You are on page 1of 5

Định nghĩa cung cầu!

Bên cạnh quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh, cung cầu chính là quy luật quan trọng còn lại trong
nền kinh tế thị trường, trong đó:

 Cung thể hiện khối sản phẩm hàng hoá trên thị trường và có sẵn để bán. Cung do sản xuất
quyết định chứ không đồng nhất với sản xuất.

 Cầu thể hiện nhu cầu tiêu dùng với khả năng thanh toán cho nhu cầu đó. Do đó, cầu phụ thuộc
vào khả năng thanh toán.

Giữa cung và cầu luôn quan hệ mật thiết và tác động qua lại chặt chẽ với nhau. Có thể nói, nhờ có
cầu thì mới có cung và ngược lại chính cung góp phần tạo ra ra, kích thích cầu. Quy luật này đúng
với nền kinh tế thị trường, không chỉ đúng với thị trường chứng khoán, forex mà tất nhiên cũng đúng
với thị trường tiền điện tử. Vì xét về bản chất, các đồng coin cũng tương tự như các mã chứng khoán
hay cặp tiền forex, chúng cũng là một dạng hàng hóa có giá trị.

Áp dụng chiến thuật cung cầu để trade coin thành công

Cung cầu trong trade coin:

 Khi cung vượt cầu, đồng coin sẽ dịch chuyển giá đi xuống do người bán quá nhiều nhưng thị
trường lại không có nhu cầu (người mua ít). Trước khi giá đi xuống sẽ có một vùng giằng co, đó là
vùng cung (Supply). Các coin trader cần tìm cơ hội bán trong tương lai khi giá hồi lại tại vùng này.
Bởi vì đó là mức giá mà đa số các trader sẽ chốt lời.

Ví dụ về vùng cầu
 Nếu cầu vượt cung, giá của đồng coin sẽ đi lên do người mua quá nhiều nhưng lại có ít người
bán. Trước khi đi lên, giá sẽ giằng co tạo thành vùng cầu (Demand). Đây là vùng mà các trader thường
thực hiện lệnh mua vào để đầu tư.

Ví dụ về vùng cung
Giá tăng/ giảm biểu thị sự mất cân bằng giữa cung/ cầu. Như vậy, để áp dụng chiến thuật cung cầu,
trader cần xác định các vùng cung/ cầu có hiệu lực, từ đó quyết định điểm mua tại vùng cầu và bán
tại vùng cung. Xác định được chính xác những vùng này sẽ giúp dự đoán được phản ứng giá tại các
vùng nhất định, từ đó vào lệnh chính xác để sinh lời.

Cụ thể là nếu đã xác định được vùng cầu, bạn có thể chờ giá hồi về vùng cầu đó và đặt lệnh Buy. Ngược
lại, khi xác định được vùng cung, bạn đợi giá chạm vùng đó và đặt lệnh sell.

Tìm hiểu các dạng vùng cung – cầu

Các dạng vùng cầu

 Dạng 1: Giảm – Base (Giằng co) – Tăng

Mô tả: Đây là vùng cầu diễn ra trong một xu hướng giảm, xuất hiện vùng base giằng co (màu xanh),
tiếp theo giá bật lại theo xu hướng tăng.
Dạng cầu Giảm – Base (Giằng co) – Tăng
Giải thích: Thông thường sẽ có một mức giá mà các nhà đầu tư cho rằng đây là mức “đáy”, giá không
thể giảm hơn. Chính vì vậy, phần lớn trader quyết định mua vào tại vùng giá này. Lúc này, cầu nhiều
hơn cung làm giá tăng lên.

 Dạng 2: Tăng – Giằng co (Base) – Tăng

Mô tả: Đây là vùng cầu diễn ra khi trong một xu hướng tăng, xuất hiện vùng base giằng co, sau đó
tiếp tục tăng lên. Khi đó vùng base trở thành vùng cầu.

Giải thích: Khi giá tăng đến một mức nào đó, trader sẽ lưỡng lự không biết giá có thể tiếp tục tăng
hay không nên hình thành vùng giằng co. Sau đó, phần lớn trader nhận định giá sẽ tăng. Lúc này,
cầu nhiều hơn cung làm giá tăng lên. Vùng giằng co trở thành vùng cầu.
Dạng cầu Tăng – Giằng co (Base) – Tăng

Các dạng vùng cung

 Dạng 1: Tăng – Giằng co (Base) – Giảm

Khi giá tăng đến mức nào đó, vùng giằng co xuất hiện. Đây là lúc trader phân vân không biết giá có
thể tăng cao hơn nữa hay không. Sau đó, phần lớn trader cho rằng giá không thể tăng nữa nên bán
ra làm cung vượt cầu, dẫn đến giá giảm. Vùng giằng co trở thành vùng cung.
Dạng cung Tăng – Giằng co (Base) – Giảm
 Dạng 2: Giảm – Giằng co (Base) – Giảm

Khi giá giảm đến một vùng nào đó, trader có sự phân vân nên xuất hiện vùng giằng co. Dù vậy, số
lượng các trader nhận định giá sẽ tiếp tục giảm nhiều hơn nên họ vẫn bán ra. Vì vậy, cung nhiều hơn
cầu làm giá giảm tiếp. Vùng giằng co trở thành vùng cung.

Dạng cung Giảm – Giằng co (Base) – Giảm

You might also like