You are on page 1of 9

Phần lớn các kiến thức trong bộ sách này tôi chủ yếu đề cập đến việc giao

dịch trong khung thời gian ngày. Nói chúng, trên khung thời gian ngày sẽ cho
chúng ta những cơ hội giao dịch đáng tin cậy hơn, tại sao lại nói như thế? Bởi vì
thực ra không phải khung thời gian thấp hơn như H1 chẳng hạn, không có setup
giao dịch tin cậy mà là chúng có quá nhiều cơ hội để giao dịch vì thế mà chúng trở
thành “loãng”. Dễ dẫn đến chúng ta lao vào giao dịch với các cơ hội mà ta mong
muốn, trong khi khung thời gian ngày cần nhiều thời gian hơn cho một nến nên khi
xuất hiện cơ hội giao dịch thì nó sẽ có độ tin cậy cao hơn.

Đa phần với những người mới tìm hiểu thị trường họ luôn muốn được theo
dõi biểu đồ thật nhiều và giao dịch thật nhiều vì thế họ sẽ ko đủ kiên nhẫn để chờ
cơ hội giao dịch trên D1. Vì vậy tôi cần phải có hướng dẫn cho các bạn giao dịch
trên khung thời gian ngắn. Thực ra, nếu các bạn giao dịch ngắn hạn thì nên biết
những kiến thức trong bộ sách đầu tiên của tôi, đó là những cách phân tích cùng
những mẫu hình rất thích hợp cho việc giao dịch ngắn hạn.

Có hai cách nguyên tắc cơ bản để giao dịch các khung thời gian ngắn H1 và
H4:

- Giao dịch cùng xu hướng với khung thời gian D1.


- Giao dịch ở các ngưỡng quan trọng của khung thời gian D1

Sau đây sẽ là một số ví dụ cho các bạn:

Thứ nhất, giao dịch cùng xu hướng với khung thời gian D1

Khi giao dịch khung thời gian 4 giờ hay 1 giờ, điều đầu tiên chúng ta cần
làm đó là nhìn xem điều gì đang diễn ra ở khung thời gian D1. Nếu daily chart là
đang trong một xu hướng giảm thì chúng ta sẽ chỉ chú ý đến các mẫu hình cho tín
hiệu bán trên khung thời gian H1 và H4. Và ngược lại, nếu khung thời gian D1
trong một xu hướng tăng thì chúng ta chỉ nhận các tín hiệu xác nhận nên mua mà
thôi. Đôi khi nói các vấn đề trên khá là trừu tượng và mang tính lý thuyết nhưng
bạn phải vận dụng lý thuyết đó cùng với kinh nghiệm thực tế của bạn để vận dụng
sao cho hợp lý với bản thân. Thêm nữa, để xác định xu hướng tốt và chuẩn nhất thì
các bạn nên học kiến thức mà tôi đã trình bày trong bộ sách thứ nhất.
Hình dưới dây sẽ là một chart ở khung thời gian D1

Hình 1: Biểu đồ tổng quát ở khung thời gian D1

Sau đây tôi sẽ thể hiện một số vị trí mà có thể vào lệnh trên khung thời gian
thấp hơn là H4 theo như những kiến thức mà ta đã học.
Hình 2: Khoanh vùng trên D1
Hình 3: Biểu đồ trên H4

1. Mẫu hình fakey đẹp xuất hiện ở đáy cú hồi, đồng thời khi hình thành nó đã
làm cho một bộ phận người giao dịch bị hit stop loss khi vào lệnh ở đáy gần
trước đó cho nên khi vào lệnh ở đây khá là chắc chắn.
2. Chúng ta đặt lệnh mua với cây nến xác nhận sự phá vỡ thất bại.
3. Chúng ta thấy rằng trong đà tăng của thị trường đã hình thành nên mô hình
nến sức ép nhưng có thể thấy đây là một mẫu hình được hình thành trong
sóng tăng chứ không phải sóng hồi vì thế giá đang ở vị trí khá cao so với các
mức giá trước đó.
4. Ở vị trí này giá hình thành nên mẫu hình giảm dần trong một cú hồi vì thế
mà ta có thể vào lệnh khi mẫu hình được hoàn thành.
5. Tuy nhiên thì lệnh đã thua sau đó không lâu và chúng ta có thể xem xét vào
lệnh lại. Đó là cái hay của nghệ thuật vào lệnh lại.

Chúng ta sẽ đến với hoàn cảnh thứ hai


Hình 4: Hoàn cảnh thứ 2 trên D1

Hình 5: Biểu đồ trên H4

1. Mẫu hình đẹp với fakey pin bar và ta có thể vào lệnh.
2. Hai pin bar đẹp xảy ra gần nhau và vào lệnh với hai pin bar này chúng ta ăn
đậm.
3. Ta thực hiện vào lệnh theo quy tắc vào lệnh với pin bar.
4. Mẫu hình giảm dần trong một cú hồi rất mạnh đồng thời cũng ngang với
ngưỡng hỗ trợ của đỉnh trước nên ta có thể vào lệnh với nến tailed bar tăng.
5. Tuy nhiên, nếu như chúng ta đặt tỉ lệ ăn thua là 2:1 thì ta đã thua lệnh này.
6. Sau khi thua lệnh trên thì thị trường tiếp tục hồi về và giá tiếp tục hồi về sâu
hơn và gần ngay vị trí đáy cũ thì xuất hiện một tailed bar khá đẹp, nếu tự tin
ta có thể vào lệnh nhưng rất tiếc là ta tiếp tục thua.
7. Đến vị trí này giá vẫn đang cố thoát xuống nhưng bị một lực cản mạnh mua
lên thể hiện thông qua nến pin bar rất lý tưởng cả về hình thức lẫn vị trí cho
nên không có lý do gì ta bỏ lỡ cơ hội này.
Chúng ta đến với vị trí tiếp theo
Nếu như các bạn quan sát toàn cảnh với việc thu nhỏ biểu đồ ngày để xem
giá có đến ngưỡng kháng cự hay hỗ trợ quan trọng nào không thì bạn sẽ thấy như
sau:

Hình 6: Ngưỡng kháng cự của vùng chart ta xem xét

Đây chỉ là yếu tố ta xem xét thêm còn trên thực tế chưa thể chắc chắn. Chúng ta sẽ
quay về chart H4 để xem những diễn biễn thế nào.
Hình 7: Dạng nến trên biểu đồ H4

1. Sau khi giá tăng mạnh gần như thẳng đứng và đẩy giá lên cao thì đã thể hiện
rõ sự chững lại với một vùng giằng co gồm 8 nến, điều đó có thể thấy rằng là
một sự cân bằng và tâm lý dè chừng khá lâu. Kết thúc vùng giằng co là một
nến pin bar không thể đẹp hơn, nến này phá vỡ lên trên vùng sự giằng co của
7 nến trước đó nhưng ngay lập tức bị gặp phải sự kháng cự và đảo chiều.
Bấy nhiêu cũng là cơ sở để ta dự đoán về khả năng đảo chiều thị trường. Tuy
nhiên cũng chưa thể chắc chắn điều gì, ta chờ thêm diễn biến giá tiếp theo.
2. Sau pin bar đẹp giá đã giảm mạnh đâm xuyên sâu xuống dưới đường EMA
21 nhưng...
3. Cuối sóng là một nến tailed bar khá đẹp. Giả sử khi thị trường mới xảy ra
đến cây nến này thì chúng ta hoàn toàn có cơ sở để vào lệnh mua bằng cách
chờ mua trên đỉnh nến tailed bar, lý do đó là giá hồi về ngưỡng hỗ trợ mạnh
của nhiều đỉnh trước đó cùng với một vùng hợp của khá nhiều vùng giằng co
cho nến chúng ta có thể vào lệnh. Lệnh được khớp ngay cây nến tăng mạnh
sau đó.
4. Tuy nhiên ngay sau đó thì lệnh của chúng ta bị dính stop loss nhanh chóng
với một loạt nến giảm mạnh và qua đó có thể thấy rằng lực bán đang rất
chiếm ưu thế và tốt nhất chúng ta nên dừng mua để xem xét thêm và có thể
tìm cơ hội bán.

Hình 8: Theo xu hướng giảm vào lệnh bán

1. Có thể bán với hai pin bar xuất hiện cuối mỗi cú hồi giá, đây là hai pin bar
khá đẹp và xuất hiện ở ngưỡng cản của đường EMA 21cho nên hoàn toàn là
cơ hồi tốt để vào lệnh.
2. Với pin bar thứ hai chúng ta vẫn có thể ăn được tỉ lện 2:1. Ở đây chúng ta có
thể thấy được giá bắt đầu chững lại với một vùng giằng co gồm 7 cây nến.
Sau đó giá tăng lên xác nhận hình thành mô hình hai đáy thì chúng ta có cơ
sở để nghĩ về sự thay đổi xu hướng. Chúng ta hãy xem xét trên chart D1
Có thể thấy trên D1 giá đã về vùng cầu khá mạnh và cũng là gần đáy cũ
(Đáy vững bền) cho nên đây là một ngưỡng hỗ trợ đáng tin cậy

3. Khi giá tăng vọt bởi chỉ một cây nến. Cây nến này là do tin tức ra và chúng
ta vẫn có thể thấy khả năng cao là xu hướng đã đổi bởi vì có sự hỗ trợ của
nhiều yếu tố từ dạng biểu đồ đến tin tức và ngưỡng EMA 21 bị phá vỡ.

Sau đó chúng ta có thể tìm kiếm cơ hội để vào lệnh mua

You might also like