You are on page 1of 9

7.1.

GIỚI THIỆU VỀ PHÂN TÍCH CK


Phân tích CK là việc xem xét đầu tư trong mối quan hệ so
sánh với các cơ hội đầu tư khác trước khi tiến hành đầu tư.
+ Phương pháp phân tích
- Phân tích cơ bản: giúp lựa chọn được kết cấu danh mục
đầu tư phù hợp.
- Phân tích kỹ thuật: giúp lựa chọn thời điểm và chiến lược
mua bán CK tuỳ theo diễn biến của thị trường.
+ Mục tiêu của quá trình phân tích CK,
giúp NĐT ra các quyết định mua bán CK một cách có hiệu
quả nhất, mang lại lợi nhuận và sự an toàn về vốn cao nhất.
+ Quy trình phân tích chứng khoán, tùy quan điểm NĐT.
- Phân tích từ trên xuống, từ KTXH đến TT đến ngành, cty.
- Phân tích từ dưới lên
- Phân tích kết hợp cả hai.
7.2.1. Phân tích vĩ mô
1.Phân tích tình hình kinh tế, chính trị, xã hội quốc tế
Chú ý mức tăng trưởng kinh tế và các vấn đề chính trị.
2.Phân tích tình hình kinh tế, chính trị, xã hội quốc gia
1- Môi trường chính trị - xã hội, hệ thống pháp luật
-Tính đồng bộ, khả thi, hiệu quả, quốc tế, ổn định.
2- Các điều kiện kinh tế vĩ mô
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ lệ thất nghiệp,
- Thâm hụt ngân sách quốc gia,
- Chính sách của Chính phủ trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ.
- Tỷ giá hối đoái, lãi suất và tỷ lệ lạm phát.
- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty
- Sức chi tiêu của nhân dân
3- Các dự đoán về tình hình KTCT và xu hướng thị trường
7.2.2. Phân tích ngành
Xác định ngành sẽ có triển vọng phát đạt trong nền kinh tế để
tìm cơ hội đầu tư và rút vốn đầu tư đúng lúc.
Nguyên nhân
- Tại mỗi thời điểm, lợi suất của các ngành sẽ khác nhau,
- Ngay trong một ngành thì lợi suất thu nhập cũng không ổn
định.
- Vào cùng một thời điểm, các ngành khác nhau sẽ có mức
rủi ro khác nhau.
- Rủi ro của mỗi ngành có sự biến động không nhiều theo
thời gian, phân tích mức rủi ro từng ngành trong quá khứ để
dự đoán rủi ro của nó trong tương lai.
7.2.3. Phân tích Công ty
1. Phân tích cơ bản
Phương pháp nghiên cứu các thông tin tài chính như cổ tức,
lợi nhuận, BCTN, BCĐKT, nhằm xác định giá trị hợp lý của CP
+ Mục đích Phân tích báo cáo tài chính
- Khả năng sinh lợi của tổ chức phát hành.
- KN thanh toán các khoản nợ: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
- Tiềm năng phát triển trong tương lai.
+ Kết quả phân tích dựa vào
- Lý thuyết thị trường hiệu quả (Fama)
- Các mô hình định giá (pricing model),
+ Dữ liệu phân tích
- Đầu vào là thông số tài chính của công ty và
- Đầu ra là giá trị kỳ vọng và suất sinh lợi kỳ vọng của CP.
7.2.3. Phân tích Công ty
+ Nội dung chính của định giá dựa vào:
- So sánh các tỷ số tài chính (compare financial ratios)
- Ngân lưu (cashflows): của công ty, vốn chủ sở hữu, giá trị
hiện tại hiệu chỉnh (APV), giá trị gia tăng kinh tế (EVA).
- Mô hình chiết khấu cổ tức (dividend discount model).
+ Tiến hành phân tích các báo cáo tài chính:
- Phân tích báo cáo tài chính theo chiều dọc:
Tính các tỷ lệ, so sánh kỳ này với kỳ trước, để thấy được xu
hướng thay đổi tài chính và động thái phát triển của cty.
- Phân tích báo cáo tài chính theo chiều ngang:
So sánh kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy được
tình hình tài chính tốt hay xấu so với các công ty cùng ngành.
+ Nguồn số liệu được lấy từ các báo cáo tài chính công ty.
7.2.3. Phân tích Công ty
2.Phân tích kỹ thuật
Phương pháp nghiên cứu dựa vào các diễn biến của giá và khối
lượng giao dịch trong quá khứ, thông qua sử dụng các công
thức toán học và đồ thị để xác định xu thế thị trường của CP.
Mục đích, đưa ra quyết định thời điểm thích hợp để đầu tư. Phù
hợp thị trường biến động và chiến lược đầu tư ngắn hạn.
Nội dung chính:
- Định giá cổ phiếu trg tương lai (Valuation of shares in future).
- Sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật (Using technical
analysis tools), như đồ thị, biểu đồ xu thế, một số kiểu hình đặc
trưng... để đưa ra quyết định.
+ Lợi thế của phân tích kỹ thuật
- Không phụ thuộc vào các BCTC, mà thông tin vừa không đầy
đủ vừa có thể không đáng tin cậy.
7.2.3. Phân tích Công ty
+ Cơ sở lý thuyết của phân tích kỹ thuật
Lý thuyết DOW
Do Charter H.Dow đưa ra và William P. Hamilton kế thừa và phát
triển thành lý thuyết. Cho rằng “Giá chứng khoán do quan hệ
cung cầu trên thị trường quyết định”
Sự biến động giá chứng khoán có 3 xu thế cơ bản:
+ Xu thế cấp 1:
Xu hướng biến động chính (1 đến nhiều năm).
- Xu hướng tăng giá, hay TT con bò tót, KLGD tăng lên khi giá
tăng và giảm khi giá giảm (cứ sau mỗi đợt tăng giá sẽ có đợt
đảo chiều ngắn hạn trước khi có 1 giai đoạn tăng giá tiếp theo).
- Xu hướng giảm giá, hay TT con gấu, khối lượng giao dịch tăng
lên khi giá giảm và giao dịch bị ngưng trệ khi giá hồi phục.
7.2.3. Phân tích Công ty
+ Xu thế cấp 2:
Cho rằng trên cơ sở diễn biến của xu thế cấp 1, TT sẽ có các
điểm ngắt quãng, có thể đi ngược chiều nhưng là sự điều chỉnh
xu thế cấp 1. Xu thế này thường kéo dài từ 3 đến 12 tuần.
+ Xu thế cấp 3:
Xu hướng biến động ngắn hạn (khoảng từ vài giờ đến vài ngày)
+ Công dụng của Lý thuyết Dow được dùng để:
- Xác định thời điểm kết thúc 1 xu hướng biến động cổ phiếu.
- Xu hướng biến động chính của TT tăng giá, là xuất hiện hàng
loạt các đỉểm đỉnh và các điểm đáy cao hơn.
- Xu hướng biến động chính của TT giá giảm, là xuất hiện
những điểm đỉnh và những điểm đáy thấp hơn.
- Những biến động hằng ngày được coi là không đáng kể.
7.2.3. Phân tích Công ty
Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại
Cho rằng các nhà đầu tư CK
- Chỉ quan tâm đến mối quan hệ giữa các cổ phiếu trong 1
DMĐT hơn tập trung vào việc định giá 1 loại CK cụ thể nào đó.
- Tổng thể TTCK là một thị trường hiệu quả, giá chứng khoán
phản ánh tức thì những thông tin về đầu tư.
=> Vì vậy, không có một NĐT nào được coi là sáng suốt trên
khía cạnh tổng thể của thị trường.
 Trọng tâm chính của nhà phân tích là
Lựa chọn một tập hợp các loại CK có thể đưa lại cho NĐT một
thu nhập mong đợi cao hơn từng mức rủi ro nhất định có thể có
trong mỗi loại chứng khoán của họ.

You might also like