You are on page 1of 3

GV: Bùi Thị Thiên Nga

CÁC BẠN HỌC SINH ĐỌC KĨ CÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT SAU ĐỂ XÁC ĐỊNH
ĐÚNG TRONG QUÁ TRÌNH LÀM BÀI.
 Lưu ý: Phó từ không phải là biện pháp nghệ thuật. Các bạn nắm rõ nhé
( Cô liệt kê vào đây để các bạn dễ học, dễ nhớ)
Chúc các bạn học tốt, giữ gìn sức khỏe . Hẹn sớm gặp lại các bạn.

TIẾNG VIỆT :
1. Phó từ :
a. Khái niệm phó từ :
- Phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ, để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ
b. Các loại phó từ: Có 2 loại lớn :
- Phó từ đứng trước động từ, tính từ : Thường bổ sung ý nghĩa về quan hệ thời gian, mức độ, sự
tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến
- Phó từ đứng sau động từ, tính từ : Bổ sung ý nghĩa về mức độ, khả năng, kết quả và hướng
2. So sánh :
a. Khái niệm so sánh :
So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi
cảm cho sự diễn đạt.
VD: Môi đỏ như son.
2. Cấu tạo của phép so sánh : Mô hình phép so sánh : gồm 4 phần

Vế A Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B


(Sự vật được so sánh) (Sự vật dùng để so
sánh.)
Môi đỏ như son

VD: Da trắng như tuyết.


(1) (2) (3) (4)
c. Các kiểu so sánh : Căn cứ vào các từ so sánh ta có hai kiểu so sánh :
- So sánh ngang bằng
( Từ so sánh : như, giống, tựa, y hệt, y như, như là, …)
- So sánh không ngang bằng
( Từ so sánh : hơn, thua, chẳng bằng, khác hẳn, chưa bằng, …)
d. Tác dụng:
- Giúp sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động.
- Giúp thể hiện sâu sắc tư tưởng tình cảm của tác giả.
3. Nhân hóa :
a. Khái niệm nhân hóa :
GV: Bùi Thị Thiên Nga

Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi
hoặc tả con người; làm cho con vật, cây cối… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được
những suy nghĩ, tình cảm của con người.
b. Các kiểu nhân hóa: Có 3 kiểu :
a/ Dùng những từ vốn gọi người  để gọi vật
VD: Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng đến nhà Lão Miệng.
b/ Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người  để chỉ hoạt động, tính chất của vật
VD: Con mèo nhớ thương con chuột.
c/ Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
VD: Trâu ơi. Ta bảo trâu này.
4. Ẩn dụ :
a. Khái niệm ẩn dụ :
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nó nhằm
tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b. Các kiểu ẩn dụ: Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp.
- Ẩn dụ hình thức
- Ẩn dụ cách thức
- Ẩn dụ phẩm chất
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
5. Hoán dụ :
a. Khái niệm hoán dụ :
- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái
niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b. Các kiểu hoán dụ. Có 4 kiểu :
- Lấy bộ phận để gọi toàn thể
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
- Lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
c. So sánh ẩn dụ và hoán dụ :
* Giống nhau :
- Đều gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm
khác
- Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
* Khác nhau :

Ẩn dụ Hoán dụ
- Dựa vào nét tương đồng về : - Dựa vào quan hệ gần gũi :
+ Hình thức + Bộ phận với toàn thể
+ Cách thức + Cụ thể với trừu tượng
+ Phẩm chất + Dấu hiệu của sự vật với sự vật
+ Chuyển đổi cảm giác + Vật chứa đựng với vật bị chứa đựng
GV: Bùi Thị Thiên Nga

You might also like