You are on page 1of 21

1/21

VÔ TUYẾN ĐỊNH VỊ VÀ DẪN ĐƯỜNG


Chương 1: Nguyên lí chung của vô tuyến định vị
§ 1.1. Những khái niệm chung
§ 1.2. Các hệ thống radar phát sóng liên tục
1.2.1. Radar phát sóng liên tục không điều chế.
1.2.2. Radar phát sóng liên tục có điều chế.
§ 1.3. Radar phát xung.
§ 1.4. Các phương pháp xác định góc phương vị trong Radar
§ 1.5. Tầm quan sát không gian của Radar hàng hải.
§ 1.6. Những thông số khai thác của các trạm Radar hàng hải.
§ 1.7 Những thông số kĩ thuật của các trạm Radar hàng hải.
Chương 2: Tầm xa của Radar hàng hải.
§ 2.1. Tầm xa của Radar hàng hải trong không gian tự do.
§ 2.2. Nén xung trong Radar.
§ 2.3. Ảnh hưởng của khí quyển tới tầm xa hoạt động của Radar.
§ 2.4. Ảnh hưởng của bề mặt nước biển tới tầm xa hoạt động của Radar.
§ 2.5. Ảnh hưởng của bề mặt sóng biên tới tầm xa hoạt động của Radar.
Chương 3: Máy phát Radar
§ 3.1. Đặc điểm của bộ tạo sóng siêu cao dùng đèn Manhetron.
§ 3.2. Đặc tính của đèn Manhetron.
§ 3.3. Mạch điều chế xung.
§ 3.4. Mạch điều chế xung dùng tụ.
§ 3.5. Mạch điều chế xung dùng đường dây dài.
§ 3.6. Thysistor là phần tử khóa K trong các mạch điều chế xung.
§ 3.7. Các mạch điều chế xung khác.
Chương 4: Anten và đường truyền năng lượng.
§ 4.1. Đường truyền đồng trục.
§ 4.2. Ống dẫn sóng
§ 4.3. Phối hợp trở kháng trong đường truyền sóng.
§ 4.4. Phân nhánh trong đường truyền sóng.
§ 4.5. Chuyển mạch Anten
§ 4.6. Đặc tính chung của anten Radar.
§ 4.7. Anten loa.
§ 4.8. Anten khe.
Chương 5: Máy thu Radar
§ 5.1. Những đặc điểm chung.
§ 5.2. Mạch đổi tần.
§ 5.3. Mạch khuếch đại trung tần.
§ 5.4. Mạch tách sóng và khuếch đại thị tần.
§ 5.5. Các mạch tự động điều chỉnh hệ số khuếch đại
§ 5.6. Các mạch tự động điều chỉnh tần số.
Chương 6: Cơ cấu chỉ báo hiển thị
§ 6.1. Chức năng và phân loại các cơ cấu chỉ báo bao quát quanh tâm.
§ 6.2. Monitor.
§ 6.3. Các phương pháp tạo quét bán kính quay.
6.3.1. Dùng cuộn quét động.
6.3.2. Dùng cuộn quét bất động.
§ 6.4. Phương pháp quét mành.
§ 6.5. Cơ chế chuyển đổi chỉ báo quét tròn sang quét mành hay ngược lại.
§ 6.6. Các phương pháp chỉ báo khoảng cách mục tiêu trong cơ cấu chỉ báo.
§ 6.7. Đánh dấu góc phương vị bằng điện tử.
§ 6.8. Định hướng và ổn định biên thị hướng hành trình, hướng phương bắc.
§ 6.9. Các chức năng khác của cơ cấu chỉ báo số.
Chương 7: Nâng cao tính chống nhiễu của hệ thống Radar
2/21
§ 7.1. Khái niệm chung
§ 7.2. Chọn lọc tần số tín hiệu.
§ 7.3. Phương pháp tích góp từ biên
§ 7.4. Phương pháp chọn tín hiệu theo thời gian.
§ 7.5. Phương pháp thu thống kê.
§ 7.6. Phát hiện tín hiệu Radar.

DẪN ĐƯỜNG VỆ TINH

Chương 1. Nguyên lí dẫn đường VTĐ.


§ 1.1. Khái niệm chung.
§ 1.2. Nguyên lý cơ bản của dẫn đường VTĐ.
§ 1.3. Vệ tinh nhân tạo và những đặc tính cơ bản.
§ 1.4. Các hệ tọa độ của điểm đo trong hệ thống dẫn đường vệ tinh.
§ 1.5. Cấu trúc của hệ thống dẫn đường vệ tinh.
Chương 2: Các phương pháp xác định vị trí thuê bao bằng VTĐ sử dụng vệ tinh.
§ 2.1. Khái niệm chung.
§ 2.2. Phương pháp đo Dopple và những đặc tính.
§ 2.3. Phương pháp đo khoảng cách giả định bằng đo thời gian. Những đặc tính và sai số phép
đo.
Chương 3: Hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS.
§ 3.1. Những khái niệm cơ bản.
§ 3.2. Khâu tổ chức và kỹ thuật của hệ thống.
§ 3.3. Những khả năng kỹ thuật và khai thác.
Chương 4: Các hệ thống dẫn đường vệ tinh khác.
§ 4.1. Dạng vi sai của hệ thống dẫn đường vệ tinh.
§ 4.2. Hệ thống GLONASS.
§ 4.3. Hệ thống GNSS và tương lai.

Tổng số tiết lý thuyết: 75.


Bài tập lớn : 1.
Thí nghiệm : 0.

Chương 1: Nguyên lí chung của VT định vị.

§ 1.1. Những khái niêm chung

Vô tuyến định vị được hiểu là sự phát hiện, xác định tọa độ và những thông số của các vật
thể chuyển động khác nhau nhờ sự phản xạ, chuyển tiếp và phát xạ sóng của sóng điện từ từ các
vật thể đó.
Tập hợp các thiết bị thực hiện nhiệm vụ này là trạm vô tuyến định vị (Radar). Bản thân từ
“Radio locus” trong tiếng la tinh bao gồm hai từ ghép: Radio – truyền sóng, Locus – vị trí. Còn
trong tiếng Anh Radar – Radio detection and ranging ( Phát hiện và đo đạc bằng kỹ thuật
Radio).
Mục tiêu trong vô tuyến định vị là những vật thể vật lý bất kỳ hoặc cũng có thể là 1 nhóm
vật thể có đặc tính điện - từ khác biệt với đặc tính điện – từ trong đó sóng điện từ lan truyền.
Trong điều kiện hàng hải đó là: tàu thuyền, các mốc hàng hải, bờ đất, các tảng băng trôi, các
công trình biển, bờ v.v…
Những thông tin hữu ích về mục tiêu nhận biết được tại trạm Radar đều do các sóng điện từ
nhận được mang lại. Phụ thuộc vào nguồn gốc của các sóng tới này mà người ta chia ra thành
các hệ định vị tích cực và thụ động.
3/21
Vô tuyến định vị thụ động là hệ thống mà các trạm thu chỉ đón nhận những năng lượng sóng
điện từ phát ra từ các vật thể có bức xạ sóng điện từ thí dụ như mặt trăng, mặt trời, các vì sao
v.v… dưới dạng bức xạ nhiệt ( thường trong khí tượng thủy văn và thiên văn).
Vô tuyến định vị tích cực là trong đó các trạm Radar phát đi các sóng thăm dò và nhận về
các sóng trả lời. Các hệ thống này vì thế được chia làm 2 nhóm: tích cực với trả lời thụ động
(thu sóng phản xạ ) và tích cực với trả lời tích cực – thu nhận sóng phát đáp của mục tiêu. Hình
1.1 mô tả sơ đồ khối của các hệ thống kể trên.

a)

MT MF
b)
MF

CB MT

Hình 1.1. Các hệ thống vô tuyến định vị: a) thụ động, b) tích cực.

Như vậy, các trạm Radar tích cực có phát đáp tích cực khác hệ thống trả lời thụ động ở chỗ
mục tiêu có máy thu và máy phát như ở trên Radar bình thường. Đáp là hệ thống hỏi đáp.
Hệ thống này không chỉ phát hiện và xác định mục tiêu nữa mà còn có khả năng nhận biết
mục tiêu nữa.
Phụ thuộc vào cấu trúc của các sóng thăm dò, người ta còn chia ra: các hệ thống Radar phát
sóng liên tục và các hệ thống Radar phát xung.

§ 1.2. Các hệ thống Radar phát sóng liên tục

1. Radar phát sóng liên tục không điều chế


Trong các hệ thống này tín hiệu thăm dò và phản xạ về máy thu là các dao động liên tục tần
số cao. Mục tiêu trong hệ thống chỉ được phát hiện khi sóng phản xạ nhận được có tần số khác
sóng thăm dò. Vì thế đây là hệ thống sử dụng hiện tượng Doppler mà bản chất của nó là: tần số
của sóng phản xạ từ các vật thể thu được khác với tần số sóng thăm dò.
Nếu có một vật thể chuyển động theo hướng đến trạm Radar bất động luôn phát đi một tín
hiệu liên tục không điều chế với tần số f1 thì tần số của tín hiệu phản xạ trở về trạm sẽ là f2 = f1
+ Δf , trong đó Δf là hướng dao động tăng thêm trong một đơn vị thời gian.
Khi vật thể xa dần trạm, tần số phản xạ thu được sẽ có giá trị f2 = f1 – Δf.
Do vậy ở hệ thống Radar phát sóng liên tục như trong hình vẽ (h.1.2) tần số sóng phản xạ
thu được ở máy thu sẽ là: f2 = f1 ± Δf.
4/21
f1

MF f1 ± Δf

CB MT Hình 1.2. Hệ thống Radar phát


sóng liên tục không điều chế

Để xác định tần số sóng phản xạ F2 chúng ta giả thiết tần số sóng thăm dò f1 và vận tốc góc
ω1, góc pha φ1 = ω1.t = 2П f1 t.
Khi đó pha của sóng phản xạ được xác định:
 2D   2D 
2  1  t    2 f1  t   (1.1)
 c   c 
Trong đó, D – khoảng cách trạm - mục tiêu.
c – Vận tốc ánh sáng.
Trong khi chuyển động, khoảng cách trạm – mục tiêu thay đổi, vận tốc góc của sóng phản xạ
được xác định:
d  2 dD 
2  2  1 1   (1.2a)
dt  c dt 
 2v 
hay f 2  f1 1  r  (1.2b)
 c 
dD
Trong đó, vr  vận tốc hướng trạm của mục tiêu
dt
Hiệu hai tần số thu và phát được xác định:
2v
Fd  f1  f 2  r f1 (1.3a)
c
c
Nếu vận tốc hướng trạm tính bằng Km/h, tần số f1 [Hz], độ dài bước sóng 1   cm .
f1
vr
Ta có: Fd  55, 6 (1.3b)
1
Hệ thống định vị phát sóng liên tục không điều chế (hệ thống Doppler) cho phép phát hiện
mục tiêu, xác định vận tốc hướng trạm và nhờ anten định hướng có thể xác định phương chuyển
động của vật thể.

 vm
vr
Hình 1.3. xác định vận tốc chuyển động của mục tiêu.

Ưu điểm nổi bật của hệ thống là khả năng chọn lọc mục tiêu trên nền nhiễu phản xạ. Để xác
định vận tốc chuyển động thực của mục tiêu ta dựa vào hình 1.3. Khi đó (1.3b) có dạng:
v
Fd  55, 6 m cos 
1
Từ đó:
5/21
1
vm  Fd (1.4)
55, 6 cos 
Để xác định góc  , thì cần xoay hướng anten tới giá trị cực đại Fd (hướng song song với mặt
phẳng ngang, hình 1.3). Để tăng độ chính xác phép đo góc  và vận tốc vm , trên thực tế người
ta sử dụng các hệ thống đo tia phát xạ từ 2, 3 đến 4 hướng.
Để đo khoảng cách tới vật thể cần sử dụng một hệ thống tối thiểu 2 máy phát và hai máy thu
như hình 1.4
Khi đó giá trị lệch pha tức thời của sóng phản xạ sẽ là:
 2D   2D 
1'  2 f1  t  , 2'  2 f 2  t  
 c   c 
Sự lệch pha ở cửa ra máy thu 1 là:
4 D
1  1  1'  f1 (1.5a)
c
Ở cửa ra máy thu 2 là:
4 D
 2  2   2'  f2 (1.5b)
c



Các dao động (1.5) trên được đưa tới bộ đệm pha để đo
4 D
  1  2  f (1.6)
c
6/21
Trong đó f  f1  f 2 . Như vậy nếu bằng cách đo được hiệu các lệch pha chúng ta có:
c   
D  
4  f 
Nếu f  const thì chỉ số D cũng sẽ được đọc theo đơn vị độ dài.
c
Để loại bỏ tính đa trị của phép đo, điều kiện đặt ra là   2 hay   . Và việc
2 Dmax
lựa chọn f1, f2 phụ thuộc vào giá trị Dmax.
2. Radar phát sóng liên tục có điều chế.
Các trạm Radar phát sóng liên tục có điều chế sử dụng điều chế tần số hoặc điều chế tạp
nhiễu. Hệ thống phát sóng điều chế tần số có thể theo quy luật hàm sin hay hàm tuyến tính như
trên hình vẽ 1.5.

a) f
f1 f2
fmax
f
f0
fmin
t
t Tm
b) Fd

Hình 1.5. Điều chế theo quy luật tuyến tính : a) Tần số phát và phản xạ.
b) Tần số Doppler.
2D
Từ hình vẽ 1.5 ta có t  và
c
df1 f
  2f  FM Trong đó f - độ di tần
dt 0,5TM
TM – chu kì điều chế
FM – Tần số điều chế
Và khi đó
df 2 D 4f  FM
F  f1  f 2  1 D
dt c c
Hay khoảng cách đến vật thể
c
D  Fd (1.7)
f  FM
Biểu thức này phù hợp với vật thể đứng yên và chưa để ý tới sự suy giảm tần số Fd  0 khi
f1  f 2 (hình 1.5b)
Như vậy Radar phát sóng liên tục có điều chế tần số cho phép phát hiện vật thể, xác định
khoảng cách đến vật thể và hướng tới vật thể ấy.
Thường thường trong biểu thức trên dụng cụ đo hiệu tần số F d là bộ đếm xung có chu kỳ
1
đếm Td  do đó bộ đếm tầm xa có đặc tính rời rạc.
Fd
7/21
Lượng chu kỳ N (xung0 trong một chu kỳ điều chế TM là:
T F
N M  d
Td FM
Do đó
4f
ND (1.8)
c
Như vậy số đo nhỏ nhất của độ dài N=1, và tất cả các khoảng cách nhỏ hơn đều cho giá trị
c
N=1 và ứng với nó khoảng cách cực tiểu D  Dmin  (từ 1.8)
4f
Để giảm khoảng cách cực tiểu Dmin và giảm thêm dãy độ dài rời rạc (giảm khả năng phân
giải giới hạn theo khoảng cách) cần giảm biên độ thay đổi tần số của máy phát, đó là mở rộng
dải thông tần f
Ưu điểm đặc biệt của hệ thống này là khả năng đo được những khoảng cách rất nhỏ với độ
chính xác cao.
Yếu điểm cơ bản là việc hình thành hệ Radar điều chế tần số rất phức tạp dùng để quan sát
một vài vật thể cùng lúc, đặc biệt các vật thể chuyển động. Khi đó có nhiễu tín hiệu phản xạ
đồng thời trở về máy thu từ các vật thể khác nhau, phụ thuộc vào khoảng cách của chúng tần số
dãy khác nhau. Để thu các tín hiệu này và xác định khoảng cách của chúng cần sử dụng mạch
lọc dải hẹp và điều chỉnh tuần hoàn theo tần số hoặc số lượng lớn các mạch lọc dải hẹp đơn, phủ
kín dải tần cần thu. Trong trường hợp này tầm xa của vật thể được xác định theo thứ tự mạch lọc
được đặt theo tần số tương ứng với khoảng cách. Những đặc tính này đã hạn chế phạm vi sử
dụng của Radar phát sóng liên tục có điều chế.

§ 1.3. Radar phát xung

Đây là phương phương pháp được sử dụng rất rộng rãi và duy nhất trong Radar hàng hải. Nó
có rất nhiều tính trội so với các loại Radar khác.
Radar phát xung phát đi các trùm sóng cao tần có tính chu kỳ, được gọi là các chùm xung
thăm dò, có độ rộng rất nhỏ so với độ rỗng lớn. Trong khoảng thời gian giữa 2 chùm xung ấy,
máy thu của trạm thu nhận các trùm xung phản xạ từ mục tiêu trở về. Mỗi một xung phản xạ từ
2D
mục tiêu đơn lẻ trở về máy thu với độ trễ tỷ lệ với khoảng cách của mục tiêu tới trạm t  ,
c
ct
do đó khoảng cách D  được xác định khi đo được t, nhờ anten định hướng cao có thể xác
2
định được góc phương vị của mục tiêu. Vì các vật thể khác nhau ở các khoảng cách và phương
vị khác nhau nên sóng phản xạ trở về lần lượt ở những thời điểm khác nhau tạo điều kiện quan
sát và xác định lần lượt các mục tiêu khác nhau trong cùng một thời điểm. Miễn sao các mục
tiêu này nằm trong vùng hoạt động của trạm. Bằng phương pháp hiển thị điện tử chúng ta có thể
tái tạo được hình ảnh của không gian quan sát của trạm Radar phát xung. Ưu điểm nữa của
Radar phát xung là khả năng chuyển đổi anten, nghĩa là sử dụng chung một anten cho cả phần
phát cũng như phần thu.
Nhược điểm cơ bản của hệ thống Radar loại này là cần sử dụng công suất đỉnh rất lớn của
máy phát. Không đo được những khoảng cách nhỏ và tầm hoạt động cực tiểu giới hạn bởi độ
rộng của xung thăm dò và thời gian trễ của tín hiệu do các quá trình quá độ của thiết bị.
Do những đặc tính trội cơ bản của hệ thống Radar phát xung nên các hệ thống này được sử
dụng rộng rãi trong hàng hải.
Hình 1.6 mô tả sơ đồ khối của trạm Radar hàng hải (a) và nguyên lý hoạt động của trạm trên
cơ sở đồ thị thời gian (b)
8/21
a)
Điều chế Tạo sóng

Đồng bộ Chuyển mạch

Chỉ báo Máy thu

b)

(1) Xung điều chế


(2) Chùm sóng thăm dò
(3) Chùm són phản xạ
(4) Điện áp quét màn hình
(5) Hình ảnh hiển thị điện
từ

Hình 1.6. Sơ đồ cấu trúc trạm Radar hàng hải (a), Nguyên lý hoạt động (b)

Như vậy về cơ bản cấu trúc một trạm Radar phát xung có các khối chức năng sau:
- Khối đồng bộ: tạo nên các xung khởi động, điều khiển và phối hợp chế độ làm việc của tất
cả các thành phần của hệ thống đồng bộ theo thời gian, mỗi một xung khởi động tương thích với
một chu kỳ hoạt động của cả trạm với độ dài T X được gọi là chu kỳ lặp lại hay tiếp diễn, độ rộng
X .
- Mạch điều chế: Dưới tác dụng của xung khởi động tạo ra một xung điện áp hình vuông có
biên độ đủ lớn độ rộng xác định để cấp áp cho mạch tạo dao động siêu cao.
- Mạch tạo dao động siêu cao tần: Tạo ra một chùm dao động siêu cao có công suất lớn chứa
đầy trong xung thị tần được tạo ra ở bộ điều chế.
- Cơ cấu chuyển mạch anten: có quán tính nhỏ, khi phát nối cửa ra của mạch dao động siêu
cao với anten, hạn chế công suất dò rỉ trực tiếp vào máy thu. Khi xung phát chấm dứt nối anten
với cửa vào của máy thu. Tổn hao trên chuyển mạch phải là tối thiểu.
- Cơ cấu Anten – Phiđơ: Đó là anten có độ định hướng cao, đường truyền năng lượng siêu
cao có suy hao nhỏ vì phối hợp trở kháng tốt.
- Máy thu: Thu nhận tín hiệu phản xạ, khuếch đại và biến đổi thành các xung thị tần thích
ứng cấp cho bộ chỉ thị điện từ.
- Cơ cấu chỉ báo hiển thị: Chuyển đổi điện áp thị tần nhận được thành hình ảnh xem được
trên màn ảnh và chỉ báo luôn các thông số của mục tiêu (khoảng cách, góc phương vị, độ lớn,
trạng thái chuyển động hay bất động của mục tiêu).

§ 1.4. Các phương pháp xác định tọa độ góc trong Radar
9/21
Việc xác định các tọa độ góc của mục tiêu dựa trên tính định hướng của anten. Phụ thuộc
vào việc sử dụng hệ thống anten của trạm Radar, chúng ta có phương pháp biên độ hay phương
pháp pha. Trong phương pháp biên độ dựa vào đặc tính định hướng, người ta so sánh biên độ
của các tín hiệu phản xạ từ mục tiêu, còn ở phương pháp pha người ta đo hiệu lệch pha của các
tín hiệu phản xạ.
Trong thực tế Radar hàng hải người ta sử dụng phương pháp biên độ: cực đại, so sánh hay
cân bằng.
Trong phương pháp “biên độ cực đại ”, nếu vật thể là điểm khi anten quay đều, điện áp ở cửa
vào của máy thu thay đổi theo đặc tính định hướng của anten như hình 1.7.

0
0 x
Hình 1.7. Xác định hướng theo biên độ
cực đại

Khi trục đặc tính hướng của anten trùng với phương mục tiêu biên độ sóng phản xạ là cực
đại. Khi đó cơ cấu quay sẽ chỉ ra góc phương vị  . Ưu điểm của phương pháp này là kết cấu kỹ
thuật đơn giản, tỷ số tín hiệu/ tạp âm là cực đại. Ngoài ra sự xuất hiện tín hiệu phản xạ từ mục
tiêu trong phép đo cho phép theo dõi mục tiêu trên màn ảnh. Phương pháp này được sử dụng
rộng rãi trong Radar hàng hải.
Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là độ chính xác không cao do đặc tính định
hướng của anten bị giới hạn. Độ nhạy của phương pháp này được đánh giá bởi độ cong đặc tính
Uv(  )
dUV   
S  /   0 (1.9)
d
Biết được giá trị cực tiểu của sự thay đổi điện áp vào U vào , có thể phát hiện được ta có
sai số cho phép của phép đo
UV
  (1.10)
S
Khi đại lượng UV giảm và độ cong của đặc tuyến tăng, độ chính xác của phép đo tăng; độ
chính xác   (0, 2  0,3)0 , trong đó 0 là độ rộng của đặc tính định hướng anten.
Do trong Radar hàng hải người ta sử dụng chung một anten cho cả máy thu lẫn máy phát cho
nên đặc tính định hướng tổng hợp bằng tích của định hướng anten phát và anten thu.
Điều này được mô tả trên hình vẽ H.1.8:
10/21
Hình 1.8. Đặc tính định hướng tổng của anten làm
việc ở chế độ phát và thu

Qua hình vẽ cho thấy đặc tính định hướng công suất
của anten (0,7) khi sử dụng nó chỉ để phát hoặc chỉ để
thu phù hợp với đặc tính định hướng điện áp của anten
(0,5) khi sử dụng nó đồng thời để phát và thu.
Phương pháp so sánh hoặc cân bằng tín hiệu để xác
định tọa độ góc, được tiến hành nhờ hai anten có đặc
tính định hướng dịch đi một góc  như hình 1.9

Hình 1.9. Phương


pháp cân bằng tín
hiệu để xác định
hướng.

Khi tín hiệu phản xạ thu được từ hai anten cân bằng ta có hướng đến mục tiêu được xác
định.
Nếu biên độ điện áp từ hai anten không cân bằng và lệch đi đại lượng U góc đến mục tiêu

cũng bị lệch đi một đại lượng  và phụ thuộc vào góc hay ta có U  0 .

Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là độ chính xác cao và góc  được chọn sao cho
điểm cắt hai đặc tính hướng nằm ở phần cong nhất của đặc tính hướng.
Nhược điểm của phương pháp này là cồng kềnh và phức tạp trong giải pháp kĩ thuật.
Phương pháp pha để xác định tọa độ góc cần dùng hai anten định hướng đặt cách nhau một
khoảng cách d như trong hình vẽ 1.10

Hình 1.10. Phương pháp pha để


xác định tọa độ góc

Trong trường hợp này hiệu 2 khoảng cách anten – mục tiêu:
D  D1  D2
2
gây nên sự lệch pha:  D (1.11)

2
Do d D1 , D2 nên  d sin  (1.12)

11/21

  arcsin
Hay 2 (1.13)
d



Khi góc  đủ nhỏ sin   ta có: 2 (1.14)
d

Bằng cách này thông qua việc đo sự lệch pha  của tín hiệu thu được từ hai anten ta có thể
xác định được góc phương vị của mục tiêu (so với phương thẳng đứng – chuẩn). Độ chính xác
của góc phương vị xác định được phụ thuộc vào độ chính xác đo được độ lệch pha:

 
d (1.15)
2 cos

Nhược điểm lớn nhất của phương pháp là tính đa trị và phân giải kém – Tính đơn trị chỉ

được bảo đảm khi   (0, 2 ) khi sự thay đổi góc định hướng tới vật thể   .
d

§ 1.5. Tầm quan sát không gian của Radar hàng hải

Để phát hiện và xác định được mục tiêu anten Radar phải phát xạ liên tục theo chu kỳ sóng
thăm dò tới mọi vật thể của vùng bao quát (quan sát). Có thể kể ra ba cách quan sát không gian
của trạm Radar: nối tiếp, song song và kết hợp.
Trong chế độ quan sát liên tiếp, búp sóng anten phải di chuyển trong phạm vi vùng quan sát
và lặp lại theo chu kỳ, thời gian để cho búp sóng anten quét hết các điểm cần quan sát một lần
gọi là chu kỳ quan sát. Tqs
Trong Radar hàng hải dạng quan sát liên tiếp được sử dụng thông dụng nhất là quan sát
tuyến tính quanh tâm (vòng) như trên hình 1.11.

Hình 1.11. Quan sát nối tiếp


tuyến tính quanh tâm.

Trong trường hợp này trên bề mặt nằm ngang búp sóng anten chuyển động đều quanh tâm.
Vận tốc chuyển động của anten (Ω) được chọn sao cho Tqs nhỏ, để nâng cao độ chính xác phép
đo tọa độ và giảm thiểu tính nhẩy cóc của các tín hiệu phản xạ (tăng tính liên tục) của các vật thể
di động, được hiển thị trong cơ cấu hiển thị. Nhưng Tqs nhỏ quá sẽ làm giảm khả năng tích năng
lượng tín hiệu phản xạ và làm xấu đi điều kiện quan sát trên màn hình khi có nhiễu.
Thời gian đợi mục tiêu “điểm” sẽ phụ thuộc vào góc định hướng của anten theo phương
ngang  r và vận tốc góc của anten Ω:
 r0
td  (1.16)

Giữa vận tốc góc Ω và số vòng quay anten n trong một phút có quan hệ phụ thuộc rất chặt
0
chẽ Ω = 6n. Khi đó td  r . Cho trước góc định hướng  r và thời gian dọi td chúng ta có vận
6n
r
tốc góc của anten Radar S max  . Khi đó số vòng quay anten cực đại:
td
12/21
 0
60
nmax  , chu kỳ quan sát cực tiểu Tqs 
r
, thời gian đợi mục tiêu td được chọn
6td nmax
theo chu kỳ lặp lại của xung thăm dò Tx và số lượng xung phản xạ về tối thiểu N min, đảm bảo có
thể chốt chắc chắn được mục tiêu trên màn ảnh.
td  N min .TX (1.17)

§ 1.6. Những thông số khai thác cơ bản của các


trạm Radar tàu biển,

Các trạm Radar tàu biển đặc trưng bởi các thông số khai thác, kỹ thuật nhất định. Chúng
phản ánh khả năng thực hiện các nhiệm vụ dẫn đường trong điều khiển tàu biển. Những thông số
khai thác đặc trưng của một trạm Radar hàng hải, có thể liệt kê như sau:
1. Tầm xa cực đại: khoảng cách đển vật thể xa nhất mà trạm Radar có thể phát hiện và xác định
được. Khoảng cách này phụ thuộc vào các thông số kỹ thuật của trạm, đặc tính phản xạ của vật
thể, trạng thái không gian trong đó sóng tới và sóng phản xạ lan truyền và các điều khiển khác
được xem xét chi tiết hơn ở chương sau.
2. Tầm xa cực tiểu: xác định bởi độ dài của xung thăm dò, thời gian phục hồi của máy thu, quán
tính của chuyển mạch anten, độ cao của anten Radar, độ rộng của búp sóng anten theo phương
thẳng đứng.
Trước hết trong thời gian tồn tại xung thăm dò  X máy thu không thu nhận tín hiệu, do đó
c.
tầm xa cực tiểu được xác định D1      X , nếu vận tốc truyền sóng là [m/s], độ rộng xung
2
phát   X     s  khoảng cách là [m] ta có D   X   150 X . Nếu kể đến thời gian trễ do máy thu
c   X  n 
gây ra ta có D2   X  
2
Nếu  n   X , thì D2  300 X .
Do anten của Radar được đặt trên boong tàu nên tồn tại một vùng chết do thân tàu che lấp
như trên hình vẽ 1.11.
Khi đó

Hình 1.11. Tầm xa cực tiểu


theo vùng chết.

h1
Dmin 
 (1.18)
tg
2
Trong đó: h1 - chiều cao anten
 - độ rộng búp sóng anten theo phương đứng.
Tầm xa cực tiểu này không hề phụ thuộc vào giá trị của độ rộng xung thăm dò.
13/21
3. Khả năng phân giải của trạm: Đó là khả năng quan sát và xác định riêng rẽ tọa độ của một số
vật thể khác nhau ở các khoảng cách khác nhau, gần nhau nhất. Người ta phân biệt khả năng
phân giải theo chiều dài và theo góc độ.
3a. Khả năng phân giải theo khoảng cách:
Về số lượng, người ta đánh giá khoảng cách D giữa hai vật thể riêng biệt nằm gần nhau nhất
trên (?) hướng tới trạm Radar. Như trên hình vẽ 1.12.

Hình 1.12. Khả năng phân biệt


của trạm Radar

Như vậy để có thể phân biệt được hai mục tiêu khác nhau trong cơ cấu chỉ báo điều kiện cần và
đủ là:
 c  X c
 (1.19)
2 2
Nghĩa là d  D
Trong đó:  - khoảng thời gian giữa 2 xung phản xạ trở về từ mục tiêu A và B. d là khoảng
chết vật lý giữa chúng, D là khoảng cách tối thiểu hay khả năng phân biệt theo khoảng cách
c c
D  X  (1.20)
2 2.f
1
Trong đó f  dải thông hữu ích của tín hiệu
X
Biểu thức (1.20) tương thích với trường hợp khi tín hiệu phản xạ có dạng xung vuông. Trong
trường hợp xung thăm dò có dạng khác với xung vuông độ phân dải này sẽ khác. Ví dụ xung
thăm dò có dạng Gauss
c. c
D  X  (1.21)
2,3 2,3.f
Khả năng phân giải theo khoảng cách ở trên mang tính chất tiềm năng hay giới hạn. Trên
thực tế do tác dụng của nhiễu tạp, dải thông của máy thu phải giảm, đồng thời kích thước các
đèn sang trên màn chỉ báo hiển thị có giới hạn nên khả năng phân giải thường kém hơn nhiều so
với khả năng tiềm năng của hệ thống.
3.b. Khả năng phân giải theo phương vị:
Đó là góc phương vị nhỏ nhất giữa hai vật thể khác nhau, có thể phân biệt được nhờ trạm
Radar.
Khả năng phân biệt tiềm năng theo phương vị phụ thuộc hoàn toàn vào độ rộng và dạng của
đặc tính định hướng anten trong mặt phẳng chân trời.
Với sự tiếp cận đặc tính định hướng theo đường cong Gauss   0, 7. r , trong trường
0 0

hợp tiếp cận tuyến tính    r , trong đó  r - độ rộng của búp sóng định hướng anten trong
0 0 0

mặt phẳng chân trời theo các điểm 0,5 công suất.
4. Độ chính xác của phép đo khoảng cách
Đặc trưng bởi sai số nhận được kết quả xác định khoảng cách bằng Radar. Sai số xuất phát
đầu tiên từ sự méo dạng của xung phản xạ, sự đánh giá không chính xác vận tốc lan truyền của
sóng điện từ, ảnh hưởng của nhiễu, sai số của thiết bị đo, khả năng giới hạn của các cơ cấu nhạy
cảm của người quan sát, ví dụ như khả năng phân giải của mắt người v.v…
Sai số phép đo khoảng cách, cũng như tất cả các sai số của các phép đo khác có thể phân ra
theo dấu hiệu quy luật xuất hiện thành sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống.
4.a. Sai số ngẫu nhiên:
Xảy ra do hậu quả tác động tới chế độ làm việc của trạm Radar do các nhân tố khác nhau để
tiên đoán và đề cập trước các nhân tố này là không thể được. Có thể kể ra các nhân tố này như,
sự thay đổi rất ngẫu nhiên của chế độ công tác trạm, tác động của tạp nhiễu sai số ngẫu nhiên
của người quan sát v.v…
14/21
Mặc dù độ lớn và dấu của các phép đo cùng đại lượng ở những phép đo khác nhau rất khác
nhau; nhưng thứ tự một loạt phép đo được tiến hành, về nguyên tắc theo quy luật phân bố thống
kê chuẩn (hàm Gauss):
x2
1  2
P  x  e 2 (1.22)
 2
Trong đó, P  x  - Mật độ xác suất số đo ngẫu nhiên
x - Sai số ngẫu nhiên
 - Sai số trung bình nhân được xác định như là:
1 n
  
n i 1
xi2

Trong đó, n – số lượng phép đo.


xi - sai số ngẫu nhiên ở phép đo thứ I và bằng
xi  x0  xi
x0 - giá trị thực của thông số đo.
xi - giá trị đo được ở lần thứ i.
Hình vẽ 1.13. giới thiệu ảnh hưởng của  tới dạng phân bố mật độ xác suất chuẩn.

Hình 1.13. Đồ thị phân bố


xác suất theo luật chuẩn

Từ hình vẽ cho thấy sự phân tán giá trị của các đại lượng ngẫu nhiên phụ thuộc trực tiếp vào
giá trị  .
Ngoài giá trị trung bình nhân của sai số  , để đánh giá độ chính xác người ta còn sử dụng
các tiêu chuẩn: giá trị trung bình cộng, sai số cực đại, sai số giới hạn v.v… Sai số trung bình
cộng được xác định bởi:
1 1 n
X tb    X 1  X 2  ...  X n     X i
n n i 1
Điều đó có nghĩa sai số trung bình cộng (1.24) bằng tổng đại số các giá trị sai số tuyệt đối
của các đại lượng ngẫu nhiên của hàng loạt phép đo chia cho số lượng các phép đo ấy.
Sai số trung nhân ( sai số xác suất) được gọi là giá trị sai số mà các giá trị sai số ngẫu nhiên
tuyệt đối không vượt quá giá trị cho trước X b ( có nghĩa 50% phép đo có giá trị sai số  X b và
5% còn lại có giá trị sai số  X b )
Giá trị này được xác định:
1 n
X b  0, 675  X i2 (1.25)
n i 1
Sai số cực đại Xm là sai số mà xác suất giá trị tuyệt đối vượt qua giá trị đó thực tế bằng 0.
Với luật phân bố xác suất chuẩn, xác suất trung nhân và xác suất (?) cực đại liên hệ với nhau
2
như sau:  b   , xm 3 . Trong thực tiễn hàng hải người ta sử dụng sai số xác suất xác định
3
ví dụ trong 85 hay 95% các phép đo và khi đó X 0,85  1, 44 , X 0,95  2 .
4.b. Sai số hệ thống:
15/21
Đó là sai số cố định do các nguyên nhân xác định gây nên, chúng lặp lại từ phép đo này đến
phép đo khác biến đổi theo một quy luật xác định.
Ví dụ như sai số thiết bị đo độ trễ phụ của thiết bị gây nên, sai số tĩnh phi tuyến của thang đo
gây nên. Sai số này có thể xác định bằng cách thực nghiệm, tính toán, có thể (?) hoặc đề cập
bằng các bảng, các đồ thị sửa sai.
Cũng giống như khả năng phân giải, độ chính xác phép đo có thể phân thành tiềm năng hay
thực tiễn.
Độ chính xác tiềm năng của các phép đo khoảng cách phụ thuộc vào dạng và độ rộng của
xung thăm dò, mức tạp nhiễu, chính xác hơn là tỷ số tín hiệu/ tạp âm.
Với dạng xung hàm Gauss:
c. X
n  (1.26)
2 g
Trong đó g là tỷ số năng lượng tín hiệu/ tạp âm ở đầu ra của máy thu.
5. Độ chính xác tiềm năng của phép đo góc phương vị
Được xác định bởi độ rộng và hình dạng của đặc tính định hướng anten trong mặt phẳng
ngang và tỷ số tín hiệu trên tạp âm ở cửa ra máy thu.
Sai số tiềm năng trung bình nhân của phép đo góc phương vị được xác định bởi công thức:
 r0
0  (1.27)
g
Trong đó,  r - độ rộng của đặc tính hướng anten tại điểm ½ công suất .
0

6. Tính chống nhiễu của trạm:


Khả năng đảm bảo được các thông số cơ bản của trạm trong pham vi xác định khi có tác
dụng của nhiễu. Về số lượng, tính chống nhiễu của trạm Radar được đánh giá bởi tầm xa hoạt
động của trạm khi có tác động của nhiễu. Để nâng cao tính chống nhiễu của trạm người ta tiến
hành: tăng công suất tín hiệu, giảm biện độ của các búp sóng phụ, nên dải động của máy thu,
điều khiển phân cực của trường bức xạ, áp dụng các thiết bị và mạch bảo vệ thiết bị thu khác
nhau v.v…

§ 1.7. Các thông số kỹ thuật của trạm

Các thông số kỹ thuật của một trạm Radar có thể kể ra như sau: độ dài bước sóng, công suất
máy phát, tần số lặp lại xung phát, độ nhạy của máy thu, dải thông của máy thu, độ rộng của đặc
tính hướng anten theo chiều đứng, chiều ngang. Hệ số định hướng của anten v.v… Các thông số
này được chọn xuất phát từ các thông số khai thác theo yêu cầu của trạm.
1. Độ dài bước sóng:
Độ dài bước sóng của trạm Radar được chọn xuất phát từ nhiệm vụ đảm bảo chế độ công tác
của trạm bằng các xung có độ rộng rất nhỏ, độ định hướng cao của anten mà không phải tăng
đáng kể kích thước anten. Bảo đảm phát hiện được các vật thể đa dạng về kích thước từ lớn đến
nhỏ trên bề mặt biên trong phạm vi phủ sóng của trạm v.v…
Ảnh hưởng của đặc tính xung tín hiệu Radar tới việc chọn bước sóng là do biên độ của dao
động tăng và giảm trong các mạch không tức thời mà từ từ theo quy luật hàm mũ. Cụ thể như
quá trình ổn định của các dao động trong các cuộn cộng hưởng có dạng:
u  U m  1  e  .t  (1.28)
Trong đó,  - hệ số suy giảm của khung dao động.
Như vậy sau thời gian t   X để cho biên độ của dao động đạt được giá trị 0,95U m thì điều
 c. X
kiện cần được thỏa mãn là:  . X  3 hay   f và  
Q Q
Điều đó có nghĩa là với giá trị hệ số phẩm chất Q của khung, độ rộng xung  X giảm dần thì
bước sóng phải ngắn hơn. Ví dụ với  X  1 s , Q= 103 thì:
16/21
10 6
3.10 .10
  30cm (1.29)
103
Với mục đích giảm nhỏ tầm xa cực tiểu và nâng cao khả năng phân giải tiềm năng theo
khoảng cách và độ chính xác đo khoảng cách độ rộng của xung thăm dò trong các hệ thống
Radar hàng hải nằm trong khoảng  X  0,1  0, 02  s . Khi đó với các điều kiện Q 103 độ dài
của bước sóng nằm trong phạm vi 0, 6  3cm .
Đặc tính định hướng của các anten được sử dụng trong Radar hàng hải ngày nay phụ thuộc
vào buổi sang và kích thước của anten bằng biểu thức:

 0  60 (1.30)
d
Trong đó,  0 được tính theo các điểm 0,5 công suất cực đại.
d – độ lớn của anten theo phương ngang.
Để đảm bảo khả năng phân giải tiềm năng cao theo góc phương vị và nâng cao độ chính xác
tiềm năng,   1  0, 250 , độ lớn của anten d=220cm, khi đó độ dài bước sóng từ ( ) nằm trong
phạm vi    0,9  3, 6cm  . Để tăng độ lớn của bước sóng (tần số cao tần giảm) cần thiết phải sử
dụng anten lớn hoặc đặc tính định hướng lớn. Đối với các tàu lớn nếu sử dụng bước sóng
  10cm , góc   2,30 thì d=330cm. Như vậy khả năng phân giải kém và anten khá cồng kềnh.
Ngoài ra, bước sóng cao tần còn gây ảnh hưởng tới khả năng phát hiện các vật thể bé, thấp và
tầm xa cực đại của trạm do suy hao tăng đối với các bước sóng ngắn.
Trên cơ sở các xem xét trên các trạm Radar hàng hải thường sử dụng sóng siêu cao ở dải
sóng cm và mm. Thường nhất là 8mm; 3,2mm và 10cm.
2. Tần số lặp lại của xung thăm dò.
Tần số lặp lại này được chọn xuất phát từ yêu cầu xác định đơn trị tầm xa và hiệu quả phát hiện
các vật thể trong điều kiện quan sát quanh tâm. Bên cạnh đó có đề cập tốc độ dài của tia quét
thuận, vận tốc quay của anten, độ rộng của đặc tính hướng trong mặt phẳng ngang cần thiết sao
cho chu kỳ lặp lại của các xung thăm dò lớn hơn thời gian quét thuận và quét ngược của chùm
tia trong cơ cấu chỉ báo hiển thị (hình 1.14)

Hình 1.14. Cách chọn tần số lặp lại cực


đại của xung thăm dò.
a) Các chùm xung thăm dò.
b) Các xung quét của đèn hình

TX   tqt  tqn  (1.31)


Độ rộng của xung quét (thời gian quét thuận) quan hệ với tầm xa cực đại của trạm theo biểu
thức:
2 Dmax
tqth  (1.32)
c
Trong khi đó thời gian quét ngược tqng  0, 25.tqth
2,5 Dmax
Từ đó TX  hay tần số lặp lại của xung
c
c 65,934
FX  hay FX  (1.33)
2,5 Dmax Dmax
Trong đó Dmax được biểu diễn bằng hải lý. Biểu thức (1.33) rằng buộc hai đại lượng tầm xa
cực đại với tần số lặp lại của xung. Mặt khác tần số cực tiểu F X được chọn sao cho với vận tốc
17/21
chuyển động cho trước của anten vẫn đảm bảo soi mục tiêu bằng một lượng xung tối thiểu N min
(xung thăm dò và xung phản xạ) đủ để phát hiện được mục tiêu với xác suất xác định. Sử dụng
biểu thức (1.16) rằng buộc thời gian dọi mục tiêu tdọi với độ rộng của đặc tính định hướng  r và
0

vận tốc góc của anten, có thể tìm ra tần số cực tiểu FXmin dựa trên lượng xung cực tiểu Nmin
t 0
N min  doi  r TX min
TX 
N .
Từ đó FX min  min0 (1.34)
r
Trong đó Nmin – không được ít hơn 10 – 15 xung trong 1 góc.
Từ biểu thức (1.34) cho thấy, với vận tốc quay của anten chậm với đặc tính định hướng rộng
tần số lặp lại của xung thăm dò F Xmin có thể rất thấp, nhưng với tốc độ quay cao của anten và đặc
tính định hướng hẹp tần số lặp lại của xung thăm dò có thể rất cao. Trong thực tế tần số xung lặp
lại FX được chọn trong điều kiện:
FXmin < FX < FXmax và nằm trong phạm vi 400  3200 xung /s. Do các trạm Radar hàng hải
làm việc ở các thang đo khác nhau, tần số FX ứng với các thang đo cũng khác nhau. Ví dụ với
các thang tầm xa nhỏ FX = 1000-3200 Hz. Với các thang đo lớn FX = 400-800 Hz.
3. Công suất của máy phát:
Đây là thông số gây ảnh hưởng tới tầm xa hoạt động của trạm. Có hai dạng công suất khác
nhau đó là công suất đỉnh (xung) và công suất trung bình.
Công suất xung (đỉnh) là giá trị trung bình trong khoảng thời gian  X , còn công suất trung
bình là giá trị trung bình trong khoảng thời gian TX. Trong trường hợp chung nhất

1 X
 X 0
PX  P.dt (1.35)

Trong đó, P- trị trung bình của công suất cao tần trong cả chu kỳ.
Công suất xung và công suất trung bình liên hệ với nhau bởi biểu thức:
Px . x  P .TX (1.36)
Từ đó

P0  Px . x  Px . x .Fx (1.37)
Tx
Px Tx
Tỷ số công suất  được gọi là độ rỗng và là một đại lượng khá lớn vì thông thường
P0  x
công suất trung binh của một trạm Radar khoảng vài chục W, trong khi đó công suất xung tới
vài chục kW. Trong các trạm Radar tàu biển công suất xung của các máy phát công suất từ 10-
400 kW.
4. Độ nhạy và dải thông của máy thu Radar
Đó là một trong những thông số quan trọng, cùng với công suất của máy phát để quyết định
tầm xa hoạt động của một trạm Radar. Độ nhạy của máy thu đặc trưng bởi khả năng thu được
các tín hiệu yếu khi tác động của tạp nhiễu. Trong dải sóng centimet, sử dụng trong Radar hàng
hải thì nguyên nhân chủ yếu của nhiễu tạp là tạp âm của máy thu.
Nguồn gốc của tạp âm trong máy thu có thể là:
Chuyển động nhiệt của điện tử, các phần tử mang điện khác trong các điện trở, dây dẫn; sự
thăng giáng của dòng điện tích, đi kèm với sự chuyển qua của chúng qua trường cản trong các
phần tử bán dẫn vì:
Tính chất tạp nhiễu của máy thu đặc trưng bởi hệ số tạp âm:
 PS / PN  Cua  vao
N (1.37)
 PS / PN  Cua  ra
Trong đó:
PS.V - công suất tín hiệu ở cửa vào máy thu.
18/21
PN.V - công suất tạp âm ở cửa vào máy thu.
PS.R - công suất tín hiệu ở cửa ra máy thu.
PN.R - công suất tạp âm ở cửa ra của máy thu.
Hệ số tạp âm (1.37) trên cho thấy máy thu thực tế đã làm xấu đi tỷ số tín hiệu/ tạp âm bao
nhiêu lần so với máy thu lý tưởng. Từ biểu thức này (1.37) có thể tìm được công suất tín hiệu ở
đầu vào:
P 
PS .V  PN .V .N  S  Ra (1.38)
 PN 
P 
Nếu ta đặt m   S  Ra là hệ số phân biệt được, đó là giá trị tối thiểu, cần thiết đảm bảo
 PN 
chất lượng thu của máy thu, và
PS .V  PN .V .N .m (1.39)
Tạp âm ở cửa vào của máy thu xuất hiện do chuyển động nhiệt của điện tử ở anten hình
thành trên anten một điện áp:
f2

U 2
N .V  4.K .T0  RA .d f (1.40)
f1
Trong đó:
K – hằng số Bolsman K=1,38.10-23 J/0
T0 – Nhiệt độ anten theo độ tuyệt đối (2900K)
f  f1  f 2 - dải thông tần số.
Nếu trong dải f , RA = const biểu thức (1.40) có dạng:
U N2 .V  4.K .T0 .RA .f (1.41)
Nếu sử dụng sơ đồ tương đương (1.15) và giả thiết rằng máy thu phối hợp trở kháng tốt với
anten.

Hình 1.15. Sơ đồ tương đương mạch vào


máy thu

U NV
I NV  (1.42)
2.RA
Khi đó công suất tạp âm ở đầu vào máy thu:
2
U NV
PNV  I NV .RV 
2
.RV (1.43)
4.RA
Và cuối cùng
PNV  K .T0 .f (1.44)
Khi đó công suất đầu vào cực tiểu đặc trưng cho độ nhạy của máy thu
Pthu  min  N m .K .T0 .f (1.45)
Từ công thức (1.45) cho thấy độ nhạy của máy thu về cơ bản được xác định bởi hệ số tạp âm
N và dải thông f . Hệ số tạp âm N phụ thuộc vào cấu trúc của máy thu và dải tần công tác.
Trong dải sóng cm và mm độ lớn của hệ số này nằm trong phạm vi 30-100.
19/21
Dải thông f được xác đinh bởi độ rộng của xung thăm dò. Giá trị tối ưu của nó khi tỷ số
1,37
S/N ở cửa ra của máy thu là cực đại, tương ứng với f op  .
x
Về số lượng, khả năng của máy thu thu nhận được các tín hiệu yếu nhất với sự có mặt của
nhiễu tạp đặc trưng bởi độ nhạy tới hạn, thực tế ngưỡng.
- Độ nhạy tới hạn là công suất tối thiểu ở đầu vào máy thu sao cho giá trị m trong công thức
(1.39) băng 1.
- Độ nhạy thực tiễn hay ngưỡng là trường hợp sao cho m >1.
Độ nhạy của máy thu được biểu diễn trong các đơn vị công suất (Wat) hay trong Decibel
P
Pthu  min  10.lg c [dB] (1.46)
Pthu min
Pc – mức công suất chuẩn và bằng 1W. Độ nhạy của các trạm Radar hàng hải hiện đại nằm
trong pham vi 10-11 – 10-12 W hay khoảng 110 – 120 dB, tương đối với giá trị ngưỡng 1W. Để có
được khả năng phân giải cao theo góc phương vị và độ chính xác cần thiết khi tàu nghiêng hoặc
nhô theo sóng biển, dạng của đặc tính định hướng của anten phải hẹp theo phương ngang và
rộng theo phương đứng.
Những thông số cơ bản đặc trưng cho tính chất của anten là: độ rộng của đặc tính định
hướng theo phương ngang  r , theo phương đứng  , tính theo góc tương ứng với mức suy giảm
công suất 0,5; cường độ búp phụ, hệ số định hướng, hệ số khuếch đại anten theo công suất, đặc
tính phân cực của trường điện từ.
Hệ số định hướng của anten đặc trưng bởi tỷ số bức xạ cực đại Amax và bức xạ trung bình:
A
G  max (1.47)
A tr.b
Khái niệm cường độ bức xạ được hiểu là công suất bức xạ trong đơn vị góc không gian
P P
Amax  , Atb  từ đó hệ số định hướng của anten.
 r . 4
4
G (1.48)
 r .
Dạng của đặc tính hướng anten ngoài búp cơ bản còn có một loạt búp phụ; cường độ của các
búp này giảm dần theo chiều tăng của góc lệch theo hướng chính. Khi cường độ các búp phụ
tăng, công suất bức xạ theo hướng chính giảm, đồng thời xuất hiện các hình ảnh giả trên màn
ảnh.
Mức độ suy yếu dần của các búp phụ được biểu diễn bằng Dexibel và đặc trưng bởi tỷ số  ,
công suất P búp phụ lớn nhất so với công suất của búp chính.
P
  10 log  [dB] (1.49)
P
Để cho trạm hoạt động được bình thường mức của các búp phụ phải nằm trong phạm vi 20 –
30 dB so với búp chính.
Đặc tính phân cực của anten được quy định bằng hướng của vectơ điện trường E. Thông
thường các anten tàu biển sử dụng phân cực tuyến tính theo mặt phẳng nằm ngang và thẳng
đứng theo phương của vectơ E. Để giảm ảnh hưởng của các nhân tố khí tượng tới khả năng phát
hiện vật thể người ta khuyến khích dung anten có cực tính phẳng tròn.
Bảng 1. Giới thiệu các thông số đặc trưng cho các trạm Radar hàng hải.
Thông số đặc trưng Giới hạn của chúng
Độ dài bước sóng 10 cm 3,2 cm 0,8 cm
Độ lớn của anten 3,3  3,6 m 0,5  3,3 m 0,9  2,2 m
Đặc tính hướng ngang 1,8  2,30 0,6  1,80 0,3  0,40
Đặc tính hướng dọc 18  220 15  270 17  240
Suy giảm búp phụ 23  26 dB 20  28 dB
Vận tốc anten quay 12  20 V/ph 15  25 V/ph 24  40 V/ph
20/21
Công suất đỉnh 30  80 kW 60  80 kW 15  30 kW
Độ rộng xung  X 0,1  1  s 0,05  1  s 0,02  0,05  s
Tần số lặp lại 850  4000 Hz 625  4000 Hz 4000  5000 Hz
Dải thông máy thu 6  12 MHz 12  64 MHz 50  60 MHz
Tầm xa cực đại 50  60 hải lý 12  64 hải lý 8  10 km
Thang đo cực tiểu 0,5  1 hải lý 0,25  1 hải lý 0,5  1 km
Độ nhạy máy thu 10-11  10-12 W 10-11  10-12 W 10-11  10-12 m

Chương 2: Tính chất phản xạ của vật thể.

§2.1. Tính chất cơ bản của vật thể

Các vật thể nằm trên đường truyền sóng thăm dò, có các tính chất vật lý khác hẳn. Với môi
trường lan truyền của sóng. Khi bị dọi sóng sẽ xuất hiện các dòng cao tần trên bề mặt và bức xạ
thứ cấp ra môi trường xung quanh. Một phần năng lượng bức xạ thứ cấp này tới được trạm
Radar và trở thành sóng (tín hiệu) phản xạ chứa đựng đầy đủ thông tin về vật thể (kích thước,
tính chất v.v…). Các sóng phản xạ từ vật thể, theo đặc tính có thể chia thành: phản xạ gương,
tán xạ hay phản xạ cộng hưởng.
Phản xạ gương: Xảy ra đối với những bề mặt phẳng nhẵn, khi kích thước của vật thể và bán
kính đường cong phần bề mặt của vật thể ấy lớn hơn nhiều lần độ dài bước sóng dọi. Trong
trường hợp này phản xạ theo luật quanh học (góc tới bằng góc phản xạ).
Tán xạ:
Xảy ra trong trường hợp bề mặt vật thể là lồi lõm. Khi đó các sóng tới bị phản xạ theo nhiều
hướng khác nhau và được gọi là quá trình tán xạ sóng.
Phản xạ cộng hưởng:
 
Khi kích thước của vật thể xấp xỉ hay xuất hiện phản xạ cộng hưởng và năng lượng
2 4
phản xạ sẽ tăng. Tuy nhiên phản xạ cộng hưởng không ổn định và phụ thuộc vào dạng và vị trí
của vật thể phản xạ đối với mặt phẳng tới của sóng.
Những tính chất phản xạ của vật thể ảnh hưởng tới tầm xa hoạt động của anten Radar và phụ
thuộc vào: đặc tính phản xạ, kích thước, vật liệu, cấu trúc, độ dài bước sóng Radar, cũng như
hướng sóng tới. Về số lượng đặc tính phản xạ của vật thể được đánh giá bằng bề mặt hiệu dụng
tán xạ (EPR). EPR chính là bề mặt không hấp thụ S E, đặt ở vị trí của vật thể, sóng phản xạ từ bề
mặt này gây nên một mật độ công suất thu được tại máy thu đúng bằng mật độ công suất phản
xạ từ vật thể thực đến máy thu.
EPR được xác định như sau: Giả sử trên bề mặt vật thể thực S tác động một mật độ công
suất p1 , khi đó vật thể sẽ phản xạ sóng ra môi trường xung quanh một công suất.
P  p1.S (2.1)
Một phần năng lượng này tới anten máy thu Radar và hình thành một mật độ công suất thu
được
P.G0 p .S .G
p2   1 20 (2.2)
4 .D 2
4 .D
Trong đó, G0 – hệ số định hướng của vật thể về phía trạm.
D – khoảng cách giữa trạm và vật thể.
Chúng ta hãy đặt:
SE = S.G0 (2.3)
Chính là bề mặt tán xạ hiệu dụng của vật thể và được xác định:
p
S E   .D 2 2 (2.4)
p1
Nếu thay vì mật độ công suất p1 , p2 ta thay bằng cường độ điện trường
21/21
2 2
E E
p1  1
,  p2  2
chúng ta có:
120 120
2
E 
S E  4 .D  2 
2
(2.5)
 E1 
Đôi khi trong tính toán EPR của mục tiêu người ta sử dụng dạng:
P
S E  60 (2.6)
p1
EPR chỉ có thể tính được với các vật thể có hình dạng đơn giản như: Dipol nửa bước sóng, là
kim loại, quả cầu. Các vật phản xạ góc cạnh, làm bằng kim loại dẫn điện lý tưởng không có tổn
hao. Đối với các vật thể khác, thực tế tàu thuyền, mốc dẫn đường  ) chỉ có thể xác định EPR
bằng thực nghiệm.

You might also like