You are on page 1of 19

Volume Spread Analysis (VSA) – phân tích về giá và khối lượng –

Phần 1
Lượt xem: 8084 - Ngày:  10/06/2019
Theo dòng lịch sử của phân tích kĩ thuật thì có rất nhiều trường phái tiếp cận phân tích kĩ
thuật như phương pháp đếm sóng của Elliot, phương pháp dựa vào các môn khoa học như
toán, địa lý, thiên văn của Gann, phương pháp phân tích dựa vào giá và khối lượng – VSA,
trường phái của Dow, trường phái Harminic,… Hôm nay Đầu Tư Phát Đạt sẽ giới thiệu cho các
bạn một phương pháp xuất hiện từ những năm 30 của thế kì 20 đó là VSA của Richard
Wyckoff.

Ảnh: Nguồn Market Volume

Giả thiết của phương pháp VSA này là việc giá  cổ phiếu dịch chuyển là do tác động những tay to chi phối cung,
cầu cổ phiếu hoặc cả thị trường. Những tay to này còn có nhiều tên gọi khác nhau như: nhà tạo lập, big boys,
dòng tiền lớn, Smart Money, đội tạo lập, đội lái, nhà cái,… Những tay to này có rất nhiều tiền cũng như kiến
thức, họ là những người làm chủ cuộc chơi và những nhà đầu tư cá nhân như chúng ta – những nhỏ lẻ thì có
thể kiếm tiến trên thị trường bằng cách nương theo họ, đón những cơn sóng mà họ tạo ra. Ban đầu các tay to sẽ
mua gom cổ phiếu tốt khi giá của chúng còn rẻ, đây là quá trình tích lũy. Sau đó tay to sẽ lái đẩy giá tăng lên và
gây sự chú ý của những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Một số người bắt đầu mua vào trong quá trình giá tăng này. Đến khi
đủ lượng lớn nhà đầu tư nhỏ lẻ bắt đầu mua vào thì tay to sẽ đồng thời bán cổ phiếu dần dần – gọi là quá trình
phân phối. Khi giá tăng mạnh khiến các nhỏ lẻ hưng phấn nhất cũng chính là lúc quá trình phân phối hoàn thành.
Sau khi tay to được phần lớn cổ phiếu thì họ cũng rút lui, chỉ còn các nhỏ lẻ ở lại cầm cổ phiếu với nhau, đến khi
hết cầu và không có lực đỡ từ tay to thì giá cổ phiếu sẽ giảm không phanh. Đôi khi còn có lực đạp giá bằng cách
đẩy cung từ tay to để ép giá giảm sâu. Đây là quá trình cuối cùng – đạp giá, là lúc những người mua phải giá
cao trở thành những người bị kẹp hàng và thua lỗ. Cuối cùng khi giá giảm đủ sâu, các tay to có lời thì họ bắt đầu
quá trình thu gom cổ phiếu ở mức giá thấp và chu kỳ lại tiếp tục. Tuy nhiên những hành động của các tay to luôn
để lại những dấu hiệu qua giá và thanh khoản, vì vậy phương pháp VSA ra đời để chúng ta có thể tìm được
hướng đi của các tay to, từ đó nương theo mà kiếm lợi nhuận. Chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu từng giai đoạn của
hành động tay to (đội lái) theo từng biến động của giá và thanh khoản. Từ giờ chúng tôi sẽ gọi tắt các tay to này
là BBs (big boys).
Ảnh: Nguồn StockCharts

Các chu kỳ của giá cổ phiếu ứng với từng hành động của BBs gồm bốn bước theo trình tự sau: Tích lũy (Gom
hàng), Tăng giá (Đẩy giá), Phân phối và Giảm giá (Đạp giá).

 Đầu tiên là quá trình tích lũy:


Trong giai đoạn này các BBs cố gắng mua càng nhiều cổ phiếu càng tốt ở mức giá thấp.
Giá biến động rất ít trong ngày, không bao giờ tăng mạnh, gây ra chán nản và mất kiên nhẫn cho số ít nhà đầu
tư nhỏ lẻ nào cũng đang nắm giữ cổ phiếu. Giá luôn được các BBs điều chỉnh đi ngang trong 1 kênh giá, mà giá
không thể breakout khỏi kháng cự hay hỗ trợ.
Tuy nhiên đôi khi BBs muốn gom nốt cổ phiếu của những nhà đầu tư vẫn còn ngoan cố cầm hàng trong giai
đoạn này. Các BBs sẽ đánh cho giá giảm gãy kháng cự trong vài phiên để những nhà đầu tư nhỏ lẻ cầm hàng
yếu tim trở nên hoảng loạn và bát ra bớt cổ phiếu vào tay BBs. Sau khi các BBs gom được hàng thì giá lại được
đẩy trở lại kênh giá ban đầu.
Khối lượng và giá ở giai đoạn này đều thấp nếu so với các giai đoạn khác. Thanh khoản sẽ thấp khi giá gần
đường hỗ trợ và tăng nếu giá gặp kháng cự (BBs đẩy giá không cho giá giảm gãy kháng cự).
Hầu hết nhà đầu tư nhỏ lẻ thường không quan tâm tới cổ phiếu đang bị gom hàng ở lúc này vì giá cổ phiếu ở
giai đoạn này biến động với biên độ nhỏ, rất thất thường khó mà kiếm được lợi nhuận.
Quá trình tích lũy đôi khi không chỉ diễn ra riêng lẻ với 1 cổ phiếu mà có thể trong cả 1 giai đoạn của thị trường
chung. Nhưng các dấu hiệu giá và thanh khoản cũng tương tự như với chúng tôi đã nêu trên.
 Thứ hai là quá trình Đẩy giá:
Khi các BBs đã gom đủ cổ phiếu và cung cổ phiếu đã cạn kiệt thì các BBs bắt đầu quá trình đẩy giá, đánh lên
nhằm mục tiêu thu lợi nhuận.
Ở quá trình này thì cả giá và khối lượng đều tăng mạnh trong nhiều phiên, gây ra sự chú ý cho nhiều nhà đầu tư
trên thị trường.
Các phiên giá xanh, giá tím diễn ra thường xuyên hơn tạo sự hưng phấn tột độ cho các nhỏ lẻ tha hồ mua vào.
Và tất nhiên bên bán ra chính là các BBs đã gom hàng từ trước.
Lúc này các kháng cự của giá không có ý nghĩa gì nhiều vì giá giờ đây được quyết định hầu hết bởi các BBs và
sự hưng phấn của tất cả mọi người.
Đôi khi trong quá trình tăng vẫn sẽ có những đợt giá giảm vài phiên để tạo điều kiện cho những người muốn lên
chuyến tàu nhưng muốn mua khi giá đỏ, giá điều chỉnh.

Volume Spread Analysis (VSA) – phân tích về giá và khối lượng –


Phần 2
Lượt xem: 2757 - Ngày:  17/12/2018
Nối tiếp phần 1 về VSA thì trong bài này chúng ta sẽ đi tiếp 2 giai đoạn còn lại của chu kỳ của giá.

 Tiếp theo là quá trình phân phối:


Khi các tay to đã thấy mức giá hiện tại đã cao và lực mua của các nhà đầu tư nhỏ là cũng đủ để họ bắt đầu chốt
lời phần lớn cổ phiếu thì quá trình phân phối sẽ bắt đầu
Ở vùng này giá cổ phiếu đã rất cao và có thể coi là vùng đỉnh của cả chu kỳ.
Các BBs bán ra cổ phiếu bằng mọi giá, nên thanh khoản lúc này rất cao, có những phiên thanh khoản đột biến
nhưng giá không thể tăng cao vì lượng cung bán ra cũng rất lớn.
Nếu khi ta quan sát được trong đầu phiên giá tăng mạnh nhưng kết phiên giá chỉ còn tăng nhẹ hoặc tham chiếu,
đỏ nhẹ cộng với thanh khoản cao đột ngộ thì có thể đó là những phiên phân phối của BBs.
Ở giai đoạn cuối của quá trình phân phối thì phiên đó các tay to BBs sẽ bán ra cực quyết tâm với số lượng hàng
cực lớn, khiến có một cây nến đỏ dài với thanh khoản cực cao vì cung áp đảo cầu. Như trường hợp dưới đây.
Sau quá trình phân phối giá sẽ giảm rất mạnh mẽ.
Ở vùng đỉnh thì nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn đang hưng phấn nhất, các trang báo chí đưa tin tốt liên tục về thị trường,
về doanh nghiệp.

 Cuối cùng là giai đoạn đè giá:


Ở giai đoạn này BBs vẫn còn một lượng cổ phiếu để vẫn có thể kiểm soát giá. Họ sẽ đè giá cổ phiếu càng thấp
càng tốt để lại gom được hàng giá rẻ. Hoặc đơn giản là họ chỉ cần ngừng mua và để các nhà đầu tư nhỏ lẻ lo sợ
tự bán ra khi thấy không còn cầu nữa.
Lực cung bán ra ồ ạt khiến giá cổ phiếu giảm mạnh. Thi thoảng chúng ta vẫn thấy có những phiên thanh khoản
cao trên con đường giảm, đó là phiên mà các BBs tiếp tục bán ra cổ phiếu – những lượng hàng mà chưa bán ở
trong giai đoạn phân phối.
Thanh khoản giai đoạn cuối cùng này thường giảm, thấp hơn so với giai đoạn phân phối và tăng giá.
Đôi khi có những phiên bulltrap, những cú nảy của con mèo chết để tiếp tục nhốt những nhà đầu tư dũng cao lao
vào bắt đáy. Sau vài phiên tăng giá nhẹ thì giá cổ phiếu sẽ lại tiếp tục rơi tự do, bán tháo xuất hiện với tần suất
nhiều và tâm lý tất cả mọi người đều hoảng loạn.
Kết thúc chu kì khi giá giảm ở đến quá giới hạn của các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Tất cả đều đành bán ra cắt lỗ hoặc
trở thành nhà đầu tư dài hạn bất đắc dĩ. Lúc này giá đã giảm rất sâu từ đỉnh, cung và cầu đều rất thấp, thanh
khoản cạn kiệt. Và các BBs lại bắt đầu quá trình gom hàng để làm một vòng mới cho cuộc chơi của họ.
Qua bài viết này, Đầu Tư Phát Đạt mong các bạn có thể hiểu được cách mà giá và khối lượng thay đổi dựa vào
từng hành động của các tay to. Từ đó chúng ta có thể có cho riêng mình những chiến thuật giao dịch phù hợp
trong từng giai đoạn biến động của giá. Chúc các bạn đầu tư thành công.
Phương pháp phân tích giá và khối
lượng VSA – Volume Spread Analysis
vnpinkblockchain (29)in #vsa • 2 years ago

VSA – Volume Spread Analysis là một phương pháp giao dịch ít được biết đến nhưng được
đánh giá khá cao. Những cụm từ được sử dụng như “No Demand Bar” (tạm dịch: thanh nến
không có lực cầu) hay “Stopping Volume” (tạm dịch: khối lượng nghỉ) có vẻ rất xa lạ. Vậy
thật ra VSA có quá cao siêu và khó tiếp cận?

Đừng lo lắng, bài viết này sẽ tổng hợp và hướng dẫn bạn cách phân tích phân tích giá và khối
lượng VSA – Volume Spread Analysis với những thuật ngữ đơn giản và phổ biến nhất, sử
dụng VSA một cách trực quan ngay trên biểu đồ nến để xác định xu hướng giá.

Phương pháp phân tích giá và khối lượng VSA – Volume Spread Analysis là gì?
VSA là viết tắt của 3 từ Volume – Spread – Analysis, là phương pháp phân tích khối lượng
giao dịch để dự đoán giá của tài sản trên thị trường. Hiểu đơn giản, phân tích giá và khối
lượng VSA là sử dụng hình dạng của nến trên đồ thị giúp bạn biết được khối lượng cung và
khối lượng cầu như thế nào, từ đó dự đoán xu hướng của giá dựa vào cung – cầu tài sản.
Cụ thể, những yếu tố mà nó phân tích bao gồm:

 Khối lượng giao dịch – Volume


 Phạm vi giá (khoảng cách giữa mức giá cao và thấp nhất, thể hiện độ cao của thân
nến) – Range/Spread
 Giá đóng cửa (giá đóng cửa gần với mức giá cao nhất hay thấp nhất của nến) –
Closing Price

Vậy ai là người đã phát triển phương pháp VSA này?


Có ba cái tên cần nhắc đến đó là: Jesse Livermore, Richard Wyckoff, Tom Williams.

 Jesse Livermore đã từng đề cập đến một lý thuyết dựa trên những hành vi thao túng
thị trường, ông cũng đã ứng dụng nó trong sự nghiệp giao dịch của mình. Tuy nhiên,
ông không đưa ra được một phương pháp cụ thể, ông là một huyền thoại về trading
chứ không phải là một nhà đào tạo.
 Khác với Jesse Livermore, Richard Wyckoff hào hứng hơn với việc đào tạo. Để tìm ra
một phương pháp hoạt động trên thị trường, ông đã phỏng vấn hàng loạt các trader,
bao gồm cả Livermore. Sau đó ông đã đề xuất một ý tưởng “hợp nhất” nhằm giải
thích các giai đoạn của thị trường bao gồm tích lũy, tăng trưởng, phân phối, và suy
giảm.
 Cả Livermore và Wyckoff đều không sử dụng cụm từ “Volume spread ananlysis”,
cho đến khi Tom Williams phát triển phương pháp dựa trên ý tưởng của Wyckoff và
đặt cái tên này cho nó. Tom là người có công giới thiệu rộng rãi phương pháp này ra
công chúng.

Lý do mà VSA được đánh giá cao?


Ý tưởng cơ bản đó là chúng ta chỉ có thể kiếm được lợi nhuận từ thị trường khi hiểu được
những gì mà các trader chuyên nghiệp đang làm. Và đã là những tay chuyên nghiệp thì họ
không chơi nhỏ. “They play big”

Do đó, một khi họ nhảy vào thị trường họ sẽ để lại những dấu chân, cụ thể đó chính là
volume. Và để theo dấu những “big guys” này thì nhìn hành động giá không là không đủ, cần
phải có sự kết hợp của volume.

VSA có hoạt động trên mọi loại thị trường?


VSA là phương pháp dùng giá và khối lượng để truy dấu những hành động của những tay
chuyên nghiệp, do đó, về cơ bản để VSA hoạt động chúng ta cần có 02 điều kiện:

 Thứ nhất, thị trường mà bạn tham gia phải có những tay chơi chuyên nghiệp (cái này
crypto có thừa).
 Thứ hai, bạn cần phải có nguồn dữ liệu đáng tin cậy.

Hầu hết các thị trường tài chính như cổ phiếu, tương lai, hay ngoại hối, tiền mã hóa có vẻ
thỏa mãn hai điều kiện này.

Tuy nhiên, đối với thị trường ngoại hối giao ngay (spot forex), khái niệm về forex là tương
đối khó vận dụng. Vì trên thực tế đó không phải volume thật sự mà chỉ là “tick volume”. Do
vậy, để sử dụng VSA trong forex, đòi hỏi những kỹ năng nhiều hơn bình thường.

Cách phân tích giá và khối lượng VSA


Mặc dù có rất nhiều khái niệm được sử dụng khi phân tích VSA trong giao dịch, nhưng để
đơn giản, chúng tôi chỉ hướng dẫn bạn cách phân tích VSA hai dạng nến phổ biến và được sử
dụng nhiều nhất: nến No Demand (Không có khối lượng mua) và nến No Selling Pressure
(không có áp lực bán).

#1. Nến No Demand trong xu hướng tăng


Khi thị trường đang trong xu hướng tăng giá, nó bắt buộc phải đi kèm với sự tăng lên của
khối lượng giao dịch mua. Nếu khối lượng mua tài sản không tăng lên, chắc chắn xu hướng
tăng sẽ không thể tiếp tục kéo dài.
Những nến No Demand xuất hiện trong xu hướng tăng giá là những tín hiệu cho bạn thấy
khối lượng mua không tăng lên, và xu hướng tăng sắp kết thúc. Nến No Demand có hình
dạng như sau:

 Mức giá đóng cửa cao hơn phiên trước


 Khối lượng giao dịch thấp hơn hai phiên gần đây
 Phạm vi giá hẹp (độ cao thân nến ngắn)

#2. Nến No Selling Pressure trong xu hướng giảm


Một thị trường đang trong xu hướng tiêu cực sẽ kéo theo việc có nhiều người muốn bán tài
sản, và đó là nguyên nhân khiến mức giá giảm. Vì thế, nếu thị trường có tín hiệu giảm giá,
nhưng khối lượng giao dịch bán tăng lên, bạn có thể tin rằng xu hướng giảm sẽ nhanh chóng
kết thúc.

Trong xu hướng giảm, nếu bạn tìm thấy các thanh nến No Selling Pressure, đây chính là tín
hiệu cho thấy xu hướng giảm sắp kết thúc. Hình dạng nến như sau:

 Mức giá đóng cửa thấp hơn so với phiên liền trước
 Khối lượng giao dịch thấp hơn hai phiên gần đây
 Phạm vi biến động giá hẹp
Trong ví dụ dưới đây, chúng tôi sử dụng đường trung bình trượt EMA trong 20 giai đoạn làm
chỉ báo xu hướng. Pink Blockchain sẽ sử dụng phương pháp phân tích giá và khối lượng
VSA để tìm các nến No Demand và No Selling Pressure để dự đoán xu hướng giá sắp kết
thúc.

Kiểm định xu hướng tăng với Nến No Demand

 Trong thời điểm đầu tiên (1), xu hướng giảm đang diễn ra, với nến nằm dưới đường
EMA.
 Các nến tăng (2) xuất hiện liên tiếp, cho thấy dấu hiệu về xu hướng Tăng. Câu hỏi đặt
ra là xu hướng tăng có bền vững và mạnh mẽ hay không?
 Với phân tích VSA có thể thấy 3 nến tăng này là nến No Demand, thể hiện khối lượng
mua trên thị trường rất yếu. Dù có xu hướng tăng nhưng giá sẽ nhanh chóng giảm
xuống. Chính vì thế, bạn có thể chuẩn bị mở mộtshort trade khi đà tăng kết thúc.
Kiểm định xu hướng giảm với Nến No Selling Pressure

 Thời điểm (1), thị trường đang trong xu hướng tăng.


 Thời điểm (2), tín hiệu giảm xuất hiện, nhưng với hình dạng các nến No Selling
Pressure. Đây là tín hiệu cho thấy thị trường không có khối lượng giao dịch bán, nên
xu hướng giảm không bền vững và sẽ nhanh chóng kết thúc. Bạn có thể chuẩn bị cho
một giao dịch Tăng nay khi đà giảm kết thúc và giá tăng trở lại trên thị trường.

Kết Luận
Mô hình nến và hình dạng các nến có thể cho bạn biết vô số thông tin về thị trường để dự
đoán xu hướng giá. Cũng dựa trên thông tin từ mô hình nến, phương pháp phân tích giá và
khối lượng VSA – Volume Spread Analysis với khối lượng mua – bán tài sản trên thị trường
sẽ cho bạn những tín hiệu dự đoán cực kỳ đáng tin cậy về chuyển động của giá.

You might also like