You are on page 1of 12

Chuyên đề tâm lí học y học

Test 1
1. Câu nào dưới đây thể hiện là một thuộc tính tâm lý
A. Hà là một cô gái nhỏ nhắn, xinh đẹp
B. Cô là người thật thà, chịu khó
C. Đã hàng tháng cô luôn hồi hộp mong chờ kết quả thi tốt nghiệp
D. Cô hình dung cảnh mình được bước vào cổng trường đại học trong tương lai
2. Nhiệm vụ của tâm lý học là:
A. Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý
B. Tìm ra quy luật hoạt động và phát triển của các hoạt động tâm lý
C. Tìm ra cơ chế hình thành và phát triển của các hoạt động tâm lý
D. Cả a, b v à c
3. Những hiện tượng tâm lý diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, có mở đầu diễn biến
kết thúc rõ ràng đó là:
A. Thuộc tính tâm lý
B. Trạng thái tâm lý
C. Quá trình tâm lý
D. Phẩm chất tâm lý
4. Luận điểm “Bản thân người nghiên cứu phải tạo ra những điều kiện làm nảy sinh các hiện
tượng tâm lý mà mình cần nghiên cứu “ chứa đựng:
A. Những yêu cầu chung với phương pháp thực nghiệm và phi thực nghiệm
B. Những yêu cầu chỉ dành riêng cho phương pháp thực nghiệm
C. Những yêu cầu chỉ đặc trưng cho phương pháp thực nghiệm tự nhiên
5. Một sự thể nghiệm tâm lý nhanh gọn được tiến hành (theo các bài tập dưới dạng tiêu
chuẩn hóa) nhằm mục đích vạch ra xem những phẩm chất tâm lý của người được nghiên
cứu (năng lực, kỹ xảo, kỹ năng, v.v.) tương ứng mức độ nào với những chỉ tiêu, chuẩn mực
tâm lý đã được xác lập. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu để các định tính thích
dụng đối với một nghề nào đó của cá nhân người được nghiên cứu
A. Phương pháp quan sát
B. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
C. Phương pháp trò chuyện phỏng vấn
D. Phương pháp trắc nghiệm
E. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
F. Phương pháp phân tích sản phẩm
G. Phương pháp thực nghiệm
6. Nghiên cứu cá nhân một các hệ thống trong cuộc sống thường ngày của họ. Nhà nghiên
cứu không can thiệp vào tiến trình tự nhiên của các sự kiện. VD. Người mẹ tiến hành ghi
nhật ký. Trong suốt nhiều năm bà ta ghi lại trong nhật ký những biến đổi trong đời sống
tâm lý đứa con. Thông tin này là tài liệu gốc để rút ra những kết luận, những khái quát,
những giả định mà chúng cần được kiểm tra bằng những phương pháp khác
A. Phương pháp quan sát
B. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
C. Phương pháp trò chuyện phỏng vấn
D. Phương pháp trắc nghiệm
E. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
F. Phương pháp phân tích sản phẩm
G. Phương pháp thực nghiệm
7. Theo tiếng Latinh, “Psyche” có nghĩa là gì?
A. Linh hồn, tinh thần
B. Học thuyết
C. Tâm lý
D. Khoa học về tâm lý
8. Những đặc điểm tâm lý mang tính ổn định, trở thành nét riêng của nhân cách, khó hình
thành nhưng cũng khó mất đi, muốn mất đi cần phải có thời gian dài, đó là:
A. Thuộc tính tâm lý
B. Trạng thái tâm lý
C. Quá trình tâm lý
D. Phẩm chất tâm lý

Đáp án: 10/10

1B 5D
2D 6E
3C 7A
4B 8A

Test 2

1. Chú ý không chủ định không xuất hiện ở một người khi nào?
A. Bất chợt gặp một kích thích mới lạ
B. Đi ngang qua chỗ có kích thích có cường độ rất mạnh
C. Đột nhiên gặp một yêu cầu cần chú ý
D. Đột nhiên gặp một kích thích rất hấp dẫn lớn
2. Loại chú ý có mục đích từ trước và cần sự nỗ lực của bản thân được gọi là gì?
A. Chú ý có chủ định
B. Chú ý sau chủ định
C. Chú ý không chủ định
3. Quá trình tâm lý đơn giản nhất phản ánh những thuộc tính riêng lẽ của sự vật, hiện
tượng, những trạng thái bên trong cơ thể được nảy sinh do sự tác động trực tiếp
của các kích thích lên các giác quan của con người đó là:
A. Tri giác
B. Cảm giác
C. Tư duy
D. Tưởng tượng
4. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?
A. Ở cấp độ cảm giác chúng ta không thể gọi được tên, hiểu được ý nghĩa của sự
vật, hiện tượng
B. Ở cấp độ tri giác chúng ta không thể gọi được tên, hiểu được ý nghĩa của sự
vật, hiện tượng
C. Ở cấp độ nhận thức cảm tính chỉ phản ánh những thuộc tính bề ngoài của sự
vật, hiện tượng
D. Ở cấp độ tri giác chúng ta có thể gọi được tên, hiểu được ý nghĩa của sự vật,
hiện tượng
5. Tìm dấu hiệu không phù hợp với quá trình tư duy
A. Phản ánh hiện thực bằng con đường gián tiếp
B. Kết quả nhận thức mang tính khái quát
C. Diễn ra theo một quá trình
D. Phản ánh những trải nghiệm của cuộc sống
6. Trí tuệ trong hình ảnh lâm sàng bên trong người bệnh được cấu thành bởi yếu tố
nào?
A. Biểu tượng và Suy tưởng về cảm giác bệnh
B. Biểu tượng và Suy tưởng về cảm giác bản thể
C. Biểu tượng và Suy tưởng về cảm giác nóng-lạnh
D. Cả a, b và c đều sai
7. Các suy luận trong trí tuệ của hình ảnh lâm sàng bên trong người bệnh được người
bệnh rút ra từ:
A. Sự hiểu biết các thuốc và tên của chẩn đoán bệnh được viết trong đơn thuốc
mà bệnh nhân đọc được
B. Sự hiểu biết về các từ chuyên môn nghe trộm được từ cuộc trao đổi của các
nhân viên y tế
C. Cả a và b đều đúng
D. Cả a và b đều sai
8. Kết quả của suy luận trong trí tuệ của hình ảnh lâm sàng bên trong người bệnh là
gì?
A. Bệnh nhân thấu hiểu được công dụng của thuốc viết trong đơn
B. Bệnh nhân thấu hiểu được các từ chuyên môn mà nhân viên y tế trao đổi với
nhau
C. Bệnh nhân tự đưa ra nguyên nhân bệnh
D. Cả a, b và c đều đúng

Đáp án 10/10

1C 5D
2A 6A
3B 7C
4B 8D

Test 3

1. Khí chất Sôi nổi của bệnh nhân ứng với kiểu thần kinh nào sau đây?
A. Mạnh, cân bằng, linh hoạt
B. Mạnh, cân bằng, không linh hoạt
C. Mạnh, không cân bằng (hưng phấn mạnh hơn ức chế)
D. Yếu (hưng phấn yếu hơn ức chế)
2. Người có kiểu khí chất nào sau đây sẽ đáp ứng phù hợp hơn với bệnh tật?
A. Sôi nổi
B. Bình thản
C. Nóng nảy
D. Ưu tư
3. Người có kiểu khí chất nào sau đây dễ bị bệnh nặng, kéo dài hơn và hay gặp khó
khăn trong điều trị hơn?
A. Sôi nổi
B. Bình thản
C. Nóng nảy
D. Ưu tư
4. Người bệnh có kiểu khí chất nào sau đây, bệnh dễ phát triển theo hướng ngày
càng xấu đi?
A. Sôi nổi
B. Bình thản
C. Nóng nảy
D. Ưu tư
5. Những thành phần nào sau đây trong nhân cách giúp cho bệnh nhân nhìn nhận về
nguyên nhân, diễn biến, tiên lượng bệnh khoa học, không mang tính thần bí, không
bi quan, không làm cho bệnh tật nặng thêm?
A. Niềm tin và khát vọng của người bệnh
B. Các nhìn nhận thế giới của người bệnh
C. Sự say mê, hứng thú của người bệnh
D. Trí tuệ của người bệnh
6. Mô tả: “Có cảm xúc mạnh mẽ, ấn tượng sâu sắc, mơ mộng, ích kỷ, thích được
chiều chuộng, hành vi điệu bộ, cư xử thất thường, dễ bực bội, sầu muộn, ủy mị, dễ
bị ám thị” là mô tả nét tính cách nào của bệnh nhân?
A. Nét tính cách hysteria
B. Nét tính cách nghi ngờ lo sợ
C. Nét tính cách suy nhược
D. Cả a, b và c đều sai
7. Mô tả: “Hay lý sự, thiếu kiên quyết, dễ có ý nghĩ ám ảnh. Phần trí tuệ trong hình
ảnh lâm sàng của bệnh tăng cao” là mô tả nét tính cách nào của bệnh nhân?
A. Nét tính cách hysteria
B. Nét tính cách nghi ngờ lo sợ
C. Nét tính cách suy nhược
D. Cả a, b và c đều sai
8. Bệnh nhân có nét tính cách nào thường làm quá bệnh tật của mình, hay đòi hỏi
được thầy thuốc và người nhà quan tâm?
A. Nét tính cách hysteria
B. Nét tính cách nghi ngờ lo sợ
C. Nét tính cách suy nhược
D. Cả a, b và c đều sai
9. Lời nói, động tác, những thông báo kết quả xét nghiệm thiếu thận trọng của thầy
thuốc dễ làm tình trạng bệnh của người bệnh có tính cách nào nặng hơn?
A. Nét tính cách hysteria
B. Nét tính cách nghi ngờ lo sợ
C. Nét tính cách suy nhược
D. Cả a, b và c đều sai
10. Nhân cách nào có khả năng chống đỡ với bệnh tật tốt hơn tất cả?
A. Nhân cách kiểu trí tuệ
B. Nhân cách kiểu nghệ sĩ
C. Nhân cách kiểu trung gian
D. Cả a, b và c đều sai

Đáp án 10/10

1A 6A
2A 7B
3D 8A
4D 9B
5D 10A

Test 4

1. “Đặc điểm phong tục, tập quán, dân tộc, tôn giáo” là yếu tố thuộc về: *
A. Những yếu tố thuộc về bản thân chủ thể và đối tượng giao tiếp
B. Những yếu tố thuộc về nét đặc trưng chung của giao tiếp
C. Những yếu tố thuộc về môi trường, điều kiện giao tiếp
D. Cả A, B và C
2. Địa điểm, không gian, thời gian (như thời tiết, ánh sáng, sự trang trí, tiếng ồn, mùi
vị…) khi giao tiếp” là yếu tố thuộc về:
A. Những yếu tố thuộc về bản thân chủ thể và đối tượng giao tiếp
B. Những yếu tố thuộc về nét đặc trưng chung của giao tiếp
C. Những yếu tố thuộc về môi trường, điều kiện giao tiếp
D. Cả A, B và C
3. “Uy tín và phong cách công tác của người thầy thuốc” là yếu tố thuộc về:
A. Những yếu tố thuộc về bản thân chủ thể và đối tượng giao tiếp
B. Những yếu tố thuộc về nét đặc trưng chung của giao tiếp
C. Những yếu tố thuộc về môi trường, điều kiện giao tiếp
D. Cả A, B và C
4. “Việc sử dụng ngôn ngữ của người thầy thuốc trong quá trình giao tiếp” là yếu tố
thuộc về:
A. Những yếu tố thuộc về bản thân chủ thể và đối tượng giao tiếp
B. Những yếu tố thuộc về nét đặc trưng chung của giao tiếp
C. Những yếu tố thuộc về môi trường, điều kiện giao tiếp
D. Cả A, B và C
5. Chức năng của giao tiếp là:
A. Chức năng thông tin liên lạc hai chiều giữa các chủ thể tham gia giao tiếp,
Chức năng điều chỉnh hành vi, Chức năng cảm xúc và Chức năng phối hợp hoạt
động
B. Chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau
C. Chức năng giáo dục và phát triển nhân cách
D. Cả A, B và C
6. Trong quy tắc giao tiếp cơ bản với bệnh nhân, muốn có được nhiều thông tin từ
bệnh nhân, cần:
A. đọc nhiều thông tin trên báo ra hàng ngày
B. xem tin tức trên các chương trình truyền hình
C. Thu thập thông tin từ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế và tất cả
những người đã và đang có cơ hội tiếp xúc với bệnh nhân
D. Cả A và B đều đúng
7. Trong quy tắc giao tiếp cơ bản với bệnh nhân, cần chuẩn bị kỹ:
A. Thời gian cho cuộc giao tiếp
B. Địa điểm cho cuộc giao tiếp
C. Không khí tâm lý và bối cảnh của cuộc giao tiếp
D. Tất cả A, B và C
8. Trong quy tắc giao tiếp cơ bản với bệnh nhân, nếu gặp các bệnh nhân khác nhau,
cần:
A. Sử dụng một bài nói chuyện chuẩn tắc đã được chuẩn bị kỹ càng từ trước
B. Sử dụng phương pháp giao tiếp với người hướng ngoại
C. Sử dụng phương pháp giao tiếp với người hướng nội
D. Tìm hiểu bệnh nhân và tùy từng trường hợp phải có cách ứng xử khác nhau
9. Trong quy tắc giao tiếp cơ bản với bệnh nhân, để có thể tìm hiểu thêm về bản chất
bệnh và người bệnh, cần:
A. Quan sát kỹ hành động của người bệnh
B. Quan sát kỹ nét mặt của người bệnh
C. Quan sát kỹ dáng vẻ của người bệnh
D. Tất cả A, B và C
10. Trong quy tắc giao tiếp cơ bản với bệnh nhân, phong cách ăn mặc của người thầy
thuốc là:
A. một cách thức để người thầy thuốc thể hiện bản thân
B. để tránh nhiễm khuẩn bệnh viện
C. để bệnh nhân thấy người thầy thuốc sành điệu
D. để bệnh nhân không dám khinh nhờn thầy thuốc
11. Để có thể tìm ra cách tác động vào tâm lý của bệnh nhân, người thầy thuốc cần:
A. để bệnh nhân không dám khinh nhờn thầy thuốc
B. để bệnh nhân thấy người thầy thuốc sành điệu
C. hiểu văn hóa, tôn giáo của bệnh nhân
D. sử dụng một bài nói chuyện chuẩn tắc đã được chuẩn bị kỹ càng từ trước
12. Để có thể tìm ra cách tác động vào tâm lý của bệnh nhân, người thầy thuốc cần:
A. Hiểu giới tính, lứa tuổi và thành phần xã hội của bệnh nhân
B. đọc nhiều thông tin trên báo ra hàng ngày
C. xem tin tức trên các chương trình truyền hình
D. Cả A, B và C đều đúng
13. Để có thể tìm ra cách tác động vào tâm lý của bệnh nhân, người thầy thuốc cần:
A. Tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho bệnh nhân
B. Đồng hành cùng bệnh nhân trong quá trình điều trị
C. Tránh gây cảm giác bi quan, chán nản, bị bỏ rơi
D. Tất cả A, B và C
14. Để có thể dễ dàng tiếp xúc với bệnh nhân, người thầy thuốc cần:
A. Biết tính cách người bệnh
B. Biết khí chất người bệnh
C. Biết các rối loạn tâm lý do tình trạng bệnh gây ra
D. Tất cả A, B và C
15. Phương pháp trực tiếp tác động vào tâm lý người bệnh là
A. Sử dụng lời nói
B. Ám thị bằng lời nói
C. Thôi miên
D. Tất cả A, B và C
16. Phương pháp trực tiếp tác động vào tâm lý người bệnh sử dụng thôi miên là
A. Thầy thuốc ám thị bằng lời nói
B. Thầy thuốc sử dụng lời nói
C. Thầy thuốc ám thị bệnh nhân trong giấc ngủ
D. Cả A, B và C đều sai
17. Phương pháp trực tiếp tác động gián tiếp vào tâm lý người bệnh là
A. Điều trị nhóm
B. Tâm kịch
C. Dùng chế phẩm placebo
D. Tất cả A, B và C đều sai
18. Tạo nên quang cảnh sạch đẹp cho bệnh viện là
A. Phương pháp trực tiếp tác động vào tâm lý người bệnh
B. Phương pháp gián tiếp tác động vào tâm lý người bệnh.
C. Phương pháp giao tiếp cơ bản của bệnh viện và bệnh nhân
D. Cả A, B và C
19. Đưa ra quy định chặt chẽ về giờ thăm nuôi đối với người nhà của bệnh nhân trong
bệnh viện là:
A. Phương pháp trực tiếp tác động vào tâm lý người bệnh
B. Phương pháp gián tiếp tác động vào tâm lý người bệnh
C. Phương pháp giao tiếp cơ bản của bệnh viện và bệnh nhân
D. Cả A, B và C
20. Chủ động với màu sắc của sơn tường, sự sạch sẽ, thoáng mát trong bệnh viện là
A. Phương pháp trực tiếp tác động vào tâm lý người bệnh
B. Phương pháp gián tiếp tác động vào tâm lý người bệnh
C. Phương pháp giao tiếp cơ bản của bệnh viện và bệnh nhân
D. Cả A, B và C

Test 4 20/20

1C 11C
2C 12A
3B 13D
4B 14D
5D 15D
6C 16C
7D 17D
8D 18B
9D 19B
10A 20B

TÂM LÍ HỌC
Bài 1: Những vấn đề chung của Tâm lí học và Tâm lí học Y học

I. Khái niệm

1.Tâm lí học

- Trong tiếng Latinh Tâm lí học là từ ghép của hai từ: Psycho là tinh thần, linh hồn

- Logos là khoa học do đó có thể hiểu Tâm lí học là khoa học về các hiện tượng tinh thần.

2. Tâm lí học Y học:

- TLHYH là một bộ phận của y học và Tâm lí học

- Là một khoa học liên ngành, nghiên cứu:

+ TL người bệnh

+ TL nhân viên y tế trong hoạt động phòng chữa bệnh.

Góp phần nâng cao sức khỏe thể chất và tâm lí cho con người

II. Đối tượng và nhiệm vụ Tâm lí học

1. dựa vào thời gian của các hiện tượng tâm lí và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách: Tâm
lí gồm

a. Các quá trình tâm lí:

- Hiện tượng tâm lí diễn ra tròng thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Có 3
loại QTTL:

+ Các quá trình nhận thức: Cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng.

+ Các QT cảm xúc: vui mừng, tức giận

b. Các trạng thái tâm lí:

- Hiện tượng tâm lí diễn ra không rõ mở đầu và kết thúc, thường đi kèm, làm nền cho các hiện tượng
TL khác

+ Trạng thái chú ý trong nhận thức

+ Tâm trạng buồn bực, sợ hãi trong cảm xúc con người

c. Các thuộc tính tâm lí

- Là những hiện tượng tâm lí tương đối ổn định, khó hình thành và khó mất đi, tạo thành những nét
riêng của nhân cách. Có 4 nhóm thuộc tính nhân cách:

+ Xu hướng

+ Tính cách

+Năng lực

+ Khí chất

2. Dựa vào sự tham gia của ý thức: Tâm lí gồm


a. Ý thức

b. Vô thức

3. Căn cứ vào hình thức thể hiện

a. Hiện tượng tâm lí sống động

b. Hiện tượng tâm lí tiềm tàng

4. Căn cứ vào quy mô

a. Hiện tượng tâm lí cá nhân

b. Hiện tượng tâm lí xã hội

III. Bản chất, chức năng của tâm lí người

a. Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan:

- Phản ánh là sự lưu giữ , tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong
quá trình tác động qua lại lẫn nhau.

- Đặc điểm của phản ánh Tâm lì:

+ Tính trung thực: có hiện thực thì có hình ảnh phản ánh trên não, không có hiện thực thì không có
hình ảnh phản ánh

+ Tính tích cực

+ Tính sáng tạo: hình ảnh tâm lí không hoàn toàn là giống hiện thực

b. Tâm lí người là chức năng của bộ não

c. Tâm lí người có bản chất xã hội và có tính lịch sử

IV. Phương pháp nghiên cứu

1. Phương pháp quan sát:

-Có 2 dạng quan sát:

+ QS tự nhiên (bối cảnh thực, trong phòng)

+ QS có cấu trúc

- Ưu điểm: mang lại những dự liệu, thông tin cụ thể, khách quan

- Nhược điểm:

+ Mất nhiều thời gian và công sức

+ Khó tiến hành trên nhóm nghiên cứu lớn

2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Tên phương pháp: Anket, Questionaire

- Mô tả: trưng cầu ý kiến bằng một hệ thống câu hỏi nhằm mục đích nghiên cứu.

- Có các dạng:
+ Câu hỏi đóng

+ Câu hỏi mở

+ ½ đóng, ½ mở

- Ưu điểm: thu thập được số lượng lớn người nghiên cứu trong một thời gian ngắn, trên diện rộng

- Nhược điểm: người trả lời trả lời bừa do không hiểu, hoặc trả lời sai do không trung thực

3. Phương pháp trò chuyện phỏng vấn:

- Tên phương pháp: interview

- Mô tả: dùng những câu hỏi trực tiếp để thu thập thông tin một cách đầy đủ, rõ ràng nhất

- Phân loại:

+ PV có cấu trúc: được thực hiện trên cơ sở một bảng hỏi hoàn thiện. Người PV không được tự ý đưa
thêm các câu hỏi trong quá trình PV

+ PV bán cấu trúc: người PV được quyền đưa câu hỏi hỗ trợ trong quá trình PV

+ PV sâu: giống như một cuộc trò chuyện thân tình, tự do trong dẫn dắt, sắp xếp, diễn đạt

4. Phương pháp trắc nghiệm

- Tên phương pháp: Psychological test

- Mô tả: là pp dùng để đo lường một cách khách quan tâm lí con người trên nhiều phương diện như
trí tuệ, nhân cách, các rối loạn tâm lí

- Một test tốt phải đảm bảo: độ tin cậy, độ hiệu lực và phải được chuẩn hóa trên 1 mẫu đại diện đủ
lớn

- Ưu điểm: Đo lường được chuẩn hóa cao, độ tin cậy tốt

- Nhược điểm:

+ Xây dựng hoặc sở hữu được rất tốn kém

+ Quần thể mẫu khác mẫu xây dựng phải chuấn hóa lại, rất tốn kém.

5. Phương pháp phân tích sản phẩm:

- Mô tả: dựa trên phân tích sản phẩm do chính người đó làm ra. Cơ sở phướng pháp này dựa trên
quan điểm về hoạt động

- Ưu điểm: thu được nhiều thông tin, dữ liệu hữu ích

- Nhược điểm: chỉ đánh giá được một số khía cạnh chứ không phải toàn bộ đời sống tâm lí và nhân
cách

6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp

- Tên: Case study

- Mô tả: cho phép mô tả sâu chân dung những khách thể nghiên cứu để làm rõ hơn vấn đề dưới
nhiều góc độ khác nhau, phát hiện ra những khía cạnh đặc biệt trong tâm lí người hoặc minh họa
cho những kết quả thu được từ những phương pháp nghiên cứu khác. Và sử dụng phối hợp rất
nhiều các phương pháp khác nhau

7. Phương pháp thực nghiệm:

V. Một số vấn đề cơ bản

1. Ý thức

a. Khái niệm, thuộc tính ý thức

b. Các cấp độ ý thức

+ Ý thức nhóm và tập thể

+ Tự ý thức

+ Ý thức

c. Các rối loạn ý thức:

- Tỉnh táo: Các chức năng thức tỉnh, nhận thức còn nguyên vẹn

- Ngủ gà: luôn trong trạng thái buồn ngủ, ngái ngủ, giảm khả năng thức tỉnh, thời gian thức tỉnh

- Lú lẫn: mất khả năng định hướng về bản thân (quên tên, tuồi, quê quán,..); Thời gian (không biết
ngày, đêm, ngày-tháng,..); Môi trường xung quanh (không biết đang ở đâu),...

- U ám: khả năng đáp ứng với các kích thích bên ngoài giảm rõ rệt. Bạn chỉ còn vài cử động tự phát,
đơn giản theo mệnh lệnh

2. Chú ý

a. Khái niệm, cơ sở SL thần kinh và phân loại chú ý:

- Khái niệm: slide

- CSSL thần kinh: là phản xạ định hướng xuất hiện trong não khi có kích thích mới lạ trong môi
trường sống, giúp cơ thể có phản ứng tốt nhất với vật kích thích

- PX định hướng là PX bẩm sinh xuất hiện với bất kì kích thích nào, miễn là mới lạ, nếu kích thích lâp
đi lặp lại, PX sẽ mất đi

- Phân loại

+ Chú ý không chủ định

+ Chú ý có chủ định

+ Chú ý sau chủ định

b. Các phẩm chất chú ý

+ Sức tập trung

+ Tính bền vững

+ Sự phân phối

+ Sự di chuyển
3. Cảm giác

- Là một quá trình TL, phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, phản ánh các thuộc tính bề ngoài của sự
vật, hiện tượng và chỉ xảy ra khi các kích thích tác động trực tiếp vào các giác quan

4. Tri giác:

- Là quá trình TL phản ánh một cách trọn vẹn những thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng trực
tiếp tác động vào các giác quan

- Phân loại

+ Tri giác không gian

+Tri giác thời gian

+ Tri giác vận động

+ Tri giác con người

5. Tư duy

- Là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ, quan hệ có
tính quy luật của sự vật hiện tượng khách quan mà trước đó ta chưa biết.

- Đặc điểm:

+ Tính có vấn đề của tư duy

+ Tính gián tiếp của tư duy

+ Tính khái quát của tư duy

+ Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính

+ Tư duy có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ

6. Tưởng tượng:

- Là quá trình TL phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây
dựng những hình ảnh mới dựa trên cơ sở những biểu tượng đã có

You might also like