You are on page 1of 28

Giới thiệu các sự kiện Wyckoff

VN Wyckoff Club

20 November 2022
Nội dung chính
• Công cụ Vol at price và Chart reading
• Thảo luận các sự kiện Wyckoff
• Nhận định thị trường và Mã cổ phiếu
Mục tiêu nhóm Wyckoff Thực hành
• Giới thiệu kiến thức, kỹ năng theo phương pháp Wyckoff từ
các tài liệu chính thống mà nhóm thu thập được. Cũng như
từ nghiên cứu và tìm hiểu của Nhóm Admin.
• Giới thiệu đọc tài liệu, để hiểu sâu hơn về phương pháp.
• Trao đổi trên nhóm Zalo các case và cách nhìn theo đúng
logic.
• Google meet: Giới thiệu lý thuyết, đưa ra góc nhìn về thị
trường và cổ phiếu vận dụng kiến thức Wyckoff.
Thiết kế này bảo đảm cho thành viên của nhóm nghiên cứu từ
lý thuyết tới thực hành, tiếp cận phương pháp nhanh nhất.
Trong đó tập trung bổ sung kiến thức còn hổng và xây dựng kỹ
năng chart reading.
Vol at price
• Thông thường ta nhìn đồ thị với hai trục price
và volume tương ứng theo thời gian.
• Ở trường hợp này ta ngược lại xem xét biến
thiên volume ở từng mức giá.

Volume ở mức giá cao giảm dần


Vol at price
• Volume at price cho ta đồ thị về volume tại
từng mức giá, cho thấy mức độ tập trung
volume ở khu vực giá. Nó là công cụ rất tốt kết
hợp với Volume and Price analysis – Phân tích
ở từng thời điểm tương quan vol và giá.
Ý nghĩa: Nếu volume tập trung ở vùng đáy ta có
thể đánh giá volume này của tay to, buying
volume; ngược lại volume ở vùng đỉnh cho ta
khái niệm về vùng cung.
VIB
Sử dụng Volume at price
• Sử dụng Volume at Price phải kết hợp với các yếu
tố khác như Bối cảnh, Vol/ Giá…Do đó nó là
công cụ bổ sung cho Volume and Price analysis.
• Khu vực tập trung volume cho ta một điểm tham
chiếu về Support and Resistance và nhiệm vụ của
trader là quan sát phản ứng của giá ở vùng này.
• Ana counling nhấn mạnh, Volume at price là công
cụ hỗ trợ cho phân tích kỹ thuật của Volume and
price analysis không phải là công cụ thay thế mà
hỗ trợ confirm phân tích volume and price. Tức là
ta vẫn lấy chart reading làm chính để phân tích.
Hpg – Xét trong 1 chu kỳ thị trường
Chart Reading
• Bản chất thị trường là cung/ cầu hay là bên mua
và bên bán. Sự lệch cung cầu dẫn đến cổ phiếu
chuyển động lên/ xuống >> Do đó bất cứ khi nào
nhìn chart đang ở giai đoạn trending ta tìm dấu
hiệu cân bằng, sau đó mới là đảo chiều.
• Dấu hiệu cân bằng: Quán tính rơi giảm dần >>
Thể hiện lực bán suy kiệt, Cổ phiếu chuyển động
trong vùng giá tắc nghẽn.
• Chú đến volume và dự đoán đối tượng nào tham
gia thị trường ở từng giai đoạn chart.
Chart Reading HPG (Cấu trúc)
HPG (Chi tiết)
KBC
KBC
Thảo luận về
Sự kiện Wyckoff và ý Nghĩa
PS – Preliminary
1. PS - preliminary support.
Đây là nơi lực mua mạnh bắt đầu xuất hiện sau một đợt giảm giá mạnh và dài.
Tại đây khi khối lượng và biên độ giảm rất mạnh, đây chính là dấu hiệu chỉ ra
rằng đợt giảm giá này sắp kết thúc.
Có thể xem đây có sự thay đổi hành vi, hoặc lực mua đã xuất hiện trong cấu
trúc
Selling Climax
SC–selling climax (Point of Fear #1).
Đây thường là nơi mà giá giảm với biên độ lớn nhất, áp
lực bán tại đây là lớn nhất. Đây là nơi xuất hiện sự hoảng
loạn của đám đông và cũng tại đây tất cả nguồn cung
được bán ra bởi đám đông sẽ được hấp thụ bởi COs, lực
mua của họ mạnh nhất là ở đáy của SC. Mức giá thấp nhất
ở SC cũng được dùng để xác định đường hỗ trợ của TR
sau đó.
Lưu ý: Selling Climax có thể là một cụm nến, tùy điều
kiện hoàn cảnh Selling Climax trong một số trường hợp
không cần Spread nến lớn, vol lớn do cung đã kiệt hoặc
đã có quá trình giảm dài.
KBC – 3/2020
Automatic Rally
Sau khi lực mua của CO ở SC hấp thụ nguồn cung, và
nguồn cung cạn kiệt. Lúc này lực mua tiếp theo của
CO và các thành phần khác sẽ đẩy giá tăng mạnh trở
lại. Đánh dấu sự thay đổi hành vi tiếp theo
Dấu hiệu: Ngay khi giá đảo chiều sau SC, những
protrader sẽ nhận ra và lập tức họ sẽ Cover lại vị thể
short đăng nắm giữ, và thậm chí họ có thể bắt đầu
mua vào. Lực mua của CO + lực mua của Protrader
khiến giá hồi phục rất nhanh. Đảo chiều này tạo ra
AR – đúng như tên gọi.
STs
ST – Secondary Test(s).
Đây là hành động test lại Cung/Cầu ở hỗ trợ. Cụ thể nó test lại
Cung xem tại đó liệu còn nhiều người bán ra khiến cho giá tiếp
tục giảm hay không? Đồng thời nó test lại Cầu xem tại đó tổ
chức họ có thấy hấp dẫn để mua vào tiếp Không?. Nếu nó hình
thành 1 đáy nghĩa là nguồn cung ở đó không còn và khối
lượng cũng như biên độ giá cũng sẽ giảm dần khi giá tiến về
gần vùng SC.
Trong một TR có thể xuất hiện rất nhiều lần hành động test ST
như thế: ST in phase A, ST in phase B
ST in phase A, nó là confirm cho lực cung đã cạn kiệt và
confirm cho AR là của COs. Thể hiện CHoCH.
SC, AR, ST là ba sự kiện gắn với phase A. Đồng thời xác định
trading range
Phase A
Phase A giúp xác định thay đổi CHoCH, từ trend sang non-trend.
Mức thấp của SC và ST và mức cao của AR thiết lập ranh giới của
TR.
Đây chính là cách xác định trading range.
Phase B
Chức năng của giai đoạn B là xây dựng nguyên nhân để chuẩn bị cho tác động
tiếp theo. Trong giai đoạn B, cung và cầu phần lớn ở trạng thái cân bằng và
không có xu hướng quyết định.
Lưu ý: Mặc dù manh mối về diễn biến tương lai của thị trường thường hỗn
hợp và khó nắm bắt hơn, nhưng có thể đưa ra một số khái quát hữu ích.Trong
giai đoạn đầu của giai đoạn B, biến động giá có xu hướng khá rộng và khối
lượng thường lớn hơn và thất thường hơn. Khi TR xuất hiện, nguồn cung trở
nên yếu hơn và cầu mạnh hơn do các chuyên gia đang hấp thụ nguồn cung.
Bạn càng về cuối hoặc rời khỏi TR, khối lượng càng có xu hướng giảm. Các
đường hỗ trợ và kháng cự thường chứa hành động giá trong giai đoạn B và sẽ
giúp xác định quá trình thử nghiệm sẽ xảy ra trong giai đoạn C.
Dấu hiệu cung cầu ở khu vực này cho ta một số manh mối về chuyển động tiếp
theo của cổ phiếu.
Phase B bao gồm các ST ở cả biên trên và biên dưới.
* mSOS/UTA: Nếu trong phase B xuất hiện đợt tăng giá vượt kháng cự trên
thì chúng ta sẽ đánh nhãn đợt tăng giá đó như sau:
- UTA: Nếu giá tăng vượt kháng cự nhưng ngày lập tức giảm trở tại TR
- mSOS: Nếu giá tăng vượt kháng cự và tiếp tục vận động ở trên kháng cự 1
time sau đó mới từ từ giảm trở lại TR
Phase C
Trong giai đoạn C, được xem như là Test cuối cùng trước khi cổ phiếu được đánh lên. Trong phase C,
COs cần phải chắc chắn rằng liệu cổ phiếu đã sẵn sàng để bước vào giai đoạn tăng giá hay chưa. Cổ
phiếu có thể bắt đầu thoát ra khỏi TR theo hướng tăng giá với đỉnh và đáy cao hơn hoặc nó có thể trải
qua một mùa xuân hoặc rung lắc đi xuống bằng cách phá vỡ các hỗ trợ trước đó trước khi bắt đầu
tăng giá. Phase C cũng là bước cuối cùng để loại bỏ nhà đầu tư dự đoán sai hướng về thị trường và
gây ra hoảng loạn tiếp theo.
Hiện tượng “Springs” or “shakeouts” (PoF #2): Đây là hành động xảy ra ở |C|, giá giảm về dưới hỗ
trợ nhưng sau đó hồi phục trở lại TR. Đây là nơi test lại xem nguồn cung ở đó có còn nhiều không
trước khi bắt đầu một uptrend. Nếu tại đây nguồn cung không còn nhiều thì đó là điều kiện thuận lợi
để bắt đầu một uttrend bền vững, nếu nguồn cung ở đây còn nhiều thì uptrend sau đó rất dễ thất bại.
Chúng ta có 03 kiểu spring:
- #3: Giá giảm xuống dưới hỗ trợ nhưng gần như lập tức hồi phục trở lại trên hỗ trợ trong phiên hoặc
ngay phiên sau đó. Kiểu này thường có volume thấp Mua ngay lập tức khi giá đảo chiều.
- #2: Giá giảm thủng hỗ trợ xa hơn và đóng cửa ở dưới hỗ trợ nhiều bar hơn #3, volume của nó nhiều
hơn #3. Cần chờ tín hiệu test lại thành công hãy mua.
- #1: Giá giảm thủng hỗ trợ với volume lớn, đây chính là một SOW sau đó hình hành LPSY và giá
tiếp tục giảm Không mua.
Một Spring hoặc Shakeout cũng chính là cơ hội để CO hấp thụ thêm đáng kể nguồn cung từ
weakhand.
Đôi khi ta rất khó phân biệt ST ở phase B và last test ở phase C
Lưu ý phase C
• Cho đến khi quá trình test này, bạn không thể chắc chắn TR
đang tích lũy và do đó bạn phải đợi để có một vị trí cho đến
khi có đủ thông tin cho thấy việc đánh dấu sắp bắt đầu. Nếu
chúng ta đã chờ đợi và theo dõi chặt chẽ TR đang diễn ra,
chúng ta đã đến thời gian mà chúng ta có thể khá tự tin về
động thái đi lên có thể xảy ra. Xác định được phase C
thường cho tiềm năng lợi nhuận lớn nhất.
• Nhưng ta có thể phân tích các dấu hiệu sớm để đưa ra dự
đoán thông qua: Price action, supply and demand signature,
phân tích hành vi của các đối tượng tham gia thị trường ở
từng đoạn chart, cũng như đặc điểm của chart.
Last point of Support
• . LPS –last point of support.
• Khi giá vận động về cuối của TR, một LPS chính là một đáy mới được hình
thành sau mỗi đợt điều chỉnh, nó chính là kiểu đáy mới cao hơn đáy trước
đó. Điều này cũng có nghĩa là giá sẽ không giảm trở lại TR như ở trong
Phase A và B. Trong thực tế có thể có rất nhiều LPS được hình thành ở cuối
của TR.
• Các đợt rung lắc hoặc rung lắc thường xảy ra muộn trong phạm vi giao
dịch và cho phép thị trường và những người chơi thống trị của nó thực hiện
một thử nghiệm dứt điểm về nguồn cung sẵn có trước khi một chiến dịch
đánh dấu sẽ diễn ra. Nếu lượng cung xuất hiện khi phá vỡ hỗ trợ là rất nhẹ
(khối lượng thấp), thì đó sẽ là một dấu hiệu cho thấy con đường rõ ràng cho
một quảng cáo bền vững. Nguồn cung lớn ở đây thường có nghĩa là một sự
sụt giảm mới. Khối lượng hiện đại hơn ở đây có thể có nghĩa là thử nghiệm
nhiều hơn về hỗ trợ và thời gian để tiến hành một cách thận trọng. Mùa
xuânhoặc đợt rung chuyển cũng nhằm mục đích mang lại lợi ích chi phối
với nguồn cung bổ sung từ những người nắm giữ yếu ở mức giá thấp.
BU – Back up
Về mặt bản chất thì BU cũng giống như một LPS, tức là sau khi
giá tăng vượt khỏi kháng cự thì xuất hiện một đợt điều chỉnh trở
lại để test lại kháng cự trước đó của TR kèm theo khối lượng và
biên độ giảm đáng kể. Đây là một điểm rất tốt để chúng ta mở
thêm vị thế mua.
Back up có thể là một cụm nến giao động ở phần đỉnh của trading
range.
Ý nghĩa và suy ngẫm
Roman nói về Point of Fear của Weakhand, Trong một TR có tất cả 2 Point of Fear:
- PoF #1: Chính là ở SC
- PoF #2: Chính là ở |C|, đây chính là 1 bearish trap for Weakhands. Đặc điểm
của Fear thường đi kèm với các down bar lớn, hoặc Gap down vì nó thể hiện sự hoảng
loạn của Weakhand. Cũng là hành động thao túng của COs. Không bắt buộc phải có
PoF#2 trong tất cả các trường hợp tích lũy.
Tư duy về Test .
• Trong một TR sẽ có tất cả 04 lần test lưu ý:
• - Test #1: Chính là test lại SC trong |A|. Nếu thành công thì đây là nơi xác nhận
CHoCH đầu tiên, đồng thời là ranh giới giữa |A| và |B|. Trong Re-acc test#1 có thể
chính là local test trong SO, tức là SO=test#1.
• - Test #2: Test lại các đáy ở |A|, hành động test này xảy ra trong |B|
• - Test #3: Test lại các đáy trong |A| và |B|, diễn ra ở |C|
• - Test #4: Sau khi giá tăng khỏi TR tạo thành MSOS thì giá quay lại test lại kháng
cự của TR trước đó. Nếu thành công thì đây là điểm xác nhận CHoCH cuối cùng,
đây cũng chính là ranh giới giữa |D| và |E|
Phần II – Nhận định thị trường
Vnindex – Hành vi

You might also like