You are on page 1of 11

ÔN TẬP BÀO CHẾ 1

CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG BÀO CHẾ VÀ SINH DƯỢC HỌC


1. Bào chế học là gì? Mục đích của môn học bào chế?
- Bào chế học là môn học nghiên cứu cơ sở lý luận và kỹ thuật thực hành, về pha chế, sản xuất các dạng
thuốc; về tiêu chuẩn chất lượng, cách đóng gói và bảo quản các dạng thuốc đó nhằm phát huy cao nhất hiệu
lực điều trị của thuốc, đảm bảo an toàn, thuận tiện cho người dùng và đáp ứng được hiệu quả kinh tế.

- Mục đích của môn học: Sau khi học, sv có khả năng:

+ Trình bày được các thành phần chính của dạng thuốc.

+ Trình bày được nguyên tắc bào chế của dạng thuốc.

+ Pha chế được các dạng thuốc thông thường.

+ Biết được TCCL của thuốc và cách đánh giá.

+ Đánh giá được độ ổn định của dạng thuốc.

+ Giải thích được cách đóng gói và bảo quản dạng thuốc.

+ Hướng dẫn đúng cách dùng.

+ Giúp thầy thuốc và người bệnh lựa chọn được dạng thuốc tốt.

2. Dạng thuốc là gì? Các thành phần của dạng thuốc( kể cả thành phần vô hình)? Vai trò của các
thành phần đó? Cho ví dụ dạng thuốc và phân tích thành phần trong đó.
- Dạng thuốc là sp cuối cùng của quá trình bào chế, trong đó dược chất đc pha chế và trình bày dưới dạng
thích hợp để đảm bảo an toàn hiệu quả, thuận tiện cho người dùng, dễ bảo quản và giá thành hợp lý.

- Các thành phần của dạng thuốc: dược chất, tá dược, bao bì, kỹ thuật bào chế (vô hình)

- Vai trò của các thành phần :

+ Dược chất: tp chính, tạo ra td dược lý để điều trị, phòng hay chẩn đoán bệnh.

+ Tá dược: để xây dựng công thức bào chế, ah đến độ ổn định, khả năng giải phóng và hấp thu dược chất.

+ Bao bì: dùng để đựng, trình bày và bảo quản dạng thuốc. Tiếp xúc trực tiếp với dược chất, ah đến chất
lượng của dạng thuốc.
+ Kỹ thuật bào chế: luôn luôn được đổi mới và hoàn thiện nhằm phát huy tối đa tác dụng của dược chất
trong cơ thể và tạo ra những dạng thuốc mới có hiệu quả điều trị cao.
=> Ví dụ: Ống Vitamin C viên sủi
+ Dạng thuốc & Trình bày : Viên sủi bọt. Tuýp 20 viên.
+ Dược chất: Vitamin C 100 mg
+ Tá dược vừa đủ 1 viên: Natri hydrocarbonat, acid citric khan, povidon, tinh dầu cam, natri saccarin,
aspartam, màu vàng sunset, natri benzoat
Chất tạo màu và tạo hương (hương chanh, hương cam) => việc uống thuốc dễ dàng hơn
Chất tạo sủi natri bicacbonat NaHCO3 có tính kiềm, khi gặp chất có tính acid như vitamin C hòa trong
nước, nó sẽ tạo phản ứng hóa học thành muối, dung dịch axit yếu, axit này gặp NaHCO3 tạo ra CO2 sủi
tăm bay lên: NaHCO3 + axit -----> muối Na + CO2 + H2O
Nhờ những hoạt chất này cùng với một số tá dược khác sẽ làm thúc đẩy quá trình tan các hoạt chất chính
được nhanh hơn, đồng thời cũng giúp khả năng hấp thu của thuốc vào cơ thể tốt hơn.
+ Bao bì: Ống nhựa có màu
+ Kỹ thuật bào chế:

3. Khái niệm: Thuốc phát minh, Biệt dược, Thuốc gốc. Ví dụ minh họa.
- Thuốc phát minh : thuốc có dược chất dc lần đầu tiên phát minh ra và đang trong thời gian bảo hộ sở
hữu trí tuệ
Ví dụ: ADLYXIN( Sanofi- aventis) được FDA phê chuẩn vào năm 2016
- Biệt dược: là chế phẩm bào chế lưu hành trên thị trường dưới một tên thương mại do nhà sản xuất đặt ra
và giữ bản quyền nhãn hiệu hàng hóa.
Ví dụ: paracetamol có hàng trăm biệt dược: Hapacol, panadol, pamol …
- Thuốc gốc (generic): là thuốc đã hết thời gian bảo hộ sở hữu trí tuệ và mang tên gốc của dược chất ( tên
chung quốc tế INN – International nonproprietary name)
Ví dụ: Diazepam 10mg (Roche), Erythromycin 500mg,…

Ví dụ chung:
Valium là tên biệt dược đầu tiên cho diazepam của hãng Roche (Valium là thuốc phát minh).
Hiện nay thuốc này đã hết hạn độc quyền và được sản xuất với tên gốc là Diazepam (thuốc gốc) hoặc tên
thương mại khác như: Seduxen (Hungaria), Diazepin (Bulgaria), Relanium (Ba Lan), Rival (Mỹ), Eurosan
(Thụy Sĩ), Diazefar (Việt Nam) ( biệt dược)
4. Sinh dược học là gì? Các giai đoạn của quá trình sinh dược học.
- Sinh dược học: là môn học nghiên cứu các yếu tố thuộc về lĩnh vực bào chế và thuộc về người dùng
thuốc ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dược chất của 1 chế phẩm bào chế trong cơ thể nhằm nâng cao hiệu
quả điều trị của chế phẩm đó.

Các gđ của quá trình SDH:

+ Giải phóng: bước mở đầu cho qt SDH.

+ Hòa tan: muốn hấp thụ vào máu, DC phải hòa tan, phụ thuộc vào tá dược, kỹ thuật bào chế.

+ Hấp thụ: tốc độ và mức độ hấp thụ phụ thuộc vào qt giải phóng hòa tan của DC.

5. Khái niệm: Sinh khả dụng, Tương đương bào chế, Tương đương sinh học
- Sinh khả dụng: Đại lượng chỉ mức độ, tốc độ hấp thu dược chất từ 1 chế phẩm bào chế vào tuần hoàn
chung một cách nguyên vặn và đưa đến nơi tác dụng.

- Tương đương bào chế: Chỉ 2 hay nhiều chế phẩm bào chế cùng loại đạt các tiêu chuẩn chất lượng quy
định, chứa cùng 1 lượng dược chất.

- Tương đương sinh học: Chỉ 2 hay nhiều chế phẩm bào chế có tốc độ và mức độ hấp thu DC như nhau
trên cùng đối tượng và điều kiện thử.

6. Các yếu tố về dược chất ảnh hưởng tới sinh khả dụng:
+ Thuộc tính lý hóa của dược chất:
• Độ tan và tốc độ hòa tan
• Trạng thái kết tinh hay vô định hình
• Hiện tượng đa hình
• Hiện tượng hydrat hóa
• Kích thước tiểu phân
• Độ ổn định hóa học
+ Đặc tính hấp thu của DC và những biến đổi hóa học cần thiết:
• Đặc tính hấp thu của dược chất
- Hệ số phân bố D/N của dược chất
- Sự ion hóa của dược chất
• Tạo muối
• Tạo ester

CHƯƠNG II: DUNG DỊCH THUỐC


Câu 1: Các phương pháp hòa tan đặc biệt? Ví dụ phân tích
a. Phương pháp tạo dẫn chất dễ tan:
Nguyên tắc:
- Đối với một số chất khó tan trong dung môi, có thể sử dụng chất có khả năng tạo thành dẫn chất dễ tan với
dược chất.
- Dẫn chất này cần giữ được tác dụng dược lý của dẫn chất ban đầu, chất trợ tan có trong dung dịch phải
không đem lại những tác dụng bất lợi cho dung dịch dược chất.
VD: Dung dịch Lugol ( dd Iod 1% theo DĐVN III)

Iod 1g

Kali iodid 2g

Nước cất vđ 100ml

I2 là chất rất khó tan trong nước (độ tan 1:2000)

KI có vai trò tạo với I2 thành dẫn chất KI3, rất dễ tan trong nước: I2 + KI →KI3

b. Phương pháp hòa tan hỗn hợp dung môi

Nguyên tắc:

- Hỗn hợp dung môi gồm nước và những dm thân nước khác (glycerin, ethanol, propylen glycol, …) làm
cho hỗn hợp dung môi có độ phân cực gần với độ phân cực của dược chất khó tan trong nước => Hòa tan
dược chất dễ dàng

- Vừa tăng độ tan, vừa hạn chế thủy phân, tăng sinh khả dụng

VD: + Dung dịch Digitalin 0,1%

Digitalin 10centigam

Cồn 90% 46g

Glycerin 40g

Nước cất vđ 100ml

Digitalin khó tan trong nước. Hỗn hợp dm glycerin – alcol – nước hòa tan được một số alkaloid, glycosid
=> Hòa tan được Digitalin
+ Dung dịch phenobarbital 0,3%

Phenobarbital 0,3g

Ethanol 90% 40g

Glycerin 40g

Cồn vỏ cam 2,5ml

Dd amaranth 1ml

Nước cất vđ 100ml

Dùng hỗn hợp dm glycerin – alcol – nước làm tăng độ tan, tăng độ ổn định và sinh khả dụng của thuốc.

(được ghi trong Dược điển Anh)

c. Dùng các chất trung gian thân nước:

Nguyên tắc:

- Dùng một số chất hữu cơ thân nước để hòa tan một số chất khó tan. Phân tử của chúng có cấu tạo 2 phần:
các nhóm – COOH, -OH, amin, sulfat,…(phân cực) và các hydrocacbon thân dầu (không phân cực)

VD: Thuốc tiêm Cafein 7%

Cafein 7g

Natri benzoate 10g

Nước cất pha tiêm vđ

Natri benzoate một mặt có phần hữu cơ có ái lực với phần sơ nước của Cafein, mặt khác có nhóm – COOH
thân nước, có ái lực với phân tử nước. Tương tác tĩnh điện của các phân tử Natri benzoate với cả 2 loại
phân tử Cafein và nước, phân tán các phân tử Cafein vào nước nhiều hơn, làm tăng độ tan.

d. Dùng các chất điện hoạt:

Nguyên tắc:

- Chất điện hoạt là những chất hi tan trong dm có khả năng làm giảm sức căng bề mặt phân cách pha, phân
tử gồm có 2 phần: phần thân nước và phần thân dầu.

VD: Nước thơm

Tinh dầu hoa hồng 2g

Tween 20 20g

Ethanol 200g
Nước cất 778g

Dung dịch Tween 20 từ 2-5% có thể hòa tan các chất khó tan trong nước: phenol, iod, hormone steroid,
vitamin tan trong dầu, các tinh dầu,… => Hòa tan được tinh dầu hoa hồng

Câu 2: Ưu nhược điểm của dung dịch thuốc, Siro thuốc

Ưu điểm Nhược điểm


+ So với dạng thuốc rắn ( bột, viên nang):
- Dễ nuốt, đb trẻ em và ng cao tuổi - Dược chất kém ổn định, tuổi thọ ngắn hơn
- Hấp thụ nhanh thuốc rắn
- Ít kích ứng niêm mạc (vd Cloral hydrat - Dễ bị nhiễm khuẩn, nhất là dung dich nước
Dung dịch dùng dạng rắn gây kích ứng niêm mạc - Vị khó chịu thể hiện rõ, do dược chất đã
thuốc miệng) hòa tan
- Kỹ thuật bào chế tương đối đơn giản, đầu - Chia liều kém chính xác hơn các dạng
tư không cao thuốc rắn (kèm dụng cụ phân liều)
+ So với dạng hỗn dịch: chia liều chính xác - Cồng kềnh, khó vận chuyển, bảo quản
hơn
- Dễ nhiễm VSV, nấm mốc nếu không pha
- Dd có tính ưu trương cao => Ngăn cản sự
chế bảo quản đúng
phát triển của VSV, nấm mốc
- Thể tích cồng kềnh, phân liều không chính
- Che dấu mùi vị khó chịu của thuốc
Siro thuốc xác
- Thích hợp cho trẻ em
- Hoạt chất dễ hỏng
- SKD cao vì là dd nước
- Dễ bị kết tình đường
- Tác dụng dinh dưỡng
- Không thích hợp cho BN kiêng đường

Câu 3: So sánh Potio, Elixier, Siro thuốc

Potio Elixir Siro thuốc


Thể chất - Lỏng, ngọt, sánh - Lỏng, ngọt, sánh - Lỏng, ngọt, sánh
- Một hay nhiều dược chất
- Một hay nhiều dược chất - Một hay nhiều dược chất
Thành phần - Nồng độ đường 15 – 56%
- Nồng độ đường 10 -15% - Nồng độ đường 56 - 64%
- Ethanol, polyalcol, PG,…
HSD 1 -2 ngày 1- 2, 3 6 tháng 1 – 2, 3 năm
Liều dùng Thìa cafe 10 – 15ml Thìa café 5ml Tùy theo BN

Câu 4: Trình tự hòa tan các chất trong dung dịch thuốc:

- Chất ít tan trước, chất dễ tan sau (yếu tố các chất điện li)
- Pha hỗn hợp DM trước
- Chất làm tăng độ tan trước DC
- Sử dụng DM trung gian: hòa tan DC vào DM trung gian trước, rồi phối hợp từ từ vào dung dịch
- Các chất chống oxy hóa, các hệ đệm, chất bảo quản: hòa tan trước khi hòa tan dẫn chất
- Cồn thuốc, cao lỏng ( pha potio): phối hợp với DM có độ nhớt cao trước
- Cao mềm, cao đặc: Hòa tan vào siro hoặc glycerin nóng trước
- Các chất làm thơm, chất dễ bay hơi: Hòa tan sau, trong dụng cụ kín

Câu 5: Kỹ thuật điều chế dung dịch thuốc:

Quy trình chung:


Chất phụ Dược chất D.môi vđ
Dm 1 Dm 2 Dm 1 Dm 2
Kiểm
nghiệm

Chai lọ Lọc
Thành phẩm Dm 4 Dm 3

Kỹ thuật bao chế bao gồm 4 giai đoạn chính sau:

a. Cân, đong dược chất và dung môi: Cân, đong chính xác => đảm bảo hàm lượng thuốc theo qui định
Dược điển
b. Hòa tan:
Slide:
- Giải pháp tăng độ tan: Các pp hòa tan đặc biệt
+ Tạo dẫn chất dễ tan
+ Dùng các chất trung gian thân nước
+ Dùng hỗn hợp dung môi
+ Dùng các chất điện hoạt

- Giải pháp tăng tốc độ hòa tan:


𝑑𝐶 𝐷𝐴
= 𝐾. 𝐴. (𝐶𝑥 − 𝐶𝑡 ) = (𝐶𝑥 − 𝐶𝑡 )
𝑑𝑡 ℎ
K hằng số tốc độ tan
A diện tích tiếp xúc dược chất với dung môi
Cx nồng độ bão hòa DC
Ct nồng độ dược chất tại thời điểm t
D hệ số khuếch tán của DC/DM
H bề dày lớp khuếch tán

+ Nghiền mịn dược chất => tăng A


+ Đun nóng dung môi => tăng D
+ Khuấy trộn=> giảm h, tăng ∆C

Giáo trình:
- Hòa tan là phân tán một chất hay nhiều chất vào trong một môi trường phân tán lỏng để được một hệ
đồng nhất gọi là dung dịch. Chất bị phân tán gọi là chất tan. Môi trường phân tán gọi là dung môi.
- Quá trình hòa tan xảy ra theo nguyên lý nhiệt động học
- Các yếu tố ảnh hưởng đến độ hòa tan và tốc độ hòa tan dược chất:

+ Độ tan của chất khí/ lỏng: tỷ lệ thuận với áp suất khí trên bề mặt dd
tăng nhiệt độ => giảm

+ Độ tan của chất rắn trong lỏng:


• Nhiệt độ: qt hòa tan DC có sự thu nhiệt, tăng nđ => tăng độ tan
qt hòa tan DC có sự tỏa nhiệt, tăng nđ => giảm độ tan
• Bản chất và đđ cấu trúc ptử của chất tan và dm => qđ đặc tính phân cực của chất tan và dm
• Đặc tính kết tinh, hiện tượng đa hình và sự solvat hóa:
Dạng kết tinh khác nhau => Cấu trúc tinh thể bền vững khác nhau => Độ tan khác nhau.
Dạng kết tinh thường khó tan hơn dạng vô định hình.
• Kích thước tiểu phân của DC: Giảm => Độ tan của DC tăng
• Chất điện ly: giảm hoạt độ ion => giảm độ phân ly của chất tan => giảm độ hòa tan
• Các ion cùng tên: AB (rắn) ↔ AB (dd) ↔ A+ + B-
Khi có ion cùng tên => NĐ ion bên phải tăng => qt hòa tan theo chiều nghịch => giảm độ tan
• pH dung dịch: tăng => tăng độ tan của acid yếu, giảm độ tan base yếu
giảm => giảm độ tan của acid yếu, tăng độ tan base yếu
tăng ở dưới điểm đăng điện => giảm độ tan của chất tan lưỡng tính
tăng ở trên điểm đẳng điện => tăng độ tan của chất tan lưỡng tính

+ Tốc độ hòa tan:


• Nhiệt độ: tăng => tăng độ tan và tốc độ hòa tan (- chất có qt hòa tan tỏa nhiệt)
• Nghiền nhỏ các dược chất => tăng S bề mặt tiếp xúc => tăng tốc độ hòa tan
• Khuấy trộn trong qt hòa tan => tăng tốc độ hòa tan (- chất keo: dùng pp hòa tan quay vòng)

c. Lọc dung dịch:


+ Lọc áp suất thủy tĩnh
+ Lọc áp suất giảm
+ Lọc áp suất cao

d. Hoàn chỉnh, đóng gói, kiểm nghiệm thành phẩm:


- Dd thuốc trc khi đóng gói phải được kiểm tra chất lượng đạt các TCCL: độ trong, tỉ trọng, định tính,
định lượng các thành phần DC, dm,…
- Dd thuốc thường đóng lọ thủy tinh hoặc lọ chất dẻo đạt TCCL theo Dược điển: độ trung tính, không
tương kị với DC, dm
- Các nắp, nút cao su: không được hấp thụ DC, không đưa tạp chất vào dd thuốc

Ngoài ra có thể có các bước:


e. Giải pháp tăng độ ổn định:
Hạn chế thủy phân, oxy hóa dược chất, chống nhiễm vi cơ, nấm mốc:
+ Điều chỉnh pH
+ Dùng hỗn hợp dung môi
+ Thêm chất chống oxy hóa, chất bảo quản

f. Giải pháp điều hương vị: dùng tá dược điều hương vị


+ Phù hợp độ tuổi
+ Phù hợp màu – mùi

CHƯƠNG IV: KỸ THUẬT CHIẾT XUẤT


1. Yêu cầu của dung môi chiết xuất dược liệu:
- Dễ thấm => Sức căng bề mặt nhỏ
- Hòa tan chọn lọc ( nhiều hoạt chất, ít tạp chất)
- Trơ về hóa học, ko làm biến đổi hoạt chất
- Ko gây khó bảo quản, ko bị thủy phân bởi nhiệt
- Bay hơi được để cô dịch chiết
- Ko gây mùi khó chịu, ko độc
- Ko gây cháy nổ
- Rẻ tiền, dễ kiếm

2. Trình bày cách tiến hành phương pháp ngấm kiệt cổ điển:
- Chuẩn bị dược liệu: DL có độ ẩm không quá 5%, được phân chia ở mức độ thích hợp
- Làm ẩm dược liệu:
• Mục đích: + DL trương nở trước khi vào bình
+ Tạo những khe hở đều nhau
+ DM thấm nhanh, đều
• Không cần làm ẩm: DL có cấu trúc tế bào, DM không phân cực
• Tỷ lệ và thời gian: + Làm ẩm với DM khoảng 20 – 30% DL, có thể 50 – 100%
+ Thời gian: 2 – 4h, đậy kín
- Cho dược liệu vào bình ngấm kiệt:
• Lót một lớp bông thấm nước lên trên ống thoát dịch chiết
 để bột DL ko gây tắc bình và lẫn vào dịch chiết
• Đặt giấy lọc đã cắt vừa vặn đáy bình hoặc đặt vải gạn, tấm KL đục lỗ lên trên
• Cho từ từ bột DL vào, san đều
• Không nén chặt, lượng DL khoảng 2/3 bình, đặt giấy lọc và các vật đè lên trên
 Tránh xáo trộn DL khi đổ DM
• Mở khóa ống thoát dịch chiết, đổ DM lên khối DL cho đến khi có vài giọt dịch chiết chảy ra,
đóng khóa lại.
• Luôn thêm DM ngập cách mặt DL 3 – 4cm, ngâm khoảng 12 – 24h hoặc 48h
• Mục đích: + DL thấm đều DM
+ Qui trình hòa tan diễn ra tốt hơn
+ DC thu được đậm đặc hơn
- Rút dịch chiết:
• Mở khóa cho dịch chiết chảy từng giọt vào bình hứng, thường xuyên cho DM để ngập mặt DL 2
– 3cm
• Tốc độ rút dịch chiết tùy vào loại DL và số lượng DL
• DĐVN qui định 1- 3ml/ phút
• Ép bã DL, lấy dịch chiết, cho vào dịch chiết đã rút trong bình
- Kết thúc ngấm kiệt:
• Quan sát màu dịch chiết
• Thử nhóm dịch chiết bằng thuốc thử
• Dược chất cắn khô < 0,02g/100ml DC cuối cùng (chưa biết hoạt chất)

3. Lập bảng so sánh các phương pháp ngâm nóng về nhiệt độ, thời gian, dung môi, dược liệu

Hầm Hãm Sắc

Lớn hơn nđ thường Nhiệt độ sôi của dm


Nhiệt độ Nhiệt độ sôi của dm
Bé hơn nđ sôi của dm Không gia nhiệt

Thời gian Thời gian dài 15 - 30 ph 30 – 60 ph đến vài tiếng

DL rắn chắc DL mỏng manh (hoa, lá) DL rắn chắc (vỏ, rễ, ..)
Dược liệu
Hoạt chất bền với nhiệt Hoạt chất dễ tan trong Hoạt chất không bị phân
thời gian ngắn hủy ở nhiệt độ cao

Dm không bay hơi,


Dung môi Dm thường là nước, dầu Dm chủ yếu là nước
thường là nước
Dùng liền
Đ.chế thuốc nước uống, Điều chế thuốc và cao
Áp dụng Chiết dịch lấy cao
dịch chiết là chất dẫn cho thuốc
các dạng thuốc lỏng

Nồi nhiệt cách thủy, kín


Dụng cụ Dụng cụ cách nhiệt Nồi có nắp đậy
có nắp đậy
 Chung: Đều có khuấy trộn

4. Trình bày kỹ thuật loại tạp trong cao thuốc?


a. Tạp chất tan trong nước: gôm, chất nhầy, pectin, tinh bột, albumin,…
Dùng nhiệt Dùng cồn Dùng chì acetat Dùng sữa vôi
- Cô nhỏ lửa dịch - Cô dịch chiết còn ½ - ¼ - Để loại gôm, chất - Dịch chiết đã cô đặc,
chiết còn ½ - ¼ V V ban đầu nhầy, tanin cho sữa vôi vào (pH 12-
ban đầu Thêm đồng V ethanol 900 - Sau đó loại chì dư 14) => tủa (hoạt chất &
- Để lắng, để lạnh 2 - - Khuấy trộn đều, để lắng bằng Natri sulfit tạp chất)
3 ngày => Gạn, lọc => Gạn, lọc - Cho axit sulfulric vào
(pH 5-6) => hoạt chất
tan trở lại, tạp chất
không tan
=> DL chứa flavonoid,
alcaloid

b. Tạp chất tan trong cồn: chất nhựa, chất béo


Dùng nước acid Dùng parafin Dùng bột Talc Dùng ether, cloroform
- Cô dịch chiết đến - Cho bột Talc vào dịch - Để loại chất béo, chất
cao mềm - Cô dịch chiết còn ¼ - chiết, khuấy trộn kỹ, để nhựa ra khỏi dịch chiết
- Thêm nước có acid 1/3V ban đầu yên, lọc nước.
đun nóng 800 - Thêm Parafin rắn vào (Tạp chất nhựa khó tan,
- Khuấy kỹ, để lạnh, dịch chiết nóng khó tách lớp)
gạn, lọc - Khuấy trộn, để nguội
(Alkaloid) (lạnh)

You might also like