You are on page 1of 4

Bài 2: Thế nào là Impulsive và 

Corrective
Hello cả nhà!

Chúng ta tiếp tục sang bài học tiếp theo của session 1. Ở bài học trước chúng ta đã học
về mô hình kim tự tháp của Price action bao gồm 3 thành phần là: 1. Impulsive và
Corrective, 2. Volatile và non-volatile trend, 3. Support / Resistance zone.

Bài học này chúng ta sẽ đi tìm hiểu vào phần đầu tiên đó là: Impulsive và Corrective.

Chúng ta đã biết về Order Flow ở bài học trước. Order flow là dòng tiền di chuyển
trên thị trường do các lệnh mua và bán. Khi lượng mua và bán cân bằng nhau thì thị
trường di chuyển một cách điều hòa lên rồi lại xuống (hoặc xuống rồi lại lên) trong
một khoảng (range) gọi là sideway hay không theo xu hướng (non-directional). Ngược
lại, khi có sự mất cân bằng giữa lệnh mua và bán thì thị trường sẽ di chuyển theo một
chiều, lúc này ta gọi là thị trường có xu hướng (directional). Impulsive và Corrective
chính là một cách diễn giải khác của thị trường có xu hướng và thị trường không có xu
hướng.

OK! Chúng ta đi vào phần đầu tiên là định nghĩa.

Định nghĩa Impulsive và Corrective.


Impulsive là giai đoạn thị trường đi lên hoặc đi
xuống một cách mạnh mẽ theo một chiều. Đó là do
sự mất cân bằng giữa lượng mua hoặc bán trên thị
trường.

Corrective là giai đoạn thị trường lên xuống nhập


nhằng không rõ ràng xu hướng. Corrective còn được
gọi là giai đoạn điều chỉnh của một xu hướng.
Dấu hiệu nhận biết.
Impulsive và Corrective đều có 3 đặc điểm chính để nhận biết.

Impulsive.
(1) Trong giai đoạn Impulsive sẽ có những cây nến với thân rất dài (large
bar). Large bar sẽ cho chúng ta biết thị trường đang chịu sức ép rất lớn từ một phía
nào đó. Hay nói cách khác Large bar được tạo ra khi có sự mất cân bằng mạnh về một
phía nào đó.
(2) Trong giai đoạn Impulsive sẽ chỉ có một màu nến là chủ đạo. Ví dụ với
impulsive đi lên thì màu nến chủ đạo là nến xanh, với impulsive đi xuống thì màu nến
chủ đạo là nến đỏ.
(3) Giá đóng cửa của nến tiếp theo phải thuận theo xu hướng trong giai đoạn đó.
Ví dụ đối với impulsive giảm thì giá đóng cửa của nến tiếp theo phải hướng xuống
dưới so với nến trước đó . Ngược lại với impulsive tăng thì giá đóng cửa của nến tiếp
theo phải hướng lên trên so với nến trước đó.
Xét ví dụ sau với cặp AUDUSD, chart H1.

Vùng khoanh đỏ là impulsive move. Trong vùng này có sự mất cân bằng lớn giữa lệnh
bán và lệnh mua. Trong trường hợp này là lệnh bán áp đảo lệnh mua, dòng tiền dịch
chuyển theo xu hướng bán ra.

Xét theo 3 dấu hiệu của Impulsive ta thấy: trong vùng này có đầy đủ 3 dấu hiệu của
giai đoạn Impulsive giảm đó là:

– Large bar: cây nến đỏ số 6 với thân rất dài.

– Nến đỏ là nến chủ đạo. Trong trường hợp này là không có một cây nến xanh nào.

– Giá đóng cửa của nến sau luôn ở bên dưới so với nến trước. Điều này có ý nghĩa gì?
Đó là phe bán dường như vẫn chưa chốt lời và có rất ít sự phản kháng từ phe mua.

Corrective.
Corrective có thể hiểu như một hình thái đối lập với Impulsive và cũng có 3 đặc điểm
để nhận biết:

(1) Trong giai đoạn corrective sẽ không có những cây nến large bar.
(2) Trong giai đoạn corrective thì sẽ không có màu nến chủ đạo mà sẽ có sự đan
xen lẫn lộn giữa nến xanh và nến đỏ.
(3) Giá đóng cửa của nến sau có thể ở lưng chừng so với nến trước đó.
Xét ví dụ sau với cặp USDCAD, chart H1

Xét theo 3 dấu hiệu trên ta thấy: trong vùng này có đầy đủ 3 dấu hiệu của giai đoạn
Corrective đó là:

– Không có cây nến large bar nào.

– Không có nến nào chiếm vai trò chủ đạo.

– Giá đóng cửa của nến sau ở lưng chừng của nến trước.

Ok! Bài học này tương đối dài, trong khi vẫn còn 1 phần quan trọng nữa là làm thế
nào để xác định được độ mạnh yếu (momentum) của một giai đoạn
impulsive? Phần này sẽ được trình bày trong phần tiếp theo của bài học số 2 này.
Tạm thời bài học kết thúc ở đây! Chắc hẳn mọi người sẽ có nhiều câu hỏi khi học
xong bài này. Bản thân Thịnh cũng có nhiều băn khoăn khi dịch bài này. Vậy chúng ta
cùng thảo luận bằng cách để lại bình luận ở bên dưới nhé.

You might also like