You are on page 1of 94

4.1.

NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN

4.1.1. Khái niệm niêm yết chứng khoán


4.1.2. Phân loại niêm yết chứng khoán
4.1.3. Các yêu cầu về niêm yết chứng khoán
4.1.2. Thủ tục niêm yết chứng khoán
Bảng Lightning giá cả các chứng khoán niêm yết
4.1.1. Khái niệm niêm yết chứng khoán
Niêm yết là định danh các CK để giao dịch trên SGDCK, bao
gồm yết tên công ty, tên cơ quan tài chính NN phát hành CK,
tên CK và giá của CK trên bảng thông báo chính thức SGDCK
Mục đích của việc niêm yết chứng khoán
- Giới thiệu cho NĐT thông tin về chủ thể phát hành CK
- Thiết lập mối quan hệ hợp đồng giữa SGD và chủ thể PHCK
- Trách nhiệm đóng góp của Đơn vị thu lợi ích trong KDCK
- Tạo ra chi phí huy động vốn thấp hơn
- Tạo điều kiện xác định giá CK công bằng thông qua đấu giá.
- Phát hiện và xử lý sự bất thường các thành viên vi phạm.
+ Khó khăn khi niêm yết
- Chỉ có một số công ty thực sự có ý muốn được niêm yết
- Sợ lộ bí mật kinh doanh, ngại công bố thông tin
- Sợ chia sẻ quyền kiểm soát qua sáp nhập, mua trắng,..
4.1.2. Các loại niêm yết chứng khoán
1- Niêm yết ban đầu
Yết tên CK hay tên cty trên SGDCK lần đầu tiên sau khi công
ty đã thỏa mãn được các yêu cầu công khai bán đầu
2- Niêm yết sau
Khi công ty đã niêm yết, tiếp tục thực hiện các niêm yết tiếp
theo nhằm: tăng vốn, sáp nhập, thực hiện các chứng chỉ hứa
và chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi.
3- Thay đổi niêm yết
Thay đổi niêm yết là sự thay đổi các điều mục như tên, số
lượng từng loại và mệnh giá của chứng khoán niêm yết
4- Niêm yết chéo
Khi chứng khoán của một cty vừa được niêm yết trên SGDCK
trong nước, vừa được niêm yết trên SGD nước ngoài.
4.1.3. Các yêu cầu về niêm yết chứng khoán
1- Yêu cầu về số lượng
- Mức độ vốn: đóng góp, đăng ký, cổ phần, TS hữu hình ròng,.
- Phân phối quyền sở hữu, đảm bảo khả năng hoán tệ của CK
- Cổ tức và thu nhập
- Cơ cấu bầu cử
2- Yêu cầu công khai về thông tin
3-Yêu cầu về chất lượng
- Mức độ lợi ích của công ty đối với quốc gia.
- Vị trí và sự ổn định tương đối của công ty trong ngành
- Tham gia mở rộng ngành không hay chỉ duy trì vị trí hiện tại.
4- Yêu cầu về loại chứng khoán
- CK vô danh - CK trung và dài hạn
- CK có mệnh giá nhỏ nhưng số lượng lớn
- CK có độ tin cậy cao, nhằm bảo vệ cho các nhà đầu tư
4.1.3. Các yêu cầu về niêm yết chứng khoán
+ Quy định về vốn của một số sở giao dịch chứng khoán

+ Quy định về cổ đông của công ty cổ phần của SGD

+ Thông lệ về quy định cổ tức và thu nhập


- Kg can thiệp vào việc phân phối lợi nhuận hoặc
- Can thiệp những khoản thu nhập trước thuế.
4.1.4. Thủ tục niêm yết chứng khoán
1- Kiểm tra sơ bộ
2- Đơn xin niêm yết ban đầu
- Tổng số tiền và miêu tả chính xác về bản chất chứng khoán
- Mệnh giá chứng khoán và các quyền đặc ân
- Các định khoản thành lập công ty, lịch sử và hoạt động..
- Thông tin về cung cầu vốn, cung cầu nắm giữ cổ phiếu
- Mẫu chứng khoán niêm yết
- Bản cáo bạch của công ty
3- Kiểm tra niêm yết, nhắm vào
- Kiểm tra tính pháp lý,
- Khả năng thu lợi nhuận và sự ổn định của công ty
- Tổ chức quản lý và hoạt động của công ty
- Bảo vệ quyền lợi của các cổ đông
- Lợi ích của công chúng
4.1.4. Thủ tục niêm yết chứng khoán
4- Phê chuẩn niêm yết
5- Niêm yết
+ Quản lý chứng khoán niêm yết
- Báo cáo và công khai thông tin
- Tạm dừng giao dịch chứng khoán
+ Hủy bỏ niêm yết, trong các trường hợp
- Chứng khoán của công ty thiếu khả năng hoàn tệ
- Công ty thiếu khả năng thu lợi nhuận
- Công ty không có khả năng tiếp tục HĐKD, mất KNTT
- Công ty rơi vào các điều kiện phải giải trình theo luật định
- Công ty không thực hiện nghĩa vụ công khai thông tin, gây
ra những lỗi nghiêm trọng khi công khai.
4.2. HỆ THỐNG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
4.2.1. Phương thức giao dịch
4.2.2. Lệnh giao dịch
4.2.3. Thời gian giao dịch
4.2.4. Định lệnh chuẩn
4.2.5. Đơn vị giao dịch
4.2.6. Đơn vị yết giá
4.2.7. Biên độ giao động giá
4.2.8. Giá tham chiếu
4.2.9. Nguyên tắc khớp lệnh
4.2.10. Hệ thống GD đấu giá theo lệnh và theo giá
4.2.11. Khớp lệnh định kỳ và liên tục
4.2.1. Phương thức giao dịch chứng khoán
Hệ thống giao dịch là hệ thống máy tính dùng cho hoạt động
giao dịch tại TTGDCK hoặc SGDCK.
TTGDCK hoặc SGDCK tổ chức giao dịch chứng khoán thông
qua hệ thống giao dịch theo 2 phương thức:
+ Phương thức khớp lệnh
HTGD thực hiện trên cơ sở khớp các lệnh mua và lệnh bán CK
của KH theo nguyên tắc xác định giá thực hiện:
- Mức giá thực hiện đạt được khối lượng GD lớn nhất.
- Mức giá trùng, gần giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất.
-Mức giá cao hơn sẽ được chọn.
+ Phương thức thoả thuận
Do các thành viên tự thoả thuận với nhau về các điều kiện
giao dịch.
4.2.2. Lệnh giao dịch chứng khoán
Trên thị trường chứng khoán, có rất nhiều loại lệnh giao dịch
Thực tế, nhà đầu tư sử dụng chủ yếu là lệnh giới hạn và lệnh
thị trường.
+ Mẫu lệnh, gồm các nội dung
- Lệnh mua hay bán
- Số lượng chứng khoán thể hiện bằng con số
- Tên CK, có thể viết tắt hoặc thể hiện bằng biểu tượng
- Loại lệnh, lệnh thị trường, lệnh giới hạn hay lệnh dừng
- Tên khách hàng, mã số lệnh, ngày lệnh được đưa ra
+ Cách sử dụng một số lệnh chủ yếu
- Lệnh thị trường
- Lệnh giới hạn
- Lệnh dừng
4.2.2. Lệnh giao dịch chứng khoán
+ Lệnh thị trường (Market Cover - MP)
Lệnh kg ghi mức giá, còn được gọi là lệnh không ràng buộc
- Mua hoặc bán theo mức giá TT hiện tại, theo giá khớp lệnh
+ Mua tại mức giá bán thấp nhất
+ Bán tại mức giá mua cao nhất
- Lệnh của NĐT luôn luôn được thực hiện, khớp lệnh liên tục .
+ Ưu điểm
- Công cụ nâng cao doanh số, tăng cường tính thanh khoản.
- Thuận tiện cho người đầu tư, được ưu tiên.
- Tiết kiệm chi phí do ít gặp sai sót, sửa lệnh, huỷ lệnh.
+ Hạn chế
- Dễ gây ra sự biến động giá bất thường, TT kg ổn định
Áp dụng đối với các nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp, NĐT
muốn bán nhanh, CK “nóng” (thiếu hụt, dư thừa tạm thời).
4.2.2. Lệnh giao dịch chứng khoán
+ Lệnh giới hạn (Limit Order - LO)
Yêu cầu thực hiện theo mức giá chỉ định hoặc tốt hơn.
- Lệnh giới hạn mua, chỉ ra mức giá mua cao nhất.
- Lệnh giới hạn bán chỉ ra mức giá bán thấp nhất.
Đặc điểm:
- Phải xác định thời gian cho phép đến khi có lệnh huỷ bỏ.
- Có thể thay đổi giá trong thời gian lệnh chưa thực hiện,
- NĐT cần có sự hiểu biết, nhận định chính xác,
+ Ưu điểm
- Mua hoặc bán với giá tốt hơn giá TT tại thời điểm lúc ra lệnh.
- Dự tính được mức lời hoặc lỗ khi giao dịch được thực hiện.
+ Nhược điểm
- Chấp nhận rủi ro do mất cơ hội đầu tư, khi giá TT bỏ quá xa
- Mất cơ hội do các nguyên tắc ưu tiên trong khớp lệnh.
Ví dụ: Cổ phiếu ABC giá tham chiếu 14, giá trần 14,7, giá sàn
13,3. có sổ lệnh trong đợt giao dịch liên tục như sau:

1- Lệnh MP lần lượt khớp các mức giá tốt nhất


Giả sử có lệnh thị trường MP đặt mua 8.000

Kết quả:
MP khớp lệnh tại 2 mức giá: 6.000 x 14,1 và 2.000 x 14,2
2- Lệnh MP không khớp hết, chuyển thành LO với mức giá
cao hơn mức giá khớp cuối cùng của 1 đơn vị yết giá.
Giả sử: lệnh MP bán 15.000 ABC tiếp tục được nhập vào

Kết quả:
MP Khớp lệnh tại 2 mức giá: 8.000 x 14 và 5.200 x 13,9
Phần còn lại chuyển thành lệnh bán giới hạn với
- Giá 13,8 và
- Khối lượng 1.800
3- Lệnh MP không khớp hết, chuyển thành LO trần / sàn, khi
giá khớp cuối cùng là giá trần / sàn
Giả sử: lệnh MP mua 19.000 ABC tiếp tục được nhập vào

Kết quả:
MP Khớp tại 3 mức giá: 1.800 x 13,8; 1.300 x 14,2; 2.800 x 14,7
Phần còn lại chuyển thành lệnh Mua giới hạn với
- Giá 14,7 (giá trần)
- Khối lượng 13.100
4.2.2. Lệnh giao dịch chứng khoán
+ Lệnh dừng (Stop Order - SO)
Giúp NĐT thu lợi nhuận tại một mức độ nhất định và phòng
chống rủi ro khi giá CK chuyển động theo chiều ngược lại.
Sau khi đặt lệnh, nếu giá TT đạt tới hoặc vượt qua mức giá
dừng thì khi đó lệnh dừng sẽ trở thành lệnh TT=> giá dừng
- Lệnh dừng để bán luôn đặt giá thấp hơn thị giá muốn bán.
- Lệnh dừng để mua luôn đặt giá cao hơn thị giá cần mua.
- Dùng khi kg có sự bảo đảm giá thực hiện sẽ là giá dừng.
+ Ưu điểm
Lệnh dừng mua tác dụng tích cực trong việc bán khống.
Lệnh dừng bán bảo vệ lợi nhuận hoặc hạn chế thua lỗ.
+ Nhược điểm
Giá cả sẽ bị bóp méo khi có nhiều lệnh dừng “châm ngòi”=>
Kết hợp lệnh dừng và lệnh giới hạn thành lệnh dừng giới hạn.
4.2.2. Lệnh giao dịch chứng khoán
Các trường hợp sử dụng lệnh dừng:
- Bảo vệ tiền lời của NĐT trong một thương vụ đã thực hiện.
Ví dụ:
+ Ngày 1/1: Ông A mua được lô chẵn 100 cổ phiếu REE với giá
24.000 đồng/cổ phiếu.
+ Ngày 5/1: thị giá cổ phiếu REE là 28.000 đồng/cổ phiếu.
- Ông A nhận định giá cổ phiếu còn tăng nữa.
Để đề phòng nhận định sai, giá cổ phiếu REE sẽ hạ,
- Ông ra lệnh dừng bán ở giá 27.000 đồng/cổ phiếu (nếu giá cổ
phiếu REE hạ tới giá 27.000 đồng sẽ được bán ra).
- Nếu cổ phiếu REE hạ nhưng kg có ở điểm 27.000 đồng mà
chỉ xấp xỉ (27.500 đồng hay 26.500 đồng) thì cổ phiếu đó cũng
được bán ra và lúc này lệnh đó trở thành lệnh thị trường.
4.2.2. Lệnh giao dịch chứng khoán
+ Ngày 10/1,
- Thị giá cổ phiếu tăng lên 30.000 đồng/cổ phiếu.
=> Ông A đạt được mức lợi nhuận mới,
- Tuy nhận định giá cổ phiếu sẽ còn tiếp tục tăng, nhưng ông
cũng không thể không nghi ngờ là cổ phiếu tất yếu sẽ phải
giảm giá vào một thời điểm trong tương lai,
- Nên đặt lại một lệnh dừng để bán tại một mức giá mới là
29.500 đồng/cổ phiếu.
 Lệnh dừng để bán luôn luôn đặt thấp hơn giá thị trường.
Đây là cách mà các nhà đầu tư lên giá ngắn hạn thường làm
trong giao dịch chứng khoán.
4.2.2. Lệnh giao dịch chứng khoán
- Bảo vệ tiền lời của người bán trong thương vụ bán khống.
Ví dụ:
+ Ngày 1/1,
Giá TT của cổ phiếu SAM là 35.000 đồng/cổ phiếu.
Nhận định giá cổ phiếu SAM sẽ giảm mạnh tr tương lai,
Ông B đã
- Đến cty CK vay 1.000 cổ phiếu SAM và ra lệnh bán ngay, với
hy vọng thời gian tới giá sẽ hạ, khi đó sẽ mua để trả lại.
- Để đề phòng sau khi đã bán khống (bán thứ mình đi vay), giá
cổ phiếu SAM không hạ mà tăng lên,
- Ra một lệnh dừng để mua 37.000 đồng/cổ phiếu (nếu giá lên
37.000 đồng/cổ phiếu SGD sẽ phải mua vào) để không lỗ vượt
quá 2.000 đồng/cổ phiếu.
4.2.2. Lệnh giao dịch chứng khoán
- Phòng ngừa sự thua lỗ quá lớn trường hợp mua bán ngay.
Ví dụ:
Ông C vừa mua một lô chẵn 100 cổ phiếu REE với giá 24.000
đồng/cổ phiếu. Vì tin rằng giá sẽ lên trong một tương lai gần.
Tuy nhiên, vì sự thận trọng của người kinh doanh CK
- Ông ra lệnh dừng để bán 22.000 đồng/cổ phiếu (Lúc này,
chưa có lời mà cũng chưa bị lỗ vì lệnh chưa được “châm
ngòi”, đang chỉ là sự phòng ngừa).
- Giả sử nhận định của ông là sai, giá cổ phiếu REE hạ nhanh.
- Khi giá hạ tới mức 22.000 đồng/cổ phiếu, nhà môi giới lập
tức bán ra. Ông C chỉ bị lỗ 2.000 đồng/cổ phiếu.
=> Sự thua lỗ sẽ lớn hơn nhiều nếu ông kg sử dụng lệnh
dừng để bán.
4.2.2. Lệnh giao dịch chứng khoán
- Phòng ngừa sự thua lỗ quá lớn trường hợp bán trước mua
sau.
Ví dụ:
Ông D là người kinh doanh chứng khoán,
- Vì cho rằng giá sẽ giảm, ông đã bán 100 cổ phiếu SAM với
giá 35.000 đồng/cổ phiếu.
Nhưng để phòng ngừa sự thua lỗ quá lớn do giá lên,
- Ông đã ra lệnh dừng để mua ở giá 37.000 đồng/cổ phiếu.
- Nếu nhận định của ông ta là sai, giá không giảm mà tăng,
=> Người môi giới sẽ mua 100 cổ phiếu SAM ngay khi nó lên
đến mức giá 37.000 đồng/cổ phiếu hoặc xấp xỉ với giá đó.
4.2.2. Lệnh giao dịch chứng khoán
+ Lệnh dừng giới hạn (Stop Limit Order - SLO)
Sử dụng nhằm khắc phục sự bất định về mức giá thực hiện
tiềm ẩn trong lệnh dừng.
Yêu cầu NĐT phải
- Phải chỉ rõ hai mức giá:
+ Một mức giá dừng và
+ Một mức giá giới hạn.
- Khi giá thị trường đạt tới hoặc vượt qua mức giá dừng thì
lệnh dừng sẽ trở thành lệnh giới hạn thay vì lệnh thị trường.
4.2.2. Lệnh giao dịch chứng khoán
Ví dụ:
Ông A ra một lệnh dừng bán 100 cổ phiếu REE, với giá dừng
55, giá giới hạn 54
=> Lệnh trên sẽ được kích hoạt tại mức giá 55 hay thấp hơn.
Tuy nhiên vì có lệnh giới hạn 54 nên lệnh này không được
thực hiện tại mức giá thấp hơn 54.
Quá trình thực hiện lệnh dừng bán sẽ gồm 2 bước:
- Bước 1: Lệnh dừng được châm ngòi.
- Bước 2: Thực hiện lệnh tại mức giá giới hạn hoặc tốt hơn.
Hạn chế:
Không được áp dụng trên thị trường OTC vì không có sự cân
bằng giữa giá của nhà môi giới và người đặt lệnh.
4.2.2. Lệnh giao dịch chứng khoán
+ Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh (ATO)
Lệnh không ghi mức giá, do nhà đầu tư đưa ra cho người môi
giới để thực hiện theo mức giá khớp lệnh. Sử dụng để tranh
mua, tranh bán tại thời điểm cuối đợt.
- Khối lượng giao dịch của lệnh được cộng vào tổng khối
lượng khớp lệnh nhưng lệnh ATO chỉ được phân bổ sau khi
lệnh giới hạn đã được phân bổ hết.
- ATO: ưu tiên khớp trong đợt KLĐK xác định giá mở cửa T1
- ATC: ưu tiên khớp trong đợt KLĐK xác định giá đóng cửa T3
4.2.2. Lệnh giao dịch chứng khoán
+ Các lệnh khác
1- Lệnh mở
Lệnh có hiệu lực vô hạn. NĐT yêu cầu nhà môi giới mua hoặc
bán CK tại mức giá cá biệt và lệnh có giá trị thường xuyên
cho đến khi huỷ bỏ.
2- Lệnh sửa đổi
Lệnh do NĐT đưa vào hệ thống để sửa đổi một số nội dung
vào lệnh gốc đã đặt trước đó (giá, khối lượng, mua hay bán).
-Chỉ được chấp thuận khi lệnh gốc chưa được thực hiện.
3- Lệnh huỷ bỏ (Cancel order)
Lệnh do KH đưa vào hệ thống để huỷ bỏ lệnh gốc đã đặt
trước đó, được chấp nhận khi lệnh gốc chưa được thực hiện.
4.2.3. Định lệnh chuẩn
Là các điều kiện thực hiện lệnh mà NĐT quy định cho nhà môi
giới khi thực hiện giao dịch. Khi kết hợp các định lệnh chuẩn
với các lệnh cơ bản, sẽ có một danh mục các lệnh khác nhau.
- Lệnh có giá trị trong ngày (Day order),
- Lệnh đến cuối tháng (Good Till Month - GTM),
- Lệnh có giá trị đến khi huỷ bỏ (Good Till Canceled - GTC),
- Lệnh tự do quyết định (Not Held - NH), về thời điểm và giá cả
trong mua bán chứng khoán tốt nhất cho khách hàng.
- Lệnh thực hiện tất cả hoặc huỷ bỏ (All or Not - AON),
- Lệnh thực hiện ngay toàn bộ hoặc huỷ bỏ (Fill or Kill - FOK),
-Lệnh thực hiện ngay tức khắc hoặc huỷ bỏ (Immediate or
Cancel - IOC),
- Lệnh tại lúc mở cửa hay đóng cửa ( At the opening or market
on close Order),
4.2.3. Định lệnh chuẩn
- Lệnh tuỳ chọn (Either/or Order hay Contingent Order), hoặc
là mua theo lệnh giới hạn hoặc là bán theo lệnh dừng.
- Lệnh tham dự nhưng không phải tham dự đầu tiên (PNI), cho
phép tích luỹ hoặc phân phối chứng khoán mà không phụ
thuộc vào thời kỳ tạo giá mới, do đó không làm thay đổi giá
cổ phiếu, trái phiếu trên TTCK.
- Lệnh hoán đổi (Switch Order), để hưởng chênh lệch giá.
- Lệnh mua giảm giá (Buy Minus), thấp hơn giá GD trước 1 tí.
- Lệnh bán tăng giá (Sell Plus), cao hơn giá GD trước 1 tí.
- Lệnh giao dịch chéo cổ phiếu (Crossing Stocks), phối hợp
lệnh mua và lệnh bán với một chứng khoán cùng thời gian
giữa hai khách hàng để hưởng chênh lệch giá.
4.2.4. Thời gian giao dịch
Tùy quy mô, đặc biệt là tính thanh khoản của TTCK. Các
GDCK trên SGDCK thường được tổ chức dưới dạng
- Phiên giao dịch (sáng; chiều) hoặc
- Phiên liên tục (từ sáng qua trưa đến chiều).
- Ngày nay, xu thế quốc tế hoá, NĐT mua bán chứng khoán
thông qua hệ thống giao dịch trực tuyến, 24/24h trong ngày.
Thời gian cho các loại giao dịch
- Giao dịch thông thường (Regular Transaction) G – 30, T + 3,..
- Giao dịch đặc biệt (Speacial Transaction), dùng cho các cổ
phiếu mới niêm yết, tách gộp, lô lớn, lô lẻ, giao dịch ký quỹ
(giao dịch bảo chứng), bán khống, giao dịch kg hưởng cổ tức
- Giao dịch giao ngay (Cash Transaction), cho trái phiếu
- Giao dịch kỳ hạn (Forward Transaction)
- Giao dịch tương lai (Futures Transaction)
- Giao dịch quyền chọn (Option Transaction)
4.2.5. Đơn vị giao dịch
Là khối lượng CK giao dịch trên TTCK được quy theo lô (lot),
 Lô lớn hay nhỏ có ảnh hưởng đến khả năng tham gia của
NĐT, khả năng xử lý lệnh của hệ thống thanh toán bù trừ.
=> Lô được quy định cụ thể cho từng loại CK (cổ phiếu, trái
phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, công cụ phái sinh)
- Lô Chẵn (round – lot, board - lot), với cổ phiếu, chứng chỉ
quỹ đầu tư là 10 hoặc 100. Với trái phiếu thông thường là 10.
- Lô Lẻ (odd - lot), là loại GD có khối lượng dưới lô chẵn (dưới
10 hay 100 cổ phiếu hoặc dưới 10 trái phiếu).
- Lô lớn (block - lot), là loại giao dịch có khối lượng tương đối
lớn, thông thường là từ 10.000 cổ phiếu trở lên.
=> Một số SGDCK quy định đơn vị giao dịch tương ứng với
giá trị thị trường của chứng khoán
4.2.6. Đơn vị Yết giá (quotation unit)
Là các mức giá tối thiểu trong đặt giá chứng khoán (tick size). -
Đơn vị yết giá có tác động tới tính thanh khoản của thị trường
cũng như hiệu quả của nhà đầu tư.
- Đơn vị yết giá nhỏ, sẽ tạo ra nhiều mức giá lựa chọn cho NĐT
khi đặt lệnh, nhưng các mức giá sẽ dàn trải, không tập trung.
- Đơn vị yết giá lớn sẽ tập trung được các mức giá lựa chọn,
nhưng không khuyến khích các NĐT nhỏ tham gia thị trường.
+ Thông tư 58-2004 quy định đơn vị yết giá theo phương thức
khớp lệnh:

+ Đối với các giao dịch theo phương pháp thoả thuận, thông
thường các TTCK không quy định đơn vị yết giá.
4.2.7. Biên độ giao động giá
Nhằm hạn chế biến động lớn về giá CK trong ngày giao dịch.
- Lệnh đặt phải nằm giữa giá trần (ceiling) và giá sàn (floor),
nếu nằm ngoài giới hạn trên đều bị loại ra khỏi hệ thống.
- Gọi là giá tham chiếu, là giới hạn thay đổi giá hàng ngày,
được xác định dựa trên giá cơ bản và giá thông thường (giá
đóng cửa ngày hôm trước).
- Giới hạn thay đổi giá có thể quy định theo một tỷ lệ cố định
hoặc mức cố định theo giá cơ bản.
- Dải biên độ dao động giá cao, thấp có tác động bảo đảm sự
ổn định của thị trường, nhưng cũng giảm tính thanh khoản
của chứng khoán và làm suy yếu thị trường.
=> Thông thường, các thị trường mới đưa vào vận hành đều
quy định biên độ dao động giá thấp, sau đó nâng dần lên.
4.2.8. Giá tham chiếu (Reference price)
Là mức giá cơ bản, làm cơ sở tính toán biên độ dao động giá
hoặc các giá khác trong ngày giao dịch. Có nhiều loại:
- Chứng khoán đang giao dịch bình thường.
- Chứng khoán mới đưa vào niêm yết.
- CK bị đưa vào kiểm soát, hoặc hết thời hạn bị kiểm soát.
- CK được đưa vào giao dịch lại sau khi bị tạm ngừng GD.
- Chứng khoán trong trường hợp tách, gộp cổ phiếu.
- Cổ phiếu kg được hưởng cổ tức và các quyền kèm theo.
- Cổ phiếu sau khi công ty niêm yết.
=> Cách tính giới hạn giao động giá của các CK:
- Giá tối đa = Gía TC + (Giá TC x Biên độ dao động giá)
- Giá tối thiểu = Giá TC - (Giá TC x Biên độ dao động giá)
Việc xác định giá tham chiếu trong từng trường hợp phụ
thuộc vào quy định của từng thị trường.
4.2.8. Giá tham chiếu (Reference price)
Khảo sát thực tế
- Giá TC tại TTGDCK Hà Nội là bình quân gia quyền các mức
giá thực hiện của phương thức báo giá trong phiên giao dịch
liền trước đó trừ các trường hợp đặc biệt.
- Giá TC tại SGDCK Hồ Chí Minh là giá đóng cửa của ngày
giao dịch trước đó trừ các trường hợp đặc biệt.
+ Các trường hợp đặc biệt:
- CK mới đăng ký, CK bị tạm ngừng GD, trong ngày đầu tiên
biên độ HOSE là +/-20%; HAX kg giới hạn
- CK kg được hưởng cổ tức, giá TC = giá đóng cửa ngày GD
gần nhất điều chỉnh theo giá trị cổ tức được nhận.
- Tách, gộp cổ phiếu, giá TC = giá đóng cửa ngày GD trước
ngày tách, gộp điều chỉnh theo tỷ lệ tách, gộp cổ phiếu.
4.2.8. Giá tham chiếu (Reference price)
+ Một số quy định khác:
- Mỗi KH chỉ được mở 1 TKGDCK tại 1 Công ty chứng khoán.
- Khi đặt lệnh mua NĐT phải có số dư TM 100% giá trị lệnh đặt.
- Khi đặt lệnh bán NĐT phải có số dư CK 100% lệnh đặt.
- Sửa và hủy lệnh: tại HAX, KH chỉ được lệnh sửa giá CK. Nếu
sửa KL CK thì phải hủy lệnh gốc và đặt lệnh mới. Tại HOSE:
KH kg được huỷ, chỉ được huỷ lệnh gốc, phần còn lại chưa
thực hiện trg lần khớp lệnh định kỳ, liên tục trước đó.
- KH không được hủy lệnh giao dịch thỏa thuận.
- Kg được cùng đặt lệnh mua và bán 1 loại CK trong ngày.
- NĐT nắm giữ 5%, 10%, 15%, 20% vốn, khi có GD làm tăng,
giảm phải báo cáo cho UBCKNN, TTGDCK và tổ chức niêm yết
trong vòng 3 ngày làm việc, từ ngày GD đạt tỷ lệ sở hữu trên.
4.2.9. Nguyên tắc khớp lệnh
+ Thứ nhất: ưu tiên về giá
- Lệnh mua giá cao hơn sẽ được ưu tiên trước
- Lệnh bán giá thấp hơn sẽ được ưu tiên trước
+ Thứ hai, ưu tiên về thời gian
Lệnh nhập vào trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước
+ Thứ ba, ưu tiên về khách hàng
- Lệnh KH, lệnh môi giới được ưu tiên trước lệnh tự doanh
+Thứ tư, ưu tiên về khối lượng
- Cho Lệnh có khối lượng giao dịch lớn hơn
- Cho lệnh có tỷ lệ số chứng khoán giao dịch cao
+ Thứ năm, ưu tiên ngẫu nhiên
Khi các lệnh đưa ra có cùng một giá, cùng thời gian, cùng
khách hàng và cùng số lượng sẽ cho bốc thăm hoặc sắp xếp
tự động bằng hệ thống máy tính hoặc áp dụng nguyên tắc
phân bổ theo tỷ lệ đặt lệnh giao dịch.
4.2.9. Nguyên tắc khớp lệnh
Hệ thống giao dịch khớp lệnh hiện nay được các SGD áp
dụng rộng rãi hơn so với hệ thống đấu giá theo giá.
+ Ưu điểm:
- Quá trình xác lập giá được thực hiện một cách có hiệu quả,
tại mức có giá tốt nhất
- Hệ thống đảm bảo được tính minh bạch của thị trường do
lệnh giao dịch được thực hiện theo những quy tắc ghép lệnh.
- Kỹ thuật GD đơn giản, dễ theo dõi, dễ kiểm tra và giám sát.
- Bằng cách theo dõi thông tin được công bố, NĐT có thể đưa
ra quyết định kịp thời trước tình hình diễn biến của thị trường.
+ Nhược điểm:
Giá cả dễ biến động khi mất cân đối cung cầu
4.2.10. Hệ thống giao dịch đấu giá
1- Đấu giá theo lệnh (Order driven system)
Lệnh giao dịch được khớp lệnh trực tiếp với nhau.
- Ưu điểm, tạo ra mức giá tốt nhất, chi phí giao dịch thấp, kỹ
thuật giao dịch đơn giản, dễ theo dõi kiểm tra giám sát
- Nhược điểm, giá cả dễ biến động khi có sự mất cân đối cung
cầu, khả năng thanh toán và linh hoạt không cao
2- Đấu giá theo giá (Price driven system)
Nhà tạo lập thị trường (Market market/dealer) chào các mức
giá mua và bán tốt nhất, được hưởng phần chênh lệch
(Spread) giữa giá mua và giá bán trong các giao dịch
- Ưu điểm, tính thanh khoản cao, ổn định
- Nhược điểm, sẽ bóp méo cơ chế xác lập giá, chi phí giao
dịch cao, vận hành phức tạp
4.2.11. Khớp lệnh định kỳ
1-Khớp lệnh định kỳ (Call Auction),
Bằng cách tập hợp tất cả các lệnh mua bán trong một khoản
thời gian nhất định, đến giờ sẽ chốt giá giao dịch. Đặc điểm
- Mức giá trong phạm vi biên động giao động giá cho phép
- Các giao dịch đều được tiến hành đồng thời tại cùng một
mức giá cố định, gọi là giá chốt hay giá Fixing
+ Ưu điểm
- Xác lập mức giá cân bằng trên thị trường.
- Tạo sự ổn định giá, giảm biến động giao dịch thất thường.
+ Nhược điểm
- Giá kg phản ánh tức thời thông tin trên thị trường và hạn
chế cơ hội giao dịch của người đầu tư.
=> Sử dụng để xác định giá mở cửa, đóng cửa hoặc giá CK
được phép giao dịch lại sau một thời gian bị ngừng giao dịch.
4.2.11. Khớp lệnh định kỳ
+ Nguyên tắc xác định giá giao dịch
Nguyên tắc 1, giá mà tại đó số lượng chứng khoán giao dịch
là lớn nhất
Ví dụ:
Cổ phiếu XYZ được tập hợp lệnh từ lúc mở cửa 9 giờ đến 10
giờ. Giờ chốt giá được thực hiện ở bảng sau, biết giá khớp
lệnh đợt trước của cổ phiếu xyz là 45.000
4.2.11. Khớp lệnh định kỳ
Nguyên tắc 2: giá gần với giá thực hiện của đợt khớp lệnh
giao dịch trước đó
Ví dụ:
Cổ phiếu XYZ được tập hợp lệnh từ lúc mở cửa 9 giờ đến 10
giờ. Giờ chốt giá được thực hiện ở bảng sau, biết giá khớp
lệnh đợt trước của cổ phiếu xyz là 45.000
4.2.11. Khớp lệnh định kỳ
Nguyên tắc 3: Giá cao hơn giá thực hiện của đợt khớp lệnh
giao dịch trước đó
Ví dụ:
Cổ phiếu XYZ được tập hợp lệnh từ lúc mở cửa 9 giờ đến 10
giờ. Giờ chốt giá được thực hiện ở bảng sau, biết giá khớp
lệnh đợt trước của cổ phiếu xyz là 45.000
Ví dụ: Sổ lệnh LO của CK: XYZ trong đợt giao dịch như sau:
- Có 8 NĐT A, B, C, D, E, F, G, H đặt lệnh LO như bảng dưới.
- Biết có 2 NĐT đặt lệnh ATO: J (bán 3.000) và I (mua 2.000).
- Trong đó: F đặt bán 3.500 lúc 8h20, G đặt bán 4.000 lúc 8h25.
Biết giá tham chiếu của XYZ là 100.000đ/cp.
Theo nguyên tắc ưu tiên cho đặt mua giá cao và ưu tiên cho
chào bán giá thấp từ cột cộng dồn khối lượng có bảng sau:
Cột mua có 2.000 của I và cột bán có 3.000 của J ưu tiên trước
+ Dựa vào nguyên tắc xác định giá:
- Giá GD là mức giá có KLGD lớn nhất (9.500cp)
- Do có nhiều MG có cùng KLGD lớn nhất, chọn giá gần với
giá TC nhất => chọn giá khớp lệnh là 99.500đ/cp.
+ Dựa vào nguyên tắc ưu tiên cho các nhà đầu tư :
- Ưu tiên về lệnh: ATO trước LO => I và J được khớp trước.
- Ưu tiên về giá: (Mua: A, B, C – Bán: H, F, G)
- Ưu tiên về thời gian: lệnh đặt trước (chọn F, không chọn G)
Kết quả khớp lệnh của từng khách hàng như sau:
- D và E đều không có giao dịch được thực hiện.
Lưu ý:
Do F và G cùng đặt bán tại mức giá 99.000đ/cp nhưng
- F bán được toàn bộ số cổ phiếu đặt bán do đặt trước.
- G chỉ bán được 2.000 cp, còn 2.000 cp không bán được
do đặt bán sau và tại mức giá KL không có dư mua.
=> G bán với mức giá thấp hơn giá khớp lệnh nhưng vẫn
không được bán hết.
TÓM TẮT KHỚP LỆNH
+ Thứ tự ưu tiên trong giao dịch:
Trong quá trình đấu giá khớp lệnh, có rất nhiều các lệnh mua
bán được đưa ra, chúng được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên:
-Ưu tiên về giá:
lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.
Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
-Ưu tiên về thời gian:
Các lệnh đưa ra cùng mức giá, lệnh nào nhập vào hệ thống
giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
-Ưu tiên về khối lượng:
Các lệnh đưa ra cùng mức giá và cùng thời gian thì sẽ xét đến
khối lượng. Lệnh nào có khối lượng lớn hơn sẽ được thực
hiện trước.
TÓM TẮT KHỚP LỆNH ĐỊNH KỲ
Trong phiên giao dịch định kỳ có các loại lệnh:
- Lệnh giới hạn (LO),
- Lệnh xác định tại mức giá mở cửa (ATO)
- Lệnh xác định tại mức giá đóng cửa (ATC)
- Lệnh ATO và ATC được ưu tiên thực hiện trước lệnh (LO).
Sau khi khớp lệnh định kỳ, nếu lệnh LO chưa được thực hiện
hết thì phần còn lại của lệnh sẽ bị hủy bỏ.
Nguyên tắc xác định giá thực hiện như sau:
- Là mức giá thực hiện đạt khối lượng giao dịch lớn nhất.
- Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn điều kiện trên thì mức giá
trùng/ gần giá thực hiện của lần KL gần nhất sẽ được chọn.
- Nếu có 2 mức giá cùng gần với giá thực hiện của lần khớp
lệnh gần nhất như nhau, thì mức giá cao hơn trong điều kiện 2
sẽ được chọn.
Các lệnh được sắp xếp theo nguyên tắc sau:
- Giá được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp, riêng lệnh ATO
(ATC) mua được xếp đầu tiên, lệnh ATO (ATC) bán được xếp
sau cùng.
- Khối lượng mua lũy kế: cộng dồn từ mức giá cao xuống mức
giá thấp (tức là từ trên xuống dưới).
- Khối lượng bán lũy kế : cộng dồn từ mức giá thấp lên mức
giá cao (tức là từ dưới lên trên).
- Khối lượng khớp (KL thực hiện): là số nhỏ hơn giữa KL mua
lũy kế và KL bán lũy kế.
- Thứ tự khớp lệnh được thực hiện theo thứ tự ưu tiên trong
khớp lệnh (ưu tiên về giá, thời gian, khối lượng).
Tóm tắt chung khớp lệnh định kỳ
- ATO, LO thì ATO ưu tiên trước (nên xếp giá từ cao
xuống thấp)
- ATC, LO thì ATC ưu tiên trước
- LO, MP thì MP ưu tiên trước
+ Ưu tiên khớp lệnh: giá trước, thời gian sau.
+ Nguyên tắc khớp lệnh mua cao, bán thấp
+ Giá khớp lệnh là giá có khối lượng giao dịch Max
- Phí môi giới = KLGD × Giá giao dịch × % Phí môi giới
Thực hành 1:
Đầu giờ phiên giao dịch SGDCK TPHCM tập hợp các lệnh
mua, bán CP SAM như sau:

Yêu cầu:
1- Xác định giá mở cửa của CP SAM. Biết rằng giá đóng cửa
của CP SAM ở phiên giao dịch ngày hôm trước là 37.200đ.
2- Nhận xét việc thực hiện lệnh theo giá mở cửa. Cho biết, tại
mức giá 37.100đ có KH đặt bán:

3- Tính phí môi giới mà các công ty chứng khoán thu được
trong phiên giao dịch trên biết rằng các công ty đều áp dụng
mức phí môi giới là 0,5% và trong số lệnh mua được thực
hiện tỷ lệ giao dịch tự doanh là 10% và trong số lệnh bán
được thực hiện tỷ lệ giao dịch tự doanh là 5%.
Giải
Hệ thống giao dịch sẽ tính toán khối lượng khớp lệnh tại từng
mức giá như sau:

Giá mở cửa của CP SAM là 37.100đ vì tại mức giá này khối lượng
giao dịch là lớn nhất (45.000) và do giá tham chiếu là 37.200 đ
2. Nhận xét việc thực hiện lệnh:
a) Bên mua:
- Các lệnh đặt mua có giá ≥ 37.100 đ thì được thực hiện
- Các lệnh đặt mua có giá < 37.100 đ thì ko được thực hiện
b) Bên bán:
- Các lệnh đặt bán có giá ≤ 36.800 đ thì được thực hiện
- Các lệnh đặt bán có giá > 37.100 đ thì ko được thực hiện
Tại mức giá 37.100 đ có 18.500 CP được chào bán nhưng chỉ
bán được 45.000 – 28.000 = 17.000 CP
Số lượng CP này sẽ được phân bổ cho KH đặt bán tại mức giá
37.100 đ theo thứ tự ưu tiên về thời gian và khối lượng:
- KHA bán được 6.000
- KHB bán được 8.000
- KHC bán được 3.000
3. Tính phí thu được
Tổng phí môi giới = KLGD × Giá GD × % phí môi giới × 2
= 45.000 × 37.100 × 0,5% × 2
= 16.695.000 đ
Phí tự doanh mua = KLGD × Giá GD × tỷ lệ GD tự doanh mua ×
% phí môi giới
= 45.000 × 37.100 × 10% × 0,5%
= 834.750 đ
Phí tự doanh bán = KLGD × Giá GD × tỷ lệ GD tự doanh bán ×
% phí môi giới
= 45.000 × 37.100 × 5% × 0,5%
= 417.375 đ
Phí thu được = Tổng phí môi giới – (Phí tự doanh mua + Phí
tự doanh bán)
= 16.695.000 – (834.750 + 417.375 ) = 15.442.875 đ
 Thực hành 2:
5%
Vào đầu phiên giao dịch xác định giá mở cửa ngày 14/11/20XX
Trung tâm giao dịch CK TPHCM tập hợp được các lệnh mua
và lệnh bán cổ phiếu SGH như sau:

Biết giá đóng cửa của CP SGH ngày hôm trước là 32.400 đ,
biên độ giao động giá là 5%
Yêu cầu:
1- Xác định giá mở cửa của CP BBC ngày 14/11/200X
2- Tính phí môi giới mà cty CK VCBS thu được, biết rằng phí
môi giới là 0,45% và đầu giờ phiên giao dịch có các KH sau
đặt lệnh mua CP SGH tại công ty:
Hệ thống giao dịch sẽ tính toán khối lượng khớp lệnh như sau:

Giá mở cửa của SGH ngày 14/11/200X là 32,3. Vì tại mức giá này
khối lượng giao dịch là lớn nhất bằng 15.000
Biết giá đóng cửa SGH hôm trước là 32,4 biên độ giao động 5%
Vì các mức giá phải giao động trong (30,78 – 34,02) và cách nhau
là 100. Tức 30,8; 30,9;…;34,0 => Giá 32.300 là hợp lệ
3. Tính phí môi giới mà công ty VCBS thu được
4.2.12. Khớp lệnh liên tục
Khớp lệnh liên tục (Continuos Auction)
Thực hiện liên tục khi có các lệnh đối ứng nhập vào hệ thống.
+ Nguyên tắc xác định giá thực hiện
- Các lệnh có mức giá tốt nhất được ưu tiên thực hiện trước.
- Nếu nhiều lệnh cùng mức giá thì ưu tiên lệnh nhập trước.
- Nếu lệnh mua và lệnh bán cùng thoả mãn nhau về giá thì
mức giá thực hiện sẽ là mức giá của lệnh được nhập trước.
- Lệnh GD có thể thực hiện toàn bộ/ 1 phần theo bội số đvgd.
+ Ưu điểm
- Giá cả phản ánh tức thời các thông tin trên thị trường.
- Khối lượng giao dịch lớn, tốc độ giao dịch nhanh.
- Hạn chế được chênh lệch giữa giá lệnh mua và lệnh bán, +
Nhược điểm
Tạo ra mức giá 1 GD điển hình, kg phải là tổng hợp các GD.
4.2.12. Khớp lệnh liên tục
Ví dụ:
Cổ phiếu XYZ mở cửa 8 giờ. Giờ chốt giá được thực hiện ở bảng
sau, biết giá khớp lệnh đợt trước của cổ phiếu xyz là 45.000
Ví dụ:

- Nếu lệnh C nhập trước, đến lệnh B và lệnh A => Chỉ có 1 mức
giá khớp 78.000đ với khối lượng khớp 2.000 CP.
- Nếu trình tự các lệnh nhập là A, B, C => Giá khớp sẽ là 80.000đ
và 81.000đ với khối lượng khớp 1.000 CP tại mỗi mức giá.
- Nếu trình tự các lệnh nhập là A, C, B => Giá khớp sẽ là 80.000đ
và 78.000đ với khối lượng là 1.000 CP tại mỗi mức giá.
- Nếu trình tự các lệnh nhập là B, C, A => Giá khớp sẽ là 81.000đ
và 78.000đ với khối lượng là 1.000 CP tại mỗi mức giá.
TÓM TẮT: KHỚP LỆNH LIÊN TỤC
Là phương thức GD được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh
mua và lệnh bán CK ngay khi lệnh được nhập vào HTGD.
Trong phiên giao dịch liên tục có các loại lệnh:
- Lệnh giới hạn (LO),
- Lệnh thị trường (MP) Lệnh MP được ưu tiên thực hiện trước
lệnh giới hạn (LO)
- Lệnh MP là lệnh mua tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán
tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.
- Nếu lệnh MP vẫn chưa thực hiện hết theo nguyên tắc trên thì
lệnh MP sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá cao hơn hoặc lệnh
bán tại mức giá thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường.
- Nếu KL đặt lệnh của lệnh MP vẫn còn không thể tiếp tục khớp
thì lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh LO mua (bán) tại mức giá
cao (thấp) hơn một bước giá so với giá GD cuối cùng trước đó.
Tóm tắt chung khớp lệnh liên tục
Trên TTCK
- Chỉ tồn tại lệnh LO, MP: Lệnh MP ưu tiên trước
Nguyên tắc khớp lệnh:
- Giá mua phải cao hơn hoặc bằng giá bán (Khớp theo giá của
người đặt lệnh trước)
- Mua cao, bán thấp
- Ưu tiên đặt lệnh trước theo nguyên tắc giá, thời gian
Theo quy định mới, áp dụng cho HOSE (TPHCM)
- Phiên 1: 8h30 đến 8h45
- Phiên 2: 8h45 đến 10h30
- Phiên 3: 10h30 đến 10h45
Hết phiên giao dịch khớp lệnh liên tục, nếu lệnh MP chưa được
khớp thì sẽ được chuyển thành lệnh LO theo nguyên tắc “mua
nhảy lên, bán nhảy xuống” 1 đơn vị giá (đơn vị yết giá)
Tại sở GDCK TPHCM hiện nay:
Mức giá Đơn vị yết giá
≤ 49.900 đ 100 đ
50.000 đ – 95.500 đ 500 đ
≥ 100.000 đ 1.000 đ
Tại Hà Nội:
- Đơn vị yết giá là 100 đ đối với CP và chứng chỉ quỹ.
- Trái phiếu không quy định đơn vị yết giá.
Thực hành 1:
Trong đợt khớp lệnh liên tục ngày……HOSE nhận được các lệnh
mua bán chứng khoán KHA như sau:

Yêu cầu:
1- Xác định giá và khối lượng giao dịch của mỗi nhà đầu tư mua,
bán được
2- Tính phí môi giới NĐT F phải trả. Biết tỷ lệ phí môi giới là 0,5%.
Giải:
Khung giờ từ 9h20 đến 9h29 nằm trong phiên khớp lệnh liên tục
theo quy định mới hiện nay là 8h45 đến 10h30.
Giả sử lệnh bán của nhà đầu tư A chưa được khớp tại phiên 1
9h20: Chỉ có lệnh bán, ko có lệnh mua  Không khớp lệnh
9h22: như trên
A dư bán 500 CP giá 30,6
B dư bán 300 CP giá 30,4
9h24:
C – B : 300 CP giá 30,4
C – A : 500 CP giá 30,6
C dư mua 200 CP giá 30,7
9h25: ko có giao dịch vì giá bán > giá mua
C dư mua 200 CP giá 30,7
D dư bán 500 CP giá 30,8
9h27:
E – D : 500 CP giá 30,8
C dư mua 200 CP giá 30,7
E dư bán 500 CP giá MP
9h28:
E – F : 500 CP giá MP
C – F : 200 CP giá 30,7
F dư bán 300 CP giá MP
Lệnh MP đến cuối phiên khớp lệnh liên tục chuyển thành lệnh LO
với giá 30,6
=> Phí môi giới mà NĐT F phải trả là:
(500 × 30,6 + 200 × 30,7) × 0,5% = 107,2 (nghìn đ)
Thực hành 2:
Trong đợt khớp lệnh liên tục ngày……HOSE nhận được các lệnh
mua bán chứng khoán KHA như sau:
Yêu cầu:
1- Xác định kết quả khớp lệnh
2- Tính phí môi giới cty CK thu được biết phí môi giới 0,4%
3- Tính số tiền mà nhà đầu tư B thu được biết thuế TNCN áp
dụng trong đầu tư chứng khoán là 0,1%
4- Nếu nhà đầu tư B áp dụng nghiệp vụ ứng trước tiền bán, tính
số tiền NĐT này thu được, biết rằng mức phí áp dụng của nghiệp
vụ này là 0,5%/ngày, thời gian ứng tối thiểu là 3 ngày, kể cả thứ
7, CN, phí môi giới tối thiểu là 30.000 đ/lần ứng. Ngày khớp lệnh
thành công là ngày thứ 6
Giải:
1) Khung giờ từ 8h46 đến 9h45 nằm trong phiên khớp lệnh liên
tục theo quy định mới hiện nay là 8h45 đến 10h30.
Giả sử lệnh mua của nhà đầu tư A chưa được khớp tại phiên 1
8h46: Chỉ có lệnh mua, ko có lệnh bán  Không khớp lệnh
9h32: A – B : 300 CP giá 37,8
B dư bán 1.600 CP giá 37,6
9h35: C – B : 1.000 CP giá 37,6
B dư bán 600 CP giá 37,6
9h40: Chỉ có lệnh bán, ko có lệnh mua  Không khớp lệnh
B dư bán 600 CP giá 37,6
D dư bán 100 CP giá 37,2
9h45: E – D : 100 CP giá 37,2
E – B : 100 CP giá 37,6
B dư bán 500 CP giá 37,6
2) Phí môi giới cty chứng khoán thu được:
Phí môi giới = KLGD × Giá GD × % phí môi giới × 2
= (300 × 37,8 + 1.000 × 37,6 + 100 × 37,2 + 100 × 37,6) ×0,4% × 2
= 4.513,6 nđ
3. Tính số tiền mà nhà ĐT B thu được:
- Số tiền B thu được sau khi trừ đi phí môi giới:
X = KLGD × Giá GD × (1 - % phí môi giới)
- Số tiền B thu được sau khi trừ đi phí môi giới và thuế TNCN:
Y = KLGD × Giá GD × (1 - % phí môi giới) × (1 – Ths thuế TNCN)
= (300 × 37,8 + 1.000 × 37,6 + 100 × 37,2 + 100 × 37,6) ×(1 - 0,4%) ×
(1 - 0,1%) = 52.436,71 nđ
- Số tiền mà nhà ĐT B thu được: Z = Y – Phí ứng trước
Phí ứng trước = Y × 0,5% × 5 = 52.436,71 × 0,5% × 5 = 1.310,92 nđ
Phí ứng trước nếu ≤ 30k thì lấy 30k; > 30k thì lấy phí ứng trước
Phí ứng trước = 1.310,92 nđ > 30k => nên lấy phí ứng trước.
Z = 52.436,71 – 1.310,92 = 51.125,79 nđ
4.3. GIAO DỊCH TRÊN SDGCK
4.3.1. Giao dịch thủ công tại sàn
4.3.2. Giao dịch mua bán qua máy tính điện tử
4.3.1. Giao dịch thủ công trên sàn
Sử dụng tín hiệu tay cho việc mua bán tại SGDCK.
Các bước thực hiện giao dịch chứng khoán
Bước 1: Mở tài khoản giao dịch, nhiều loại như:
- Tài khoản tiền mặt (Cash Account)
- Tài khoản bảo chứng (Margin Account)
- Tài khoản tuỳ nghi ((Diseretionary Account)
- Tài khoản liên kết (Joint Account)
- Tài khoản chung (Partnership Account)
- Tài khoản uỷ thác ((Fiduciary Account)
- Tài khoản lưu trữ cho người chưa đến tuổi trưởng thành
(Mior’s Custodian Account)
- Tài khoản giao dịch quyền lựa chọn (Option Account)
- Tài khoản đánh số hoặc ghi mã (Numbered or coded Account)
4.3.1. Giao dịch thủ công trên sàn
Bước 2: Đặt lệnh giao dịch
- Phiếu lệnh mua hay bán.
- Thông tin KH (Họ và tên, mã số tài khoản, số CMND).
- Loại chứng khoán mua hoặc bán (mã CK trên TTCK).
- Khối lượng.
- Giá
- Loại lệnh và định chuẩn lệnh.
- Số hiệu lệnh ban đầu.
- Thời gian nhận lệnh.
- Đợt giao dịch.
- Ngày giao dịch
- Ký tên khách hàng.
- Ký tên nhân viên nhận lệnh và kiểm soát.
- Ký tên trưởng phòng giao dịch.
4.3.1. Giao dịch thủ công trên sàn
Bước 3. Chuyển phiếu lệnh đến phòng giao dịch cty CK
Để xem xét các thông số trên phiếu lệnh, nếu thấy hợp lý thì
chuyển lệnh đến người môi giới tại SGDCK và ghi thời gian
chuyển lệnh vào phiếu lệnh.
Bước 4. Chuyển phiếu lệnh đến ngưòi môi giới tại SGDCK
Nội dung gồm các thông số: Mua/Bán; loại CK; số lượng; loại
lệnh và định chuẩn lệnh; số hiệu lệnh; thời gian; mã số tài
khoản KH.
Bước 5. Chuyển lệnh đến bộ phận khớp lệnh
Nhà môi giới tại Sàn sau khi nhận được lệnh từ cty CK sẽ
chuyển tới bộ phận nhận lệnh và khớp lệnh của SGDCK để
tham gia đấu giá.
Lệnh chuyển ngoài các thông số như bước 4 còn có mã số
(số hiệu) nhà môi giới tại sàn.
4.3.1. Giao dịch thủ công trên sàn
Bước 6. Khớp lệnh và thông báo kết quả giao dịch
Đến giờ ra chốt giá giao dịch, SGDCK sẽ thông báo kết quả
giao dịch đến TTLKTTBTCK, các cty CK thành viên. Nội dung:
- Số hiệu của lệnh giao dịch.
- Số hiệu xác nhận giao dịch.
- Mã số chứng khoán.
- Giá thực hiện.
- Số lượng mua hoặc bán.
- Thời gian giao dịch được thực hiện.
- Lệnh mua hay bán.
- Ký hiệu của lệnh.
- Số hiệu tài khoản của khách hàng.
- Số hiệu đại diện GD (nhà môi giới tại Sàn) của thành viên.
4.3.1. Giao dịch thủ công trên sàn
Bước 7. Báo cáo kết quả về công ty chứng khoán
Nhà môi giới tại Sàn báo về với các nội dung: số hiệu nhà môi
giới tại Sàn; Số hiệu lệnh; Đã mua/bán; Mã chứng khoán; Số
lượng; Giá; Số hiệu nhà môi giới đối tác; thời gian.
PGD sẽ ghi vào phiếu lệnh của các KH có giao dịch ở phần kết
quả giao dịch nội dung: số lượng; giá cả và thời gian.
Bước 8. Xác nhận giao dịch và làm thủ tục thanh toán
PGD chuyển các phiếu lệnh có giao dịch đến Phòng thanh
toán. Cuối buổi giao dịch, Phòng thanh toán căn cứ vào kết
quả giao dịch lập báo cáo kết quả giao dịch và chuyển kết quả
đến trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán để
tiến hành quá trình thanh toán.
Cty CK gửi cho KH một phiếu xác nhận đã thi hành xong lệnh,
như một hoá đơn hẹn ngày thanh toán với khách hàng.
4.3.1. Giao dịch thủ công trên sàn
Bước 9. Thanh toán và hoàn tất giao dịch
TTLKTTBTCK tiến hành so khớp kết quả giao dịch do SGDCK
cung cấp và báo cáo kết quả giao dịch của các cty CK để tiến
hành thanh toán bù trừ.
- Trong T + x ngày, sẽ thực hiện việc chuyển quyền sở hữu CK
từ người bán sang người mua. Ngân hàng chỉ định thanh toán
sẽ thanh toán bù trừ tiền từ người mua sang người bán thông
qua hệ thống tài khoản đăng ký của các cty CK.
- Việc bù trừ các kết quả giao dịch sẽ kết thúc bằng việc in ra
các chứng từ thanh toán gửi cho các cty CK làm cơ sở để
thực hiện thanh toán và giao nhận giữa các cty CK.
4.3.2. Giao dịch qua máy tính điện tử
1- Giao dịch bán tự động

2- Giao dịch tự động hoàn toàn


4.4. NGHIỆP VỤ LƯU KÝ, ĐĂNG KÝ VÀ THANH
TOÁN BÙ TRỪ CHỨNG KHOÁN

4.4.1. Những vấn đề cơ bản về lưu ký, đăng ký và


thanh toán bù trừ chứng khoán
4.4.2. Hoạt động lưu ký chứng khoán
4.4.3. Hoạt động đăng ký chứng khoán
4.4.4. Hoạt động thanh toán bù trừ chứng khoán
4.4.1. Những vấn đề cơ bản
1- Về Lưu ký chứng khoán
Gồm hai nghiệp vụ lưu giữ và điều hành chứng khoán theo sự
uỷ thác của người sở hữu chứng khoán. Mục đích nhằm
- Chống bị hư hỏng, mất cắp thất lạc
- Theo dõi các thông tin về giá cả, thời gian chi trả cổ tức,..
- Giảm chi phí cho vận chuyển và giữ an toàn cho CK
- Ngân hàng và các công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ
2- Về đăng ký chứng khoán
Ghi nhận và theo dõi những thông tin về người sở hữu CK,
3- Về thanh toán bù trừ
Luân chuyển CK trên các tài khoản lưu ký dưới sự điều hành
của TTLKTTBT, chuyển giao quyền sở hữu CK giữa các khách
hàng có chứng khoán đang được lưu ký.
4.4.2. Hoạt động lưu ký chứng khoán
1- Các nguyên tắc của hoạt động lưu ký chứng khoán
- Mỗi KH chỉ được mở tài khoản lưu ký tại một TTLY
- KH thuộc quốc tịch nào mở TKLK tại thành viên nước đó.
- Thành viên lưu ký kg được mở TKLK trùng lắp với TK mình
- Các CK niêm yết phải được lưu ký tập trung tại SGD
- SGDCK mở và quản lý TKLK cho các thành viên để hạch
toán và quản lý các CK ký gửi. Còn CK KH của các thành viên
sẽ được mở hạch toán và quản lý theo TK từng thành viên
- Các thành viên đăng ký lưu ký phải nộp đầy đủ các chứng từ
- CK lưu ký phải hợp lệ, kg hư hỏng, kg thuộc tài sản bị cấm
- Thành viên lưu ký phải đảm bảo đủ CK trên TK TTBT phù
hợp với các chứng từ thanh toán chứng khoán
4.4.2. Hoạt động lưu ký chứng khoán
2- Các hình thức lưu ký chứng khoán,
+ Lưu ký đóng
+ Lưu ký mở,
Dưới dạng chứng từ vật chất hay ghi sổ, có nhiều loại:
- Lưu ký biệt lập
- Lưu ký hoán đổi, có cùng chủng loại nhưng khác mã số
- Lưu ký tổng hợp, cùng chủng loại, cùng đặc tính
- Lưu ký thế chấp, để thế chấp vay vốn
- Lưu ký phong toả, kg được sử dụng các CK có trên TK
- Lưu ký tại tổ chức thứ ba, tổ chức lưu ký có quyền đứng tên
thay để đưa CK của khách hàng vào lưu ký tại tổ chức lưu ký
khác theo phương thức biệt lập hay tổng hợp mà không cần
phải có văn bản ủy quyền cụ thể của khách hàng lưu ký.
4.4.2. Hoạt động lưu ký chứng khoán
3- Nội dung của hoạt động lưu ký chứng khoán
Bước 1: Mở tài khoản lưu ký chứng khoán
- Tài khoản chứng khoán giao dịch
- Tài khoản chứng khoán cầm cố
- Tài khoản chứng khoán chờ niêm yết
- Tài khoản chứng khoán chờ rút
- Tài khoản thanh toán bù trừ chứng khoán đã giao dịch
- Các tài khoản khác
Bước 2: Ký gửi chứng khoán
- Ký gửi chứng khoán tại thành viên lưu ký
- Thành viên lưu ký tiếp nhận và hạch toán CK ký gửi
- Thành viên tái lưu ký vào trung tâm lưu ký chứng khoán
- Trung tâm lưu ký tiếp nhận và hạch toán CK lưu ký.
4.4.2. Hoạt động lưu ký chứng khoán
Sơ đồ tiếp nhận và hạch toán chứng khoán lưu ký tại trung
tâm giao dịch chứng khoán tại Việt Nam
4.4.2. Hoạt động lưu ký chứng khoán
Trình tự các bước
(1) Tổ chức phát hành làm thủ tục đăng ký lưu ký
(2) KH ký gửi chứng chỉ chứng khoán (Giấy chứng nhận)
(3) Thành viên hạch toán vào TK và thông báo cho KH
(4) Thành viên ký gửi chứng chỉ chứng khoán
(5) Thành viên lập danh sách và ghi sổ, gửi tổ chức phát hành
(6) Tổ chức phát hành đối chiếu với danh sách cổ đông, gửi
cho thành viên kết quả xác nhận
(7) TT hạch toán vào TK thành viên, thông báo xác nhận
(8) Tổ chức phát hành nộp danh sách cổ đông, kèm theo
thông báo về thành viên lưu ký mà KH đã ký gửi CK
(9) TTGDCK thực hiện bút toán ghi tương ứng trên các TKLK.
4.4.2. Hoạt động lưu ký chứng khoán
Bước 3: Lưu ký ghi sổ CK đặt mua trong đợt phát hành mới
Các trường hợp áp dụng hình thức lưu ký ghi sổ ở Việt Nam
- Phát hành mới
- Phát hành thêm để tăng vốn
- Phát hành cổ phiếu thường
- Chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi
- Thực hiện quyền mua cổ phiếu
- Thực hiện quyền tách cổ phiếu
- Phát hành trái phiếu chính phủ để niêm yết trên thị trường
chứng khoán
Quy trình lưu ký ghi sổ chứng khoán đặt mua trong đợt phát
hành mới, phát hành thêm tại Việt Nam
4.4.2. Hoạt động lưu ký chứng khoán
Quy trình lưu ký ghi sổ chứng khoán đặt mua trong đợt phát
hành mới, phát hành thêm tại Việt Nam
4.4.2. Hoạt động lưu ký chứng khoán
Trình tự các bước
(1) Tổ chức phát hành nộp hồ sơ đăng ký lưu ký
(2) Khách hàng đặt mua chứng khoán phát hành mới, phát
hành thêm để tăng vốn tại tổ chức bảo lãnh phát hành
(3) tổ chức bảo lãnh phát hành lập danh sách đặt mua chứng
khoán, gửi danh sách cho tổ chức phát hành
(4) Tổ chức phát hành lập danh sách phân bổ chứng khoán
cho khách hàng và gửi cho trung tâm giao dịch chứng khoán
(5) Trung tâm GDCK phân bổ chứng khoán vào các tài khoản
lưu ký chứng khoán và gửi cho thành viên lưu ký bản sao kê
kết quả phân bổ chi tiết đến từng khách hàng
(6) Thành viên lưu ký phân bổ số chứng khoán khách hàng ký
gửi vào tài khoản lưu ký chứng khoán của từng khách hàng
và gửi giấy xác nhận đã gửi chứng khoán cho khách hàng
4.4.3. Hoạt động đăng ký chứng khoán
1- Nguyên tắc hoạt động đăng ký chứng khoán
- Tất cả CK niêm yết phải được đăng ký tập trung tại SGDCK
- CK phải được đăng ký tách biệt cho từng loại
- Khi có sự thay đổi QSHCK, các TVLK phải nộp các tài liệu
liên quan theo quy định để tiến hành đăng ký lại
2- Nội dung hoạt động đăng ký chứng khoán
- Đăng ký các chứng khoán mới phát hành
- Quản lý sổ đăng ký người sở hữu chứng khoán
- Quản lý sổ ĐKCK mới chuyển nhượng, sổ đăng ký cầm cố
- Lập danh sách người SHCK để chuẩn bị ĐHCĐ hàng năm
- Thực hiện các công việc liên quan đến thanh toán cổ tức
- Thực hiện các nghĩa vụ đăng ký CK liên quan đến tăng vốn
- Giám sát tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài
- Các công việc khác theo quy định của ủy ban
4.4.4. Hoạt động thanh toán bù trừ chứng khoán
1- Nguyên tắc thanh toán bù trừ chứng khoán
- Chỉ thực hiện cho các CK được phép lưu ký tổng hợp tại TT
- Giao chứng khoán đồng thời với thanh toán tiền
- Nghiệp vụ bù trừ đa phương và thanh toán từng giao dịch
- Áp dụng cho GD trên TTCK và thanh toán tiền qua các NH
- Phải được thực hiện tại bộ phận thanh toán bù trừ.
2- Quy trình thanh toán bù trừ chứng khoán
Bước (1): chuẩn bị thanh toán
Bước (2): Bù trừ thanh toán
Bước (3): Chuyển giao bằng bút toán ghi sổ hoặc chuyển giao
vật chất các chứng chỉ chứng khoán
1. TÓM TẮT

Giới thiệu về khái niệm


2. CÂU HỎI ÔN TẬP

1.Trình bày nội dung của các hình thức khớp lệnh, ưu và
nhược điểm. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam.
2.Trình bày nội dung, tính chất, điều kiện áp dụng của các loại
lệnh cơ bản và định lệnh chuẩn trong giao dịch chứng khoán.
3.Trình bày nội dung các bước trong giao dịch mua bán chứng
khoán tại SGDCK.
3. CHUẨN BỊ CHO TUẦN 6
- Xem trước
- Tìm hiểu
- Bài tập về
- Thu thập một số
- Tập hợp,
- Thực hành

You might also like