You are on page 1of 16

Trường THPT Chuyên Thái Bình Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa - lần 3- năm 2016

Môn: HÓA HỌC


Thời gian làm bài: 90 phút

Mã đề 357

Câu 1: Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn tòan thu được dung
dịch X(chứa 2 muối) và chất rắn Y (chứa 2 kim loại). Hai muối trong X là :
A. AgNO3 và Fe(NO3)2 B. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)3
C. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2 D. Mg(NO3)2và AgNO3
Câu 2: Cho hỗn hợp các kim loại Fe, Mg, Zn vào cốc đựng dung dịch CuSO4 dư, thứ tự các kim loại tác dụng
với muối là:
A. Fe, Zn,Mg B. Mg, Zn,Fe C. Mg,Fe, Zn D. Zn,Mg, Fe
Câu 3: Cho 20g Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, sau khi phản ứng kết thúc thu được V lít khí NO duy
nhất (đktc) và 3,2g chất rắn. Giá trị của V là :
A. 0,896 lít B. 4,48 lít C. 6,72 lít D. 2,24 lít
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Ở điều kiện thường, các kim loại đều ở thể rắn.
B. Các kim loại đều có duy nhất một số oxi hóa duy nhất trong mọi hợp chất.
C. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
D. Ở điều kiện thường, các kim loại đều nặng hơn nước.
Câu 5: Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Các kim loại kiềm đều có 1 electron ở lớp ngoài cùng.
B. Tất cả các kim loại nhóm IA và IIA đều tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường.
C. NaHCO3 được dùng trong công nghiệp dược phẩm và công nghiệp thực phẩm.
D. Công thức của thạch cao sống là CaSO4.H2O.
Câu 6: Cho hỗn hợp Ag, Fe, Cu. Hóa chất có thể tách Ag ra khỏi hỗn hợp là:
A. dd Fe2(SO4)3 B. dd HCl C. dd HNO3 loãng D. dd H2SO4 loãng
Câu 7: Người ta gắn tấm Zn vào vỏ ngoài của tàu thủy ở phần chìm trong nước biển để :
A. Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp điện hóa.
B. Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp cách li kim loại với môi trường.
C. Vỏ tàu được chắc hơn.
D. Chống ăn mòn bằng cách dùng chất chống ăn mòn.
Câu 8: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí H2S vào dung dịch ZnSO4
(2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4
(3) Sục khí CO2(dư) vào dung dịch Na2SiO3
(4)Sục khí CO2(dư) vào dung dịch Ca(OH)2
(5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3
(6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là:
A. 3 B. 6 C. 4 D. 5
Câu 9: Hòa tan hết m(g) Oleum có công thức H2SO4.3SO3 vào nước dư. Trung hòa dung dịch thu được cần
40ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của m là:
A. 0,845 B. 2,535 C. 1,69 D. 3,38
Câu 10: Các chất trong dãy nào sau đây đều có tính lưỡng tính?
A. ClH3N-CH2-COOH, H2N-CH2-COOCH3, H2N-CH2-CH2ONa
B. H2N-CH2-COONa, ClH3N-CH2-COOH, H2N-CH2-COOH
C. CH3-COOCH3, H2N-CH2-COOCH3, ClNH3CH2-CH2NH3Cl
D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-COONH4, CH3-COONH3CH3
Câu 11: Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:
X 1  H 2O 
dienphan , cmn
 X 2  X 3  H2 
X 2  X 4 
 BaCO3   K 2CO3  H 2O
Chất X2, X4 lần lượt là :
A. KHCO3,Ba(OH)2 B. NaHCO3,Ba(OH)2 C. NaOH,Ba(HCO3)2 D. KOH,Ba(HCO3)2
Câu 12: Cho một thanh sắt có khối lượng m gam vào dd chứa 0,012 mol AgNO3 và 0,02 mol Cu(NO3)2 , sau
một thời gian khối lượng của thanh sắt là (m+1,04) gam. Tính khối lượng của kim loại bám trên thanh sắt?
A. 2,576gam B. 1,296gam C. 0,896gam D. 1,936gam
Câu 13: Cho 3,68g hỗn hợp gồm Al,Mg và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thu được
2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là :
A. 98,80gam B. 101,48gam C. 88,20gam D. 101,68 gam
Câu 14: So sánh nào sau đây không đúng:
A. Tính Bazo tăng dần : C6H5NH2, CH3NH2, (CH3)2NH
B. pH tăng dần (dd có cùng CM) : Alanin, Axit glutamic, Glyxin, Valin.
C. Số đồng phân tăng dần: C4H10, C4H9Cl, C4H10O, C4H11N.
D. Nhiệt độ sôi tăng dần : C4H10, CH3COOC2H5, C2H5OH, CH3COOH.
Câu 15: Hỗn hợp X gồm C2H2, C3H6, C4H10 và H2. Cho 3,82g hỗn hợp X qua bình đựng dung dịch brom dư
thấy có 20,8g brom tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 13,44 lít(đktc) hỗn hợp X được 47,52g
CO2 và m (g) nước. Giá trị của m gần nhất là:
A. 20,1 B. 21,4 C. 21,9 D. 20,9
Câu 16: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200ml
dung dịch HCl 1M vào 100ml dung dịch X, sinh ra V lít khí CO2 (đktc).Giá trị của V là :
A. 2,24 B. 4,48 C. 3,36 D. 1,12
Câu 17: Hỗn hợp X gồm FeCl2 và NaCl có tỉ lệ mol 1 : 2, cho dung dịch có 12,2g X tác dụng với dung dịch
AgNO3 dư thu được m(g) kết tủa, giá trị của m là :
A. 28,7 B. 34,1 C. 14,35 D. 5,4
Câu 18: Cho các cặp dung dịch sau:
(1) Na2CO3 và AlCl3; (2) NaNO3 và FeCl2; (3) HCl và Fe(NO3)2
(4) NaHCO3 và BaCl2; (5) NaHCO3 và NaHSO4
Hãy cho biết cặp nào xảy ra phản ứng khi trộn các chất trong các cặp đó với nhau (nhiệt độ thường)?
A. (3),(2), (5) B. (1),(3), (4) C. (1),(3), (5) D. (1),(4), (5)
Câu 19: Cấu hình electron của nguyên tử một nguyên tố là : 1s 2s 2p63s23p64s2. Nguyên tố đó là :
2 2

A. Ca B. Ba C. Sr D. Mg
Câu 20: Một vật chế tạo từ kim loại Zn-Cu, vật này để trong không khí ẩm(hơi nước có hòa tan khí CO2) thì vật
bị ăn mòn theo kiểu điện hóa ,tại catot xảy ra:
A. Sự oxi hóa Zn B. Sự khử Cu2+ C. Sự khử H+ D. Sự oxi hóa H+
Câu 21: Lên men m(g) tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra
được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 50g kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH
1M vào X, thu được kết tủa, để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì chỉ cần tối thiểu 100ml dung dịch NaOH.
Giá trị của m là :
A. 72,0 B. 64,8 C. 75,6 D. 90,0
2 2 6 1
Câu 22: Nguyên tử X có cấu hình electron 1s 2s 2p 3s . Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa
học là :
A. Chu kỳ 4, nhóm IA là nguyên tố kim loại. B. Chu kỳ 3, nhóm IA là nguyên tố kim loại.
C. Chu kỳ 3, nhóm IA là nguyên tố phi kim. D. Chu kỳ 4, nhóm VIIA là nguyên tố phi kim.
Câu 23: Thủy phân hoàn toàn 8,68g tripeptit mạch hở X(được tạo nên từ α-amino axit có cùng công thức dạng
H2NCXHYCOOH) bằng dung dịch NaOH dư thu được 12,76g muối. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 4,34g chất X
bằng dung dịch HCl dư thu được m(g) muối. Giá trị của m là:
A. 7,25 B. 6,53 C. 5,06 D. 8,25
Câu 24: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư
(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2
(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng
(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư
(e) Nhiệt phân AgNO3
(g) Đốt FeS2 trong không khí
(h) Điện phân dung dịch NaCl điện cực trơ.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là:
A. 2 B. 4 C. 5 D. 3
Câu 25: Từ 2 phản ứng :
Cu + 2Fe3+ →Cu2+ +2Fe2+
Cu2+ + Fe →Cu + Fe2+
Có thể rút ra kết luận :
A. Tính Oxi hóa :Fe3+>Cu2+> Fe2+ B. Tính khử :Fe> Fe2+> Cu
C. Tính Oxi hóa :Fe3+> Fe2+> Cu2+ D. Tính khử :Cu> Fe> Fe2+
Câu 26: Chất nào tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, nhiệt độ thường
A. SiO2 B. NaCl C. CO D. Cl2
Câu 27: Điện phân điện cực trơ dd có a mol Cu(NO3)2 với thời gian 2 giờ cường độ dòng điện 1,93A thu được
dd X có màu xanh. Thêm 10,4g Fe vào X, P/ứ hoàn toàn thu được khí NO(sản phẩm khử duy nhất) và 8g hỗn
hợp 2 kim loại. Xác định giá trị của a :
A. 0,15 B. 0,125 C. 0,3 D. 0,2
Câu 28: Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là:
A. Khử các cation kim loại B. Oxi hóa các cation kim loại
C. Oxi hóa các kim loại D. Khử các kim loại
Câu 29: Kim loại có tính dẫn nhiệt, dẫn điện, tính dẻo, ánh kim là do:
A. Kim loại có cấu trúc mạng tinh thể
B. Kim loại có tỉ khối lớn
C. Các electron tự do trong kim loại gây ra
D. Kim loại có bán kính nguyên tử và điện tích hạt nhân nhỏ.
Câu 30: Một cốc nước cứng có chứa 0,1 mol Ca2+; a mol K+; 0,15 mol Cl- và b mol HCO3-. Thêm vào cốc 0,1
mol Ca(OH)2 thì mất hoàn toàn tính cứng, dung dịch trong cốc chỉ chứa duy nhất 1 muối. Đun sôi cốc nước
cứng trên đến cạn thu được lượng chất rắn là :
A. 16,775g B. 27,375g C. 21,175g D. 18,575g
Câu 31: Cho 1,152g hỗn hợp Fe, Mg tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. Sau phản ứng thu được 8,208g kim
loại. Vậy % khối lượng của Mg trong hỗn hợp đầu là:
A. 72,92% B. 62,50% C. 41,667% D. 63,542%
Câu 32: Cho 0,08g mol Ba và dung dịch có 0,05mol H2SO4 và 0,05 mol CuSO4; kết thúc P/ứ thu được khối
lượng kết tủa là:
A. 18,64g B. 26,24g C. 23,54g D. 21,58g
Câu 33: Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Este hóa của phenol được điều chế bằng phương pháp: cho một axit cacboxylic tác dụng với phenol.
B. Các este đều nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ không cực.
C. Chất béo là trieste của glixerol và axit béo, gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
D. Xà phòng giảm tác dụng trong môi trường nước cứng do tạo chất kết tủa.
Câu 34: Điện phân(với cực điện trơ) một dung dịch gồm NaCl và CuSO4 có cùng số mol, đến khi catot xuất
hiện bọt khí thì dừng điện phân. Sản phẩm thu được anot là :
A. Khí Cl2 và O2 B. Khí H2 và O2 C. Khí Cl2 và H2 D. Chỉ có khí Cl2
Câu 35: Cho các phát biểu sau:
(1) Các kim loại Na, Ba, K đều có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối.
(2) Từ Li đến Cs (nhóm IA) khả năng P/ứ với nước mạnh dần.
(3) Từ Be đến Ba(nhóm IIA) nhiệt độ nóng chảy tăng dần.
(4) NaHCO3 là chất lưỡng tính.
(5) Thạch cao nung có công thức CaSO4.2H2O được ứng dụng bó bột, đắp tượng, đúc khuôn,...
(6) Liti là kim loại nhẹ nhất.
Các phát biểu đúng là:
A. 1;4;5;6 B. 1;2;3;6 C. 1;2;4;6 D. 2;3;4;5
Câu 36: Cho a(g) một axit đơn chức phản ứng vừa đủ với 0,5a g Na. Tính % khối lượng oxi trong axit:
A. 53,33% B. 69,57% C. 44,44% D. 71,11%
Câu 37: Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất là:
A. Ag B. Cu C. Au D. Al
Câu 38: Dãy gồm các kim loại được điểu chế bằng phương pháp nhiệt luyện:
A. Al; Na; Ba B. Ca;Ni; Zn C. Mg;Fe; Cu D. Fe; Cr; Cu
Câu 39: Cho 3 mẫu đá vôi (100%CaCO3) có cùng khối lượng: Mẫu 1 dạng khối, mẫu 2 dạng viên nhỏ, mẫu 3
dạng bột mịn vào 3 cốc đựng có cùng thể tích dung dịch HCl(dư, cùng nồng độ, ở điều kiện thường). Thời gian
để đá vôi tan hết trong 3 cốc tương ứng là t1, t2 ,t3 giây. So sánh nào sau đây đúng?
A. t1< t2< t3 B. t1= t2= t3 C. t3< t2< t1 D. t2< t1< t3
Câu 40: Hoà tan một hỗn hợp gồm 0,2 mol Al và 0,15 mol Al2O3 trong dung dịch gồm KNO3 và H2SO4 vừa đủ
thu được dung dịch T và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp M có khối lượng 0,76g gồm 2 khí (đều là đơn chất).Tính khối
lượng muối trong dung dịch T:
A. 90,025g B. 92,805g C. 89,275g D. 92,355g
Câu 41: Để thủy phân 0,1 mol este X cần dùng dung dịch chứa 0,3 mol NaOH. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu
được 20,4g muối của một axit hữu cơ và 9,2g một ancol đa chức mạch hở. Chất X là :
A. glixerol tripropionat B. glixerol trifomat
C. glixerol triaxetat D. etylenglicol điaxetat
Câu 42: Hỗn hợp X gồm 1số amino axit no, mạch hở (chỉ có nhóm chức -COOH, -NH2) có tỉ lệ khối
lượng mO : mH = 48 : 19. Để tác dụng vừa đủ với 39,9g hỗn hợp X cần 380ml HCl 1M. Mặt khác đốt cháy 39,9g
hỗn hợp X cần 41,776 lít O2 (đktc) thu được m(g) CO2, m có giá trị là:
A. 61,60g B. 59,84g C. 63,36g D. 66g
Câu 43: Khử hoàn toàn m(g) hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO bởi CO dư ở nhiệt độ cao thu được 8,96 lít khí
CO2(đktc) và 17,6g chất rắn. Giá trị của m là:
A. 12g B. 24g C. 36g D. 28g
Câu 44: Dãy polime nào được điều chế bằng phương pháp trùng hợp monome tương ứng:
A. Tơ olon, nhựa bakelit, cao su lưu hóa, tơ axetat
B. Tơ nilon-6,6; PVC; thủy tinh hữu cơ, tơ visco
C. Cao su Buna, PS, teflon, tơ Lapsan
D. PE, PVC, teflon, tơ olon
Câu 45: Hỗn hợp X gồm ancol propylic, ancol metylic, etylen glicol, glixerol, sobitol. Khi cho m(g) X tác dụng
với Na dư thì thu được 5,6 lít H2 (đktc). Nếu đốt cháy m (g) X cần vừa đủ 25,76 lít khí O2(đktc), sau phản ứng
thu được 21,6g H2O. Phần trăm khối lượng của ancol propylic có trong hỗn hợp X là:
A. 50% B. 45% C. 67,5% D. 30%
Câu 46: Trieste A mạch hở, tạo bởi glixerol và 3 axit cacboxylic đơn chức X, Y ,Z. Đốt cháy hoàn toàn a mol
A thu được b mol CO2 và d mol H2O. Biết b = d + 5a và a mol A phản ứng vừa đủ với 72g Br2(trong dung dịch),
thu được 110,1g sản phẩm hữu cơ. Cho a mol A phản ứng với dung dịch KOH vừa đủ , thu được x(g) muối. Giá
trị của x là:
A. 48,5 B. 49,5 C. 47,5 D. 50,5
Câu 47: Có hai bình điện phân mắc nối tiếp (1) và (2):
-) bình (1) chứa 38ml dung dịch NaOH có CM= 0,5M
-) bình (2) chứa dung dịch 2 muối Cu(NO3)2 và NaCl có tổng khối lượng chất tan là 258,2g.
Điện phân điện cực trơ có màng ngăn đến khi bình (2) có khí thoát ra ở cả hai điện cực thì dừng lại. Ở bình (1),
định lượng xác định nồng độ NaOH sau khi điện phân là 0,95M(nước bay hơi không đáng kể). Cho dung dịch ở
bình (2) phản ứng với lượng dư bột Fe, sau phản ứng khối lượng bột Fe bị hoàn tan là m(g) và thoát ra khí
NO(sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:
A. 16 B. 11 C. 7 D. 19
Câu 48: Dung dịch X gồm CuCl2 0,2M; FeCl2 0,3M; FeCl3 0,3M. Cho m(g) bột Mg vào 100ml dung dịch X
khuấy đều đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. Thêm dung dịch KOH dư vào B được kết tủa D.
Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 5,4g chất rắn E. Giá trị của m là:
A. 2,88 B. 0,84 C. 1,32 D. 1,44
Câu 49: Hỗn hợp X gồm Cu2O, FeO , M(kim loại M có hóa trị không đổi), trong X số mol của ion O2- gấp 2 lần
số mol M. Hòa tan 38,55g X trong dd HNO3 loãng dư thấy có 1,5 mol HNO3 phản ứng, sau phản ứng thu được
118,35g hỗn hợp muối và 2,24 lít NO(đktc). Tính phần trăm khối lượng của M trong X?
A. 25,29% B. 50,58% C. 16,86% D. 24,5%
Câu 50: Hòa tan hết m (g) gỗn hợp X gồm Na, Na2O, K, K2O, Ba và BaO, trong đó oxi chiếm 8,75% về khối
lượng vào nước thu được 400ml dung dịch Y và 1,568 lít H2 (đktc). Trộn 200ml dung dịch Y với 200ml dung
dịch hỗn hợp gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,15M thu được 400ml dung dịch có pH = 13. Các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 12 B. 14 C. 15 D. 13

ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT


Câu 1:  C

Các thứ tự phản ứng có thể xảy ra :

(1)     Mg + 2AgNO3 -> Mg(NO3)2 + 2Ag

(2)     Fe + 2AgNO3 -> Fe(NO3)2 + 2Ag


(3)     Fe(NO3)2 + AgNO3 -> Fe(NO3)3 + Ag

Chất rắn Y chứa 2 kim loại => Y : Ag ; Fe => không có phản ứng (3)

X chứa 2 muối đó là Mg(NO3)2  và Fe(NO3)2

Câu 2: B

Thứ tự phản ứng tuân theo dãy điện hóa kim loại

Câu 3: B

Do Fe dư nên Fe -> Fe2+ => mFe pứ = 20 - 3,2 = 16,8g

Bảo toàn e : 2nFe pứ = 3nNO  => nNO = 0,2 mol

=>V = 4,48 lit

Câu 4:   C

Ở điều kiện thường , Hg là kim loại ở thể lỏng

Kim loại Fe có thể có 2 số oxi hóa trong hợp chất +2 và +3 ..

Có nhiều kim loại nhẹ hơn nước. VD : Li có d = 0,5g/cm3

Câu 5: B

Mg , Be ở nhóm IIA nhưng không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường

Câu 6: A

Dựa vào phản ứng :

Fe + 2Fe3+ -> 3Fe2+

Cu + 2Fe3+ -> 2Fe2+ + Cu2+

Câu 7:  A
Câu 8:  C

(2) CuS ; (3) H2SiO3 ; (5) Al(OH)3 ; (6) BaSO4

Câu 9:  C
H2SO4.3SO3 + 3H2O -> 4H2SO4

=> nH2SO4 = ½ nKOH = 0,02 mol

=> nOleum = 0,005 mol

=> m = 1,69g
Câu 10:   D

Chất lưỡng tính vó thể phản ứng với cả axit và bazo mạnh

Câu 11: D

Dựa vào phản ứng đầu tiên => X1 là muối Clorua của kim loại kiềm

=> X2 là NaOH hoặc KOH ( theo đáp án)

Vì theo phản ứng thứ 2 thì có K+ và Ba2+ => X2 và X4 là hợp chất của K và Ba

Câu 12: D

Fe + 2Ag+ -> Fe2+ + 2Ag

Fe + Cu2+ -> Fe2+ + Cu

Nếu chỉ có Ag phản ứng => mKL tăng = 0,012.108 – 0,006.56 = 0,96g < 1,04g

Có x mol Cu2+ phản ứng

=> mKL tăng = 1,04 = (0,012.108 + 64x) – (0,006 + x).56

=> x = 0,01 mol

=> mKl bám  = mAg + mCu = 1,936g

Câu 13: B

Vì phản ứng vừa đủ nên nH2 = nH2SO4 = 0,1 mol

=> mdd axit  =98g

Bảo toàn khối lượng : mKL + mdđ axit = mdd sau + mH2

=> mdd sau = 101,48g

Câu 14: B
Vì axit glutamic có 2 nhóm COOH so với 1 nhóm NH2 => pH axit

Alanin có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2 => pH trung tính


Câu 15: D

Xét : 3,82g X : với số mol các chất lần lượt là x ; y ; z ; t

.nBr2 = 2nC2H2 +nC3H6 = 2x + y = 0,13 mol  (1)

.mX = 26x + 42y  + 58z + 2t = 3,82g (2)

Xét 0,6 mol X gấp a lần lượng chất trong 3,82g X

,nX = a.(x + y + z + t) = 0,6 mol (3)

.nCO2 = a.(2x + 3y + 4z) = 1,08 mol (4)

Lấy 14.(4) + 2.(3) => a.(30x + 44y + 58z + 2t) = 16,32g (5)

Lấy (1) + 2.(2) => 30x + 44y + 58z + 2t = 4,08g(6)

Lấy (5) : (6) => a = 4

=>0,6 mol X có khối lượng m = 4.3,82 = 15,28g

Bảo toàn khối lượng : mX = mC + mH => nH = 2,32 mol

=> mH2O = 20,88g


Câu 16: D

Vì lúc đầu HCl rất thiếu nên thứ tự phản ứng là :

H+ + CO32- -> HCO3-

H+ + HCO3- -> CO2 + H2O

Ban đầu : nHCO3 = 0,1 mol ; nCO3 = 0,15 mol ; nHCl = 0,2 mol

=> nCO2 = nHCl – nCO3 = 0,05 mol

=>V = 1,12 lit


Câu 17: B

12,2g X có : 0,05 mol FeCl2 và 0,1 mol NaCl

Phản ứng với AgNO3 dư :

Ag+ + Fe2+ -> Fe3+ + Ag

Ag+ + Cl- -> AgCl

=> mkết tủa = 108.0,05 + 143,5.(0,05.2 + 0,1) = 34,1g


Câu 18: C
Câu 19:  A
Câu 20: C

Tại catot luôn xảy ra quá trình khử. Vì trong hơi nước có hòa tan CO2

CO2 + H2O -> H2CO3 <-> H+ + HCO3-

=> Sự khử H+ tại catot

Câu 21: B

Vì khi thêm NaOH vào có kết tủa => có HCO3- => nHCO3 = nNaOH = 0,1 mol

=> bảo toàn nguyên tố : nCO2 = nCaCO3 + nHCO3 = 0,6 mol

(C6H10O5)n + nH2O -> 2nC2H5OH + 2nCO2

     162n                                                  88n

     0,75m                                             0,6.44 (g)

=> m  = 64,8g

Câu 22:  B

Vì e cuối điền vào phân lớp s => nhóm A

Phân lớp ngoài cùng 3s1 ( e cuối điền vào) => IA và chu kỳ 3

Câu 23: A

Tripeptit + 3NaOH -> H2NCxHyCOONa + H2O

Tripeptit + 3HCl + 2H2O -> ClH3NCxHyCOOH

Xét thí nghiệm 1 : nH2O = 1/3 nNaOH = x mol  => nNaOH = 3x mol

Bảo toàn khối lượng : 8,68 + 40.3x = 12,76 + 18x => x = 0,04 mol

Thí nghiệm 2 : npeptit = ½ .npeptit (TN1)

=>  nHCl = 3npeptit = 0,06 mol => nH2O = 0,04 mol

=> Bảo toàn khối lượng : mmuối = mX + mHCl + mH2O = 7,25g


Câu 24: A
(c) Cu ; (e) Ag

Câu 25: A

Khử mạnh  + OXHmạnh -> Khử yếu + OXH yếu

Phản ứng (1) -> tính oxi hóa : Fe3+ > Cu2+

Phản ứng (2) -> Tính oxi hóa : Cu2+ > Fe2+

Câu 26:  D
Câu 27:  A

Catot : Cu2+ + 2e -> Cu

Anot : 2H2O – 2e -> 4H+ + O2 + 4e

, ne trao đổi = It/nF = 0,144 mol

Vì dung dịch sau điện phân vẫn còn màu xanh nên Cu2+ dư

=> nCu2+ = (a – 0,072) mol ; nH+ = 0,144 mol

Sau khi cho Fe vào tạo ra hỗn hợp kim loại (Fe,Cu) => Fe -> Fe2+

Do chỉ tạo NO mà không tạo H2 => H+ hết trước so với NO3-

3Fe + 8H+ + 2NO3- -> 3Fe2+ + 2NO + 4H2O

Fe + Cu2+ -> Fe2+ + Cu

=> mFe ban đầu – mrắn sau = mFe pứ - mCu tạo ra

= 56.(0,054 + a – 0,072) - 64.(a – 0,072) = 10,4 – 8

=> a = 0,15 mol


Câu 28:  A
Câu 29:  C
Câu 30:  C

Bảo toàn điện tích : 2nCa2+ + nK+ = nCl- + nHCO3-

=> 0,2 + a = 0,15 + b => b – a = 0,05(mol) (1)

Thêm vào cốc 0,1 mol Ca(OH)2 => dung dịch chỉ còn 1 muối duy nhất

=> đó phải là KCl => nK+ = nCl- = 0,15 mol = a => b = nHCO3 = 0,2 mol

Khi đun sôi cốc nước cứng trên thì: 2HCO3- -> CO32- + CO2 + H2O
=> nCO32- = 0,1 mol => mmuối = mCa2+ + mCO3 + mK+ + mCl- = 21,175g
Câu 31:  C

Vì AgNO3 dư nên xảy ra phản ứng :

Mg + 2Ag+ -> Mg2+ + 2Ag

Fe + 3AgNO3 -> Fe3+ + 3Ag

=> nAg = 2nMg + 3nFe  =0,076 mol

Lại có mhh đầu = 24nMg + 56nFe = 1,152g

=> nMg = 0,02 mol => %mMg = 41,67%

Câu 32:  D

Ba + H2SO4 -> BaSO4 + H2

Ba + 2H2O -> Ba(OH)2 + H2

Ba(OH)2 + CuSO4 -> BaSO4 + Cu(OH)2

=> Sau phản ứng :  kết tủa gồm 0,08 mol BaSO4 ; 0,03 mol Cu(OH)2

=> mkết tủa = 21,58g

Câu 33:  A

Este của phenol được diều chế bằng cách cho phenol phản ứng với anhidrit axit hoặc clorua axit

Câu 34:  A

Giả sử 2 chất đều có số mol là 1 mol

Catot : Cu2+ + 2e -> Cu

Anot : 2Cl- - 2e -> Cl2

2H2O – 4e -> 4H+ + O2

=> Đến khi Catot có khí thì dừng => Sau phản ứng có : 0,5 mol Cl2 và 0,25 mol O2

Câu 35:  C

(3) Sai. nhóm IIA có nhiệt độ nóng chảy không theo qui luật
(5) Sai.Thạch cao nung là CaSO4.H2O

Câu 36:  B

Câu 37:  A
Câu 38:  D
Câu 39:  C

Diện tích tiếp xúc càng lớn thì phản ứng diễn ra càng nhanh => thời gian phản ứng càng ngắn

Câu 40:  B

Vì hỗn hợp khí đều là đơn chất => H2 ; N2 => NO3 hết và chuyển toàn bộ thành sản phẩm khử.

. nkhí = 0,12 mol ; m khí = 0,76g => nH2 = 0,1 ; nN2 = 0,02 mol

Giả sử có NH4+ => Bảo toàn e : 3nAl = 2nH2 + 10nN2 + 8nNH4+

=> nNH4+ = 0,025 mol

=> nH2SO4 = nSO42- = ½ (nK+ + 3nAl3+ + nNH4+) = 0,795 mol

=> dung dịch ban đầu có : 0,065 mol KNO3 ; 0,795 mol H2SO4

Bảo toàn H : 2nH2O = 2nH2SO4 – 4nNH4+ - 2nH2 => nH2O = 0,645 mol

Bảo toàn khối lượng : mmuối T = mhh đầu + mKNO3 + mH2SO4 - mKhí – mH2O

=>  mmuối T = 92,805g


Câu 41:  B

nX: nNaOH = 1 : 3

Do ancol đa chức và muối của 1 axit hữu cơ

=> X là este 3 chức (RCOO)3R’

=> nancol = nX = 0,1 mol => Mancol = R’ + 17.3 = 92 => R = 41 (C3H5)

,nmuối = 3nX = 0,3 mol => Mmuối = R + 67 = 68 => R = 1(H)

X là (HCOO)3C3H5 : glixerol trifomiat


Câu 42:  D
nHCl = nNH2 = 0,38 mol

Mà mO : mN = 48 : 19 => nO(X) = 0,84 mol

Khi đốt cháy X : Bảo toàn O : nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O = 4,57 mol

Trong X có 0,38 mol N ; 0,84 mol O => mX = mC + mO + mH + mN

=> 12nCO2 + 2nH2O = 39,9 – 0,84.16 – 0,38.14 = 21,14g

=> nCO2 = 1,5 mol  => m = 66g


Câu 43:  B

Bảo toàn C : nCO2 = nCO = 0,4 mol

Bảo toàn khối lượng : moxit + mCO = mCO2 + mrắn

=> m = 24g
Câu 44:  D
Câu 45:  B

nH2.2 = nOH(ancol) = 0,5 mol = nO(ancol)

Bảo toàn Oxi : nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O => nCO2 = nC(X) = 0,8 mol

Ta thấy ngoài ancol propylic C3H8O thì các chất còn lại số C đúng bằng số O trong phân tử

=> 2nC3H8O = nC – nO = 0,8 – 0,5 = 0,3 mol

=> nC3H8O = 0,15 mol

Bảo toàn khối lượng : mX + mO2 = mCO2 + mH2O

=> mX = 20g

=> %mC3H8O/X = 45%

Câu 46:  B

Do b – d = 5a <= > nCO2 – nH2O = 5nA

=> Số liên kết pi trong A = 5 + 1 = 6

=> số liên kết pi trong gốc hidrocacbon = 6 – 3 = 3

=> nBr2 = 3nA => nA = 0,15 mol

=> mA = msản phẩm – mBr2 = 38,1g

Khi A phản ứng với KOH => nKOH = 3nA = 0,45 mol ; nGlicerol = 0,15 mol = nA
Bảo toàn khối lượng : mmuối = mA + mKOH – mGlicerol = 49,5g

Câu 47:  A

Vì 2 bình mắc nối tiếp nên cường độ dòng điện là như nhau => số mol e trao đổi như nhau

Bình (1) : 2H2O -> 2H2 + O2

, nNaOH  = 0,019 mol => VH2O sau = 0,02 lit = 20 ml

=> VH2O mất = 38 – 20 = 18 ml => mH2O = 18g

=> nH2 = 1 mol = nH2O  ( Catot : 2H2O -> H2 + 2OH- - 2e)

=> ne (1) = ne (2) = 2 mol

Bình (2) : Vì sau phản ứng dung dịch có thể hòa tan Fe nên có H+

Catot : Cu2+ + 2e -> Cu

Anot : 2Cl- -> Cl2 + 2e

           2H2O -> 4H+ + O2 + 4e

=> ne (2) = 2nCu2+ = nCl- + nH+

=> nCu2+ = 1 mol . Có mCu(NO3)2 + mNaCl = 258,2 => nCl- = nNaCl = 1,2 mol

=> nH+ = 0,8 mol

3Fe + 8H+ + 2NO3- -> 3Fe2+ + 2NO + 4H2O ( Fe dư)

          0,8        2  mol

=> nFe = 0,3 mol => m = 16,8g


Câu 48:  C

Nếu không có kim loại thoát ra

=> chất rắn gồm Fe2O3 ; MgO ; CuO

Lại có mFe2O3 + mCuO = 0,03.160 + 0,02.80 = 6,4g > 5,4

=> Cu2+ giả sử phản ứng mất x mol

Mg + 2Fe3+ -> Mg2+ + 2Fe2+

Mg + Cu2+ -> Mg2+ + Cu

=> nMg pứ = (0,015 + x) mol


=> chất rắn gồm : 0,03 mol Fe2O3 ; (0,02 – x) mol CuO ; (0,015 + x) mol MgO

=> mrắn = 5,4 = 0,03.160 + (0,02 – x).80 + (0,015 + x).40

=> x= 0,04 mol

=> nFe pứ = 0,055 mol => m = 1,32g


Câu 49:  A

Giả sử phản ứng tạo NH4NO3

Bảo toàn khối lượng : mX + mHNO3 = mmuối + mNO + mH2O

=> nH2O = 0,65 mol

Bảo toàn H : nHNO3 = 4nNH4NO3 + 2nH2O => nNH4NO3 = 0,05 mol

Bảo toàn N : nHNO3 = nNO3 muối KL  + nNO + 2nNH4NO3

=> nNO3 muối KL = 1,3 mol

=> mKL = mmuối – mNO3 muối KL – mNH4NO3 = 33,75g

=> mO = mX – mKL = 4,8g => nO = 0,3 mol => nM = 0,15 mol

Hỗn hợp đầu có : x mol Cu2O ; y mol FeO và 0,15 mol M

=> nO = x + y = 0,3 mol

Bảo toàn e : 2nCu + 3nFe + n.nM= 3nNO + 8nNH4NO3 + 2nO

( Nếu qui X về  Cu ; Fe ; O ; M có hóa trị n)

=> 4x + 3y + 0,15n = 1,3 mol

=> x + 0,15n = 1,3 – 3.0,3 = 0,4 mol => n < 2,67

+) n = 1 => x = 0,25 mol => y = 0,05 mol

Có mKL = 64.2x + 56.y + 0,15.M = 33,75 => 0,15M = -1,05 (L)

+) n = 2 => x = 0,1 => y = 0,2 => M = 65 (Zn)

=> %mM(X) = 25,29%


Câu 50:  D

nH+ = nHCl + 2nH2SO4 = 0,1 mol

Dung dịch sau có pH = 13 => COH- = 0,1M => nOH- = 0,04 mol

=> nOH (Y) = 0,14 mol =  .(số điện tích)


KL
Lại có : 2nH2 = nOH ( do các kim loại tạo ra) = 0,14 mol với 400 ml Y

=> Với 200 ml dung dịch Y có nOH tạo ra do kim loại = 0,07 mol

=> nOH tạo ra do oxit = 0,07 mol =  nKL(oxit).(số điện tích) = 2nO (bảo toàn điện tích)

=> nO = 0,035 mol

Để tạo 400 ml Y thì nO = 0,035.2 = 0,07 mol

=> m = 12,8g

You might also like