You are on page 1of 7

STOPING VOLUME BAR

Quá trình tạo đáy của cổ phiếu sau giai đoạn đè giá
1. ĐỊNH NGHĨA:
- Là một downbar vol lớn, giá đóng cửa cao nhất hoặc cao gần nhất
phiên xuất hiện trong quá trình đè giá của cổ phiếu( đôi khi giá đóng
cửa chỉ ở nửa trên của cp). Đây được nhận biết là 1 bar gom hàng của
MMs – BBs.
 Lý thuyết về khối lượng diễn ra như sau:
- Diễn ra trong quá trình đè giá của cổ phiếu, thị trường đang giảm
- Sau đó, nó trải qua một sự gia tăng đsng kể về khối lượng tăng giá
- Khối lượng tăng đột biến ngăn cản thị trường giảm.
2. ĐỊNH NGHĨA:
- Thường xuất hiện nhiều trong quá trình cổ phiếu bước vào cuối giai
đoạn đè giá.
- Spread lớn, gia tăng mạnh mẽ về khối lượng so với những phiên giao
dịch trước đó.
- Dấu hiệu này xuất hiện cho thấy đáy đang rất gần ( Bar này sẽ trùng
khớp với Test for supply ở giai đoạn giao thoa giữa đè giá và tích lũy)
– Phiên tát ao.
3. ĐẶC ĐIỂM NHẬN DIỆN THANH BAR:

a) Nhận diện thanh bar:


- Là một thanh bar giảm giá so với giá đóng cửa của phiên trước đó.
Tức là không quan trọng thanh bar màu xanh hay đỏ, miễn là giá của
nó giảm so với giá đóng cửa của phiên trước đó.
- Spread rộng
- Giá đóng cửa nằm ở nửa trên của thanh bar (có thể là cao nhất
hoặc gần cao nhất)

Kỹ thuật ghép các thanh bar:

Phiên đầu tiên giá đạp thấp xuống với khối lượng rất lớn, và phiên sau
đó giá được đẩy lên, khối lượng vừa  gộp 2 thanh bar lại có thể xem
là 1 thanh stopping volume bar. Và tổng khối lượng ở cả 2 phiên liền
kề này sẽ lớn hơn ở các phiên trước đó.
Có thể gộp nhiều thanh lại cũng được (2, 3, hoặc 4 thanh)
b) Khối lượng:
- Khối lượng rất lớn.
c) Hoàn cảnh xuất hiện:
- Thị trường đang trong xu hướng giảm downtrend, giai đoạn đè giá
(gần cuối giai đoạn)
d) Hành vi và tâm lý giao dịch:
- Hành vi bigboys: sự vào hàng của bigboys.
- Nhỏ lẻ: tuyệt vọng, bán ra một cách hoảng loạn
- Thị trường: có tin tức xấu.
- Đầu phiên  bán tháo mạnh  đảm giá xuống rất thấp. Nhưng sau đó
Bigboys tiến hành gom hàng  vào cuối phiên giá được đẩy lên gần
cao nhất, nằm ở nửa trên của thanh bar.
- Tại sao tổ chức lại mua cổ phiếu ở những phiên này?
Câu trả lời: Bigboys sẽ lợi dụng thị trường có những tin tức xấu dẫn
đến sự bán hoảng loạn của nhỏ lẻ  Bigboys mang rổ ra đựng hàng,
gom hàng được với số lượng lớn và giá cực kỳ rẻ.
- Tín hiệu trong các phiên này thường dẫn dắt các nhà giao dịch (có
hiểu biết) đến với một xu hướng tăng sau đó.
 Tuy nhiên có các lưu ý: Đây là một mẫu hình không hoàn hảo.
Đôi khi thay vì trước một sự đảo chiều tăng giá, nó lại đẩy thị
trường vào một phạm vi giao dịch.
Các tình huống có thể xảy ra như sau:
+ Thị trường đảo ngược xu hướng, tăng gần như ngay lập tức
+ Thị trường hình thành một phạm vi giao dịch đi ngang
+ Thị trường tiếp tục giảm bất chấp tín hiệu cho thấy đà giảm
mạnh.
Hãy quan sát kỹ cách thị trường phản ánh với nó trong phiên giao
dịch này.
4. VÍ DỤ THỰC TẾ:
Ví dụ 1:
- Sử dụng kỹ thuật gộp thanh bar  có phiên giao dịch stopping
volume.
- Phiên stopping xuất hiện với volume đột biến rất lớn. Nhiều nhỏ lẻ
đang kẹt hàng ở giai đoạn downtrend. Và ở phiên này thì Bigboys sẽ
mua hết cổ phiếu ở giá rất thấp.
 Sau khi xuất hiện thanh stopping thì chúng ta chưa nên giao dịch
để đảm bảo an toàn. Thông thường sau khi xuất hiện thanh
stopping volume thì cổ phiếu sẽ bước vào một quá trình sldeways
trước khi bứt thoát để đi lên.
Không nên đánh ở những nhịp đầu tiên của quá trình sideway, vì
quá trình sideways thường kéo dài ở nhiều phiên, cổ phiếu có thể
tăng lên một ít như hình vẽ sau phiên stoping, nhưng sau đó sẽ
giảm, và nếu ai mua ở phiên stopping thì sẽ có thể bị dũ bỏ.
Chú ý rằng: ở cuối quá trình sideways thì cổ phiếu có thể chạm lại
vùng hỗ trợ của stopping trước đó tạo ra, thậm chí là đâm thủng
vùng kháng cự này. Và sau đó thì nó mới bắt đầu bứt lên.
Tóm lại vẫn không nên giao dịch trong phiên Stopping volume
này.
Dưới đây là hình ảnh cổ phiếu đi ngang trong phiên stopping volume

VÍ DỤ 2: Sau phiên stopping là 1 quá trình tạo đáy mới, tức là sau
phiên stopping thì cổ phiếu tiếp tục đi xuống và tạo đáy.
Cổ phiếu có volume lớn ở phiên này, không nên giao dịch ở phiên
này, vì có thể bạn sẽ bị rũ bỏ ở các phiên sau.
Qúa trình tạo đáy chính là quá trình sideways, ta nên mua ở cuối quá
trình sileways như trên hình vẽ.
Nên quan sát kỹ lưỡng , xem các phiên mà có dòng tiền lớn đổ vào, thì
lúc đó hãy mua cổ phiếu.
Ở phiên stopping đầu tiên trên hình có thể sẽ là một phiên bán tháo cổ
phiếu, phiên stopping thứ 2 là phiên stopping thật sự với khối lượng
lớn hơn các phiên trước đó

VÍ DỤ 3:
5. CÁC LƯU Ý VỀ THANH STOPPING VOLUME BAR:
(thế nào là 1 thanh stopping xấu, thế nào là 1 thanh stopping đẹp)
 Phân biệt các thanh stopping volume:
Thanh stopping có râu dưới dài (rút chân)  cho thấy phe mua
đang nhảy vào thị trường một cách mạnh mẽ, như ở thanh bar dưới
đây  mục đích là không cho giá giảm thêm nữa, thu gom lại cổ
phiếu. Và sau đó cổ phiếu không đảo chiều xu hướng tăng. Thay vào
đó là giá trôi dạt một đoạn dài phiếu sau.

 Lưu ý 2:
Tạo 2 đáy với 2 phiên stopping volume  mức hỗ trợ
Đây là một “double bottom” đáy đôi là một mẫu hình lạc quan bao
gồm 2 đáy, tín hiệu stopping volume tạo nên đáy kép.
Đây có thể sẽ là một tín hiệu tăng giá về sau này  tạo ra một chuỗi
tăng giá kéo dài về sau.

You might also like