You are on page 1of 10

5.

ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

5.1 ĐIỀU TRỊ

Mục tiêu điều trị với tiểu đường tuýp 1 và 2:

(1) Loại trừ những triệu chứng liên quan đến tăng đường huyết
(2) Làm giảm hay loại trừ tổn thương và biến chứng của bệnh vi
mạch do tiểu đường
(3) Tạo cho BN một cuộc sống gần như bình thường

Tuýp 1 Tuýp 2
- Ngăn chặn triệu chứng
- Kiểm soát glucose huyết
tăng glucose máu
tốt
- Giữ cân nặng lý tưởng
- Kiểm soát cân nặng
- Ngừa và làm chậm biến
- Điều trị các yếu tố nguy
chứng
cơ phối hợp (THA, RL lipid
- Tránh tai biến do điều
máu) và biến chứng.
trị

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CỤ THỂ


A, Điều trị ĐTĐ không dùng thuốc
 Chế độ ăn:
 Đảm bảo năng lượng 30-40 Kcal/kg/ngày, trong đó glucid chỉ chiếm 45-
50%, protit 15-20%, lipit 35% khẩu phần; dùng chất tạo ngọt
(sweetener), Đường hóa học, Cỏ stevia để thay thế cảm giác thèm ngọt.

 Do đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau ăn, vì thế phải hạn chế
lượng glucid.

 Vận động thể lực


 Để làm giảm cân ở người béo, tạo tâm tâm lý tốt cho BN...
 Chọn môn có tính dẻo dai hơn đòi hỏi cường độ cao.
 Kiểm soát đường huyết thường xuyên
 Giáo dục người bệnh:
 Biết cách tự theo dõi đường huyết và cách ăn uống
hợp lý
 Biết các sử dụng insulin với BN ĐTĐ tuýp 1.
 Khám định kì:
 Chỉ số đường máu (glycemic index GI ) là: Biểu thị khả năng làm tăng
glucose máu của thức ăn.
 Theo chỉ số đường máu GI, người ta “sơn” màu thực phẩm:
- Màu xanh khi GI dưới 55 ăn thoải mái
- Màu vàng khi GI từ 55-65 ăn hạn chế
- Màu đỏ khi GI trên 65 không được ăn
B, Điều trị dùng thuốc
Kiểm soát đường huyết BN ĐTĐ ( nghĩa là: đường huyết trước ăn duy trì từ 4-7
mmo/l, sau ăn từ 5-10mmol/l và nồng độ HbA1c < 8%) → giảm đường huyết (gần
mức bình thường nhất) → ↓ biến chứng, ↓ tử vong
 Đối với BN ĐTĐ Tuýp 1:
Bặt buộc phải dùng Insulin.

Loại Insulin Bắt đầu tác dụng Đỉnh tác dụng Tác dụng kéo dài
(h) (h) (h)
Insulin tác dụng tức thì (hiện chưa có ở Việt Nam: Lispro/ Aspart
Insulin nhanh/ Insulin thường
Regular 0.5 - >1 2-3 3-6
( Actrapid; Scilin
R; Humulin R)
Insulin bán chậm
NPH; Insulartard; 2-4 6-12 10-18
Insulin lente;
Scilin N, humulin
N
Insulin tác dụng kéo dài
Glargin (Lantus) 5 24 24
Levemir
Một vài dạng Insulin trộn sẵn: Insulin Mixtard 30/70 (30% Actrapid + 70%
Insulartard; Scilin M, Humulin M
HÌNH ẢNH CÁC THUỐC INSULIN

144.000 đồng/cây
712.000 đồng/ hộp

120.000 đồng/hộp

159.00 đồng/hộp
320.000 đồng/ cây
1.584.000 đồng/hộp

 BN ĐTĐ Tuýp 2:

o ĐƯỜNG UỐNG
1. Các thuốc kích thích làm tăng tiết insulin:
1.1. Các Sulfonylurea (Sulphamid hạ đường máu)
* Các thuốc thế hệ 1: Tolbutamid, Chlopropamid, Diabetol…
* Các thuốc thế hệ 2: Gliclazide, Glibenclamide…
1.2. Nhóm Meglitinide: Repaglinide , Nateglitinide
2. Nhóm Biguanide – Metformin: : Glucophage,
Glucofast…
3. Nhóm ức chế men α – Glucosidase: Acarbose,
Miglitol…
4. Nhóm Thiazolidinedione: Actos, Pionorm…
5. Nhóm ức chế men DPP-4: Sitagliptin, Vildagliptin …
6. Nhóm ức chế SGLT2:Canagliflozin, Dapagliflozin, Empagliflozin
ĐƯỜNG TIÊM
INSULIN (Các loại insulin đã nêu ở trên)

MỘT SỐ THUỐC ĐƯỜNG UỐNG :


1. Các thuốc kích thích làm tăng tiết insulin:
1.1. Các Sulfonylurea (Sulphamid hạ đường máu)
* Các thuốc thế hệ 1: Tolbutamid, Chlopropamid, Diabetol… hiện hầu như không
sử dụng vì có trọng lượng phân tử cao, dễ gây độc với thận.( Cho nên hiện nay đa số
dùng các thuốc thế hệ 2 để hạn chế TDKMM này)
* Các thuốc thế hệ 2: Gliclazide, Glibenclamide, Glipizid, Glimepiride, Glyburide

GIÁ:290.000 /60v/hộp

80.000 /120v/ hộp


200.000 /30v/ hộp

1.2. Nhóm Meglitinide


Về lý thuyết nhóm này không thuộc nhóm sulfonylurea ; nhưng nó có khả năng kích
thích tế bào beta tuyến tuỵ tiết insulin - nhờ có chứa nhóm benzamido .
• Về cách sử dụng có thể dùng như một đơn trị liệu hoặc kết hợp với Metformin, với
insulin .
+ Tác dụng : kích thích tiết Insulin nhanh, thuốc thải trừ nhanh nên có thời gian tác
dụng ngắn . Vì thế giảm nguy cơ hạ đường huyết .

450.000/30v/ hộp

1.700.000/hộp
2. Nhóm Biguanide – Metformin
Tác dụng: làm tăng nhạy cảm Insulin ở các mô ngoại vi, giảm sản xuất Glucose tại gan, làm
chậm hấp thu chất đường bột trong ống tiêu hóa.
+ Tác dụng phụ có thể gặp: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy/ buồn nôn/ nhiễm toan lactic
+ Chống chỉ định: ĐTĐ typ 1/ BN suy gan, suy thận nặng/ BN suy tim/ phụ nữ có thai
hoặc cho con bú/ mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

85.000/50v/hộp

144.000/hộp
3. Nhóm ức chế men α – Glucosidase
+ Tác dụng: thuốc làm giảm hấp thu chất đường bột từ ống tiêu hóa vào máu.
+ Tác dụng phụ có thể gặp: đau bụng/ rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy…
+ Chống chỉ định: bệnh đường ruột mạn tính gây giảm hấp thu/ phụ nữ có thai hoặc cho con bú/
mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

500.000/hộp
53.000/viên

4. Nhóm Thiazolidinedione
Thuốc làm tăng nhạy cảm của cơ và tổ chức mỡ với insulin bằng cách hoạt hoá
+ Một số biệt dược : Pioglitazone (Actos, Pionorm … )
+ Tác dụng : thuốc làm tăng nhạy cảm insulin .
+ Tác dụng phụ có thể gặp : giữ nước gây phù, tăng nguy cơ ung thư bàng quan

70.000đ/hộp

60.000đ/hộp

5. Nhóm ức chế men DPP-4


Tác dụng: Gần đây đã phát hiện hai hormon nội tiết: là glucagon giống peptid 1 (Glucagon like peptid
-1 – GLP -1) và polypeptid kích thích insulin phụ thuộc glucose (Glucose - dependent insulinotropic
polypeptide - GIP) được giải phóng bởi đường tiêu hoá liên lục trong ngày, và mức độ tăng lên sau bữa
ăn. Hai chất này là một phần của hệ thống điều hoà sinh lý sự ổn định glucose của cơ thể. Khi nồng độ
glucose máu bình thường hoặc tăng cao, GLP -1 và GIP sẽ tăng quá trình tổng hợp và giải phóng insulin
từ tế bào beta của tuỵ bằng cách kích hoạt AMP vòng trong tế bào. GLP -1 còn làm giảm tiết glucagon
từ tế bào beta của tuỵ, dẫn đến làm giảm sản xuất glucose ở gan.

525.000đ/hộp

240.000đ/hộp
6. Nhóm ức chế SGLT2:Canagliflozin, Dapagliflozin, Empagliflozin
600.000đ/hộp

760.000đ/hộp
5.2 PHÒNG BỆNH
Nội dung phòng bệnh đái tháo đường bao gồm:
• Phòng để không bị bệnh khi người ta có nguy cơ mắc bệnh, phòng để bệnh không tiến
triển nhanh và phòng để giảm thiểu tối đa các biến chứng của bệnh nhằm cải thiện chất
lượng cuộc sống cho người bệnh.
• Ý nghĩa của việc phòng bệnh trong đái tháo đường không kém phần quan trọng so với
việc điều trị bệnh vì nó cũng là một phần của điều trị.
• Phòng bệnh cấp 1: Sàng lọc để tìm ra nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao; can thiệp
tích cực nhằm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong cộng đồng.
• Phòng bệnh cấp 2: với người đã bị mắc bệnh đái tháo đường; nhằm làm chậm xảy ra
các biến chứng; làm giảm giảm mức độ nặng của biến chứng. Nâng cao chất lượng sống
cho người mắc bệnh.

You might also like