You are on page 1of 4

QTTN 07 – CA

QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM


CÁP ĐIỆN LỰC
(Ban hành theo Quyết định số 603/TNĐ/QĐ-QM ngày 25/05/2011
của Giám đốc Công Ty Thí Nghiệm Điện miền Nam)

1. Phạm vi áp dụng
Quy trình này áp dụng cho việc thí nghiệm các loại cáp điện lực cách điện bằng chất điện
môi rắn có điện áp danh định từ 1kV đến 30 KV để nghiệm thu hoặc đưa vào vận hành, do
Công ty Thí nghiệm điện miền Nam thực hiện, nhằm đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quản lý
chất lượng phòng thí nghiệm và hiểu chuẩn theo tiêu chuẩn TCVN ISO IEC 17025:2007 và hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008.

2. Tài liệu tham khảo / Cơ sở pháp lý


Quy trình này được biên soạn dựa theo các tài liệu sau đây:
- TCVN ISO/IEC 17025:2007 – Yêu cầu chung về năng lực của phòng thí nghiệm và hiệu
chuẩn , phần 5.
- TCVN ISO 9001:2008 – Hệ thống quản lý chất lượng, các yêu cầu, phần 7
- TCVN ISO 9000:2007 – Hệ thống quản lý chất lượng . Cơ sở và từ vựng .
- Sổ tay chất lượng của Công Ty Thí Nghiệm Điện miền Nam , phần 7
- Sổ tay thí nghiệm của Công Ty Thí Nghiệm Điện miền Nam , phần 4
- TT01- Thủ tục kiểm soát tài liệu của Công Ty Thí Nghiệm Điện miền Nam
- Các thủ tục thí nghiệm của Công Ty Thí Nghiệm Điện miền Nam
- Tài liệu kỹ thuật, Catalog, Hướng dẫn vận hành.
- Tài liệu kỹ thuật của các loai cáp điện lực…
- Tiêu chuẩn Ngành TCN 48 NL / KHKT do Bộ Năng Lượng ký quyết định ban hành ngày
14 / 03 / 1987 .
- Tiêu chuẩn Quốc tế IEC 502 – 1983 .
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5935 – 1995 .

3. Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt:


Ngoài những thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt nêu trong TCVN ISO 9000:2007 và
TT01, trong quy trình này và trong hồ sơ thực hiện, các thuật ngữ và chữ viết tắt sau đây được
hiểu như sau:
- Rcđ (M): Điện trở cách điện, đơn vị là M
- Utn (KVDC): Điện áp thí nghiệm một chiều, đơn vị là KV
- Uo (kV): Điện áp định mức pha - đất, đơn vị là KV
- Irò (A): Dòng điện rò ứng với Utn, đơn vị là A
- Ttn (phút): Thời gian duy trì điện áp thí nghiệm trên đối tượng thử, đơn vị là phút.

4. Nội dung, trình tự và phương pháp thực hiện


4.1 Lưu trình

LẦN BAN HÀNH: 1 (05/2011) 1/4


QTTN 07 – CA
TT TRÁCH BIỂU MẪU
NỘI DUNG CÁC BƯỚC
BƯỚC NHIỆM ÁP DỤNG
Người
Nghiên cứu tài liệu kỹ thuật , ghi nhận các
được
B01 thông số kỹ thuật của cáp -
phân
công
Người
được Chuẩn bị hiện trường
B02
phân để tiến hành thí nghiệm
công

Người
được Đo điện trở cách điện
B03 M01-QTTN 18
phân
công

Người
được Thử chịu điện áp một chiều tăng cao
B04 Đo dòng điện rò M01-QTTN 18
phân
công

Người
được Xem xét kết quả thí nghiệm
B05 -
phân Thu dọn hiện trường, kết thúc công tác
công

Người
được Làm biên bản thí nghiệm
B06 M01-QTTN 18
phân
công

Đơn vị
B07 Phê duyệt -
trưởng

Người - Kết thúc


được
B08 - Lưu hồ sơ -
phân
công

LẦN BAN HÀNH: 1 (05/2011) 2/4


QTTN 07 – CA
4.2 Diễn giải :

B01 Nghiên cứu tài liệu kỹ thuật – Ghi nhận các thông số kỹ thuật của cáp :
Nghiên cứu các tài liệu kỹ thuật của cáp , các yêu cầu về thí nghiệm và các Tiêu
chuẩn thí nghiệm thích hợp . Ghi nhận các thông số kỹ thuật thường được in trên vỏ
cáp.

B02 Chuẩn bị hiện trường để thí nghiệm :


Thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết : khoảng cách an toàn, người cảnh giới,
tiếp đất , xả điện tích dư trong cáp…để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết
bị .

B03 Đo điện trở cách điện:


Việc đo điện trở cách điện được thực hiện bằng Megomet có điện áp thích hợp (Dùng
Megomet 500/1.000 V đối với cáp có điện áp định mức ≤1.000V; Megomet 2.500 V
với cáp có điện áp > 1.000 V ) .
Điện trở cách điện của cáp phải được đo :
- giữa các ruột dẫn .
- giữa các ruột dẫn và lớp vỏ giáp .
Điện trở cách điện của cáp không được quy chuẩn , để đánh giá cần có tài liệu của
nhà sản xuất , so sánh giữa các pha , với cáp cùng chủng loại và tham khảo điều 10-
1-2 của Tiêu chuẩn Ngành TCN 48 NL / KHKT ở mục 2

B04 Thử điện áp một chiều tăng cao – Đo dòng điện rò :


Đối tượng thử:
Điện áp thử nghiệm được đât giữa ruột dẫn và lớp vỏ giáp ( trường hợp cáp nhiều lõi,
khi tiến hành thử một ruột dẫn, yêu cầu tất cả các ruột dẫn còn lại phải được đấu tắt
lại và nối vào lớp vỏ giáp ) .
Điện áp thử nghiệm:
a/ Đối với cáp chưa lắp đặt:
Cáp có điện áp danh định ≤ 3,6/6 (7,2)kV:
Utn = 2,4 x (2,5 Uo + 2)
Cáp có điện áp danh định >3,6/6 (7,2) kV:
Utn = 2,4 x 2,5 Uo
b/ Đối với cáp sau khi lắp đặt hoàn chỉnh:
Utn = 0,7 x điện áp thử nghiệm ở mục a.
Thời gian thử nghiệm:
a/ Đối với cáp chưa lắp đặt: Ttn = 05 phút
b/ Đối với cáp sau lắp đặt: Ttn = 15 phút

B05 Xem xét kết quả - Thu dọn hiện trường để kết thúc công tác :
 Nếu kết quả thí nghiệm phù hợp với các tài liệu kỹ thuật, biên bản thí nghiệm xuất
xưởng của nhà chế tạo, cấp biên bản với kết luận “Đạt yêu cầu vận hành“.
 Nếu kết quả thí nghiệm có hạng mục nào không đạt yêu cầu theo các tài liệu kỹ
thuật đã nêu ở mục 2, thông báo cho khách hàng để xử lý và cấp biên bản với kết
luận cụ thể về những hạng mục không đạt .

LẦN BAN HÀNH: 1 (05/2011) 3/4


QTTN 07 – CA

B06, B07 Thực hiện biên bản thí nghiệm . Đơn vị trưởng ký thẩm tra , chuyển các phòng
nghiệp vụ trình Lãnh đạo phê duyệt để phát hành biên bản .

B08 Kết thúc công việc . Hồ sơ được lưu theo đúng quy định .

5. Phụ lục và biểu mẫu:


* Biểu mẫu:
- M01 – TTTN 18: Biên bản thí nghiệm cáp điện lực

LẦN BAN HÀNH: 1 (05/2011) 4/4

You might also like