You are on page 1of 4

Giá trị lịch sử và nghệ thuật quận sự Việt Nam

trong chiến tranh phía Bắc


I.Sơ lược

1.Nguyên nhân

Xuất phát từ những mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc trong vấn đề Việt Nam
chống Mĩ và ý đồ lôi kéo Việt Nam trở thành đồng minh không thành công, Trung
Quốc đã có những hành động gây bất lợi cho Việt Nam như bắt tay với Mĩ (năm
1972), ủng hộ chế độ Pol Pot ở Campuchia, cuối cùng là mang quân đi xâm lược
các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam (tháng 02 năm 1979).

2.Diễn biến

Rạng sáng ngày 17/2/1979, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã điều động một lượng lớn
quân đội và vũ khí hiện đại nhất mà họ có lúc đó tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía
bắc nước ta.

TQ đã huy động 60 vạn quân (chưa kể dân công hỏa tuyến phục vụ), tấn công trên
toàn tuyến biên giới từ Quảng Ninh đến Phong Thổ dài trên 1.000 km, tập trung
vào 3 khu vực Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai với Lào Cai là trọng điểm. Ngoài ra TQ
còn mang theo mấy trăm máy bay, và một số tàu chiến thuộc hạm đội Nam hải
sẵn sàng tham chiến khi cần thiết.

Thời gian tấn công: Cuộc tấn công của TQ vào lãnh thổ VN bắt đầu từ ngày
17/2/1979 và kết thúc ngày 16/3/1979, có thể chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn tấn
công và giai đoạn rút lui.

Giai đoạn tấn công: thời gian 17 ngày (từ 17/2 đến 5/3/1979):

Ngày 17/2-19/2: Quân đội TQ đột kích trên toàn tuyến biên giới dài trên 1.000 km
chiếm một số vị trí tiền duyên của ta.

Ngày 20/2: Chiếm thị xã Lào Cai, thị trấn Đồng Đăng.

Ngày 21/2: Chiếm thị xã Cao Bằng


Ngày 22/2: Chiếm thị trấn Bảo Lộc

Ngày 23/2: Chiếm thị xã Hà Giang

Ngày 24/2: Chiếm thị trấn Cam Đường

Các ngày sau đó 2 bên đánh nhau dữ dội tại vùng gần Lạng Sơn, Sapa. Ngày 5/3
TQ chiếm Sapa và một phần thị xã Lạng Sơn.

Ngay trong ngày hôm đó (5/3), TQ tuyên bố đã đạt mục đích, bắt đầu rút quân
khỏi VN. VN tuyên bố tổng động viên toàn quốc. Một sư đoàn chính quy VN điều
từ Campuchia và Lào đã về tới sát mặt trận. Liên Xô bắt đầu tăng quân tới biên
giới Trung Xô.

Giai đoạn rút lui: thời gian 10 ngày (từ 6/3 đến 16/3/1979):

Kể từ lúc quân đội TQ rút lui, bộ đôi VN không tấn công, truy kích địch.

-Quân TQ bắt đầu rút khỏi một phần của thị xã Lạng Sơn từ 5/3, đến 12/3 rút hết
khỏi Đồng Đăng.

-Bắt đầu rút khỏi vùng Lào Cai từ 7/3 đến 13/3 thì rút hết

-Bắt đầu rút khỏi vùng Cao Bằng từ 7/3, đến 14/3 thì rút hết.

Ngày 16/3/1979 TQ tuyên bố hoàn thành việc rút quân, chiến tranh kết thúc.

3.Kết quả

Thống kê thương vong (tài liệu do Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy cung cấp):

Một thống kê chính thức của Đài Loan phản ánh, số người chết của phía Trung
Quốc là 26.000; của phía Việt Nam là 30.000 người.

Số bị thương: Phía Trung Quốc là 37.000 người. Số thương vong phía Việt Nam là
32.000 người.

Về số bị bắt sống, phía Trung Quốc là 260 người. Phía Việt Nam là 1.600 người.
Cuộc chiến cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam: các
thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã,
735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm
trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị
giết và bị cướp. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và
phương tiện sinh sống. Để được Liên Xô tăng cường viện trợ, từ 27 tháng 3 năm
1979, Việt Nam quyết định cho tàu quân sự Liên Xô đóng ở cảng Cam Ranh. Về
phía Trung Quốc, cuộc chiến ngắn ngày đã tiêu tốn của nước này khoảng 1,3 tỷ
USD và làm ảnh hưởng lớn tới quá trình cải tổ kinh tế.

Về lâu dài, cuộc chiến mở đầu cho hơn 10 năm căng thẳng trong quan hệ và xung
đột vũ trang dọc biên giới giữa hai quốc gia, buộc Việt Nam phải thường xuyên
duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ dọc biên giới, gây hậu quả xấu đến nền
kinh tế. Sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng biên giới bị ảnh hưởng nghiêm
trọng. Ngoài ra, nhiều cột mốc biên giới cũng bị quân Trung Quốc phá hủy, gây
khó khăn cho việc hoạch định biên giới sau này.

II. Giá trị lịch sử và nghệ thuật

1.Giá trị lịch sử

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của nhân dân Việt Nam diễn ra trong
vòng khoảng một tháng (từ 17/2-18/3/1979) nhưng có ý nghĩa thắng lợi rất to
lớn:

Cuộc chiến đấu này thêm một lần nữa khẳng định ý chí, sức mạnh bền bỉ của
nhân dân Việt Nam quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách để bảo vệ độc
lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, bởi Việt Nam lúc này vừa kết thúc cuộc
kháng chiến chống Mỹ chưa lâu (1975), vừa kết thúc chiến tranh bảo vệ biên giới
Tây Nam và đang làm nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ nhân dân Campuchia lật đổ chế
độ diệt chủng Pol Pot, thực hiện công cuộc hồi sinh đất nước, kinh tế lại đang gặp
rất nhiều khó khăn do cấm vận của Mỹ...

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của nhân dân Việt Nam góp phần khẳng
định đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, sự chỉ đạo chiến lược tài tình, sắc bén
của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương Việt Nam, nhất là trong việc nắm bắt tình
hình, đánh giá đúng khả năng hành động của đối phương, trên cơ sở đó kịp thời
chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang và nhân dân chuẩn bị các mặt sẵn sàng đối
phó; tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tạo dựng thế trận chiến
tranh nhân dân vững chắc.

Qua thực tiễn điều hành, chỉ đạo chiến tranh, Trung ương Đảng và Chính phủ Việt
Nam luôn khẳng định về quyền tự vệ chính đáng của mình, kiên quyết đánh trả
mọi cuộc tiến công xâm phạm chủ quyền, nhưng đồng thời cũng luôn thể hiện rõ
lòng bao dung, khát vọng hòa bình, mong muốn chấm dứt xung đột để xây dựng
mối quan hệ tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt Nam-Trung Quốc, góp phần gìn giữ môi
trường hòa bình, ổn định trong khu vực cũng như trên thế giới.

2.Nghệ thuật quân sự và những bài học kinh nghiệm

Một là, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, nắm chắc tình hình, dự đoán
chính xác âm mưu và hành động của các bên liên quan, nhất là động thái các
nước lớn, trên cơ sở đó có sự chuẩn bị toàn diện, không để bị động bất ngờ trong
mọi tình huống.

Hai là, giữ vững đường lối độc lập, tự chủ, tự cường, kết hợp chặt chẽ đấu tranh
chính trị, quân sự với đấu ngoại giao để vừa phát huy sức mạnh tổng hợp trong
nước, vừa nêu cao tính chính nghĩa của cách mạng nhằm tranh thủ sự đồng tình,
ủng hộ quốc tế, không để các thế lực thù địch xuyên tạc hòng tìm cách cô lập.

Ba là, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, trên cơ sở đó phát huy sức mạnh
chiến tranh nhân dân địa phương, đặc biệt là sức mạnh của lực lượng vũ trang tại
chỗ (bộ đội chủ lực quân khu, bộ đội địa phương tỉnh, huyện, dân quân du kích)
kết hợp với sức mạnh hậu phương cả nước tạo thành những "trường thành thép”
sẵn sàng đánh trả có hiệu quả mọi cuộc tiến công từ bên ngoài ngay thời gian đầu.

Bốn là, vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự truyền thống Việt Nam "lấy nhỏ
thắng lớn, lấy ít địch nhiều” với nghệ thuật quân sự hiện đại (phương thức tác
chiến chính quy), đồng thời biết khai thác, phát huy tư tưởng nhân văn "lấy đại
nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” của cha ông thuở trước kết
hợp với chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh./.

You might also like