You are on page 1of 54

ĐACN 2 GVHD: TS.

Đặng Đức Long

Mục lục
Mục lục...................................................................................................................1
Lời mở đầu............................................................................................................. 5
Chương 1...................................................................................................................................6
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................................................6
1.1. Giới thiệu về enzyme amylase..................................................................................6
1.1.1. Enzyme amylase:...............................................................................................6
1.1.1.1. α-amylase (1).................................................................................................6
1.1.1.2. β- amylase:.....................................................................................................7
1.1.1.3. γ- amylase (glucoamylase):...........................................................................8
1.1.1.4. Oligo-1,6- glucosidase:..................................................................................9
1.1.1.5. α - dextrin-6-glucosidase (pullulanase):.....................................................10
1.1.1.6. α – glucosidase hay maltase:.......................................................................10
1.1.2. Ứng dụng (2)....................................................................................................11
1.1.2.1. Trong công nghiệp sản xuất rượu bia:.......................................................11
1.1.2.2. Trong sản xuất bánh mỳ.............................................................................11
1.1.2.3. Trong chế biến thức ăn gia súc...................................................................12
1.1.2.4. Trong công nghiệp dệt................................................................................12
1.1.2.5. Trong y học..................................................................................................12
1.2. Tổng quan về nấm mốc Asp.niger và phương pháp lên men bề mặt..................12
1.2.1. Asp.niger [3]................................................................................................12
1.2.1.1. Lịch sử phát hiện.........................................................................................13
1.2.1.2. Đặc điểm hình thái:.....................................................................................13
1.2.1.3. Đặc điểm sinh học:......................................................................................14
1.2.1.4. Đặc điểm sinh hóa:......................................................................................14
1.3. Nguồn dinh dưỡng của Asp.niger..........................................................................15
1.3.1. Nguồn thức ăn Carbon:..............................................................................15
1.3.2. Nguồn thức ăn Nitơ:....................................................................................17
1.3.3. Nguồn thức ăn khoáng:...............................................................................17
Chương 2.................................................................................................................................18
CHỌN VÀ THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN THIẾT BỊ....................................................18
SVTH: Trang 1
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

2.1. Chọn dây chuyền công nghệ...................................................................................18


2.2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ......................................................................20
2.3.1. Nguyên liệu......................................................................................................20
2.3.1.1. Nguyên liệu cám gạo...................................................................................20
2.3.1.2. Nguyên liệu trấu..........................................................................................20
2.3.1.3. Nguyên liệu bã đậu nành............................................................................20
2.3.2. Phối trộn..........................................................................................................20
2.3.3. Thanh trùng.....................................................................................................20
2.3.4. Làm nguội........................................................................................................20
2.3.5. Nhân giống sản xuất........................................................................................21
2.3.6. Gieo giống........................................................................................................21
2.3.7. Lên men...........................................................................................................21
2.3.8. Nghiền mịn.......................................................................................................23
2.3.9. Trích ly và lọc..................................................................................................23
2.3.10. Cô đặc chân không..........................................................................................24
2.3.11. Đóng gói...........................................................................................................24
Chương 3.................................................................................................................................25
TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT............................................................................................25
3.1. Kế hoạch sản xuất của phân xưởng.......................................................................25
3.2. Cân bằng vật chất...................................................................................................26
3.2.1. Bao gói..............................................................................................................26
3.2.2. Cô đặc chân không..........................................................................................27
3.2.3. Lọc....................................................................................................................27
3.2.4. Trích ly.............................................................................................................28
3.2.5. Nghiền mịn.......................................................................................................29
3.2.6. Làm nguội........................................................................................................29
3.2.7. Thanh trùng.....................................................................................................29
3.2.8. Phối trộn..........................................................................................................29
3.2.9. Lượng nguyên liệu ban đầu............................................................................30
3.3. Tổng kết...................................................................................................................31
Chương 4: TÍNH VÀ CHỌN THIẾT BỊ...........................................................33
4.1. Gàu tải cám gạo lên bunke [ Tr54, 8]........................................................................33
4.2. Bunke chứa cám gạo...................................................................................................35

SVTH: Trang 2
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

4.3. Vít tải vận chuyển cám gạo đến chân máy sàng [8, Tr 56].......................................36
4.4. Máy sàng......................................................................................................................37
4.5. Vít tải vận chuyển cám gạo đến máy trộn.................................................................38
4.6. Gàu tải bã đậu nành lên bunke..................................................................................38
4.7. Bunke chứa bã đậu nành............................................................................................39
4.8. Máy nghiền bã đậu nành (9)......................................................................................39
4.9. Vít tải vận chuyển bã đậu nành đến máy trộn..........................................................40
4.10. Gàu tải trấu lên bunke............................................................................................40
4.11. Bunke chứa trấu......................................................................................................40
4.12. Vít tải vận chuyển trấu đến máy trộn....................................................................41
4.13. Thùng chứa nước cho phối trộn.............................................................................41
4.14. Máy trộn môi trường dinh dưỡng..........................................................................41
4.15. Gàu tải nguyên liệu từ máy trộn đến thiết bị thanh trùng...................................42
4.16. Thiết bị thanh trùng................................................................................................43
4.17. Băng tải làm nguội..................................................................................................44
4.18. Máy trộn để trộn đều giống....................................................................................45
4.19. Thiết bị nuôi cấy......................................................................................................45
4.20. Gàu tải canh trường lên bunke..............................................................................46
4.21. Máy nghiền trục đứng [9].......................................................................................47
4.22. Bunke chứa canh trường nấm mốc........................................................................47
4.23. Vít tải vận chuyển từ bunke chứa canh trường đến máy nghiền.........................48
4.24. Gàu tải canh trường sau nghiền lên máy trích ly.................................................48
4.25. Thiết bị trích ly........................................................................................................49
4.26. Tính thùng chứa nước dùng trong trích ly............................................................49
4.27. Máy lọc.....................................................................................................................50
4.28. Thiết bị cô đặc chân không (10).............................................................................51
4.29. Thiết bị bao gói sản phẩm......................................................................................52
4.30. Tổng kết...................................................................................................................53

SVTH: Trang 3
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

Lời mở đầu
Công nghệ sinh học là nền tảng của nên kinh tế tri thức, thu hút nhiều nhà khoa
học tập trung nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực như: công nghệ tế bào, công nghệ
enzyme và protein, công nghệ vi sinh vật, công nghệ lên men, công nghệ môi
trường, …

Ngành công nghệ enzyme được phát triển mạnh từ những năm 1960, nhờ ứng
dụng công nghệ lên men vi sinh vật và gần đây hơn là nhờ thành tựu của công
nghệ di truyền. Ngày nay, việc khai thác và sử dụng enzyme không còn là quá
trình thủ công, mang tính chất truyền thống mà đã phát triển thành một ngành
công nghiệp với những kỹ thuật hoàn chỉnh và đem lại lợi nhuận không nhỏ. Năm
1980, chế phẩm amylase được sản xuất được sản xuất đến 320 tấn. Năm 1984-
1990, người ta đã tiêu tốn 15-20 triệu USD cho nhu cầu sử dụng enzyme này. (2)

Nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, rất thuận lợi cho sự phát triển
của vi sinh vật. Đó là lợi thế giúp cho ngành công nghiệp sản xuất enzyme phát
triển mạnh mẽ. Chế phẩm enzyme amylase của nấm mốc có vai trò đặc biệt quan
trọng đối với rượu cồn, thực phẩm lên men, công nghiệp dệt, sản xuất thức ăn gia
súc và cả trong y học.

Chính vì vậy tôi chọn đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất enzyme amylase từ vi
sinh vật Asp.nigerbằng phương pháp lên men bề mặt, công suất 5000 tấn/năm
vớiđộ đậm đặc tăng gấp 10 lần so với sản phẩm lên men thô.

SVTH: Trang 4
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về enzyme amylase
1.1.1. Enzyme amylase:
Amylase là một hệ enzyme rất phổ biến trong giới sinh vật, xúc tác thủy phân
tinh bột thành đường.
Enzyme amylase được ứng dụng rộng rãi nhất trong công nghiệp, y tế và
nhiều lĩnh vực khác đặc biệt là công nghệ thực phẩm.
Dựa theo tính chất và cách thức tác dụng lên tinh bột có thể chia amylase
thành các loại sau:

1.1.1.1. α-amylase (1)


α-amylase là một enzyme có phân tử lượng thấp, nằm trong khoảng từ 50.000
đến 60.000 Dal.

Hình 1.1. Cấu trúc không gian của α-amylase

α-amylase từ các nguồn khác nhau có rất nhiều điểm giống nhau. α-amylase
có khả năng phân cắt các liên kết α-1,4-glucoside nằm ở phía bên trong phân tử cơ
chất một cách ngẫu nhiên, không theo một trật tự nào. α-amylase không chỉ thủy

SVTH: Trang 5
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

phân hồ tinh bột mà nó còn thủy phân cả hạt tinh bột nguyên, song với tốc độ rất
chậm.
Khả năng dextrin hóa cao của α-amylase là tính chất đặc trưng của nó. Dưới
tác dụng của α-amylase tinh bột có thể chuyển thành maltose, glucose hoặc dextrin
phân tử thấp. Tuy nhiên, thông thường α-amylase chỉ thủy phân tinh bột chủ yếu
thành dextrin phân tử thấp không cho màu với Iodine và một ít maltose.
Một số tính chất của enzyme amylase:
 pH tối thích cho enzyme α-amylase từ nấm sợi là 4.0-4.8. Đặc biệt
enzyme α-amylase từ Asp.nigercó thể chịu được pH=2.5-2.8.
 Nhiệt độ tối thích cho các hoạt động xúc tác của α-amylase từ các
nguồn khác nhau cũng không đồng nhất, α-amylase của nấm sợi rất nhạy cảm
đối với tác động nhiệt. Nhiệt độ tối thích của nó là 50ºC và bị vô hoạt ở 70ºC
(Kozmina, 1991).
 α-amylase của nấm sợi không tấn công liên kết α-1,6- glucosidase
của amylopectin nên khi thủy phân nó sẽ tạo thành các dextrin tới hạn phân
nhánh.

1.1.1.2. β- amylase:

Hình 1.2. Cấu trúc phân tử β-amylase

SVTH: Trang 6
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

β- amylase hiện diện phổ biến ở thực vật, đặc biệt là hạt nảy mầm. β-
amylase xúc tác sự thủy phân các liên kết α- 1,4- glucan trong tinh bột, glucogen
và polysaccharide, phân cắt từng nhóm maltose từ đầu không khử của mạch.
Maltose có cấu hình β vì thế enzyme này được gọi là enzyme β- amylase.
Tác dụng của β- amylase lên hồ tinh bột có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Tinh bột -------------->maltose (54-58%) + β- dextrin (42-46%)
β- amylase là một abumin, trung tâm xác tác chứa nhóm –SH, nhóm X-
COOH và vòng imidazol của các gốc histindine.
β- amylase không bền khi có Ca2+. β- amylase bị kìm hãm bởi Cu2+, Hg2+ ,
urea, iodine, ozon,…
β- amylase chịu nhiệt kém hơn α-amylase nhưng bền với acid.
Nhiệt độ tối thích của β- amylase là 55ºC, nó bị bất hoạt ở 70ºC.
pH tối thích 5.1-5.5.

1.1.1.3. γ- amylase (glucoamylase):

Hình 1.3. Cấu trúc phân tử glucoamylase

γ- amylase chủ yếu được tạo ra bởi các vi sinh vật. Đặc biệt là kiểu nấm mốc
Aspergillus, Penicillum, Rhizopus.

SVTH: Trang 7
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

γ- amylase từ phân tử nấm mốc là các protein có khối lượng phân tử dao
động rất lớn từ 27.000 đến 112.000Dal.
γ- amylase có thể giải phóng ra β-D-glucose bằng cách thủy phân lặp lại
nhiều lần các liên kết α-1,4 của mạch α-glucan từ đầu không khử, chúng cũng thủy
phân được các liên kết α-1,5 và α-1,3 nhưng rất chậm.
γ- amylase có thủy phân hoàn toàn tinh bột, glucogen, amylopectin, dextrin,
panose, isomaltose và maltose thành glucose mà không cần có sự tham gia của các
enzyme khác. γ- amylase thủy phân các polysaccharide có phân tử lớn nhanh hơn
so với các phân tử nhỏ.
Đa số các γ-amylase có hoạt lực cao nhất ở vùng có pH 3.5-5.5 và nhiệt độ
50ºC. Nó bền với acid hơn α-amylase nhưng kém bền hơn trong rượu, acetone.

1.1.1.4. Oligo-1,6- glucosidase:

Hình 1.4. Cấu trúc oligo-1,6-glucosidase

Enzyme này có thể thủy phân liên kết α-1,6- glucoside trong isomaltose,
panose và các dextrin tới hạn thành đường có thể lên men được.
Oligo 1,6-glucosidase có nhiều trong các vi sinh vật đồng thời cũng có nhiều
trong các hạt nảy mầm.

SVTH: Trang 8
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

Nhiệt độ tối thích cho enzyme này là 40ºC và pH tối thích là 5.1.

1.1.1.5. α - dextrin-6-glucosidase (pullulanase):


Enzyme này có thể thủy phân các liên kết α-1,6 của tinh bột, glucogen,
pululan và các dextrin tới hạn và có thể chuyển hóa các cơ chất này đên đường lên
men được.
Pullulanase phân giải các liên kết α-1,6 glucoside bị bao quanh tứ phía bởi
các liên kết α-1,4. Nó còn có khả năng thủy phân những dextrin phân tử thấp chỉ
gồm 2 gốc maltose nối với nhau bằng liên kết α-1,6 glucoside. Tác dụng đồng thời
của α-amylase và pullulanase làm nó bị thủy phân hoàn toàn.

Hình 1.5. Cấu trúc pullulanase

1.1.1.6. α – glucosidase hay maltase:


Nhiều loại nấm sợi sản sinh enzyme này. Giống như glucomylase, nó thủy
phân maltose thành glucose nhưng không thủy phân tinh bột. Maltase và
glucozyltranferase là một enzyme đồng nhất vừa có khả năng thủy phân liên kết α-
1,4 trong các glucopiranoside vừa có khả năng chuyển các gốc glucoside sang
đường và rượu.

SVTH: Trang 9
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

1.1.2. Ứng dụng (2)


1.1.2.1. Trong công nghiệp sản xuất rượu bia:
Trong công nghệ sản xuất bia truyền thống, các nước phương Tây chủ yếu sử
dụng amylase từ malt để thủy phân tinh bột ở giai đoạn đường hóa. Như vậy cần
rất nhiều mầm đại mạch để sản xuất bia ở quy mô lớn, dẫn đến chi phí cao cho sản
xuất và giá thành sản phẩm. Để khắc phục điều này, các nhà sản xuất sử dụng chế
phẩm enzyme amylase thay thế một phần malt. Nhờ vậy, giá thành của sản phẩm
được giảm trong khi đó sản phẩm vẫn giữ được đặc trưng của bia.
Trong công nghiệp sản xuất rượu từ nguồn nguyên liệu tinh bột, mỗi nước sử
dụng một nguồn nguyên liệu khác nhau. Ở Mỹ, người ta sử dụng nguyên liệu từ
bột ngô để sản xuất cồn, còn ở Brazin lại sử dụng khoai mỳ, ở nước ta và một số
nước khác sử thì sử dụng gạo. Trong giai đoạn đường hóa người ta bắt buộc phải
sử dụng enzyme amylase. Người Nhật đã biết sử dụng enzyme của nấm mốc trong
quá trính đường hóa để sản xuất rượu sake cách đây hơn 1700 năm. Ở Mỹ, mãi
đến thế kỷ XIX khi người Nhật đưa nấm mốc Aspergillus sang mới biết sử dụng
enzyme này thay cho amylase của malt trong sản xuất bia. Nhờ sự du nhập này mà
người Mỹ đã tiết kiệm được chi phí khổng lồ cho công nghiệp sản xuất rượu, bia.
1.1.2.2. Trong sản xuất bánh mỳ
Đây là ngành tiêu thụ một lượng lớn tinh bột và enzyme thủy phân tinh bột.
Amylase được thêm vào trong hỗn hợp bột để phân giải tinh bột thành các dextrin
ngắn hơn và những dextrin này sẽ được lên men. Sự thêm malt và amylase vào
hỗn hợp bột làm tăng thể tích và cải thiện kết cấu sản phẩm nướng.
Từ lúc bắt đầu, amylase được thêm vào trong suốt quá trình chuẩn bị bột
nhão để sinh ra những hỗn hợp lên men. Bên cạnh việc sinh ra hỗn hợp lên men,
amylase cũng có tác dụng chống ôi trong việc nướng bánh mỳ và duy trì độ mềm
mịn cho sản phẩm nướng (Olesen, 1991).

SVTH: Trang 10
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

1.1.2.3. Trong chế biến thức ăn gia súc


Trong chế biến thức ăn gia súc, thành phần ngũ cốc chiếm một khối lượng rất
lớn. Trong khối lượng này, thành phần tinh bột rất cao. Để tang hiệu suất sử dụng
năng lượng từ nguồn tinh bột người ta thường cho them enzyme amylase vào.
Enzyme này sẽ tham gia vào quá trình phân giải tinh bột thành đường, giúp quá
trình chuyển hóa tinh bột tốt hơn.
1.1.2.4. Trong công nghiệp dệt
Ngươi ta sử dụng enzyme amylase của vi khuẩn để tẩy tinh bột và làm cho
mềm vải. Trong vải thô thường chứa khoảng 5% tinh bột và các tạp chất khác. Do
đó, để làm mềm vải và tang khả năng nhúng nước, người ta dung enzyme từ vi
khuẩn hay nấm mốc. Phương pháp dung enzyme không làm tổn hại vải, độ mao
dẫn tốt, đảm bảo vệ sinh.
1.1.2.5. Trong y học
Amylase cùng các enzyme khác được dùng trong y học để làm thuốc chữa
một số bệnh do thiếu enzyme, kém khả năng chuyển hóa vật chất, bệnh về tiêu
hóa, thần kinh,… Amylase được sử dụng phối hợp với coenzyme A, cytocrom C,
ATP để điều chế thuốc trị bệnh tim mạch, thần kinh,…
1.2. Tổng quan về nấm mốc Asp.niger và phương pháp lên men bề mặt
1.2.1. Asp.niger [3]
Giống Aspergilluscó khoảng 200 loài phân bố khắp nơi trong tự nhiên, trong
đó có loài Aspergillus niger, Aspergillus oryzae, Aspergillus sojae,… có giá trị sử
dụng trong sản xuất enzyme, rượu, acid hữu cơ,…
VanTieghem là người đầu tiên phát hiện và phân lập chủng nấm mốc
Asp.niger từ hạt chứa nhiều dầu như hạt đậu nành, đậu phộng, hạt ngũ cốc, ngô,…
Asp.niger cũngđược phân lập từ các sản phẩm lên men cổ truyền. (Lương Đức
Phẩm, 2004)

SVTH: Trang 11
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

1.2.1.1. Lịch sử phát hiện


Giống Aspergillus do Michelli lần đầu tiên được mô tả lần đầu vào năm
1729. Năm 1901 Wehmer đã cho ra đời một chuyên luận phân loại giống nấm bất
toàn này.
Raper và Fennell (1965) chỉ dung một số tên Aspergillus cho tất cả các loài
tạo thành bào tử trần. Như vậy, Asp.niger có vị trí phân loại như sau:
Lớp: Deuteromyces
Bộ: Moniliales
Họ: Moniliaceace
Giống: Aspergillus

1.2.1.2. Đặc điểm hình thái:


Dưới kính hiển vi nấm Asp.nigercó khuẩn ty phân nhánh, có vách ngăn, bào
tử đính không nằm trong bọc bào tử, cuống sinh thể bình phình ra rõ rệt ở 2 đầu
tạo bọng hình cầu 5-6 x 20-30mm, đôi khi 6-10 x 60-70mm. Thể bình gồm 2 lớp,
lớp thứ nhất hình tam giác cân ngược, lớp thứ 2 hình chai; bào tử đính xòe ra, hình
cầu xù xì, có gai nhọn, màu nâu đen đến đen than, đường kính 4-5mm.

Hình 1.6. Asp.niger trên đĩa thạch

SVTH: Trang 12
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

Hình 1.7. Bào tử Asp.niger

1.2.1.3. Đặc điểm sinh học:


Asp.nigerlà vinh sinh vật hiếu khí bắt buộc, dị dưỡng hóa năng, sinh sản bằng
bào tử, sinh trưởng được ở nhiệt độ tối thiểu 6-8ºC, tối đa 45-47ºC, tối ưu 25-28
ºC, độ ẩm tối thiểu 23%. Độ ẩm môi trường thích hợp để lên men bán rắn là 60-
65%.
Asp.nigersinh trưởng và phát triển khi có mặt O2, pH tối ưu 4-6,5. Tuy nhiên,
theo Patt (1981) cũng có những chủng Asp.nigersinh trưởng được ở pH=2.
Trên môi trường thạch Czapek, Asp.nigermọc thưa, đường kính khuẩn lạc
khoảng 4cm. Bổ sung 0,5% cao nấm men vào môi trường làm khuẩn lạc
Asp.nigermọc tốt và to hơn, đạt đường kính trung bình khoảng 6cm.
Trên môi trường thạch malt, khuẩn lạc mọc tốt nhưng không to như trên môi
trường thạch Czapek-cao nấm men.

1.2.1.4. Đặc điểm sinh hóa:


 Khả năng lên men đường:
Asp.nigercó khả năng đồng hóa tốt các loại đường đơn và đường đôi như:
glucose, fructose, maltose, xylose, manose, saccharose. Asp.niger đồng hóa được
galactose, lactose ở mức độ kém hơn.
 Khả năng tổng hợp enzyme:
α- amylase: Asp.niger có khả năng tổng hợp α- amylase ngoại bào để thủy

SVTH: Trang 13
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

phân nhanh tinh bột tạo thành dextrin và một ít maltose và glucose.
Protease:Asp.niger có khả năng tạo thành 2 loại protease. Protease thứ nhất
phân giải protein thành polypeptid, pepton; protease thứ hai tiếp tục chuyển hóa
các sản phẩm trên thành acid amin.
Cellulase:Asp.nigercó khả năng tạo cellulase, chủ yếu là cellulase Cl,
cellulase Cx và b-glucosidase hay cellobiase.
Pectinase, Xylanase:Asp.nigercó khả năng tạo pectinase, xylanase ở nhiệt độ
tối thích 25 độ C, pH 5,6.

Ngoài ra, Asp.niger còn có khả năng tổng hợp hàng loạt enzym khác như:
lipase, mananase.

1.3. Nguồn dinh dưỡng của Asp.niger


Thành phần dinh dưỡng là yếu tố có tác dụng quan trọng đến hoạt động sống
của vi sinh vật và khả năng sinh tổng hợp enzyme. Đứng trên quan điểm điều
khiển khả năng sinh tổng hợp các sản phẩm có chủ đích thì thành phần môi trường
dinh dưỡng phải đáp ứng được yêu cầu chính là phải có độ hoàn thiện đảm bảo.
Trong môi trường dinh dưỡng phải có đủ các chất đảm bảo sự sinh trưởng bình
thường của vi sinh vật và sinh tổng hợp enzyme. Vi sinh vật cần phải được cung
cấp đầy đủ các chất chứa các nguyên tố: C, O, H, N, S,... Ngoài ra môi trường còn
phải có các khoáng đa lượng, vi lượng, vitamin, có trường hợp người ta còn bổ
sung thêm acid amin.

1.3.1. Nguồn thức ăn Carbon:


Nấm mốc có thể sử dụng khoảng 75 hợp chất không chứa Nitơ. Tinh bột,
dextrin, maltose với nồng độ thích hợp là những chất cảm ứng sinh tổng hợp hệ
enzyme amylase. Ảnh hưởng của nguồn Carbon tới cường độ sinh tổng hợp
enzyme amylase theo thứ tự sau:

Tinh bột > dextrin >Maltose >Saccharose > Glucose >Lactose >Arabinose >
Galacose > Manose

SVTH: Trang 14
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

a) Cám gạo:
Cám gạo là một phế phẩm khi xay xát hạt lúa để loại bỏ lớp vỏ tạo ra hạt gạo.
Trong cám gạo có chứa tương đối đủ các chất phù hợp cho sự phát triển của vi
sinh vật đặc biệt là nấm sợi, hàm lượng tinh bột chiếm lượng lớn.
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của cám (Gene và ctv, 2002)
STT Thành phần Đơn vị Số lượng
1 Protein % 12,20
2 Lipit % 22,70
3 Gluxit tổng số % 40,30
4 Cellulose % 6,30
5 Tro % 6,50
6 Canxi mg/100g 30,00
7 Photpho mg/100g 4,60
8 Sắt mg/100g 14,00
9 Vitamin B1 mg/100g 0,96

b) Trấu:
Trấu là phế liệu trong công nghiệp xay xát, thành phần chủ yếu của trấu là
chất xơ. Trấu bổ xung vào môi trường chỉ có tác dụng làm tăng độ xốp cho
môitrường để tạo điều kiện thông khí tốt, người ta thường trộn trấu cho vào với tỷ
lệ khoảng 20% ÷ 25%.
c) Bã đậu nành:
Là phế liệu thu được khi xay nhuyễn phần đậu đã tách ép lấy dầu thông qua
quá trình tinh chiết.
Bảng 1.2. Giá trị dinh dưỡng của bã đậu nành (4)

Thành phần Phần trăm (%)


Chất khô 89
Protein thô 48
Chất xơ thô 0.3
Chất xơ trong quá trình chế biến 0.7

SVTH: Trang 15
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

1.3.2. Nguồn thức ăn Nitơ:


Nguồn Nitơ dễ hấp thụ nhất đối với vi sinh vật là NH 3 và NH4+. Tỷ trọng giữa
Cacbon và Nitơ trong môi trường có ý nghĩa lớn đối với vi sinh vật và sự tạo thành
amylase. Thường sử dụng muối NH4NO3 để làm nguồn Nitơ.

Nguồn Nitơ hữu cơ thường dùng để nuôi cấy vi sinh vật là peptone loại chế
phẩm thủy phân không triệt để của một nguồn protein nào đó.

1.3.3. Nguồn thức ăn khoáng:


Các nguyên tố đa lượng và vi lượng có ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng và tổng
hợp các enzyme amylase của vi sinh vật.

Mg2+ có ảnh hưởng tới độ bền nhiệt của enzyme, thiếu Mg 2+ sẽ có ảnh
hưởng xấu đến sự tổng hợp mọi amylase của nấm mốc. Nguồn Mg 2+ thường được
sử dụng là MgSO4.

Photpho cần để tổng hợp các thành phần quang trọng của sinh chất (axit
nucleic, photpholipit) và nhiều co-enzyme, đồng thời để phosphoride hóa gluxit
trong quá trình oxy hóa sinh học. Nguồn photpho thường là KH2PO4.

SVTH: Trang 16
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

Chương 2
CHỌN VÀ THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN
THIẾT BỊ
2.1. Chọn dây chuyền công nghệ

Bã đậu nành Cám gạo Trấu

Nghiền mịn, định lượng Làm sạch, định lượng Làm sạch, định lượng
Giống
gốc Phối trộn Nước

Thanh trùng
Hoạt hóa giống
(140oC)

Nhân giống sản xuất Làm nguội


Khay

Lên men Thanh trùng khay

Nghiền mịn

Nước Trích ly

Lọc Bã

Cô đặc chân không

Bao gói

Chế phẩm enzyme thô

SVTH: Trang 17
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

2.2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ


2.3.1. Nguyên liệu
2.3.1.1. Nguyên liệu cám gạo
Cám gạo được gàu tải vận chuyển lên bunke chứa, sau đó được vít tải vận
chuyển từ bunke đến sàng phân loại. Cám gạo đạt yêu cầu được vít tải vận chuyển
đến máy trộn.
2.3.1.2. Nguyên liệu trấu
Trấu được gàu tải lên bunke chứa, sau đó được vít tải vận chuyển đến máy
trộn.
2.3.1.3. Nguyên liệu bã đậu nành
Bã đậu nành được gàu tải lên bunke chứa. Sau đó vít tải vận chuyển bã đậu
nành từ bunke đến máy nghiền. Sau khi nghiền xong, vít tải vận chuyển bã đậu
nành đến máy trộn.
2.3.2. Phối trộn
Mục đích: Trộn đều môi trường dinh dưỡng.
Hỗn hợp cám gạo, bã đậu nành, trấu, chất khoáng,và các chất dinh dưỡng cần
thiết được trộn đều. Hoạt tính amylase và hàm lượng protein cao nhất (358,552
UI/g CT và 41,484mg/g) ở môi trường có tỷ lệ cám: trấu: bã đậu nành là 2:1:1.
Hàm lượng và hoạt tính amylase ở môi trường có tỷ lệ cám: trấu: bã đậu nành là
1:2:1 cũng khá cao. Môi trường có tỷ lệ cám: trấu: bã đậu nành là 1:1:2 cho hàm
lượng và hoạt tính amylase thấp.(5)
2.3.3. Thanh trùng
Mục đích: cám và các nguyên liệu khác có chứa nhiều VSV, để đảm bảo
chủng nuôi phát triển bình thường cần phải thanh trùng.
Tiến hành: hấp thanh trùng dưới áp suất hơi 1÷ 1.5atm, nhiệt độ 140˚C thời
gian 45-50 phút.
2.3.4. Làm nguội
Mục đích: Hạ nhiệt độ của nguyên liệu để nấm men có thể sinh trưởng và
phát triển thuận lợi.
SVTH: Trang 18
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

Tiến hành: Sau khi hấp thanh trùng, môi trường được chuyển qua băng tải
làm nguội đến nhiệt độ khoảng 38÷ 40˚C.
Thời gian làm nguội phải ngắn để hạn chế sự nhiễm VSV.
2.3.5. Nhân giống sản xuất
Giống trong ống nghiệm được giữ ở trạng thái hoạt động bằng cách cấy
truyền mỗi tháng một lần trong các môi trường thạch sapec.
Thành phần môi trường thạch sapec:
Nước 1000ml

Saccroza 30g

NaNO3 3g

KH2PO4 1g

MgSO4.7H2O 0.5g

KCL 0.5g

FeSO4 0.01g

10 ml dịch tự phân nấm men.


pH = 4 ÷ 5
Nhân giống trên máy lắc.
Cũng môi trường trên mốc giống được nuôi trong bình tam giác 1 lít và được
đặt trên máy lắc.
Từ môi trường sản xuất sau khi làm nguội kết thúc, trích ra 10% chuyển qua
phòng nhân giống để nhân giống sản xuất.
2.3.6. Gieo giống
Sau khi làm nguội môi trường đến nhiệt độ 35 oC ÷ 40oC ta tiến hành gieo
giống, tỷ lệ gieo giống là 10%. Sau đó trộn đều môi trường dinh dưỡng và giống.

SVTH: Trang 19
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

2.3.7. Trộn đều giống và môi trường dinh dưỡng


Sau khi kết thúc quá trình gieo giống, canh trường nấm mốc được gàu tải
chuyển lên bunke trung gian. Từ bunke này canh trường qua vít tải định lượng
đồng thời được chuyển đến máy trộn để trộn đều giống và môi trường dinh dưỡng.
2.3.8. Lên men
Sau khi trộn đều, canh trường được đưa vào khay, khay chuyển vào phòng
nuôi cấy được đặt trong phòng nuôi cấy và tiến hành nuôi.
Trong quá trình nuôi không cần điều chỉnh pH môi trường. Đây là môi
trường bán rắn nên sự thay đổi pH ở vị trí này không ảnh hưởng đến toàn bộ môi
trường. Độ ẩm 58% ÷ 60%.
Thời gian nuôi cấy nấm mốc khoảng 36 ÷ 60 giờ, trung bình thường là 42
giờ.
Quá trình nuôi cấy trong môi trường bán rắn nuôi bằng phương pháp bề mặt
trải qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1:
Giai đoạn này thường kéo dài 10 ÷ 14 giờ kể từ thời gian bắt đầu nuôi cấy.
Trong giai đoạn này có những thay đổi sau:
+ Nhiệt độ tăng chậm.
+ Sợi nấm bắt đầu hình thành và có màu trắng hoặc màu sữa.
+ Thành phần dinh dưỡng bắt đầu có sự thay đổi.
+ Khối môi trường còn rời rạc.
+ Enzyme mới bắt đầu hình thành.
Trong giai đoạn này cần quan tâm đến chế độ nhiệt. Tuyệt đối không được để
nhiệt độ cao hơn 30˚C vì thời kỳ này giống rất mẫn cảm với nhiệt độ.
Giai đoạn 2:
Giai đoạn này kéo dài 14 ÷ 18 giờ tiếp theo. Trong giai đoạn này có những
thay đổi cơ bản sau:

SVTH: Trang 20
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

+ Toàn bộ bào tử đã phát triển thành sợi nấm và sợi nấm bắt đầu phát triển rất
mạnh. Các sợi nấm này tạo ra những mạng sợi chằng chịt khắp trong các hạt môi
trường, trong lòng môi trường.
+ Môi trường được kết lại khá chặt.
+ Độ ẩm của môi trường giảm dần.
+ Nhiệt độ của môi trường tăng nhanh có thể lên đến 40˚C ÷ 45˚C .
+ Các chất dinh dưỡng bắt đầu giảm nhanh do sự đồng hoá của nấm sợi.
+ Các loại enzyme được hình thành, trong đó enzyme amylase hình thành
nhiều nhất.
+ Lượng oxy trong môi trường giảm và CO 2 tăng dần, do đó trong giai đoạn
này cần thông khí mạnh và điều chỉnh nhiệt độ khoảng 29˚C ÷ 30˚C.
Giai đoạn 3:
Giai đoạn này kéo dài 10 ÷ 20 giờ tiếp theo. Ở giai đoạn này có những thay đổi
cơ bản sau:
+ Quá trình trao đổi chất sẽ yếu dần, do đó quá trình giảm chất dinh dưỡng sẽ
chậm lại.
+ Nhiệt độ khối môi trường giảm, do đó làm giảm lượng không khí môi trường
xuống còn 20% ÷ 25% thể tích không khí trong 1 giờ. Nhiệt độ nuôi cấy duy trì ở
30oC.
Cần dừng quá trình nuôi cấy và thu nhận enzyme trong giai đoạn này. Vì trong
giai đoạn này bào tử được hình thành nhiều và làm giảm hoạt lực của enzyme.
2.3.9. Nghiền mịn
Mục đích : vừa phá vỡ tế bào vừa làm nhỏ các thành phần của tế bào. Khi
thành tế bào bị phá vỡ, các enzyme nội bào chưa thoát khỏi tế bào sẽ dễ dàng thoát
khỏi tế bào.
Tiến hành: Canh trường nấm mốc được gàu tải chuyển sang bunke chứa. Sau
đó được vít tải vận chuyển đến máy nghiền.

SVTH: Trang 21
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

2.3.10. Trích ly và lọc


Mục đích: Tách enzyme ra khỏi hỗn hợp, chuẩn bị tốt cho công đoạn tiếp
theo.
Dung môi trích ly: Nước.
Tiến hành: Sau khi nghiền mịn, người ta cho nước vào để trích ly. Các
enzyme thủy phân hòa tan tốt trong nước nên người ta thường dung nước như một
dung môi hòa tan. Cho nước vào theo tỷ lệ thích hợp, khuấy nhẹ rồi lọc lấy bã.
Phần bã được sử dụng làm thức ăn gia súc.
2.3.11. Cô đặc chân không
Mục đích: Nâng cao nồng độ enzyme amylase đạt 150g/lit.
Tiến hành: Dịch sau trích ly được đi vào thiết bị cô đặc chân không.
Nhiệt độ cô đặc: 50-55°C.
2.3.12. Đóng gói
Sau khi thu được chế phẩm enzyme ta đem đi đóng gói bằng thiết bị bao gói
tự động khối lượng của mỗi gói tùy thuộc vào nhu cầu khách hàng.

SVTH: Trang 22
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

Chương 3
TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT
3.1. Kế hoạch sản xuất của phân xưởng
Các ngày nghỉ trong năm:
- Tết dương lịch nghỉ 1 ngày
- Tết âm lịch nghỉ 5 ngày
- Giỗ tổ Hùng Vương nghỉ 1 ngày
- Ngày chiến thắng 30-4 nghỉ 1 ngày
- Ngày quốc tế lao động nghỉ 1 ngày
- Ngày quốc khánh nghỉ 1 ngày
- Nghỉ ngày chủ nhật
Tháng 10 và tháng 11 nghỉ 10 ngày do khu vực Miền Trung thời tiết xấu,
mưa nhiều, nguyên liệu ít và nhu cầu thị trường thấp. Nghỉ để sửa chữa và vệ sinh
thiết bị.
Bảng 3.1: Biểu đồ sản xuất của nhà máy:

Cả
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
năm

Ngày
30 23 31 28 30 30 31 31 29 21 20 31 335
làm

Số liệu ban đầu


Năng suất: 5000 tấn/năm.
Năng suất sản phẩm enzyme thô của nhà máy tính theo ngày là:
5000×1000
=14925 , 4
335 (kg/ngày)
Tỷ trọng enzyme: 1,15 (kg/lit)
Nồng độ enzyme sau lên men: 30g/1kg cơ chất.
SVTH: Trang 23
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

Thành phần môi trường:


Cám gạo 56%
Trấu 23%
Bã đậu nành 20.7%
MgSO4 0.05%
KH2PO4 0.1%
NH4NO3 0.15%
Bảng 3.2: Bảng tỷ lệ hao hụt qua các công đoạn
Công đoạn Tỉ lệ hao hụt (%)
Xử lý (cám gạo; bã đậu nành; trấu) 0,5; 0,5; 0,5
Phối trộn 1
Thanh trùng 0,5
Làm nguội 0,1
Nghiền 2
Thu dịch enzyme (trích ly) 3
Lọc 2
Cô đặc chân không 2
Bao gói 0,1

3.2. Cân bằng vật chất


3.2.1. Bao gói
Tỷ lệ hao hụt: 0.1%
Lượng sản phẩm trước khi bao gói:
100
14925,4× =14940 ,3
100−0,1 (kg/ngày)
Thể tích trước khi bao gói:
14940,3
=12991,6
1,15 (lit/ngày)
Lượng enzyme có trong sản phẩm:
150
12991 ,6× =1948 ,7
1000 (kg/ngày)

SVTH: Trang 24
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

Lượng sản phẩm hao hụt:


0,1
14940,3× =14 , 9
100 (kg/ngày)
3.2.2. Cô đặc chân không
Tỷ lệ hao hụt: 2%
Nồng độ trước cô đặc: 7g/l
Nồng độ sau cô đặc: 150g/l
Khối lượng trước khi cô đặc:
150 100
14940 ,3× × =326682 ,9
7 100−2 (kg/ngày)
Thể tích lúc này:
326682 ,9
=284072 ,1
1,15 (lit/ngày)
Lượng enzyme có trong sản phẩm:
7
326682 ,9× =2286 , 8
1000 (kg/ngày)
Lượng sản phẩm hao hụt:
2
326682 ,9× =6533 ,7
100 (kg/ngày)
3.2.3. Lọc
Tỷ lệ hao hụt: 2%
Khối lượng trước khi lọc:
100
326682 ,9× =333349 , 9
100−2 (kg/ngày)
Thể tích trước khi lọc:
333349 , 9
=289869 , 5
1, 15 (lit/ngày)
Lượng enzyme có trong sản phẩm trước khi lọc:

SVTH: Trang 25
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

7
333349 , 9× =2333 ,5
1000 (kg/ngày)
Lượng sản phẩm hao hụt:
2
333349 , 9× =6667 , 0
100 (kg/ngày)
3.2.4. Trích ly
Tỷ lệ hao hụt dịch trích ly: 2%.
Hiê ̣u suất trích ly 90%.
Tỷ lệ phối trô ̣n 4 lit nước/1kg cơ chất.
Thể tích trước khi trích ly là:
100 100
289869 ,5× × =328650 , 2
Vdịch chiết= 100−2 100−10 (lit/ngày)
Khối lượng dịch chiết trước trích ly:
328650 ,2×1,15=377947,7 (kg/ngày)

Lượng enzyme trích ly được:


7
377947 ,7× =2645 , 6
1000 (kg/ngày)
Nồng độ enzyme sau lên men là 30g/kg cơ chất. Vậy khối lượng cơ chất là:
1000
2645 , 6× =88186 ,7
30 (kg/ngày)

Tỷ lệ phối trộn 4 lít nước/ 1kg cơ chất. Vậy lượng nước cần dùng là:
88186 ,7×4=344746 ,8 (kg/ngày)
Khối lượng riêng của nước là 998kg/m3 nên thể tích nước cần dung là:
998
344746 ,8× =344057 ,3
1000 (lít/ngày).

Lượng nguyên liệu đưa vào trích ly:


2645,6+88186,7=90832,3 (kg/ngày)

SVTH: Trang 26
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

Lượng hao hụt cơ chất:


2
88186 , 3× =1816 ,6
100 (kg/ngày)
3.2.5. Nghiền mịn
Tỷ lệ hao hụt: 2%
Lượng hỗn hợp trước khi nghiền mịn:
100
88186 , 3× =89986 ,0
100−2 (kg/ngày)
Lượng hao hụt:
2
89986 , 0× =1799 , 7
100 (kg/ngày)
3.2.6. Làm nguội
Tỷ lệ hao hụt:0.1%
Lượng nguyên liệu trước khi làm nguội:
100
89986 , 0× =90076 , 1
100−0 .1 (kg/ngày)
Lượng hao hụt:
0.1
90076 ,1× =90 ,1
100 (kg/ngày)
3.2.7. Thanh trùng
Tỷ lệ hao hụt: 0.5%
Lượng nguyên liệu trước khi thanh trùng:
100
90076 , 1× =90528 , 7
100−0 .5 (kg/ngày)
Lượng hao hụt:
0.5
90528 , 7× =452, 6
100 (kg/ngày)
3.2.8. Phối trộn
Tỷ lệ hao hụt: 1%

SVTH: Trang 27
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

Lượng nguyên liệu trước khi phối trộn:


100
90528 , 7× =91443 ,1
100−1 (kg/ngày)
Lượng hao hụt:
1
91443 , 1× =914 , 4
100 (kg/ngày)
3.2.9. Lượng nguyên liệu ban đầu
Bảng 3.3: Độ ẩm nguyên liệu trước và sau phối trộn.
Độ ẩm trước khi Độ ẩm sau khi Tỷ lệ hao hụt
Nguyên liệu
phối trộn (%) phối trộn (%) khi xử lý(%)
Cám gạo 7 60 0.5
Bã đậu nành 12 60 0.5
Trấu 5 60 0.5
Lượng nguyên liệu cần dung:
Cám gạo:
56 100−60 100
91443 , 1× × × =22135 ,7
100 100−7 100−0 .5 (kg/ngày)
Bã đậu nành:
20 .7 100−60 100
91443 , 1× × × =8647 , 2
100 100−12 100−0 . 5 (kg/ngày)
Trấu:
23 100−60 100
91443 , 1× × × =8900 , 0
100 100−5 100−0 .5 (kg/ngày)
MgSO4:
0 .05×(100−60)
91443 , 1× =18 , 3
100×100 (kg/ngày)
KH2PO4:

SVTH: Trang 28
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

0 .1×(100−60 )
91443 , 1× =36 , 6
100×100 (kg/ngày)
NH4NO3:
0 .15×(100−60)
91443 , 1× =54 ,9
100×100 (kg/ngày)
Lượng nước ban đầu có trong cám gạo:
7
22135 ,7× =1549 ,5
100 (kg/ngày)
Lượng nước ban đầu có trong trấu:
5
8900 ,0× =445 ,0
100 (kg/ngày)
Lượng nước ban đầu có trong bã đậu nành:
12
8647 , 2× =1037 , 7
100 (kg/ngày)
Lượng nước có trong nguyên liệu ban đầu:
1549,5+445,0+ 1037,7= 3032,2(kg/ngày)
Độ ẩm sau khi phối trộn là 60%.
Lượng nước có trong nguyên liệu sau phối trộn là:
60
91443 , 1× =54865 ,9
100 (kg/ngày)
Lượng nước cần cho phối trộn là
54865,9-3032,2=51833,7 (kg/ngày)
Thể tích nước cần cho phối trộn:
1000
51833 ,7× =51937 , 6
998 (lit/ngày)

3.3. Tổng kết


Bảng 3.4: Bảng tổng kết: ĐV: kg/ngày
Công đoạn Năng suất Lượng hao hụt

SVTH: Trang 29
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

Phối trộn 91443,1 914,4


Thanh trùng 90528,7 452,6
Làm nguội 90076,1 90,1
Nghiền mịn 89986,0 1799,7
Trích ly 88186,7 1816,6
Lọc 333349,9 2333,5
Cô đặc chân không 326682,9 6533,7
Bao gói 14940,3 14,9

Bảng 3.5: Nhu cầu nguyên liệu dung trong ngày


Nguyên liệu Lượng dùng Đơn vị
Cám gạo 22135,7 Kg/ngày
Bã đậu nành 8647,2 Kg/ngày
Trấu 8900,0 Kg/ngày
MgSO4 18,3 Kg/ngày
KH2PO4 36,6 Kg/ngày
NH4NO3 54,9 Kg/ngày
Nước dùng trong phối trộn 51937,6 Lít/ngày
Nước dung trong trích ly 344057,2 Lít/ngày

SVTH: Trang 30
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

Chương 4: TÍNH VÀ CHỌN THIẾT BỊ

4.1. Gàu tải cám gạo lên bunke [ Tr54, 8]


Ta chọn gàu tải có các thông số sau:
Dung tích của gàu :V = 0,9 lít.
Bước gàu :L = 250 mm.
Chiều rộng tấm băng : B = 150 mm.
Chiều rộng của gàu :b = 110 mm.
Chiều cao miệng gàu : h1 = 66 mm.
Góc nghiêng của thành gàu : α = 40.
Góc lượn của đáy gàu :r = 35 mm.
Năng suất của gàu tải tính theo công thức:
V  v    KZ
Q  3,6
L (4.1)
Trong đó:
V : Sức chứa của gàu (m3);
v : Tốc độ nguyên liệu chuyển dịch (m/s);
ρ : Mật độ xếp (kg/m3)
Kz : Hệ số chất đầy gàu (đối với các nguyên liệu dạng hạt nhỏ Kz = 0,85
÷ 0,95);
L : Bước gàu.
Công suất truyền động của tang dẫn:
QHg
N
1000 (4.2)
Trong đó:
g: Gia tốc rơi tự do, chọn g = 9,81 m/s2.
: Hệ số hữu dụng, chọn  = 0,8.
SVTH: Trang 31
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

Hình 4.1. Gàu tải


1.Bộ phận kéo; 2. Gàu; 3. Vỏ gàu; 4. Tang căng; 5. Miệng nạp liệu; 6.
Guốc hãm; 7. Ống tháo liệu; 8. Đầu dẫn động; 9. Tang dẫn động
Kích thước là: 500 × 700 × 7000; mm.
Lượng cám cần vận chuyển là 22135,7 Kg/ngày.
Mật độ xếp cám 670 Kg/m3 = 0,67 tấn/m3.
Vận tốc của bộ phận kéo, chọn v = 0,2 m/s.
Thay vào (4.1) ta được năng suất của gàu tải là:
0,9×0,2×0, 67×0 ,85
Q=3,6 =1, 47
0 ,25 (tấn/h)

Hay 1470 (kg/h) hay 35280 (kg/ngày)

Số gàu tải cần dùng:

22135 ,7
n= =0 , 63
35280
SVTH: Trang 32
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

Vậy chọn 1 gàu tải cám gạo.

Công suất truyền động của gàu tải là:

1,47×9,5×9,81
N= =0,171
1000×0,8 (Kw).

4.2. Bunke chứa cám gạo


Bunke chứa có dạng hình trụ, đáy côn, có thể tích chứa đủ lượng nguyên liệu
dùng trong 1 ngày. Thiết bị được làm bằng thép, có góc ở đáy 60º, hệ số chứa đầy
là 0,9.

Hình 4.2. Bunke


Thể tích bunke chứa:
m
V B  VT  V N 
0,9  
Trong đó
VT ,VN : Là thể tích phần trụ và phần đáy, m3.
 : Khối lượng riêng của nguyên liệu, Kg.
0,9 : Hệ số chứa đầy.
Thể tích hình nón cụt là
1  D2 d  D d 2 
V N   3,14  h     
3  4 4 4 
SVTH: Trang 33
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

Mà:
Dd 3
h  tg 60  D  d
2 2

 3,14   D 3  d 3 
3
 VN 
24
3, 14 D
V T= ×H
4
3 ,14 D √3
V T= ×H + ×3,14×( D3 −d3 )
4 24
( 4.3)

Lượng cám dùng để sản xuất một mẻ là: 22135,7 Kg.

Giả sử khối lượng riêng của cám là:  = 670 Kg/m3.


22135,7
V cam= =28 ,27(m3 )
670×0,9
Chọn D = 3m, d = 0,5m, l = 0,5m.
Thay vào (4.1) ta được :
2
3 , 14×3 √3
28 , 27= ×H + ×3 ,14×( 3 3−0,53 )
4 24

H = 3,14 (m)
3 3
h= √ ×( D−d )= √ ×(3−0,5)=2, 16( m)
2 2
Vậy chiều cao của thiết bị là:
H1 = H + h + l = 3,14+2,16+0,5= 5,8(m).
4.3. Vít tải vận chuyển cám gạo đến chân máy sàng [8, Tr 56]
Công suất vít tải được tính theo công suất:
Q= 0,047.D3n.ρ.KB.KZ.Ky (4.4)
Trong đó
D : Đường kính của vít tải, chọn D = 0,2 m.
n: Số vòng quay của trục vít (vòng /phút), chọn n=2 (vòng/s)

SVTH: Trang 34
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

KZ : Hệ số đầy máng, chọn KZ=0,32.


KB : Hệ số phụ thuộc bước vít và đường kính trục vít, chọn KB=1.
Ky : Hệ số phụ thuộc vào góc nghiêng vít tải, chọn Ky=0,8.
Năng suất vít tải (tấn/h):
3
Q=0,047.0,2 .2.60.670.0,32.0,75.0,8=5,8
(tấn/h)

Hình 4.3. Vít tải


1.Dẫn động điện; 2. Ổ đầu mút; 3. Cửa quan sát;
4. ổ giữa; 5. Vít; 6. Ống tháo liệu; 7. Máng

Khối lượng cần vận chuyển: 22135,7 (tấn/ngày)


Số vít tải cần dùng:
22135 ,7
n= =0,16
5,8.1000.24

4.4. Máy sàng


Chọn Máy phân loại có sàng lắc dạng mặt phẳng CЩ-60
Kích thước là: 4700 × 1730 × 2150 mm.
Năng suất là: 60 m3/h hay 1440 m3/ngày.

SVTH: Trang 35
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

Công suất là: 2,2 Kw.


Lượng cám gạo cần sàng là: 22135,7 (kg/ngày).
Mật độ xếp của cám gạo là 670 (kg/ngày)
22135,7
V cam= =33,03(m3 )
Thể tích cám gạo là: 670
33 ,03
n= =0 , 02
Số lượng máy cần dùng: 1440
Vậy cần dùng 1 máy sàng.
4.5. Vít tải vận chuyển cám gạo đến máy trộn
Khối lượng cám gạo cần vận chuyển là 22135,7 kg/ngày
Chọn D = 0,2 m, n=2 (vòng/s), KZ=0,32, KB=1, Ky=0,8

Thay vào (4.4) ta được:


Năng suất vít tải (tấn/h):
3
Q=0,047.0,2 .2.60.670.0,32.0,75.0,8=5,8
(tấn/h)

Công suất dẫn động của vít tải theo chiều ngang là:
24 , 219×2×1. 6×1. 15
N= =0,3
367×0 . 8 (Kw)
Số lượng vít tải cần dung:
22135 ,7
n= =0,16
5,8.1000.24

4.6. Gàu tải bã đậu nành lên bunke


Lượng bã đậu nành cần chuyển là 8647,2Kg/ngày.
Giả sử khối lượng riêng của bã đậu nành là:
 = 500 Kg/m3 = 0,50 tấn/m3

Năng suất của gàu tải là:


0,9×0,2×0 , 50×0 ,85
Q=3,6 =1 . 1
0 , 25 (tấn/h).
Hay 1100 (kg/h) hay 26400 (kg/ngày)
SVTH: Trang 36
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

Số gàu tải cần dùng:


8647 , 2
n= =0 , 32
26400
Vậy chọn 1 gàu tải bã đậu nành.
Công suất truyền động của tang dẫn là:
1.1×9,5×9,81
N= =0,13
1000×0,8 (Kw).
4.7. Bunke chứa bã đậu nành
Lượng bã đậu nành dùng để sản xuất một mẻ là : 8952,4Kg/ngày.
Khối lượng riêng của trấu là :ρbđn = 500 Kg/m3.
8952,4
V bđn= =19,9(m3 )
500×0.9
Chọn D = 2,5 m, d = 0,5 m, l = 0,5 m.
Thay vào (4.3) ta được :
2
3 ,14×3 √3
19 , 9= ×H + ×3 ,14×( 2,5 3−0,53 )
4 24
H =3,3 (m)

3
h= √ ( 3−0,5 ) =2.16(m)
2
Vậy chiều cao của thiết bị là:
H2= H + h +l = 3,3+2,16+0,5= 5,96 (m).
4.8. Máy nghiền bã đậu nành (9)
Chọn máy nghiền trục đứng TĐ600x600.
Khối lượng bã đậu nành cần nghiền 8647,2 (kg/ngày).
Thông số kỹ thuật:

Cỡ hạt nguyên liệu (mm) ≤ 40

Cỡ hạt sản phẩm (mm) ≤3

Năng suất (tấn /h) 3

Công suất (kW) 22


SVTH: Trang 37
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

Kích thước (mm) 600×600

Số thiết bị cần dùng


8647 , 2
n= =0 , 18
1000×24×2
Chọn 1 máy nghiền bã đậu nành.
4.9. Vít tải vận chuyển bã đậu nành đến máy trộn
Khối lượng bã đậu nành cần vận chuyển 8647,2 (kg/ngày)
Công suất dẫn động của vít tải theo chiều ngang là:
8 . 0267×2×1. 6×1. 15
Q= =0 .1
367×0 . 8 (Kw)

4.10. Gàu tải trấu lên bunke


Mật độ xếp của trấu là
 =300 Kg/m3.
Lượng trấu dùng để sản xuất một mẻ là 8019.8 Kg/ngày.
Kích thước là: 500 × 700 × 8000 mm.
Vận tốc của bộ phận kéo là v = 0,2 m/s.
Năng suất của gàu tải là:
0,9×0,2×0,3×0 ,85
Q=3,6 =0 ,66
0 ,25 (tấn/h).
Công suất truyền động của tang dẫn là:
0 , 66×9,5×9 ,81
N= =0 ,077
1000×0,8 (Kw).
4.11. Bunke chứa trấu
Lượng trấu dùng để sản xuất một mẻ là : 8900,0Kg/ngày.
Khối lượng riêng của trấu là :ρtrấu = 300 Kg/m3.
8900,0
V trau= =33 ,0( m3 )
300×0.9
Chọn D = 3 m, d = 0,5 m, l = 0,5 m.
Thay vào (4.3) ta được :

SVTH: Trang 38
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

2
3 ,14×3 3
33 , 0= ×H + √ ×3 ,14×( 3 3−0,53 )
4 24
H = 3,8 (m)

3
h= √ ( 3−0,5 ) =2,2(m)
2
Vậy chiều cao của thiết bị là:
H3 = H + h +l = 3,8 +2,2 + 0,5 = 6,5(m).
4.12. Vít tải vận chuyển trấu đến máy trộn
Khối lượng trấu cần vận chuyển là 8900,0kg/ngày
Công suất dẫn động của vít tải theo chiều ngang là:
8 . 900×2×1. 6×1. 15
Q= =0,1
367×0 . 8 (Kw)
4.13. Thùng chứa nước cho phối trộn
Thùng chứa có dạng hình trụ, làm bằng thép và đáy bằng.
Lượng nước cần dùng cho phối trộn 51937,6
Chọn 4 thùng.Vậy mỗi thùng chứa:
51,9376
=12, 98
4 (m3/ngày)
Chọn hệ số chứa đầy là 0,9.
Chọn D = 2 m.
3,14 D 2
Vth  H th
Mà 4  0,9

4×0,9×12 , 98
H th = =3,7 ( m )
3 ,14×22
4.14. Máy trộn môi trường dinh dưỡng
Chọn máy trộn dạng băng tải liên tục có đặc tính kỹ thuật như sau: (Tr302,
8)
Thể tích của phòng trộn là:
Hoạt động: 1,25 m3.

SVTH: Trang 39
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

Định mức: 2,5 m3.


Áp suất là:
Trong tường thiết bị : 30 MPa.
Trong hốc phun : 50 MPa.
Trong áo ngoài : 143 MPa.
Năng suất là : 1200 kg/h hay 28800 kg/ngày.
Số vòng quay của rôto là : 31,5 vòng/phút.
Công suất của động cơ là : 10 Kw.
Kích thước cơ bản là : 5346 × 1480 × 2340; mm.
Khối lượng là : 4000 Kg.
Số lượng máy trộn:
91443,1
n= =3 , 18
1200×24
Vậy chọn 4 máy trộn cho công đoạn trộn nguyên liệu với kích thước là: 5346
× 1480 × 1940 mm.
4.15. Gàu tải nguyên liệu từ máy trộn đến thiết bị thanh trùng
Năng suất cần vận chuyển là 90528,7 Kg/ngày.
Mật độ xếp của canh trường là  = 306 Kg/m3 = 0,306 tấn/h; (4 Tr48).
Kích thước của gàu tải, mm; 500 × 700 × 7000
Năng suất của gàu tải là:
0,9×0,2×0 ,306×0 ,85
Q=3,6 =0 ,67
0 , 25 (tấn/h).
Công suất của tang dẫn là:
0 ,67×9,2×9 ,81
N= =0 , 078
1000×0,8 (Kw).
Chọn 16 gàu tải lên 16 thiết bị thanh trùng.

SVTH: Trang 40
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

4.16. Thiết bị thanh trùng

Hình 4.1. Thiết bị thanh trùng dạng đứng


1.Áo hơi; 2. Vỏ; 3. Trục; 4. Cánh khuấy trộn; 5. Cánh tháo;
6. Cửa tháo liệu; 7. Cửa quan sát; 8. Cửa nạp liệu; 9. Khớp nối van bảo hiểm
Đặc tính kỹ thuật của thiết bị tiệt trùng dạng đứng: (Tr 105, 8)
Năng suất của thiết bị là 240 -300 kg/h.
Thể tích 2 m3.
Áp suất dư trong thiết bị và trong áo hơi 0,147 Mpa.
Công suất động cơ 5,5 Kw.
Kích thước cơ bản của thiết bị là: 1500 x 1400 x 4500 mm
Khối lượng môi trường 600 Kg.
Độ ẩm môi trường 30 %
Tiêu hao hơi 210 kg/h
Khối lượng 1620 kg.
Lượng môi trường cần thanh trùng là 81574.9 Kg/ngày.

SVTH: Trang 41
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

Chọn thiết bị có năng suất 250 kg/h hay 6000


kg/ngày.
Số lượng thiết bị:
90528,7
n= =15 ,1
250 x24
Vậy chọn 16 thiết bị với kích thước 1500 x 1400 x 4500 mm.
4.17. Băng tải làm nguội
Vận chuyển môi trường nuôi cấy từ thiết bị thanh trùng sang băng tải làm
nguội, khối lượng canh trường cần vận chuyển là 90076,1kg/ngày.
Công suất thiết bị dẫn động là:
( K 1 vL+0 , 000014 QL+0 ,0024 QH ) K 2 +N χ
N=
η Kw; (Tr 51, 3)
Trong đó
Q = 310B2vρ, tấn/h; (Tr 51, 3)
B : Bề rộng của băng tải; chọn B = 400 mm.
v : Vận tốc của băng tải; chọn v = 0,75 m/s.
 : Tỷ trọng xếp đầy; tra bảng 3.1_ Tr48 ta được ρ = 1210
kg/m3.

Vậy Q  310  0,4 2  0,75  1,210  4,5 (tấn/h)

Hay 4500 kg/h hay 108000 kg/ ngày.


Số băng tải cần dùng:
90076,1
n= =0 , 83
108000
Vậy chọn 1 băng tải với kích thước: 9000x6000x1100 mm.
K1 : Hệ số phụ thuộc vào băng tải; chọn K1 = 0,004.
L : Chiều dài của băng tải tính theo phương ngang; chọn L = 6 m.
H : Chiều cao nâng hàng hóa; chọn H = 1,3 m.
K2 : Hệ số phụ thuộc vào chiều dài của băng tải; chọn K2 = 1,5.
Nx : Công suất cho xe tháo dỡ; chọn Nx = 0,25η.
SVTH: Trang 42
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

η : Hiệu suất bộ truyền động; chọn η = 0,75.


Công suất của thiết bị dẫn động là:
(0,004  0,75  6  0,00014  45  6  0,0024  45  1,3)1,5  0,25
N  7,3
0,75
(Kw).

4.18. Máy trộn để trộn đều giống.


Chọn máy trộn dạng băng tải liên tục có đặc tính kỹ thuật như sau: (Tr302, 8)
Thể tích của phòng trộn là:
Hoạt động: 1,25 m3.
Định mức: 2,5 m3.
Áp suất là:
Trong tường thiết bị : 30 MPa.
Trong hốc phun : 50 MPa.
Trong áo ngoài : 143 MPa.
Năng suất là : 1200 kg/h hay 28800 kg/ngày.
Số vòng quay của rôto là : 31,5 vòng/phút.
Công suất của động cơ là : 10 Kw.
Kích thước cơ bản là : 5346 × 1480 × 2340; mm.
Khối lượng là : 4000 Kg.
Số lượng máy trộn:
89986
n= =3 , 12
1200×24
Vậy chọn 4 máy trộn cho công đoạn trộn nguyên liệu với kích thước là: 5346
× 1480 × 1940 mm.

4.19. Thiết bị nuôi cấy


Ta chọn kích thước của khay:
Dài: 2m.

SVTH: Trang 43
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

Rộng: 1m.
Cao: 0,08m.
Chiều dày lớp môi trường là 0,05m.
Môi trường dinh dưỡng có độ ẩm 60%, có mật độ xếp là 306 Kg/m3.
Khối lượng môi trường nuôi cấy là: 91443,1 Kg/ngày.
Tổng thể tích của môi trường nuôi cấy là:
91443,1
V mt = =298 ,8
306 (m3)
Thể tích của môi trường chứa trong một khay là:
V k =2×1×0,05=0,1 (m3)
Giá đỡ chứa khay có chiều cao là 1,4 m.
Chân đế có chiều cao là 0,2 m.
Tổng chiều cao của giá là: 1,4 + 0,2 = 1,6 (m)
Khoảng cách giữa 2 khay là 0,2 m.
Suy ra số khay trên một giá đỡ là :
1,4
7
0,2

Thể tích môi trường được chứa trong một giá đỡ là:
Vgđ = 7x0,1 = 0,7 (m3)
Số giá đỡ được nạp môi trường trong 1 giờ:
298,8
0, 7.24 = 18 (giá đỡ)

Số giá đỡ cần thiết để sử dụng cho quá trình sản xuất liên tục là:
18x42= 756 (giá đỡ)
Số khay tương ứng:
756x7 = 5292 (khay)
Khoảng cách giữa 2 giá đỡ: 0,1 (m)

SVTH: Trang 44
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

4.20. Gàu tải canh trường lên bunke


Năng suất cần vận chuyển là 89986,0 Kg/ngày.
Mật độ xếp của canh trường là  = 306 Kg/m3 = 0,306 tấn/h; (4 Tr48).
Kích thước của gàu tải, mm; 500 × 700 × 9200
Năng suất của gàu tải là:
0,9×0,2×0 ,306×0 ,85
Q=3,6 =0 ,67
0 , 25 (tấn/h).
Công suất của tang dẫn là:
0 ,67×9,2×9 ,81
N= =0 , 078
1000×0,8 (Kw).
4.21. Máy nghiền trục đứng [9]
Chọn máy nghiền trục đứng TĐ600x600.
Khối lượng canh trường cần nghiền 89986,0 (kg/ngày).
Thông số kỹ thuật:

Cỡ hạt nguyên liệu (mm) ≤ 40

Cỡ hạt sản phẩm (mm) ≤3

Năng suất (tấn /h) 3

Công suất (kW) 22

Kích thước (mm) 600×600

Số thiết bị cần dùng


89986
n= =1, 78
1000×24×2
Cần chọn 2 máy nghiền suy ra cần 2 bunke trung gian để chứa canh trường
nấm mốc đủ nghiền trong 4h.
4.22. Bunke chứa canh trường nấm mốc
Chọn 2 bunke trung gian để chứa canh trường.
Khối lượng cần chứa:

SVTH: Trang 45
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

88186,7
×3=11023 ,3
24 (kg/h)

Mật độ xếp của canh trường là:  = 306 Kg/m3.


Chọn D = 3m, d = 0,5m, l = 0,5m.
11023,3
V= =40 ,0(m3 )
306×0.9
Thay vào (4.3) ta được :
2
3 , 14×3 √3
40 , 0= ×H + ×3 , 14×( 33 −0,53 )
4 24
H = 4,7 (m)

h=
√ 3 ( 3−0,5 ) =2,16( m)
2
Vậy chiều cao của thiết bị là:
H5 = H + h + l =4,7+2,16+0,5 =7,36(m).
4.23. Vít tải vận chuyển từ bunke chứa canh trường đến máy nghiền
Khối lượng bã đậu nành cần vận chuyển 8647,2 (kg/ngày)
Cần 2 vít tải vận chuyển canh trường từ bunke đến máy nghiền.
Công suất dẫn động của vít tải theo chiều ngang là:
8 . 0267×2×1. 6×1. 15
Q= =0 .1
367×0 . 8 (Kw)

4.24. Gàu tải canh trường sau nghiền lên máy trích ly
Năng suất cần vận chuyển là 88186,7 Kg/ngày.
Mật độ xếp của canh trường là ρ= 306 Kg/m3 = 0,306 tấn/h.
Kích thước của gàu tải, mm; 500 × 700 × 9200
Năng suất của gàu tải là:
0,9×0,2×0 ,306×0 ,85
Q=3,6 =0 ,67
0 , 25 (tấn/h).
Công suất của tang dẫn là:

SVTH: Trang 46
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

0 ,67×9,2×9 ,81
N= =0 , 078
1000×0,8 (Kw).
4.25. Thiết bị trích ly
Chọn máy trích ly hoạt động liên tục dạng roto
Đặc tính kỹ thuật của máy trích ly dạng roto tác động liên tục:
Năng xuất theo phần chiết (l/h): 1500
Số phòng hình quạt trong roto: 16-20
Chiều sâu của phòng hình quạt (mm): 230-360
Đường kính của roto (mm): 7500
Chiều sâu của lớp canh trường nấm mốc (mm): đến 300
Tổng bề mặt lọc (m2): 20
Thể tích phần chiết thu được: 328650,2lít/ngày.
Số thiết bị cần dùng là:
289869,5
n  7,95
1500  24
Vậy chọn 8 thiết bị với kích thước D = 7500 mm; H = 6426 mm.

Hình 4.1. Máy trích ly hoạt động liên tục dạng roto

4.26. Tính thùng chứa nước dùng trong trích ly


Lượng nước cần dùng cho một ngày là: 344,0572 m3/ngày.
344, 0572
Mỗi giờ cần: 24 = 14,34 (m3/h)
SVTH: Trang 47
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

Chọn 3 thùng chứa nước. Mỗi thùng chứa thể tích nước dùng được trong 8
giờ, vậy dung tích mỗi thùng là:
14,34.8
 38, 24
3 (m3)
Chọn hệ số chứa đầy là 0,9.
Chọn D = 3 m.
3,14 D 2
Vth  H th
Mà 4  0,9

4.0,9.38, 24
H th   4.87  m 
3,14.32
Vậy chọn 3 thùng chứa nước D= 3000mm, H=4900mm.
4.27. Chọn bơm để bơm nước vào thiết bị trích ly

4.28. Chọn bơm để bơm dịch chiết từ thiết bị ly tâm sang máy lọc
Vật liệu cần vận chuyển là dịch chiết enzyme, được vận chuyển từ thiết bị ly
tâm sang thiết bị lọc. Độ nhớt vật liệu không đáng kể. Vậy chọn bơm ly tâm có các
đặc tính kỹ thuật sau:
Năng suất 8 m3/h.

Áp suất toàn phần 20 m.

Số vòng quay 1450 vòng/phút.

Nhiệt độ thấp hơn 80oC, chiều cao hút là 4 m.

Vỏ ngoài và bánh guồng làm bằng gang.

Trúc làm bằng thép cacbon.

Công suất là 0,4 Kw.

Đường kính ống vào, ống ra: 50mm

SVTH: Trang 48
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

4.29. Máy lọc


Chọn thiết bị lọc chân không thùng quay ÂOK-20-2,6

Hình 4.2. Sơ đồ thiết bị lọc chân không dạng thùng quay tác động liên
tục:
1,8- Thùng két có bộ khuấy trộn huyền phù; 2- Bơm đẩy huyền phù; 3- Bơm
đẩy huyền phù của chất lọc hỗ trợ; 4-Thùng két có bộ khuấy chất lọc hỗ trợ; 5-
Bơm tuần hoàn; 6- Thùng két có bộ khuấy để chứa huyền phù khi trào ra;7- Lọc
chân không; 9- Thùng chứa phần lọc; 10- Bơm hút phần lọc; 11- Bình chứa chất
lọc đã được rửa; 12- Bơm hút phần lọc đã được rửa; 13- Bộ tách nước; 14- Máy
quạt gió; 15- Hộp áp kế; 16- Bơm chân không; 17- Bộ ngưng tụ; 18- Bộ thu hồi;
I. Phương án chính để nối thiết bị phụ;
II. Phương án kết hợp để huyền phù lắng nhanh;
III. Huyền phù của chất lọc hỗ trợ ở phương án hoạt động có lớp bồi tích;
IV. Phương án kết hợp thu hồi;
V. Phương án kết hợp bộ ngưng tụ;
VI. Phương án kết hợp bộ thu hồi và bộ ngưng tụ
Các đặc tính kỹ thuật:
Diện tích bề mặt lọc (m2): 20
Kích thước thùng quay (mm)
Đường kính 2600
Dài 2600
Công suất động cơ (kW) 3,0
Kích thước cơ bản (mm) 4570×3230×3330
Khối lượng (kg) 4142
SVTH: Trang 49
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

Năng suất (m3/m2.h) 1


Số thiết bị cần dùng:
289869,5
n= =0,6
20×24×1
Vậy chọn 1 máy lọc.
4.30. Thiết bị cô đặc chân không (10)
Chọn thiết bị cô đặc tuần hoàn ngoài 2 cấp SJN2-3000
Thông số kỹ thuật chính:
Kí hiệu: SJN2-3000;
Năng suất bay hơi (kg/h): 3000 hay 72000 kg/ngày;
Tiêu hao hơi (kg/h): 2500;
Áp lực hơi (Mpa): < 0,1;
Nhiệt độ: Bộ thứ nhất 800C - 900C bộ thứ hai 550C-700C;
Áp chân không (Mpa): Bộ thứ nhất 0,02- 0,04 bộ thứ hai 0,05-0,08;
Kích trước (mm): 7000x1400x5100 mm;
Nước tuần hoàn làm mát (tấn/h): 50 – 60.
Thể tích dịch enzyme trước khi cô đặc: 284072,1lít/ngày;
Thể tích dịch enzyme sau khi cô đặc: 12991,6lít/ngày.
Lượng ẩm đã bay hơi: 284072,1-12991,6 = 271080,5 lít/ngày hay 271,080
m3/ngày.
Khối lượng riêng của nước ở 25oC: Dn = 998(kg/m3)
Khối lượng ẩm đã bốc hơi:
ma = Dn x V = 271,080 x 998 = 270537,8 kg/ngày.

Số thiết bị cần dùng:


270537,8
n= =3,8
72000
Vậy chọn 4 thiết bị cô đặc với kích thước 7000 x 1400 x 5100 mm.
4.31. Thiết bị bao gói sản phẩm
Chọn máy đóng gói dạng lỏng Model DXDG
SVTH: Trang 50
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

Thể tích sản phẩm cần bao gói 12978,6 (lít /ngày)
Các thông số kỹ thuật
Công suất (kW) 1,5
Trọng lượng sản phẩm (ml) 500
Tốc độ đóng gói sản phẩm (phút) 30
Kích thước máy (mm) 1002 x 860 x 1900
Khối lượng máy (kg) 450
Số thiết bị cần dùng:
12978,6 1000
n  0,6
500  30  60  24
Vậy chọn 1 thiết bị đóng gói.

Hình 4.3. Thiết bị đóng gói sản phẩm dạng lỏng

SVTH: Trang 51
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

4.32. Tổng kết


Đường
Rộng Cao Số
STT Tên thiết bị Dài (mm) kính
(mm) (mm) lượng
(mm)
1 Gàu tải cám gạo 700 500 7000 1
Bunke chứa cám
2 5800 3000 1
gạo
Vít tải vận chuyển
3 2000 200 1
cám gạo đến sàng
4 Máy sàng cám gạo 4700 1730 2150 1
Vít tải vận chuyển
5 cám gạo đến máy 2000 200 1
trộn
Gàu tải bã đậu nành
6 700 500 7000 1
lên bunke
Bunke chứa bã đậu
7 5600 2500 1
nành
Vít tải vận chuyển
8 bã đậu nành tới máy 2000 200 1
nghiền
Máy nghiền bã đậu
9 600 600 1
nành
Vít tải vận chuyển
10 bã đậu nành tới máy 2000 200 1
trộn
Gàu tải trấu lên
11 700 500 8000 1
bunke
12 Bunke chứa trấu 6500 3000 1
Vít tải vận chuyển
13 2000 200 1
trấu đến máy trộn

SVTH: Trang 52
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

Thùng chứa nước


14 3700 2000 4
cho phối trộn
Máy trộn môi
15 5346 1480 2340 4
trường dinh dưỡng
16 Gàu tải môi trường 700 500 7000 16
dinh dưỡng lên thiết
bị thanh trùng
17 Thiết bị thanh trùng 1500 1400 4500 16
18 Băng tải làm nguội 9000 6000 1100 1
19 Máy trộn đều giống 5346 1480 2340 4
20 Thiết bị nuối cấy 2000 1000 1600 427
Máy nghiền trục
21 600 600 2
đứng
22 Vít tải vận chuyển 2000 200 2
canh trường đến
chân gàu tải
Gàu tải canh trường
23 700 500 9500 2
lên bunke
Bunke chứa canh
24 7360 3000 2
trường
Vít tải vận chuyển
canh trường từ
25 2000 250 2
bunke tới máy
nghiền
Gàu tải canh trường
26 700 500 9500 9
lên thiết bị trích ly
27 Thiết bị trích ly 7500 6100 9
28 Máy lọc 4570 3230 3330 1
29 Thiết bị cô đặc 7000 1400 5100 4

SVTH: Trang 53
ĐACN 2 GVHD: TS. Đặng Đức Long

30 Thiết bị bao gói 1002 860 1900 1


31 Tổng 58664 21580 110020 22250 100

SVTH: Trang 54

You might also like