You are on page 1of 16

BÀI TẬP LỚN MÔN LÝ THUYẾT VÀ KỸ THUẬT ANTEN

I.ĐẶT VẤN ĐỀ

Một vấn đề quan trọng khi phân tích đồ thị phương hướng biên độ tổ hợp của hệ
thống bức xạ thẳng, chính là việc phân tích các yếu tố làm thay đổi dạng đồ thị phương
hướng của nó.Từ đó lựa chọn các tham số, các phương pháp nhằm tối ưu hoá hệ thống
sao cho đồ thị phương hướng của hệ thống là tối ưu trong những trường hợp cụ thể đặt
ra.Chính vì điều đó việc đánh giá đồ thị phương hướng là rất quan trọng, vì thế ta phải
mô phỏng được dạng của nó, cả trước và sau khi đã lựa chọn phương pháp tối ưu hay
thuật toán nào đó, từ đó sẽ có cơ sở để phân tích lựa chọn các tham số cho phù hợp với
yêu cầu.Nội dung của phần bài tập này sẽ trọng tâm vào vấn đề này, trên cơ sở đã sử
dụng phần mềm tiện ích MatLab để mô phỏng và khảo sát các trường hợp cụ thể dạng
đồ thị phương hướng của hệ thống bức xạ thẳng, khi có sử dụng thuật toán Chebyshev để
mô tả quy luật phân bố dòng là tối ưu.

II.NỘI DUNG

Phần 1: Tổng quan về hệ thống bức xạ thẳng

Khái niệm: Hệ thống bức xạ thẳng là hệ thống mà các phần tử bức xạ có tâm pha
nằm trên một đường thẳng. Đường thẳng này gọi là trục của hệ thống (thường khảo sát
với giả thiết gốc toạ độ trùng với tâm pha của phần tử thứ nhất)
Mô hình số liệu:
Với hệ thống gồm N phần tử cùng lọai đặt cách đều nhau với khoảng cách d
và các phần tử được kích thích bởi các dòng điện mà quan hệ của nó với dòng trong phần
tử thứ nhất được xác định bởi:
*

In = a I n eiψn
n
Hàm phương hướng biên độ tổ hợp được xác định:

sin
2
f KN =
α
sin
2
Hàm phương hướng biên biên độ tổ hợp chuẩn hóa được xác định:

sin
2
FKN =
α
N sin
2
Trong đó: α=kdcos(θ)+ψ
2Π λ
k= ; d= ( khoảng cách giữa các chấn tử)
λ 2

SINH VI ÊN: VŨ ĐỨC HOÀN ĐTV46-ĐH 1


BÀI TẬP LỚN MÔN LÝ THUYẾT VÀ KỸ THUẬT ANTEN

Đồ thị của hàm phương hướng biên độ tổ hợp chuẩn hóa:


(vẽ trong trường hợp N=5, -22)

Từ đồ thị của hàm phương hướng biên độ tổ hợp chuẩn hóa ta có một số nhận xét
+ Đồ thi phương hướng có cực đại chính theo hướng =90o và một loạt cực đại phụ
+ Độ rộng của múi sóng chính và số cự đại phụ phụ thuộc vào số phần tử bức xạ N của
hệ thống và khoảng cách d
Như vậy rõ ràng đồ thị phương hướng của chúng phụ thuộc vào các tham số
ấy.Trong trừơng hợp trên ta đã giả thiết trong trường hợp lý tưởng đó là a n=1.Nhưng
trong nhiều trừơng hợp đồ thị phương hướng của anten với phân bố dòng kích thích theo
các quy luật thông thường không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật đề ra .Do đó vấn đề
đặt ra ở đây chính là việc giải bài toán tổng hợp anten – tìm ra quy luật phân bố dòng
như thế nào để có được anten với hệ số định hướng cực đại-với đồ thị phương hướng tối
ưu

Phần 2:
Vấn đề thiết lập hệ thống bức xạ với đồ thị phương hướng tối ưu (được khảo sát
trên 2 quan điểm)
1.Với kích thước anten cho trước cần tìm các dòng phân bố kích thích trên các phần
tử sao cho đồ thị phương hướng anten co múi sóng chính hẹp nhất,còn các bức xạ phụ
không vượt quá một giới hạn nhất định.

SINH VI ÊN: VŨ ĐỨC HOÀN ĐTV46-ĐH 2


BÀI TẬP LỚN MÔN LÝ THUYẾT VÀ KỸ THUẬT ANTEN

2.Hoặc với kích thước của anten cho trước cần tìm quy luật phân bố dòng kích thích
trên các chấn tử sao cho đồ thị phương hướng có mức bức xạ phụ nhỏ nhất còn múi sóng
chính có độ rộng trong một giới hạn đã cho

Phần 3 : Mối quan hệ giữa đa thức Chebyshev


và hàm phương hướng của hệ thống bức xạ thẳng
Để thực hiên mục đích ấy trước tiên chúng ta cần tìm dạng của hàm số (hay đa thức)
cho phép biểu thị được đồ thị phương hướng có các đăc tính tối ưu mong muốn. Sau đó
thông qua các liên hệ toán học sẽ biểu thị hàm phương hướng của dãy phần tử bức xạ
dưới dạng hàm số (hay đa thức) đã lựa chọn và xác định phân bố dòng trên anten để đảm
bảo hàm phương hướng đã cho.
Đa thức CHEBYSHEV chính là đa thức cho phép ta biểu diễn được đồ thị phương
hướng của anten thông qua mối quan hệ toán học.Thật vậy điều này đã được chứng minh
thông qua công trình nghiên cứu của DOLPH và RIBLET, chúng ta sẽ làm sáng tỏ điều
này.
Xuất phát từ hàm số: cos(mt), có thể được biểu diễn dưới dạng tổng của các hàm số
lũy thừa sint và cost
m(m-1)
cos(mt)=cos m t- cos m-2sin 2 t........
2!

Nếu thay thế sin2t=1-cos2t và cost=x thì ta có:

m(m-1) m-2
cos(mt)=cos(m arcosx)x m - x (1-x 2 ).......
2!
Biểu thức này chính là đa thứcChebyshev bậc m ký hiệu là:Tm(x)
Được biểu thị bằng công thức:

Tm(x)=cos(m arcos x) ;khi x<1

Tm(x)=ch(m arc ch x) ;khi x >1

Đa thức Chebyshev có thể viết dưới dạng tổng quát hơn và đơn giản hơn:

Tm(x)=
1
2

(x+ x 2 -1) m +(x- x 2 -1) m 
Khảo sát đồ thị của đa thức Chebyshev bậc cao (hình dưới_với bậc của đa thức
Chebyshev m=7) cho ta thấy chúng có dạng giống như dạng của các đồ thị phương
hướng.Do đó đa thức này có thể được dùng để biểu diễn hàm phương hướng của anten

SINH VI ÊN: VŨ ĐỨC HOÀN ĐTV46-ĐH 3


BÀI TẬP LỚN MÔN LÝ THUYẾT VÀ KỸ THUẬT ANTEN

Dễ dàng nhận thấy với giá trị của x nằm trong giới hạn -1x1các cực đại của đa
thức Chebyshev có giá tri bằng nhau và bằng 1, số cực đại bằng (m-1),tức với
Chebyshev bậc m thì sẽ có m nghiệm
Tại x=1, đa thức có giá trị bằng 1, còn khi x>+1 hoẵc<-1 giá trị của đa thức tăng
đơn điệu và tiến đến  khi x →
Các cực đại của Chebyshev trong khoảng -1x1 có biên độ nhỏ nhất so với cực đại
của các đa thức khác (cùng bậc_hệ số thực)
Tốc độ tăng của đa thức(độ dốc của đồ thị) khi x biến thiên vượt ra ngoài giới hạn
-1x1 sẽ là lớn nhất so với đa thức cùng bậc
Như vậy ta có thể sử dụng những tính chất này để thiết lập anten với đồ thị phương
hướng có múi sóng chính hẹp nhất khi cho trước kích thước anten

Trong giới hạn trên đồ thị của đa thức Chebyshev chỉ biểu thị các cực đại phụ của đồ
thị phương hướng. Vì vậy, để có thể biểu thị đầy đủ của dạng đồ thị phương hướng cần
tìm một giá trị a nào đó (a>1) sao cho T m(a) bằng giá trị cho trước của cực đại chính của
đồ thị phương hướng.Hàm phương hướng bây giờ sẽ được biểu thị bởi đa thức Tm(ax)
Khi ta chọn đa thức Chebyshev Tm(ax) để biểu thị phương hướng thì đồ thị của đa thức
này sẽ biểu diễn đầy đủ đồ thị phương hướng của anten trong hệ tọa độ vuông góc
Các vị trí không và cực đại của đa thức T m(ax) trên trục x sẽ tương ứng với bức xạ không
và hướng bức xạ cực đại phụ của đồ thị phương hướng, có thể xác định được từ:
Tm(ax)=cos[m arcos (ax)]
Π
Tm(ax)=0 khi m arcos(ax0)= (2N 0 +1)
2

SINH VI ÊN: VŨ ĐỨC HOÀN ĐTV46-ĐH 4


BÀI TẬP LỚN MÔN LÝ THUYẾT VÀ KỸ THUẬT ANTEN

1  
x 0  cos  (2 N 0  1) 
a  2m 
Vị trí không thứ nhất được xác định ứng với N0=0
1 
Vị trí cực đại của đa thức Tm(ax) ,với (NM là số thứ tự cực đại): xM  cos N M
a m
Để thấy rõ mục địch của việc sử dụng thuật toán trên ta sẽ làm rõ nó qua mối quan hệ
toán học sau:
Đối với dãy N phần tử hàm phương hướng được xác định theo biểu thức:

Trường hợp số phần tử chẵn:

N
 kd 
f(θ)=  I n cos (2n-1) cosθ 
1  2 
Trường hợp số phần tử lẻ:
N
f ( )   I ncos(nkd cos )
0
Biểu thị dưới dạng đa các thức Chebyshev bậc m-Tm(x) với x=cost
N
Số phần tử chẵn: f ( )   I nT2n1( x)
n1

N
Số phần tử lẻ: f ( )   I nT2n ( x)
n0

Như vậy, ta đã biểu thị được hàm phương hướng của dãy phần tử bức xạ vô hướng
đồng pha dưới dạng tổng của các đa thức Chebyshev.Số hạng của tổng bằng số cặp phần
tử bức xạ của hệ thống (khi số phần tử chẵn )hoặc bằng số cặp phần tử cộng thêm1 (khi
số phần tử lẻ)
Bậc cao nhất của đa thức Chebyshev là 2N-1(khi số phần tử là chẵn) hoặc bằng 2N
(khi số phần tử là lẻ). Như vậy trong trường hợp tổng quát, bậc cao nhất của đa thức
bằng số phần tử bức xạ trừ đi 1
Đồ thị phương hướng của hệ thống sẽ là tối ưu nếu biên độ tương đối của dòng trong
các chấn tử bức xạ được chọn sao cho hàm phương hướng f() sẽ là một đa thức
Chebyshev. Bậc của đa thức sẽ được chọn bằng bặc cao nhất của các số hạng của tổng,
nghĩa là bằng 2N-1 khi số phần tử chẵn và bằng 2N khi số phần tử là lẻ.Mặt khác để cho
đồ thị của đa thức phù hợp hoàn toàn với đồ thị phương hướng mà ta muốn có, thì
argument của đa thức phải lấy bằng ax. Cụ thể, cần thoả mãn các đẳng thức sau:
Khi số phần tử chẵn:
N
T2 N 1(ax)=  I nT2n1( x )  I1T1( x)  I 2T3 ( x)  ......  I N T2 N 1( x)
n=1
Khi số phần tử là lẻ:
N
T2 N (ax)=  I nT2n ( x)  I 0T0 ( x )  I1T2 ( x)  ......  I N T2 N ( x )
n0

SINH VI ÊN: VŨ ĐỨC HOÀN ĐTV46-ĐH 5


BÀI TẬP LỚN MÔN LÝ THUYẾT VÀ KỸ THUẬT ANTEN

Trong trường hợp số phần tử là chẵn (M=2N),thì các hệ số biên độ được xác định:

N (2N-1)(k+N-2)!
In =  (-1) N-k a 2k-1
k=n (k-n)!(k+n-1)!(N-k)!

n=1,2,3,….,N

Nếu M=2N+1, thì các hệ số biên độ được xác định:

N 2N(k+N-1)!
In =  (-1) N-k a 2k-1
k=n (k-n)!(k+n)!(N-k)!

N=0,1,2,……,N

Khi các phần tử N>24 có thể tính dòng trong các phần tử theo công thức gần đúng:

2
 2r 2r 
In = C( n )2 +D( n )2 +1
 L L 

L-độ dài tổng cộng của hệ thống


Rn-khoảng cách từ gốc tọa đến phần tử bức xạ thứ n
1
C= 0.0861 arc ch ξ -0.228
1
D= 0.0861 arc ch ξ -0.228
Hệ số biên độ dòng đối với phần tử nằm ngoài cùng của dãy khi số phần tử là chẵn được
xác định:
a2
I =I
N N-1 (2N-1)(a 2 -1)

Khi số phần tử lẻ:


a2
I =I
N N-1 2N(a 2 -1)

IN-1 hệ số biên độ của phần tử trước cuối.


Quan sát từ những công thức trên a là một tham số được xác định từ yêu cầu cho trước
của đồ thị phương hướng như bức xạ phụ, độ rộng múi sóng chính (khi số phần tử bức xạ
của hệ thống được xác định). Thật vậy ta có công thức sau:
1
Tm (a)=Ch(m arc cha)=
ξ

SINH VI ÊN: VŨ ĐỨC HOÀN ĐTV46-ĐH 6


BÀI TẬP LỚN MÔN LÝ THUYẾT VÀ KỸ THUẬT ANTEN

Giả sử đã cho độ rộng múi sóng chính của đồ thị phương hướng theo mức bức xạ không
(giả sử là 20)
 
khi đó bức xạ không đầu tiên được xác định:0= 2
-0, với = 2
Từ đó a được xác định :
Π
1 1 cos
a=Ch( arc ch ) = 2m
m ξ kd
cos( sinΔ )
2 0
Từ đó cho ta thấy rằng khi cần giảm mức bức xạ phụ thì độ rộng múi chíh lại tăng.
Do đó muốn cho độ rộng múi chính tăng ít khi giảm bức xạ phụ thì số phần tử bức xạ cần
phải lớn.Chúng ta có thể thấy rất rõ điều này khi thực hiện khảo sát loại anten điều chỉnh
cả hướng của cực đại chính giảm búp sóng phụ thông qua sử dụng thuật toán
Dolph_Chebyshev nhằm thiết lập tham số a theo ý muốn nhằm thực hiện điều khiển hay
tạo ra đồ thị phương hướng của anten tối ưu nhất.

Phần 4 : Công cụ sử dụng


Để thấy rõ vai trò của MatLab trong quá trình mô phỏng hệ anten này chúng ta cần
nắm vững một số khái niệm cũng như cách sử dụng cơ bản của MatLab trong khi sử
dụng để mô tả đồ thị phương hướng tổ hợp của anten.Trước tiên cần phải có phần mền
này trong máy tính, việc cài đặt phần mền này khá đơn giản.Sau khi cài đặt xong khởi
động MatLab cho ta màn hình làm việc như dưới đây:

SINH VI ÊN: VŨ ĐỨC HOÀN ĐTV46-ĐH 7


BÀI TẬP LỚN MÔN LÝ THUYẾT VÀ KỸ THUẬT ANTEN

Dấu >> trên màn hình là dấu nhắc, ta có thể thực hiên trực tiếp các câu lệnh cũng
như chương trình con nào đó của chúng ta tại đây.Đối với MatLab nếu sau mỗi câu lệnh
có thêm dấu”;” thì khi thực hiên chương trình kêt quả thu được sẽ không hiện ra màn
hình.
MatLab cung cấp cho chúng ta rất phong phú các hàm toán học có sẵn khi sử dụng ta
chi cần gọi ngay hàm đó là có thể sử dụng được ngay,một số hàm toán học cơ bản,
thường hay sử dụng khi chúng ta mô phỏng anten:

abs(x) Hàm tính giá trị tuyệt đối của x(hay tính argumen của số phức)
sqrt(x) Hàm tính căn bậc hai của x
round(x) Làm tròn x về số nguyên gần nhất
sin(x) Tính sin của góc x
cos(x) Tính cos của góc x
tan(x) Tính tan của góc x
asin(x) Tính arcsin của x
acos(x) Tính arccos của x
atan(x) Tính arctang của x
sinh(x) Hàm tính hyperbolic sin của x
cosh(x) Hàm tính hyperbolic cos của x
asinh(x) Hàm tính nghịch đảo của hyperbolic sin của x
acosh(x) Hàm tính nghịch đảo của hyperbolic cos của x
atanh(x) Hàm tính nghịch đảo của hyperbolic tang của x

Và một số cấu trúc lặp:

If –else- end
If –Elseif end
Switch- case
For –end

MatLab rất mạnh khi sử dụng để xử lý dữ liệu của chúng ta dưới dạng mảng hay ma
trận, đặc biệt là làm việc cả với trường số phức.Ta có thể khai báo mảng dưới dạng:

a=0:0.1:2*pi
khai báo véc tơ a bắt đầu từ giá trị 0 đến 2*pi với bước nhảy là 0.1
a=línpace(a,b,c)
a giá trị đầu
b giá trị cuối
c số lượng điểm chia
Và phần rất mạnh và hiệu quả của MatLab chính là cửa sổ đồ họa của nó,chính yếu tố
này giúp chúng ta mô phỏng chi tiết hệ thống của chúng ta bằng hình ảnh,Trong phạm vi
ứng dụng này thường sử dụng hai hàm để vẽ đồ họa 2D:

Plot(x,y,’color’,’LineWidth’,size ) %vẽ x theo y, đồ thị dạng solid


Polar(x,y) % vẽ x, y trong hệ tọa độ cực

SINH VI ÊN: VŨ ĐỨC HOÀN ĐTV46-ĐH 8


BÀI TẬP LỚN MÔN LÝ THUYẾT VÀ KỸ THUẬT ANTEN

Trong quá trình sử dụng MatLab để mô phỏng đồ thị phướng tổ hợp của anten, thông
thường để dễ dàng thao tác và sửa chương trình thì chúng ta nên sử dụng trình soạn thảo
script file(M-files) của MatLab, ở đây cho chúng ta soạn thảo chương trình như trên
Word,cửa sổ M-File:

MatLab còn hỗ trợ việc tra hướng dẫn và cả những ví dụ, khi cần tra cứu thi chỉ cần gõ
>>help
Hoặc >> demo
Trong thư viện trợ giúp này sẽ cung cấp khá đầy đủ những vấn đề có liên quan để có thể
hoàn thành được quá trình sử dụng phần mềm MatLab để tính toán mô phỏng đồ thị
phương hướng biên độ tổ hợp của anten (anten Chebyshev)

Trên cơ sở lý thuyết đã phân tích kết hợp với phàn mềm MatLab ta sẽ thực hiên khảo
sát đồ thị phương hướng biên độ tổ hợp của anten này

Chương trình được viết trên M-File:

%********************START************************************

function dt_ph1_22159
disp('NHAP SO LUONG CHANTU:')
N=input('\n N =');
disp('VAO LUONG NEN BUP PHU(theo dB)')
db=input('\n dB=');
disp('GOC LAI TIA:')
alpha=input('\n Alpha=');
%THUAT TOAN DOLPH_CHEBYSHEV
%
%TAO MANG BIEN DO CUA DONG DIEN TRONG CHAN TU
a=chebwin(N,db);
%TAO MANG DU LIEU
x=0:.1:180;

SINH VI ÊN: VŨ ĐỨC HOÀN ĐTV46-ĐH 9


BÀI TẬP LỚN MÔN LÝ THUYẾT VÀ KỸ THUẬT ANTEN

for m=1:((180/.1)+1)
k=x(m);
c1=0;
c2=0;
for j=1:N
%mang gia tri trong do thi phuong huong khi chua su dung thuat toan
c1=c1+exp(i*(j-1)*(pi*(cos(k*2*pi/360)-cos(alpha*2*pi/360))));
%mang gia tri trong do thi phuong huong khi su dung thuat toan
c2=c2+a(j)*exp(i*(j-1)*(pi*(cos(k*2*pi/360)-cos(alpha*2*pi/360))));
end
%Lay phan thuc
y1(m)=abs(c1);
y2(m)=abs(c2);
end

%Ve do thi THANG CHIA LOGARIT

plot(x,20*log10(y1/max(y1)),'--b',x,20*log10(y2/max(y2)),'r','LineWidth',2)

xlabel('Phase','FontName',...
'Times New Roman',...
'FontSize',14);

ylabel('F_K_N(dB)','FontName',...
'Times New Roman',...
'FontSize',14);

title('DO THI PHUONG HUONG BIEN DO TO HOP',...


'FontName',...
'TimesNew Roman',...
'FontSize',14);

legend('NON-CHEBYSHEV','CHEBYSHEV')

axis([0 180 -40 1.5])

grid on

hold on

%****************THE END************************************

Kết quả thu được sau mỗi lần chạy chương trình, trong những trường hợp cụ thể cho ta
dạng đồ thị phương hướng biên độ tổ hợp của anten

SINH VI ÊN: VŨ ĐỨC HOÀN ĐTV46-ĐH 10


BÀI TẬP LỚN MÔN LÝ THUYẾT VÀ KỸ THUẬT ANTEN

Trường hợp thứ 1:Góc lái tia bằng 900,Số phần tử bức xạ (Bậc đa thứcChebyshev)
N=7, độ nén búp phụ là 30 dB

Trường hợp thứ 2:Góc lái tia bằng 900,Số phần tử bức xạ (Bậc đa thứcChebyshev)
N=7, độ nén búp phụ là 45 dB

SINH VI ÊN: VŨ ĐỨC HOÀN ĐTV46-ĐH 11


BÀI TẬP LỚN MÔN LÝ THUYẾT VÀ KỸ THUẬT ANTEN

Trường hợp thứ 3:Góc lái tia bằng 650,Số phần tử bức xạ (Bậc đa thứcChebyshev)
N=7, độ nén búp phụ là 30 dB

Trường hợp thứ 4:Góc lái tia bằng 650,Số phần tử bức xạ (Bậc đa thứcChebyshev)
N=7, độ nén búp phụ là 55 dB

SINH VI ÊN: VŨ ĐỨC HOÀN ĐTV46-ĐH 12


BÀI TẬP LỚN MÔN LÝ THUYẾT VÀ KỸ THUẬT ANTEN

Trường hợp thứ 5:Góc lái tia bằng 900,Số phần tử bức xạ (Bậc đa thứcChebyshev)
N=10, độ nén búp phụ là 30dB

Trường hợp thứ 6:Góc lái tia bằng 300,Số phần tử bức xạ (Bậc đa thứcChebyshev)
N=10, độ nén búp phụ là 30dB

SINH VI ÊN: VŨ ĐỨC HOÀN ĐTV46-ĐH 13


BÀI TẬP LỚN MÔN LÝ THUYẾT VÀ KỸ THUẬT ANTEN

Trường hợp thứ 7:Góc lái tia bằng 300,Số phần tử bức xạ (Bậc đa thứcChebyshev)
N=15, độ nén búp phụ là 30dB

Trường hợp thứ 8:Góc lái tia bằng 750,Số phần tử bức xạ (Bậc đa thứcChebyshev)
N=10, độ nén búp phụ là 30dB

SINH VI ÊN: VŨ ĐỨC HOÀN ĐTV46-ĐH 14


BÀI TẬP LỚN MÔN LÝ THUYẾT VÀ KỸ THUẬT ANTEN

NHẬN XÉT:

Từ đồ thị phương hướng biên độ tổ hợp của hệ anten bức xạ thẳng trong trường hợp
này là anten Chebyshev.Trên cùng một đồ thị ta đã biểu diễn đồng thời đồ thị phương
hướng tổ hợp trong trường hợp không sử dụng thuật Dolph_Chebyshev (nét đứt) và
trong trường hợp có sử dụng thuật toán này (nét liền) nhằm tối ưu hoá đồ thị phương
hướng của hệ thống bức xạ này.
Rõ ràng khi chưa sử dụng thuật toán Dolph_Chebyshev thì qua các trường hợp đã cho ta
thấy:Búp phụ thứ nhất khá gần với búp chính chỉ nén lại so với búp chính khoảng 13,26
dB.Như thế nếu yêu cầu cần giảm búp sóng phụ xuống đến mức độ nào đó thì giải pháp
tối ưu trong trường hợp này là đã sử dụng thuật toán trên.Khi sử dụng đa thức này để
biểu diễn các giá trị biên độ của các dòng trong những phần tử bức xạ, khi ấy ta có thể
nén búp phụ xuống tới mức yêu cầu cho phép.
Có thể thấy rằng khi các búp phụ đều được nén xuống theo yêu cầu mong muốn thì độ
rộng múi sóng chính lại tăng.Nếu như cố định lượng phần tử bức xạ và tăng lượng cần
giảm búp phụ xuống (theo deciben) thì độ rộng búp sóng chính cũng rộng dần ra tăng
dần theo lượng cần suy giảm búp sóng phụ.
Như vậy nhằm thoả mãn yêu cầu thiết lập đồ thị phương hướng của hệ thống bức xạ
này đạt tối ưu chúng ta phải cân bằng giữa lựợng cần suy giảm búp sóng phụ và độ rộng
múi sóng chính.Trả giá cho việc giảm búp sóng phụ thì múi sóng chính tăng độ rộng.Do
đó nhằm thoả mãn những yêu cầu đặt ra này thì lượng phần tử bức xạ cũng phải tăng.Khi
càng tăng lượng phần tử bức xạ này thì búp sóng chính càng nhọn
Quan sát đồ thị cho chúng ta thấy không chỉ có thể điều khiển được độ nhọn của búp
sóng chính hay giảm búp sóng phụ, mà việc thay đổi góc lệch pha giữa các dòng trong
chấn tử theo một quy luật nào đó còn có thể lái được búp sóng chính theo hướng yêu cầu,
viêc điều chỉnh góc pha này chính là đã thực hiện lái tia sóng quét theo các hướng .
Như vậy hệ anten điều khiển biên độ thông qua điều khiển cường độ các dòng trong các
phần tử bức xạ trên cơ sở tìm sự phân bố của các dòng này có quy luật biến đổi hay phân
bố giống dạng đa thức Chebyshev có bậc là số lượng phần tử bức xạ của hệ thống

III.K ẾT LUẬN

Bằng việc sử dụng công cụ phần mềm MatLab, đã cho chúng ta nhìn một cách tổng
quan hơn về đồ thị phương hướng biên độ tổ hợp của hệ thống bức xạ thẳng Chebyshev
Cơ sở để chúng ta lựa chọn đồ thị phương hướng của anten sao cho tối ưu nhất.Và chính
cơ sở của đa thức Chebyshev đã giúp chúng ta tìm ra quy luật điều khiển cường độ của
các dòng trong các phần tử bức xạ của hệ thống, để có thể làm giảm ảnh hưởng của búp
sóng phụ tới búp sóng chính nhằm đạt một yêu cầu kỹ thuật cho đồ thị phương hướng
vừa nhọn và đồng thời thoả mãn được các yêu cầu khác nữa là không ảnh hưởng đến
cách lái búp sóng, và xác định được các thông số có mối quan hệ mật thiết với nhau với
mục đích cuối cùng là xây dựng được giản đồ phương hướng biên độ tổ hợp của hệ thống
tối ưu nhất thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật đặt ra.
Có một số vấn đề rất cần có thời gian tập trung tìm hiểu và phân tích như mối quan
hệ cụ thể như thế nào giữa độ rộng múi sóng chính với viềc tăng số lượng phần tử bức xạ

SINH VI ÊN: VŨ ĐỨC HOÀN ĐTV46-ĐH 15


BÀI TẬP LỚN MÔN LÝ THUYẾT VÀ KỸ THUẬT ANTEN

của hệ thống, cụ thể là nếu tăng số lượng phần tử bức xạ lên M lần thì độ rộng búp sóng
chính có quan hệ như thế nào với giá trị M này
Và một vấn đề nữa đó là ngoài cách sử dụng thuật toán Dolph_Chebyshev trong việc
điều khiển biên thì còn có phương pháp nào khác nữa không? Có tối ưu hơn không? Và
phương pháp ấy mang lại hiệu quả như thế nào. Trên cơ sở đó tìm cách tính độ rộng búp
chính và mối quan hệ của các đại lượng hay tham số nào đó làm biến đổi dạng của đồ thị
phương hướng của hệ thống này.

‫*********ﻱ‬°*********.‫ﻱ‬

SINH VI ÊN: VŨ ĐỨC HOÀN ĐTV46-ĐH 16

You might also like