You are on page 1of 3

Thành thạo Price Action trong 30 ngày - Ngày 4: Hiểu đúng về vùng Cung - Cầu (Supply -

Demand)
Hôm nay là 1 bài cực kỳ quan trọng, học xong anh em sẽ hiểu được 1 cách toàn diện thế nào
là vùng cung - cầu. Vùng cung cầu quan trọng hơn nhiều so với hỗ trợ kháng cự. Bên cạnh đó
anh em sẽ hiểu được cách vận dụng vùng cung cầu với việc phân tích cấu trúc thị trường để
xác định các trade có xác suất cao.

Ôn lại: Cấu trúc thị trường đơn giản là các đỉnh cao hơn-đáy cao hơn, hoặc đỉnh thấp hơn-đáy
thấp hơn, giúp ta biết được xu hướng và khi nào thì xu hướng đảo chiều.

Ví dụ: cấu trúc thị trường của BankNifty trên biểu đồ D1 trong 1 năm:

Chỉ cần lựa chọn ra các đỉnh - đáy quan trọng nhất và vẽ ra, ta sẽ có được cấu trúc thị trường
và biết được xu hướng là gì.

Thành thạo Price Action trong 30 ngày - Hỗ trợ kháng cự

Cũng là biểu đồ BankNifty nhưng ta vẽ các đường ngang để xác định hỗ trợ kháng cự. Để ý
những cú vọt của giá (spike) và khoảng trống giá (gap):
Chỉ cần số đường như vậy là đủ để thấy các vùng giá quan trọng nhất trên biểu đồ này.

Tuy nhiên trên thị trường không có sự hoàn hảo và chính xác 100%, và các đường ngang này
thì mang tính “hoàn hảo”quá cao. Giá không phải lúc nào cũng phản ứng chính xác tại các
đường này, mà đôi lúc sẽ phản ứng sớm hơn 1 chút, đôi lúc lại lệch qua một chút.

Đúng vậy, ta cần các VÙNG GIÁ, không phải mức giá. Đây là lúc vùng cung cầu xuất hiện.

Ví dụ:

Để ý các vùng xanh đỏ cho giá khoảng trống để “thở” và di chuyển và vẫn mang tính chính xác
cao. Giá có “ký ức” và chúng sẽ nhớ rằng tại 1 vùng quan trọng trong quá khứ nó đã từng có
phản ứng, và sẽ phản ứng lại trong tương lai.

Các vùng này đều là những “cục nam châm”, chúng có lực hút giá. Vùng giá càng mạnh thì lực
phản ứng sau khi chạm càng mạnh. Do đó nếu giá chạm vùng và đảo chiều ngay thì khả năng
giá sẽ không phá được vùng đó. Tuy nhiên nếu giá chạm vùng và liên tục giữ ở vùng đó
(dưới kháng cự/trên hỗ trợ), mà không chịu đảo chiều, thì khả năng giá phá được là cao. Để ý
các tín hiệu nến đảo chiều quanh các vùng này.

Ví dụ 2:

Để ý vùng hỗ trợ cuối cùng xảy ra hiện tượng break-and-retest, tức phá vỡ và chạm lại, khi
1 hỗ trợ bị phá vỡ thì khi chạm lại nó sẽ đóng vai trò kháng cự.

Ví dụ 3:

Để ý các vùng số tròn 500, 800 là các vùng quan trọng nhất.

Không khó để xác định các vùng này, nhìn bằng mắt thường ta chọn ra các hỗ trợ kháng cự có
nhiều phản ứng giá nhất + quan sát hiện tượng break and retest + các vùng số tròn để xác
định.

You might also like