You are on page 1of 24

Chương 2: TÍNH TOÁN PHẦN ĐIỆN VÀ ĐIỀU KHIỂN

2.1 Phần điện

2.1.1 Nguyên lý gia công.

Hình 2.1 Sơ đồ nguyên lí [4]

Hệ thống gia công tia lửa điện (Electrical Discharge Machining-EDM) bao
gồm có hai bộ phận chủ yếu:

- Máy công cụ và nguồn cung cấp điện. Máy công cụ gắn điện cực định hình
(đóng vai trò là dao) và điện cực tiến tới bề mặt chi tiết gia công sinh ra một lỗ chép
hình hình dạng của dụng cụ. Nguồn năng lượng cung cấp sản sinh ra một tần số cao,
tạo ra một loạt tia lửa điện giữa điện cực và bề mặt chi tiết và bóc đi một lớp kim
loại bởi sự ăn mòn của nhiệt độ và sự hóa hơi. Trên hình 1, chi tiết gia công lắp trên
bàn máy công cụ, còn điện cực thì gắn với đầu máy. Một động cơ servo DC hoặc
xylanh thủy lực để điều khiển điện cực theo phương thẳng đứng và duy trì một vị trí
thích hợp của điện cực so với chi tiết gia công. Vị trí này được điều chỉnh một cách
tự động với sự chính xác cực kỳ nhờ hệ thống servo và nguồn cung cấp. Trong quá
trình vận hành máy thông thường điện cực không bao giờ chạm bề mặt chi tiết, giữa
chúng có một khe hở phóng điện nhỏ.

- Trong quá trình vận hành, đầu máy di chuyển điện cực tiến đến bề mặt chi
tiết đến khi giữa chúng tạo thành một khoảng cách mà ở đó điện thế có thể làm ion
hoá dung dịch điện môi và cho phép một tia lửa điện đi qua từ điện cực đến bề mặt

1
chi tiết gia công. Những tia lửa điện này ở dưới dạng xung, phóng và tắt với tần số
cao, và có thể đạt đến 250.000 lần trên một giây. Các tia lửa điện luôn di chuyển
trong khe hở phóng điện, từ điện cực đến điểm gần nhất hoặc điểm cao nhất trên chi
tiết gia công.

- Lượng kim loại được lấy đi từ chi tiết ứng với mỗi lần phóng điện luôn cân
xứng với năng lượng mà nó chứa đựng. Mỗi lần phóng điện sẽ làm nóng chảy hoặc
bốc hơi một vùng nhỏ của bề mặt chi tiết. Kim loại nóng chảy này được làm nguội
sau đó dung dịch điện và cả chi tiết và điện cực đều ngâm chìm trong dung dịch
điện môi. Dung dịch này đóng vai trò như chất cách điện để điều khiển sự phóng tia
lửa điện.

- Trong gia công EDM chất điện môi cũng thực hiện chức năng của môi
trường làm nguội và làm giảm nhiệt độ cực kỳ cao trong khe hở phóng điện. Quan
trọng hơn, dung dịch điện môi được bơm vào theo khe hở hình cung để đẩy đi
những hạt bị xói mòn giữa chi tiết và điện cực. Sự sục rửa thích hợp làm cho quá
trình bóc vật liệu đạt hiệu quả cao. Bởi vì EDM ăn mòn kim loại bằng việc phóng
tia lửa điện thay cho các dụng cụ cắt gọt tạo phoi nên độ cứng vật liệu không trở
thành nhân tố quyết định xem vật liệu đó có thể gia công bằng EDM hay không.
Các điện cực kim loại hoặc than chì mềm có thể gia công các loại thép dụng cụ đã
tôi hoặc tungsten carbide (cacbít vonfram). Đây là một trong những lợi ích hấp dẫn
của việc sử dụng phương pháp EDM. Có thể nhiệt luyện chi tiết trước rồi sau đó có
thể gia công bằng EDM. Điều này loại bỏ rủi ro của những hư hại và biến dạng có
thể biến những chi tiết đắt tiền thành phế liệu trong khi xử lý nhiệt.

2.1.2 Bộ nguồn

Là nguồn cung cấp điện chính cho máy gia công, có nhiệm vụ là biến nguồn
xoay chiều 220volt/ 50 Hz ra nguồn một chiều.

2
Hình 2.2 Nguồn điện cho máy EDM [5]

Trong đó:

D1, D2, D3, D4: các diot

C: tụ điện

R: điện trở

Hình 2.3 Biểu đồ điện áp chưa chỉnh lưu [5]

3
Hình 2.4 Biểu đồ điện áp nguồn sau khi qua mạch chỉnh lưu cầu [5]

2.1.3 Bản chất của quá trình phóng tia lửa điện

Hiệp hội kỹ sư Đức (VDI) đã định nghĩa về sự phóng tia lửa điện là “ sự tách
vật liệu nhờ tia lửa điện”

Một điện áp được đặt giữa điện cực và phôi. Không gian giữa hai điện cực
được điền đầy bởi một chất lỏng cách điện được gọi là chất điện môi. Cho 2 điện
cực áp lại gần nhau, đến một khoảng nào đó thì sẽ xảy ra sự phóng tia lửa điện. Một
dòng điện xuất hiện một cách tức thời.

Khi phóng tia lửa điện các điện cực không tiếp xúc với nhau.Nếu chúng chạm
vào nhau thì sẽ không có tia lửa điện mà xảy ra một dòng ngắn mạch, có hại đối với
quá trình gia công. Nếu khe hở lớn quá thì sẽ không có hiện tượng phóng tia lửa
điện, làm giảm năng suất gia công.

Trong một chu kì phóng tia lửa điện có 3 chu kì như sau:

- Pha 1: Sự đánh lửa

Máy phát tăng điện áp khởi động qua một khe hở (đóng điện áp máy phát u 1)
bắt đầu phát ra điện tử và chúng bị hút về phía điện cực dương (anot). Sự phát điện

4
tử gây ra sự tang cục bộ tính dẫn điện của chất điện môi ở khe hở. Các bề mặt của 2
điện cực không hoàn toàn phẳng. Điện trường sẽ mạnh nhất ở 2 điểm gần nhau nhất.
Chất điện môi bị ion hóa. Tất cả các phần tử dẫn điện (điện tử và ion dương) đều
hội tụ quanh điểm này trong khoảng không gian giữa hai điện cực và chúng tạo nên
một cái cầu. Một kênh phóng điện đột nhiên được hình thành ngang qua cầu. Sự
phóng điện được bắt đầu.

Hình 2.5 Sự đánh lửa [4]

- Pha 2: Sự hình thành kênh phóng điện

Ở thời điểm phóng điện, điện áp bắt đầu giảm. Số lượng các phần tử dẫn điện
(điện tử và ion dương) tăng lên một cách khủng khiếp và dòng điện chạy giữa các
điện cực. Dòng điện này cung cấp một dòng năng lượng khổng lồlàm cho dung dịch
điện môi bốc hơi cục bộ. Áp suất trong các bong bóng hơi đấy các dung dịch điện
môi sang hai bên. Nhưng có độ nhớt nên chất điện môi tạo nên một sự cản trở hạn
chế sự lớn lên của kênh phóng điện giữa các điện cực.

Hình 2.6 Sự hình thành kênh phòng điện [4]

5
- Pha 3: Nóng chảy và bốc hơi vật liệu

Lõi của bọt hơi bao gồm một kênh plasma. Plasma này là một chất khí có lẫn
các điện tử và ion dương ở áp suất cao và nhiệt độ lớn (10000 0C). Khi kênh plasma
này được tạo thành đầy đủ thì điện áp qua khe hở đạt tới điện áp phóng tia lửa điện
Ue. Gía trị của điện áp Ue là một gái trị hằng số vật lí phụ thuộc vào sự phối hợp
vật liệu katot/anot. Và bằng 25V đối với cặp vật liệu đồng/thép.

Chất điện môi giữ kênh plasma và cũng là giữ cho năng lượng có một độ tập
trung cục bộ. Sự va chạm của các điện tử lên anot và của các ion dương lên katot
làm nóng chảy và bốc hơi điện cực

Máy phát sẽ ngắt dòng điện sau khi đã diễn ra một xung có hiệu quả. Điện áp
bị mất đột ngột. Kênh phóng điện biến mất. Áp suất cũng bị mất đột ngột. Điều này
khiến cho kim loại nóng chảy bất ngờ, bị đẩy ra khỏi kênh phóng điện và bốc hơi.
Sự phóng điện có thể xảy ra trong khoảng vài micro giây cho đến vài tram micro
giây, tùy thuộc vào công dụng. Giữa các xung có một độ trễ to (là thời gian giữa các
xung), cho phép chất điện môi thôi ion hóa và có thời gian dịch chuyển phôi ra khỏi
khe hở giữa các điện cực nhờ dòng chảy của chất điện môi. Ở đây, chất điện môi
của điện cực bị tách ra. Mỗi bề mặt điện cực đều để lại một “miệng núi lửa” bị ăn
mòn, nhưng sự ăn mòn này không giống nhau. Cực nào ăn mòn nhiều hơn sẽ dành
cực đó cho phôi. Cực nào ăn mòn ít hơn sẽ dành cực đó cho điện cực. Điều này
không phải là luôn luôn cố định. Nó phụ thuộc vào chế độ phóng điện, vào việc
chọn cặp vât liệu và sự đấu cực.

Hình 2.7 Sự nóng chảy và bốc hơi vật liệu [4]

2.1.4 Cơ cấu tách vật liệu

6
Các đặc tính tách vật liệu đầu tiên phụ thuộc vào năng lượng tách vật liệu. Nếu
gọi năng lượng tách vật liệu là We thì ta có đẳng thức sau: We=Ue.Ie.Te

Trong đó: Ue, Ie là các giá trị trung bình của điện áp và dòng tia lửa điện được
lấy trong khoảng thời gian xung. Do U e là một hằng số vật lí phụ thuộc vào cặp vật
liệu điện cực/phôi nên về thực tế năng lượng tách vật liệu chỉ phụ thuộc vào dòng
điện và thời gian xung.

Dòng điện tổng cộng trong kênh plasma qua khe hở phóng điện là tổng của
dòng các điện tử chạy tới cực dương (anot) và dòng các ion dương chạy tới cực âm
(catot). Do khối lượng các ion dương lớn hơn 100 lần so với khối lượng các điện tử
nên có thể bỏ qua tốc độ của các ion dương khi xuất phát các xung điện so với tốc
độ điện tử.

Mật độ điện tử tập trung tới bề mặt cực dương cao hơn nhiều lần so với mật độ
các ion dương tập trung tới bề mặt cực âm. Trong khi mật độ tăng của dòng điện rất
lớn trong khoảnh khắc dầu tiên của sụ phóng điện.Điều này là nguyên nhân gây ra
sự nóng chảy rất mạnh ở cực dương trong chu kì này.

Dòng ion dương chỉ đạt tới cực âm (catot) trong vòng vài micro giây đầu tiên.
Các ion dương gây ra sự nóng chảy và bốc hơi của vật liệu catot. Do đó có hiện
tượng điện cực bị mòn.

Vật liệu điện cực khi tiếp xúc với plasma ở một pha có áp lực cao tới 1 kbar và
ở nhiệt độ cực cao khoảng 10000oC trong kênh plasma.

Một lí do quan trọng của sự tống ra của vật liệu bị chảy lỏng là sự đột ngột
biến mất của kênh plasma khi dòng điện bị ngắt. Ngay lập tức, áp suất tụt xuống
bằng áp suất xung quanh sau khi ngắt dòng điện. Nhưng nhiệt độ của chất lỏng lại
không bị tụt nhanh như thế . Điều này gây ra sự nổ và bốc hơi của chất lỏng nóng
chảy hiện có. Tốc độ cắt dòng điện và mức độ sụt của xung dòng điện sẽ quyết định
tốc độ sụt áp suất và sự bất buộc nổ của vật liệu nóng chảy. Thời gian sụt của dòng
điện là yếu tố quyết định đến độ nhám của bề mặt gia công.

Vì lượng vật liệu được hớt đi phụ thuộc vào điện áp, cường đọ dòng điện và
thời gian nên người ta có thể ngiên cứu một cách chính xác tuần tự theo thời gian

7
của điện áp và dòng điện trong lúc phóng tia lửa điện. Người ta đo điện áp và dòng
điện ở các khoảng thời gian đã cho từ thời điểm phóng điện (t=0) cho đến thời điểm
ngắt điện (t=300µs).

2.1.5 Đặc tính về điện của sự phóng tia lửa điện

Dựạ vào các đặc tính về thời gian của sự phóng tia lửa điện người ta có thể
nhận ra các đặc tính về điện. Các đặc tính này chính là các thông số điều chỉnh quan
trọng nhất của quá trình gia công.

Mỗi máy phát của thiết bị gia công tia lửa điện đều có nhiệm vụ là cung cấp
năng lượng làm việc cần thiết. Trước đây người ta sử dụng các máy phát có tụ bù.
Nhược điểm của loại máy này là 50 % năng lượng tích trữ trong điện trở nạp bị biến
thành nhiệt. Vì vậy, loại máy này chỉ có hiệu suất là 50%. Ngày nay, các tụ bù này
chỉ được sử dụng trong các bộ ngắt xung để thực hiện tối ưu việc gia công đơn giản.

Máy phát hiện đại của một thiết bị gia công tia lửa điện là máy phát xung tĩnh.
Ở đây, năng lượng được điều khiển bàng điện tử, nhưng không có yếu tố bù.
Nguyên lí tác dụng của máy phát xung tĩnh được thực hiện được trước hết thông
qua sự phát triễn của transitor mạnh và các sản phẩm điện tử hiện đại. Máy phát
xung tĩnh có ưu điểm lớn ở độ linh hoạt của các thông số điều chỉnh. Qua đó, mỗi
trường hợp gia công có thể giải quyết dưới quan điểm là điện cực phải ít mòn nhất
và chất lượng bề mặt gia công là tối ưu. Muốn vậy, tất cả các thông số của quá trình
gia công đều được điều chỉnh một cách phù hợp. Các thông số đó gồm có:

- Điện áp đánh lửa Uz:

Đây là điện áp cần thiết để dẫn tới sự phóng tia lửa điện. Nó được cung cấp
cho điện cực và phôi khi máy phát được phóng điện, gây ra sự phóng tia lửa điện để
đốt cháy vật liệu. Điện áp phóng lửa U z càng lớn thì phóng điện càng nhanh và cho
phép khe hở phóng điện càng lớn.

- Thời gian trễ đánh lửa td:

Đó là thời gian giữa lúc đóng điện máy phát và lúc xảy ra phóng tia lửa điện.
Khi đóng điện máy phát, lúc đầu chưa xảy ra điều gì. Điện áp duy trì ở điện áp

8
đánh lửa Uz, dòng điên vẫn bằng không. Sau một thời gian trễ t d mới xảy ra sự
phóng tia lửa điện. Dòng điện từ 0 nhảy vọt lên giá trị Ie.

- Điện áp phóng tia lửa điện Ue:

Khi bắt đầu phóng tia lửa điện thì điện áp hạ từ giá trị Uz xuống giá trị U e.
Đây là điên áp trung bình trong suốt quá trình phóng tia lửa điện. U e là một hằng số
vật lí phụ thuộc vào cặp vật liệu điện cực/phôi. Ue không điều chỉnh được.

- Dòng phóng tia lửa điện Ie:

Dòng điện Ie là giá trị trung bình của dòng điện từ khi bắt đầu phóng tia lửa
điện cho đến khi ngắt điện. Khi bắt đầu phóng tia lửa điện dòng điện từ giá trị 0
nhay lên giá trị Ie kèm theo sự đốt cháy. I e ảnh hưởng lớn nhất tới sự hớt vật liệu,
lên độ mòn điện cực và lên chất lượng bề mặt gia công. Nhìn chung, I e càng lớn thì
lượng hớt vật liệu càng lớn nhưng độ mòn điện cực giảm.

Thời gian phóng tia lửa điện t e là khoảng thời gian giữa lúc bắt đầu phóng tia
lửa điện và lúc ngắt điện, tức thời gian có dòng điện Ie trong một lần phóng điện.

- Độ kéo dài xung ti:

Đây là khoảng thời gian giữa hai lần đóng/ngắt của máy phát trong cùng một
chu kì phóng tia lửa điện. Độ kéo dài xung t i là tổng của thời gian trễ đánh lửa Id và
thời gian phóng tia lửa điện te: ti =td +t e

- Khoảng cách xung to:

Đây là khoảng thời gian giữa 2 lần đóng ngắt của máy phát giữa 2 chu kì xung
kế tiếp nhau. to còn được gọi là độ kéo dài nghĩ của xung.

Phải để cho to nhỏ như có thể để đạt một lượng hớt vật liệu tối đa. Nhưng
khoảng cách xung to phải đủ lớn để có đủ thời gian thôi ion hóa chất điện môi trong
khe hở phóng điện. Nhờ đó có thể tránh được các lỗi xủa quá trình như sự tạo hồ
quang hoặc dòng điện ngắn mạch. Cũng trong thời gian của khoảng cách xung t o,
dòng chảy sẽ đẩy các vật liệu bị ăn mòn ra khỏi khe hở phóng điện.

2.1.3 Tính toán tạo xung

9
Tín hiệu điện áp hay dòng điện thay đổi theo thời gian gọi là xung, các dạng
xung như sau:

Hình 2.8 Xung vuông [1]

Hình 2.9 Xung tam giác (răng cưa) [1]

10
Hình 2.10 Xung hàm mũ (xung kim) [1]

Mục đích là tạo ra xung vuông để điều khiển nguồn điện cấp cho máy gia công
theo yêu cầu, thời gian đóng là Tx, thời gian ngắt là Tng.

Ton = Tx = (20 – 1000) µs

Toff = Tng = (15 – 600) µs

Theo lý thuyết thì xung vuông có dạng như hình 2.11

Hình 2.11 Dạng xung vuông theo lý thuyết [1]

11
Chu kỳ xung T = Tx + Tng (Trích công thức trang 154, [1])

Tần số xung f = 1/T (Trích công thức trang 154, [1])

Thực tế thì xung không thể đạt được như hình 4.7 trên, mà như hình 2.12:

Hình 2.12 Dạng xung gia công trên thực tế [1]

Trong đó:

Ttr: độ rộng sườn trước

Ts: độ rộng sườn sau

Độ rộng xung Tx= Ttr+ Tđ+ Ts

Độ rộng xung Um

Chu kỳ lập lại xung T = Tx + Tng hay tần số xung f = 1/T

Tùy vào chế độ gia công mà ta điều chỉnh C, R để được tần số thích hợp.

Ta có: 3 chế độ gia công: thô, bán tinh, tinh

12
2.1.4 Gia công thô

Ứng với gia công thô ta có tần số f = (50 – 2500) s-1

Điện dung của tụ C > 100µF

11
T  Ton  Toff  Ton
=> 10

Ta có

T = Ton + Toff

Ton
 10
Toff
Mà (Trích công thức trang 34,[3])

11
T  Ton  Toff  Ton
=> 10

11
Ton  4.104  2.102
<=> 10

4 2
<=> Ton  3, 64.10  1,82.10

Ta có Ton  RC

Ton 3, 64.104 1,82.10 2


R    3, 6  182()
=> C 100.106 100.106

2.1.5 Gia công bán tinh

Ứng với gia công bán tinh ta có tần số f = (1000 – 10000) s-1

Điện dung của tụ C = (10 - 100) µF

1 1 1
T    104  103 ( s 1 )
=> f 10000 1000

Ta có:

T = Ton + Toff

Ton
 5  10
Toff
Mà (Trích công thức trang 34,[3])

13
 6 11 
T  Ton  Toff     Ton
 5 10 

 6 11  4 3
   Ton  10  10
=>  5 10 

5 4
<=> Ton  8,3.10  9,1.10

Ta có: Ton  RC

Ton 8, 3.105 9,1.10 4


R    8,3  9,1  
C 10.106 100.10 6

2.1.6 Gia công tinh

Ứng với gia công thô ta có tần số f > 2500 s-1

Điện dung của tụ C < 10 µF

1 1
T   4.104 s 1
f 2500

Ta có:

T = Ton + Toff

Ton
1
Toff
Mà (Trích công thức trang 34,[3])

T  Ton  Toff  2Ton


=>
4
<=> 2Ton  4.10

<=> Ton  2.104

Ta có:

Ton  RC

Ton 2.104
R   20   
=> C 10.106

14
Bảng 4.1 Một số thông số về chế độ gia công [3]

Cường độ dòng điện (A)


Dạng gia Năng lượng Điện dung của
Mạch
công xung dự trữ (J) Mạch nạp tụ C (µF)
phóng
Thô 0,5÷5 >5 >100 > 100

Trung bình 0,05÷0,5 1÷5 10÷100 10÷100

Tinh 0,005÷0,05 <1 < 10 < 10

Lượng
Chế độ Tần số f Công suất Độ dài xung Độ nhấp nhô
hớt kim loại
gia công (s-1) (kVA) (µs) (µm)
(mm3/phút)
Thô 50 ÷ 3000 30÷ 3 10000 ÷ 100 30000 ÷ 100 3.5 ÷ 180
1000
Bán tinh 5 ÷ 0.3 500 ÷ 200 200 ÷ 30 8÷9
÷10000
Tinh > 3000 <1 < 20 < 30 < 20
Bảng 4.2 Các đặc tính gần đúng về điện các dạng gia công [3]

2.2 Điều khiển động cơ

2.2.1 Mạch OP – AM

Hình 2.13 IC OP-AM [1]

2.2.2 Điều khiển động cơ bằng mạch OP - AM

15
a) Tìm hiểu động cơ DC 24V

Motor được sử dụng trong mô hình là PRINT MOTOR có công suất 120 W,
nguồn điện 24V DC, số vòng quay 72v/p.

b) Điều khiển trục Z trong mô hình máy gia công tia lửa điện

Trong mô hình máy gia công tia lửa điện, do yêu cầu đạt năng suất cao nhất,
bằng cách điều chỉnh khe hở phóng điện thông qua việc so sánh giữa áp mạch với
áp chuẩn do chúng ta cài đặt vào.

Khi điện cực chạm vào chi tiết, mạch điện của máy bị đóng lại và một dòng
điện xuất hiện bên trong mạch. Khi có chênh lệch điện áp, tùy theo chênh lệch điện
áp dương hay âm mà mạch OP – AM sẽ tự điều chỉnh cho trục chính đi lên hay đi
xuống để khoảng cách giữa chi tiết và điện cực được phục hồi. Cứ thế cho đến khi
gia công xong.

Hình 2.14 Mạch điều khiển [5]

Chương 3: MỘT SỐ LỖI VÀ BẢO TRÌ MÁY

16
3.1 Một số lỗi

Trong quá trình gia công tia lửa điện bằng máy cắt dây người dùng thường
gặp phải các vấn đề về chất lượng gia công như giảm trong độ bóng bề mặt, giảm
độ chính xác , và xuất hiện các rãnh xước. Nguyên nhân của tình trạng này luôn
luôn xuất phát từ vấn đề của máy cắt dây EDM và phụ kiện. Chúng ta hãy phân tích
và nghiên cứu vấn đề ở trên , thường có các nguyên nhân sau đây :

Hình 3.1:Máy cắt dây [4]

(1) Dây quá lỏng lẻo.

(2) Làm việc lỏng quá bẩn.

(3) Lựa chọn tham số xung.

(4) Khe cắm dây bánh xe molypden là quá lớn.

Bạn suy nghĩ về máy cắt dây gia công EDM như thế nào. Đối với trên năm
câu hỏi chủ yếu là nguyên nhân của máy cắt dây EDM bề mặt gia công cắt thô ráp

17
xấu, vì vậy , làm thế nào chúng ta có thể giải quyết vấn đề này? Giải pháp đưa ra
là : làm cho một sợi dây chặt chẽ, thay đổi chất lỏng làm việc để lựa chọn các thông
số xung tốt nhất, thay thế puli đệm hoặc mang… Ngoài những lý do trên, người ta
cũng phát hiện ra rằng lụa cuộn trong việc sửa chữa nó với trục động cơ và ma sát
khớp nối giữa các rãnh then cho lâu dài liên tục , biến dạng, gây ra các rãnh then
trong việc đảo ngược rung trống do giải phóng mặt bằng lớn do công bề mặt.

Hình 3.2: Sản phẩm máy cẳt dây

3.1.1 Các sự cố thường gặp ở bộ phận điện của máy cắt dây và phương pháp loại bỏ

Máy không thể khởi động, đèn hiển thị nguồn điện vẫn sáng, sau khi ấn công
tắc dây vận hành xuống, ống dây không khởi động. Kiểm tra dây vào của nguồn
điện 3 pha xem có thiếu pha không. Khi lồng dây moluybden đen xong, sau khi ấn
công tắc dây dẫn xuống mà dây dẫn không quay, khi đó tắt bảo vệ dây đứt, lại bật
dây vận hành, có thể khởi động thì bảo vệ dây đứt xuất hiện sự cố. Khi đó kiểm tra
cột chắn dây trong giá dây có phải bị tiếp xúc với dây molipden, cột chắn dây không
được thông với thân máy. Kiểm tra bình thường như trên, đề nghị kiểm tra bảng bảo
vệ dây đứt của trên bảng điện, xem cầu chì có đứt không, nếu đứt thì thay cầu chì.
Máy không khởi động được bình thường, tốc độ quay không bình thường, so với lúc

18
bình thường chậm mà không thay hướng, sự cố đó chủ yếu là do nguồn điện ba pha
thiếu pha. Dây vận hành máy điện không đổi hướng, nếu là khách hàng mới hoặc
thiết bị chuyển dịch, xuất hiện tình trạng trên chỉ cần điều chỉnh bất kỳ hai pha của
nguồn điện ba pha là được. Dây vận hành không đổi hướng mà phương hướng
thống nhất, có thể do công tắc hành trình hỏng dẫn tới, thay công tắc hành trình mới
sẽ khôi phục được vận hành bình thường. Khi dây vận hành máy điện đổi hướng
không bình thường, nguyên nhân chủ yếu là do:

a. Công tắc hành trình đổi hướng có vấn đề.

b. Rơ le điện 220V của điều khiển chuyển hướng có vấn đề.

c. Silic có thể điều chỉnh có vấn đề. Người sử dụng có thể phán đoán đối với
tình trạng trên thay đổi các linh kiện khác nhau sẽ loại bỏ sự cố. Dây vận hành
không thể phanh, loại sự cố này có thể là má phanh bị hỏng, kiểm tra má phanh
trong máy điện, phán đoán xem có phải linh kiện bị cháy không, thay đổi linh kiện
loại bỏ sự cố.

3.1.2 Các sự cố thường gặp ở mạch cao tần và phương pháp loại bỏ

Cao tần không ra được, vôn kế của nguồn điện cao tần không hiển thị được
điện áp, loại sự cố này đại đa số xuất hiện trên nguồn điện. Trước hết kiểm tra các
bộ phận như: điện nguồn vào của cao tần, công tắc không khí, vào sơ cấp của máy
biến áp, điện áp ra thứ cấp, chỉnh lưu xếp cầu. Cao tần không ra được, vôn kế hiển
thị bình thường. Mở nguồn điện cao tần, kiểm tra các cấp nguồn điện, chủ yếu là
điều khiển cao tần ra của zơ le nguồn điện 24V. Dùng mắt kiểm tra xem 2 ống hai
cấp phát quang trên bảng dao động có sáng hoàn toàn không. Nếu không phải cả hai
đều sáng, kiểm tra xem cao tần của ống ổn áp trên tấm điều chỉnh in có vào và ra
không, nếu không ra, thì ống ổn áp hỏng, nếu có ra thì có thể phán đoán mạch của
tấm dao động có sự cố, cần thay thế. Cao tần không ra, qua kiểm tra điện nguồn và
bộ phận dao động bình thường. Thì có thể tiếp điểm ngắt cao tần đổi hướng của bộ
phận điện có sự cố. Cần thay mới zơle sẽ khôi phục lại bình thường. Công suất cao
tần ra thấp, cần kiểm tra hoạt động tấm dao động có bình thường không, giá trị trở
giữa miếng dẫn điện và dây molipden, nếu giá trị trở quá lớn thì cần làm sạch mới
miếng dẫn điện. Nếu hoàn thành theo bốn bước kiểm tra mà vẫn tồn tại các sự cố

19
như vậy, đề nghị kiểm tra kỹ linh kiện và máy có tương thông hay không, nếu tương
thông thì có hiện tượng đoản mạch. Kiểm tra một vòng xem dây vật xung cao tần và
kim loại có chạm nhau, loại bỏ bộ phận đoản mạch. Khi lồng dây molipden, dây
môlipđen và thân máy nếu tiếp xúc sẽ xuất hiện hiện tượng phóng điện hồ quang,
làm dây molipden bị cháy đứt., loại sự cố này là do nguồn điện một chiều dẫn tới.
Kiểm tra mạch điện của máy, chỉ có máy điện bước tiến X, Y, U, V là điện một
chiều 24V. Kiểm tra bước tiến máy điện xem điện nguồn có phải tiếp xúc với vỏ
ngoài máy điện hay không. Linh kiện và dây molipđen khi tiếp xúc sẽ xuất hiện
phóng điện hồ quang, dây molipđen cháy đứt, qua kiểm tra vào máy điện và thân
máy không thông, thì có thể là một bộ mạch điện phóng công có vấn đề,từng bước
kiểm tra và thay thế ống phóng công có sự cố. Trong quá trình gia công, dây
molipden bị hao nhiều, nguyên nhân chủ yếu là:

+ Hao cơ khí

+ Hao sóng âm cao tần Hao cơ khí chủ yếu là hao do chất lượng dây môlipđen
và hao do miếng dẫn điện ma sát. Khi đó điều chỉnh vị trí tiếp xúc của tấm dẫn điện
và dây môlipđen. Cháy dây môlipđen ( dây môlipđen một đoạn trắng một đoạn
đen).Xuất hiện tình trạng như vậy có máy khả năng như sau:

+Bánh dẫn không cách điện làm cho máy mang điện.

+ Bộ phận dao động không ổn định

+ Có tồn tại hiện tượng cá biệt ống công suất dò điện.

+ Thời gian sử dụng dung dịch cắt quá dài.

3.1.3 Các sự cố thường gặp ở mạch điện khởi động và phương pháp loại bỏ

Trước tiên kiểm tra các zắc cắm xem có bị lỏng hoặc tuột hay không. Bước
vào máy điện không thể tự khóa Đề nghị kiểm tra mạch điện chỉnh lưu của tầng
khởi động.Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra đo điện áp cầu chỉnh lưu vào, ra. Từ đó
phán đoán xem linh kiện cung cấp xoay chiều và ra một chiều có phải hỏng không.
Xoay chiều thường gặp sự cố do than hóa đầu zắc cắm hình chữ nhật tạo ra đoản
mạch xoáy chiều, xoay chiều cung cấp bình thường, một chiều không ra . Bình
thường thì do cầu chỉnh lưu tạo ra. Bước vào máy điện mất bước Trước tiên dùng

20
mắt kiểm tra xem đèn hiển thị các trục trên bảng khởi động của máy điều khiển có
phải thay nhau nhấp nháy, nếu phát hiện ra nhấp nháy bất thường đề nghị trao đổi
nhau zắc cắm trụcX và Y trên mảng mạch khởi động. Từ đó phán đoán ra máy điện
có tồn tại sự cố. Nếu máy điện bình thường, thìcó thể suy đoán mạch điện phóng to
trục đối ứng trên bảng khởi động tồn tại sự cố, đề nghị kiểm tra ống trường hiệu
ứng IRF 640 và các linh kiện khác, thay thế các linh kiện có sự cố.

3.1.4 Các sự cố thường gặp của máy tính và phương pháp loại bỏ

Sau khi mở máy bộ hiển thị không sáng, máy tính không thể khởi động, đề
nghị kiểm tra điện áp vào xem có bình thường không. Máy tính có thể khởi động
nhưng bộ hiển thị không sáng, có thể là do cạc hiển thị chưa được cắm chặt, mở
máy vi tính chủ cắm lại cạc hiển thị. Máy tính không thể khởi động bình thường,
Loa PC không ngừng rít dài, bộ hiện thị màn đen, Đề nghị kiểm tra cạc hiển thị, sau
đó kiểm tra các dây bên trong, cuối cùng là kiểm tra CPU. Sau một lúc sử dụng máy
tính thường xuyên treo máy hoặc tự động khởi động lại máy, đề nghị mở máy chủ
kiểm tra quạt gió CPU có quay đều bình thường không Máy tính khởi động bình
thường, mở dẫn dây mở cao tần, hiển thị hình sóng đầy biên độ, nhưng sau khi xung
điện lại không gia công phóng điện mà hình sóng vẫn đầy biên độ, kiểm tra dây nối
linh kiện và giá cầu có lỏng không, làm chặt cố định lại. Khi mở cao tần hình sóng
không tải, đề nghị kiểm tra đầu zắc nốicó lỏng không và cắm nối lại, nếu vẫn không
có hình sóng và khi mở và tắt cao tần , âm thanh của zơ le cạc điều khiển không hút
hợp và phóng ra rõ ràng. Có thể phán đoán là đầu nối cạc có vấn đề cần phải giao
cho kỹ thuật chuyên môn sửa chữa. Khi gia công xuất hiện đoản mạch mà không tự
quay lại, xuất hiện tình trạng này nếu sử dụng cạc YH kiểm tra xem %quay lại trong
menu tầng thứ 2của hẹ thống điều khiển YH có bị thay đổi không, thứ tự đầu nối
cạc đã nối tốt chưa.Trong quá trình gia công xuất hiện thao tác không theo trình tự
hoặc bảo vệ không mất điện bộ nhớ, đề nghị mở máy chủ tháo cạc điều khiển dùng
cồn để lau lớp mạ bộ phận đầu nối của cạc điều khiển, lắp lại, nếu vẫn có hiện
tượng sai thì phải thông báo nhà xưởng hoặc kỹ thuật chuyên môn đến sửa chữa.
Phần mềm không lưu đĩa, không đọc đĩa, đề nghị kiểm tra đường vào đĩa số liệu
trong menu phần mềm hoặc đĩa mềm hoặc ổ mềm.

21
3.1.5 Phân tích các nguyên nhân đứt dây khi cắt

Vấn đề Cơ khí:

+ Bánh dẫn hoặc ổ trục bị hỏng làm dây môlipđen rung.

+ Tấm dẫn điện có rãnh lõm, dây môlipđen bị ăn vào quá sâu làm cho ma sát
đứt dây.

Môi trường làm việc:

+ Khi gia công , dung dịch cắt không bắn tới dây môlipđen.

+ Độ đặc của dung dịch cắt không đủ, hoặc thành phần điện phân quá ít, tạo
nên dòng điện gia công không ổn định, dễ đứt dây.

+ Xem nguyên liệu có phải là có tạp chất, tạo ra tính dẫn điện không tốt,
phóng điện không ổn định.

+ Giữa ống dây và bệ dây có tạp chất, cần dùng xăng rửa sạch

3.2 Bảo trì máy

a. Cả máy cần phải được duy trì sạch sẽ, khi dừng máy trên 8 tiếng cần lau
chùi sạch sẽ và bôi dầu chống rỉ.

b. Xung quanh các bộ phận của giá dây như bánh dẫn, miếng dẫn điện, bánh
xếp dây cần thường xuyên được lau chùi bằng dầu hỏa, Dầu sau khi lau rửa xong
không được để thấm vào bàn thao tác.

c. Bánh dẫn, bánh xếp dây và các ổ trục bình thường sau khi sử dụng 6-8
tháng phải thay cả bộ

d. Hệ thống tuần hoàn dung dịch gia công nếu phát hiện bị tắc phải kịp thời
thông, đặc biệt cần tránh dung dịch gia công thấm vào bộ phận điện của máy dẫn tới
đoản mạch, làm cháy các linh kiện điện.

e. Máy có lắp cơ cấu bảo vệ dứt dây dừng máy, khi đứt dây kịp thời làm sạch
dây điện cực.

f. Khi điện áp cung cấp vượt quá điện áp giới hạn +/-10V, đề nghị nguồn điện
máy điều khiển phối hợp ổn áp nguồn điện chuyên dụng.

22
g. Máy nếu sử dụng trong điều kiện sản xuất hai ca và dùng theo quy tắc, độ
chính xác có thể đảm bảo trong 1 năm, máy sẽ phải sửa chữa đại tu.

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đỗ Xuân Thu (1997). Kỹ thuật điện tử, NXB Giáo dục

[2] Nguyễn Tấn Phước (2003). Kỹ thuật xung căn bản và bàn nâng cao, NXB
TP.HCM.

[3] Phạm Ngọc Tuấn (2007). Các phương pháp gia công đặc biệt, NXB đại
học Quốc Gia TP.HCM

[4] https://123doc.net//document/4806224-thiet-ke-may-cat-day-bang-tia-lua-
dien.htm

[5] https://xemtailieu.com/tai-lieu/thiet-ke-che-tao-may-gia-cong-tia-lua-dien-
loai-r-336039.html

24

You might also like