You are on page 1of 11

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU


BỘ MÔN CÔNG NGHỆ

Đề tài
THIẾT BỊ VIỄN THÔNG
MÁY TRUYỀN HÌNH (TIVI)
Nhóm thực hiện: - Vũ Lã Quốc Lâm
- Trần Bảo Long
- Ngô Quốc Quang
- Trương Trần Hải Thắng
- Trần Tuấn Huy
- Vũ Đình Anh Quân
- Nguyễn Duy Khang
- Đỗ Việt Phương
- Trần Minh Hải
Lớp: 12A1

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 1 năm 2021


I.GIỚI THIỆU VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TIVI

1. Giới thiệu

Thật khó để phủ nhận vai trò của chiếc tivi trong đời sống hiện đại, từ những ngôi nhà bình dân
đến những căn biệt thự đắt tiền, từ thành thị đến những vùng nông thôn mới đâu đâu ta cũng thấy
rõ bóng dáng của chiếc tivi. Quả thật tính đến nay tivi đã hơn 80 năm phục vụ cho đời sống con
người. Nhưng có một điều mà ít ai có thể biết được đó chính là việc tạo ra chiếc tivi là cả một
quá trình rất dài và có sự đống góp của nhiều thế hệ nhà khoa học làm nên.

Người được xem là cha đẻ của tivi chính là Philo Farnsworth, một nhà phát minh người Mỹ. Ý
tưởng về một chiếc máy truyền hình ảnh điện tử đã được ông nuôi dưỡng từ lúc mới 14 tuổi thế
nhưng mãi đến năm 21 tuổi, ông mới cùng vợ là Pem nghiên cứu và phát minh ra chiếc tivi đầu
tiên trong một căn gác xếp nhỏ của mình ở thành phố San Francisco vào năm 1927. Tivi lúc này
còn thô sơ nhưng so với những phát minh của những người tiền nhiệm, nó vẫn là cái thật sự hoàn
chỉnh, ổn định và là một bước đột phá trong nghệ truyền hình của nhân loại. Càng ngày tivi càng
được phát triển tốt hơn và chỉ trong 80 năm trở lại từ một chiếc tivi với màn hình 2 inch nhỏ bé
chúng ta đã có những tivi với màn hình cực đại từ 42 đến 100 inch hay nhiều hơn nữa. Sự xuất
hiện của tivi ngày càng được phổ biến và trong những năm nữa sau của thế kỉ trước, Tivi hầu
như đã có mặt tại rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

2. Các mốc quan trọng trong lịch sử phát triển TV

-1884: sinh viên người Đức - Paul Gottlieb Nipkow đưa ra phát kiến hệ thống TV cơ đầu tiên,
được gọi là hệ thống quay đĩa của Nipkow chuyển đổi hình ảnh thành các chấm điểm. Ở đây,
Nipkow dùng 1 chiếc đĩa có đục lỗ theo hình xoáy ốc phía trước một bức tranh được chiếu sáng.
Khi quay đĩa, lỗ thủng đầu tiên quét qua điểm cao nhất của bức tranh, lỗ thứ hai quét thấp hơn lỗ
đầu tiên một chút, lỗ thứ 3 lại thấp hơn chút nữa,… và cứ như vậy cho tới tâm bức tranh. Để thu
được hình ảnh, Nipkow quay chiếc đĩa, sau mỗi vòng quay, tất cả các điểm của bức tranh lần
lượt hiện lên. Những chiếc đĩa tương tự quay ở điểm nhận. Khi tốc độ quay đạt 15 vòng/giây,
ánh sáng đi qua hệ thống đĩa tái tạo được hình ảnh tĩnh của bức tranh.

-1907: phát minh công nghệ ống phóng đại của Lee de Forest và Authur Korn giúp cho thiết kế
quay đĩa của Nipkow thành sự thât.

-1923: Charles Jenkins tạo ra chiếc máy TV gọi là "Đài truyền hình thanh" - Radiovision cho
phép máy thu radio truyền đi những hình ảnh động.

-1927: Philo Farnsworth phát triển ống tia điện tử phân tích hình đưa đến thành công đầu tiên
của hệ thống TV điện hoàn chỉnh.

-1928: John Logie Baird: Người đầu tiên truyền hình màu thành công.

-1929: Vladimir Zworykin phát minh ra một ống tia âm cực gọi là ống hình ảnh, cần thiết cho
truyền hình trực tiếp.
Chiếc TV màu đầu tiên

Chiếc TV màu đầu tiên trên thế giới được John Logie Baird giới thiệu vào năm 1928. Chiếc TV
này có thể chạy 30 khung hình trong 5 giây, sau đó được cải ........ 12.5 khung hình trong 1 giây.
Ông được coi là người có công nhất trong sự hình thành TV.

 Dumont 180 là chiếc TV đầu tiên được bán ra với giá 395 USD vào năm 1938

Chân dung Philo Farnsworth

II.CẤU TẠO CỦA TIVI


A .Bên ngoài

1. Anten:
a. Là một thiết bị linh kiện khá quan trọng, có khả năng bức xạ và thu nhận sóng
điện từ.
b. Cấu tạo chính: Thường được làm bằng kim loại dây điện (gậy) hoặc kim loại bề
mặt làm cựu được gọi là anten dây. Kích thước vật lý (hay chiều dài) của anten
liên quan trực tiếp đến tần số mà anten có thể thu hay phát sóng.
c. Chức năng: Có hai chức năng trong một hệ thống thông tin liên lạc.
i. Khi kết nối với máy phát, nó thu thập các tín hiệu AC và gửi thẳng, hoặc
phát xạ sóng RF đi theo mô hình cụ thể cho từng loại ăng-ten.
ii. Khi kết nối với máy thu, anten lấy sóng RF mà nó nhận được và gửi tín
hiệu AC cho máy thu.
iii. Chuyển đổi năng lượng điện sang sóng vô tuyến đối với anten phát hay
chuyển đổi sóng vô tuyến sang năng lượng điện đối với anten nhận.
2. Thiết bị thu truyền hình số vệ tinh K+:
a. Truyền hình kỹ thuật số vệ tinh hay được gọi là DTH (Direct to Home) là công
nghệ truyền hình sử dụng chảo anten parabol để thu nhận tín hiệu trực tiếp từ vệ
tinh vào đầu giải mã cho ra các tín hiệu phát sóng các chương trình lên ti vi.
b. Cấu tạo chính: Mặt phản xạ elip, giá đỡ mặt chảo, tay đỡ LNB, giá đỡ góc ngẩng
và phương vị, chân đế.

Nguyên lý làm việc của thiết bị thu truyền hình

3. Đầu thu truyền hình:


a. Đầu thu truyền hình (Set-top box) là một thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình và sau đó
chuyển dữ liệu hình ảnh và âm thanh lên màn hình TV. Thiết bị này nằm trung gian giữa
nguồn tín hiệu và TV.
Đầu thu truyền hình Viettel

b. Cấu tạo: Với các thiết bị set-top box truyền thống, cấu tạo chủ yếu bao gồm các
khối khuếch đại và giải điều chế tín hiệu. Hiện nay, set-top box giống như những
chiếc máy tính chuyên dụng mà cấu trúc của nó bao gồm cả bộ vi xử lí, ROM,
RAM, bộ lưu trữ hay bộ nhớ flash..., đi kèm theo đó là những phần mềm chuyên
dụng để điều khiển hoạt động
c. Gồm các đầu kết nối giữa đầu thu với TV sau:
i. Cổng HDMI

ii. Cổng AV hay là Cổng Composite trên TV (Jack trắng - đỏ - vàng)


iii. Các cổng khác như: dùng cáp VGA, cáp VGA-HDMI, cáp HDMI-AV
d. Các đầu thu thông tin kết nối với TV qua các cổng hình ảnh, âm thanh,...
i. Cổng Composite (cổng AV)
ii. Cổng Component

e. Không chỉ vậy mỗi điểm ảnh được cấu tạo từ công nghệ bóng LED SMD gồm 3
màu cơ bản 1R1G1B: R - đỏ, G - xanh lá cây, B - xanh dương. Từ 3 màu cơ bản
này sẽ cho ra số màu hiển thị là trên 16,7 triệu màu.

4. Bộ phận phát thông tin: màn hình TV.


a. Loại màn hình TV: LED, LCD, OLED, Plasma,...

TV LED từ Casper

B . BÊN TRONG

1. Bo mạch chủ (circuit board)


Bo mạch chủ là một trong những bộ phận thiết yếu nhất để TV – hay những thiết bị điện tử trong
ngành công nghiệp máy tính nói chung – vận hành được. Bo mạch chủ thực hiện như một bản
mạch trung gian giao tiếp giữa các thiết vị với nhau. Nói chung là, nó có vai trò như mạch điện
chính của hệ thống điện tử.

Trên bo mạch chủ có rất nhiều vi mạch và bộ phận nhỏ khác nhau, và mỗi bộ phận đều đóng vai
trò khác nhau trong việc thu phát thông tin trên TV:
- Hệ thống trên một vi mạch (SoC, system-on-a-chip) có chức năng điều khiển mọi hoạt
động trong TV và có khả năng lọc và xử lý tín hiệu TV thnah2 âm thanh và hình ảnh để
đưa lên màn ảnh.
- Bộ vi xử lý (CPU) là phần trọng tâm của TV, xử lý những thông tin được đưa đến trung
tâm.
- Mạch tích hợp (chipset) có công dụng lấy tín hiệu từ ăng-ten, liên kết với những bộ phận
khác, và chọn lọc để trích xuất thông tin để truyền tải.

2. Nguồn sáng
Hệ thống đèn LED (backlight):
- TV LCD sử dụng những hệ thống đèn này để chiếu hình ảnh cho người xem. Đây được
làm từ những tấm LCD nằm san sát nhau, mỗi tấm lọc một loại màu sắc trong bộ 3 màu

chính (đỏ, xanh lá, xanh dương). Tập hợp những tấm kính này sẽ tạo nên những chi tiết
về hình ảnh và màu sắc cho người xem. Ngược lại, nếu chỉ có một tấm LCD, hình ảnh sẽ
rất khó để ta nhận dạng. Ngoài ra, những tấm LCD này không tự phát sáng, vì thế chúng
ta cần một nguồn sáng chiếu đằng sau để hình ảnh trở nên rõ nét, dẽ thấy hơn bởi mắt
thường của con người.
-
Hệ thống đèn nền:
- TV LED nền trực tiếp là một trong những màn có tính năng tối ưu độ sáng tối để mang
lại cho người xem những cảm giác chân thật nhất. Cùng trên một màn ảnh, nó có thể tăng
độ sáng tối tuỳ theo vùng, chẳng hạn như giảm độ sáng ở vùng tối để tạo ra độ đen.
- TV LED viền có các đèn LED chạy dọc viền màn hình và chiếu sáng về phía trung tâm
của TV để nó có dáng mỏng hơn, tiện lợi hơn.

3. Loa
Bình thường, TV luôn có 2 loa được gắn bên trong khung TV. Do loa TV sử dụng các nam châm
vĩnh cửu mà còn được gắn gần màn hình TV nên nó luôn có vỏ chống từ trường, ngăn hiện
tượng nhiễm từ với màn hình.
Thông thường TV sẽ được gắn loa 3M hoặc 5M để đảm bạo độ hiệu quả âm thanh được phát ra.

III. NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thì đồng hành với nó là sự bức phá ngoạn
mục của lĩnh vực giải trí truyền hình. Ngày xưa chúng ta chỉ có mỗi 1 lựa chọn xem truyền hình
qua tín hiệu Ăng ten thì ngày nay đã có nhiều sự lựa chọn hơn cho người xem. Trên thị trường
giờ có nhiều sự lựa chọn để xem truyền hình cho khách hàng như: Truyền hình Analog, Truyền
hình kỷ thuật số(Digital), Truyền hình Internet IPTV ( Truyền hình FPT Telecom)
TRUYỀN HÌNH TÍN HIỆU ANALOG
Truyền hình Analog là loại truyền hình khách hàng sử dụng Ăng ten để thu tín hiệu từ
nhà đài phát ra và giải mã. Mỗi nhà đài sẽ có một tần số phát sóng riêng, hình ảnh và âm thanh sẽ
chuyển đổi thành tín hiệu và chuyển phát đi. Điểm cuối là khách hàng sẽ dùng Ăng ten thu
những tín hiệu đó lại và giải mã thành hình ảnh và âm thanh tương tự. Truyền hình Analog hay
còn được gọi là truyền hình tương tự

TRUYỀN HÌNH SỐ DIGITAL


Truyền hình kỹ thuật số Digital gồm 3 loại chính: Truyền hình số Hữu tuyến (DVB –
C2) , Truyền hình số Mặt đất (DVB -T2) và Truyền hình số Vệ tinh (DVB-S2):

1. Truyền hình số Hữu tuyến – Hay gọi là Truyền hình Cáp


Các đơn vị cung cấp điển hình: VTV Cab ( Truyền hình cáp Việt Nam), SCTV Cab
( Truyền hình cáp Saigon Tourist), HCATV ( Truyền hình cáp Hà Nội), THVLC ( Truyền hình
cáp Vĩnh Long).

Truyền hình hữu tuyến là lại truyền hình mà hình anh và âm thanh được truyền tải qua
dây dẫn tín hiệu ( Cáp đồng trục) để truyền tải tín hiệu đến người xem. Gia đình chỉ cần dùng
dây dẫn tín hiệu kết nối với Tivi là có thể xem được truyền hình.

2. Truyền hình kỹ thuật số mặt đất


Truyền hình kỹ thuật số mặt đăt là loại truyền hình sử dụng cách thức sóng mặt đất. Các
nhà đài sẽ số hóa tín hiệu trước khi phát ra và gia đình phải dùng Ăng ten + Bộ giải mã
tín hiệu để thu nhận và xử lý tín hiệu.

Tivi trên thị trường được chia làm 2 loại: Những model trước năm 2014 thì cần mua thêm
đầu thu kỹ thuật số để giải mã tín hiệu thu từ nhà đài và phát ra hình ảnh. Những model sau năm
2014 trên thị trường được bộ giải mã đã được tích hợp sẵn bên trong nên không cần mua thêm
đầu thu tín hiệu. Các bộ giải mã tín hiệu có giá giao động từ 500k đến 1 triệu đồng.

3. Truyền hình kỹ thuật số vệ tinh


Các nhà đài trên thị trường có cung cấp công nghệ truyền hình số vệ tinh như: Truyền
hình VTC, Truyền hình An Viên, Truyền hình K+ và truyền hình HTV.

Đây là loại truyền hình cao cấp hơn truyền hình kỹ thuật sốmặt đất. Người xem phải
trang bị cho tivi mình một bộ giải mã tín hiệu từ nhà đài và Ăng ten Parapol  ( Ăng ten Chảo).
Công nghệ truyền hình kỹ thuật số vệ tinh sử dụng đầu thu chuẩn DVB-S2 nên Tivi sẽ nhận
được hình ảnh và âm thanh chất lượng hơn soi với truyền hình kỹ thuật số mặt đất.

TRUYỀN HÌNH INTERNET( IPTV)


Truyền hình Internet là loại truyền hình công nghệ 4.0 trên nền tảng IPTV ( Internet
Protocol TV) sử dụng mạng truyền hình kết hợp với mạng viễn thông. Truyền hình internet có 2
đặc điểm cơ bản là: dựa trên nền tảng Công nghệ viễn thông và Truyền hình phục vụ theo yêu
cầu. Để có thể sử dụng được truyền hình internet ( IPTV) thì gia đình cần đăng ký mạng của
những nhà mạng lớn ở Việt nam như: FPT Telecom, Viettel, VNPT

V .Ứng dụng

1 Truyền hình ảnh từ các thiết bị lên tivi


Nhờ có cổng HDMI, chúng ta có thể truyền tải âm thanh và hình ảnh từ laptop, xbox,
playstation lên tivi với độ phân giải full HD 60 khung hình/giây chuẩn sắc nét trong thời
điểm hiện tại.
 Ngoài ra, hiện nay chúng ta cũng có thể sử dụng điện thoại truyền hình ảnh trực tiếp
lên smart tivi giúp hình ảnh sống động và rõ nét hơn. Có thẻ sử dùng phần mềm như là
Screen mirroring ở thiết bị Android và Windows phone hoặc Airplay với Iphone.

2 Tính năng tìm kiếm bằng giọng nói


Nhiều người vẫn thường sử dụng bộ điều khiển remote để điều khiển chiếc tivi từ xa
mà không cần phải tới sử dụng đến các nút bấm trên tivi. Nhưng đối với các dòng smart
tivi mới, việc có nhiều tính năng đã khiến cho remote trở nên có quá nhiều hạn chế. Và
tính năng điều khiển giọng nói trên tivi đã giải quyết hết tất cả.

 Chức năng điều khiển bằng giọng nói trên tivi là là chức năng ra lệnh bằng một câu nói
mặc định trong hệ thống, để điều khiển tivi thông qua micro trên remote và bộ nhận tín
hiệu âm thanh trên tivi.
 Tính năng điều khiển này giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc điều khiển tivi
thông qua những câu lệnh được thiết lập mặc định trong máy. Tính năng tìm kiếm bằng
giọng nói hỗ trợ tìm kiếm bằng tiếng Việt và cho kết quả chính xác nhất.

You might also like