You are on page 1of 3

Đề tài: Bảo vệ quyền phụ nữ trong Pháp luật Hình sự Việt Nam.

1. Phân tích tên đề tài:


Tên đề tài ngắn gọi, rõ ràng, xúc tích. Tiếp cận tên đề tài chúng ta biết được nội dung đề
tài đang hướng về vấn đề nhức nhối trong Pháp luật Hình sự Việt Nam hiện nay là bảo vệ
quyền của người phụ nữ.
Đề tài phù hợp, hứng thú, am hiểu. Trong bối cảnh bình đẳng giới giữa nam và nữ được
đẩy lên cao trào thì quyền lợi của người phụ nữ được quan tâm với một mức độ nhất
định, không chỉ nữ giới quan tâm để bảo vệ quyền lợi của mình mà nam giới cũng quan
tâm tìm hiểu về quyền lợi của nữ giới. Với tư cách là một người học tập ngành luật
nghiên cứu thì sự am hiểu về các vấn đề trong đề tài này sâu sắc hơn người đọc. Từ sự
am hiểu đó, mới hướng đến những bạn đoc quan tâm về những vấn đề mới mà người đọc
có thể chưa tiếp cận được.
2. Bối cảnh và tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài:
Nêu lý do lựa chọn và nghiên cứu đề tài?
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử tranh đấu cho đến ngày nay, quyền lợi của người
phụ nữ từng bước được công nhận và tôn trọng trên toàn thế giới. Trong những năm vừa
qua, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ to lớn trong việc cải cách hệ thống pháp luật
nhằm thúc đẩy bình đẳng về giới. Có thể nói, việc bảo vệ quyền phụ nữ là một trong
những cách thiết thực nhất về mặt pháp lý ghi nhận vai trò của người phụ nữ trong xã hội.
Tuy nhiên, trên thực tế, phụ nữ vẫn phải gánh chịu những bất lợi trong nhiều lĩnh
vực của xã hội, bao gồm cả bất lợi khi tham gia vào hệ thống tư pháp hình sự. Dù là nạn
nhân của tội phạm, là người phạm tội hay là người công tác trong hệ thống tư pháp hình
sự, phụ nữ phải đối mặt với một hệ thống phụ hệ với nhiều định kiến về giới.
Bộ Luật Hình sự 2015 tuy đã có nhiều quy định nhằm bảo vệ quyền phụ nữ, thể
hiện sự khoan hồng, tính nhân đạo của Nhà nước ta trong xử lý tội phạm là nữ. Tuy
nhiên, để áp dụng vào thực tiễn vẫn vướng phải nhiều bất cập, khiếm khuyết ảnh hưởng
đến hiệu quả thực thi nhằm bảo vệ quyền phụ nữ.
Nhận thấy được vấn đề cần phải đánh giá những điểm chưa tốt này, dựa vào đó mà
nhóm có thể tìm hiểu sâu hơn những đề xuất sửa đổi do giới chuyên môn gợi ý. Qua đó,
nhóm sẽ nhìn ra được hiệu quả của Bộ Luật Hình sự 2015 khi áp dụng, xem xét rằng Bộ
Luật có đảm bảo quyền phụ nữ không. Sau khi tìm hiểu chủ đề cũng như đặt ra các câu
hỏi và giả thiết nghiên cứu, đây là lý do nhóm em chọn “Bảo vệ quyền của phụ nữ trong
pháp luật hình sự” cho đề tài nghiên cứu khoa học của mình. 
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài:
- Chỉ rõ những ưu và nhược điểm về bảo vệ quyền phụ nữ để Bộ luật hình sự Việt
Nam trở thành công cụ bảo vệ mạnh mẽ và hữu hiệu đối với họ, đem đến một môi trường
sống an toàn, lành mạnh, hướng tới sự hoàn thiện về mặt pháp lý cả về mặt nội dung lẫn
thực thi.
- Giúp cho mọi người có cái nhìn toàn diện hơn về một trong các ngành luật phổ
biến và quan trọng nhất hiện nay - Luật Hình sự cũng như sự phát triển, cải tiến và hoàn
thiện từng bước một về quyền lợi của phụ nữ nói riêng và mọi người nói chung. 
4. Đối tượng nghiên cứu:
- Pháp luật hình sự về bảo vệ quyền phụ nữ: phụ nữ là người bị xâm hại và phụ nữ
là người phạm tội.
- Hiệu quả, tính khả thi khi áp dụng luật vào cuộc sống thực tiễn từ đó gợi ý giải
pháp hoàn thiện dưới góc nhìn pháp lý
5. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi các quy định về quyền lợi của phụ
nữ trong trong lĩnh vực hình sự Việt Nam.
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thyết.
- Phương pháp điều tra, khảo sát xã hội học.
- Phương pháp luật học so sánh.
7. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu:
- Yếu tố căn bản là “bình đẳng’’ và “ưu tiên’’ được thể hiện rõ trong các bản Hiến pháp
và các văn bản pháp luật về quyền của phụ nữ Việt Nam
- Phụ nữ có quyền đòi hỏi sự bình đẳng về cơ hội việc làm, học tập, tham gia chính trị, xã
hội và đời sống gia đình và cá nhân. 
- Liệu có bao nhiêu phụ nữ đã thoát khỏi nỗi ám ảnh bạo lực gia đình?
- Liệu người ta có đang cố “nhốt” phụ nữ vào trong những khuôn mẫu rất “truyền thống”
- vốn để duy trì chế độ phụ quyền gia trưởng? 
- Mặc dù Bộ Luật Hình Sự 2015 thể hiện sự khoan hồng, tính nhân đạo của Đảng và Nhà
nước ta trong xử lý tội phạm cũng như người bị xâm hại là nữ, nhưng những quy định
của Bộ luật này có thực sự bảo vệ được quyền phụ nữ không hay là cần phải có những
sửa đổi, bổ sung khác?
8. Phân tích/ bàn luận:
1. Khái niệm về quyền phụ nữ.
2. Khái niệm về pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ.
3. Đặc điểm của quyền phụ nữ (giống với những đặc điểm của quyền con
người).
4. Quyền phụ nữ trong Bộ Luật Hình sự 2015:
4.1. Đối với phụ nữ là người bị xâm hại
4.2. Đối với phụ nữ là người phạm tội
5. Thực trạng pháp luật.
6. Những vụ việc liên quan đến quyền phụ nữ trong Luật hình sự.
7. Nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện.
8. Mở rộng: so sánh các quy định về bảo vệ quyền phụ nữ trong:
 BLHS 2015 hiện nay với BLHS cũ
 BLHS với các bộ luật khác (Hiến pháp 2013…)
 BLHS Việt Nam với nước ngoài
9. Tài liệu tham khảo.

You might also like