You are on page 1of 4

https://www.daytrading.

com/klinger-volume-oscillator
5.Chỉ Số Chaikin Volatility
(Tác giả: VietCurrency – Nguồn: vietcurrency.com)
Đây là chỉ số đo mức độ thay đổi của trading range trong giá. Trading range có nghĩa là
khoảng cách giữa hai điểm cao nhất và thấp nhất của giá trong ngày (high – low). Nếu
khoảng cách này càng ngày càng rộng ra thì đó là dấu hiệu của một một giao động mạnh
(volatility expansion) trong thị trường. Chỉ số này càng tăng thì đó là dấu hiệu của một cái
bottom đang thành hình, nếu thị trường đang đi xuống. Ngược lại, nếu khoảng cách này
càng ngày càng thu hẹp lại thì đó là dấu hiệu một cái đỉnh (top) đang thành hình khi thị
trường đang đi lên. Hiện tượng này người ta gọi là COMPLACENCY IN THE MARKET.
Complacency có nghĩa là bình an, không lo âu, pha lẫn chút ơ thờ. Trong thị trường, khi
người ta trở nên ơ thờ thì đấy có nghĩa là cái đỉnh đang thành hình. Ngược lại, nếu người ta
đang trong tột cùng của sợ hãi thì đấy cũng có nghĩa rằng cái bottom đang thành hình. Một
phương pháp khác cũng cùng lập luận này là chỉ số VIX của option market. Khi VIX lên đến
mức cực cao thì đó là một cái bottom trong market.

Chú thích:
Tại sao gọi là cái đáy (bottom) đang thành hình khi volatility tăng? Traders suy luận rằng
trong giai đoạn đầu của một cái down trend người đầu tư thường không chấp nhận đây là
điểm khởi đầu của một down trend. Trong tiếng Anh và trong danh từ nhà nghề, người ta
gọi đó là DENIAL STAGE. Denial có nghĩa là chối bỏ, không chấp nhận. Người đầu tư trong
thị trường khi đã quen với hướng up trend của stocks, của market thì thường rất khó chấp
nhận một sự thật không đẹp đang thành hình. Họ thường bào chữa với nhiều lý do khác
nhau. Trong giai đoạn này, người ta sẽ tiếp tục mua khi stocks rớt. Nhiều người còn lợi dụng
cơ hội này để mua thêm vì cho là rẻ. Sau đó thì stocks lại tiếp tục đi xuống. Stocks càng
xuống thì họ càng mua thêm. Cho đến một điểm nào đó thì họ 1) bắt đầu sợ và 2) hết tiền.
Đây là giai đoạn thứ hai mà traders gọi là “va chạm thực tế.” Trong giai đoạn này, người
đầu tư hết còn mua thêm, và bắt đầu lo ngại. Một số đã bắt đầu bán ra. Khi hiện tượng này
xảy ra thì giá stocks lại càng xuống mạnh. Xuống mạnh vì bấy giờ chưa có người mua nhiều.
Professional traders vẫn còn đứng bên ngoài. Khi giá xuống sâu thêm nữa thì hổn loạn sẽ
thành hình. Đó là lúc giá sẽ lên xuống khá mạnh. Giá lên là vì có một số người chấp nhận
giá hiện tại để nhảy vào. Họ chấp nhận thua chút ít ở giá hiện tại để mua, vì họ tin rằng cái
đáy của down trend sắp xuất hiện. Ngược lại, các người đầu tư đã mua lúc đầu thì bây giờ
đang kiếm đường chạy ra. Mức thua lổ hiện tại đã quá sức chịu đựng của họ. Các nhà phân
tích tâm thần gọi đây là breaking point, hay còn là điểm gãy của mức chịu đựng. Traders gọi
đó là “ when boys become men.” Chính xác hơn đây là lúc phân biệt giữa một tay nhà nghề
và một người đầu tư bình thường. Lúc này mọi phân tích về công ty hay niềm tin đều được
hủy bỏ. Lý trí hết còn là vật dùng để kiềm chế hành động. Cái đau của thua lổ hiện quá lớn
cho nên việc đầu tiên mà người ta làm bán quách nó đi. Bán nó đi sẽ mang lại cho họ một
cảm giác nhẹ nhàng, thoát nợ. Áp lực tâm lý sẽ giảm đi rất nhiều, tuy rằng số tiền trong
account không còn bao nhiêu. Tuy nhiên, đối với một người bình thường thì đó là một sự lựa
chọn rất thường. Lúc đó người ta sẽ có rất nhiều lý do để bán. Nhưng nếu suy nghĩ kỹ thì lý
do chính vẫn là giảm áp lực tâm lý. Điểm thắng thua trong trading là đây. Traders nhìn vào
mức giao động của giá để thấy tâm trạng của investors trong cuộc chơi và dùng nó như một
dấu hiệu trong việc mua bán hằng ngày.

6)Chande Kroll Stop được tạo ra từ hai bậc thầy giao dịch xu hướng Chande và
Stanley Kroll

Cách sử dụng cơ bản:


1. Buy khi giá đóng cửa trên hai đường xanh đỏ
2. Sell khi giá đóng cửa dưới hai đường xanh đỏ
3. Vào lệnh khi hai đường xanh đỏ cắt nhau

A. Trường hợp Sell

Ở khung time H1 của Gbp/ usd , chúng ta nhận thấy rằng khi hai đường
xanh đỏ cắt nhau, giá đóng cửa nằm dưới cả hai đường xanh và đỏ, Kroll
bắt đầu vào lệnh giao dịch và đặt stop loss phía trên hai đường xanh đỏ
vùng hai đường cắt nhau. Khi giá hồi lên, chạm đường đỏ, Kroll sẽ quyết
định Dừng sell, thoát lệnh hoàn toàn hoặc chốt lời trước 50%. Dời stop
loss đến đường màu xanh. Vài trader tận dụng chiến thuật này có thể giữ
lệnh dài luôn khi giá đóng cửa luôn nằm trên đường đỏ

B. TRƯỜNG HỢP BUY ( LONG) 

Ở khung time H1, chúng ta Usd/jpy Giá đang đóng cửa nằm trên hai
đường tín hiệu xanh đỏ và cắt nhau. Kroll quyết định Buy và stop loss như
hình. Khi giá hồi về chạm đường tín hiệu xanh, Kroll sẽ thoát lệnh hoàn
toàn hoặc chốt lời trước 50%, dời stop loss lên đường tín hiệu màu đỏ. 

Cách 2
Áp dụng: thị trường Forex, vàng, dầu, chỉ số và cổ phiếu.
Chiến lược: Mối quan hệ cung cầu là nguyên nhân chính để xác định giá thị
trường của một tài sản là tăng hay giảm. Chỉ báo Chandel Kroll được xây dựng
dựa trên nguyên lý này. Theo đó, chỉ báo liên tục phân tích thời điểm lực Mua
tăng trưởng và thể hiện trên đồ thị giá. Đồng thời để đưa ra tín hiệu giao dịch
hiệu quả, Chandel Kroll cũng phân tích áp lực Bán trên cùng một nguyên lý.
Nhờ đồ thị hóa được hai đường Cung - cầu, nhà đầu tư gần như được cập nhật
thời gian thực tín hiệu mua bán hiệu quả nhất.
Cung thời gian: Áp dụng cho tất cả cung đồ thị giá.
Chandel Kroll Stop được thiết kế dựa trên triết lý cung cầu với giá trị tài sản giao
dịch. Đây là điểm độc đáo nhất của chỉ báo này. Nhờ vậy, chỉ báo lọc được hoàn
toàn tác động nhiễu từ biến động thị trường hàng ngày và đưa ra điểm mua bán
rõ ràng.
Qua việc đồ thị được lực Cung - Cầu ngay trên đồ thị giá, chỉ báo đã đơn giản
hóa việc giao dịch khi canh vào giao cắt giữa hai đường tín hiệu Mua - Bán. Đây
là một chỉ báo không thể thiếu trong bộ công cụ phân tích của nhà đầu tư forex
chuyên nghiệp.

Chỉ báo được thiết kế để đồ thị hóa 2 đường Mua và Bán ngay trên đồ thị giá.
Bao gồm:
+ Đường đỏ: Lực mua.
+ Đường xanh biển: Lực bán.
Trường hợp đường đỏ cắt xuống đường xanh biển: chỉ thị áp lực Mua giảm
mạnh khi các quỹ đầu tư bắt đầu thực hiện chốt lời vị thế Mua trước đó. Điều
này khiến giá trị tài sản giảm mạnh. Ngược lại, đường đỏ cắt lên đường xanh
cho thấy phe Mua đã quay trở lại thị trường. Giá tăng là hệ quả của áp lực này.
Nhờ vào 2 đường lực cung cầu, nhà đầu tư có thể nắm bắt được ngay tín hiệu
mua bán để thực hiện giao dịch.

You might also like