You are on page 1of 51

1

BÀI GIẢNG KHÍ TƯỢNG HÀNG HẢI.


190808.
2

Mục lục.
CHƯƠNG 1:  KHÍ QUYỂN TRÁI ĐẤT. .............................................................................................. 6 
101.Thành phần,tính chất khí quyển. ........................................................................................................ 6 
102.Phân bố khí quyển theo độ cao. ......................................................................................................... 6 
103.Thang đo nhiệt độ. ............................................................................................................................. 7 
104.Trao đổi nhiệt. .................................................................................................................................... 7 
105. Hiệu ứng nhà kính khí quyển. ........................................................................................................... 8 
106.Trao đổi nhiệt giữa khí quyển và mặt đất. ......................................................................................... 8 
107.Bức xạ mặt trời trực tiếp. ................................................................................................................... 8 
108.Quan trắc nhiệt độ. ............................................................................................................................. 8 
109.Thời tiết,khí hậu. ................................................................................................................................ 9 
110.Hiện tượng El Nino. ........................................................................................................................... 9 
111.Từ khóa: Atmosphere,temperature,troposphere................................................................................. 9 
112.Câu hỏi và bài tập............................................................................................................................... 9 
CHƯƠNG 2 : HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN. ............................................................................... 12 
201.Hơi nước trong khí quyển. ............................................................................................................... 12 
202.Điều kiện ngưng kết hơi nước trong khí quyển.Nguyên tắc thông gió hầm hàng. .......................... 13 
203. Sương mù . ...................................................................................................................................... 13 
204.Mây. ................................................................................................................................................. 13 
205.Mưa. ................................................................................................................................................. 15 
206.Tầm nhìn xa. .................................................................................................................................... 15 
207.Từ khóa: Humidity,dewpoint,fog,cloud,visibility. .......................................................................... 16 
208.Câu hỏi và bài tập............................................................................................................................. 16 
CHƯƠNG 3: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN................................................................................................... 19 
301. Định nghĩa. ...................................................................................................................................... 19 
302. Đơn vị đo khí áp.............................................................................................................................. 19 
303. Biến thiên khí áp. ............................................................................................................................ 19 
304. Các hệ thống khí áp......................................................................................................................... 20 
305.Dụng cụ đo,ghi nhận sự thay đổi khí áp. ......................................................................................... 21 
306.Hiệu chỉnh khí áp kế. ....................................................................................................................... 21 
307.Quan trắc khí áp. .............................................................................................................................. 21 
308.Từ khóa: Pressure,low,high. ............................................................................................................ 22 
309.Câu hỏi và bài tập............................................................................................................................. 22 
CHƯƠNG 4:GIÓ. ................................................................................................................................... 24 
401. Định nghĩa. ...................................................................................................................................... 24 
402. Các lực tác động lên hướng gió. ..................................................................................................... 24 
403. Buys Ballot Laws. ........................................................................................................................... 24 
404. Gió ở tầng khí quyển tự do . ........................................................................................................... 24 
405.Gió sát bề mặt. ................................................................................................................................. 25 
406.Đơn vị đo tốc độ và hướng gió. ....................................................................................................... 25 
407. Xác định hướng gió và vận tốc gió trên tàu . .................................................................................. 25 
408. Hoa gió trên các bản đồ thời tiết và hải đồ tham khảo. ................................................................... 25 
409.Gió mùa,gió đất và gió biển. ............................................................................................................ 25 
410.Quan trắc gió. ................................................................................................................................... 25 
411.Đường dòng. .................................................................................................................................... 26 
412.Từ khóa: Wind,Beaufort scale, ........................................................................................................ 26 
413.Câu hỏi và bài tập............................................................................................................................. 26 
CHƯƠNG 5: KHÍ ĐOÀN,FRONT. ....................................................................................................... 28 
3

501. Định nghĩa. ...................................................................................................................................... 28 


502.Phân loại khí đoàn. ........................................................................................................................... 28 
503. Đặc điểm thời tiết trong khí đoàn . ................................................................................................. 28 
504.Định nghĩa front. .............................................................................................................................. 29 
505. Phân loại front. ................................................................................................................................ 29 
506. Front-điều kiện thời tiết. ................................................................................................................. 30 
507. Ký hiệu front trên bản đồ thời tiết................................................................................................... 30 
508.Từ khóa: ........................................................................................................................................... 30 
509.Câu hỏi và bài tập............................................................................................................................. 30 
CHƯƠNG 6: BÃO NHIỆT ĐỚI. ............................................................................................................ 31 
601. Định nghĩa :..................................................................................................................................... 31 
602.Điều kiện hình thành. ....................................................................................................................... 31 
603. Các giai đoạn của bão : ................................................................................................................... 31 
604. Phân loại.......................................................................................................................................... 31 
605. Cấu trúc của bão . ............................................................................................................................ 31 
606. Điều kiện thời tiết trong khu vực bão. ............................................................................................ 32 
607.Ký hiệu bão trên bản đồ thời tiết. .................................................................................................... 33 
608. Các khu vực thường xảy ra bão nhiệt đới trên thế giới. .................................................................. 33 
609.Từ khóa: Wind,Beaufort scale,hurricane,typhoon ........................................................................... 34 
610.Câu hỏi và bài tập............................................................................................................................. 34 
CHƯƠNG 7:ĐẠI DƯƠNG. ................................................................................................................... 35 
701.Các đại dương trên thế giới. ............................................................................................................. 35 
702.Đặc tính vật lý của nước biển. ......................................................................................................... 35 
703.Chất đáy,địa hình đáy biển............................................................................................................... 35 
704.Từ khóa:Ocean,density .................................................................................................................... 35 
705.Câu hỏi và bài tập............................................................................................................................. 35 
CHƯƠNG 8:HẢI LƯU. .......................................................................................................................... 36 
801. Khái niệm. ....................................................................................................................................... 36 
802. Phân loại hải lưu. ............................................................................................................................ 36 
803.Thông tin hải lưu trong các sách hàng hải. ...................................................................................... 36 
804.Ảnh hưởng của dòng chảy đến tàu. .................................................................................................. 37 
805.Từ khóa:current ................................................................................................................................ 37 
806.câu hỏi và bài tập. ............................................................................................................................ 37 
CHƯƠNG 9:SÓNG BIỂN. ..................................................................................................................... 38 
901. Định nghĩa :..................................................................................................................................... 38 
902. Các yếu tố của sóng biển................................................................................................................. 38 
903. Các dạng sóng biển. ........................................................................................................................ 38 
904.Sự hình thành, phát triển và tắt dần của sóng gió: ........................................................................... 39 
905.Cấp sóng do gió và cấp sóng lừng: .................................................................................................. 39 
906.Ảnh hưởng của sóng đến tàu. ........................................................................................................... 40 
907.Quan trắc sóng trên tàu .................................................................................................................... 40 
908.Thông tin sóng biển trong các sách hàng hải. .................................................................................. 41 
909.Quan hệ L,S,P .................................................................................................................................. 41 
910.Từ khóa:wave,swell ......................................................................................................................... 41 
911.Câu hỏi và bài tập............................................................................................................................. 41 
CHƯƠNG 10:THỦY TRIỀU. ................................................................................................................ 42 
1001. Định nghĩa. .................................................................................................................................... 42 
1002. Phân loại thủy triều. ...................................................................................................................... 42 
4

1003.Các thuật ngữ . ............................................................................................................................... 42 


1004.Thông tin thủy triều trong các sách hàng hải. ................................................................................ 43 
1005.Từ khóa:tide,chart datum ............................................................................................................... 44 
1006.Câu hỏi và bài tập........................................................................................................................... 44 
CHƯƠNG 11: BĂNG BIỂN................................................................................................................... 45 
1101.Định nghĩa. ..................................................................................................................................... 45 
1102. Sự hình thành băng biển................................................................................................................ 45 
1103. Phân loại........................................................................................................................................ 45 
1104.Thông tin về băng biển trong các sách hàng hải. ........................................................................... 45 
1105. Ảnh hưởng của băng biển đối với hoạt động hàng hải. ................................................................ 45 
1106.Quan trắc băng biển. ...................................................................................................................... 46 
1107.Từ khóa: ice berg,growler .............................................................................................................. 46 
1108.Câu hỏi và bài tập........................................................................................................................... 46 
CHƯƠNG 12: CÔNG TÁC KHÍ TƯỢNG TRÊN TÀU. ....................................................................... 47 
1201.Công tác quan trắc,hiệu chỉnh,tính toán,ghi nhận. ......................................................................... 47 
1202.Công tác thu thập các thông tin thời tiết trên tàu. .......................................................................... 47 
1203.Công tác phân tích và dự báo thời tiết trên tàu. ............................................................................. 48 
1204.Lập kế hoạch hành trình . ............................................................................................................... 48 
1205.Từ khóa: observation,gmdss,weather map .................................................................................... 49 
1206.Câu hỏi và bài tập........................................................................................................................... 49 
5
6

CHƯƠNG 1: KHÍ QUYỂN TRÁI ĐẤT.

101.Thành phần,tính chất khí quyển.


Khí quyển là hỗn hợp khí bao quanh trái đất và được trái đất giữ lại bởi lực hấp dẫn. Mật độ khí quyển
giảm dần theo độ cao tính từ mặt đất.

Khí quyển gồm:nitrogen 78.09% thể tích,oxygen 20.95%,argon 0.93%,carbon dioxide


0.03%,neon,helium,krypton,ozone,các khí khác,hơi nước.

Khí quyển bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các bức xạ nguy hiểm của mặt trời .75%
khối lượng khí quyển nằm trong lớp dày đến 11 km,90 % khối lượng khí quyển nằm trong lớp dày đến
16 km.

Không khí bị ô nhiễm từ các nguồn sau:tác nhân hóa học,tác nhân sinh học,khí thải,tiếng ồn,bức
xạ,điện từ trường,ánh sáng,biến đổi địa chất,biến đổi khí hậu.

Chỉ số chất lượng không khí AQI (Air Quality Index).

AQI là chỉ số chất lượng không khí , AQI cho biết không khí là sạch hay ô nhiễm và những ảnh hưởng
liên quan tới sức khỏe .

AQI được tính toán qua các thông số ô nhiễm không khí chủ yếu là: Ozon mặt đất; Ô nhiễm phân tử
(còn gọi là hạt lơ lửng); Carbon monoxide (CO); Sulfur dioxide (SO2) và Nitrogen dioxide (NO2).

AQI được chia thành 6 mức:tốt,trung bình,xấu đối với người mẫn cảm,xấu,rất xấu,nguy hại.Cấp độ
hoạt động liên quan đến AQI:trong nhà,ngoài trời,có trang bị khẩu trang cá nhân,có thiết bị lọc không
khí.

102.Phân bố khí quyển theo độ cao.


Tầng đối lưu(Troposphere):0-18km, không khí chuyển động đối lưu và hỗn loạn,nơi diễn ra các hoạt
động thời tiết, nhiệt độ hạ theo độ cao, cỡ 6-7˚C trên 1 km độ cao. áp suất không khí ở tầng đối lưu
cũng giảm mạnh theo độ cao, ở độ cao 5 km áp suất còn ½, ở độ cao 10 km là ¼ so với mặt đất.

Do sự trao đổi nhiệt khác nhau theo vĩ độ, lục địa,đại dương,hải lưu nóng, lạnh nên xuất hiện các khối không khí
nóng, lạnh . Không khí di chuyển theo chiều thẳng đứng, cuộn,xoáy,trượt dọc theo Front.

Tầng bình lưu(Stratosphere): 18-35km, không khí không chuyển động theo chiều thẳng đứng mà
chuyển động theo chiều ngang.

Tầng trung gian(Mesosphere):35-85km, Chuyển động đối lưu của không khí diễn ra mạnh, nhiệt độ
giảm khi chiều cao tăng.

Tầng nhiệt(Thermosphere):85-800km, nhiệt độ của khí quyển rất cao , không khí ở trạng thái điện ly
cao, mật độ ion dày đặc, có thể phản xạ sóng điện từ.
7

Tầng ngoài cùng :lớn hơn 800 km, không có ranh giới rõ rệt với bên ngoài không gian, lực hấp dẫn của
trái đất yếu, các chất điểm của không khí thoát vào không gian, không truyền sóng âm.

103.Thang đo nhiệt độ.


Thang nhiệt độ Kelvin: 0 độ là giá trị thấp nhất có thể,do đó không có nhiệt độ dưới 0 trong thang
này.Điểm đóng băng của nước có giá trị 273,16 độ.Điểm sôi của nước có giá trị 373,16 độ.

Thang nhiệt độ Celsius: Điểm đóng băng của nước có giá trị 0 độ.Điểm sôi của nước có giá trị 100 độ.

Thang nhiệt độ Fahrenheit: Điểm đóng băng của nước có giá trị 32 độ.Điểm sôi của nước có giá trị
212 độ.

Để chuyển đổi giá trị giữa các thang đo nhiệt độ ta dùng các công thức sau:

Kelvin .

[°C] = [K] − 273.15

[°F] = [K] × 9∕5 − 459.67

[K] = [°C] + 273.15

[K] = ([°F] + 459.67) × 5∕9

Celsius (Centigrade) .

[°F] = [°C] × 9∕5 + 32

[°C] = ([°F] − 32) × 5∕9

[K] = [°C] + 273.15

[°C] = [K] − 273.15

Fahrenheit .

[°C] = ([°F] − 32) × 5∕9

[°F] = [°C] × 9∕5 + 32

[K] = ([°F] + 459.67) × 5∕9

[°F] = [K] × 9∕5 − 459.67

104.Trao đổi nhiệt.


Trao đổi nhiệt là hình thức truyền nhiệt từ vật này sang vật khác và ngược lại cho đến khi nhiệt độ hai
hoặc nhiều vật tham gia quá trình trao đổi nhiệt cân bằng về nhiệt độ.

Trao đổi nhiệt được tồn tại dưới ba hình thức: dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ.
8

Dẫn nhiệt là sự chuyển dịch nhiệt năng giữa các nguyên tử hay phân tử của một vật hoặc giữa các vật
khi chúng tiếp xúc với nhau.

Đối lưu:Là quá trình trao đổi nhiệt được thực hiện nhờ sự chuyển động của chất lỏng hay chất khí giữa
các vùng có nhiệt độ khác nhau.

Bức xạ:là quá trình trao đổi nhiệt thông qua lan truyền sóng điện từ.

105. Hiệu ứng nhà kính khí quyển.


Các nhà kính được làm hoàn toàn bằng kính,cho phép bức xạ sóng ngắn đi vào,ngăn không cho bức xạ
sóng dài đi ra,làm cho nhiệt độ bên trong nhà cao hơn bên ngoài.

Các tia bức xạ sóng ngắn của mặt trời xuyên qua bầu khí quyển đến mặt đất và được phản xạ trở lại
thành các bức xạ nhiệt sóng dài.

Một số phân tử khí trong bầu khí quyển là điôxít cacbon , hơi nước, mê tan,ô zôn,ô xít ni tơ,có thể hấp
thụ và phát xạ bức xạ nhiệt sóng dài. Các loại khí nhà kính này làm nhiệt độ bầu khí quyển tăng lên.

Nghị định thư Kyoto: là một nghị định liên quan đến Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu
(Framework Convention on Climate Change) mang tầm quốc tế của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt
giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP21):

Mục tiêu của bản thỏa thuận nhằm giới hạn nhiệt độ trái đất tăng thêm ở mức 2 độ C, và cố gắng chỉ ở
trong mức 1,5 độ C.

106.Trao đổi nhiệt giữa khí quyển và mặt đất.


Bức xạ mặt trời gồm:bức xạ sóng ngắn,bức xạ sóng dài.Bức xạ mặt trời có thể trực tiếp hoặc khuếch
tán đến mặt đất.Khả năng hấp thụ,phản hồi bức xạ mặt trời phụ thuộc vào tính chất của mặt đất hoặc
mặt nước.

107.Bức xạ mặt trời trực tiếp.


Năng lượng mặt đất nhận được từ bức xạ mặt trời .Độ nghiêng của tia bức xạ mặt trời phụ thuộc vào:vĩ
độ,xích vĩ mặt trời,độ cao mặt trời trong ngày.

108.Quan trắc nhiệt độ.


1.Định nghĩa: TTT nhiệt độ không khí,TđTđTđ nhiệt độ điểm sương,T/Tđ được đo bằng độ và phần
mười của độ.

2.Đơn vị:độ C,F

3.Phương pháp đo:TTT nhiệt độ không khí được đo bằng nhiệt kế khô ở mạn trên gió.Khi đọc giá trị
phải để mắt ngang với mực chất lỏng của nhiệt kế.TđTđTđ xác định bằng bảng,tính toán.

4.Phương pháp mã hóa:


9

12.1 độ C TTT=121 Sn=0

-0.8 độ C TTT=008 Sn=1

5.Lưu ý:Giá trị nhiệt độ TTT/TđTđTđ được ghi vào nhật ký tàu.

109.Thời tiết,khí hậu.

Thời tiết là trạng thái của khí quyển tại một thời điểm và khu vực cụ thể được xác định bằng các yếu tố
và hiện tượng khí tượng.

Khí hậu là tổng hợp các điều kiện thời tiết ở một vùng nhất định, đặc trưng bởi các đại lượng thống kê
dài hạn của các yếu tố khí tượng tại vùng đó.

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều
kiện bên ngoài ,điều kiện bên trong của hệ thống khí hậu trái đất. Biến đổi khí hậu hiện nay biểu hiện
bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan.

Điều kiện bên ngoài gồm:độ lệch tâm của trái đất trên quỹ đạo,góc nghiêng trục trái đất,tiến động và
chương động của con quay trái đất,mức độ phát xạ từ mặt trời.Điều kiện bên trong gồm:thu hẹp diện
tích rừng,sử dụng năng lượng hóa thạch,thay đổi phân bố đất liền-đại dương,động đất,núi lửa,đập thủy
điện.

Giám sát biến đổi khí hậu là quá trình thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, theo dõi diễn biến của khí
hậu trong khoảng thời gian dài để xác định các biểu hiện của biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi
khí hậu đến môi trường, sinh thái, các hoạt động kinh tế - xã hội.

Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học và có tính tin cậy về xu hướng trong tương lai
của khí hậu dựa trên mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực
nước biển dâng.

110.Hiện tượng El Nino.


Hiện tượng El Nino là hiện tượng nước biển nóng lên bất thường từ bờ biển Nam Mĩ đến quần đảo
Mác-san ở vùng giữa Thái Bình Dương.Bờ Đông Thái Bình Dương sẽ có mưa bão,lụt lội.Bờ Tây,phần
còn lại của thế giới sẽ chịu các đợt khô hạn.
El Nino có chu kì dài 8-11 năm và chu kì ngắn 2-3 năm một lần. Giữa các thời kì có hiện tượng El
Nino là hiện tượng La Nina.

111.Từ khóa: Atmosphere,temperature,troposphere

112.Câu hỏi và bài tập.


1. Giải thích thuật ngữ thời tiết,khí hậu.
2. Trình bày những đặc điểm và phạm vi của tầng đối lưu.
3. Kể tên và mô tả quá trình nhiệt được truyền từ bề mặt trái đất vào tầng đối lưu.
4. Mô tả hiện tượng ElNino.
5. Mô tả hiệu ứng nhà kính trong bầu khí quyển trái đất.
10

6. Mô tả ngắn gọn những nhân tố chính chi phối lượng nhiệt lớn nhất mà bề mặt đất đạt được từ
bức xạ nhiệt mặt trời.
7. Đổi 19,5 độ C sang độ F,độ K.
8. Giải thích thuật ngữ ô nhiễm không khí.
9. Trình bày các giải pháp hạn chế mức độ ô nhiễm không khí.
11
12

CHƯƠNG 2 : HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN.

201.Hơi nước trong khí quyển.


Độ ẩm là đại lượng vật lý biểu thị hàm lượng hơi nước trong không khí.

Độ ẩm tuyệt đối : là lượng hơi nước chứa trong một đơn vị thể tích không khí.Đơn vị tính là g/m3.

Độ ẩm tương đối : là tỉ số giữa lượng hơi nước thực tế có trong khí quyển với lượng hơi nước bảo hòa
ở cùng nhiệt độ. Đơn vị tính là %.

Độ ẩm tương đối có thể thay đổi, ngay cả khi lượng hơi nước trong khí quyển giữ nguyên, điều này
xảy ra do nhiệt độ không khí thay đổi.

Điểm sương là nhiệt độ mà tại đó sự ngưng tụ của hơi nước bắt đầu xảy ra.

Nếu nhiệt độ điểm sương cao hơn điểm đông lạnh, thì hơi nước sẽ ngưng tụ dưới dạng hạt nước, còn
nếu ngược lại sẽ tạo thành tinh thể băng.

Mồ hôi:hơi nước ngưng tụ trên những vật nhân tạo, chúng thường được gọi là mồ hôi. Điều này xảy ra
khi bề mặt vật đó có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ điểm sương của không khí.

Mồ hôi hầm hàng xảy ra trên bề mặt hầm hàng,mồ hôi hàng hóa xảy ra trên bề mặt hàng hóa.

Nhiệt độ điểm sương,thông gió hầm hàng:Việc xác định chính xác nhiệt độ điểm sương của không khí
sẽ xác định việc có nên thông gió hầm hàng hay không khi tàu chạy qua các vùng có nhiệt độ khác
nhau.

Đường cong độ ẩm:Ở nhiệt độ 30 độ F,không khí có thể chứa đươc tối đa 5g/m3.Ở 80 độ F không khí
có thể chứa đươc tối đa 25g/m3.Nếu đo được ở nhiệt độ 80 độ F,không khí chứa 20g/m3,độ ẩm tương
đối sẽ là 80%,nhiệt độ điểm sương sẽ là 72 độ F.

Bảng độ ẩm:Có nhiệt độ không khí,giá trị khác biệt giữa nhiệt kế khô và ướt,ta có thể tra được nhiệt độ
điểm sương và độ ẩm tương đối.

Ẩm kế:Có rất nhiều thiết bị dùng để đo độ ẩm.Thiết bị dùng để đo độ ẩm được gọi là psychrometer
hoặc ẩm kế.

Ẩm kế khô ướt,Ẩm kế điện tử.

Ảnh vệ tinh về hơi nước:

Độ ẩm được đo trên quy mô toàn cầu sử dụng vệ tinh được đặt từ xa. Các vệ tinh có thể phát hiện nồng
độ của nước trong tầng đối lưu ở độ cao từ 4 đến 12 km.

Các vệ tinh có thể đo hơi nước có cảm biến nhạy cảm với bức xạ hồng ngoại. Hơi nước hấp thụ và
bức xạ trong dải quang phổ này.
13

Hình ảnh hơi nước vệ tinh đóng một vai trò quan trọng trong việc theo dõi điều kiện khí hậu (như sự
hình thành của giông bão) và dự báo thời tiết.

202.Điều kiện ngưng kết hơi nước trong khí quyển.Nguyên tắc thông gió hầm hàng.
Nhiệt độ giảm đến nhiệt độ điểm sương.Tồn tại các hạt nhân ngưng kết.

Thông gió hầm hàng khi nhiệt độ điểm sương trong hầm cao hơn nhiệt độ điểm sương bên ngoài.

Quy tắc 3 độ:thông gió hầm hàng khi nhiệt độ không khí bên ngoài nhỏ hơn nhiệt độ hầm tối thiểu 3 độ
C.

203. Sương mù .
Sương mù là tập hợp các giọt nước hoặc các tinh thể băng rất nhỏ ở lớp không khí sát mặt đất.

Điều kiện hình thành sương mù:độ ẩm tương đối của không khí cao.Nhiệt độ không khí tương đối
thấp.Tốc độ gió yếu ,lặng gió.

Sương mù hình thành do sự bốc hơi:sự bốc hơi xảy ra ở lớp không khí bên dưới,do tác động loạn lưu di
chuyển lên trên,gặp nhiệt độ thấp sẽ ngưng kết.

Mù bức xạ: hình thành do sự lạnh đi của mặt đất vào ban đêm xuống dưới nhiệt độ điểm sương của lớp
không khí bên trên.

Mù bình lưu: hình thành khi không khí nóng ẩm di chuyển ngang trên một bề mặt lạnh hơn nhiệt độ
điểm sương của nó. Loại mù này hình thành cả trên đất liền và trên biển. Thường gặp ở khu vực có
dòng hải lưu lạnh đi qua.

Sương mù front:hình thành dọc theo mặt front nóng,khi có mưa.không khí sát mặt đất sẽ bão hòa.Áp
suất giảm nhanh,không khí giãn nở đoạn nhiệt,lạnh đi.

Mù do bụi cát:hình thành ở những khu vực sa mạc có gió mạnh,có thể lan ra xa bờ 100 nm.

Thông tin liên quan đến sương mù trong các sách hàng hải:pilot chart,routeing chart,sailing
directions…

204.Mây.
Định nghĩa.Mây là tập hợp của các hạt nước nhỏ li ti, các tinh thể băng hay hỗn hợp giữa chúng.

Nguyên nhân,quá trình hình thành:Mây được hình thành chủ yếu do chuyển động đi lên của không khí
dẫn đến quá trình lạnh đoạn nhiệt .

Các quá trình hình thành:Đi lên do địa hình núi tạo thành mây đỉnh núi ,đi lên do sự đối lưu,do sự trượt
lên nhau của các khối không khí có nhiệt độ khác nhau ,do rối cuộn xoáy .

Cơ chế vật lý.

Suất giảm nhiệt độ đoạn nhiệt khô.(Dry adiabatic lapse rate-DALR).1độ /100m.
14

Suất giảm nhiệt độ đoạn nhiệt bão hoà.(saturated adiabatic lapse rate-SALR).
0.5độ/100m.
Suất giảm nhiệt độ môi trường.(Enviromental lapse rate-ELR).
0.6 độ /100m.

Cơ chế không hình thành mây.

Cơ chế hình thành mây Cb.

Cơ chế hình thành mây Cu.

Cơ chế hình thành mây St.

Phân loại mây.

Mây tầng cao.(trên 6000m)

Ci. Mây ti (Cirrus) .

Cc. Mây ti-tích (Cirro-cumulus) .

Cs. Mây ti tầng (Cirro-stratus) .

Mây tầng trung.(2000m-6000m)

Ac. Mây trung tích (Alto-cumulus) .

As. Mây trung tầng (Alto-stratus) .

Mây tầng thấp.(dưới 2000m)

St. Mây tầng (Stratus).

Sc. Mây tích tầng (Stratocumulus).

Ns. Mây vũ tầng (Nimbostratus).

Mây phát triển theo chiều thẳng đứng.

Cu. Mây tích (Cumulus).

Cb. Mây vũ tích (Cumulonimbus).

Hình ảnh mây.

WMO xuất bản Atlas mây dưới dạng số . Phiên bản này cung cấp các nhóm mây được phân loại,các
thông tin quan trọng về các hiện tượng khí tượng khác như cầu vồng, quầng mặt trời, lốc tuyết và mưa
đá.
15

Mây và điều kiện thời tiết.


Ci,Cc,Cs,không cho mưa.
As,Ns,cho mưa thường.
St,Sc,cho mưa phùn.
As,Ns,Sc,Cb,cho mưa tuyết.
Cb cho mưa rào và mưa đá.
Quan trắc mây.

1.Định nghĩa: N là lượng mây che phủ,Nh lượng mây thấp và mây trung,h độ cao chân mây thấp
nhất,CL mây thấp,CM mây trung,CH mây cao.

2.Đơn vị:N/Nh phần tám bầu trời,h feet hoặc mét,

3.Phương pháp đo:quan trắc bằng mắt.

4.Phương pháp mã hóa:theo các bảng mã quy định.

5.Lưu ý:Giá trị được ghi vào nhật ký tàu.

205.Mưa.
Sự hình thành mưa.
Trong các đám mây ,các giọt nước hay các tinh thể băng chịu tác động của 2 lực.Trọng lực kéo chúng
xuống dưới,lực đẩy lên do các dòng thăng.Điều kiện để xảy ra mưa là trọng lực lớn hơn lực đẩy lên
phía trên.(kích thước giọt nước đủ lớn).

Phân loại mưa:theo cường độ,thời gian,kích thước hạt,trạng thái hạt.

Mưa thường.

Mưa Phùn.

Mưa Rào.

Mưa Đá.Mưa dưới dạng hạt,cục băng,hình cầu không cân đối.

Tuyết:mưa dưới dạng nước đóng băng.

206.Tầm nhìn xa.


Khái niệm tầm nhìn xa.:khoảng cách lớn nhất theo phương ngang trong điều kiện ánh sáng ban ngày
trung bình,người quan sát có thể quan sát được mục tiêu.

Khái niêm fog,mist,haze.

Xác định meteo visibility.

Âm hiệu trong sương mù: xem xét cường độ,phương vị.

Điều kiện tiêu chuẩn với tầm xa radar:khí áp 1013mb,nhiệt độ 15 độ c,độ ẩm 60 %.


16

Sub-refraction,super-refraction.

Ảnh hưởng của mưa đến tầm xa ra đa:

Cường độ càng lớn tầm xa ra đa càng giảm.

Trong mưa rào độ giảm tín hiệu đạt giá trị lớn nhất.

Bước sóng càng nhỏ khả năng ‘nhìn xuyên mưa’càng kém.

Quan trắc tầm nhìn xa.

1.Định nghĩa: VV tầm nhìn xa theo phương ngang.

2.Đơn vị:Ft,M,NM.

3. Phương pháp đo:quan trắc bằng mắt,ra đa,khoảng cách đến đường chân trời.

4.Phương pháp mã hóa:theo các bảng mã được quy định.

5.Lưu ý:Giá trị được ghi vào nhật ký tàu.Nếu tầm nhìn xa nhỏ,có thể xác định dựa vào các kết cấu trên
boong.

207.Từ khóa: Humidity,dewpoint,fog,cloud,visibility.

208.Câu hỏi và bài tập.


1. Định nghĩa các thuật ngữ sau: hơi nước, độ ẩm tương đối, nhiệt độ điểm sương, không khí bão
hòa, không khí khô, sự ngưng tụ hơi nước, sự đối lưu.

2. Suất giảm nhiệt độ môi trường trong tầng đối lưu là gì , lớp nghịch nhiệt tại bề mặt là gì, Mô tả
hai tình huống thông thường hình thành nên lớp nghịch nhiệt bề mặt.

3. Lớp đẳng nhiệt là gì.

4. Sự hình thành mây. Kể tên và mô tả năm chế độ chuyển động đi lên của không khí.

5. Kể tên 10 loại mây cơ bản và tên viết tắt của chúng.Độ cao giới hạn của của các loại mây thấp,
trung bình và cao là bao nhiêu.

6. Mô tả các loại mây sau: Ci, Cs , As, Cb, Ns.

7. Mây ti là gì? Chúng sẽ chỉ ra điều gì nếu mật độ mây ti tăng dần.

8. Mô tả sự xuất hiện của mây trung tầng và nó thường báo trước điều gì.

9. Kể tên các loại mây đi kèm với bão.

10. Phân biệt mưa và mưa phùn.

11. Mưa đá rơi từ mây vũ tích. Hãy mô tả quá trình hình thành những hạt mưa đá lớn.
17

12. Phân biệt fog, mist , haze.

13. Những điều kiện cần thiết cho sự hình thành sương mù.

14.Mô tả những điều kiện thuận lợi nhất cho sự hình thành mù bức xạ.

15. Định nghĩa mù bình lưu?

16. Những điều kiện cần thiết cho việc hình thành mù bình lưu là gì?

17. Mô tả điều kiện khí tượng nào có thể gây ra: khúc xạ kém, siêu khúc xạ. Những ảnh hưởng của
chúng đến tầm xa radar.

18. Bạn hiểu như thế nào về điều kiện khí tượng tiêu chuẩn trong mối quan hệ tới tầm xa radar?
Mô tả những khu vực và điều kiện khí tượng phổ biến mà nó thường tồn tại.

19. Mô tả những tác động đến sóng dội radar của sương mù, mưa phùn, tuyết và mưa lớn. Làm sao
để giảm những tác động này .

20. Giải thích tại sao những kiến thức về nhiệt độ không khí và nhiệt độ biển có thể trợ giúp cho
người đi biển dự đoán được khả năng xảy ra của sương mù.

21.Bài tập:nhiệt kế khô 28 độ C(82,4 độ F),nhiệt kế ướt 24 độ C(75,2 độ F),tính nhiệt độ điểm
sương và độ ẩm tương đối.
18
19

CHƯƠNG 3: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN.

301. Định nghĩa.


Áp suất khí quyển,hay còn gọi là khí áp, là áp lực do trọng lượng của không khí trong khí quyển của
Trái Đất .

Khí áp được tính bằng độ cao tương đương của một cột thủy ngân có khối lượng cân bằng với nó trong

cùng điều kiện vĩ độ, nhiệt độ, độ cao.

302. Đơn vị đo khí áp.


Pascal (Pa)- là áp lực 1N phân bố đều trên một đơn vị diện tích ngang 1m² (N/ m²).

Mi-li-bar (mb),khí áp trung bình 1013 mb .

Mi-li-mét thủy ngân (mm Hg),khí áp trung bình 760 mm.

1mb = 1 hPa = 10² Pa.

In thủy ngân Hg.

1in Hg=25,4 mm Hg.

1mm Hg = 4/3 mb (đo ở vĩ độ 45˚, nhiệt độ 0˚C, gia

tốc trọng trường là 980.616 cm/s²) .

Ví dụ:

Đổi 1016 mb=1016 Hpa=1016*3/4 mm Hg=762mm

Hg=762/25.4 in Hg=30 in Hg.

303. Biến thiên khí áp.


Theo độ cao.

P0 = P + ΔP

P0:Khí áp ở mặt biển,khí áp tiêu chuẩn.

P: khí áp đo ở độ cao nào đó

ΔP: Hiệu chỉnh khí áp theo độ cao,theo giờ...

Số liệu hiệu chỉnh khí áp trong Sailing directions.

Giờ địa phương.

Giá trị hiệu chỉnh tính bằng mb.


20

Giá trị khí áp trung bình tính bằng mb.

Biến thiên trong năm.

Trên các lục địa vào mùa hạ, mặt đất và không khí trên nó thường nóng lên mạnh, quan sát thấy áp suất
nhỏ nhất, còn mùa đông, khi mà không khí lạnh giảm xuống quá thấp thì khí áp đạt cực đại.

Trên đại dương, khí áp thấp nhất xảy ra vào tháng 12 và tháng giêng, cao nhất vào tháng 7 và tháng 8,
tuy nhiên dao động khí áp hàng năm thấp hơn trên đất liền.

Đại lượng trung của biên độ hàng năm trên các vĩ độ trung bình 5-6 mb, trên miền nhiệt đới không quá
2-3 mb.

Đường đẳng áp .

Đường đẳng áp là các đường cong vẽ trên bản đồ khí tượng nối các điểm có cùng áp suất không khí.
Các đường đẳng áp có thể cách nhau một hoặc nhiều milibar tùy theo tỉ lệ bản đồ.

304. Các hệ thống khí áp.


Áp thấp (xoáy thuận) -Depression or Low .

Là một khu vực không khí có đường đẳng áp khép kín, có hình dáng hơi tròn hoặc ovan mà ở trung tâm
có khí áp thấp hơn khí áp ở xung quanh.

Trong khu vực xoáy thuận, gió sẽ thổi ngược chiều kim đồng hồ ở Bắc Bán Cầu và thuận chiều kim
đồng hồ ở Nam Bán Cầu.

Thời tiết trong vùng xoáy thuận thường xấu: nhiều mây, mưa và gió mạnh, đặc biệt là gần trung tâm. Ở

vùng nhiệt đới, xoáy thuận có thể phát triển thành bão nhiệt đới.

Áp thấp phụ (Secondary Depression) .

Là vùng áp thấp hình thành bên trong một xoáy thuận.

Thời tiết bên trong vùng áp thấp phụ xấu hơn thời tiết bên trong vùng áp thấp chính.

Áp cao (xoáy nghịch) –Anticyclone-H .

xoáy nghịch là một khu vực áp cao được bao quanh bởi một khu vực có áp suất nhỏ (áp suất tăng từ
ngoài vào tâm).

Trong khu vực xoáy nghịch, gió sẽ thổi thuận chiều kim đồng hồ ở Bắc Bán Cầu và ngược chiều kim
đồng hồ ở Nam Bán Cầu.

Thời tiết trong xoáy nghịch thường tốt hơn thời tiết trong xoáy thuận. Đặc biệt là vùng áp cao ở tâm
thường có tầm nhìn xa tốt, gió nhẹ.

Áp cao phụ(Secondary High)


21

Rãnh áp thấp ( Trough of low pressure ) .

Là phần kéo dài của áp thấp trong khu vực áp thấp.

Trên bản đồ thời tiết có dạng một hệ thống các đường đẳng áp hình tròn hay ovan, nhưng có một chỗ bị
lõm dọc theo một đường gọi là rãnh (phần lõm hướng về tâm áp thấp).

Lưỡi áp cao (Ridge of high pressure).

Là phần kéo dài của áp cao có dạng hình nêm, nằm giữa hai khu vực áp thấp.

Thời tiết đi kèm thường tốt, gió nhẹ.

Vùng khí áp yên ngựa (Col) .

Là khu vực giữa hai áp cao và hai áp thấp phân bố đối diện giao nhau .

Dải áp thấp,dải áp cao.

Giữa các trung tâm áp là các dải áp.Dải áp thấp ở khu vực xích đạo,khu vực có vĩ độ 50 N/S.Dải áp cao
ở khu vực vĩ độ 30 N/S,khu vực 2 cực.

305.Dụng cụ đo,ghi nhận sự thay đổi khí áp.


Khí áp kế thủy ngân.

Khí áp kế hộp.

Khí áp kế điện tử.

Khí áp ký.

306.Hiệu chỉnh khí áp kế.


Sai số dụng cụ.Áp dụng cho các loại khí áp kế.

Hiệu chỉnh độ cao. Áp dụng cho các loại khí áp kế.

Hiệu chỉnh trọng lực.Áp dụng cho khí áp kế thủy ngân.

Hiệu chỉnh nhiệt độ. Áp dụng cho khí áp kế thủy ngân.

Hiệu chỉnh theo giờ. Áp dụng cho các loại khí áp kế.

307.Quan trắc khí áp.


1.Định nghĩa: PPPP khí áp tại mặt biển,a xu hướng biến thiên khí áp,ppp lượng biến thiên khí áp.

2.Đơn vị:PPPP/ppp mb

3.Phương pháp đo:sử dụng khí áp kế hộp,thủy ngân.

4. Phương pháp mã hóa:theo các bảng mã quy định.


22

5.Lưu ý:Giá trị được đo được hiệu chỉnh, ghi vào nhật ký tàu.

308.Từ khóa: Pressure,low,high.


 

309.Câu hỏi và bài tập.


1. Kể tên 7 đặc trưng của hình thái khí áp.
2. Vẽ phác họa đường đẳng áp, gió ở những vùng áp thấp bán cầu bắc,bán cầu nam.
3. Mô tả những đặc trưng chung áp cao.
4. Mô tả những đặc trưng chung áp thấp.
5. Mô tả thời tiết đi kèm với rãnh áp thấp,lưỡi áp cao,khí áp yên ngựa.
6. Bài tập.

Tìm giá trị khí áp tại mặt biển bằng hPa/mb biết:

Khí áp đo 752 mm Hg.

Độ cao 17m.

Nhiệt độ bên ngoài 32 độ C.

Giờ. 1500.

Sai số dụng cụ +0.6 in Hg.


23
24

CHƯƠNG 4:GIÓ.

401. Định nghĩa.


Gió là sự di chuyển của không khí theo phương ngang .

402. Các lực tác động lên hướng gió.


Lực Gradian khí áp (G)

Sinh ra do sự chênh lệch khí áp giữa hai khu vực khác nhau. Nó có hướng từ nơi áp cao đến nơi áp
thấp.

Lực Coriolis (A)

Sinh ra do trái đất quay và người quan sát cùng quay với tốc độ quay của trái đất. Lực này bằng 0 ở
Xích Đạo và tăng dần về hai cực. Lực Coriolis sẽ làm gió lệch về bên phải hướng di chuyển ở Bắc Bán
Cầu và lệch về bên trái Nam Bán cầu.

Lực Ma Sát (R)

Lực này có hướng ngược với hướng di chuyển của gió,lớn nhất ở bề mặt đất và giảm dần theo độ cao.
Ở độ cao 600 m trở lên, lực ma sát coi như không đáng kể,

Lực ma sát được xác định bằng công thức:

R = - k.V

Lực Ly Tâm

Nếu không khí chuyển động trong các đường đẳng áp cong bao giờ cũng xuất hiện lực ly tâm. Hướng
của lực ly tâm vuông góc với hướng chuyển động của phần tử khí và từ tâm quỹ đạo ra phía ngoài.
Trên thực tế , các dòng không khí chuyển động trên quỹ đạo có độ cong rất nhỏ (r ≈ ∞) nên lực ly tâm
rất bé, đôi khi có thể bỏ qua.

C=V2/R.

403. Buys Ballot Laws.


BBC đứng quay lưng về hướng gió,trung tâm áp thấp ở phía bên trái người quan trắc.

404. Gió ở tầng khí quyển tự do .


Gió địa chuyển.

lực tác dụng lên dòng khí đó chỉ là lực Gradient khí áp và lực Coriolis.

Nếu độ lớn của hai lực này bằng nhau và ngược hướng thì chúng sẽ triệt tiêu nhau và gió sẽ thổi song
song với các đường đẳng áp theo một tốc độ V không đổi.

Gió Gradient .
25

lực Gradient khí áp và lực Coriolis không cân bằng nhau, do đó hướng chuyển động của gió sẽ bị bẻ
cong sang phải hoặc trái .

405.Gió sát bề mặt.


Tốc độ.

W=P/DX30X24.

W wind speed in knots.

P change in pressure.mb.

D distance in NM ,90 độ to isobar lines.

Hướng.Lệch so với isobar lines 10-15 độ trên biển,20-30 độ trên đất liền.

406.Đơn vị đo tốc độ và hướng gió.


Tốc độ gió:Knot,m/s,km/h,Bf scale.

.Hướng gió:độ,ca,góc mạn.

407. Xác định hướng gió và vận tốc gió trên tàu .
Xác định hướng gió và vận tốc gió trên tàu bằng thao tác vẽ.

Xác định hướng gió và vận tốc gió trên tàu bằng bảng.

408. Hoa gió trên các bản đồ thời tiết và hải đồ tham khảo.
Pilot chart.

Sailing Directions.

Bảng cấp gió.

409.Gió mùa,gió đất và gió biển.


Gió mùa.

Gió mùa sinh ra là do sự chênh lệch nhiệt độ trong một thời gian dài giữa đại dương và lục địa.

Các khu vực có gió mùa ảnh hưởng rõ rệt nhất là: Ấn Độ Dương, vùng biển Trung Hoa (biển Đông) và
Đông Á.

Gió đất và gió biển .

Đây là kiểu gió địa phương phổ biến nhất, nó được sinh ra do sự thay đổi nhiệt độ ở những khu vực
nằm cạnh biển.

410.Quan trắc gió.


1.Định nghĩa: dd hướng gió thật,ff tốc độ gió thật.
26

2.Đơn vị:dd độ,ff knot

3.Phương pháp đo:

-Tính toán qua máy đo gió.

-Qua tình trạng mặt biển.

-Qua kinh nghiệm của sỹ quan hàng hải.

4. Phương pháp mã hóa:theo các bảng mã quy định.

5.Lưu ý:Giá trị được đo được ghi vào nhật ký tàu.

411.Đường dòng.
Đường dòng là đường mà tại mỗi điểm véc tơ gió sẽ tiếp tuyến với nó.Đường dòng cho biết ở mỗi khu
vực vào thời điểm nào đó,không khí sẽ di chuyển như thế nào.

đường dòng có thể hội tụ hoặc phân kỳ.

412.Từ khóa: Wind,Beaufort scale,

413.Câu hỏi và bài tập.


1. Mối liên quan giữa hướng gió và đường đẳng áp trên bề mặt trái đất trong bầu khí quyển.
2. Định nghĩa gió địa chuyển và gió gradient.
3. Những tháng nào trong năm gió mùa tây nam và gió mùa đông bắc xuất hiện ở Ấn Độ Dương.
4. Mô tả điều kiện thời tiết ở vùng biển Đông trong thời kì gió mùa tây nam và gió mùa đông bắc.
5. Trình bày công tác quan trăc gió trên tàu.
6. Trình bày nội dung bảng cấp gió,
7. Trình bày nội dung hoa gió trên Pilot Chart.
27
28

CHƯƠNG 5: KHÍ ĐOÀN,FRONT.

501. Định nghĩa.


Khí đoàn là một mảng không khí lớn mà trong đó các yếu tố khí tượng như nhiệt độ, độ ẩm có độ biến
đổi nhỏ, tương đối đều đặn theo chiều ngang.

Khí đoàn thường có chiều ngang rộng từ vài trăm đến vài nghìn km, chiều thẳng đứng từ vài km đến 10
km

502.Phân loại khí đoàn.


Theo khu vực sinh ra .

Khí đoàn Xích Đạo (E-Equatorial) .

Khí đoàn nhiệt đới (T-Tropical) .

Khí đoàn Cực (P-Polar) .

Khí đoàn Bắc Cực hay Nam Cực(A-Artic hay Antartic) .

Theo địa hình của nơi mà khí đoàn hình thành .

Khí đoàn biển (m-maritime).

Khí đoàn lục địa (c-continental).

Kết hợp địa hình và khu vực.

Khí đoàn biển nhiệt đới (mT-maritime Tropical)

Khí đoàn lục địa nhiệt đới (cT- continental Tropical)

Khí đoàn biển địa cực (mP-maritime Polar air).

Khí đoàn đại lục địa cực (cP-continental Polar air).

Dựa vào tương quan nhiệt độ giữa khí đoàn và bề mặt bên dưới .

Khí đoàn nóng (warm air masses) .

Khí đoàn lạnh (cold air masses) .

503. Đặc điểm thời tiết trong khí đoàn .


Đặc điểm thời tiết trong khí đoàn phụ thuộc vào 3 yếu tố.

Nguồn gốc.

Hướng di chuyển.
29

Tuổi.

Đặc điểm của khối không khí nóng.

Khối không khí nóng khi đi tới một mặt đệm lạnh hơn bị lạnh đi chủ yếu vì mặt đệm.

Gradien nhiệt độ thẳng đứng trong khối không khí này giảm đi. Khối không khí nóng này thường là ổn
định.

Khối không khí nóng lạnh đi không đoạn nhiệt và đối lưu động lực do ma sát làm hình thành các mây
tằng và tằng tích.

Dạng giáng thủy chủ yếu là mưa phùn hay giáng thủy (tuyết, mưa) nhỏ.

Khối không khí nóng chuyển dịch bị lạnh đi ở các lớp thấp nhất nên khi độ ẩm của không khí lớn thì có
sương mù bình lưu hình thành.

trời đầy mây,thiếu những điều kiện cần thiết để đối lưu nhiệt phát triển trong khối không khí nóng nên
không xảy ra một sự xáo trộn mạnh mẽ trong khí quyển.

Trong khối không khí nóng, biên độ hàng ngày của gió yếu,hầu như không thấy có gió cơn.

Sự ổn định của tầng kết khối không khí nóng làm cản trở sự trao đổi theo phương thẳng đứng khiến tất
cả những tạp chất trong khí quyển (bụi, hơi nước, phẩm vật ngưng kết) tập trung lại ở lớp gần mặt đất
làm vẩn đục không khí và làm giảm tầm nhìn xa.

Đặc điểm của khối không khí lạnh.


Một khối không khí lạnh khi đi qua một mặt đệm nóng hơn, bị đốt nóng lên, kết quả là gradien thẳng
đứng của nhiệt độ trong khối không khí này tăng lên.

Về phương diện nhiệt động lực, khối không khí lạnh như thế thường là không ổn định.
Tầm nhìn xa trong khối không khí lạnh tốt vì sự xáo trộn theo phương thẳng đứng mạnh lên Phần phía
trước của khối không khí lạnh đang đi tới thường xảy ra một sự tăng áp suất kèm theo với chuyển động
đi xuống của không khí, hình thành những vùng đặc biệt gây ra thời tiết không ổn định rõ rệt .

504.Định nghĩa front.


front là một vùng chuyển tiếp hẹp giữa các khối không khí.

505. Phân loại front.


.Front nóng.

Front lạnh.

Front tĩnh.

Front cố tù

nóng.
30

lạnh.

506. Front-điều kiện thời tiết.


Các thời điểm cần xem xét :

Trước khi front tới.

Ngay tại mặt front.

Sau khi front qua.

Các yếu tố khí tượng cần xem xét:

Khí áp.

Gió .

Mây.

Thời tiết.

Tầm nhìn xa.

507. Ký hiệu front trên bản đồ thời tiết.


Front nóng

Front lạnh

Front tù

Front tĩnh

508.Từ khóa: air mass,front.

509.Câu hỏi và bài tập.


1. Đinh nghĩa thuật ngữ khí đoàn.
2. Trình bày điều kiện thời tiết trong front nóng.
3. Trình bày điều kiện thời tiết trong front lạnh.
4. Trình bày điều kiện thời tiết trong front cố tù.
5. Vẽ những ký hiệu quốc tế dùng trên bản đồ thời tiết synop, cho một front nóng, một front lạnh,
một front tù. Từ những ký hiệu đó, làm sao bạn biết được front đang di chuyển theo hướng nào?
31

CHƯƠNG 6: BÃO NHIỆT ĐỚI.

601. Định nghĩa :


bão là một nhiễu loạn xoáy thuận.

602.Điều kiện hình thành.


Nhiệt độ bề mặt của nước biển phải cao, trung bình 26-27 độ C trở lên, làm nước bốc hơi mạnh, tạo ra
một vùng áp thấp.

Phải tạo ra được độ xoáy cần thiết để hình thành hoàn lưu xoáy thuận.

Phải có lực làm lệch hướng hướng của các dòng không khí (lực cô-ri-ô-lít) do sự quay của quả đất.

603. Các giai đoạn của bão :


Hình thành.

Phát triển.

Chín mùi.

Tan rã.

604. Phân loại.


Áp thấp nhiệt đới (Tropical Depression): Tốc độ gió từ 34 nơ trở xuống(cấp 7 Beaufort) trở xuống.

Bão nhiệt đới vừa (Moderate Tropical Storm): Tốc độ gió từ 34 nơ đến 47 nơ (cấp 8 đến cấp 9)

Bão nhiệt đới mạnh (severe Tropical Storm): Tốc độ gió từ 48 nơ đến 64 nơ (cấp 10 đến 11)

Cuồng phong (hurricane): Tốc độ gió từ 64 nơ trở lên (cấp gió 12 hay lớn hơn).

605. Cấu trúc của bão .


Mắt bão .có thể ở dạng đơn hoặc kép.

Đường kính trung bình mắt bão khoảng 22 km

Là khu vực yên tĩnh duy nhất trong một cơn bão .

Xung quanh nó sóng, gió dữ dội.

Bức tường mắt bão .

Là một khoảng cách hẹp khoảng 25 km bao quanh mắt bão như một bức tường chắn .

mây rất dày đặc và trải dài theo chiều thẳng đứng tới độ cao lớn,mây liên tục, gió rất mạnh .

Vùng ngoài bức tường mắt bão .


32

Mây xoắn ốc hội tụ vào trung tâm,không liên tục.

606. Điều kiện thời tiết trong khu vực bão.


Khí áp.

Áp suất ở vùng bão trung bình khoảng 950-960mb, thấp hơn áp suất bình thường ở vùng đó khoảng 5-
10%. Cá biệt có trường hợp áp suất xuống đến 885mb (tương đương với 663 mm thủy ngân).

Gió .

Ở tầng sát mặt đất, gió cực đại trong bão đạt tới 40 60m/s có khi tới 85m/s . Cá biệt có khi trên 115m/s
(416 km/h).
Tốc độ gió ở tâm (mắt) bão từ tầng thấp đến tầng cao chỉ đạt dưới 5m/s.
Bán kính trung bình của vùng gió mạnh khoảng 150km. Tốc độ gió tăng một cách đột ngột ở vùng giáp
giới với mắt bão.
Trường hợp của bão ở giai đoạn phát triển nhất trong một mặt phẳng ngang không cân đối, gió mạnh
nhất quan sát thấy bên phải bão, theo hướng di chuyển của bão.

Mây và mưa.

Kích thước của vùng mây và mưa thay đổi phụ thuộc vào kích thước và độ phát triển của bão.

Xung quanh mắt bão là một bức tường mây phát triển đến độ cao 10 - 12 km.

Sự phân bố mây không đối xứng, phần chính của mây đối lưu nằm ở góc phần tư bên phải đằng trước
bão.
Chiều dài của giải mưa thường giao động từ 50 đến 400 km. Vùng mưa xảy ra chủ yếu trong phạm vi
hệ mây có dạng xoắn. Phạm vi mưa lớn thường trùng hợp với phạm vi gió mạnh.

Sóng biển .

Gió thổi trên mặt biển gây ra sóng. Sóng cao hay thấp tùy theo gió mạnh hay yếu.

Từ tâm bão sóng được truyền tới tất cả mọi phía.

Khu vực tâm bão hình thành những sóng bão cực lớn, rất dốc, hỗn độn, không có hướng xác định .

Càng xa tâm bão, trong một khoảng cách nhất định gió càng dữ dội hơn, sóng tiếp tục được hình thành
phát triển và truyền theo hướng gió thổi.

Sóng lừng .

Sóng lừng trong khu vực bão là những sóng dài đầu tròn, cách nhau từ 200 đến 300m.

tốc độ truyền sóng có thể tới 10 ngàn hải lý mỗi ngày. Do đó, sóng lừng là một dấu hiệu báo trước
một trận bão sắp đến.
33

Thủy triều và dòng chảy trong bão

Thủy triều dâng cao hơn mức bình thường do sự thay đổi khí áp trong và ngoài vùng bão.

trung bình nếu khí áp thay đổi 1mb thì mực nước biển cũng sẽ thay đổi khoảng 1cm .

Dòng chảy có hướng theo hướng gió.

Lượng mưa trung bình trong một cơn bão .

300-400mm trong một ngày đêm.

607.Ký hiệu bão trên bản đồ thời tiết.


Thay đổi khí áp trong bão.

Hướng đến tâm bão.


Đường di chuyển kinh điển của bão.

Bão- gió trong bão.

Bão di chuyển của các dòng không khí.

Di chuyển tránh bão.

Vùng ảnh hưởng của bão.

608. Các khu vực thường xảy ra bão nhiệt đới trên thế giới.
Bắc Đại Tây Dương.

Đông Bắc Thái Bình Dương.

Tây Bắc Thái Bình Dương.

Bắc Ấn Độ Dương.

Nam Ấn Độ Dương.

Tây Nam Thái Bình Dương và vùng Châu Úc.


34

609.Từ khóa: Wind,Beaufort scale,hurricane,typhoon

610.Câu hỏi và bài tập.


1. Khi một chuỗi các bản đồ thời tiết synop đã có sẵn thì hướng di chuyển của xoáy thuận có thể
được ước lượng thông qua phép ngoại suy. Mô tả phương pháp và nói rõ những nhân tố mà bạn
sẽ đánh giá.
2. Mô tả một vòi rồng, hoạt động của nó, khu vực và mùa thường xuất hiện vòi rồng. Mô tả điều
kiện thuận lợi cho sự hình thành của vòi rồng.
3. Vẽ một sơ đồ chú giải một cơn bão nhiệt đới ở bắc bán cầu. chỉ ra các đường đẳng áp, mũi tên
chỉ hướng gió, mắt bão, bán vòng bên trái và bán vòng bên phải, giải thích tại sao lại đặt tên là
bán vòng nguy hiểm và bán vòng hàng hải? bán vòng nào là bán vòng nguy hiểm của bão nhiệt
đới ở nam bán cầu.
4. Phân tích một cách tổng quát những khía cạnh sau của bão nhiệt đới: vĩ độ hình thành, vĩ độ
điểm chuyển hướng, đường kính, khí áp, cấp gió và hướng gió, tốc độ di chuyển, thời tiết, tình
trạng mặt biển, và sóng lừng.
5. Liệt kê những dấu hiệu cho thấy sự tiến sát của bão nhiệt đới.
6. Ở bán vòng nào của bão nhiệt đới thì có gió mạnh nhất? đưa ra lý do cho cây trả lời của bạn.
7. Những hành động nào người thuyền trưởng phải thực hiện tuân theo điều 35 của SOLAS khi
nghi ngờ sự hiện diện của bão nhiệt đới, hoặc đã biết rõ sự tồn tại của nó.
8. Mô tả gió, thời tiết và tình trạng mặt biển mà một người quan sát đừng yên có thể cảm nhận
được khi một cơn bão nhiệt đới tới gần, ngang qua, và di chuyển ra xa. Giả sử rằng mắt bão
cách xa 200 hải lý khi bắt đầu và nó sẽ đi ngang qua vị trí của người quan sát.
9. Liệt kê những khu vực mà bão nhiệt đới thường hay xuất hiện, tên địa phương của các cơn bão,
những tháng mà bão diễn ra mạnh nhất.
10. Trên đường hành hải từ Sydney, Úc đi Fiji, bạn quan sát thấy những dấu hiệu cảnh báo sự tiến
gần của một cơn bão nhiệt đới. mô tả bằng cách nào bạn ước lượng phương vị đến tâm bão, vị
trí tàu bạn đang ở bán vòng nào, đường di chuyển có thể xảy ra của bão và khoảng cách của bạn
đến tâm bão. Những hành động mà bạn sẽ thực hiện nếu phát hiện
+ tàu bạn đang ở bán vòng nguy hiểm.
+ tàu bạn đang ở trực tiếp trên đường đi của bão.
11. Mô tả những điều kiện thiết yếu cho việc hình thành bão nhiệt đới.
12. Mô tả cùng với sự trợ giúp của một sơ đồ, bạn sử dụng cung an toàn như thế nào để tránh bão,
giả sử rằng bạn nhận đươc báo cáo về đường đi của bão từ radio một cách đều đặn.
13. Tóm tắt đường đi, mùa và các tháng trong năm của bão ở các vùng biển trên thế giới.
14. Trình bày các phương pháp xác định vùng ảnh hưởng của bão.
15. Trình bày phương pháp Least Time Track.

 
35

CHƯƠNG 7:ĐẠI DƯƠNG.

701.Các đại dương trên thế giới.


-Thái bình dương.

-Đại tây dương.

-Ấn độ dương.

Ấn độ dương phía Bắc giáp châu Á,đông giáp châu Úc,nam giáp châu Nam cực,tây giáp châu Phi.

-Bắc băng dương.Khu vực biển kéo dài từ cực Bắc đến lục địa Á-Âu,châu Mỹ.

702.Đặc tính vật lý của nước biển.


-Độ mặn.

Khối lượng muối tính bằng gam trong 1kg nước biển.

-Khối lượng riêng của nước biển.

Là khối lượng của một đơn vị thể tích nước biển.

Giá trị trung bình 1023g/cm3.

Tại xích đạo 1023g/cm3.

Tại Nam cực 1027g/cm3.

703.Chất đáy,địa hình đáy biển.


Thông tin được cho trên hải đồ,pilot books.

Các tính toán liên quan :ukc,neo…

704.Từ khóa:Ocean,density

705.Câu hỏi và bài tập.


1. Kể tên những khu vực đại dương nơi mà tỉ lệ của tầm nhìn xa kém thì phổ biến hơn những nơi
khác và giải thích tại sao.
2. Liệt kê 3 tháng có tầm nhin xa kém trên Pilot Chart khu vực North Atlantic Ocean,North Pacific
Ocean,Indian Ocean.
36

CHƯƠNG 8:HẢI LƯU.

801. Khái niệm.


sự chuyển động một khối lượng lớn nước biển theo chiều ngang với tốc độ và phương hướng tương đối
ổn định gọi là hải lưu.

802. Phân loại hải lưu.


-Theo các lực, hay các yếu tố tạo nên dòng chảy.

Dòng chảy gió hay dòng chảy trôi: Được tạo ra dưới tác dụng của lực ma sát gió với mặt nước.

Dòng chảy gradient: Được gây nên bởi gradient áp suất thuỷ tĩnh, hay khi có độ nghiêng mặt biển so
với mực nước trung bình.

Triều lưu: Được tạo ra do sóng thuỷ triều bởi tác động của lực triều lên các khối nước.

-Theo mức độ ổn định.

Dòng chảy cố định

Dòng chảy tuần hoàn

Dòng chảy nhất thời

-Theo độ sâu .

Dòng chảy bề mặt

Dòng chảy sát đáy

-Theo đặc điểm chuyển động

dòng chảy uốn khúc

dòng chảy thẳng

dòng chảy cong

-Theo tính chất lí hoá

Người ta chia thành: hải lưu nóng và lạnh, mặn và nhạt.

-Theo mùa,gió mùa.

803.Thông tin hải lưu trong các sách hàng hải.


Ocean current chart.

Pilot chart.

Pilot book.
37

Tài liệu khác.

804.Ảnh hưởng của dòng chảy đến tàu.


C=f x L x d x V2.

C tons.

L length in feet at waterline.

d mean draft.

v current speed in knots.

f hệ số-độ sâu/mớn nước.

0.0015-3/1.0.0036-1/1.

805.Từ khóa:current

806.câu hỏi và bài tập.


1. Phân tích những khái niệm sau: dòng chảy trôi dạt, dòng chảy gradient.
2. Mô tả sự ảnh hưởng của sự quay trái đất lên các dòng chảy bề mặt.
3. Kể tên và mô tả những dòng chảy ở bắc và nam Đại Tây Dương và cho biết độ trôi dạt trung
bình hàng ngày của chúng.
4. Mô tả sự tuần hoàn của các dòng chảy bề mặt ở biển Địa Trung Hải.
5. Phác họa hai bản đồ tóm tắt khu vực bắc Ấn Độ Dương mở rộng ra cả khu vực biển Trung Hoa.
Minh họa các dòng chảy bề mặt trong tháng Giêng và tháng 7 trên mỗi bản đồ.
6. Một cái chai trôi dạt được ném xuống biển trên hành trình từ Durban đến CapeTown cuối cùng
được nhặt lên tại bờ biển phía bắc Tây Ban Nha, theo quan điểm của bạn thì đường đi có thể có
của nó là như thế nào và tên các dòng hải lưu đã mang nó đi đến đích cuối cùng.
7. Một cái chai trôi dạt được ném xuống biển ở gần Cape Horn thì được nhặt lên tại bờ biển phía
nam Bồ Đào Nha một vài năm sau đó. Mô tả đường đi có thể có của nó và tên những dòng hải
lưu mà đã mang nó đến đích cuối cùng.

 
38

CHƯƠNG 9:SÓNG BIỂN.

901. Định nghĩa :


sóng biển là sự dao động của các phân tử nước quanh vị trí cân bằng.

902. Các yếu tố của sóng biển.


Độ cao sóng (H): Là khoảng cách đo bằng mét theo chiều thẳng đứng từ đỉnh sóng đến chân sóng

Bước sóng(λ): Là khoảng cách tính bằng m đo theo chiều ngang giữa hai đầu sóng hoặc hai chân sóng
kế tiếp.

Đỉnh sóng ( hay đầu sóng): Là điểm cao nhất của ngọn sóng, chân sóng là điểm thấp nhất của bụng
sóng.

Ngọn sóng là phần sóng nằm trên mực nước cân bằng, bụng sóng là phần nằm dưới mực nước cân
bằng.

Độ dốc sóng (k = h/λ): Là tỉ số giữa độ cao và bước sóng.

Tốc độ sóng (c): Là khoảng cách mà một đầu dịch chuyển trong một giây theo hướng truyền sóng.

Chu kỳ sóng (τ): Là khoảng thời gian (s) giữa 2 đầu sóng liên tiếp cùng qua một điểm nhất định nào đó
trên mặt biển.

Hướng truyền sóng: Là góc được tính từ điểm Bắc (N) về phía Đông đến hướng mà từ đó sóng đi tới
(hoặc là một trong 8 hướng thật mà từ đó sóng đi tới).

903. Các dạng sóng biển.


Sóng gió: Tạo thành dưới tác dụng của gió, hình dáng của sóng không theo quy luật, ngọn sóng bạc
trắng, hướng dịch chuyển theo cùng hướng của gió, chu kì của loại sóng này dưới 15s.

Sóng lừng chia làm 2 loại:

Sóng lừng tại chỗ là sóng còn lại tại một khu vực sau khi tác động của gió tại khu vực đó đã kết thúc
hoặc gió đột nhiên chuyển hướng.

Sóng lan truyền từ vùng biển khác: có hình dáng theo quy tắc nhất định, mặt sóng trơn tru, bước sóng
và chu kì đều lớn hơn sóng do gió. Tốc độ lan truyền của sóng lớn hơn với tốc độ lan truyền của bão, vì
vậy sóng lừng rất có ý nghĩa để dự đoán hướng đến tâm bão.

Sóng triều: xuất hiện dưới tác dụng của lực hấp dẫn có chu kỳ của mặt trăng và mặt trời

Sóng trọng lực: Tạo ra khi có sự nghiêng của mực mặt nước biển khỏi vị trí cân bằng, gây nên dưới tác
dụng của gió và sự thay đổi khí áp.
39

Sóng động đất: Tạo ra trong kết quả của các quá trình động lực học, xảy ra trong vỏ trái đất, mà trước
tiên là động đất dưới lòng nước, đồng thời sự phun trào ngầm và núi lửa gần biển.

-Sóng tàu biển: Sinh ra khi tàu chạy.

904.Sự hình thành, phát triển và tắt dần của sóng gió:
Sự hình thành và phát triển:

Khi gió thổi trên mặt biển phẳng lặng, với tốc độ gió vào khoảng 0,7 m/s, trên mặt biển hình thành
những con sóng nhỏ lăn tăn- sóng mao dẫn với kích thước rất nhỏ. Độ cao sóng cỡ 3- 4 mm và độ dài
sóng 40- 50 mm. Sở dĩ có sóng này vì khi gió tác dụng lên mặt nước yên lặng thì trong lớp không khí
sát mặt nước chuyển động không bền vững và phân thành các cuộn xoáy riêng biệt có trục ngang nằm
vuông góc với hướng gió. Các xoáy này tạo nên xung áp suất tác dụng lên bề mặt nước, dẫn đến hình
thành các sóng mao dẫn sơ cấp. Các sóng được hình thành do xuất hiện sức căng mặt ngoài của nước,
chúng xuất hiện tức thời khi gió vừa thổi và biến mất lập tức khi gió tắt.

Nếu gió tiếp tục tác dụng lâu dài với vận tốc tăng lên sẽ làm tăng biên độ sóng, sóng mao dẫn sẽ
chuyển thành sóng trọng lực. Năng lượng của gió được chuyển cho sóng chủ yếu nhờ áp lực của gió
trên sườn phía đón gió của sóng. Sự truyền năng lượng thực hiện cho đến khi vận tốc gió còn vượt vận
tốc truyền sóng. Sự truyền năng lượng này phụ thuộc vào đặc điểm của gió thổi trên biển: vận tốc gió,
thời gian gió tác dụng, đà gió (khoảng đường trên biển gió thổi qua). Số năng lượng truyền cho mặt
biển nổi sóng được tiêu hao trong việc làm tăng thêm độ cao và vận tốc sóng. Do vậy, kích thước các
sóng lớn sẽ phụ thuộc vào thời hạn gió tác dụng, (là thời gian mà gió tác dụng lên sóng với vận tốc và
hướng không đổi) và đà gió. Thực tế, ngay khi gió thổi ổn định nhất cũng không bao giờ hoàn toàn đều
mà luôn luôn có gió giật và hướng thay đổi (dao động) trong một thời hạn nhất định. Vì vậy, sóng gió
trên biển không hoàn toàn giống nhau, vừa có những lưỡi sóng lớn chạy kế tiếp nhau lại xen kẽ những
sóng thứ yếu.

Sự tắt dần:

Khi gió bắt đầu giảm, sóng không phát triển nữa và dần dần chuyển thành tính chất sóng lừng. Sự tắt
dần của sóng do hai nguyên nhân chính: thứ nhất là do hiệu ứng “làm phanh” xuất hiện ở đầu các sóng
truyền với vận tốc vượt quá vận tốc gió, thể hiện bằng sức cản khi chuyển động sóng gặp gió; thứ hai là
do sự tiêu hao năng lượng sóng bằng các xoắn ở bề dày chính lớp nước (hiệu ứng nhớt). Tuy nhiên, do
quán tính lớn nên các chuyển động sóng ở biển tắt dần hết sức chậm và vì vậy, các sóng lừng có thể
truyền cách xa nguồn phát sinh hàng trăm, thậm chí hàng nghìn km. Độ cao sóng liên quan chặt chẽ
đến vận tốc gió. Gió càng mạnh, sóng càng cao.

Kết quả tính toán theo lý thuyết thuỷ động học cho thấy, nếu vận tốc gió 20 m/s có thể tạo nên sóng có
độ cao 8 mét, vận tốc gió 30 m/s sóng cao 16 mét, trong vùng sát tâm các cơn bão mạnh với vận tốc gió
40 - 50 m/s có thể tạo nên các sóng với độ cao 25 mét.

905.Cấp sóng do gió và cấp sóng lừng:


Cấp sóng do gió.
40

Cấp sóng lừng.

906.Ảnh hưởng của sóng đến tàu.


Sóng làm giảm vận tốc tàu, trở ngại cho việc điều khiển tàu,làm cho tàu bị dao động, bị lắc ngang, lắc
dọc.

Nếu chu kỳ tàu lớn hơn hai lần chu kỳ sóng thì tàu hầu như không bị lắc, nếu nhỏ hơn sẽ bị lắc và đặc
biệt, khi chu kỳ sóng trùng với chu kỳ dao động bản thân của tàu thì sẽ xảy ra hiện tượng cộng hưởng
làm tăng đột ngột biên độ dao động của tàu, dẫn đến tàu có thể bị lật chìm.

907.Quan trắc sóng trên tàu


1.Định nghĩa:

PwPw HwHw chu kỳ,độ cao sóng do gió.

dwPwHw hướng ,chu kỳ,độ cao sóng lừng.

2.Đơn vị :

PPP giây.

d độ.

HHH mét.

3.Phương pháp đo.

Đánh giá bằng mắt .

Các yếu tố cần xác định: kiểu (dạng sóng), cấp sóng, hướng lan truyền sóng, các yếu tố sóng và trạng
thái mặt biển.

Quan trắc kiểu, cấp sóng, trạng thái mặt biển Dựa vào đặc điểm và nguyên nhân hình thành sóng, hình
dạng bên ngoài của sóng, ta có thể xác định được hai kiểu sóng cơ bản : sóng gió và sóng lừng.

Về cấp sóng, ta dựa vào bảng cấp sóng và mối quan hệ giữa cấp gió và cấp sóng để xác định. Thông
thường theo kinh nghiệm, ở các cấp dưới cấp 7, cấp sóng bằng cấp gió trừ một thang cấp. Từ cấp 7 trở
lên, cấp sóng tương ứng với cấp gió và từ gió cấp 10 trở lên sẽ đạt cấp sóng lớn nhất (cấp IX).

Đối với trạng thái mặt biển, chủ yếu là dựa vào quan sát mặt biển biểu hiện khi có sóng, từ đó đối
chiếu với bảng trạng thái mặt biển để xác định.

4.Phương pháp mã hóa:0,5 m bằng một đơn vị.

Ví dụ 08,độ cao sóng bằng 4 mét.

5.Lưu ý:thông tin về sóng biển được ghi vào nhật ký hàng hải.
41

908.Thông tin sóng biển trong các sách hàng hải.


Pilot chart.

Routeing chart.

909.Quan hệ L,S,P
.1. L=5.1xP2

.2. S=3.1xP

910.Từ khóa:wave,swell

911.Câu hỏi và bài tập.


1. Định nghĩa những thuật ngữ sau liên quan đến sóng biển: bước sóng, chu kì, độ cao, tốc
độ,hướng .
2. Nếu như chu kỳ của sóng ( trung bình theo các lần quan trắc) được xác định là 5.4 giây, hãy
xác định tốc độ và bước sóng.
3. Ảnh hưởng của sóng biển UKC,ổn định của tàu. Những hành động nào cần thực hiện nhằm
tránh hoặc làm giảm lắc ngang nguy hiểm?

 
42

CHƯƠNG 10:THỦY TRIỀU.

1001. Định nghĩa.


Thuỷ triều là một hiện tượng dao động của mực nước biển có chu kỳ, dưới tác dụng của lực hấp dẫn vũ
trụ .

1002. Phân loại thủy triều.


Bán nhật triều: Trong vòng 24 giờ 50 phút nếu xuất hiện hai lần nước lớn và hai lần nước ròng có độ
cao thủy triều bằng nhau.

Nhật triều: Trong vòng 24 giờ 50 phút xuất hiện một lần nước lớn và một lần nước ròng .

Thủy triều hỗn hợp :Trong vòng 24 giờ 50 phút cũng xuất hiện hai lần nước lớn và hai lần nước ròng
nhưng độ cao không bằng nhau.

Nhiều ngày trong vòng một tháng phát sinh bán nhật triều không quy luật nhưng có một số ngày, mỗi
ngày phát sinh một lần triều cao một lần triều ròng .

1003.Các thuật ngữ .


HAT: Highest Atronomical Tide .

LAT: Lowest Atronomical Tide .CD.

HW Nước lớn: Vị trí cao nhất của mực nước biển trong một chu kỳ dao động triều.

LW Nước ròng: Vị trí thấp nhất của mực nước biển trong một chu kỳ dao động triều.

Nước lớn cao và nước lớn thấp (H.H.W và L.H.W): Trong cùng một ngày độ cao của hai lần nước lớn
không bằng nhau, thì lần nước lớn có độ cao cao hơn gọi là nước lớn cao, lần nước có độ cao thấp hơn
gọi là nước lớn thấp.

Nước ròng cao và nước ròng thấp (H.L.W và L.L.W): Trong cùng một ngày có hai lần nước ròng có độ
cao không giống nhau, thì lần lượt được gọi là nước ròng cao và nước ròng thấp.

Giờ triều: Thời điểm phát sinh triều gọi là giờ triều, ví dụ giờ nước lớn, giờ nước ròng.

Độ cao của thủy triều: Độ cao tính từ “số không hải đồ” lên đến mặt nước tại một thời điểm nào đó.

Thời gian nước lớn và thời gian nước ròng: Thời gian kéo dài từ giờ nước ròng đến giờ nước lớn gọi là
thời gian nước lớn. Thời gian kéo dài từ giờ nước lớn đến giờ nước ròng gọi là thời gian nước ròng.

Nước đứng: Ở thời điểm thủy triều có độ cao lớn nhất khi triều cao và có độ cao nhỏ nhất lúc triều
thấp, mặt biển tạm thời không dâng lên cũng không hạ xuống gọi là triều đứng (nước đứng)

Biên độ triều: Hiệu số giữa độ cao triều cao và độ cao triều thấp kế tiếp gọi là biên độ triều (Range)
43

Triều cường

Khi lực gây triều của mặt trăng và mặt trời trùng nhau trên cùng một hướng làm cho mực nước thủy
triều dâng lên và hạ xuống lớn nhất gọi là triều cường hoặc nước cường.

Triều kiệt

Khi lực gây triều của mặt trăng và mặt trời vuông góc với nhau làm cho mực thủy triều dâng lên và hạ
xuống ít nhất so với các vị trí khác gọi là triều kiệt hoặc nước kém.

Nước lớn triều cường (High water spings – H.W.S) E.

Nước ròng triều cường (Low water spings – L.W.S)

Nước lớn triều kiệt (High water neaps – H.W.S)

Nước ròng triều kiệt thấp (Low water neaps – L.W.N)

Nước lớn trung bình triều cường (Mean high water spings – M.H.W.S)

Nước ròng trung bình triều cường (Mean low water spings – M.L.W.S)

Nước lớn trung bình triều kiệt (Mean high water neaps – M.H.W.N)

Nước ròng trung bình triều kiệt (Mean low water neaps – M.L.W.N)

M.H.H.W (Mean Higher High Water)

M.L.H.W (Mean Lower Water)

M.H.L.W (Mean Higher Low Water)

M.L.L.W (Mean Lower Low Water)

Chart datum - CD

-Cảng chính, cảng phụ: Trong Bảng thủy triều, một cảng được cung cấp đầy đủ các dữ liệu (giờ triều và
độ cao thủy triều) hằng ngày trong cả năm gọi là cảng chính. Một cảng mà chỉ đưa ra những số liệu
biểu thị mối quan hệ về độ cao và giờ triều với cảng chính thì gọi là cảng phụ.

1004.Thông tin thủy triều trong các sách hàng hải.


ATT.

Pilot books.
44

1005.Từ khóa:tide,chart datum

1006.Câu hỏi và bài tập.


1. Giải thích các thuật ngữ về thủy triều .
2. Trình bày tóm tắt nội dung lịch thủy triều Việt nam,lịch thủy triều Anh.
45

CHƯƠNG 11: BĂNG BIỂN.

1101.Định nghĩa.
Băng biển là một khối rắn, màu trắng trong suốt .

1102. Sự hình thành băng biển.


Băng thường hình thành từ vĩ tuyến 45-50˚ trở lên.

Nhiệt độ đông lạnh của nước mặn thấp hơn nhiệt độ đông lạnh của nước ngọt .

Nước ngọt đông lạnh ở 0˚C .

Độ mặn 5 ‰ nước bắt đầu đông lạnh ở 0.3˚C .

Độ mặn 35‰ thì bắt đầu đông lạnh ở -2˚C.

Khi bề mặt nước biển lạnh đi, khi đó mật độ của nó sẽ dày đặc hơn, nước lạnh sẽ được thay thế bằng
nước ấm hơn, có tỷ trọng nhỏ hơn ở bên dưới. Quá trình sẽ tiếp tục cho đến khi toàn bộ cột nước từ
trên mặt xuống tới đáy đạt được mật độ cao nhất và sự đối lưu bắt đầu giảm xuống, sự hình thành băng
bắt đầu.

Độ mặn càng cao thì nhiệt độ để đạt tới mật độ cao nhất của nước biển càng giảm đi.

Trong một số khu vực, mặc dù nhiệt độ rất thấp, nhưng vì mùa đông quá ngắn nên băng cũng không thể
hình thành.

1103. Phân loại


Băng đồng nhất: là loại băng đông kết một cách liên tục.

Băng trôi: là khối băng va vào nhau vỡ ra trôi lềnh bềnh trên mặt biển, xuất hiện đầu mùa hoặc cuối
mùa băng.

Núi băng: là loại băng riêng biệt có kích thước khổng lồ vì nguyên nhân nào đó chúng bị phá từ các núi
băng khác ở Bắc Cực và Nam Cực, theo dòng hải lưu đi về xích đạo hoặc các vùng biển khác.

1104.Thông tin về băng biển trong các sách hàng hải.


Pilot chart.

Ice berg,growler.

1105. Ảnh hưởng của băng biển đối với hoạt động hàng hải.
Đối với băng đồng nhất:
46

Khi độ dày băng từ 15 ÷ 20 cm tàu có trọng tải trung bình mới có thể đi được, dễ xẩy ra nguy hiểm đối
với tàu bé.

Khi độ dày băng khoảng 40 cm tàu có trang bị đặc biệt mới có thể hành trình.

Độ dày băng từ 40 cm trở lên thi phải có tàu phá băng mới có thể hành trình.

Đối với các loại băng khác:

Gây nguy hiểm đến việc hành trình của tàu trên biển gây nguy cơ đâm va, thủng, hư hại vỏ, thân tàu…

1106.Quan trắc băng biển.

1.Định nghĩa:Ci cho biết mức độ tập trung của băng.

2.Đơn vị:

3.Phương pháp đo:quan trắc bằng mắt.

4.Phương pháp mã hóa:mã hóa theo quy định trong các bảng mã hóa.

5.Lưu ý:chọn số liệu mã hóa có ý nghĩa với hàng hải.

1107.Từ khóa: ice berg,growler

1108.Câu hỏi và bài tập.


1. Mô tả một cách ngắn gọn sự phát triển và xuất hiện phổ biến của các yếu tố sau: frazil ice,
grease ice, pancake ice, field ice, floes.
2. So sánh những tảng băng trôi ở bắc bán cầu và nam bán cầu với những đặc điểm cụ thể cần xem
xét đến là sự hình thành, sự vỡ ra, hình dạng và kích cỡ.
3. Mô tả đường đi di chuyển có thể có của các tảng băng trôi từ lúc bị vỡ ra cho đến khi bị phân
hủy hết, khi chúng hình thành ở :
+ bờ biển phía đông Greenland
+ bờ biển phía tây Greenland
4. Những tuyến đường thương mại nào chịu tác động của băng tuyết.
5. Bạn có thể tìm thấy những thông tin chi tiết về điều kiện băng tuyết trên biển, mùa…cho bất kì
vùng biển địa phương nào ở đâu.
6. Những hành động mà người thuyền trưởng trên tàu cần thực hiện khi trông thấy một tảng băng
nguy hiểm.
7. Những cảnh báo đặc biệt nào cần được chú ý khi hành hải trong khu vực có băng .
8. Nêu những hiểu biết của bạn về việc sử dụng radar để phát hiện băng trôi trên các tuyến đường
đại dương.
47

CHƯƠNG 12: CÔNG TÁC KHÍ TƯỢNG TRÊN TÀU.

1201.Công tác quan trắc,hiệu chỉnh,tính toán,ghi nhận.


Mây.(lượng mây che phủ).

Tầm nhìn xa.(quan trắc hàng giờ)

Gió.(hướng,tốc độ gió).

Nhiệt độ,độ ẩm.

Khí áp.(IE,DPh,DPt)

Thời tiết quá khứ,hiện tại.

Hướng đi và tốc độ tàu.

Nhiệt độ mặt biển.

Sóng biển,

Băng biển.

1202.Công tác thu thập các thông tin thời tiết trên tàu.
Các thông tin thời tiết thu được từ các ấn phẩm hàng hải.

NP.

NP 100.

NP 136.

Pilot chart.

Ocean current chart.

Routeing charts.

Các thông tin thời tiết thu được từ các hệ thống thu bản tin thời tiết:hệ thống fasimile.

Bản đồ facsimile:là bản đồ synop dùng trong hàng hải.

Bản đồ facsimile đưa ra các yếu tố khí tượng cần cho sỹ quan hàng hải.Bản đồ facsimile có 2 dạng.A-
analys.F-forecast.

Đọc bản đồ facsimile:Khí áp,Gió,Sóng biển,Tầm nhìn xa,Điều kiện thời tiết chung.

Hệ thống Inmasat C.
48

Hệ thống Navtex.

Các hệ thống khác.

1203.Công tác phân tích và dự báo thời tiết trên tàu.


Khái niệm dự báo thời tiết :Ước đoán khả năng xảy ra của thời tiết trong tương lai.

Dự báo được chia theo thời gian gồm:hạn ngắn<72h,hạn vừa<10d,hạn dài<30d,hạn rất dài>30d.

Dự báo hạn ngắn,hạn vừa được chia ra dự báo chung và dự báo chuyên ngành.

Nguyên tắc lập dự báo thời tiết.

K/n bản đồ synop.syn-optic.

Xác lập trạng thái thời tiết hiện tại.

Khả năng biến đổi vị trí,cường độ của các trung tâm áp,khí đoàn,front…

Xác lập đặc trưng thời tiết có tính đến đặc điểm địa hình,vị trí địa lý,mùa…bằng phương pháp số trị
hoặc phương pháp synop.

Phương pháp số trị là phương pháp dựa trên kết quả giải các phương trình khí động học và nhiệt động
học.

Phương pháp synop là phương pháp ngoại suy các quá trình khí quyển xảy ra trong thời gian kế cận và
hiện tại,từ đó đưa ra dự đoán về các đối tượng synop trong thời gian kế tiếp.

Phương pháp synop cho rằng sự thay đổi của các đối tượng synop tiếp theo sẽ tương tự như đã xảy ra
trong thời gian ngắn trước đó.

Lập dự báo các yếu tố khí tượng vì sự liên quan và tác động qua lại của chúng.

Dự báo các khu vực hàng hải khó khăn:Nhiệt độ,Khí áp,Sóng,gió,sương mù,băng biển.

1204.Lập kế hoạch hành trình .


1.Mục tiêu.

Thời gian ngắn nhất.


Hư hại cho tàu và hàng ít nhất.
Tốc độ không đổi.
Tiết kiệm nhiên liệu.

2.Chọn tuyến.

cân bằng giữa yếu tố an toàn và yếu tố thời gian,nhấn mạnh yếu tố an toàn.
49

Tuyến ngắn nhất chưa phải là tuyến nhanh nhất.Tuyến dài hơn có điều kiện thời tiết tốt hơn, tàu hành
trình tốn ít thời gian hơn.

Lưu ý đến vùng,mùa,tần suất,đường đi của bão.

Tránh các vùng có ảnh hưởng của băng,thời tiết xấu,khả năng xuất hiện sương mù cao.

Lợi dụng dòng chảy biển hoặc hải lưu nếu có thể.
Lợi dụng gió mùa nếu có thể.
Có kế hoạch dự phòng.

1205.Từ khóa: observation,gmdss,weather map

1206.Câu hỏi và bài tập.


1. Theo ý kiến của bạn, đâu là những giá trị thực tế đối với người đi biển và ngành hàng hải của
việc sỹ quan trên tàu tiến hành những quan trắc khí tượng và chuyển chúng về cho các tổ chức
quốc tế thông qua radio? Bên cạnh những quan trắc từ các tàu buôn, tàu hải quân , những
phương tiện nào khác được dùng để thu nhận những thông tin khí tượng từ đại dương.
2. Những thuận lợi khi có một bảng mã quốc tế được dùng để phát và trao đổi các thông tin khí
tượng là gì?
3. Mô tả ngắn gọn quá trình làm việc của các nhà khí tượng học trong việc chuẩn bị một bản đồ
thời tiết synop và phát chúng trên các bản tin thời tiết.
4. Trình bày hiểu biết của bạn về hệ thống quốc tế trong việc phát sóng radio những cảnh báo bão,
những bản tin dự báo thời tiết và những bản tin chung cho hàng hải.
5. Bạn có thể tìm những thông tin về thời tiết cụ thể cho các bản tin hàng hải trên sóng radio ở
đâu.
6. Nói những hiểu biết của bạn về thiết bị phát sóng radio facsimile, những thông tin khí tượng gì
sẽ được phát sóng và giá trị của nó đối với thuyền trưởng. Có bao nhiêu quốc gia sử dụng
phương tiện này để phát sóng. Liệt kê ít nhất 10 quốc gia.
7. Tại sao bản đồ không khí tầng trên cao lại có giá trị trong việc dự báo tại bề mặt.
8. Mô tả bằng cách nào bản đồ đường đồng mức 500mb được sử dụng trong việc dự báo hướng đi
và tốc độ di chuyển của hệ thống thời tiết tại bề mặt.
9. Những nguyên tắc chính trong hành hải khí tượng. đưa ra ví dụ cụ thể.
10. Liệt kê những nhân tố mà bạn sẽ lưu ý để đánh giá khi lập tuyến hành trình vượt đại dương. Kể
tên những nguồn thông tin mà bạn sẽ tham khảo.
11. Thu thập thông tin hiện có từ 5 trung tâm khí tượng,đưa ra dự báo riêng của bạn trên khu vực
biển Đông(gió,khí áp,mây,tầm nhìn xa,điều kiện thời tiết chung), so sánh với bản tin dự báo khí
tượng của Việt nam.
12. Trình bày tóm tắt N P 283,284.
13. Trình bày các thông tin thời tiết thu được từ trung tâm dự báo khí tượng nhật bản JMA.(NP
283)
14. Trình bày tóm tắt thông tin thời tiết được cho trên bản đồ bề mặt thu được từ JMA.
50

15. Trình bày tóm tắt thông tin thời tiết được cho trong bản tin thu được từ JMA.
16. Nội dung sổ tay quan trắc.

 
51

You might also like