỹ thuật
khác để tạo ra một kỹ thuật khác. Sự phối hợp các giá đỡ có thể đưa ra một chu kỳ thống nhất.
Ngoài ra, các giá đỡ có thể chỉ ra một biến động gía.

Các giá đỡ được hình thành bằng cách sử dụng giá mở, giá cao, giá thấp và giá đóng.

Nếu giá đóng trên giá mở có một giá đỡ trắng. Nếu giá đóng dưới giá mở ta có một giá đỡ đen.
Phần chữ nhật trắng hoặc đen của giá đỡ được gọi là thân.

Các đường bên trên và bên dưới thân đại diện cho khoảng giá cao/giá thấp và được gọi là bóng.

Giá cao được đánh dấu bởi đỉnh của bóng trên và giá thấp là đáy bóng dưới

Điều này cung cấp cho bạn thông tin quan trọng về động thái của giá và tạo thành bản chất của giá
đỡ.

2.1.1 Thân dài đối lập với thân ngắn

Thân dài hơn chỉ áp lực mua hoặc bán mạnh hơn. Ngược lại các giá đỡ ngắn hơn chỉ sự biến động
giá ít hơn và mô tả một sự do dự giữa tăng giá (đầu cơ, bulls) và giảm giá (bán tháo, bears). Bull là
người mua, bear là người bán.
Các giá đỡ trắng dài hiển thị áp lực mua mạnh. Giá đỡ trằng dài hơn, hơn nữa giá đóng bên trên giá
mở. Điều này chỉ ra rằng giá tăng đáng kể từ giá mở đến giá đóng và người mua nhiều hơn. Nói các
khác, người mua đang chống lại người bán.

Giá đỡ đen dài chỉ áp lực bán mạnh. Giá đỡ đen dài hơn, hơn nữa giá đóng bên dưới giá mở. Điều
này chỉ rằng giá giảm nhiều từ giá mở và người bán nhiều hơn. Nói cách khác, người bán đang
giành giật người mua.

2.1.2 Bóng dài đối lập với bóng ngắn

Bóng trên và bóng dưới của giá đỡ có thể cung cấp thông tin giá trị về phiên giao dịch. Bóng trên
mô tả phiên giao dịch cao và bóng dưới là phiên giao dịch thấp.

Giá đỡ với bóng ngắn chỉ rằng phần lớn hoạt động giao dịch được giới hạn gần giá mở và giá đóng.

Giá đỡ với bóng dài chỉ rằng hoạt động giao dịch được mở rộng so với giá mở và giá đóng.

Giá đỡ với bóng trên dài và bóng dưới ngắn chỉ rằng người mua chiếm ưu thế trong kỳ giao dịch và
giá đặt mua cao hơn. Tuy nhiên, người bán sau đẩy giá xuống khỏi mức cao và giá đóng yếu tạo ra
bóng trên dài.

Trong trường hợp khác, giá đỡ với bóng dưới dài và bóng trên ngắn chỉ rằng người bán chiếm ưu
thế trong phiên giao dịch và khiến cho giá thấp hơn. Tuy nhiên, người mua sau đặt lại giá mua cao
hơn vào cuối kỳ giao dịch và giá đóng cao (mạnh) tạo ra bóng thấp dài.

2.2 Các mẫu cơ bản

2.2.1 Marubozu

Marubozu nghĩa là không có bóng trên thân. Giá thấp và giá cao được mô tả bởi giá mở và giá đóng
Một Marubozu trắng là một thân trắng dài không có bóng chỉ xu hướng đầu cơ (tăng giá). Nó hình
thành khi giá mở bằng giáthấp và giá đóng bằng giá cao. Điều này chỉ ra rằng người mua điều
khiển hoạt động giá từ giao dịch đầu tiên đến giao dịch cuối cùng. Nó thường trở thanh phần đầu
tiên của một thời kỳ tăng giá kéo dài hoặc một mẫu chuyển sang hướng tăng giá.

Một Marubozu đen là một thân đen dài không bóng. Nó hình thành khi giá mở bằng giá cao và giá
đóng bằng giá thấp. Điều này chỉ rằng người bán điều khiển hoạt động giá từ phiên giao dịch đầu
đến cuối. Nó thường đưa đến thời kỳ giảm giá kéo dài hoặc đổi sang hướng giảm giá.

2.2.2 Spinning Tops

Giá đỡ với một bóng trên dài, bóng dưới dài và thân nhỏ được gọi là đỉnh xoay. Màu của thân
không quan trọng lắm. Mẫu này chỉ sự giằng co giữa xu hướng tăng giá và giảm giá.

Một thân nhỏ chỉ sự biến động nhỏ giữa giá mở và giá đóng, và bóng chỉ rằng cả người mua và
người bán tích cực hoạt động trong suốt phiên giao dịch. Mặc dù phiên giao dịch mở và đóng với
một chút ít biến động, giá biến đổi đáng kể cao hơn và thấp hơn trong kỳ giao dịch. Cả người bán
cũng như người mua không thể giành được quyền kiểm soát cao hơn và kết quả là tạm ngưng (giải
lao, standoff).

Sau một giá đỡ trắng dài hoặc một giai đoạn tăng giá dài (tăng trưởng), một spinning top chỉ sự yếu
đi giữa người mua và một thay đổi tiềm năng hoặc sự gián đoạn trong xu hướng.

Sau một giá đỡ đen dài hoặc một giai đoạn suy giảm dài, một đỉnh xoay chỉ sự yếu đi giữa người
bán và một thay đổi tiềm năng hoặc sự gián đoạn trong xu hướng.

2.2.3 Doji

Đường Doji là mẫu với cùng giá mở và giá đóng.


Theo lý tưởng, giá mở và giá đóng nên bằng nhau. Một doji với giá mở và giá đóng bằng nhau sẽ
được ưu tiên, điều này quan trọng để nằm được bản chất của giá đỡ.

Doji truyền đạt một khả năng của sự giành co hoặc cuộc tranh đua giữa người bán và người mua.
Giá biến đổi trên và dưới giá mở trong suốt kỳ giao dịch, nhưng đóng tại hoặc gần giá mở. Kết quả
là sự tạm ngừng. Cả người bán và mua đều không thể giành quyền kiểm soát và điểm chuyển đổi có
thể phát sinh.

Việc xác định tầm quan trọng của Doji sẽ phụ thuộc vào giá, biến đổi gần đó, và các giá đỡ trước
đó. Liên quan đến giá đỡ trước đó, doji có một thân rất ngằn xuất hiện như một đường mỏng. Một
doji hình thành giữa các giá đỡ khác với thân nhỏ (như đỉnh xoay) sẽ không được coi là quan trọng.
Tuy nhiên, một doji hình thành giữa các giá đỡ với thân dài sẽ được cho rằng có ý nghĩa.

Có 04 kiểu doji đặc biệt. Chiều dài của bóng trên và dưới có thể biến đổi và giá đỡ trông như thánh
giá, thánh giá đảo ngược hoặc dấu trừ. Từ “doji” ám chỉ cả dạng số ít hoặc số nhiều.

2.2.4 Doji và xu hướng

Sự liên quan của một doji dựa trên xu hướng trước đó hoặc các giá đỡ trước đó. Sau một đợt tăng
giá, hoặc một giá đỡ trắng dài, một doji báo hiệu rằng áp lực mua bắt đầu yếu.

Sau một đợt giảm giá hoặc một giá đỡ đen dài, một doji báo hiệu rằng áp lực bán bắt đầu hạ bớt.
Doji chỉ rằng cán cân cung và cầu đang trở nên cân bằng và một biến đổi xu hướng sắp diễn ra. Chỉ
riêng Doji thì không đủ để chứng tỏ một sự đảo chiều và cần phải có thêm các thông tin khác.

Sau một đợt tăng giá, hoặc một giá đỡ trắng dài, một một doji báo hiệu rằng áp lực mua bắt đầu yếu
và xu hướng lên có thể sắp sửa kết thúc. Giá giảm thường là từ một vị trí không có người mua, sự
duy trì áp lực mua cần thiết để giữ vững xu hướng lên. Do đó, một doji có thể có ý nghĩa hơn sau
một xu hướng lên hoặc một giá đỡ trắng dài. Kể cả sau khi một doji hình thành, hướng xuống tiếp
sau đó cần thiết cho việc xác nhận giảm giá.
Sau một đợt giảm giá hoặc một giá đỡ đen dài, một doji chỉ rằng áp lực bán có thể giảm bớt và xu
hướng xuống có thể sằp chấm dứt. Mặc dù người mua đang bắt đầu mất quyền kiểm soát giá giảm,
cần có thêm mua mạnh để xác định một đảo hướng.

Trước khi chuyển qua các mẫu giá đỡ đảo hướng, có một vài nguyên tắc chung cần tìm hiểu.

2.3 Các mẫu đảo hướng

2.3.1 Xu hướng trước đó

Đối với một mẫu đủ điều kiện coi như một mẫu đảo hướng, cần có một xu hướng trước đó để đảo
hướng. Đảo hướng tăng giá cần một hướng xuống trước đó và đảo hướng giảm giá cần một hướng
lên trước đó.

2.3.2 Đảo hướng bóng dài (Long Shadow)

Có hai cặp mẫu đảo hướng giá đỡ đơn hình thành bởi một thân nhỏ, một bóng dài và một bóng
ngắn hoặc không có. Bóng dài cần dài ít nhất bằng hai lần thân, thân có thể là trắng hoặc đen. Vị trí
của bóng dài và động thái giá trước đó quyết định sự phân loại.

Cặp đầu tiên, cái búa (hammer) và người bị treo (hanging man), với một thân nhỏ và bóng dài bên
dưới. Cặp thứ hai, sao băng (shooting star) và búa ngược (inverted hammer), với một thân nhỏ và
bóng trên dài. Động thái giá trước đó và thông tin thêm nữa quyết định bản chất tăng giá hoặc giảm
giá của giá đỡ. Cái búa và búa ngược hình thành sau một giảm giá và là mẫu đảo hướng tăng giá,
trong khi một sao băng và người bị treo hình thành sau một tăng giá và là mẫu đảo hướng giảm giá.

2.3.3 Hammer and Hanging Man (Cái búa và người bị treo)

Chiếc búa và người bị treo hoàn toàn giống nhau, nhưng có khác nhau dựa vào động thái giá trước
đó. Cả hai có thân nhỏ (đen hoặc trắng), bóng dưới dài và bóng trên ngắn hoặc không có. Như với
hầu hết việc hình thành giá đỡ đơn hoặc đôi, chiếc búa và người bị treo cần xác định động thái
trước đó
Chiếc búa là một mẫu đảo chiều tăng giá mà nó hình thành trong một xu hướng đi xuống. Nó được
gọi như vậy vì thị trường đang bị ép xuống đáy. Sau một đợt giảm giá, chiếc búa báo hiệu một sự
hồi phục tăng giá. Mức thấp của bóng dưới dài hàm ý rằng người bán đã điều khiển giá thấp hơn
trong phiên giao dịch. Tuy nhiên, phần cuối mạnh chỉ rằng người mua giành lại vị trí của họ tại
cuối phiên giao dịch. Trong khi điều này dường như để tác động, chiếc búa cần thêm sự xác định
tăng giá. Mức thấp của chiếc búa chỉ rằng hiện còn nhiều người bán. Có thêm áp lực mua thì cần
thiết trước khi hành động. Sự xác định điều này là một giá đỡ trắng dài.

Tiêu chuẩn nhận biết :

Bóng dài khoảng hai hoặc 3 lần thân.


Bóng trên nhỏ hoặc không có.
Thân ở vị trí trên của cuối một kỳ giao dịch
Màu của thân không quan trọng.

Người bị treo là một mẫu đảo hướng giảm giá mà cũng có thể đánh dấu một đỉnh hoặc mức kháng
cự. Tạo thành sau một đợt tăng giá, một người bị treo báo hiệu rằng áp lực bán bắt đầu tăng. Mức
thấp của bóng dưới dài xác nhận rằng người bán đẩy giá xuống trong phiên giao dịch. Mặc dù
người mua đã giành lại vị trí (sự cân bằng) và điều khiển giá cao hơn vào lúc cuối, sự xuất hiện áp
lực bán là cần thiết cho việc đảo hứơng. Như với chiếu búa, một người bị treo cần sự xác nhận
giảm giá trước khi hành động. Sự xác định chính là một giá đỡ đen dài

Tiêu chuẩn nhận biết :


Một bóng dưới dài khoảng 2 hoặc 3 lần thân.
Bóng trên nhỏ hoặc không có
Thân tại vị trí trên của cuối kỳ giao dịch
Màu của thân không quan trọng, dù vậy một thân đen thì giá giảm hơn một thân trắng.

2.3.4 Inverted Hammer and Shooting Star (Búa ngược và sao băng)

Một búa ngược và sao băng giống như nhau, nhưng có khác nhau dựa vào bạn đang trong xu hướng
xuống hay xu hướng lên. Giá đỡ có thân nhỏ (trắng hoặc đen), bóng trên dài và bóng dưới không có
hoặc ngắn. Các giá đỡ này chứng tỏ tiềm năng đảo hướng, nhưng cần sự xác định trước khi giao
dịch.

Sao băng là một đảo chiều giảm giá, Nó xảy ra trong một xu hướng lên, nó chỉ rằng giá mở tại mức
thấp của nó, củng cố lại và đẩy lùi xuống đáy. Một sao băng có thể chứng tỏ một tiềm năng đảo
hướng hoặc mức kháng cự. Kết quả giá đỡ có một bóng trên dài và thân đen hoặc trắng nhỏ. Sau
một đợt tăng giá lớn (bóng trên), khả năng của người bán để đẩy giá xuống xuất hiện. Để biểu thị
một đảo hướng đáng kể, bóng tên cần dài và ít nhất bằng 2 lần thân. Sự xác định giảm giá cần thiết
sau một sao băng và có thể xác định nhờ sự hình thành một giá đỡ đen dài.

Một búa ngược hoàn toàn giống một sao băng, nhưng xảy ra sau một xu hướng xuống. Búa ngược
chỉ khả năng của đảo hướng của hướng xuống. Sau một đợt giảm giá, bóng trên dài chỉ áp lực mua
và giá đóng tại mức cao tạo ra bóng trên dài. Bởi vì sự thất bại này, sự xác định tăng giá cần thiết
trước khi giao dịch. Một búa ngược theo sau là một giá đỡ trắng dài có thể thực hiện vai trò sự xác
định tăng giá.
Chương III : Hỗ trợ và kháng cự, các đường xu hướng, các kênh

3.1 Hỗ trợ và kháng cự (Support and Resistance)

Hỗ trợ và kháng cự là một trong phần lớn các khái niệm được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh.
Mọi người có ý nghĩ dựa vào đâu để đo lường sự hỗ trợ và kháng cự.
Hãy nhìn qua hình cơ bản đầu tiên

Nhìn vào lưu đồ trên, bạn có thể thấy, mẫu chữ chi này đang đi lên (thị trường tăng giá). Khi thị
trường đi lên và sau đó kéo trở lại, nó đạt đến đỉnh cao nhất trước khi bị kéo xuống và ta có sự
kháng cự.

Khi thị trường tiếp tục lên lần nữa, nó đạt đến điểm thấp nhất trước khi bắt đầu trở lại khi này ta có
sự hỗ trợ. Bằng cách này sự kháng cự và hỗ trợ được hình thành liên tục như khi thị trường dao
động theo thời gian. Trái với trường hợp này ta có xu hướng xuống.

Có 02 điểm quan trọng cần ghi nhớ :

1. Khi thị trường trãi qua sự kháng cự, sự kháng cự trở thành hỗ trợ.
2. Vùng kháng cự hoặc hỗ trợ là vùng mà giá thường có mức kháng cự hoặc hỗ trợ nhưng
không phá vỡ nó.
3.2 Đường xu hướng

Đường biểu diễn xu hướng hầu như là dạng phổ biến nhất của phân tích kỹ thuật được sử dụng hiện
nay. Chúng hầu như cũng là một dạng không được sử dụng đúng mức nhất.

Nếu được vẽ đúng, chúng có thể chính xác như bất kỳ phương pháp nào khác. Nhưng đáng tiếc,
phần lớn những người kinh doanh không vẽ đúng hoặc họ có làm cho đường hợp với thị trường
thay cho một hướng khác.

Trong dạng cơ bản nhất, một đường lên được vẽ từ đáy của vùng hỗ trợ (khe) có thể nhận biết dễ
dàng. Trong một hướng xuống, đường xu hướng được vẽ từ đỉnh của vùng kháng cự (đỉnh).
3.3 Kênh (Channels)

Nếu chúng ta bước thêm một bước về lý thuyết đường xu hướng và vẽ một đường song song có
cùng góc của đường lên hoặc xuống, chúng ta sẽ tạo ra một kênh.

Để tạo một kênh lên, đơn giản vẽ một đường song song có cùng góc với đường hướng lên và sau đó
dời đường đó đến vị trí chạm đỉnh gần đó. Điều này nên được thực hiện cùng lúc với tạo đường xu
hướng.

Để tạo một kênh xuống, vẽ một đường song song có cùng góc với đường xuống và sau đó dời
đường đó tới vị trí chạm đáy gần đó nhất. Điều này nên được thực hiện cùng lúc với tạo đường xu
hướng.

Khi giá chạm đường xu hướng dưới có thể được sử dụng như vùng mua. Khi giá chạm đường xu
hướng trên có thể sử dụng như một vùng bán.
Chương IV : Fibonacci

Chúng ta sẽ sử dụng tỉ số Fibonacci nhiều trong kinh doanh vì vậy chúng ta hãy học và quan tâm
đến nó.

Fibonacci là một chủ đề lớn và có nhiều đề tài nghiên cứu khác nhau về Fibonacci với các tên gọi
khác thường nhưng chúng ta sẽ chỉ khái quát vài điểm đặc trưng.

Nhưng ai là Fibonacci và làm sao có thể giúp bạn kinh doanh?

Leonardo Fibonacci là một nhà toán học vĩ đại người Ý, ông đã sống ở thế kỷ 13, người đầu tiên
chú ý các tỷ số của một dãy số được xem như mô tả các tỷ lệ tương quan tự nhiên giữa các sự vật
trong vũ trụ, bao gồm dữ liệu giá cả. Tỷ lệ xuất hiện từ một dãy số sau : 1, 2, 3, 8, 13, 21, 34, 55,
89, 144… (số sau bằng tổng 02 số liền trước).

Sau một vài số đầu theo trình tự, nếu bạn đo tỷ số của bất kỳ một số với số kế tiếp cao hơn bạn
được 0.618, ví dụ 34 chia 55 bằng 0.618. Nếu bạn đo tỷ số giữa các số xen kẽ bạn được 0.382, ví
dụ 34 : 89 = 0.382 và điều đó gần như đã giải thích chúng sẽ tiếp tục như thế nào. Nếu bạn chia một
số Fibonacci bất kỳ với số trước, sau 2 số luôn luôn là 1.6 và sau 144 số luôn luôn là 1.618

Các tỷ số này được coi là “ý nghĩa vàng”. Các tỷ số thêm vào đã được tìm thấy tạo các bộ tỷ số như
sau :

Price Retracement Levels (Các mức thoái lui)


0.236, 0.382, 0.500, 0.618, 0.764

Price Extension Levels (Các mức mở rộng)


0, 0.382, 0.618, 1.000, 1.382, 1.618
Bạn sẽ không thật sự cần biết làm thế nào để tính tất cả các số này. Phần mềm đồ thị của bạn sẽ làm
điều này cho bạn. Nhưng sẽ tốt nếu biết rõ lý thuyết cơ bản đằng sau công cụ vì bạn sẽ có kiến thức
để khắc ghi.

Bộ tỷ số đầu tiên được sử dụng như các mức thoái lui giá và được dùng trong kinh doanh như các
mức hỗ trợ và kháng cự. Những người kinh doanh trên toàn thế giới xem các mức này và đặt các
lệnh mua và bán tại các mức mà nó trở thành một sự mong đợi tự hoàn thành.

Bộ tỷ số thứ hai được sử dụng như các mức mở rộng giá và được sử dụng như các mức thu lợi. Một
lần nữa, những người kinh doanh trên toàn thế giới xem các mức này và đặt các lệnh mua và bán để
thu lợi tại các mức mà nó trở thành sự mong đợi tự hoàn thành (thi hành).

Phần lớn các phần mềm đồ thị có cả các mức Fibonacci Retracement và Price Extension. Để áp
dụng các mức Fibonacci cho các biểu đồ giá, cần thiết xác định Swing Highs và Swing Lows.

Một Swing High là một thanh cao ngắn hạn với ít nhất hai mức cao trên cả trái và phải của thanh
cao đều thấp hơn nó.

Một Swing Low là một thanh thấp ngắn hạn với ít nhất 02 mức thấp trên cả trái và phải của thanh
thấp đều cao hơn nó.

4.1 Fibonacci Retracement Levels (Các mức thoái lui Fibonacci)

Trong một xu hướng lên, quan niệm chung là đi theo thị trường dựa vào việc thoái lui đến một mức
hỗ trợ Fibonacci. Để tìm mức thoái lui, bạn sẽ nhắp vào một Swing Low đáng kể (quan trọng) và
lôi con trỏ tới một Swing High mới nhất. Điều này sẽ biểu diễn mỗi một mức thoái lui hiển thị cả tỷ
số và mức giá tương ứng. Hãy nhìn qua một vài ví dụ về thị trường hướng lên.

Cách vẽ các mức thoái lui Fibonacci trên đồ thị :


Dưới đây là một đồ thị theo giờ của USD/JPY. Ở đây chúng ta đã vẽ các mức thoái lui bằng cách
nhấp vào Swing Low tại 110.78 vào ngày 12/07/05 và lôi con trỏ tới Swing High tại 112.27 vào
ngày 13/07/05. Bạn có thể nhìn thấy các mức được vẽ bởi phần mềm. Các mức thoái lui là 111.92
(0.236), 111.70 (0.382), 111.52 (0.500) và 111.35 (0.618). Bây giờ sự mong đợi là nếu U/J thoái lui
từ mức cao này, nó sẽ tìm thấy sự hỗ trỡ tại một trong các mức Fibonacci bởi vì những người kinh
doanh sẽ đặt lệnh mua tại các mức này khi thị trường kéo trở lại.

Bây giờ hãy nhìn xem diễn biến thực sự sau khi Swing High xảy ra. Thị trường đã kéo trở lại qua
đúng mức 0.236 và tiếp tục chọc thủng mức 0.382 vào ngày kế tiếp nhưng không bao giờ đóng thực
sự bên dưới nó. Cuối ngày đó, thị trường hồi phục lại hướng lên của nó. Rõ ràng việc mua tại mức
0.382 sẽ có một giao dịch ngắn hạn thành công.
Bây giờ hãy xem làm thế nào chúng ta sẽ sử dụng các mức thoái lui Fibonacci trong một xu hướng
xuống. Đây là một biểu đồ theo giờ cho EUR/USD. Như bạn có thể thấy, chúng ta phát hiện Swing
High tại 1.3278 vào ngày 28/02/05 và Swing Low tại 1.3169 hai giờ sau đó. Các mức thoái lui là
1.3236 (0.618), 1.3224 (0.500), 1.3211 (0.382) và 1.3195 (0.236). Sự mong đợi đối với xu hướng
xuống là nó thoái lui từ mức cao này, nó sẽ chạm trán sự kháng cự tại một trong các mức Fibonacci
bởi vì những người kinh doanh sẽ đặt lệnh bán tại các mức này khi thị trường cố gắng phá mức
phục hồi.
Hãy kiểm tracái gì xảy ra tiếp. Bây giờ không còn tốt đẹp. Thị trường đã cố gắng củng cố lại (hồi
phục) nhưng nó chỉ vừa đủ vượt qua mức 0.382 đâm tới mức cao 1.3227 và nó đã thực sự đóng
dưới nó. Sau thanh đó, bạn có thể thấy rằng sự hồi phục đảo chiều và hướng xuống tiếp tục. Bạn
nên thực hiện bán tại mức 0.382

Đây là một ví dụ khác. Đây là một đồ thị theo giờ cho GBP/USD. Chúng ta có một Swing High
1.7438 vào ngày 26/07/05 và một Swing Low 1.7336 vào ngày kế tiếp. Như vậy các mức thoái lui
của chúng ta là : 1.7399 (0.618), 1.7387 (0.500), 1.7375 (0.382) và 1.7360 (0.236). Nhìn vào đồ thị,
thị trường trông như nó cố gắng phá vỡ mức 0.500 trong vài thời điểm nhưng thất bại. Vì vậy đặt
lệnh bán tại mức 0.500 là một giao dịch thành công.
Nếu bạn đã thực hiện, bạn sẽ mất vài miếng cực kỳ béo bở! Hãy nhìn xem cái gì đã xảy ra. Swing
Low mong đợi là đáy của xu hướng xuống, thị trường hồi phục bên trên điểm Swing High.

Bạn có thể thấy từ ví dụ này thị trường thường tìm thấy ít nhất sự hỗ trợ (trong xu hướng lên) hoặc
sự kháng cự tạm thời (trong xu hướng xuống) tại các mức thoái lui Fibonacci. Rõ ràng là có một
vài vấn đề để quan tâm ở đây. Không có cách nào để biết mức sẽ cung cấp sự hỗ trợ. Mức 0.236
dường như đưa ra sự hỗ trợ hoặc kháng cự yếu nhất, trong khí đó các mức khác đưa ra sự hỗ trợ/
kháng cự gần như cùng tần suất. Cho dù là các đồ thị trên biểu diễn thị trường thường chỉ thoái lui
tới mức 0.382, nó không có nghĩa mỗi lần giá sẽ chạm mức đó và đảo hướng. Đôi khi nó sẽ chạm
mức 0.500 và đảo hướng, những lần khác nó sẽ chạm mức 0.618 và đảo hướng, và những lần khác
nữa giá sẽ bỏ qua tất cả các mức Fibonacci và bay qua tất cả các mức này. Hãy nhớ rằng, thị trường
sẽ không luôn luôn hồi phục lại xu hướng lên của nó sau khi đạt đến mức hỗ trợ tạm thời, nhưng
thay vào đó tiếp tục suy giảm dưới mức Swing Low cuối cùng. Tương tự với xu hướng giảm. Thị
trường có thể thay vì tiếp tục trên mức Swing High cuối cùng.

Việc thay đổi các điểm dừng là một sự thách đố. Có thể tốt nhất là đặt điểm dừng dưới Swing Low
sau cùng (trên xu hướng tăng) hoặc trên Swing High (trên xu hướng giảm), nhưng điều này cần
chịu mức mạo hiểm cao tương ứng với tiềm năng lợi nhuận trong kinh doanh.

Một vấn đề khác là xác định các điểm Swing Low và Swing High để bắt đầu từ đó tạo các mức
thoái lui Fibonacci. Mọi người nhìn vào đồ thị khác nhau và vì vậy sẽ có các điểm Swing Low và
Swing High của riêng mình.

4.2 Fibonacci Price Extension Levels (Các mức mở rộng Fibonacci)

Trong một xu hướng lên, quan điểm chung là thu lợi nhuận trên các giao dịch mua tại các mức mở
rộng giá Fibonacci. Bạn xác định các mức mở rộng bằng cách sử dụng 03 click chuột. Trước tiên,
nhấp vào một Swing Low đáng kể, sau đó rê con trỏ và click trên Swing High mới nhất. Cuối cùng,
rê con trỏ xuống trở lại và nhấp trên Swing Low thoái lui. Điều này sẽ hiển thị các mức mở rộng
giá chỉ ra cả tỷ số và các mức giá tương ứng.

Cách vẽ các mức mở rộng Fibonacci trên đồ thị :


Trên biểu đồ USD/CHF 1-giờ, chúng ta đã vẽ các mức mở rộng bằng cách nhấp trên Swing Low tại
1.2447 ngày 14/08/05 và rê trỏ đến Swing High tại 1.2593 ngày 15/08/15 và sau đó kéo xuống tới
mức thoái lui Swing Low 1.2541 ngày 15/08/05. Các mức mở rộng Fibonacci được tạo ra là 1.2597
(0.382), 1.2631 (0.618), 1.2687 (1.000), 1.2743 (1.382), 1.2760 (1.500), và 1.2777 (1.1618).
Bây giờ hãy nhìn xem điều gì thực sự đã xảy ra sau khi mức thoái lui Swing Low xảy ra.

Thị trường hồi phục đến mức 0.500


giảm xuống trở lại mức thoái lui Swing Low
sau đó hồi phục trở lên mức 0.500
giảm nhẹ trở lại
hồi phục đến mức 0.618
xuống trở lại mức 0.382 là mức hỗ trợ
sau đó hồi phục lên đến mức 1.382
củng cố một chút
sau đó hồi phục tới mức 1.500

Bạn có thể nhìn thấy từ các ví dụ này là thị trường thường tìm thấy sự kháng cự tạm thời tại các
mức mở rộng Fibonacci, không phải là luôn luôn nhưng thường xảy ra. Như trong các ví dụ về các
mức thoái lui, nên nói rõ rằng có một vài vấn đề cần bàn ở đây. Trứơc tiên, không có cách để biết
mức sẽ cung cấp sự kháng cự. Mức 0.500 là một mức tốt để thu về các giao dịch long (mua) bất kỳ
trong ví dụ trên vì thị trường đã thoái lui trở lại mức ban đầu của nó, nhưng nếu bạn đóng giao dịch,
bạn sẽ bỏ mất nhiều lợi nhuận.

Một vấn đề khác là việc các định Swing Low để bắt đầu từ đó tại các mức Fibonacci. Một cách là
từ Swing Low cuối cùng như chúng ta đã làm trong ví dụ; một cách khác là từ Swing Low thấp
nhấp của 30 thanh (bar) trước đó. Một lần nữa, không chỉ có 1 cách để xác định điểm này, và vì vậy
nó trở thành một trò suy đoán.

Được rồi, hãy nhìn xem các mức mở rộng Fibonacci có thể được sử dụng trong một xu hướng
xuống. Trong một xu hướng xuống, ý nghĩ chung là thu lợi trên một giao dịch bán tại một mức mở
rộng giá Fibonacci vì thị trường thường tìm thấy sự hỗ trợ tạm thời tại các mức này.

Trên biểu đồ EUR/USD này, chúng ta vẽ các mức mở rộng Fibonacci bằng cách nhấp trên Swing
High tại 1.2137 ngày 15/07/2005 và rê con trỏ tới Swing Low tại 1.2021 ngày 15/08/05 và sau đó
kéo xuống mức thoái lui cao 1.2085. Các mức mở rộng được tạo là 1.2041 (0.382), 1.2027 (0.500),
1.2013 (0.618), 1.1969 (1.000), 1.1925 (1.382), 1.1911 (1.500) và 1.1897 (1.618).

Bây giờ hãy nhìn xem điều gì thực sự đã xảy ra sau khi mức thoái lui Swing Low xảy ra.

Thị trường giảm xuống hầu như tới mức 0.382 và đạt đến mức hỗ trợ
Thị trường sau đó giao dịch cân bằng giữa mức thoái lui Swing High và mức 0.382
Cuối cùng, thị trường phá vỡ qua mức 0.382 và ngừng lại trên mức 0.500
Sau đó nó phá vỡ mức 0.500 và xuống đến mức 1.000
Một mình các mức Fibonacci sẽ không làm cho bạn giàu. Tuy nhiên, các mức Fibonacci chắc chắn
hữu dụng như là một phần của phương thức giao dịch hiệu quả mà nó bao gồm các kỹ thuật và
phân tích khác. Bạn thấy đó, chìa khóa tới một hệ thống giao dịch hiệu quả là kết hợp một số công
cụ phân tích được áp dụng.

Tất cả những người kinh doanh biết cách sử dụng và phối hợp các công cụ phân tích (bao gồm cả
Fibonacci) để tạo ra sự khác nhau. Bài học này về các mức Fibonacci có thể là một công cụ hữu
ích, nhưng không bao giờ giao dịch chỉ dựa vào một mình các mức Fibonacci.

Tóm tắt :

Các mức thoái lui Fibonacci là 0.236, 0.382, 0.500, 0.618, 0.764
Các mức thoái lui Fibonacci được sử dụng như các mức hỗ trợ và kháng cự
Các mức mở rộng Fibonacci là 0, 0.382, 0.618, 1.000, 1.382, 1.618
Các mức mở rộng Fibonacci được sử dụng như các mức thu lợi

Phần lớn mọi người bỏ lỡ cơ hội bởi vì nó phải được xem xét trên toàn diện.
Chương V : Đường trung bình (Moving Averages)

Một đường trung bình là cách làm phẳng hoạt động biến động giá theo thời gian. Nghĩa là bạn lấy
giá trị trung bình của giá đóng trong một khoảng thời gian “x”.

Giống như mọi công cụ, nó được sử dụng để hỗ trợ chúng ta tiên đoán giá trong tương lai. Nhìn vào
độ dốc của đường trung bình bạn có thể đoán giá sẽ biến đổi như thế nào.

Như tôi đã nói, đường trung bình làm phẳng hoạt động của giá. Có nhiều kiểu đường trung bình
khác nhau, và mỗi kiểu có các mức làm phẳng riêng. Nói chung, đường trung bình phẳng hơn thì
phản ánh sự biến động giá chậm hơn. Đường trung bình nhấp nhô hơn thì phản ánh sự biến động
giá nhanh hơn.

Tôi sẽ giải thích ưu và khuyết của mỗi kiểu sau, bây giờ hãy nhìn xem các kiểu đường trung bình
khác nhau và chúng được tính bằng cách nào.

5.1 Đường trung bình đơn giản (Simple Moving Average - SMA)

Một đường trung bình đơn giản là kiểu đường trung bình đơn giản nhất. Một cách cơ bản, một
đường trung bình đơn giản được tính bằng cách tính tổng các giá đóng trong số khoảng thời gian
“x” và chia cho “x”. Có lầm lẫn không? Cho phép tôi giải thích. Nếu bạn vẽ một đường trung bình
đơn giản cho số khoảng thời gian là 5 trên một biểu đồ 1 giờ, bạn sẽ cộng giá đóng của 5 giờ và
chia cho 5 và như vậy bạn có một đường trung bình đơn giản.

Nếu bạn vẽ đường trung bình đơn giản cho khoảng thời gian là 5 trên một biểu đồ 10 phút, bạn sẽ
cộng giá đóng của 50 phút và sau đó chia cho 5.

Hầu hết các công cụ vẽ đồ thị sẽ thực hiện tất cả việc tính toán cho bạn. Chúng ta phải biết cách
tính toán một đường trung bình đơn giản bởi vì điều này quan trọng để bạn hiểu các một đường
trung bình được tính toán. Nếu bạn hiểu cách mỗi đường trung bình được tính toán, bạn có thể đưa
ra quyết định của riêng bạn nên chọn kiểu nào thì tốt hơn.

Giống như bất kỳ công cụ khác, các đường trung bình hoạt động như một bộ delay (làm trễ). Bởi vì
bạn đang lấy giá trị trung bình của giá, bạn thực sự chỉ đang xem dự báo giá tương lai và không
phải là một cái nhìn chắc chắn của tương lai.
Đây là một ví dụ về cách các đường trung bình làm phẳng hoạt động giá cả. Trên đồ thị trên, bạn có
thể thấy 03 đường SMA khác nhau. Như bạn nhìn thấy, đường SMA cho khoảng thời gian dài hơn
là đường chậm trễ hơn so với giá. Chú ý rằng đường 62SMA cách xa hơn giá hiện thời so với các
đường 30 và 5 SMA. Bởi vì với đường 62 SMA bạn tính tổng giá đóng của 62 khoảng thời gian và
chia cho 62. Việc bạn sử dụng số khoảng thời gian cao hơn làm việc phản ánh sự biến động giá
chậm hơn.

Đường SMA trong đồ thị này hiển thị cho bạn cảm nhận chung về thị trường theo thời gian. Thay
vì chỉ nhìn vào giá hiện tại của thị trường, đường trung bình cho chúng ta một các nhìn rộng hơn và
chúng ta có thể đưa ra dự đoán giá tương lai.

5.2 Đường trung bình lũy thừa (Exponential Moving Average - EMA)

Mặc dù đường SMA là một công cụ tuyệt vời nhưng có một điểm khuyết lớn. Đừơng SMA rất dễ
bị vô hiệu hóa. Hãy để tôi đưa một ví dụ về điều này :

Chúng ta vẽ một đường SMA với thời gian là 5 trên đồ thị ngày của EUR/USD và các giá đóng của
5 ngày vừa qua như sau :
Day 1: 1.2345
Day 2: 1.2350
Day 3: 1.2360
Day 4: 1.2365
Day 5: 1.2370

Đường SMA sẽ được tính như sau :


(1.2345+1.2350+1.2360+1.2365+1.2370)/5= 1.2358

Đủ chính xác không? việc gì nếu giá ngày thứ 2 là 1.2300? Kết quả của đường SMA sẽ thấp hơn
một ít và điều này mang đến cho bạn ý nghĩ giá đang đi xuống, trong khi đó thực tế ngày 2 có thể
chỉ là một sự kiện tại một thời gian.

Với điều này, tôi đang cố gắng nói rằng đôi khi đường SMA có thể quá đơn giản. Nếu có một cách
khác để bạn có thể loại bỏ xung nhọn để bạn sẽ không sai lầm. Có một cách, nó được gọi là đường
trung bình lũy thừa (EMA)

Đường EMA chịu ảnh hưởng nhiều hơn đối với các khoảng thời gian mới nhất. Trong ví dụ trên,
đường EMA sẽ đặt nặng vào ngày 3 đến ngày 5, nghĩa là xung nhọn của ngày 2 sẽ ít giá trị hơn và
sẽ không ảnh hưởng đường trung bình nhiều. Đường EMA chú trọng hơn vào hành động hiện giờ
của những người giao dịch.
Khi giao dịch, nhìn xem những người giao dịch đang làm gì quan trọng hơn là xem họ đã làm gì
trong tuần qua hoặc tháng qua.

5.3 Cái nào tốt hơn : SMA hay EMA?

Trước tiên hãy bắt đầu với một đường EMA. Khi bạn muốn một đường trung bình phản ánh hoạt
động giá nhanh hơn thì một đường EMA với số khoảng thời gian ngắn là cách tốt nhất. Điều này có
thể giúp bạn nắm bắt xu hướng giá rất sớm và kết quả là lợi nhuận cao hơn.

Thực vậy, bạn nắm bắt một xu hướng sớm hơn, bạn có thể giao dịch trên xu hướng đó dài hơn và
thu vào nhiều lợi nhuận! Mặt trái đối với một đường trung bình biến động nhấp nhô là bạn có thể bị
đánh lừa, bởi vì đường trung bình phản ánh quá nhanh đối với giá cả và bạn có thể nghĩ rằng một
xu hướng mới đang hình thành nhưng thực tế nó có thể chỉ là một xung nhọn.

Với một đường SMA, khi bạn muốn một đường trung bình phẳng hơn và phản ánh chậm hơn hoạt
động giá cả, thì một SMA với số khoảng thời gian dài hơn là cách tốt nhất. Mặc dù nó chậm phản
ánh hoạt động giá, nó sẽ giúp bạn không bị sai lầm. Mặt trái là nó có thể làm bạn quá chậm và bạn
có thể lỡ mất một cơ hội giao dịch tốt.

SMA EMA
Ưu: Hiển thị một đồ thị loại trừ các dấu Biến động nhanh, tốt để hiển thị
hiệu giả các đảo giá vừa xảy ra
Khuyết: Biến đổi chậm, điều này có thể Dễ đưa ra các dấu hiệu giả hơn
mang đến các báo hiệu mua hoặc và đưa ra các báo hiệu sai lầm.
bán trễ

Vậy thì cái nào tốt hơn? Thật khó để bạn quyết định. Nhiều người giao dịch vẽ nhiều đường trung
bình khác nhau để có một cái nhìn tổng quát. Họ có thể sử dụng đường SMA với số khoảng thời
gian dài để tìm xu hướng bao quát và sau đó sử dụng đường EMA với số khoảng thời gian ngắn để
xác định thời điểm tốt để giao dịch.

Thực tế, nhiều hệ thống giao dịch được xây dựng dựa trên “Các giao chéo đừơng trung bình”. Sau
phần này, chúng ta sẽ xem một ví dụ về cách sử dụng các đường trung bình như là một phần của hệ
thống giao dịch.

Tóm tắt:
Một đừơng trung bình là cách làm phẳng hoạt động giá cả
Có nhiều kiểu đường trung bình. Hai kiểu thông dụng nhất là SMA và EMA
SMA là dạng đường trung bình đơn giản nhất, nhưng dễ bị ảnh hưởng (tổn thương) đối với
các xung nhọn.
Đừơng EMA đặt nặng đối với giá mới xảy ra và do đó chỉ cho chúng ta thấy những người
giao dịch hiện đang làm gì.
Biết được những người giao dịch hiện đang làm gì quan trọng hơn là biết họ đã làm gì tuần
qua hoặc tháng qua.
Các đường SMA phẳng hơn so với các đường EMA
Các đường trung bình với số khoảng thời gian dài hơn thì phẳng hơn so với số khoảng thời
gian ngắn
Các đường trung bình nhấp nhô thì phản ánh hoạt động giá nhanh hơn và có thể nắm bắt các
xu hướng sớm. Tuy nhiên, bởi vì chúng phản ánh nhanh nên chúng có thể dễ bị ảnh hưởng
đối với các xung và có thể đánh lừa bạn.
Các đường trung bình phẳng phản ánh hoạt động giá chậm hơn nhưng sẽ giúp bạn tránh các
xung và không sai lầm. Tuy nhiên, bởi vì chúng phản ánh chậm nên có thể làm bạn giao
dịch chậm và bỏ lỡ các cơ hội tốt.
Cách tốt nhất để sử dụng các đường trung bình là vẽ nhiều kiểu khác nhau trên một đồ thị
để bạn có thể thấy cả biến đổi theo khoảng thời gian dài và biến đổi theo khoảng thời gian
ngắn.

Chương VI : Các công cụ dự báo biểu đồ thông dụng (Chart Indicators)

Cái gì là hộp công cụ của những người giao dịch? Đơn giản thôi, hộp công cụ của bạn là cái bạn sẽ
sử dụng để xây dựng tài khoản giao dịch của bạn.

Đối với bài này, bạn học các công cụ dự báo (indicator, sau đây chỉ gọi đơn giản là các công cụ).
Bạn có thể không cần thiết sử dụng tất cả các công cụ này, nhưng nó vẫn tốt để bạn có cái lựa chọn.
Hãy bắt đầu.

6.1 Bollinger Bands

Dải băng Bollinger được sử dụng để đo sự bất ổn định của thị trường. Công cụ này cho bạn biết thị
trường yên lặng hay sôi động! Khi thị trường yên lặng, dải băng co hẹp lại; và khi thị trường sôi
động dải băng rộng ra. Chú ý trên đồ thị bên dưới khi giá đứng yên dải băng gần như sát lại với
nhau, nhưng khi giá tăng dải băng trãi rộng ra.
Đó là tất cả những gì chúng ta có. Vâng, tôi có thể tiếp tục và quấy rầy bạn với lịch sử của dải băng
Bollinger, cách tính nó, các công thức toán đằng sau nó và tiếp nữa, nhưng tôi thực sự không muốn
đưa ra thêm.

Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là phải chỉ cho bạn cách ứng dụng các dải băng Bollinger vào giao
dịch của bạn.

Ghi chú : nếu bạn thực sự muốn học về cách tính toán dải băng Bollinger bạn có thể vào trang
www.bollingerbands.com

6.1.1 The Bollinger Bounce

Điều đầu tiên bạn nên biết về các dải băng Bollinger là giá có khuynh hướng quay trở lại giữa dải
băng. Đây là toàn bộ ý nghĩa của Bollinger bounce. Đối với trường hợp này, nhìn vào đồ thị trên
bạn có thể cho biết giá sắp tới như thế nào?

Nếu bạn trả lời là xuống thì bạn đúng! Như bạn thấy, giá xuống trở lại vùng giữa dải băng.

Đó là tất cả những gì chúng ta có. Cái bạn vừa thấy là một đường Bollinger bounce kinh điển. Các
dải băng Bollinger hoạt động như các mức hỗ trợ và kháng cự nhỏ. Đối với khung thời gian dài, các
dải băng sẽ mạnh hơn. Nhiều người giao dịch đã phát triển hệ thống dựa trên các bounce để phát
đạt. Chiến thuật này được sử dụng tốt nhất khi thị trường đang lên xuống giữa 02 mức và không có
xu hướng rõ ràng.

Bây giờ hãy xem cách sử dụng dải băng Bollinger khi thị trường hình thành xu hướng.

6.1.2 Bollinger Squeeze


Tên Bollinger squeeze (ép lại) tự nó cũng giải thích khá rõ. Khi các dải băng ép lại với nhau, nó
thường có nghĩa là một cú phá vỡ sắp xảy ra. Nếu giá đỡ bắt đầu vượt khỏi dải băng trên thì hướng
biến đổi sẽ thường là tăng. Nếu giá đỡ bắt đầu vượt khỏi dải băng dưới thì hướng biến đổi sẽ
thường là tiếp tục đi xuống. Nhìn trên đồ thị trên, bạn có thể nhìn thấy các dải băng ép sát lại nhau.
Giá bắt đầu vượt khỏi dải băng bên trên. Dựa vào thông tin này bạn nghĩ giá sẽ có biến đổi như thế
nào?

Nếu bạn trả lời tăng thì bạn đúng. Đây là cách một Bollinger Squeeze tiêu biểu làm việc. Chiến
thuật này được thiết kế để bạn có khả nắm bắt được một biến đổi sớm. Dạng này không xảy ra hằng
ngày, nhưng bạn có thể phát hiện ra chúng vài lần một tuần nếu bạn xem đồ thị 15 phút.

Bây giờ bạn biết các Dải băng Bollinger là gì, và bạn biết cách sử dụng chúng. Có nhiều điều khác
bạn có thể thực hiện với Bollinger Bands, nhưng có 02 chiến thuật phổ biến nhất. Và bây giờ bạn
có thêm một công cụ, chúng ta có thể chuyển sang một công cụ khác.

6.2 MACD

MACD là một viết tắt của Moving Average Convergence Divergence (Trung bình biến đổi phân kỳ
hội tụ). Công cụ này được sử dụng để xác định các trung bình biến đổi để cho biết một xu hướng
mới, tăng giá hay giảm giá. Sau tất cả, ưu tiên số một của chúng ta trong giao dịch là có thể tìm ra
xu hướng bởi vì việc này làm ra tiền.
Với đồ thị MACD, bạn sẽ thường thấy có 03 thông số được sử dụng để cài đặt nó. Đầu tiên là số
khoảng thời gian dùng để tính trung bình biến đổi nhanh, thứ hai là số khoảng thời gian được dùng
trong trung bình biến đổi chậm, và thứ ba là số thanh được sử dụng để tính trung bình biến đổi của
sai biệt giữa các đừơng trung bình biến đổi nhanh và đường trung bình biến đổi chậm.

Ví dụ nếu bạn có các thông số MACD là “12, 26, 9” (thường là giá trị ngầm định cho đồ thị), chúng
ta hiểu như sau :

1. Số 12 đại diện cho 12 thanh trước đó của đường trung bình biến đổi nhanh
2. Số 26 đại diện cho 26 thanh trước đó của đường trung bình biến đổi chậm
3. Số 9 đại diện cho 9 thanh trước đó của sai biệt giữa 02 đường trung bình biến đổi. Điều này
được vẽ bởi các đường vạch đứng gọi là một histogram (các đường xanh trong biểu đồ trên)

Có một quan niệm sai lầm chung đối với các đường của đồ thị MACD. Hai đường kẻ được vẽ
không là đường trung bình biến đổi của giá. Thay vào đó, chúng là các đường trung bình biến đổi
của SAI BIỆT giữa hai đường trung bình biến đổi.

Trong ví dụ trên, đường trung bình biến đổi nhanh hơn là đường trung bình biến đổi của sai biệt
giữa đường trung bình biến đổi 12 và 26. Đường trung bình biến đổi chậm hơn vẽ giá trị trung bình
của đường MACD trước. Một lần nữa, đối với ví dụ trên, là đường trung bình biến đổi với số
khoảng thời gian là 9. Nghĩa là chúng ta đang nói tới giá trị trung bình của 9 thời đoạn trước đó của
đường MACD nhanh và vẽ nó thành đường trung bình biến đổi chậm hơn. Điều này làm phẳng
đường ban đầu hơn và cho chúng ta một đường chính xác hơn.

Histogram vẽ sự sai biệt giữa đường trung bình nhanh và đường trung bình chậm. Nếu bạn nhìn
biểu đồ gốc ban đầu, bạn có thể thấy rằng 02 đường trung bình tách biệt, histogram lớn hơn. Điều
này được gọi là sự phân kỳ (divergence) bởi vì đường trung bình biến đổi nhanh thì phân kỳ hoặc
di chuyển tách xa đường trung bình biến đổi chậm. Khi các đường trung bình biến đổi tiến lại gần
nhau thì histogram nhỏ hơn. Điều này gọi là hội tụ (convergence) bởi vì đường trung bình biến đổi
nhanh tiến gần lại đường trung bình biến đổi chậm. Và như vậy chúng ta có tên gọi MACD.

6.2.1 MACD giao nhau

Bởi vì có 02 đường trung bình biến đổi với tốc độ khác nhau, đường nhanh hơn hiển nhiên sẽ phản
ánh biến đổi giá nhanh hơn với đường chậm. Khi một xu hướng mới xảy ra, đường nhanh hơn sẽ
phản ánh trước tiên và cuối cùng là cắt qua đường chậm. Khi 02 đừơng chéo nhau và đường nhanh
bắt đầu tách xa đừơng chậm một xu hướng mới đã hình thành.

Từ đồ thị trên, bạn có thể thấy rằng đường nhanh cắt ngang bên dưới đường chậm và chỉ một
hướng xuống mới. Chú ý rằng khi các đường giao nhau histogram tạm thời biến mất. Điều này xảy
ra vì sự sai biệt giữa các đường lúc này là 0. Khi hướng xuống hình thành và đường nhanh tách xa
đường chậm, histogram lớn hơn, điều này cho biết một xu hướng mạnh.
Có một hạn chế đối với đường MACD. Các đường trung bình biến đổi có khuynh hướng chậm so
với giá. Tuy nhiên, nó vẫn là một công cụ được ưa thích nhất.

6.3 Parabolic SAR

Từ trên tới giờ, chúng ta đã xem các công cụ chủ yếu nhằm bắt được thời điểm bắt đầu một xu
hướng mới. Việc xác điểm một xu hướng mới là quan trọng, và quan trọng không kém là có thể xác
định điểm kết thúc của một xu hướng.

Một công cụ có thể giúp chúng ta xác định điểm kết thúc một xu hướng là Parabolic SAR( Stop
And Reversal, ngừng và đảo hướng). Một Parabolic SAR vẽ các chấm trên đồ thị để chỉ khả năng
đảo hướng của giá. Từ đồ thị trên, bạn có thể thấy rằng các điểm chuyển từ bên dưới các giá đỡ
trong xu hướng lên, lên bên trên các giá đỡ khi xu hướng chuyển sang hướng xuống.

6.3.1 Sử dụng Parabolic SAR

Điều tốt đẹp về đường Parabolic SAR là sử dụng rất đơn giản. Khi các điểm bên dưới các giá đỡ nó
là tín hiệu mua; và khi các điểm bên trên các giá đỡ nó là tín hiệu bán. Đây có lẽ là công cụ dễ hiểu
nhất bởi vì nó cho biết cả giá đang tăng hay giảm. Công cụ này này được sử dụng tốt nhất trong các
thị trường có xu hướng hồi phục hoặc giảm dài. Bạn đừng sử dụng công cụ này trong thị trường lên
xuống liên tục, nơi mà giá biến động ngang.

6.4 Stochastics

Stochastic là một công cụ khác hỗ trợ chúng ta xác định điểm mà một xu hướng có thể kết thúc.
Stochastic là một oscillator (công cụ tạo dao động) để đo các trạng thái mua vượt (overbought) và
bán vượt (oversold) trong thị trường. Hai đường tương tự các đường MACD về ý nghĩa một đường
nhanh hơn đường còn lại.

6.4.1 Cách áp dụng đường Stochastic

Như tôi đã nói, đường Stochastic chỉ cho chúng ta thời điểm thị trường bán vượt hoặc mua vượt.
Các đường Stochastic được chia từ 0 đến 100. Khi các đường stochastic bên trên 70 (đường chấm
đỏ trong đồ thị trên) thì có nghĩa là thị trường mua vượt. Khi các đường stochastic bên dưới 30
(đường chấm xanh) thì có nghĩa là thị trường bán vượt. Như qui luật, chúng ta mua khi thị trường
bán vượt và bán khi thị trường mua vượt
Nhìn vào đồ thị trên, bạn có thể nhìn thấy rằng các đường stochastic đã hiển thị các trạng thái mua
vượt khá nhiều lần. Dựa vào thông tin này, bạn có thể đoán giá sẽ diễn biến tiếp ra sao?

Nếu bạn nói rằng giá sẽ xuống thì bạn hoàn toàn đúng. Bởi vì thị trường đã bán vượt trong một
khoảng thời gian dài, một giới hạn đảo chiều xảy ra.

Đó là dạng cơ bản của Stochastics. Nhiều người giao dịch sử dụng các đường stochastic bằng các
cách khác nhau, nhưng mục đích chính của công cụ này là chỉ cho chúng ta vị trí thị trường mua
vượt hoặc bán vượt.

6.5 Relative Strength Index -RSI (chỉ số sức mạnh tương đối)

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) tương tự như đường Stochastic, nó nhận biết các trạng thái mua
vượt và bán vượt trong thị trường. Nó cũng được chia từ 0 đến 100. Đối với đồ thị này, dưới 20 chỉ
bán vượt trong khi trên 80 chỉ mua vượt.
6.5.1 Sử dụng RSI

RSI có thể được sử dụng giống như Stochastic. Từ đồ thị trên bạn có thể thấy là khi RSI xuống
dưới 20 nó nhận biết một thị trường bán vượt. Sau khi giảm, giá nhanh chóng tăng trở lại.

RSI là một công cụ rất thông dụng bởi vì nó cũng có thể được sử dụng để xác định sự hình thành
một xu hướng. Nếu bạn nghĩ rằng một xu hướng đang được hình thành, hãy lướt qua RSI và xem
nó ở trên hay dưới 50. Nếu bạn đang mong đợi một xu hướng tăng giá thì hãy đảm bảo RSI trên 50.
Nếu bạn đang mong đợi một xu hướng giảm giá thì hãy chắc chắn là RSI dưới 50.
Trong đồ thị trên, bạn có thể thấy một xu hướng tăng giá tiềm năng đang tạo thành. Để tránh bị
đánh lừa, bạn có thể đợi cho RSI vượt qua trên 50 để xác định xu hướng của bạn. Khi RSI vượt qua
trên 50, đó là một xác nhận tốt là một hướng lên đã thực sự hình thành.

6.6 Kết hợp các indicator với nhau :

Trong một thế giới hoàn hảo, chúng ta có thể chỉ lấy một trong các công cụ trên và giao dịch hoàn
toàn dựa vào các công cụ. Vấn đề là chúng ta không sống trong một thế giới hoàn hảo và mỗi một
công cụ không đạt mức hoàn hảo. Đó là tại sao nhiều ngừơi giao dịch kết hợp các công cụ khác
nhau để chúng có thể kiểm tra lẫn nhau. Họ có thể có 03 công cụ khác nhau và họ sẽ không giao
dịch nếu cả 03 công cụ không cho cùng kết quả.

Khi bạn tiến hành giao dịch, bạn sẽ tìm ra các công cụ tốt nhất cho bạn. Tôi có thể bảo với bạn là
tôi thích sử dụng MACD, Stochastics và RSI, nhưng bạn có thể có sở thích khác. Mỗi người giao
dịch cố gắng tìm sự kết hợp hoàn hảo các công cụ để sẽ luôn luôn cho họ các tín hiệu đúng, nhưng
sự thật là không có điều đó.

Bạn hãy học các công cụ cho đến khi bạn hiểu chính xác cách nó phản ánh biến động giá và tiến tới
tạo sự kết hợp của riêng bạn sao cho phù hợp với cách thức giao dịch của bạn. Sau bài này, tôi sẽ
chỉ bạn một hệ thống kết hợp các công cụ khác nhau để mang đến cho bạn một khái niệm về cách
có thể kết hợp các công cụ với nhau.

Tóm tắt :

Những gì bạn học sẽ cung cấp thêm công cụ cho bạn. Các công cụ của bạn sẽ giúp bạn xây
dựng tài khoản giao dịch của mình dễ dàng hơn.

Bollinger Bands (Dải băng Bollinger) :


o Được sử dụng để đo độ bất ổn định của thị trường
o Chúng hoạt động giống như các mức hỗ trợ và kháng cự nhỏ
o Bollinger Bounce
 Một chiến thuật dựa trên quan điểm là giá có khuynh hướng luôn luôn trở lại
giữa hai dải băng Bollinger
 Bạn mua khi giá chạm dải băng bên dưới
 Bạn bán khi giá chạm dải băng bên trên
 Sử dụng tốt nhất trong các thị trường ngang
o Bollinger Squeeze
 Một chiến thuật được sử dụng để nắm bắt sớm các cú phá vỡ của thị trường
 Khi các đường Bollinger ép giá lại có nghĩa là thị trường rất yên lặng và một
cú phá vỡ thì quá tốt. Khi một cú phá vỡ xảy ra, chúng ta thực hiện giao dịch
dựa hướng phá vỡ của thị trường.

MACD
o Được sử dụng để nắm sớm các xu hướng và cũng hỗ trợ chúng ta các điểm đảo
hướng.
o MACD bao gồm 02 đường trung bình biến đổi (1 nhanh, 1 chậm) và các đường
đứng gọi là histogram hiển thị sai biệt giữa 02 đường trung bình biến đổi.
o Ngược với suy nghĩ của nhiều người, các đường trung bình biến đổi không phải là
các đường trung bình biến đổi của giá. Chúng là các đường trung bình biến đổi của
các đường trung bình biến đổi khác.
o Một cách để sử dụng MACD là đợi cho đường nhanh cắt chéo đường chậm và tiến
hành giao dịch theo bởi vì nó báo hiệu một xu hướng mới.

Parabolic SAR
o Công cụ này dùng để vẽ các điểm đảo hướng; vì vậy có tên Parabolic SAR (Stop
And Reversal, dừng và đảo hướng)
o Đây là công cụ dễ hiểu nhất bởi vì nó chỉ đưa ra tín hiệu tăng và giảm giá.
o Khi các điểm ở trên các giá đỡ, đó là tín hiệu bán
o Khi các điểm bên dưới giá đỡ, đó là tín hiệu mua
o Công cụ này được sử dụng tốt nhất trong các thị trường có xu hướng lên và xuống
nhiều.

Stochastics
o Được sử dụng để nhận biết các trạng thái mua vượt hoặc bán vượt
o Khi các đường trung bình trên 70 nghĩa là thị trường đang mua vượt và bạn nên bán.
o Khi các đường trung bình dưới 30 nghĩa là thị trường đang bán vượt và bạn nên
mua.

Relative Strength Index (RSI)


o Tương tự như stochastics, RSI cũng nhận biết các trạng thái mua vượt và bán vượt
o Khi RSI trên 80 nghĩa là thị trường mua vượt và bạn nên bán
o Khi RSI dưới 20 nghĩa là thị trường bán vượt và bạn nên mua
o RSI cũng được sử dụng để xác định sự hình thành xu hướng. Nếu bạn nghĩ một xu
hướng đang hình thành, hãy đợi cho RSI vượt qua 50 hoặc giảm xuống dưới 50 (tùy
thuộc vào bạn đang chờ xu hướng lên hay xuống) trước khi thực hiện giao dịch.

Mỗi công cụ có khiếm khuyết của nó. Vì vậy những người giao dịch phải kết hợp nhiều
công cụ khác nhau để kiểm chứng lẫn nhau. Khi bạn tiến thêm nữa thông qua việc giao
dịch, bạn sẽ học các công cụ mà bạn thích nhất và có thể kết hợp chúng theo cách riêng phù
hợp với cách giao dịch của bạn.

Tôi biết bài học này quá dài và tôi khuyên bạn hãy đọc trở lại những gì bạn chưa hiểu đầy đủ. Đôi
khi chỉ mất một ít thời gian để đọc trước khi bạn thực sự thấu hiểu một điều gì đó. Khi bạn đã hiểu
các khái niệm về các công cụ này, hãy xem một đồ thị và bắt đầu thực hành với nó. Hãy học cách
mỗi một công cụ phản ánh động thái của giá.

Khi bạn đã am hiểu thông suốt một công cụ, nó sẽ trở thành một công cụ hữu ích cho việc giao dịch
của bạn. Bây giờ hãy nghỉ giải lao.

Chương VII : Oscillators và Momentum Indicators

Chúng ta đã lướt qua nhiều công cụ giúp bạn phân tích đồ thị và nhận biết các xu hướng. Trong
thực tế, bây giờ có lẽ bạn có quá nhiều thông tin để sử dụng một cách hiệu quả.

Trong bài này, chúng ta sẽ tiếp tục xem bạn sử dụng các công cụ đồ thị này. Chúng tôi muốn bạn
am hiểu thông suốt các mặt mạnh và yếu của mỗi công cụ nhờ đó bạn có thể quyết định chọn công
cụ nào để sử dụng và sử dụng như thế nào.

7.1 Các công cụ báo sớm (Leading Indicator) và báo trễ (Lagging Indicator)

Hãy thảo luận một số khái niệm trước tiên. Có 02 loại công cụ : báo hệu sớm (leading) và báo hiệu
trễ (lagging).

Một công cụ báo hiệu sớm đưa ra tín hiệu mua trước khi một xu hướng mới hoặc một đảo hướng
xảy ra.

Một công cụ báo hiệu trễ đưa ra tín hiệu sau khi xu hướng đã bắt đầu và thông báo với bạn “này,
chú ý, xu hướng đã bắt đầu, bạn đang lỡ mất chuyến đò”.

Bạn có thể đang nghĩ rằng “Ồ, tôi sẽ giàu có nhờ vào các công cụ báo hiệu sớm” bởi vì bạn có thể
thu lợi từ một xu hướng đúng khi nó vừa bắt đầu. Bạn nói đúng, bạn sẽ chụp được tất các các xu
hướng đúng lúc NẾU công cụ báo hiệu sớm đúng. Nhưng không phải vậy. Khi bạn sử dụng các
công cụ báo hiệu sớm, bạn sẽ nếm mùi bị lừa đảo. Các công cụ báo hiệu sớm khét tiếng về việc đưa
ra các tín hiệu giả và nó sẽ chỉ dẫn sai cho bạn.

Một lựa chọn khác là sử dụng các công cụ báo hiệu trễ, những công cụ ít khi đưa ra các tín hiệu giả.
Các công cụ báo hiệu trễ chỉ đưa ra tín hiệu sau khi biến động giá đang tạo một xu hướng rõ ràng.
Về mặt này bạn sẽ chậm mất một ít để thực hiện giao dịch. Thường lợi nhuận thu được nhiều nhất
của một xu hướng xảy ra trong vài thanh đầu tiên vì vậy việc sử dụng các công cụ báo hiệu trễ có
thể bỏ lỡ mất nhiều lợi nhuận.

7.2 Oscillators and Trend Following Indicators (Công cụ đo dao động và các công cụ theo sau
hướng)

Mục đích của bài này, hãy phân loại khái quát tất cả các công cụ kỹ thuật thành một trong hai loại
sau :

1. Oscillators (Công cụ đo dao động)


2. Trend following or momentum indicators (Công cụ theo sau xu hướng)

Các Oscillator là các công cụ báo hiệu sớm.

Các Momentum indicator là các công cụ báo hiệu trễ

7.2.1 Oscillators/Leading Indicators (Oscillator/Công cụ báo hiệu sớm)


Một oscillator là một đối tượng hoặc dữ liệu biến động tới lui giữa hai điểm. Nói cách khác, nó là
một khoảng luôn luôn nằm giữa hai điểm A và B.

Một oscillator thường báo hiệu “bán” hoặc “mua” ngoại trừ các trường hợp khi oscillator không rõ
điểm kết thúc của chu kỳ mua/bán.

Stochastics, Parabolic SAR và RSI là các oscillators. Mỗi công cụ này được thiết kế để báo hiệu
một khả năng đảo hướng, vị trí mà xu hướng trước đó kết thúc và giá bắt đầu chuyển hướng.

Hãy xem qua một vài ví dụ.

Trên đồ thị 1 giờ của cặp U/E bên dưới, chúng ta thêm vào một Parabolic SAR cũng như một RSI
và một Stochastic. Như bạn đã học, khi một stochastic và RSI bắt đầu thoát khỏi vùng bán vượt, đó
là một tín hiệu mua. Ở đây chúng ta có tín hiệu bán giữa khoảng thời gian từ 3h00 AM đến 7h00
AM ngày 24/08/2005. Tất cả 03 tín hiệu mua đã xảy ra trong 1 hoặc 2 giờ và đây là một giao dịch
tốt.

Chúng ta cũng nhận được tín hiệu bán từ cả 03 công cụ trong khoảng thời gian từ 2h00 đến 5h00
ngày 25/08/2005. Như bạn thấy, Stochastic đã duy trì mua vượt trong thời gian khá lâu, khoảng 20
giờ. Thường khi một oscillator duy trì các mức mua vượt hoặc bán vượt trong một khoảng thời gian
dài nghĩa là có một xu hướng mạnh sắp xảy ra. Trong ví dụ này, khi stochastic ở trong vùng mua
vượt bạn nhìn thấy đã xảy ra một xu hướng tăng mạnh.

Bây giờ hãy nhìn đồ thị bên dưới, bạn có thể nhanh chóng thấy rằng có nhiều tín hiệu mua sai bất
ngờ xuất hiện. Bạn sẽ hiểu như thế nào khi một công cụ bảo mua trong khi công cụ khác vẫn bảo
bán.
Trong khoảng 1h00 ngày 16/08/2005, cả RSI và Stochastic đều đưa ra tín hiệu mua, trong khi đó
SAR vẫn hiển thị tín hiệu bán. Vâng, SAR đưa ra tín hiệu mua sau đó 03 giờ vào lúc 3h00, nhưng
sau đó SAR trở lại tín hiệu bán ngay thanh sau đó. Nếu bạn nhìn vào thanh với SAR bên dưới, để ý
nó là một thanh đỏ mạnh với các bóng ngắn. Cũng vậy, hãy chú ý các thanh đóng bên dưới nó. Đây
không phải là một giao dịch dài tốt

Trên 02 tín hiệu bán vượt (mua) được đưa ra bởi Stochastic, nhưng SAR lại đưa ra tín hiệu bán.
Điều gì xảy ra ở đây? Mỗi công cụ đưa ra các tín hiệu khác nhau!

Câu trả lời nằm trong phương pháp tính toán đối với mỗi công cụ. Stochastic được dựa trên phạm
vi giá cao tới giá thấp của khoảng thời gian (trong trường hợp này là hàng giờ), chưa tính đến các
thay đổi từ một giờ đến giờ kế tiếp. RSI sử dụng thay đổi từ một giá đóng tới giá đóng kế tiếp. Và
SAR có các phép tính riêng của nó, điều này có thể tạo thêm sự mâu thuẫn.

Chúng ta quan tâm đến tại sao một công cụ báo hiệu sớm có thể sai, nhưng không có cách nào để
tránh điều này. Nếu bạn nhận được các tín hiệu lẫn lộn, tốt hơn hết là bạn đừng làm gì. Nếu một đồ
thị không thỏa tất cả các tiêu chuẩn của bạn, đừng tiến hành giao dịch! Chuyển sang thời điểm kế
tiếp thỏa tiêu chuẩn của bạn.

7.2.2 Momentum/Lagging Indicators (Các công cụ báo hiệu trễ)

Vậy thì chúng ta phát hiện ra một xu hướng như thế nào? Các công cụ có thể thực hiện điều này
như MACD và các đường trung bình biến đổi. Các công cụ này sẽ phát hiện ra các xu hướng đồng
thời chúng ta phải trả giá bằng việc thực hiện giao dịch sẽ bị trễ.

Trên đồ thị E/U một giờ, có một xu hướng tăng giá giao nhau trên MACD lúc 3h00 am ngày
03/08/05 và đường EMA 10 đã cắt qua đường EMA 20 lúc 5h00 am. Có 02 tín hiệu chính xác,
nhưng nếu bạn đợi đến khi cả 02 công cụ đưa cho bạn tín hiệu mua thì bạn đã lỡ mất một biến động
lớn. Nếu bạn tính từ điểm bắt đầu xu hướng tăng giá lúc 10h00 pm ngày 02/08/2005 tới điểm đóng
của giá đỡ lúc 5h00 am ngày 03/08/05, bạn sẽ thấy một lợi nhuận 159 pips bị bỏ mất.
Hãy nhìn cùng đồ thị bạn có thể thấy các tín hiệu cắt ngang đôi khi đưa ra các tín hiệu sai như thế
nào. Tôi thích gọi chúng là lừa đảo. Hãy nhìn có 02 MACD giảm giá giao nhau sau xu hướng lên
mà chúng ta đã thảo luận. Mười giờ sau đó, đường EMA 20 cắt bên dưới đường EMA 10 đưa ra
một tín hiệu bán. Như bạn thấy, giá không giảm mà giữ khá ổn định, sau đó tiếp tục xu hướng tăng
của nó. Nếu theo báo hiệu của công cụ bạn sẽ thực hiện một giao dịch bán (short) tại vị trí đáy và
bạn lỗ.

7.3 Câu hỏi đáng giá triệu đô la

Làm thế nào bạn tính toán được việc nên sử dụng oscillator hay trend following indicator hay cả
hai? Sau cùng, chúng ta biết chúng không luôn luôn hoạt động cùng nhau.

Điều này gần như là vấn đề thử thách lớn nhất về phân tích kỹ thuật. Và tại sau tôi gọi nó là câu hỏi
đáng giá triệu đô la.
Chúng tôi sẽ cung cấp câu trả lời đáng giá triệu đô la trong bài học tới.
Bây giờ, chỉ biết rằng khi bạn có thể nhận dạng kiểu thị trường bạn đang giao dịch,thì bạn sẽ biết
công cụ nào sẽ đưa ra các tín hiệu chính xác, và các công cụ nào trở nên vô dụng lúc đó.

Tóm tắt :

Có 02 kiểu công cụ : báo hiệu sớm (leading) và báo hiệu trễ (lagging).
Một công cụ báo hiệu sớm đưa ra một tín hiệu mua trước khi một xu hướng mới hoặc một
đảo hướng xảy ra.
Một công cụ báo hiệu trễ đưa ra một tín hiệu sau khi xu hướng đã bắt đầu
Các công cụ kỹ thuật chia thành 02 loại : các oscillator và các momentum indicator hay
trend folowing indicator
Các oscillator là các công cụ báo hiệu sớm
Các momentum indicator là các công cụ báo hiệu trễ
Nếu bạn có thể nhận dạng kiểu thị trường bạn đang giao dịch,thì bạn sẽ biết công cụ nào sẽ
đưa ra các tín hiệu chính xác, và các công cụ nào trở nên vô dụng lúc đó.

Chương VIII : Các mẫu đồ thị quan trọng

Bây giờ bạn đã có một kho vũ khí để sử dụng khi bạn chiến đấu trên thị trường. Trong bài học này
bạn sẽ thêm vào các vũ khí khác : CÁC MẪU ĐỒ THỊ!

Sau khi học, bạn sẽ có thể phát hiện ra các “vụ nổ” trên đồ thị trước khi nó xảy ra, điều này sẽ giúp
bạn hái ra tiền.

Trong bài học này, tôi sẽ chỉ bạn các mẫu đồ thị cơ bản và các dạng. Khi được nhận dạng đúng, nó
thường đưa đến một cú phá vỡ thị trường lớn hay một “vụ nổ”. Hãy nhớ rằng mục đích của chúng
ta là nhận ra các biến động lớn trước khi xảy ra để chúng ta có thể nhập cuộc và gom tiền. Các dạng
đồ thị sẽ giúp chúng ta rất nhiều để nhận ra các trạng thái của thị trường sắp bị phá vỡ.

Đây là danh sách các mẫu mà chúng ta sẽ lướt qua :

Symmetrical Triangles(Tam giác cân)


Ascending Triangles (Tam giác tăng)
Descending Triangles (Tam giác giảm)
Double Top (Đỉnh đôi)
Double Bottom (Đáy đôi)
Head and Shoulders (Đầu và vai)
Reverse Head and Shoulders (Đầu và vai đảo ngược)

8.1 Tam giác cân (Symmetrical Triangles)

Tam giác cân là dạng đồ thị có đường dốc của các giá cao và đường dốc của các giá thấp hội tụ tại
một điểm giống như một tam giác. Điều gì xảy ra trong dạng này, thị trường đưa ra các giá cao thấp
hơn và các giá thấp cao hơn. Điều này có nghĩa là cả người mua lẫn người bán đều không đủ sức
đẩy giá để tạo một xu hướng rõ ràng. Nếu đây là một cuộc chiến giữa người mua và người bán, thì
kết quả là một trấn đấu hòa. Kiểu hoạt động này được gọi là sự hội tụ.
Trong biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy rằng cả người bán và người mua đều không thể đẩy giá
theo hướng của mình. Khi điều này xảy ra chúng ta có giá cao thấp dần và giá thấp cao dần. Khi 02
đường dốc tiến đến gần nhau, điều này có nghĩa là một cú phá vỡ đang gần kề. Chúng ta không biết
được cú phá vỡ thị trường sẽ theo hướng nào, nhưng chúng ta biết rằng thị trường sẽ phá vỡ. Vậy
thì chúng ta có lợi gì trong trừơng hợp này? Đơn giản thôi, chúng ta có thể đặt lệnh bên trên đường
dốc của các giá cao thấp dần và bên dưới đường dốc của các giá thấp cao dần. Do chúng ta đã biết
giá chuẩn bị phá vỡ, chúng ta có thể nhập cuộc trên bất kỳ hướng biến động nào của thị trường.

Trong ví dụ này, nếu chúng ta đặt một lệnh bên trên đường dốc của các giá cao thấp dần, chúng ta
sẽ bắt được một giao dịch mua tốt. Nếu bạn đặt một lệnh bên dưới đường dốc của các giá thấp cao
dần vậy thì bạn sẽ hủy bỏ nó.

8.2 Tam giác tăng (Ascending Triangles)

Dạng này xảy ra khi có một mức kháng cự và một đường dốc của các giá thấp cao dần. Điều gì xảy
ra trong trường hợp này? Có một mức vững chắc mà người mua không thể vượt khỏi. Tuy nhiên,
người mua dần dần đẩy giá lên như các giá thấp cao dần hiển thị.
Trong đồ thị trên, bạn có thể thấy là người mua đang bắt đầu mạnh lên bởi vì họ đang tạo nên các
giá thấp cao dần. Họ tạo áp lực trên mức kháng cự và kết quả là một cú phá vỡ xảy ra. Bây giờ câu
hỏi là : giá sẽ biến đổi theo hướng nào? người mua sẽ phát vỡ mức kháng cự hay mức kháng cự quá
mạnh?

Nhiều sách về đồ thị sẽ bảo rằng trong hầu hết các trường hợp, người mua sẽ thắng trong cuộc
chiến này và giá sẽ vượt qua mức kháng cự. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi điều này không
phải là luôn luôn. Đôi khi các mức hỗ trợ quá mạnh và sức mua không đủ mạnh để vượt qua nó.

Thực tế, phần lớn thời gian giá đi lên. Chúng ta không chú ý đến việc giá biến động theo hướng
nào, nhưng chúng ta muốn sẵn sàng cho cả 02 hướng biến động. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ
đặt một lệnh bên trên mức hỗ trợ và một lệnh bên dưới đừơng dốc của các giá thấp cao dần.

Trong hình trên, người mua đã thắng trong cuộc chiến và giá nhảy vọt lên cao.

8.3 Tam giác giảm (Descending Triangle)


Như bạn có thể đoán, tam giác giảm hoàn toàn trái ngược với tam giác tăng. Trong tam giác giảm,
có một chuỗi các giá cao giảm dần tạo thành đường bên trên. Đường bên dưới là một mức hỗ trợ,
đây là mức mà giá dường như không thể phá vỡ.

Trong đồ thị trên, bạn có thể nhìn thấy là giá dần dần tạo ra các giá cao thấp dần, điều này cho
chúng ta biết rằng người bán đang bắt đầu giành vị trí chống lại người mua. Phần lớn trường hợp
này, cuối cùng giá sẽ phá vỡ mức hỗ trợ và tiếp tục xuống. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, mức
hỗ trợ quá mạnh và giá sẽ vọt khỏi nó và tạo một hướng lên mạnh.

Thông tin tốt nhất mà chúng ta không chú ý là giá sẽ biến động như thế nào. Chúng ta chỉ biết rằng
nó sẽ biến động. Trong trường hợp này chúng ta sẽ đặt lệnh trên đường bên trên và dưới đường hỗ
trợ.
Trong trường hợp trên, giá đã phá vỡ mức hỗ trợ và xuống khá nhanh. (Chú ý : thị trường có xu
hướng giảm nhanh hơn so với tăng, nghĩa là bạn thường kiếm tiền nhanh hơn khi bạn thực hiện
giao dịch mua (short).

8.4 Đỉnh đôi (Double Top)

Đỉnh đôi là một mẫu đảo hướng được tạo thành sau khi có một đợt tăng giá lớn. Các đỉnh được tạo
thành khi giá chạm đến một mức vững chắc không thể phá vỡ. Sau khi chạm mức này, giá sẽ giảm
nhẹ nhưng sau đó quay trở lên để thử phá vỡ mức này một lần nữa. Nếu giá lại bị đẩy xuống từ
mức này một lần nữa và chúng ta có ĐỈNH ĐÔI.

Trong đồ thị trên bạn có thể thấy 02 đỉnh được tạo thành sau một đợt tăng giá mạnh. Đỉnh thứ 2 đã
không thể phá vỡ mức cao của đỉnh thứ nhất. Đây là một tín hiệu mạnh báo hiệu một đảo hướng
sắp xảy ra bởi vì áp lực mua vừa kết thúc.
Với đỉnh đôi, chúng ta sẽ đặt lệnh bên dưới đường biên (neckline) bởi vì chúng ta đón trước một
đảo hướng của hướng lên (tạo thành hướng xuống).

Wow! Tôi phải làm thầy bói hay gì đó bởi vì tôi dường như luôn luôn đúng! Hãy nhìn đồ thị xem,
bạn có thể thấy là giá phá vỡ đường neckline và tạo thành một đợt giảm giá. Nhớ rằng một đỉnh đôi
là một dạng đảo xu hướng. Bạn sẽ chờ đợi điều này sau một đợt tăng giá mạnh.

8.5 Đáy đôi (Double Bottom)

Đáy đôi cũng là dạng đảo hướng, nhưng lúc này chúng ta đang chờ để mua (long) thay vì bán
(short). Dạng này xảy ra sau một đợt giảm giá mạnh khi 02 đáy được tạo thành.

Bạn có thể thấy từ đồ thị trên, sau xu hướng xuống, giá đã tạo 02 đáy bởi vì nó đã không thể vượt
xuống dưới một mức vững chắc. Đáy thứ 2 đã không thể phá vỡ đáy thứ nhất. Điều này báo hiệu áp
lực bán kết thúc và một đảo hướng sắp xảy ra. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ đặt lệnh bên trên
đường neckline.
Như bạn thấy đó! Giá phá vỡ đường neckline và tạo ra một đợt tăng giá. Hãy nhớ là giống như đỉnh
đôi, đáy đôi cũng là một dạng đảo hướng. Bạn sẽ chờ điều này sau một đợt giảm giá mạnh.

8.6 Đầu và vai (Head and Shoulders)

Mẫu đầu và vai cũng là một dạng đảo hướng. Nó được tạo thành bởi một đỉnh (vai), tiếp theo sau là
một đỉnh cao hơn (đầu) và sau đó là một đỉnh khác thấp hơn (vai). Một neckline được vẽ bằng cách
nối 02 điểm thấp nhất của 02 vùng lõm. Độ dốc của đường này có thể lên hoặc xuống. Theo kinh
nghiệm của tôi khi dốc xuống nó sẽ cho một tín hiệu đáng tin hơn.

Trong ví dụ trên chúng ta có thê nhìn thấy mẫu đầu và vai. Đầu là đỉnh thứ 2 và là điểm cao nhất
trong mẫu. Hai vai cũng tạo thành đỉnh nhưng không cao bằng đầu.

Với dạng này, chúng ta đặt lệnh bên dưới đường neckline. Chúng ta cũng tính một mục tiêu lợi
nhuận bằng cách đo khoảng từ điểm cao của đầu đến đường neckline. Khoảng cách này xấp xỉ bằng
khoảng giá sẽ xuống sau khi phá vỡ đường neckline.
Bạn có thể thấy là khi giá xuống bên dưới đường neckline nó tạo thành một đợt giảm giá với
khoảng bằng khoảng từ đầu đến neckline.

8.7 Đầu và vai đảo ngược (Reverse Head and Shoulders)

Về cơ bản đây là một dạng đầu và vai, ngoại trừ lúc này nó đảo ngược. Một đáy được tạo thành
(vai), sau đó là một đáy thấp hơn (đầu) và tiếp theo nữa là một đáy cao hơn (vai). Dạng này xảy ra
sau một đợt giảm giá mạnh.

Ở đây bạn có thể nhìn thấy là nó giống như một mẫu đầu và vai, nhưng nó bị lật ngược xuống. Với
dạng này, chúng ta sẽ đặt lệnh mua bên trên đường neckline. Mục tiêu lợi nhuận của chúng ta được
tính giống như trường hợp đầu và vai. Đo khoảng cách từ đầu đến đường neckline và khoảng cách
này gần bằng khoảng giá sẽ biến động sau khi phá vỡ neckline.
Bạn có thể thấy là giá đã tăng sau khi phá vỡ đường neckline. Tôi biết rằng bạn đang tự nghĩ “giá
vẫn giữ nguyên hướng biến động kể cả sau khi đạt đến mục tiêu lợi nhuận. Và câu trả lời của tôi là
“ĐỪNG THAM!”. Nếu mục tiêu thu lợi của bạn đạt được thì hãy vui vẻ với lợi nhuận đó. Tuy
nhiên, có những chiến thuật giúp bạn có thể chốt lợi nhuận lại và vẫn tiếp tục giữ giao dịch mở để
tiếp tục thu lợi khi giá vẫn tăng. Bạn sẽ học điều này trong bài sau.

Tóm tắt :

Các dạng đồ thị giống như các khẩu bazooka bởi vì chúng thường tạo ra các vụ nổ lớn trên đồ thị.

Symmetrical triangles

Bao gồm các giá cao thấp dần và các giá thấp cao dần
Đặt lệnh bên trên đường dốc của các giá cao thấp dần và đường dốc của các giá thấp cao
dần

Ascending triangles

Bao gồm các giá thấp cao dần và một đường kháng cự
Giá thường phá vỡ đường kháng cự và tăng cao nhưng bạn nên đặt lệnh cả 02 hướng đề
phòng trường hợp đường kháng cự quá mạnh.
Đặt lệnh bên trên đường kháng cự và bên dưới các giá thấp cao dần.

Descending triangles

Bao gồm các giá cao thấp dần và một đường hỗ trợ
Giá thường sẽ phá vỡ đường hỗ trợ và giảm xuống nhưng bạn nên đặt lệnh cả 2 hướng đề
phòng trường hợp đường hỗ trợ quá mạnh.
Đặt lệnh bên trên các giá cao thấp dần và bên dưới đường hỗ trợ.

Các dạng đảo hướng :

Double Top

Xảy ra sau một hướng lên mạnh


Tạo thành bởi 02 đỉnh không thể phá vỡ một mức chắc chắn. Mức này trở thành một mức
kháng cự.
Đặt lệnh bán (short) dưới điểm thấp của đáy giữa 02 đỉnh.

Double Bottom
Xảy ra sau một hướng xuống mạnh
Tạo thành bởi 02 đáy không thể phá vỡ một mức chắc chắn. Mức này trở thanh một mức hỗ
trợ.
Đặt lệnh mua (long) bên trên điểm cao của đỉnh giữa 02 đáy.

Head and Shoulders

Xảy ra sau một hướng lên mạnh


Tạo thành bởi một đỉnh, theo sau là một đỉnh cao hơn và sau nữa là một đỉnh thấp hơn. Một
đường neckline được tạo thành bằng cách nối các điểm thấp của 02 đáy.
Đặt lệnh bán (short) dưới đường neckline
Chúng ta tính mục tiêu thu lợi bằng cách đo khoảng cách giữa điểm cao của đầu và
neckline. Khoảng cách này gần bằng khoảng cách mà giá sẽ biến động sau khi phá vỡ
neckline

Reverse Head and Shoulders

Xảy ra sau một hướng xuống mạnh


Tạo thành bởi một đáy, theo sau là một đáy thấp hơn và sau nữa là một đáy cao hơn. Một
đường neckline được tạo thành bằng cách nối các điểm cao của 02 đỉnh.
Đặt lệnh mua (long) trên đường neckline
Chúng ta tính mục tiêu thu lợi bằng cách đo khoảng cách giữa điểm thấp của đầu và
neckline. Khoảng cách này gần bằng khoảng cách mà giá sẽ biến động sau khi phá vỡ
neckline

Chương IX : Điểm trục (Pivot Points)

Những người giao dịch chuyên nghiệp và những người làm ra thị trường sử dụng các điểm trục
(pivot point) để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng. Một điểm trục và các mức hỗ trợ/
kháng cự của nó là vùng mà tại đó hướng biến động của giá có thể thay đổi.

Các điểm trục hữu dụng nhất là đối với những người giao dịch ngắn hạn, những người tìm kiếm lợi
nhuận từ các biến động giá nhỏ.

Các điểm trục có thể được sử dụng cho cả những người giao dịch khi giá biến động trong vùng giới
hạn (range-bound trader) và những người giao dịch nhờ các cú phá vỡ thị trường (breakout trader).
Các breakout trader sử dụng các điểm trục để nhận ra các mức then chốt cần bị phá vỡ đối với một
biến động để được xem thực sự là một cú phá vỡ

Đây là một ví dụ của các điểm trục được vẽ trên đồ thị E/U 1 giờ :
9.1 Cách tính các điểm trục :

Điểm trục và các mức hỗ trợ và kháng cự được tính bằng cách sử dụng giá mở, giá cao, giá thấp, và
giá đóng của phiên giao dịch cuối cùng. Do Forex là một thị trường 24 giờ, phần lớn những người
giao dịch sử dụng giờ đóng cửa của New York lúc 4h00 EST như là giờ đóng cửa của ngày trước
đó.

Cách tính một điểm trục như sau :

Pivot point (PP) = (High + Low + Close) / 3

Các mức hỗ trợ và kháng cự được tính từ điểm trục như sau :

Mức hỗ trợ và kháng cự đầu tiên :


First support (S1) = (2*PP) – High
First resistance (R1) = (2*PP) – Low

Mức hỗ trợ và kháng cự thứ hai :


Second support (S2) = PP – (High – Low)
Second resistance (R2) = PP + (High - Low)

Đừng lo lắng, bạn không phải tự thực hiện các tính toán này. Phần mềm đồ thị của bạn sẽ tự động
thực hiện cho bạn và vẽ nó lên trên đồ thị.

Một vài phần mềm đồ thị cũng cung cấp các đặc tính bổ sung cho điểm trục như các mức hỗ
trợ/kháng cự thứ 3 và các mức trung gian hay các mức điểm giữa (mid-point level, là các mức nằm
giữa điểm trục chính và mức hỗ trợ và kháng cự).
Các mức thêm này không có ý nghĩa bằng 05 mức chính nhưng nó hại gì khi bạn quan đến chúng.
Đây là một ví dụ :
9.2 Cách kinh doanh Forex với điểm trục :

9.2.1 Breakout Trades (Giao dịch khi có các đợt phá vỡ thị trường)

Điểm trục là vị trí đầu tiên bạn xem xét để tiến hành giao dịch bởi vì nó chính là mức hỗ trợ/ kháng
cự đầu tiên. Các biến động giá lớn thường xảy ra tại giá của điểm trục.

Chỉ khi giá chạm đến điểm trục bạn có thể quyết định nên chọn mua (long) hay bán (short) và cài
đặt các giá trị mục tiêu lợi nhuận (profit target), giới hạn lỗ (stop loss). Nói chung, nếu giá bên trên
trục nó được xem như tăng giá, nếu giá bên dưới nó được xem như giảm giá.

Giá đang lên xuống xung quanh điểm trục và đóng bên dưới nó vì vậy bạn quyết định thực hiện bán
(short). Giới hạn lỗ của bạn sẽ trên điểm trục và mục tiêu lợi nhuận đầu tiên của bạn sẽ là S1.

Tuy nhiên, nếu bạn thấy giá tiếp tục xuống dưới S1, thay vì thu lợi tại S1 bạn có thể chuyển giới
hạn lỗ đến trên S1 và theo dõi cẩn thận. S2 sẽ là điểm kỳ vọng thấp nhất trong ngày giao dịch và
bạn nên thu lợi từ vị trí này.

Ngược lại đối với xu hướng tăng giá. Nếu giá bên trên điểm trục, bạn sẽ đặt lệnh mua với giới hạn
lỗ dưới điểm trục và sử dụng các mức R1 và R2 như là các mức thu lợi.

9.2.2 Giao dịch khi giá biến động trong vùng giới hạn

Sức hỗ trợ và kháng cự tại các mức trục khác nhau được xác định bởi số lần giá nhảy qua khỏi mức
đó.

Nếu giá chạm vào một mức trục sau đó đảo chiều nhiều lần hơn thì mức trục đó mạnh hơn. Một
mức trục mang ý nghĩa như một một mức hỗ trợ hoặc kháng cự mà khi giá chạm đến sẽ đảo chiều
trở lại.

Nếu giá đang đến gần một mức kháng cự, bạn có thể bán và đặt giới hạn lỗ ngay bên trên mức
kháng cự.

Nếu giá tiếp tục di chuyển lên cao hơn và phá vỡ mức kháng cự, điều này được xem như là một cú
phá vỡ bên trên. Bạn sẽ đóng giao dịch mua của bạn nhưng nếu bạn tin rằng cú phá vỡ tạo nên tăng
giá mạnh bạn có thể thực hiện lại một giao dịch mua (long). Khi này bạn sẽ đặt giới hạn lỗ dưới
mức kháng cự và lúc này mức kháng cự được xem như là một mức hỗ trợ.
Nếu giá đang gần một mức hỗ trợ, bạn có thể thực hiện mua và đặt giới hạn lỗ dưới mức hỗ trợ.

9.3 Lý thuyết hoàn hảo :

Theo lý thuyết, điều này nghe khá đơn giản. Trong thực tế, các điểm trục không luôn luôn làm việc.
Giá có xu hướng do dự xung quanh các đường trục và những lúc này không thể xác định nó sẽ diễn
biến tiếp như thế nào.

Đôi khi giá sẽ dừng trước khi vừa chạm một đường trục và đảo hướng, nghĩa là không đạt đến mục
tiêu lợi nhuận của bạn. Lúc khác, có vẻ như đường trục là một mức hỗ trợ mạnh vì vậy bạn vừa
thực hiện giao dịch mua thì giá tiếp tục xuống qua mức hỗ trợ, giao dịch mua được đóng, sau đó thì
giá đảo hướng trở lại hướng tăng giá.

Bạn phải lựa chọn rất cẩn thận và tạo một chiến thuật giao dịch theo điểm trục mà bạn dự định sẽ
hoàn toàn theo nó.
Hãy nhìn đồ thị để thấy việt sử dụng các điểm trục khó hay dễ :

Hãy nhìn hình bầu dục màu cam. PP là một mức hỗ trợ mạnh nhưng dù giá đã vượt qua PP nhưng
nó không thể tăng lên đến R1.

Nhìn hình tròn màu tím đầu tiên. Giá đã phá vỡ PP hướng xuống nhưng không chạm được S1 trước
khi quay trở lại PP. Trên cú phá vỡ xuống thứ hai (vòng tròn màu tím thứ 2), giá đã kiểm soát để
chạm đến S1 trước khi quay trở lại PP một lần nữa.

Nhìn vào hình bầu dục màu hồng. Một lần nữa, PP đóng vai trò một mức hỗ trợ mạnh nhưng không
bao giờ giá có thể tăng lên đến R1.

Trên vòng tròn màu vàng, giá đã phá vỡ theo hướng xuống một lần nữa, và phá vỡ mức S1 để
xuống đến S2.
Nếu bạn cố gắng thực hiện giao dịch mua trên đồ thị này, bạn sẽ bị đóng giao dịch. Riêng cá nhân
tôi, tôi thậm chí sẽ không nghĩ đến thực hiện giao dịch mua?

Tại sao không? Tôi có một bí mật nhỏ. Tôi đã không chỉ cho bạn về đồ thị này là giá đã có xu
hướng xuống khá nhiều lần. Hãy nhớ rằng xu hướng chính là bạn của chúng ta. Vì vậy tôi cố hết
sức để không bao giờ giao dịch ngược lại xu hướng.

Trong bài tới, bạn sẽ học cách sử dụng đa khung thời gian để giao dịch với xu hướng đúng nhờ đó
bạn có thể giảm tối thiểu sai lầm như trên.
9.4 Các ghi nhớ về điểm trục :

Có một vài điểm cần ghi nhớ sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định giao dịch thông minh với điểm trục

Nếu giá tại PP, chờ một biến động trở lại R1 hoặc S1
Nếu giá tại R1, kỳ vọng một biến động tới R2 hoặc trở về PP
Nếu giá tại S1, kỳ vọng một biến động tới S2 hoặc trở về PP
Nếu giá tại R2, kỳ vọng một biến động tới R3 hoặc trở về R1
Nếu giá tại S2, kỳ vọng một biến động tới S3 hoặc trở về S1
Nếu không có tin tức có ý nghĩa để ảnh hưởng đến thị trường, giá thường sẽ biến động từ
PP đến S1 hoặc R1.
Nếu có tin tức có ý nghĩa tác động đến thị trường, giá có thể vượt qua R1 hoặc S1 và đạt
đến R2 hoặc S2 kể cả R3 hoặc S3
R3 và S3 là một chỉ số tốt đối với phạm vi tối đa của những ngày vô cùng biến động nhưng
đôi khi có thể bị vượt quá.
Các đường trục làm việc tốt với thị trường ngang (sideways) khi giá biến động hầu như giữa
R1 và S1.
Trong một xu hướng mạnh, giá sẽ vượt qua một đường trục và tiếp tục.

Tóm tắt :

Các điểm trục là một kỹ thuật được sử dụng bởi những người giao dịch chuyên nghiệp và
những người tạo ra thị trường để xác định các điểm xông vào và rút lui đối với ngày giao
dịch dựa trên hoạt động của ngày trước đó. Tốt nhất để sử dụng kỹ thuật này sau khi xác
định xu hướng.
Như đồ thị trên hiển thị, các trục có thể cực kỳ hữu dụng trong Forex vì nhiều cặp tiền tệ
thường dao động giữa các mức này.
Những người giao dịch khi giá biến động trong vùng giới hạn sẽ thực hiện mua gần các mức
hỗ trợ và thực hiện bán khi giá gần mức kháng cự.
Các điểm trục cũng cho phép những người giao dịch khi có phá vỡ thị trường nhận biết các
mức quan trọng cần bị phá vỡ đối với một biến động để đủ khả năng như một cú phá vỡ thật
sự.
Sự đơn giản của các điểm trục làm cho chúng trở thành một công cụ hữu dụng cho bạn. Nó
cho phép bạn thấy vùng giá có khả năng biến động. Bạn sẽ trở thành đồng bộ với biến động
thị trường và đưa ra các quyết định tốt hơn.
Học cách sử dụng các điểm trục kèm theo các công cụ phân tích kỹ thuật khác như các mẫu
giá đỡ, MACD, đường trung bình, các mức mua vượt/ bán vượt của Stochastic.

Chương X : Giao dịch sử dụng đa khung thời gian (Multiple Timeframes)

10.1 Tôi nên giao dịch với khung thời gian nào?

Một trong những nguyên nhân chính những người giao dịch không thực hiện tốt như họ có thể là
bởi vì họ thường giao dịch với khung thời gian không phù hợp với tính cách của họ.

Những người giao dịch muốn học cách làm giàu nhanh chóng vì vậy họ sẽ bắt đầu giao dịch với các
khung thời gian nhỏ như đồ thị 1 phút hoặc 5 phút. Sau đó họ nản chí khi giao dịch bởi vì khung
thời gian không phù hợp với tính cách của họ.

OK, vậy thì bạn sẽ hỏi cái gì là khung thời gian phù hợp với bạn? Nếu bạn đã chú ý đến, nó dựa
vào tính cách của bạn. Bạn phải cảm thấy thoải mái với khung thời gian bạn giao dịch.
Bạn sẽ luôn luôn cảm thấy một vài áp lực hoặc cảm giác nản chí khi bạn thực hiện một giao dịch
bởi vì bị đồng tiền thật cuốn hút vào. Nhưng bạn không nên cảm thấy đó là nguyên nhân của áp lực
bởi vì những gì đang xảy ra quá nhanh đến nỗi bạn rất khó khăn để đưa ra quyết định hoặc quá
chậm đến nỗi bạn cảm thấy nản.

Khi tôi bắt đầu giao dịch, tôi không thể cố định với một khung thời gian. Tôi bắt đầu với đồ thị 15
phút. Sau đó đồ thị 5 phút. Sau đó tôi thử qua đồ thị 1 giờ, 4 giờ và đồ thị ngày.

Cuối cùng, sau một thời gian dài không trung thành với khung thời gian, tôi cảm thấy giao dịch
thoải mái nhất với đồ thị 1 giờ. Khung thời gian này dài hơn, nhưng không quá dài lắm, và các tín
hiệu giao dịch không nhiều nhưng không quá ít.

Mặt khác, tôi có một người bạn không bao giờ giao dịch trong khung thời gian 1 giờ. Nó thì quá
chậm đối với anh ta và anh ta nghĩ rằng anh ta sẽ thối rữa và chết trước khi có thể giao dịch. Anh ta
thích giao dịch với đồ thị 10 phút hơn. Nó vẫn đủ thời gian cho anh ta đưa ra quyết định dựa trên kế
hoạch giao dịch của mình.

Một người bạn thân khác của tôi không thể hiểu làm thế nào tôi có thể giao dịch với đồ thị 1 giờ bởi
vì anh ta nghĩ rằng nó quá nhanh. Anh ta chỉ giao dịch theo đồ thị ngày, tuần và tháng. Tên anh ta
là Warren Buffet. Bạn có lẽ cũng biết anh ta.

Khung thời gian giao dịch thường được phân thành 03 loại :

1. Long-term - Dài hạn


2. Short-term or swing - Ngắn hạn
3. Intraday or day-trading – Trong ngày

Cái nào tốt hơn? Điều này phụ thuộc vào cá tính của bạn! Hãy để tôi đưa cho bạn một bảng phân
tích thống kê của 03 loại để giúp bạn chọn lựa khung thời gian của riêng mình :

Khung thời gian Mô tả Ưu điểm Khuyết điểm


Long-term Những người giao dịch Không phải theo dõi thị Những đợt biến động
Dài hạn dài hạn thường tham trường trong ngày. lớn cần giới hạn lỗ lớn.
khảo các đồ thị ngày và Giao dịch ít hơn nghĩa Thường có 1 hoặc 2
tuần. Các đồ thị tuần sẽ là ít trả phí hơn. giao dịch tốt một năm,
thiết lập một phối cảnh do đó cần tính kiên
dài hơn và hỗ trợ trong nhẫn.
việc đặt các giao dịch Thường xuyên lỗ hàng
đối với đồ thị ngày ngắn tháng
hạn hơn. Các giao dịch
thường từ vài tuần đến
nhiều tháng, đôi khi cả
năm.
Short-term Những người giao dịch Nhiều cơ hội giao dịch Chi phí giao dịch cao
Ngắn hạn ngắn hạn sử dụng khung hơn hơn (nhiều giao dịch
thời gian theo giờ và Ít rủi ro bị lỗ hàng tháng thực hiện)
kiểm soát các giao dịch Ít khi nào chỉ dựa vào 1 Mạo hiểm cao
trong vài giờ đến một hoặc 2 giao dịch một
tuần. năm để kiếm tiền
Intraday Những người giao dịch Nhiều cơ hội giao dịch Chi phí giao dịch sẽ
Trong ngày trong ngày sử dụng đồ Ít rủi ro bị lỗ hàng tháng nhiều
thị phút như 1 phút hoặc Không quá mạo hiểm Phải thường xuyên thực
5 phút hiện giao dịch
Các giao dịch được giữ Lợi nhuận bị giới hạn
trong ngày và chấm dứt do cần chấm dứt vào
khi thị trường đóng cửa cuối ngày.

10.2 Bạn phải quyết định khung thời gian nào phù hợp cho bạn.

Bạn cũng phải quan tâm lượng vốn bạn có để giao dịch. Các khung thời gian ngắn hơn cho phép
bạn sử dụng margin (vốn dự trữ) tốt hơn và có giới hạn lỗ sát hơn. Khung thời gian dài hơn đòi hỏi
tài khoản lớn hơn vì bạn có thể phải chịu đựng các đợt biến động thị trường mà không để bị margin
call (đóng giao dịch khi không còn vốn dự trữ)

Khi bạn đã quyết định khung thời gian ưa thích của mình là lúc bạn bắt đầu xem đa khung thời gian
hỗ trợ bạn phân tích thị trường.

10.3 Giao dịch sử dụng đa khung thời gian

Nếu bạn đã từng xem đồ thị trên các khung thời gian khác nhau, bạn chắc chắn để ý rằng thị trường
có thể có hướng biến động khác nhau tại cùng một thời điểm. Một đường trung bình biến đổi có thể
tăng trên đồ thị tuần và đưa ra tín hiệu mua, nhưng lại giảm trên đồ thị ngày và đưa ra tín hiệu bán.
Thị trường cũng có thể hồi phục trên đồ thị giờ và bảo bạn thực hiện giao dịch mua, nhưng lại giảm
trên đồ thị 10 phút và bảo bạn thực hiện giao dịch bán. Vậy thì cái quái gì đang xảy ra?

Hãy chơi một trò chơi nhỏ gọi là “Mua hay Bán” (Long or Short). Qui luật của trò chơi rất đơn
giản. Bạn nhìn vào một biểu đồ và bạn quyết định thực hiện giao dịch mua hay bán.

10.3.1 5 Đồ thị 5 phút

Hãy nhìn đồ thị E/U 5 phút ngày 03/11/05 khoảng 4h00 am EST. Nó đang giao dịch bên trên đường
trung bình biến đổi đơn giản 100 (SMA 100) là xu hướng tăng giá. Nó vừa phá vỡ và đóng bên trên
mức kháng cự. Đây là thời điểm hoàn hảo để thực hiện lệnh mua đúng không? Tôi sẽ trả lời là
đúng.

Ồ, bạn SAI rồi? Hãy xem chuyện gì xảy ra. Nó tăng lên một chút nhưng sau đó rơi xuống rất
nhanh. Vậy là quá tệ.
10.3.2 Đồ thị 60 phút

Hãy nhìn cùng đồ thị trên với khung thời gian cao hơn. Lúc cùng ngày 03/11/2005 và cùng thời
điểm khoảng 4h00 am EST.
Giá phá vỡ kênh xuống của nó là xu hướng tăng. Cặp tiền tệ đang giao dịch bên trên đường SMA
100 là xu hướng tăng. Giá đỡ cuối cùng phá vỡ và đóng bên trên mức hỗ trợ là xu hướng tăng. Giá
tăng đúng không? Bạn nói mua đi.

Ồ, hãy nhìn đồ thị kìa, người mua bị giết thịt! Cặp tiền tệ xuống trở lại kênh xuống của nó. Hãy
nhìn giá đỡ cuối cùng, nó xuống quá mạnh, nó không thể ở trong đồ thị của tôi. Quá điên!
10.3.4 4 Đồ thị 4 giờ

OK, bây giờ chúng ta chuyển sang một đồ thị có khung thời gian cao hơn nữa, đồ thị 4 giờ. Nó vẫn
cùng ngày và cùng giờ, chỉ khác là khung thời gian cao hơn. Nếu bạn nhìn đồ thị này trước tiên,
bạn có vẫn thực hiện giao dịch mua như trên đồ thị 5 phút và 1 giờ không?

Cặp tiền hiện nay đang giao dịch trong một kênh xuống là xu hướng giảm giá. Giá đang chạm
đường xu hướng trên, điều này là giảm giá mạnh. Vâng, nó vẫn bên trên đường SMA 100 mà điều
này sẽ xem như là xu hướng tăng giá, nhưng kênh xuống vẫn làm tôi cẩn thận. Đặc biệt do cặp tiền
tệ đang giao dịch gần đường xu hướng trên.

Hãy xem chuyện gì xảy ra! Xuống rất nhanh! Cặp tiền thực sự ở trong kênh của nó. Nó chạm vào
đường xu hướng trên và giảm xuống.
10.3.5 Đồ thị ngày

Hãy tiếp tục thêm một khung thời gian nữa là đồ thị ngày.

Cặp tiền tệ đang giao dịch trong một xu hướng xuống rõ ràng. Nó bên dưới đường SMA 100 và
đang nằm trong một kênh xuống. Trên đồ thị này, chiều của xu hướng là quá rõ ràng. Bạn có chú ý
giá đỡ cuối cùng không? Nó đã thử phá vỡ đường xu hướng trên và đảo chiều. Không là một tín
hiệu tăng giá tốt. Hãy xem chuyện gì xảy ra.

Một hướng xuống tiếp tục!


Vậy cái gì là điểm mấu chốt?

Tất cả các đồ thị đã hiển thị cùng ngày, cùng giờ. Chúng chỉ khác nhau khung thời gian. Bây giờ
bạn đã hiểu tầm quan trọng của việc quan sát đa khung thời gian chưa?

Tôi thường không giao dịch với đồ thị 15 phút. Tôi có thể không bao giờ hiểu tại sao thị trường
trông như đang tốt lại thình lình ngưng lại và đổi hướng.

Không có gì ngăn ý nghĩ của tôi hãy nhìn xem một không thời gian lớn hơn xem có gì đang xảy ra.
Khi thị trường đã ngừng lại hay đảo hướng trên đồ thị 15 phút, thường là bởi vì nó đã chạm một
mức hỗ trợ hoặc kháng cự trên một khung thời gian lớn hơn.

Tôi đã mất vài trăm đô để học được bài học là khung thời gian lớn hơn thì các mức hỗ trợ và kháng
cự quan trong hơn. Việc giao dịch sử dụng đa khung thời gian có thể giúp tôi kiếm được nhiều tiền
hơn so với giao dịch chỉ với 01 khung thời gian. Điều này sẽ cho phép bạn giữ một giao dịch lâu
hơn bởi vì bạn có thể nhận biết vị trí của bạn trong một toàn cảnh lớn hơn.

Hầu hết những người mới bắt đầu chỉ xem xét 01 khung thời gian. Họ chọn 01 khung thời gian, áp
dụng với công cụ dự báo của họ và bỏ qua các khung thời gian khác. Vấn đề ở đây là một xu hướng
mới lại được báo hiệu trên một khung thời gian khác, và người giao dịch bị một vố đâu do không
nhìn toàn cảnh lớn hơn.

Hãy nhìn bao quát xem điều gì đang diễn ra. Đừng cố gắng đưa mặt của bạn gần sát vào thị trường,
nhưng thật ra lại đẩy bạn ra xa.

Hãy chọn khung thời gian ưa thích của bạn và sau đó xem xét tới khung thời gian lớn hơn trước khi
đưa ra một quyết định chiến lược để tiến hành giao dịch mua hay bán dựa trên xu hướng của thị
trường. Sau đó bạn sẽ quay trở lại khung thời gian ưa thích của bạn để đưa ra quyết định chiến
thuật bao gồm vị trí mở và đóng giao dịch.

Rõ ràng có một giới hạn đối với số khung thời gian bạn có thể học. Bạn không muốn một màn hình
đầy các đồ thị báo cho bạn nhiều kết quả khác nhau. Hãy sử dụng ít nhất 02 khung thời gian nhưng
không nhiều hơn 03 khung thời gian, bởi vì thêm nhiều khung thời gian chỉ làm lộn xộn và bạn sẽ
bị mất điều khiển và trở thành điên khùng.

Bạn có thể sử dụng bất kỳ khung thời gian nào mà bạn cảm thấy đủ dài để thấy khác biệt trong biến
động của chúng. Bạn có thể sử dụng :
1 minute, 5 minute, and 30 minute (1 phút, 5 phút và 30 phút)
5 minute, 30 minute, and 4 hour (5 phút, 30 phút, và 4 giờ)
15 minute, 1 hour, and 4 hour (15 phút, 1 giờ, và 4 giờ)
1 hour, 4 hour, and daily (1 giờ, 4 giờ và ngày)
4 hour, daily, and weekly and so on (4 giờ, ngày và tuần …)

Khi bạn cố gắng quyết định các đồ thị cách biệt nhau bao nhiêu thời gian, hãy đảm bảo có đủ sự
khác biệt giữa khung thời gian nhỏ và khung thời gian lớn. Nếu các khung thời gian quá gần, bạn sẽ
không thể biết sự khác biệt.

Tóm tắt :

Bạn phải xác định khung thời gian phù hợp cho bạn.
Khi bạn đã tìm được khung thời gian ưa thích, hãy tiến tới khung thời gian kế tiếp cao hơn.
Khung thời gian lớn hơn sẽ cho bạn một quyết định chiến lược để thực hiện giao dịch mua
hay bán dựa trên xu hướng. Sau đó bạn sẽ trở lại với khung thời gian ưa thích của bạn để
đưa ra quyết định vị trí mở và đóng giao dịch.
Việc thêm vào khung thời gian sẽ giúp bạn nhìn rộng hơn so với những người chỉ giao dịch
với 01 khung thời gian.
Hãy tập thói quen xem xét nhiều khung thời gian khi giao dịch.
Hãy chọn một bộ khung thời gian mà bạn sẽ xem xét và chỉ tập trung trên các khung thời
gian đó. Chọn lấy 03 khung thời gian : 1 giờ, 4 giờ, ngày; 5 phút, 15 phút, 1 giờ .v.v. Và chỉ
sử dụng các khung thời gian đó. Hãy học tất cả chúng để bạn có thể nắm rõ thị trường hoạt
động như thế nào trên các khung thời gian này.
Đừng nhìn quá nhiều khung thời gian, bạn sẽ bị quá tải do quá nhiều thông tin và đầu bạn sẽ
nổ tung.
Giữ lại 02 hay 03 khung thời gian, thêm bất kỳ khung thời gian nào chỉ làm quá tải.
Việc sử dụng đa khung thời gian giải quyết vấn đề mâu thuẫn giữa đồ thị và các công cụ dự
báo. Luôn luôn bắt đầu phân tích thị trường bằng việc quay trở lại và xem xét toàn cảnh bao
quát.
Hãy sử dụng một đồ thị dài hạn để xác định xu hướng và sau đó trở lại gần thị trường hơn
để đưa ra quyết định mở và đóng giao dịch.

Chương XI : Lý thuyết sóng Elliott (Elliott Wave)

Trở lại thập kỷ 1920 – 1930, có một thiên tài điên khùng tên là Ralph Nelson Elliott người đã khám
phá ra là thị trường chứng khoán thực sự không biến động một cách hỗn loạn.

Thị trường giao dịch theo các vòng lặp đi lặp lại. Elliot đã giải thích là do các thay đổi lên và xuống
của tâm lý mọi người luôn luôn thể hiện theo các mẫu lặp đi lặp lại giống nhau, điều này được chia
thành các mẫu gọi là sóng (wave). Elliot đã đưa ra một nguyên lý gọi là “Thuyết sóng Elliot”.

The 5 – 3 Wave Patterns (Mẫu sóng 5-3)

Ông Elliot đã chỉ ra rằng một thị trường biến động dưới dạng gọi là “mẫu sóng 5-3”. Mẫu 5-wave
đầu tiên được gọi là sóng tới (impulse waves) và mẫu 3-wave sau đó được gọi là sóng lui
(corrective waves).

Trước tiên hãy nhìn mẫu sóng tới 5-wave :


Có vẻ như có gì đó lộn xộn. Hãy thêm màu cho hình vẽ :

Bây giờ mỗi bước đếm của sóng đã được tô màu khác nhau.

Đây là một mô tả ngắn gọn cho biết điều gì diễn ra trong mỗi pha sóng. Tôi sẽ sử dụng chứng
khoán để làm ví dụ bởi vì Ông Elliott đã sử dụng chứng khoán. Điều này vẫn đúng với tiền tệ, kỳ
phiếu, vàng, dầu … Điều quan trọng là Thuyết sóng Elliott vẫn đúng đối với forex.

Wave 1 (Sóng – 1)

Chứng khoán tăng lần đầu tiên. Điều này thường là do một lượng khá nhỏ người bất ngờ nghĩ rằng
giá trước đó của chứng khoán là một món hời và đáng để mua, khi họ thực hiện mua và đã tạo nên
giá tăng.
Wave 2 (Sóng – 2)

Chứng khoán được quan tâm đánh giá quá cao. Tại điểm này đã đủ lượng người đánh giá cao
chứng khoán trong pha sóng ban đầu và người ta bắt đầu thu lợi bằng cách bán ra. Điều này làm
cho chứng khoán đi xuống. Tuy nhiên, chứng khoán không đạt trở lại mức thấp trước đó trước khi
chứng khoán một lần nữa được nghĩ là rẻ.

Wave 3 (Sóng – 3)

Đây là pha sóng dài nhất và mạnh nhất. Nhiều người đã để ý đến chứng khoán, nhiều người muốn
chứng khoán và họ mua nó với giá ngày càng cao. Pha sóng này thường vượt qua đỉnh cuối cùng
của pha sóng thứ nhất.

Wave 4 (Sóng – 4)

Tại điểm này người ta một lần nữa thu lợi bởi vì chứng khoán một lần nữa được xem như giá cao.
Pha sóng này có xu hướng yếu bởi vì thường vẫn có nhiều người tiếp tục đầu cơ chứng khoán và
sau khi một số người thu lợi pha sóng thứ 5 xuất hiện.

Wave 5 (Sóng – 5)

Đây là thời điểm nhiều người quan tâm đến chứng khoán nhất và hầu hết bị ảnh hưởng bởi tâm lý.
Mọi người sẽ nghĩ ra nhiều lý do để mua chứng khoán và sẽ không lắng nghe các lời khuyên ngăn
cản. Đây là thời điểm giá chứng khoàn tăng cao nhất. Tại thời điểm này sẽ có sự kháng cự và mọi
người bắt đầu bán và giá chứng khoán chuyển sang mẫu ABC.

ABC Correction (Điều chỉnh ABC)

Xu hướng sóng tới (5-wave) sau đó giảm và đảo chiều sang xu hướng sóng lui (3-wave). Các ký tự
được sử dụng thay thế cho số để đánh dấu. Xem ví dụ về sóng lui (3-wave) bên dưới :

Chúng ta sử dụng thị trường tăng giá (Bull market) là ví dụ, điều này không có nghĩa là thuyết sóng
Elliot không đúng đối với thị trường giảm giá (Bear market). Đối với thị trường giảm giá, mẫu sóng
5-3 có dạng như sau :
Các pha sóng phụ trong một sóng :

Một điều quan trọng khác mà bạn phải biết về thuyết sóng Elliot là một sóng được tạo bởi các sóng
phụ (sub-wave). Hãy để tôi chỉ cho bạn một hình khác.

Bạn có thấy cách sóng-1 được tạo bởi một mẫu sóng tới (5-wave) nhỏ hơn và sóng 2 được tạo bởi
một mẫu sóng lui (3-wave) nhỏ hơn? Mỗi sóng gồm các mẫu sóng nhỏ hơn

Hãy xem một ví dụ thật tế :


Như bạn thấy, các pha sóng trong thực thế không hoàn toàn giống như trong lý thuyết và đôi khi rất
khó để đặt tên cho các pha sóng.

Đó là tất cả những gì bạn cần biết về Thuyết Sóng Elliot. Hãy nhớ rằng thì trường biến động theo
các pha sóng. Bây giờ khi bạn nghe một ai nói rằng “sóng 2 kết thúc” thì bạn sẽ biết anh ta đang nói
về cái gì

Nếu bạn muốn trở thành một chuyên gia về Thuyết sóng Elliot thì bạn có thể học nhiều hơn tại
www.elliotwave.com.

Tóm tắt :

Theo Thuyết Sóng Elliot, thị trường biến động theo các mẫu lặp lại gọi là sóng
Một thị trường có xu hướng biến động theo mẫu sóng 5-3. Mẫu 5-wave đầu tiên gọi là sóng
tới (impulse-wave). Mẫu 3-wave tiếp theo gọi là sóng lui (corrective wave)
Nếu bạn cố gằng xem một đồ thị bạn sẽ thấy là thị trường thật sự biến động theo sóng.

Chương XII : Tạo hệ thống giao dịch của riêng bạn (Trading System)

Nếu bạn tìm kiếm trên mạng bằng Google với từ khóa “forex trading systems” bạn sẽ tìm được rất
nhiều hệ thống (system) mà người ta gọi là “chén thánh” (Holy Grail) và bạn có thể ma “chỉ với”
vài ngàn đô la. Các hệ thống này được cho là có thể mang đến hàng ngàn pips một tuần và không
bao giờ thua. Họ sẽ đưa cho bạn xem các kết quả của hệ thống hoàn hảo của họ và bạn sẽ bỏ tiền để
đăng ký quyền truy cập để sử dụng hệ thống và tự nói với mình “Mình chỉ bỏ ra 3.000$ và có thể
bắt đầu kiếm tiền. Nếu hệ thống này mang đến hàng ngàn pips một tuần thì mình sẽ thu hồi vốn
chẳng mấy chốc”.

Từ từ thôi, có một vài điều bạn cần biết trước khi bỏ tiền ra mua hệ thống.

Sự thật là nhiều hệ thống hoạt động thật sự. Vấn đề ở đây là các trader không tuân thủ đúng nguyên
tắc khi sử dụng hệ thống.

Sự thật thứ hai là thay vì trả hàng ngàn đô la để mua một hệ thống, bạn có thể bỏ thời gian để phát
triển một hệ thống cho chính bạn và sử dụng tiền dự định mua hệ thống đó để làm vốn và tiến hành
trading.
Sự thật thứ ba là việc tạo một system không khó. Cái khó là các nguyên tắc mà bạn sử dụng khi xây
dựng system cho bạn.

Bài học này sẽ hướng dẫn bạn các bước bạn cần để tạo một system phù hợp với bạn. Cuối bài học,
tôi sẽ đưa cho bạn một ví dụ về một system mà tôi sử dụng.

Mục tiêu của system của bạn

Tôi biết bạn sẽ nói rằng “Mục tiêu của system của tôi là tạo ra một tỷ đô la”. Đó là một mục tiêu
tuyệt vời nhưng nó không phải là một mục tiêu mà sẽ giúp bạn trở thành một trader thành công.

Khi bạn xây dựng một system, bạn muốn đạt được 02 mục tiêu quan trọng :

1. System của bạn có thể xác định xu hướng càng sớm càng tốt
2. System của bạn có thể tránh được thua lỗ

Nếu bạn có thể đạt được 02 điều trên với system của bạn, tôi bảo đảm là bạn sẽ thành công. Phần
khó nhất đối với các mục tiêu trên là chúng mâu thuẫn với nhau. Nếu bạn có một system với mục
tiêu duy nhất là nắm bắt được xu hướng sớm thì bạn sẽ có khả năng bị lừa nhiều lần. Mặt khác, nếu
bạn có một system với mục tiêu tránh thua lỗ bạn sẽ bị chậm trễ khi giao dịch và sẽ bỏ lỡ nhiều
giao dịch tốt.

Công việc của bạn khi xây dựng một system là tìm ra một cân bằng giữa hai mục tiêu. Bạn cần tìm
ra cách xác định xu hướng sớm nhưng cũng tìm ra cách sẽ giúp bạn nhận ra các tín hiệu giả.

Hãy luôn luôn nhớ 02 mục tiêu trên khi tạo system cho bạn. Chúng sẽ mang đến cho bạn nhiều tiền.

Bây giờ hãy xem qua 06 bước tạo system cho riêng bạn.

Sáu bước tạo system cho bạn :

Mục tiêu chính của chủ đề này là hướng dẫn bạn tiến trình xây dựng system cho bạn. Trong khi
việc tạo một system không tốn nhiều thời gian, việc kiểm tra (test) system là rất tốn thời gian. Hãy
kiên nhẫn, một system tốt có thể và sẽ mang về cho bạn nhiều tiền.

Bước 1 : khung thời gian

Điều trước tiên bạn cần xác định khi tạo system là bạn thuộc kiểu trader nào. Bạn là day trader hay
swing trader? Bạn thích xem chart ngày, tháng, hay năm? Bạn thường giữ giao dịch bao lâu?

Điều này sẽ giúp bạn xác định khung thời gian bạn sẽ sử dụng để trade. Cho dù bạn sẽ vẫn xem
nhiều khung thời gian, đây sẽ là khung thời gian chính bạn sử dụng khi xác định tín hiệu để đưa
vào giao dịch.

Bước 2 : Tìm các công cụ (indicator) giúp bạn nhận biết một xu hướng mới

Bởi vì một trong các mục đích của chúng ta là phát hiện xu hướng càng sớm càng tốt, chúng ta sẽ
sử dụng các công cụ có thể thực hiện điều này. Các đường trung bình là một trong những công cụ
thông dụng nhất được các trader sử dụng để giúp phát hiện một xu hướng. Đặc biệt, các trader sử
dụng 02 đường trung bình (một nhanh và một chậm) và đợi đến khi đường nhanh cắt đường chậm.
Đây là điều cơ bản trong một system "đường trung bình cắt nhau".

Dạng đơn giản nhất, các đường đường trung bình giao nhau là cách nhanh nhanh nhất để phát hiện
một xu hướng mới. Nó cũng là cách dễ nhất để phát hiện một xu hướng mới.
Dĩ nhiên có nhiều các khác để trader phát hiện xu hương , nhưng đường trung bình là một cách dễ
nhất để sử dụng.

Bước 3 : Tìm các công cụ hỗ trợ việc xác nhận (confirm) một xu hướng

Mục tiêu thứ hai của system là có khả năng tránh thua lỗ, nghĩa là chúng ta không muốn tóm nhầm
các xu hướng sai (false trend). Cách để thực hiện điều này là phải đảm bảo khi chúng ta thấy một
tín hiệu báo một xu hướng mới, chúng ta có thể xác nhận tín hiệu đó bằng một công cụ khác.

Có nhiều công cụ tốt đối với việc xác nhận xu hướng, nhưng tôi thật sự thích MACD, Stochastics
và RSI. Khi bạn trở nên quen thuộc hơn với các công cụ khác, bạn sẽ tìm ra một công cụ mà bạn
thích và có thể kết hợp trong system của bạn.

Bước 4 : Xác định rủi ro của bạn

Khi xây dựng system điều rất quan trọng là bạn xác định sẽ thua lỗ bao nhiêu cho mỗi giao dịch.
Không có nhiều người thích nói về việc thua lỗ, nhưng trong thực tế một trader giỏi suy nghĩ về họ
có khả năng thua lỗ như thế nào trước khi nghĩ về việc họ có thể thắng bao nhiêu.

Mỗi người có thể chấp nhận mức thua lỗ khác nhau. Bạn phải quyết định bao nhiêu thì đủ chấp
nhận cho giao dịch của bạn, nhưng đồng thời không quá rủi ro cho giao dịch. Bạn sẽ học nhiều hơn
về việc quản lý tiền (money management) trong bài học sau. Quản lý tiền đóng một vai trò quan
trọng trong việc xác định mức rủi ro bao nhiều trong một giao dịch.

Bước 5 : Xác định điểm mở giao dịch (entry) và điểm đóng giao dịch (exit)

Khi bạn xác định chấp nhận thua lỗ bao nhiêu trên một giao dịch, thì bước kế tiếp là tìm ra điểm
bạn sẽ mở và đóng giao dịch để đạt được lợi nhuận cao nhất.

Một số người thích mở giao dịch ngay khi các công cụ của họ xác nhận và đưa ra một tín hiệu tốt
mặc dù candle chưa kết thúc. Những người khác thì thích đợi cho đến khi kết thúc candle.

Theo kinh nghiệm của tôi, tôi đã nhận ra là tốt nhất nên đợi cho đến khi kết thúc candle hãy mở
giao dịch. Tôi đã gặp nhiều trường hợp candle đang chưa kết thúc (ở giữa thời khoảng của candle)
và tất các công cụ đều xác nhận chỉ chờ candle kết thúc, và xu hướng đã đảo ngược.

Vấn đề ở đây chính là kiểu giao dịch (trading style). Một số người hăng hơn những người khác và
cuối cùng bạn sẽ xác định bạn thuộc típ trader nào.

Đối với đóng giao dịch (exit) bạn có một số lựa chọn khác nhau. Một cách là dời stop loss theo
(trailing stop), nghĩa là nếu giá di chuyển một khoảng “X” thì bạn sẽ di chuyển stop loss một
khoảng “X”.

Một cách khác để đóng giao dịch là đặt target để đóng, với cách này giao dịch sẽ đóng khi giá chạm
target. Cách tính target của bạn là tùy thuộc vào bạn. Một số người chọn các mức hỗ trợ và kháng
cự làm target. Những người khác lại chọn một lượng pip nhất định cho mọi giao dịch. Tuy nhiên
bạn chính là người quyết định target cho bạn, chỉ chắc chắn rằng bạn trung thành với nó. Trung
thành với system của bạn!

Một cách nữa là bạn có thể đóng giao dịch dựa vào các tiêu chuẩn, khi thỏa các tiêu chuẩn bạn sẽ
đóng giao dịch, Ví dụ, bạn có thể đặt ra một nguyên tắc là khi các công cụ báo hiệu đảo chiều ở
một mức xác định nào đó thì bạn sẽ đóng giao dịch.

Bước 6 : Viết ra các nguyên tắc của system và tuân thủ theo nó!
Đây là bước quan trọng nhất trong việc xây dựng một system. Bạn phải viết ra các nguyên tắc của
system và luôn luôn tuân thủ theo các nguyên tắc này. Sự tuân thủ nguyên tắc là một trong những
yếu tố một trader cần có, vì vậy bạn phải luôn luôn nhớ phải trung thành với system của bạn!
System sẽ không thể làm việc nếu bạn không trung thành với các nguyên tắc.

Cách kiểm tra system của bạn

Cách nhanh nhất để kiểm tra system của bạn là tìm một phần mềm đồ thị mà bạn có thể test với các
dữ liệu quá khứ, xem hệ thống của bạn hoạt động như thế nào và ghi nhận lại tất cả thắng, thua,
trung bình thắng/thua. Nếu bạn cảm thấy hài lòng với kết quả thì bạn có thể chuyển sang test với
giao dịch thật trên các demo account.

Hãy trade trên hệ thống thật bằng demo account ít nhất là 02 tháng. Điều này sẽ giúp bạn thành
thạo giao dịch theo system của bạn khi thị trường biến động. Hãy tin tôi, có nhiều điểm khác biệt
giữa giao dịch thật tế so với khi bạn kiểm tra bằng dữ liệu quá khứ.

Sau 02 tháng giao dịch trên demo account, nếu kết quả vẫn tốt bạn có thể chọn system để giao dịch
trên một live account. Đến lúc này, bạn rất tự tin vào system của mình.

System đơn giản :

Trong phần này tôi sẽ trình bày cho bạn một system như thế nào. Điều này sẽ giúp bạn có khái
niệm bạn nên tìm cái gì khi xây dựng system

Thiết lập :

Giao dịch trên daily chart (swing trading)


Dùng 5-EMA để đóng
Dùng 10-EMA để đóng
Stochastic (10,3,3)
RSI (14)

Nguyên tắc giao dịch

1. Stop Loss = 30 pips


2. Entry Rules - Nguyên tắc mở giao dịch
1. Mở “long” nếu:
2. Đường 5-EMA cắt bên trên 10-EMA và cả 02 đường stochastic hướng lên (không
mở giao dịch nếu các đường stochastic đã trong vùng mua vượt)
3. RSI lớn hơn 50
4. Mở “short” nếu :
5. Đường 5-EMA cắt bên dưới 10-EMA và cả 02 đường stochastic hướng xuống
(không mở giao dịch nếu các đường stochastic đã trong vùng bán vượt)
6. RSI nhỏ hơn 50
3. Exit Rules – Nguyên tắc đóng giao dịch :

o Đóng giao dịch khi đường 5-EMA cắt 10-EMA theo hướng ngược lại với giao dịch
của bạn hoặc nếu RSI cắt trở lại 50.

Hãy xem một số đồ thị sau để hiểu cách hoạt động của system.

Như bạn có thể thấy, chúng ta có tất cả các thành phần của một system tốt. Trước tiên, chúng ta
quyết định đây là một swing trading system và chúng ta sẽ giao dịch trên daily chart. Kế tiếp, chúng
ta sử dụng các đường trung bình để hỗ trợ chúng ta phát hiện một xu hướng mới càng sớm càng tốt.
Đường Stochastic hỗ trợ chúng ta xác định nếu vẫn OK để mở giao dịch sau khi các đường trung
bình cắt nhau và nó cũng giúp chúng ta tránh các vùng mua vượt hoặc bán vượt. Đường RSI là một
công cụ xác nhận thêm giúp chúng ta xác định lực của xu hướng.

Sau khi tính toán các cài đặt, chúng ta sẽ xác định rủi ro cho mỗi giao dịch. Đối với hệ thống này,
chúng ta chấp nhận rủi ro cho mỗi giao dịch là 30 pips. Thông thường, với khung thời gian cao hơn
chúng ta sẽ chấp nhận mức rủi ro nhiều pip hơn bởi vì lợi nhuận của bạn sẽ nhiều hơn so với giao
dịch trên khung thời gian nhỏ hơn. Kế tiếp, chúng ta xác định rõ các nguyên tắc mở và đóng giao
dịch. Lúc này, chúng ta sẽ bắt đầu thử kiểm tra system bằng backtest (test với dữ liệu quá khứ).
Dưới đây là một số ví dụ :

Nếu chúng ta xem chart bên trên, chúng ta sẽ thấy là theo nguyên tắc system của chúng ta đây là
thời điểm tốt để thực hiện giao dịch long. Điểm kiểm tra, bạn sẽ viết ra giá bạn sẽ mở giao dịch,
stop loss, và kế hoạch đóng giao dịch. Sau đó bạn sẽ di chuyển chart thêm 01 candle đến thời điểm
để xem giao dịch thực hiện như thế nào.
Trong trường hợp này, bạn sẽ kiếm được một số lượng pips lớn. Bạn có thể thấy là khi các đường
trung bình cắt nhau theo hướng ngược lại đó là lúc chúng ta đóng giao dịch. Dĩ nhiên, không phải
tất cả các giao dịch của chúng ta đều đẹp như thế này. Một số giao dịch sẽ tồi tệ, nhưng bạn nên
nhớ rằng phải giữ vững nguyên tắc và trung thành với các nguyên tắc của system.
Trong ví dụ này, bạn có thể thấy là các điều kiện của chúng ta đã thỏa mãn và đây là thời điểm mở
giao dịch short. Bây giờ chúng ta sẽ ghi nhận giá mở giao dịch, stop loss và exit. Sau đó dời chart
tiến lên một candle tại đó bạn thấy việc gì xảy ra. Tôi sẽ cá 100$ là bạn đã đúng với giao dịch này.

Tôi lại đúng một lần nữa! Bạn có thể thấy là chúng ta sẽ giữ giao dịch này cho đến khi các đường
trung bình cắt nhau lần nữa và RSI quay trở lại 50.
Tôi biết bạn có thể đang nghĩ rằng system này quá đơn giản để kiếm tiền. Thật sự là đơn giản. Bạn
không nên sợ những gì đơn giản. Một system không phải phức tạp. Bạn không cần phải có hàng
đống công cụ trên đồ thị của minh. Trong thật tế, việc đơn giản hóa sẽ giúp bạn đỡ nhức đầu.

Điều quan trọng nhất là tuân thủ đúng các nguyên tắc. Bạn phải luôn luôn trung thành với các
nguyên tắc của system. Nếu bạn đã kiểm tra system của mình với dữ liệu quá khứ và giao dịch trên
demo account ít nhất 02 tháng, vậy thì bạn đã có thể tự tin và biết làm thế nào để tuân thủ các
nguyên tắc của hệ thống, và tiền sẽ bắt đầu đến với bạn.

Hãy tin tưởng system của minh và hãy tin vào chính mình!

Tóm tắt :

Có nhiều system hoạt động tốt, nhưng có nhiều trader không tuân thủ đúng theo các nguyên
tắc và kết quả là thua lỗ.

System của bạn cần đạt được 02 mục tiêu :

1. Có thể phát hiện một xu hướng càng sớm càng tốt


2. Có thể tránh được thua lỗ (xác nhận xu hướng của bạn)

Có 06 bước để xây dựng system :

1. Tìm khung thời gian


2. Tìm công cụ giúp bạn nhận biết xu hướng sớm
3. Tìm công cụ giúp bạn tránh thua lỗ và xác nhận xu hướng cho bạn
4. Xác định rủi ro
5. Xác đỉnh điểm mở và đóng giao dịch
6. Viết các nguyên tắc của system ra và luôn luôn tuân thủ theo các nguyên tắc đó!

Có 03 giai đoạn kiểm tra system :

1. Kiểm tra bằng dữ liệu quá khứ - sử dụng dữ liệu quá khứ để kiểm tra xem system và các
nguyên tắc hoạt động như thế nào.
2. Nếu có thể, tiến hành giao dịch trên demo account ít nhất 02 tháng. Điều này sẽ giúp bạn
giao dịch bằng system của mình khi thị trường biến động thực vì sẽ có nhiều khác biệt so
với kiểm tra trên dữ liệu quá khứ.
3. Khi bạn đã giao dịch bằng system trên demo account ít nhất 02 tháng và bạn vẫn có lợi
nhuận, bạn đã sẵn sàng sử dụng system của mình để giao dịch bằng tiền thật. Tuy nhiên, bạn
phải luôn luôn nhớ là phải tuân thủ với các nguyên tắc bất kể vì lý do gì!

Chương XIII : Giờ thị trường họat động (Market Hours)

Tất cả các bài học trên đã hướng dẫn cách để giao dịch, nhưng một bài học quan trọng khác mà bạn
cần học là khi nào nên giao dịch.

Thị trường forex mở cửa 24giờ/ngày, nhưng không có nghĩa là thị trường luôn luôn hoạt động cả
ngày. Bạn có thể kiếm tiền khi thị trường tăng và cả khi thị trường giảm. Tuy nhiên, bạn sẽ có
những lúc rất khó kiếm tiền khi thị trường không biến động. Bài học này sẽ giúp bạn xác định thời
gian tốt nhất trong ngày để giao dịch.

Giờ thị trường


Trước khi tìm xem thời gian nào là tốt nhất, chúng phải xem qua 24 giờ trong thế giới forex như thế
nào. Thị trường Forex có thể chia thành 03 phiên giao dịch chính (trading session) : phiên Tokyo,
phiên Lodon và phiên US. Dưới đây là bản giờ mở cửa/ đóng cửa của các phiên giao dịch.

Giờ Việt Nam = GMT + 7. VD : giờ mở của của Tokyo là 0h00 GMT -> tương ứng với 7h00 giờ
VN, giờ mở cửa của London là 8h00 GMT -> tương đương 15h00 giờ VN.

Bạn có thể thấy là giữa mỗi session có một khoảng thời gian cả 02 session đều mở. Từ 3 – 4 AM
EST cả Tokyo và London đều mở, từ 8 – 12 AM EST cả London và US đều mở. Tất nhiên, có
những lúc thị trường náo nhiệt nhất bởi vì số lượng giao dịch nhiều hơn do cả 02 thị trường đều
mở.

(Số pip biến động trung bình của 04 cặp tiền chính trong mỗi phiên)
Như bạn thấy đó, phiên London thường có biến động nhiều nhất.

Bây giờ hãy xem ngày nào trong tuần tốt nhất để thực hiện giao dịch.

Ngày tốt nhất trong tuần để tiến hành giao dịch Forex

Bây giờ bạn đã biết là phiên London náo nhiệt nhất trong tất cả các phiên, nhưng có những ngày
trong tuần tất cả các thị trường đều biến động nhiều hơn. Dưới đây là thống kê biến động trung
bình của 04 cặp tiền chính theo các ngày trong tuần :

Bạn có thể thấy là trong khoảng giữa tuần cả 04 cặp tiền đều biến động nhiều nhất.

Thời điểm để giao dịch nếu bạn muốn mất tiền

Chúng tôi không muốn áp đặt quan điểm của mình lên bạn. Thay vào đó, chúng tôi muốn bạn đưa
ra quyết định cho chính mình. Nếu bạn thật sự không muốn giao dịch vào những lúc thị trường náo
nhiệt hơn và bạn sẽ kiếm tiền dễ hơn vậy thì bạn cứ tự do giao dịch vào những thời gian đề cập
dưới đây. Chúng tôi bảo đảm bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn!

Thứ Sáu : Thứ sáu là rất bất ổn, đây là một ngày tốt để giao dịch nếu bạn muốn mất tất cả
lợi nhuận kiếm được trong tuần.
Chủ Nhật : Có biến động rất nhỏ trong ngày này. Hãy tiến hành giao dịch vào ngày Chủ
nhật nếu bạn muốn bắt đầu một tuần với số pips âm.
Ngày nghỉ lễ: Ngân hàng đóng cửa nghĩa là lượng giao dịch từ các nước có ngày nghĩ lễ sẽ
rất ít. Các ngày nghĩ lễ rất tuyệt để giao dịch khi bạn muốn mất nhiều tiền hơn so với nghỉ
ngơi và tận hưởng những gì tốt đẹp hơn của cuộc sống.
Công bố tin tức: Không ai biết được giá sẽ biến động như thế nào khi một tin tức được
công bố. Tin tức sẽ ảnh hưởng đến xu hướng dài hạn của giá dài hạn (long-term) kể cả ngắn
hạn (short-term), giá sẽ biến động đột ngột khi tin tức được công bố. Bạn chỉ nên giao dịch
vào lúa này nếu bạn là một thầy bói và luôn luôn tiên đoán đúng tương lai.

Làm gì nếu bạn không thể giao dịch vào những giờ thị trường sôi động

Nếu bạn sống trong các múi giờ không hấp dẫn hoặc bạn có công việc làm khác, vậy thì bạn không
thể ngồi trước máy tính vào những lúc thị trường sôi động. Nếu đúng như thế tôi có một số giải
pháp cho bạn :
1. Chuyển sang vùng múi giờ tốt hơn như London chẳng hạn. Chắc chắn bạn sẽ phải di
chuyển và bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn mới, nhưng ít nhất bạn có thể trade đúng
không?
2. Giao dịch tại nơi làm việc (bạn có một công việc thật sự và trong trường hợp này sếp của
bạn sẽ đến sau lưng và hỏi xem bạn đang làm gì). Tôi khuyên bạn nên sẵn sàng với tổ hợp
phím ALT-TAB để nhanh chóng chuyển đổi cửa sổ làm việc.
3. Trở thành một swing/position trader. Một swing/position trader sẽ không phải liên tục
theo dõi thị trường và bạn có thể kiểm tra hoặc xem qua khi bạn xong việc.
4. Giao dịch với một phiên khác dù là nó không sôi động. Nếu bạn không thể giao dịch trong
phiên của London hoặc US, vậy thì trade trong phiên của Tokyo. Bạn sẽ bắt đầu học xem
thị trường biến động như thế nào và có thể xây dựng các chiến thuật riêng cho phiên giao
dịch đó.

Theo cá nhân tôi thì lựa chọn 3 và 4 là tốt nhất, nhưng một lần nữa đó là lựa chọn của bạn. Cho dù
bạn không thể giao dịch nhưng cũng nên theo dõi đồ thị toàn phiên giao dịch. Nhờ việc theo dõi
biến động giá thực tế bạn có thể thật sự hiểu rõ được thị trường tiền tệ. Hãy tin tôi, việc xem một đồ
thị biến động thật khác nhiều so với xem một đồ thị quá khứ. Mặc dù bạn không thể giao dịch
nhưng hãy ghi lại những lúc bạn nghĩ mình sẽ tiến hành giao dịch trong quá trình theo dõi đồ thị.
Hãy thực hành càng nhiều càng tốt.

THE CHOICE IS YOURS!

You might also like