You are on page 1of 6

Hội thảo quốc gia Đa dạng Sinh học Việt Nam: Nghiên cứu, Giảng dạy, Đào tạo

Hiện trạng cỏ biển đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi


Chu Thế Cường, Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Huy Yết
Viện Tài nguyên và Môi trường Biển

1. Mở đầu
Đảo Lý Sơn nằm cách đất liền khoảng 14 hải lý, có toạ độ 15º21’-15º27’N,
109º04’ – 109º10’E. Đảo Lý Sơn có ý nghĩa rất quan trọng không những về mặt lịch
sử (nơi chuyển quân ra đảo Hoàng Sa và Trường Sa thời nhà Nguyễn) mà còn có giá
trị lớn về mặt khoa học. Tuy đã được liệt kê vào danh sách 15 khu bảo tồn biển tại
Việt Nam, nhưng những nghiên cứu về sinh vật khu vực này còn nhiều hạn chế. Cho
đến nay, chỉ có một số nghiên cứu cơ bản về sinh vật trên cạn, các rạn san hô và cỏ
biển tại khu vực do Viện Địa lý và Viện Hải dương học tiến hành. Báo báo này là
những số liệu bổ xung quan trọng về hiện trạng các thảm cỏ biển tại khu vực. Đề tài
KC-0912 đã hỗ trợ kinh phí khảo sát thực địa đảo Lý Sơn và đề tài cơ bản 633304 hỗ
trợ công tác nội nghiệp. Chúng tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ quý báu đó.

2. Tài liệu và phương pháp nghiên cứu


2.1. Cơ sở tài liệu
Tài liệu sử dụng cho báo cáo này là chuyến khảo sát thực địa từ 12/4 đến
20/4/2005 tại vùng biển ven đảo Lý Sơn do Viện Địa Lý tiến hành. Bộ mẫu gồm 5 tiêu
bản cỏ biển ép khô thu được tại các địa điểm thôn Tây – Xã An Hải (mặt cắt 1), thôn
Đông xã An Vĩnh (mặt cắt 2) và thôn Tây xã An Vĩnh (mặt cắt 4) (xem bản đồ).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu mẫu cỏ biển theo sách hướng dẫn của English et al 1997 [1].
Định loại các loài cỏ biển sử dụng tài liệu của Nguyễn Văn Tiến et al 2002 [3].

3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận


3.1. Một số đặc điểm tự nhiên vùng nghiên cứu
Đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi có diện tích là 8,12 km 2, chiều dài khoảng 5
km và chiều rộng lớn nhất là 2,3 km. Nhiệt độ không khí trung bình năm vào khoảng
25,5 – 20,6oC. Nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 5 đến tháng 7; thấp nhất là
tháng 12 đến tháng 1. Mưa nhiều nhất thường vào tháng 10, 11. Số giờ nắng trong năm
dao động từ 2100 – 2200 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 84-86%. Độ
muối giao động trong khoảng từ 33 đến 34‰. Độ đục đo bằng đĩa Secchi là từ 5 đến 7
mét [2]. Đảo là một vùng bằng phẳng ở độ cao 20m với các thành tạo núi lửa có chiều
cao khác nhau 105, 80 và 50 m. Miệng núi lửa lớn nhất nằm ở phía đông đảo có đường
kính đến 1,4m.
3.2. Thành phần loài cỏ biển
Kết quả phân tích mẫu đã phát hiện được 5 loài cỏ biển thuộc 2 họ khác nhau.
Họ Cỏ Kiệu Cymodoceaceae gồm 3 loài: Cymodocea rotundata, Halodule pinifolia và
Halodule uninervis,. Họ Thủy thảo Hydrocharitaceae có 2 loài: Thalassia hemprichii,
Halophila ovalis. Ngoài ra, theo báo cáo của Nguyễn Hữu Đại [2], còn có loài

1
Halophila minor nhưng chúng tôi khong thu được mẫu trong chuyến khảo sát này.
Như vậy, khu vực đảo Lý Sơn có tổng cộng 6 loài cỏ biển.
3.3. Phân bố cỏ biển
Cỏ biển tại đảo Lý Sơn phân bố rải rác khắp bốn xung quanh đảo nhưng tập
trung chủ yếu tại phía Tây Nam và Đông Nam đảo và trong các vũng vịnh nhỏ nơi
tương đối ít sóng và dòng chảy nhỏ. Nghiên cứu mặt rộng của cỏ biển tại đảo Lý Sơn
cho thấy rằng, cho thấy cỏ biển thường phân bố ở độ sâu khoảng 0,5 đến 1,5m, ngoại
trừ tại mặt cắt số 9, cỏ biển phân bố ở độ sâu hơn 3m. Tại hầu hết các mặt cắt, cỏ biển
chỉ phân bố ra đến cách bờ 50m, cá biệt là tại mặt cắt 1 chỉ phân bố ra đến cách bờ
khoảng 20m. Riêng tại mặt cắt số 8 và mặt cắt số 4, cỏ biển phân bố ra tới cách bờ hơn
300m. Tại hầu hết các mặt cắt, loài chiếm ưu thế và có số lượng nhiều nhất là
Cymodocea rotundata, tiếp đến là Thalassia hemprichii có số lượng ít hơn. Hai loài
Halodule pinifolia và Halophila ovalis chỉ tìm thấy duy nhất tại phía Tây Nam của đảo
(mặt cắt số 1 và số 2) và số lượng của chúng tương đối ít, chúng tôi chỉ có thể tìm thấy
một số bãi cỏ của loài Halodule pinifolia và Halophila ovalis có diện tích khoảng 2m2.
Tại mặt cắt phía Bắc đảo (mặt cắt 5, 6, 7) cỏ biển phân bố rải rác nhưng vẫn tạo
thành những thảm nhỏ. Các loài cỏ chiếm ưu thế ở các mặt cắt này là hai loài
Cymodocea rotundata và Thalassia hemprichii.
Bảng 1. Thành phần loài cỏ biển ở đảo Lý Sơn
Phân bố (mặt cắt)
Stt Taxon
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Halodule pinifolia (Miki) den
1 x x
Hartog (cỏ Hẹ tròn)
H. univervis (Forssakai)
2 x x x
Ascherson (cỏ Hẹ 3 răng)
Cymodocea rotundata
3 Ehranb and Hemprichex (cỏ x x x x x x x x x
Kiệu tròn)
Thalassia hemprichii
4 x x x x x x x x x
Ascherson (cỏ Bò biển)
Halophila ovalis (R. Brown)
5 x x
Hooker (cỏ Xoan biển)
Halophila minor (Zol)* den
6
Hartog
Tổng cộng 5 5 3 2 2 2 2 2 2

Ghi chú: * loài không thu được mẫu trong đợt khảo sát này

3.4. Độ phủ
Độ phủ của cỏ biển tại đảo Lý Sơn không đồng đều tại các mặt cắt. Nhìn chung,
mặt cắt phía Đông Nam và phía Tây Nam đảo có độ phủ cao hơn những mặt cắt còn
lại, độ phủ giao động trong khoảng từ 60 đến 80%, đặc biệt là mặt cắt số 1 độ phủ lên
đến 90%. Mặt cắt có độ phủ thấp nhất là mặt cắt 5, 6 và 7 do chất đáy tại khu vực này
là đá và cát nên cỏ biển chỉ phát triển ở chất đáy cát. Độ phủ trung bình ở các mặt cắt
này là khoảng 40% (bảng3). Mật độ trung bình của các loài cỏ biển là từ 480 đến 816
cây/m2, khối lượng trung bình là 119 đến 242 g/m2 [2].

2
Bảng 2. So sánh phân bố số loài cỏ biển đảo Phú Quí với một số đảo xa bờ

Số Tên loài Tên đảo


TT Lí Sơn Phú Côn Phú Trường
Quí Đảo Quốc Sa
1 Halophila ovalis - cỏ xoan + + + + +
2 H. minor - cỏ xoan nhỏ + + + + +
3 H. decipens- cỏ xoan đơn + +
4 Thalassia hemprichii- cỏ vích + + + + +
5 Cymodocea serrulata kiệu răng + + + +
cưa
6 C. rotundata kiệu tròn + + + +

3
7 Halodule pinifolia hẹ tròn + + +
8 H. uninervis hẹ ba răng + + + + +
9 Thalassodendron ciliatum-cỏ +
đốt tre
10 Syringodium isoetifolium năn + + + +
biển
11 Enhalus acoroides cỏ lá dừa + +
Tổng cộng: 6 8 10 9 7

Thảm cỏ biển đảo Lí Sơn (Photo: Nguyễn Huy Yết, 2005)

3.5. Diện tích


Dựa vào số liệu khảo sát thực địa và tính toán trên hải đồ, ước tính diện tích cỏ
biển tại đảo Lý Sơn tại các mặt cắt khảo sát khoảng 12,4 ha. Ngoài ra tại những điểm
chưa khảo sát được ước tính có khoảng 15 ha nữa. Do vậy, ước tính toàn khu vực
chung quanh đảo Lý Sơn có khoảng 27,4 ha cỏ biển.
Bảng 2. Ước tính diện tích và độ phủ các thảm cỏ biển tại đảo Lý Sơn
Mặt cắt Diện tích (ha) Độ phủ Loài ưu thế
Mặt cắt 1 0,2 80-90% Cymodocea rotundata và Thalassia
hemprichii
Mặt cắt 2 0,5 70-80% Cymodocea rotundata và Thalassia
hemprichii
Mặt cắt 3 1,5 50-60% Cymodocea rotundata và Thalassia
hemprichii
Mặt cắt 4 1,2 70-80% Cymodocea rotundata và Thalassia

4
hemprichii
Mặt cắt 5 2,5 40-50% Cymodocea rotundata
Mặt cắt 6 1,5 40% Thalassia hemprichii
Mặt cắt 7 1,0 40-50% Cymodocea rotundata và Thalassia
hemprichii
Mặt cắt 8 3,0 60-70% Cymodocea rotundata và Thalassia
hemprichii
Mặt cắt 9 1,0 50-60% Cymodocea rotundata và Thalassia
hemprichii
Tổng cộng 12,4

3.6. Động vật đáy trong thảm cỏ biển


Hệ sinh thái cỏ biển là một trong những hệ sinh thái có đa dạng sinh học cao
nhất hành tinh, có thể sánh ngang với hệ sinh thái rạn san hô và rừng ngập mặn. Tại
đảo Lý Sơn, các nghiên cứu về động vật đáy sống trong thảm cỏ còn hạn chế, tuy
nhiên, qua nghiên cứu sơ bộ, chúng tôi đã phát hiện một số nhóm động vật có giá trị
kinh tế và khoa học sống trong thảm cỏ biển như sau: cua bơi họ Portunidae gồm các
loài: Portunus pelagicus (Linné), P. trituberculatus (Miers), P. sanguinolentus
(Herbst); các loài thuộc Lớp Chân bụng Gastropoda như loài Trochus pyramis thuộc
họ Trochidae và Angaria delphinus thuộc họ Astraeinae; Hải sâm đen Holothuroidea -
Holothuria leucospilosa; sao biển họ Asteropidse - Asterope carinifera; Cầu gai
Echinoidea loài Diadema setosum.

3.7. Đe doạ cho các thảm cỏ biển ở Lý Sơn


Những năm trước, Lý Sơn nổi tiếng cả nước về tình trạng sử dụng chất nổ để
đánh cá, phá hủy các bãi cỏ biển. Các thảm cỏ biển đang phải đối mặt với nguy cơ
khai thác cát để trồng tỏi, phá hủy nơi sinh cư của cỏ biển. Để có thể thu hoạch 4 đến
500 tấn tỏi mỗi năm, nhân dân đảo Lý Sơn phải khai thác70.000m 3 cát làm nền khi
trồng tỏi. Tình trạng khai thác cát để trồng tỏi khiến Lý Sơn hàng năm phải mất 5 đến
7 ha do nạn xâm thực của thuỷ triều. Nguy cơ thứ hai đối với các thảm cỏ biển là hiện
tượng xây dựng cảng biển. Tại mặt cắt số 8, nơi có diện tích cỏ biển lớn nhất đảo, đang
được nạo vét để xây dựng thành nơi trú bão cho tầu thuyền. Việc nạo vét lòng kênh
vào đổ thải bùn đất lên khu vực vùng triều để lấn biển đã làm tiêu diệt một phần cỏ
biển. Ước tính sau khi hoàn thành cảng, hơn một nửa diện tích thảm cỏ biển sẽ bị mất.
Bão và các thiên tai khác đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến các bãi cỏ biển
của khu vực. Chúng tôi đã phát hiện hàng chục hố cát trong các thảm cỏ biển do bão
tạo thành, có hố sâu đến 2 mét. Bão và sóng lớn đã đánh bật rễ của cỏ biển và làm cho
cỏ biển bị chết.

4. Nhận xét
Qua khảo sát sơ bộ, đã phát hiện được 6 loài cỏ biển, đó là Cymodocea
rotundata, Halodule pinifolia và Halodule uninervis, Thalassia hemprichii, Halophila
ovalis và Halophila minor . Về diện tích các thảm cỏ biển tại đây cũng tương đối nhỏ
khoảng 27.5 ha. Độ phủ của cỏ biển phía Tây Nam và Đông Nam đảo tương đối cao từ
60% đến 90%, trong khi đó ở phía Bắc đảo chỉ đạt 40%. Các thảm cỏ biển tại đảo Lý
Sơn đang phải đối mặt với nguy cơ bị suy thoái do các tác động của con người (đào cát
trồng tỏi, nạo vét các bãi cỏ để làm cảng tàu) và tác động của tự nhiên.

5
Tài liệu tham khảo chính

1. English S. Wilkinson C. and Baker V., 1997. Survey Manual for Tropical Marine Resources:
chapter Seagrass . AIMS, Australia.
2. Nguyen Huu Dai, 2002. Characterization of seagrass in Ly Son Island. Report for UNEP/GEF
Project: “Resersing enviromental degradation trends in the South China Sea and Gulf of
Thailand”, 6p.
3. Nguyễn Văn Tiến, Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Hữu Đại, 2002. Cỏ biển Việt Nam – Nxb KH
& KT, Hà Nội, 165tr.
4. Nguyễn Văn Tiến, Lê Thị Thanh, Từ Thị Lan Hương, 2002. Cỏ biển đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên
Giang. “Tài nguyên và Môi trường biển”, IX: 189-194; Nxb KH & KT Hà Nội.

Summary
Status of seagrass from Ly Son island, Quang Ngai Province

Chu The Cuong, Nguyen Van Tien, Nguyen Huy Yet


(Institute of Marine Environment and Resources)
According to the result of the survey at the Ly Son island from 12 nd to 20th April, 2005
and the existing data, we identified 6 species of seagrasses namely Cymodocea
rotundata, Halodule pinifolia, Halodule uninervis, Thalassia hemprichii, Halophila
ovalis and Halophila minor. Except for the Halophila minor, five other species are
collected and identified in the laboratory. Among them, Cymodocea rotundata and
Thalassia hemprichii are the most abundant species, occurred in all studied site, and 2
other ones (Halodule pinifolia and Halophila ovalis) found in only one site (site
number 1). Seagrass species in Ly Son grow in the near shore areas (about 300 metres
from shore) where the depth ranges from 0.5 to 3 metres. Seagrass beds at the Ly Son
island are now threatened by the argricultural, dredged activities and natural hazards.

You might also like