You are on page 1of 3

BÀN VỀ VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người, thông qua giao tiếp cá nhân gia nhập vào các mối quan
hệ xã hội, tiếp thu nền văn hoá xã hội lịch sử, biến nó thành cái riêng của mình, đồng thời cũng góp
phần vào sự phát triển văn hoá chung. Xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật càng hiện đại càng ảnh
hưởng đến hành vi, sự suy nghĩ và cuộc sống con người nên mối quan hệ giữa con người với con
người càng được quan tâm, vì thế giao tiếp được xem là vấn đề thời sự trong nhiều lĩnh vực, nhất là
những lĩnh vực làm việc trực tiếp với con người như giáo dục, dạy học, ngoại giao… Ngày nay giao
tiếp là phương tiện để con người hợp tác cùng nhau, hướng tới mục đích bình đẳng, hạnh phúc. Nhu
cầu giao tiếp là nhu cầu quan trọng của con người. Để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp và tiến hành giao
tiếp có kết quả, con người cần có kỹ năng giao tiếp.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của ngôn ngữ, sự giao thoa giữa các nền văn hóa và cơn lốc phát
triển, hội nhập nền kinh tế trên thế giới cũng đã tạo ra một thế giới ảo - thế giới mạng Internet - nơi
mà giới trẻ nói chung và đội ngũ sinh viên nói chung sử dụng một thứ ngôn ngữ riêng, thứ ngôn ngữ
“không đụng hàng” mà chúng ta thường hay gọi đó là “ngôn ngữ tuổi teen”, “ngôn ngữ thời @”,
“tiếng Việt trong ngoặc kép” hay “ngôn ngữ sinh viên”... Hiện nay loại ngôn ngữ này đã, đang và sẽ
lan truyền ngày càng rộng rãi trong giới trẻ, đặc biệt là giới sinh viên. Nhiều người cho rằng chẳng
thể hiểu nổi sinh viên nghĩ gì và viết những gì trên các chatroom, blog, các diễn đàn dành cho họ...
Chính vì thế, đã có không ít các ý kiến trái chiều về việc sử dụng loại ngôn ngữ này xuất hiện nhiều
trên các mặt báo, các phương tiện thông tin đại chúng và ngay cả trên các diễn đàn tuổi trẻ. Kiểu sử
dụng ngôn ngữ này lan tràn hầu hết trên các diễn đàn, nhật kí trực tuyến nhất là khi tán gẫu qua
mạng, tin nhắn điện thoại. Đối tượng sử dụng chủ yếu là giới trẻ trong đó phần lớn là sinh viên. Mối
nguy hại lớn chính là ngôn ngữ này lan vào nhà trường một cách âm thầm. Kiểu ngôn ngữ khó hiểu
như vậy hiện đang được sinh viên sử dụng ngày càng phổ biến trong việc giao tiếp, nó xa lạ với tiếng
phổ thông và cũng chẳng giống với một ngôn ngữ nào trên thế giới. Nó bao gồm những ký hiệu phức
tạp, tiếng lóng, xen lẫn ngoại ngữ và đặc biệt là nhiều từ được viết theo âm đọc, nhưng lại bị biến
tướng một cách cực kỳ sai chính tả. Văn hóa ngôn ngữ của ấy còn gọi là “ngôn ngữ teen, ngôn ngữ
sinh viên” đang là vấn đề nóng trong xã hội, tuy nó không ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế hay
tính mạng con người nhưng về lâu dài nó sẽ hủy hoại đến nền văn hóa của quốc gia chúng ta. Từ tầm
quan trọng và thực tiễn trên chúng tôi lựa chọn nội dung: Bàn về việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp
của sinh viên hiện nay.

 Nguyên nhân sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong giao tiếp của giới trẻ:

Do sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng. Trước hết là truyền hình.
Đây là loại phương tiện thông tin đại chúng phổ biến nhất trong xã hội. Truyền hình ảnh
hưởng lớn nhất đối với sự hình thành các giá trị, thế giới quan, đạo đức của thế hệ trẻ. Các
kênh truyền hình góp phần phát tán các trường hợp lệch chuẩn trong giao tiếp ngôn ngữ. Mục
đích là tạo ra sự khác lạ để thu hút người xem. Việc tiếp cận các văn hóa phẩm lệch lạc dễ
dàng khiến cho giới trẻ mất kiểm soát bản thân. Từ đó, có những hành vi lệch chuẩn sau một
thời gian tiếp cận nó.Một số tờ báo cũng đang ra sức cổ xúy cho sự lệch lạc văn hóa ngôn
ngữ ở giới trẻ qua những bài viết lạm dụng một cách có ý thức nhằm câu khách, gây ấn tượng
đối với độc giả trẻ. Đặc biệt là hiện tượng ăn theo sự kiện, vụ lợi của các kênh truyền hình vô
tình biến một hình tượng lệch lạc trở thành trào lưu nóng, thu hút giới trẻ quan tâm và bắt
chước.Mặt khác, các nhạc phẩm của các ban nhạc, lời của các bài hát có khả năng gây sosk ở
bất kỳ một người có học vấn nào. Các nhà quảng cáo bán hàng cũng lợi dụng tiếng lóng,
tiếng bồi, tiếng ghép để thu hút người tiêu dùng. Đó là nguyên nhân chủ yếu tạo nên xu thế
ngôn ngữ lệch chuẩn này.Sự buông lỏng, thiếu sự quản lý chặt chẽ các trang báo mạng xã hội
và các thông tin quảng cáo. Người tham gia không cần biết người đối thoại là ai. Họ sẵn sàng
văng lời tục tĩu, thô thiển để thóa mạ, dìm “hàng” người khác.Sự bùng nổ của công nghệ
thông tin là mảnh đất để lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ có cơ hội phát triển (Internet, điện
thoại…). Bởi giao tiếp gián tiếp nên người nói rất mạnh miệng, không hề nể sợ, tôn trọng hay
giữ phép lịch sự đúng mức nên ngôn ngữ có phần quá đáng.Trào lưu,  “mốt” sử dụng tiếng
lóng, tiếng nhại, ngoại ngữ, ngôn ngữ @ để giao tiếp trở thành yếu tố để muốn tự khẳng định
đẳng cấp của mình đang xâm nhập và lan tỏa ở giới trẻ hiện nay.

 Hậu quả của việc sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay:

Nhiều kiểu nói và viết như vậy dần làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt. Hiện
tượng ấy còn gây ảnh hưởng nguy hại đối với văn hóa ứng xử của con người. Có thể nói
trong những năm gần đây, Tiếng Việt mà một bộ phận sinh viên sử dụng đã đánh mất đi sức
mạnh biểu đạt của mình. Nhiều từ ngữ tốt đẹp không còn được sử dụng nữa. Thay vào đó là
lớp từ ngữ mới có kết cấu ngữ pháp lỏng lẻo. Ý nghĩa lời nói thiếu rõ ràng, trong sáng. Cách
sử dụng ngôn ngữ cẩu thả, tùy tiện không phù hợp với hình thức giao tiếp. Từ đó hàm nghĩa
cũng không mấy tích cực.Tiếng Việt đang bị nhiễm bẩn bởi nói tục, chửi bậy. Hiện tượng nói
tục thì quốc gia nào cũng có. Nhưng nước ta có lẽ chiếm tỷ lệ cao nhất. Nói tục trở thành thói
quen, nhu cầu, sự “khoái khẩu” ở mọi đối tượng, trừ trẻ chưa biết nói. Đặc biệt là trong lứa
tuổi sinh viên đa số các em sống xa gia đình, các em sử dụng lâu dần thành thói quên xấu khó
sửa lại không có người thân bên cạnh nhắc nhở nên vấn đề nói tục chửi thề đang bị lạm dụng
đến mức đáng báo động trong một bộ phận sinh viên. Họ lợi dụng những từ ngữ mới đểu trêu
đùa hay xúc phạm nhau một cách quá đáng. Chẳng hạn như “đm”, “v*”, “đm*”, “sm*”,
“tđ*”, … Hàm nghĩa của từ mới này chưa được xác nhận nên việc hiểu nó đối với nhiều
người còn khá hạn chế.Nói bậy, chửi thề có thể do sinh viên thấy người xung quanh nói
nhiều, lại không được ai nhắc nhở rằng việc đó là sai trái, nên cứ quen miệng học theo. gần
như, sinh viên hiện nay đã miễn nhiễm với hiện tượng này. Họ thấy nó quen tai, thấy thú vị,
cũng muốn làm theo.

Việc sử dụng ngôn ngữ thiếu chuẩn mực trong giao tiếp ngiêm trọng hơn còn làm nảy sinh
bạo lực trong xã hội. Chỉ vì lời nói mà làm nảy sinh mâu thuẫn, dẫn đến nhiều cuộc xung đột
quyết liệt để lại hậu quả đáng tiếc. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, hơn 60 số vụ
đánh nhau hiện nay có liên quan đến vấn đề lời nói.

trẻ khiến tiếng Việt đang có nguy cơ bị xâm hại xét về phương diện văn hóa ngôn
ngữ. Tuy Tóm lại, trước trào lưu sử dụng tiếng lóng, lạm dụng tiếng nước ngoài hiện nay ở
giới nhiên cũng phải thừa nhận rằng, việc sử dụng tiếng lóng cũng có tác dụng nhất định đối
với sinh viên như: khả năng truyền đạt thông tin nhanh, tiết kiệm thời gian (chủ yếu dùng ký
hiệu, viết tắt), có những yếu tố sáng tạo…làm cho hoạt động giao tiếp cũng phong phú hơn.
Giải pháp khắc phục hiện tượng sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong giao tiếp của giới trẻ:

Các bạn sinh viên cần tham gia, giao lưu, trao đổi nhiều hơn trong những môi trường
tích cực như trường, lớp, đoàn, hội. Trau dồi vốn hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc.
Tiếp thu những yếu tố mới trên cơ sở có xem xét chọn lọc không cổ xúy, chạy theo những xu
hướng mà ngay chính bản thân cũng chưa hiểu chưa rõ. Các diễn đàn (forum) cần xây dựng
nội quy, quy chế rõ ràng, có cơ chế quản lý phù hợp. Hướng diễn đàn đến những nội dung
giao tiếp lành mạnh. Cần xây dựng những hạt nhân tiêu biểu nhằm thu hút thành viên của
diễn đàn học hỏi, noi theo những chuẩn mực mà những thành viên tiêu biểu tạo ra.

Gia đình cần sự quan tâm chia sẻ từ các bậc phụ huynh. Nên xem con em mình như
những “người bạn” để hiểu được tâm tư nguyện vọng của giới trẻ, sinh viên hiện nay, và đưa
ra những lời khuyên một cách thiết thực nhất. Tạo cho các em có một môi trường ngôn ngữ
lành mạnh từ nhỏ, giúp các em hình thành những thói quen sử dụng ngôn nhữ tốt. Giúp các
em có nhiều cơ hội được tiếp xúc giao lưu học hỏi, cũng như trạng bị những hiểu biết văn
hóa, ứng xử ngay từ chính những hoạt động, sinh hoạt trong gia đình. Để đến khi các em trở
thành sinh viên, xa gia đình sống độc lập các em ý thức hơn không bị ảnh hưởng bởi ngôn
ngữ xấu, thiếu lành mạnh.

Thầy cô - những người có ảnh hưởng trực tiếp đến các bạn sinh viên, những người định
hướng, giúp các em hoàn thiện vốn ngôn ngữ của mình cần phải là những tấm gương về sử
dụng ngôn ngữ, kiến thức ngôn ngữ. Bản thân thầy cô cũng cần sử dụng những ngôn ngữ có
tính chuẩn mực cao. Thường xuyên thiết lập các kênh đối thoại để từ đó khích lệ, nhắc nhở hay
chấn chỉnh hoạt động ngôn ngôn ngữ của học sinh.

Nhà trường cần định hướng cho sinh viên những giá trị tốt đẹp của tiếng Việt từ đó
nâng cáo ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tạo thêm nhiều cơ hội, tổ chức những
cuộc thi, tạo môi trường tích cực, phát huy cũng như khích lệ tinh thần học hỏi để các em nói
và làm theo lời hay ý đẹp. Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp để chấn chỉnh những
sinh viên đi ngược lại xu thế đó.

Các cơ quan thông tin truyền thông cần xây dựng cách nói, viết chuẩn mực góp
phần định hướng xã hội. Cần có thái độ cầu thị kiên quyết chống lại những cách diễn đạt lệch
chuẩn, những xu hướng không phù hợp làm mất đi sự trong sáng và chuẩn hóa của tiếng Việt.
Từ đó, giúp sinh viên có được định hướng đúng đắn.
Như vậy, vấn đề văn hóa ngôn ngữ và giáo dục văn hóa ngôn ngữ cho thế hệ trẻ nhất là cho sinh viên
trong giai đoạn hiện nay trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội. Trong
đó bản thân sinh viên, chủ thể của nhận thức và hành động đóng vai trò hết sức quan trọng trong
việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở “kế thừa và phát huy
truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại”  như nghị
quyết hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành trung ương khóa XII của Đảng đã chỉ rõ.

You might also like