You are on page 1of 22

TIÊM TRUYỀN TĨNH MẠCH

1. MỤC TIÊU HỌC TẬP


Sau khi hoàn thành bài này, học viên có khả năng:
1.1 Thực hiện giao tiếp với người bệnh, đối chiếu, thông báo, giải thích cho người
bệnh tiến trình truyền dịch.
1.2 Nhận định tình trạng người bệnh, chuẩn bị dụng cụ truyền dịch đầy đủ và phù hợp.
1.3 Thực hiện kỹ năng truyền dịch cho người bệnh theo đúng qui trình và an toàn.
1.4 Tạo sự an toàn, thoải mái và kín đáo cho người bệnh trong suốt quá trình thực hiện
kỹ thuật truyền dịch
1.5 Thu dọn và xử lý dụng cụ đúng cách.
1.6 Ghi hồ sơ đúng theo qui định.
2. SINH VIÊN CHUẨN BỊ:
✓ Đọc tài liệu
- Giải phẫu (các mốc giải phẫu, tĩnh mạch ngoại vi, cấu tạo da…)
- Giáo trình lý thuyết Điều dưỡng cơ sở bài nguyên tắc dùng thuốc
- Sách kỹ thuật quy trình Điều dưỡng cơ sở dựa trên chuẩn năng lực cơ bản chủ biên
Đoàn Thị Anh Lê 2014
✓ Xem phim kỹ thuật trước khi đến lớp và trả lời các câu hỏi
- Động tác nào trong phim yêu cầu tuân thủ các nguyên tắc vô khuẩn?
- Động tác nào gây mất an toàn cho người bệnh?
- Những điểm khác biệt giữa các bước thực hiện kỹ thuật trong phim và bảng kiểm đã
được cung cấp? Lý giải vì sao có sự khác biệt này?
✓ Sinh viên chuẩn bị trước những thắc mắc liên quan đến kỹ thuật sau khi xem tài
liệu tại nhà.
3. PHÂN BỐ THỜI GIAN: 4 tiết
- Lượng giá phần tự học và thảo luận: 15 phút
- Giảng viên hướng dẫn kỹ thuật: 35 phút
- Sinh viên thực hành: 140 phút
- Giải quyết tình huống và lượng giá cuối bài: 10 phút
4. DỤNG CỤ CẦN THIẾT
- Máy chiếu projector, máy tính, màn chiếu
- Phim kỹ thuật
- Mô hình: tiêm tĩnh mạch
- Bộ dụng cụ truyền dịch
5. NỘI DUNG
5.1 Mục đích
- Bồi hoàn nước và điện giải, hồi phục tạm thời khối lượng tuần hoàn trong cơ thể
- Thay thế tạm thời lượng máu mất
- Nuôi dưỡng cơ thể
- Đem thuốc vào cơ thể với số lượng nhiều trực tiếp vào máu
- Duy trì nồng độ thuốc kéo dài nhiều giờ trong máu
- Mục đích khác: giải độc, lợi tiểu, mở thông đường tĩnh mạch…
5.2 Chỉ định - chống chỉ định
5.2.1 Chỉ định
- Người bệnh bị giảm khối lượng tuần hoàn do mất dịch: tiêu chảy, bỏng…
- Người bệnh bị mất máu cấp: tai nạn, xuất huyết tiêu hóa…
- Người bệnh bị choáng, sốc, tình trạng nặng…
- Người bệnh bị suy dinh dưỡng
- Người bệnh cần dùng số lượng lớn thuốc hoặc duy trì đều trong cơ thể
- Người bệnh bị ngộ độc
- Người bệnh chuẩn bị phẫu thuật
5.3 Qui trình kỹ thuật
5.3.1 Nhận định
- Tuổi, giới
- Tổng trạng: BMI, dấu sinh hiệu
- Tình trạng bệnh hiện tại? lý do dùng thuốc qua lòng mạch?
- Tình trạng bệnh lý kèm theo: ung thư vú đã mổ nạo hạch vùng hố nách? Đang có
luồng thông động tĩnh mạch? Tình trạng yếu liệt? vận động? đang sử dụng các loại
thuốc liên quan đến tình trạng miễn dịch của cơ thể như xạ trị, hóa trị…
- Kiểm tra lại y lệnh: loại dịch, lượng dịch, thuốc pha vào dịch truyền (nếu có), tốc
độ chảy, tham khảo từ điển dược/ dược sĩ về thành phần dịch truyền, mục đích sử
dụng, tương tác thuốc, tác dụng phụ
- Nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện liệu pháp truyền dịch:
o Cân nặng (thay đổi cân nặng cũng cho thấy tình trạng thừa hoặc thiếu dịch, tăng/
giảm 1kg trọng lượng cơ thể # tăng/giảm 1 lít dịch) (Alexander và cộng sự,
2010)
o Tình trạng khối lượng tuần hoàn:
▪ Nước tiểu (số lượng, màu sắc)
▪ Dấu sinh hiệu (thiếu dịch -> hạ huyết áp, hô hấp thay đổi -> rối loạn kiềm
toan, than nhiệt từ 38,3 0C -> 39,4 0C cần bù ít nhất 500ml dịch/ 24 giờ)
▪ Tĩnh mạch cổ, áp lực tĩnh mạch cổ ngoài
▪ Âm phổi
▪ Đo áp lực tĩnh mạch cổ ngoài (JVP) (bình thường 5 – 10 cm).
▪ Dấu hiệu đổ đầy mao mạch.
o Tình trạng thể tích dịch gian bào:
▪ Dấu véo da.
▪ Mức độ phù.
▪ Niêm mạc miệng (độ tin cậy cao hơn là quan sát tình trạng
da/môi khô).
o Khát?
o Tri giác, hành vi?
- Cận lâm sàng: các xét nghiệm về chức năng gan, thận, CTM, Hct...
- Tiền sử dị ứng: thuốc, các loại thức ăn.
- Tình trạng hệ thống tĩnh mạch ngoại biên.
- Có đang sử dụng liệu pháp dùng thuốc qua lòng mạch: đang có kim luồn, đang có
hệ thống tĩnh mạch trung tâm chích từ ngoại biên (PICC), hệ thống tĩnh mạch trung
tâm (CVP), buồng tiêm dưới da...
- Tâm lý: thoải mái? Hợp tác hay không?
- Nhận định kiến thức người bệnh về qui trình sử dụng liệu pháp truyền dịch, lý do.
5.3.2 Chuẩn bị dụng cụ truyền dịch:
Dụng cụ vô khuẩn:
- Dịch truyền theo y lệnh.
- Bộ dây dịch truyền
Hình: Bộ dây truyền dịch

- Kim luồn (nếu cần).

Hình: Các loại kim luồn


- Băng trong suốt (transperant film) hoặc băng keo cá nhân.
- Hộp gòn cồn hoặc gòn cồn làm sẵn (alcohol swap).
- Bình kềm sát khuẩn da.
- Hộp thuốc chống sốc: đủ cơ số
Dụng cụ sạch:
- Phiếu theo dõi truyền dịch.
- Dây thắt mạch (garrot)
- Bồn hạt đậu.
- Gối kê tay (nếu cần)
- Máy đo huyết áp, ống nghe
- Găng tay sạch
- Băng keo
- Trụ treo
- Đồng hồ có kim giây
- Dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
- Hộp đựng vật sắc nhọn.
- Thùng đựng rác y tế, rác sinh hoạt.

5.3.3 Qui trình kỹ thuật


5.3.3.1. Qui trình kỹ thuật tiêm truyền dung dịch bằng kim kim loại
Bảng kiểm: Kỹ thuật tiêm truyền dung dịch bằng kim kim loại
STT NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1 Nhận định tình trạng người Xác định đúng người Xác định họ tên, năm sinh,
bệnh bệnh; Đánh giá tổng địa chỉ NB; Nhận định:
quát được tình trạng tuổi, tri giác, tiền sử dị ứng,
người bệnh; Cho người kiến thức về thuốc, bệnh lý
bệnh dùng thuốc an kèm theo, sự lệ thuộc thuốc
toàn; Dễ dàng theo dõi hay nghiện thuốc nếu có,
và đánh giá người tình trạng bệnh lý thần kinh
bệnh. đi kèm: rối loạn cảm giác,
vận động của NB, vị trí
tiêm lần gần nhất (nếu tiêm
nhiều lần). hệ thống tĩnh
mạch ngoại biên, có đang
tiêm truyền dịch? truyền
máu? ngày thứ mấy? hệ
thống có thông? màu sắc da
xung quanh vị trí lưu kim?
2 Vệ sinh tay thường quy Tránh nhiễm khuẩn Rửa tay sạch các mặt theo
quy trình vệ sinh tay
thường quy
3 Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ Tiến hành kỹ thuật Cỡ kim (19- 21G kim dài
và phù hợp được thuận lợi và an 2,5- 4,0 cm) phù hợp,
toàn trọng lượng NB và vị trí
cần tiêm.
4 Đối chiếu đúng người Tránh nhầm lẫn NB; Xác định họ tên, năm sinh,
bệnh, báo và giải thích NB an tâm hợp tác địa chỉ NB; Báo và giải
thích rõ mục đích của KT,
loại dịch truyền, tác dụng
chính, tác dụng phu, những
điểm cần lưu ý khi NB
truyền dịch, quy trình thực
hiện, những can thiệp trên
NB trước khi thực hiện KT
tiêm truyền để NB hiểu và
hợp tác.
5 Chuẩn bị tư thế người Người bệnh được thoải Tư thế NB vững, phù hợp
bệnh phù hợp, thoải mái mái trong quá trình với từng vị trí tiêm truyền
truyền dịch (tùy theo lượng thuốc),
thuận tiện, thoải mái, kín
đáo an toàn trong suốt thời
gian tiêm truyền
6 Đo huyết áp, đếm mạch, Kiểm tra dấu sinh hiệu Đo dấu sinh hiệu đúng kỹ
cho người bệnh tiêu, tiểu của người bệnh trước thuật, tránh sai số, chú ý
(nếu được) khi truyền dịch. Vì thời mạch và huyết áp.
gian truyền dịch có thể
sẽ lâu nên cho người
bệnh đi vệ sinh để tạo
sự thoải mái cho người
bệnh
7 Xác định vị trí tiêm: tìm Tránh gây tai biến Hướng dẫn NB nắm chặt
tĩnh mạch to, rõ, mềm mại, tay, co duỗi các vị trí
ít di động khớp, để tay thấp hơn mực
tim
Xác định tĩnh mạch cần
tiêm: chọn tĩnh mạch, to
rõ, ít di động, tránh gần
khớp, mềm mại, vùng da
xung quanh không có dấu
hiệu tổn thương, đau,
bầm, sưng, viêm nhiễm,
hay có các dấu kim đâm
trước đó
8 Vệ sinh tay thường quy Tránh nhiễm khuẩn Rửa tay sạch các mặt theo
quy trình vệ sinh tay
thường quy
9 Lấy dịch truyền và thuốc Tránh nhầm lẫn dung Đọc đúng 3 tra, 5 đối, 6
theo y lệnh (đọc nhãn dịch truyền cho người đúng
thuốc lần 1) bệnh
10 Mở nắp chai dịch, sát Tránh nhiễm khuẩn Sát khuẩn bằng gòn cồn
khuẩn nắp chai dịch dịch truyền. Tránh hoặc alcol swab. Đọc đúng
truyền, để khô, đọc nhãn nhầm lẫn dung dịch 3 tra, 5 đối, 6 đúng
thuốc lần 2, pha thuốc vào truyền cho người bệnh
chai dịch nếu có y lệnh
11 Kiểm tra bộ dây truyền: Đảm bảo tiêm truyền Đọc đúng các thông tn ghi
loại dây, tốc độ giọt, hạn an toàn, dung dịch trên bộ dây truyền dịch
dùng, sự nguyên vẹn không bi nhiễm khuẩn
và tính được thời gian
dịch chảy
12 Khóa dây dịch truyền, cắm Tránh dịch chảy ra khi Đảm bảo an toàn phần kim
dây dịch truyền vào chai treo dịch truyền lên trụ của bầu đếm giọt khi d6am
treo vào chai dịch, tay không
chạm vào phần này
13 Treo chai lên trụ, bóp bầu Chuẩn bị sẵn dung dịch Không được cho dung dịch
đếm giọt cho dịch vào 1/3 vào bấu đếm giọt. Mở đầy bầu đếm giọt.
– ½ bầu đếm giọt, mở bộ khóa bộ phận dẫn khí
phận dẫn khí để giúp dịch truyền
chảy được
14 Mở nắp che kim, đuổi khí Tránh tai biến thuyên Đảm bào dây dịch truyền
vào bồn hạt đậu, khóa lại, tắc khí khi tuyền dịch không còn khí
đậy nắp che kim (thay kim cho người bệnh
khi cần), để ở vị trí an toàn
15 Để lộ vùng tiêm, kê gối kê Thuận tiện và an toàn Tư thế NB vững, phù hợp
tay (nếu cần) trong khi tiêm với từng vị trí tiêm (tùy
theo lượng thuốc), thuận
tiện, thoải mái, kín đáo an
toàn trong suốt thời gian
tiêm.
16 Vệ sinh tay thường quy, Tránh nhiễm khuẩn. Rửa tay sạch các mặt theo
mang găng tay sạch Hạn chế phơi nhiễm quy trình vệ sinh tay
cho NVYT thường quy
17 Buộc dây thắt mạch Hệ thống tĩnh mạch nổi không buộc ngay ổ khớp, 2
(garrot) phía trên vị trí rõ đầu của sợi dây garrot
tiêm 10 – 15cm hướng lên trên tránh chạm
lên vùng tiêm.
18 Sát khuẩn vùng tiêm Chuẩn bị vùng tiêm Sát khuẩn theo nguyên tắc
sạch, tránh nhiễm từ trong rộng ra ngoài 5
khuẩn sau tiêm cm: dọc theo đường đi tĩnh
mạch từ dưới lên và rộng
ra 2 bên hoặc xoắn ốc từ vị
trí tiêm rộng ra ngoài
Sát khuẩn da đủ rộng, đủ
sạch
19 Để mặt vát kim lên trên, Chờ cho vùng da đã sát
căng da, đâm kim góc 30 – khuẩn phải thật khô mới
40độ qua da và luồn vào được tiêm. Động tác tiêm
tĩnh mạch gọn gàng không chạm vào
các vùng vô khuẩn trên hệ
thống bơm tiêm hoặc vùng
da đã sát khuẩn. Giữ đầu
dưới của tĩnh mạch để
căng da, không làm di lệch
tĩnh mạch
Để mặt vát kim hướng lên,
góc độ đâm kim phù hợp
(30-40o tùy theo vị trí tĩnh
mạch)
Khi luồn kim vào lòng
mạch phải chừa một phần
thân kim bên ngoài.
20 Bóp phần cao su của dây Kiểm tra chính xác vị Nhẹ nhàng không làm lệch
truyền, kiểm tra có máu, trí kim trong lòng kim ra khỏi lòng mạch
tháo garrot mạch
21 Mở khóa cho dịch chảy Tránh máu chảy ra gây Một tay giữ kim, một tay
(tốc độ chậm) nghẹt kim mở khóa dây dịch truyền
22 Cố định chuôi kim, che Giữ kim không bị lệch Cố định kim theo đúng thứ
chở phần kim luồn ló ra tự, cố định phần đốc
ngoài bằng băng vô khuẩn kim(trước) bằng băng keo
lụa, cô định phần thân kim
ló ra(sau) bằng băng keo cá
nhân.
23 Cố định hệ thống dây dịch Giữ kim không bị lệch Cố định dây dịch truyền
truyền bằng băng keo lụa, tránh để
dây dịch truyền bị gấp khúc
khi cố định
24 Tháo găng tay, rửa tay Tránh nhiễm khuẩn Rửa tay sạch các mặt theo
quy trình vệ sinh tay
thường quy
25 Điều chỉnh giọt theo y lệnh Thực hiện theo đúng y Để mặt đồng hồ gần sát bầu
lệnh, giúp việc điều trị đếm giọt khi đếm. Đếm
đạt hiệu quả và giữ an trong 15 giây hoặc 30 giây
toàn cho người bệnh
26 Dán nhãn ghi chú ngày giờ Tránh nhầm lẫn thuốc. Ghi đẩy đủ thông tin dịch
truyền dịch, thuốc pha Giúp việc bàn giao truyền, thuốc pha vào dịch
giữa các ca trực không truyền
bị sai sót
27 Dặn dò người bệnh những NB biết và an tâm, Dặn theo hệ thống để người
điều cần thiết tránh xảy ra tai biến bệnh dễ nhớ
khi truyền dịch
28 Báo giải thích cho người NB biết và an tâm Cho NB trở về tư thế tiện
bệnh biết việc đã xong, nghi ban đầu
giúp người bệnh tiện nghi
29 Thu dọn dụng cụ, xử lý Tránh lây nhiễm cho Xử lý dụng cụ đúng quy
dụng cụ lây nhiễm đúng môi trường xung trình
cách quanh, cho NB và bản
thân
30 Vệ sinh tay thường quy Tránh nhiễm khuẩn Rửa tay sạch các mặt theo
quy trình vệ sinh tay
thường quy
31 Ghi hồ sơ Đảm bảo chăm sóc liên Ghi hồ sơ đầy đủ: ngày giờ
tục truyền dịch, tên dịch
truyền, hàm lượng, liều
dung, đường dùng, tình
trạng NB trong quá trình
truyền dịch và sau khi
truyền dịch, họ tên người
thực hiện.
Kết quả

5.3.3.1 Qui trình kỹ thuật tiêm truyền dung dịch bằng kim kim loại

Đánh
ST giá
Nội dung
T Không
Đạt
Đạt
1 Nhận định tình trạng của người bệnh
2 Vệ sinh tay thường qui
3 Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ và phù hợp
4 Đối chiếu đúng người bệnh, báo và giải thích
5 Chuẩn bị tư thế người bệnh phù hợp, thoải mái
6 Đo huyết áp, đếm mạch, cho người bệnh tiêu, tiểu (nếu được)
7 Chọn tĩnh mạch to, rõ, ít di động
8 Vệ sinh tay thường qui
9 Lấy dịch truyền và thuốc theo y lệnh (đọc nhãn thuốc lần 1)
10 Mở nắp chai dịch, sát khuẩn nắp chai dịch truyền, để khô, đọc
nhãn thuốc lần 2, pha thuốc vào chai dịch nếu có y lệnh
11 Kiểm tra bộ dây truyền: loại dây, tốc độ giọt, hạn dùng, sự
nguyên vẹn
12 Khóa dây dịch truyền, cắm dây dịch truyền vào chai
13 Treo chai lên trụ, bóp bầu đếm giọt cho dịch vào 1/3 – ½ bầu
đếm giọt, mở bộ phận dẫn khí
14 Mở nắp che kim, đuổi khí vào bồn hạt đậu, khóa lại, đậy nắp
che kim (thay kim khi cần), để ở vị trí an toàn
15 Để lộ vùng tiêm, kê gối kê tay (nếu cần)
16 Vệ sinh tay thường quy, mang găng tay
17 Buộc garrot cách vị trí tiêm 10 – 15 cm
18 Sát khuẩn vùng tiêm rộng từ trong ra ngoài 5cm (hoặc từ dưới
lên dọc theo tĩnh mạch rộng từ trong ra ngoài)
19 Để mặt vát kim lên trên, căng da, đâm kim góc từ 30 – 40 độ
qua da và luồn kim vào tĩnh mạch
20 - Bóp phần cao su của dây truyền, kiểm tra có máu, tháo garrot
21 Mở khóa cho dịch chảy (tốc độ chậm)
22 Cố định chuôi kim, che chở phần kim luồn ló ra ngoài bằng
băng vô khuẩn,
23 Cố định hệ thống dây dịch truyền
24 Tháo găng, vệ sinh tay thường qui.
25 Điều chỉnh giọt theo y lệnh
26 Dán nhãn ghi chú ngày giờ truyền dịch, thuốc pha
27 Dặn dò người bệnh những điều cần thiết
28 Báo cho người bệnh biết việc đã xong, cho người bệnh nằm lại
tư thế tiện nghi
29 Thu dọn dụng cụ, xử lý chất thải lây nhiễm đúng cách
30 Vệ sinh tay thường quy
31 Ghi hồ sơ
Kết quả

5.3.3.2 Qui trình kỹ thuật tiêm truyền dung dịch bằng kim luồn

Bảng kiểm: Kỹ thuật tiêm truyền dung dịch bằng kim luồn
STT NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1 Nhận định tình trạng người Xác định đúng người Xác định họ tên, năm sinh,
bệnh bệnh; Đánh giá tổng địa chỉ NB; Nhận định:
quát được tình trạng tuổi, tri giác, tiền sử dị ứng,
người bệnh; Cho người kiến thức về thuốc, bệnh lý
bệnh dùng thuốc an kèm theo, sự lệ thuộc thuốc
toàn; Dễ dàng theo dõi hay nghiện thuốc nếu có,
và đánh giá người tình trạng bệnh lý thần kinh
bệnh. đi kèm: rối loạn cảm giác,
vận động của NB, vị trí
tiêm lần gần nhất (nếu tiêm
nhiều lần). hệ thống tĩnh
mạch ngoại biên, có đang
tiêm truyền dịch? truyền
máu? ngày thứ mấy? hệ
thống có thông? màu sắc da
xung quanh vị trí lưu kim?
2 Vệ sinh tay thường quy Tránh nhiễm khuẩn Rửa tay sạch các mặt theo
quy trình vệ sinh tay
thường quy
3 Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ Tiến hành kỹ thuật Cỡ kim (19- 21G kim dài
và phù hợp được thuận lợi và an 2,5- 4,0 cm) phù hợp,
toàn trọng lượng NB và vị trí
cần tiêm.
4 Đối chiếu đúng người Tránh nhầm lẫn NB; Xác định họ tên, năm sinh,
bệnh, báo và giải thích NB an tâm hợp tác địa chỉ NB; Báo và giải
thích rõ mục đích của KT,
loại dịch truyền, tác dụng
chính, tác dụng phu, những
điểm cần lưu ý khi NB
truyền dịch, quy trình thực
hiện, những can thiệp trên
NB trước khi thực hiện KT
tiêm truyền để NB hiểu và
hợp tác.
5 Chuẩn bị tư thế người Người bệnh được thoải Tư thế NB vững, phù hợp
bệnh phù hợp, thoải mái mái trong quá trình với từng vị trí tiêm truyền
truyền dịch (tùy theo lượng thuốc),
thuận tiện, thoải mái, kín
đáo an toàn trong suốt thời
gian tiêm truyền
6 Đo huyết áp, đếm mạch, Kiểm tra dấu sinh hiệu Đo dấu sinh hiệu đúng kỹ
cho người bệnh tiêu, tiểu của người bệnh trước thuật, tránh sai số, chú ý
(nếu được) khi truyền dịch. Vì thời mạch và huyết áp.
gian truyền dịch có thể
sẽ lâu nên cho người
bệnh đi vệ sinh để tạo
sự thoải mái cho người
bệnh
7 Xác định vị trí tiêm: tìm Tránh gây tai biến Hướng dẫn NB nắm chặt
tĩnh mạch to, rõ, mềm mại, tay, co duỗi các vị trí
ít di động khớp, để tay thấp hơn mực
tim
Xác định tĩnh mạch cần
tiêm: chọn tĩnh mạch, to
rõ, ít di động, tránh gần
khớp, mềm mại, vùng da
xung quanh không có dấu
hiệu tổn thương, đau,
bầm, sưng, viêm nhiễm,
hay có các dấu kim đâm
trước đó
8 Vệ sinh tay thường quy Tránh nhiễm khuẩn Rửa tay sạch các mặt theo
quy trình vệ sinh tay
thường quy
9 Lấy dịch truyền và thuốc Tránh nhầm lẫn dung Đọc đúng 3 tra, 5 đối, 6
theo y lệnh (đọc nhãn dịch truyền cho người đúng
thuốc lần 1) bệnh
10 Mở nắp chai dịch, sát Tránh nhiễm khuẩn Sát khuẩn bằng gòn cồn
khuẩn nắp chai dịch dịch truyền. Tránh hoặc alcol swab. Đọc đúng
truyền, để khô, đọc nhãn nhầm lẫn dung dịch 3 tra, 5 đối, 6 đúng
thuốc lần 2, pha thuốc vào truyền cho người bệnh
chai dịch nếu có y lệnh
11 Kiểm tra bộ dây truyền: Đảm bảo tiêm truyền Đọc đúng các thông tn ghi
loại dây, tốc độ giọt, hạn an toàn, dung dịch trên bộ dây truyền dịch
dùng, sự nguyên vẹn không bi nhiễm khuẩn
và tính được thời gian
dịch chảy
12 Khóa dây dịch truyền, cắm Tránh dịch chảy ra khi Đảm bảo an toàn phần kim
dây dịch truyền vào chai treo dịch truyền lên trụ của bầu đếm giọt khi d6am
treo vào chai dịch, tay không
chạm vào phần này
13 Treo chai lên trụ, bóp bầu Chuẩn bị sẵn dung dịch Không được cho dung dịch
đếm giọt cho dịch vào 1/3 vào bấu đếm giọt. Mở đầy bầu đếm giọt.
– ½ bầu đếm giọt, mở bộ khóa bộ phận dẫn khí
phận dẫn khí để giúp dịch truyền
chảy được
14 Mở nắp che kim, đuổi khí Tránh tai biến thuyên Đảm bào dây dịch truyền
vào bồn hạt đậu, khóa lại, tắc khí khi tuyền dịch không còn khí
đậy nắp che kim (thay kim cho người bệnh
khi cần), để ở vị trí an toàn
15 Để lộ vùng tiêm, kê gối kê Thuận tiện và an toàn Tư thế NB vững, phù hợp
tay (nếu cần) trong khi tiêm với từng vị trí tiêm (tùy
theo lượng thuốc), thuận
tiện, thoải mái, kín đáo an
toàn trong suốt thời gian
tiêm.
16 Vệ sinh tay thường quy, Tránh nhiễm khuẩn. Rửa tay sạch các mặt theo
mang găng tay sạch Hạn chế phơi nhiễm quy trình vệ sinh tay
cho NVYT thường quy
17 Buộc dây thắt mạch Hệ thống tĩnh mạch nổi không buộc ngay ổ khớp, 2
(garrot) phía trên vị trí rõ đầu của sợi dây garrot
tiêm 10 – 15cm hướng lên trên tránh chạm
lên vùng tiêm.
18 Sát khuẩn vùng tiêm Chuẩn bị vùng tiêm Sát khuẩn theo nguyên tắc
sạch, tránh nhiễm từ trong rộng ra ngoài 5
khuẩn sau tiêm cm: dọc theo đường đi tĩnh
mạch từ dưới lên và rộng
ra 2 bên hoặc xoắn ốc từ vị
trí tiêm rộng ra ngoài
Sát khuẩn da đủ rộng, đủ
sạch
19 Tay không thuận căng da, Chờ cho vùng da đã sát
tay thuận cằm kim mặt vát khuẩn phải thật khô mới
lên trên, đâm xuyên qua được tiêm. Động tác tiêm
da, hướng kim theo chiều gọn gàng không chạm vào
tĩnh mạch, góc độ đâm các vùng vô khuẩn trên hệ
kim từ 30 – 40 độ tùy theo thống bơm tiêm hoặc vùng
vị trí tĩnh mạch da đã sát khuẩn. Giữ đầu
dưới của tĩnh mạch để
căng da, không làm di lệch
tĩnh mạch
Để mặt vát kim hướng lên,
góc độ đâm kim phù hợp
(30-40o tùy theo vị trí tĩnh
mạch)
Khi luồn kim vào lòng
mạch phải chừa một phần
thân kim bên ngoài.
20 Xác định kim đã vào tĩnh Kiểm tra chính xác vị Nhẹ nhàng không làm lệch
mạch: trí kim trong lòng kim ra khỏi lòng mạch
Quan sát thấy máu chảy mạch
ngược vào chuôi kim
21 Hạ góc độ đâm kim xuống Giúp kim không bị Thực hiện đúng kỹ thuật,
ngang mặt da, luồn kim xuyên mạch an toàn, kim không xuyên
vào lòng mạch khoảng mạch
5mm
22 Tay không thuận vẫn căng Tháo bỏ nòng sắt và Thực hiện đúng kỹ thuật,
da và giữ chuôi kim cố nòng nhựa được luu lại an toàn, kim không xuyên
định, tay thuận đẩy phần trong lòng mạch mạch
nhựa của kim luồn vào
lòng tĩnh mạch
23 Tháo garrot Thực hiện nhẹ nhàng, tránh
làm lệch kim
24 Dùng ngón giữa/áp út đè Thực hiện nhanh chóng và
chặt lên vị trí tĩnh mạch khéo léo, hạn chế chảy máu
nơi đầu của phần nhựa kim ra ngoài
luồn (cách vị trí tiêm 3cm)
để hạn chế sự chảy máu
25 Rút bỏ nòng trong kim Thử kim lại sau khi rút Bơm nước muối thấy nhẹ
luồn, gắn bơm tiêm chứa nòng sắt. Tránh máu tay chứng tỏ kim thông.
nước muối sinh lý vào chảy ra gây nghẹt kim Một tay giữ kim, một tay
đuôi kim luồn, bơm chậm, mở khóa dây dịch truyền
quan sát sự thông thương,
phù, thay bơm tiêm bằng
đầu dây dịch truyền, mở
khóa, cho chảy chậm
26 Cố định chuôi kim luồn, Giữ kim không bị lệch Cố định kim bằng Urgotul
che chở phần nhưạ của hoặc Transferan Film
kim luồn ló ra ngoài bằng
băng vô khuẩn, cố định hệ
thống dây dịch truyền
27 Tháo găng tay, rửa tay Tránh nhiễm khuẩn Rửa tay sạch các mặt theo
quy trình vệ sinh tay
thường quy
28 Điều chỉnh giọt theo y lệnh Thực hiện theo đúng y Để mặt đồng hồ gần sát bầu
lệnh, giúp việc điều trị đếm giọt khi đếm. Đếm
đạt hiệu quả và giữ an trong 15 giây hoặc 30 giây
toàn cho người bệnh
29 Dán nhãn ghi chú ngày giờ Tránh nhầm lẫn thuốc. Ghi đẩy đủ thông tin dịch
truyền dịch, thuốc pha Giúp việc bàn giao truyền, thuốc pha vào dịch
giữa các ca trực không truyền
bị sai sót
30 Dặn dò người bệnh những NB biết và an tâm, Dặn theo hệ thống để người
điều cần thiết tránh xảy ra tai biến bệnh dễ nhớ
khi truyền dịch
31 Báo giải thích cho người NB biết và an tâm Cho NB trở về tư thế tiện
bệnh biết việc đã xong, nghi ban đầu
giúp người bệnh tiện nghi
32 Thu dọn dụng cụ, xử lý Tránh lây nhiễm cho Xử lý dụng cụ đúng quy
dụng cụ lây nhiễm đúng môi trường xung trình
cách quanh, cho NB và bản
thân
33 Vệ sinh tay thường quy Tránh nhiễm khuẩn Rửa tay sạch các mặt theo
quy trình vệ sinh tay
thường quy
34 Ghi hồ sơ Đảm bảo chăm sóc liên Ghi hồ sơ đầy đủ: ngày giờ
tục truyền dịch, tên dịch
truyền, hàm lượng, liều
dung, đường dùng, tình
trạng NB trong quá trình
truyền dịch và sau khi
truyền dịch, họ tên người
thực hiện.
Kết quả

Qui trình kỹ thuật tiêm truyền dung dịch bằng kim luồn
Đánh giá
Stt Nội dung Không
Đạt
Đạt
1 Nhận định tình trạng của người bệnh
2 Vệ sinh tay thường qui
3 Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ và phù hợp
4 Đối chiếu đúng người bệnh, báo và giải thích
5 Chuẩn bị tư thế người bệnh phù hợp, thoải mái
6 Đo huyết áp, đếm mạch, cho người bệnh tiêu, tiểu (nếu được)
7 Chọn tĩnh mạch to, rõ, ít di động
8 Vệ sinh tay thường qui
9 Lấy dịch truyền và thuốc theo y lệnh (đọc nhãn thuốc lần 1)
10 Mở nắp chai dịch, sát khuẩn nắp chai dịch truyền, để khô, đọc
nhãn thuốc lần 2, pha thuốc vào chai dịch nếu có y lệnh
11 Kiểm tra bộ dây truyền: loại dây, tốc độ giọt, hạn dùng, sự
nguyên vẹn
12 Khóa dây dịch truyền, cắm dây dịch truyền vào chai
13 Treo chai lên trụ, bóp bầu đếm giọt cho dịch vào 1/3 – ½ bầu
đếm giọt, mở bộ phận dẫn khí
14 Mở nắp che kim, đuổi khí vào bồn hạt đậu, khóa lại, đậy nắp
che kim (thay kim khi cần), để ở vị trí an toàn
15 Để lộ vùng tiêm, kê gối kê tay (nếu cần)
16 Vệ sinh tay thường quy, mang găng tay
17 Buộc garrot cách vị trí tiêm 10 – 15 cm
18 Sát khuẩn vùng tiêm rộng từ trong ra ngoài 5cm (hoặc từ dưới
lên dọc theo tĩnh mạch rộng từ trong ra ngoài)

19 Tay không thuận căng da, tay thuận cằm kim mặt vát lên trên,
đâm xuyên qua da, hướng kim theo chiều tĩnh mạch, góc độ
đâm kim từ 30 – 40 độ tùy theo vị trí tĩnh mạch
20 Xác định kim đã vào tĩnh mạch:
- Quan sát thấy máu chảy ngược vào chuôi kim
21 Hạ góc độ đâm kim xuống ngang mặt da, luồn kim vào lòng
mạch khoảng 5mm
22 Tay không thuận vẫn căng da và giữ chuôi kim cố định, tay
thuận đẩy phần nhựa của kim luồn vào lòng tĩnh mạch
23 Tháo garrot
24 Dùng ngón giữa/áp út đè chặt lên vị trí tĩnh mạch nơi đầu của
phần nhựa kim luồn (cách vị trí tiêm 3cm) để hạn chế sự chảy
máu
25 Rút bỏ nòng trong kim luồn, gắn bơm tiêm chứa nước muối
sinh lý vào đuôi kim luồn, bơm chậm, quan sát sự thông
thương, phù, thay bơm tiêm bằng đầu dây dịch truyền, mở
khóa, cho chảy chậm
26 Cố định chuôi kim luồn, che chở phần nhưạ của kim luồn ló ra
ngoài bằng băng vô khuẩn, cố định hệ thống dây dịch truyền
27 Tháo găng, vệ sinh tay thường qui.
28 Điều chỉnh giọt theo y lệnh
29 Dán nhãn ghi chú ngày giờ đặt kim luồn, cỡ kim, chiều dài
kim, ngày giờ truyền dịch
30 Dặn dò người bệnh những điều cần thiết
31 Báo cho người bệnh biết việc đã xong, cho người bệnh nằm lại
tư thế tiện nghi
32 Thu dọn dụng cụ, xử lý chất thải lây nhiễm đúng cách
33 Vệ sinh tay thường quy
34 Ghi hồ sơ
Kết quả
5.3.4 Ghi hồ sơ:
- Ngày giờ tiêm truyền, ngày giờ kết thúc.
- Tên dung dịch truyền, hàm lượng, liều lượng, số giọt theo y lệnh trong 1
phút, thuốc pha (nếu có): tên thuốc, hàm lượng, liều lượng.
- Loại kim sử dụng
- Dấu sinh hiệu của người bệnh.
- Phản ứng của người bệnh (nếu có).
- Xử trí của người điều dưỡng (nếu có).
- Tên điều dưỡng thực hiện.
5.1. Những điểm cần lưu ý:
- Thận trọng khi sử dụng trên những người bệnh có vấn đề về thận, tim mạch, hô
hấp:
o Việc sử dụng dịch đẳng trương có thể gây quá tải tuần hoàn ở những
người bệnh thận, tim.
o Truyền dịch nhược trương có thể làm nặng thêm tình trạng tụt huyết áp
ở những người bệnh huyết áp thấp.
o Truyền dịch ưu trương gây kích thích tĩnh mạch và góp phần làm tăng
nguy cơ suy tim và phù phổi.
- Lựa chọn cỡ kim phù hợp:
Cỡ kim (Gauge) Chỉ định lâm sàng

14, 16, 18 Chấn thương, phẫu thuật, truyền máu


20 Truyền dịch liên tục/ngắt quãng, truyền máu
22 Truyền dịch liên tục/ngắt quãng, trẻ em/người lớn tuổi
Truyền máu/sản phẩm của máu ở trẻ nhỏ/sơ sinh
24 Tĩnh mạch dễ vỡ
Truyền máu/sản phẩm của máu ở trẻ nhỏ/sơ sinh
- Phải áp dụng đúng kỹ thuật vô khuẩn.
- Phải đếm mạch, đo huyết áp trước khi truyền dịch.
- Luôn giữ cho bầu đếm giọt chứa dịch ½ - 2/3 bầu
- Tránh để bọt khí vào tĩnh mạch người bệnh: bọt khí có thể làm thuyên tắc tĩnh
mạch.
- Giữ cho bộ phận lọc khí không bị ướt trong suốt quá trình truyền dịch.
- Quan sát người bệnh trong suốt thời gian tiêm truyền để phát hiện các dấu hiệu
bất thường: 30 – 60 phút/lần tùy theo tình trạng người bệnh
- Không nên cho dung dịch chảy quá nhanh vì có thể làm cho người bệnh bị phù
phổi cấp (trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ)
- Khoảng cách giữa chai dịch truyền đến giường bệnh là 1,2m, không nên để chai
dịch truyền quá cao sẽ gây áp lực trên thành mạch
- Nếu người bệnh phản ứng với dung dịch tiêm truyền như lạnh run, mạch nhanh,
khó thở… phải ngưng truyền ngay và báo bác sĩ
- Khi truyền dịch phải chú ý tốc độ chảy của dịch truyền và tình trạng người bệnh,
đặc biệt là đối với các trường hợp sau:
o Phù phổi cấp.
o Bệnh tim mạch.
o Tăng áp lực nội sọ
- Công thức tính thời gian chảy của dịch truyền:
V dịch truyền (ml) x số giọt/ml
Thời gian chảy của dịch truyền (phút) =
Số giọt y lệnh/ phút

- Tiêu chuẩn INS, 2011 nhằm giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn liên quan đến liệu pháp
truyền dịch:
o Nhận định vị trí tiêm mỗi ngày.
o Vệ sinh tay thường qui trước và sau sờ, đặt, thay thế, thay băng bất cứ vị
trí nào trong hệ thống dịch truyền.
o Làm sạch da trước khi đâm kim bằng dung dịch sát khuẩn sử dụng 1 lần
o (alcohol/chlorhexidine/iod pad).
o Để khô ít nhất 30 giây đối với chlorhexidine 2%/alcool 70o, ít nhất 2 phút
đối
o với povidine iodine.
o Không được chạm vào vị trí tiêm sau khi đã sát khuẩn.
o Khuyến cáo nên sử dụng băng trong suốt (transperant films) để cố định
giúp việc quan sát vị trí tiêm.
o Thay băng tại vị trí che chở thân kim mỗi 48 giờ hoặc khi ướt, dơ.
o Chai dịch truyền không được lâu quá 24 giờ.
o Kim luồn có thể lưu với thời gian dài tùy theo chất liệu của dụng cụ, trung
bình khoảng 48 – 72 giờ.
o Khi thay kim luồn nên thay đổi vị trí tiêm.
- Ghi nhận ngày giờ truyền dịch và ngày sử dụng kim luồn trên bộ dây truyền dịch
để tiện việc theo dõi và thay kim khi hết hạn sử dụng
- Nếu sử dụng kim bướm cần phải duổi hết khi trong bộ kim bướm trước khi
truyền.
6. THỰC HÀNH
- Xem phim
- Thảo luận nhóm
- Thực hành nhóm nhỏ
- Thực hành với mô hình, và người bệnh giả.
- Bảng kiểm lượng giá
7. BẢNG KIỂM
BẢNG KIỂM LƯỢNG GIÁ KỸ THUẬT TIÊM TRUYỀN TĨNH MẠCH
STT NỘI DUNG ĐIỂM TIÊU CHUẨN LƯỢNG GIÁ
CHUẨN
Giao tiếp hiệu quảvới - Điều dưỡng tự giới thiệu, đối
người bệnh: lời nói, cử chiếu chính xác họ tên, năm sinh
chỉ độngviên khuyến người bệnh, số phòng, số giường
khíchngười bệnh, với phiếu thuốc.
đốichiếu, thông - Báo và giải thích rõ mục đích
báo,giải thích việc của kỹ thuật, loại thuốc truyền,
sắplàm tác dụng chính, tác dụng phụ,
những điểm cần lưu ý khi người
bệnh được dùng thuốc qua lòng
1 5 mạch, quy trình thực hiện,
những can thiệp trên người bệnh
trước khi thực hiện kỹ thuật tiêm
truyền dung dịch để người bệnh
hiểu và hợp tác
- Luôn giải thích từng bước của
kỹ thuật cho người bệnh yên tâm
trong lúc thực hiện kỹ thuật
- Dặn dò người bệnh sau khi
truyền dịch: không được chạm
tay vào vị trí kim tiêm, không
được tự ý chỉnh giọt, khi thấy
sưng, đau nơi vị trí tiêm hoặc
khó chịu trong người hoặc khi
thấy dịch truyền gần hết,… thì
báo cho điều dưỡng
- Nói chuyện trấn an và quan sát
sắc diện người bệnh trong suốt
quá trình thực hiện kỹ thuật
Nhận định tình trạng - Nhận định người bệnh: tuổi, tri
người bệnh chuẩn bị giác, tiền sử dị ứng, kiến thức
dụng cụ phù hợp về thuốc, bệnh lý kèm theo, sự
lệ thuộc thuốc hay nghiện
thuốc nếu có, tình trạng bệnh
lý thần kinh đi kèm như: rối
loạn cảm giác; vận động của
người bệnh, vị trí tiêm lần gần
nhất (nếu có tiêm nhiều lần).
Đối với tiêm tĩnh mạch cần
nhận định thêm: hệ thống tĩnh
mạch ngoại biên, có đang tiêm
truyền dung dịch? truyền máu?
ngày thứ mấy? hệ thống có
thông không? màu sắc da xung
quanh vị trí lưu kim?
- Nhận định thuốc truyền: tên
2 5 thuốc, hàm lượng, liều lượng,
đường tiêm, hạn dùng, tính
chất thuốc, sự tương tác của
thuốc với thuốc dùng hoặc với
thức ăn, dung dịch dùng pha
(nếu cần), - Kiểm tra lại dụng
cụ đầy đủ: bộ dây truyền, kim
bướm hoặc kim luồn nếu cần,
băng keo, gạc vô khuẩn che
thân kim (băng keo cá nhân,
băng urgo...)
- Sao phiếu thực hiện và công
khai thuốc với đầy đủ thông
tin: họ tên người bệnh, tuổi, số
giường, số phòng, số nhập
viện, ngày nhập viện, chẩn
đoán, tên thuốc, hàm lượng,
liều dùng, thời gian truyền, tốc
độ chảy của dịch truyền theo y
lệnh, liều lượng thuốc pha vào
dịch truyền (nếu có).
- Luôn đem theo hộp chống
shock khi tiêm thuốc.

3 Thực hiện kỹ năng


theo đúng quy trình và
25
an toàn

1. Chuẩn bị dụng cụ và - Đối chiếu dịch truyền và thuốc


thuốc tiêm truyền qua pha (nếu có) với phiếu thuốc.
lòng mạch phù hợp - Ghi rõ các thông số: tốc độ chảy,
- Sao phiếu thuốc liều lượng thuốc pha vào dịch
đúng cách. truyền (nếu có).
- Kiểm tra dịch truyền, - Sát khuẩn nắp chai dịch truyền,
thuốc pha (nếu có) và để khô trong 30 giây, không
đối chiếu thuốc với chạm vào vị trí vừa sát khuẩn.
phiếu thuốc (6 đúng). - Khi pha thuốc hay rút thuốc
- Kiểm tra đối chiếu không để rớt thuốc ra ngoài hoặc
thuốc pha vào chai rút không hết thuốc trong ống
dịch truyền nếu cần 5 hay lọ thuốc.
(6 đúng). - Rút thuốc pha (nếu có) đúng và
- Pha thuốc vào chai đủ liều, không để chạm tay hay
dịch truyền nếu có y vật sạch vào nòng bơm tiêm,
lệnh. thân kim, chổ nối giữa bơm
- Chuẩn bị dụng cụ tiêm, kim, bơm thuốc vào chai
tiêm truyền qua lòng dịch an toàn.
mạch phù hợp. - Cắm dây dịch truyền vào chai
dịch truyền, tránh chạm vào
vùng vô khuẩn, khóa dây, quấn
gọn dây để ở vị trí an toàn (đọc
nhãn thuốc lần 3).
2. Chuẩn bị tư thế - Tư thế người bệnh vững, phù
người bệnh phù hợp, hợp vớitừng vị trí tiêm (tùy theo
xác định đúng vị trí lượng thuốc), thuận tiện, thoải
tiêm truyền mái, kín đáo trong suốtthời gian
tiêm truyền.
- Bộc lộ vị trí tiêm an toàn và tiện
nghi.
- Chọn tĩnh mạch tiêm: hướng dẫn
ngườibệnh nắm chặt tay, co duỗi
các vị trí khớp, để tay thấp hơn
mực tim.
- Xác định tĩnh mạch cần tiêm:
chọntĩnh mạch to rõ, ít di
động, tránh gầnkhớp, mềm
mại, vùng da xung quanh
không có dấu hiệu tổn thương,
bầm,sưng, viêm nhiễm hay có
dấu kim đâmtrước đó
3. Sát khuẩn vị trítiêm, - Treo chai dịch truyền lên trụ
đuổi khítrong hệ thống treo cáchmặt giường không quá
tiêm truyền qualòng 60 cm.
mạch an toànvà hiệu - Bóp bầu đếm giọt cho dịch chảy
quả 1/3 – ½ bầu
- Đuổi khí: tháo nắp kim khi
đuổi khí, tránh làm mất thuốc
hay còn bọt khítrong dây
truyền, giữ cho kim tiêm
vôkhuẩn trong khi đuổi khí.
- Đậy nắp kim lại và để kim treo
ở vị trían toàn.
- Buộc dây garrot cách vị trí tiêm
10 -15cm, không buộc ngay ổ
khớp, 2 đầu củasợi dây garrot
5 hướng lên trên tránh chạmvào
vùng tiêm.
- Tránh chạm tay vào mặt gòn sát
khuẩntrên da, nếu dùng kềm nên
dấu mũi kềmtrong gòn tránh
chạm vào da người bệnhtrong
khi sát khuẩn.
- Sát khuẩn theo nguyên tắc rộng
từ trong ra ngoài 5cm: dọc theo
đường đi tĩnh mạch từ dưới lên
và rộng ra hai bên hoặc xoắn ốc
từ vị trí tiêm rộng ra ngoài
- Sát khuẩn da đủ rộng, đủ sạch
(kiểm travị trí sát khuẩn và
màu sắc viên gòn saukhi sát
khuẩn).
4. Thực hiên - Chờ cho vùng da đã sát khuẩn
tiêmtruyền qua thật khômới được tiêm.
lòngmạch an toàn - Động tác tiêm gọn gàng, không
5
vàhiệu quả. chạmvào các vùng vô khuẩn trên
hệ thống tiêmtruyền hoặc vùng
da đã sát khuẩn. Giữđầu dưới
của tĩnh mạch để căng da, không
làm di lệch tĩnh mạch.
- Để mặt vát kim hướng lên, góc
độ đâmkim phù hợp (trung bình
30 -40 độ tùy theo vị trí tĩnh
mạch)
- Khi luồn kim vào lòng mạch
phải chừamột phần thân kim bên
ngoài.
- Kiểm tra chính xác vị trí kim
tronglòng mạch (bóp vào phần
cao su thấy cómáu chảy ra
- Mở khóa cho dịch chảy thật
chậm, vừaquan sát sắc mặt và
phản ứng của ngườibệnh.
- Cố định kim gọn gàng, an toàn:
băngkeo đầu tiên dán ở đốc kim
để cố định.
- Kim được giữ cố định vững
trong suốtquá trình truyền.
- Điều chỉnh tốc độ dịch truyền
chảy theoy lệnh.
5. Rút hệ thốngtiêm - Khóa dây truyền dịch.
truyền qualòng mạch - Tháo băng keo nhẹ nhàng, an
an toàn(khi ngưng toàn, tránhxê dịch kim trong quá
truyền) trình tháo băng keo.
- Đặt gòn kế bên vị trí đâm kim,
giữ vùngda nơi tiêm, không
5 được chạm lên than kim.
- Rút kim theo hướng đâm kim
vào, ấngòn giữ chặt vào vị trí
vừa rút kim chođến khi không
còn chảy máu. Dán băngche chở
lỗ chân kim.
- Để người bệnh nằm lại tiện nghi.
4 Tuân thủ các quyđịnh - Không vi phạm một trong các
về vô trùng,tạo sự an bướcquan trọng (in đậm).
toàn,thoải mái và kín - Áp dụng nguyên tắc vô khuẩn
đáo cho ngườibệnh 5 ngoạikhoa khi thực hiện kỹ
trong suốtquá trình thuật. Nếu saiphạm phải có ý
thực hiệnkỹ thuật tiêm thức xử lý.
truyền qua lòng mạch
5 Thiết lập môi trường - Sử dụng dụng cụ bảo hộ lao
5
chăm sócan toàn và động đúngcách và đúng lúc:
hiệuquả, tuân thủ mang găng tay, khẩutrang khi
cácyêu cầu về thực hiện kỹ thuật và tháo saukhi
phòngchống nhiễm không còn nguy cơ lây nhiễm.
khuẩn và xử lýchất - Rửa tay thường quy/ sát khuẩn
thải, dụng cụvà rác tay nhanhđúng thời điểm: trước
đúng quyđịnh, thu dọn và sau khi thực hiệnkỹ thuật.
dụngcụ đúng cách - Xử lý chất thải đúng ngay tại
nguồn: phân biệt được rác thải
lây nhiễm bénnhọn, không bén
nhọn và rác thải thôngthường.
- Cố định kim an toàn vào thùng
đựng vậtsắc nhọn ngay.
- Thu dọn dụng cụ tránh lây nhiễm
chomôi trường xung quanh, cho
người bệnhvà bản thân.
6 Đảm bảo chăm sóc Ghi vào phiếu theo dõi truyền
liên tục, ghi hồ sơ dịch:ngày giờ tiêm truyền, tên dịch
cụ thể, chính xác truyền, tênthuốc pha vào chai dịch
và đúng qui định truyền, hàmlượng, liều dùng, tốc độ
5
của Bộ y Tế truyền, tình trạng người bệnh trong
quá trình tiêm và sau khi tiêm
truyền, phản ứng của người bệnh, họ
tên người thực hiện
Tổng cộng 50

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ y tế. (2010). Hướng dẫn thực hành 55 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản tập 1, 2.
2. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
3. Đoàn Thị Anh Lê. (2014). “Qui trình kỹ thuật điều dưỡng cơ sở dựa trên năng
lực cơ bản”, Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản y học.
4. Trần Thị Thuận. (2008). “Điều dưỡng cơ sở 2”. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản y
học.
5. Potter, P.A., & Perry, A.G. (2013). Fundamentals of Nursing (13 th ed.).
Philadelphia, PA: F.A. Davis Company.
6. Perry, A.G., Potter, P.A., & Ostendoft, W.R. (2014). Clinical Nursing Skills
and Techniques 8 th ed. Mosby.

You might also like