You are on page 1of 7

Câu 16: Nghĩa vụ trục vớt của chủ tài sản chìm đắm?

- Chủ tài sản có tài sản bị chìm đắm phải có nghĩa vụ trục vớt theo luâ ̣t định
ngay cả trường hợp muốn từ bỏ sở hữu đối với tài sản đó. Các chi phí liên
quan đến hoạt đô ̣ng trụ vớt do chủ tài sản phải chịu.
- Đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm chủ tài sản phải có nghĩa vụ trục
vớt ngay, có nghĩa vụ thông báo ngay cho giám đốc cảng vụ biết và triển
khai phương án trục vớt ngay.
- Trường hợp nếu chủ tài sản không trục vớt được thì cơ quan nhà nước có
thẩm quyền sẽ chỉ định đơn vị trục vớt khác tiến hành trục vớt, các chi phí
do chủ tài sản chịu. Sau 30 ngày kể từ ngày nhâ ̣n được thông báo kết quả
trục vớt đó chủ tài sản vẫn không nhâ ̣n lại và không thanh toán các chi phí
thì sẽ tổ chức bán đấu giá, sau khi bán đấu giá trừ đi chi phí trục vớt, chi phí
bán đấu giá, chi phí bảo quản trong 30 ngày, còn thừa trả vào tài khoản chủ
sở hữu.
- Nếu ưu tiên cho tiền công trục vớt còn lại chủ sở hữu chịu,nếu không tìm
được chủ sở hữu nhà nước chịu
- Đối với chủ tài sản có tài sản chìm đắm thì trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày chìm đắm phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết về
kế hoạch trục vớt của mình. Và 30 ngày kể từ ngày nhâ ̣n được thông báo
trên thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền chỉ định đơn vị khác trục
vớt.
 Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tài sản bị chìm đắm nếu tài sản bị trục
vớt thuô ̣c diê ̣n mong hỏng thì không cần đến 30 ngày mà xin đấu giá
ngay

Câu 17: Xử lý tài sản ngẫu nhiên trục vớt được và tài sản trôi dạt trên biển?

 Tài sản ngẫu nhiên trục vớt được:


- Nếu tổ chức cá nhân nào ngẫu nhiên trục vớt được tài sản ở vùng nô ̣i thủy ,
lãnh hải Viê ̣t Nam hoă ̣c đưa tài sản ngẫu nhiên trục vớt được vào nô ̣i thủy,
lãnh hải Viê ̣t Nam thì:
+ phải báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết ( thông báo thời
gian, địa điểm, khối lượng tài sản)
+ phải bảo quản tài sản ấy
+ đồng thời báo cho chủ sở hữu biết
+ trong 15 ngày kể từ ngày thông báo, chủ tài sản không nhâ ̣n lại họ có
quyền bán đầu giá sau thời hạn 60 ngày
+ tiền bán đấu giá sẽ thanh toán cho người vớt được theo nguyên tắc tiền
công cứu hô ̣. Nếu còn thừa thì trả lại cho chủ sở hữu, nếu chủ sở hữu không
nhâ ̣n sẽ xung công quỹ
+ nếu tài sản mau hỏng thì tổ chức bán đấu giá ngay
 Tài sản trôi dạt trên biển:
- Người nào vớt được tài sản trôi dạt trên biển hoă ̣c dạt vào bờ biển thì áp
dụng tương tự như ngẫu nhiên trục vớt
- Người nào tìm thấy các tài sản dạt vào bờ biển nếu bảo quản và thông báo
cho chủ tài sản được hưởng theo nguyên tắc tiền công. Tuy nhiên nếu không
biết tài sản là của ai thì sau khi chủ tài sản tìm được hưởng 30% tiền hoa
hồng.

Câu 18: ô nhiễm môi trường biển? Pháp luâ ̣t về phòng ngừa ô nhiễm môi
trường biển?

• Ô nhiễm môi trường biển:

- Tác hại: ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng đến môi trường sinh thái; hoạt
động hàng hải; sự phát triển bền vững.
- Nguyên nhân: nguồn ô nhiễm môi trường biển từ trong lục địa (nước thải;
rác thải; khí thải…); từ các dàn khoan, nhà máy lọc dầu, đường ống dẫn dầu,
các hoạt động du lịch, dịch vụ trên biển; từ tàu (nước bẩn có chứa dầu từ két
hàng, buồng máy; hóa chất trở trên tàu; nước thải từ tàu
- Biện pháp khắc phục: cấm về mặt pháo lý; đầu tư khoa học công nghệ

• Pháp luật về phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển:

- Công ước MARPOL 73/78 - Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu
gây ra:
- Phụ lục I: Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm biển do dầu
- Phụ lục II: Các quy định về kiểm soát ô nhiễm do chất lỏng độc chở xô
- Phụ lục III: Các quy định về kiểm soát ô nhiễm do chất độc hại chuyên chở
trên biển dưới dạng bao gói
- Phụ lục IV: Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải từ tàu
- Phụ lục V: Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do rác thải từ tàu

- Phụ lục VI: Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do không khí của tàu gây ra

- Công ước UNCLOS 82

- Bộ luật ISM – bộ luật quản lý an toàn

- Luật bảo vệ môi trường

- Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

- Luật biển Việt Nam

- Luật hàng hải

- Quyết định số 23/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Ban hành Quy chế
phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

- Thông tư số 28/2012/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Quy định


về nội dung, chế độ báo cáo tình hình quản lý hoạt động điều tra cơ bản, khai thác,
sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

Câu 19 : Kháng nghị hàng hải? Thủ tục trình kháng nghị hàng hải?

• Kháng nghị hàng hải:

- Trước đây, khi xảy ra tai nạn, các thuyền trưởng trao đổi với nhau bằng thư – thư
dự kháng hàng hải. Tuy nhiên, phải xác đinh việc đó xảy ra hay không nên phải
nâng cấp bằng KNHH và phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. đây là yêu
cầu bắt buộc, tài liệu về vụ tranh chấp,… để chứng tỏ đã xảy ra.

- KNHH là một văn bản do thuyền trưởng lâ ̣p, trình cho cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về viê ̣c tàu đã xảy ra tai nạn, sự cố dẫn đến tổn thất hoă ̣c nghi ngờ có tổn
thất, mô tả lại tình huống xảy ra tai nạn sự cố cũng như biê ̣n pháp mà thuyền bô ̣ đã
áp dụng để ngăn ngừa, hạn chế tai nạ sự cố đó nhằm mục đích bãi miễn trách
nhiê ̣m về phía chủ tàu, thuyền bô ̣ hoă ̣c yêu cầu khác phải chịu trách nhiê ̣m về tai
nạn sự cố đó.

- căn cứ pháp lý lâ ̣p kháng nghị hàng hải:


+ căn cứ vào các ghi chép trong sổ nhâ ̣t ký tàu

+ căn cứ vào biên bản sự viê ̣c biên bản xảy ra tai nạn sự cố

- KNHH được quy định từ điều 118 đến điều 121, bộ luật HHVN 2015. Ví dụ : đi
biển, chở hàng, nghi ngờ có tổn thất nên lập KNHH vì có thể giảm trách nhiệm cho
thuyền trưởng và có thể được bảo hiểm bồi thường.

• Thủ tục trình KNHH :

- Nguyên tắc chung :


- KNHH phải được trình khi có vụ khiếu nại liên quan đến việc đó
- Đối với những kiếu nại liên quan đến hàng hải thì KNHH phải đc trình trước
khi mở nắp hầm hàng hoặc trước khi cởi càng dây chằng buộc đối với hàng
hóa được chở trên boong.

Ví dụ : tàu đi trong điều kiện có giông địa phương, sóng đánh tràn mặt boong, e
rằng nước tràn vào hầm hàng. Nên làm KNHH, nếu hàng ướt thì không phải đền.

- Thời gian trình KNHH :


- Trường hợp tàu bị TNSC xảy ra ở trên biển thì KNHH phải được trình trong
vòng 24h kể từ khi tàu đến cảng đầu tiên sau tai nạn xảy ra. Thời điểm được
coi là tàu đến cảng đầu tiên là thời điểm tàu hoàn thành thủ tục được phép
giao dịch với bờ (khi tàu hoàn thành thủ tục về y tế, kiểm dịch trong thời
gian từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn)
- Nếu TNSC xảy ra trong nhà máy hoặc khi tàu đỗ bờ thì KNHH được trình
trong vòng 24h sau tai nạn xảy ra. Sau có nghĩa là khi kết thúc sơ bộ khắc
phục sự cố.
- Cơ quan xác nhận KNHH :
- Trên TG việc xác nhận trình KNHH được quy định theo luật của nước địa
phương có cảng nơi mà tàu đến để trình.
- Tuy nhiên, những tổ chức sau có chức năng xác nhận KNHH :
- Cảng vụ hàng hải ( có thể là chính quyền cảng : UBND, cục, bộ, chính
phủ) ; tòa án, văn phòng trước bạ (tòa án thương mại, toàn án dân sự, tòa án
hàng hải) ; văn phòng luật sư
- ở VN, KNHH được trình tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cảng vụ HH
và UBND xã nơi gần nhất. đầu tiên phải trình cảng vụ. trong trường hợp hẻo
lánh không trình được cảng vụ thì phải trình UBND xã.
- Trường hợp TNSC xảy r ở nước ngoài thì KNHH có thể trình ở cơ quan đại
diện của VN ở nước ngoài hoặc tổ chức có thẩm quyền theo quy định của
nước có cảng - Những trường hợp TNSC xảy ra ở VN => trình VN, xảy ra ở
nước ngoài -> trình nước ngoài.

Câu 20 : Nội dung kháng nghị hàng hải? Giá trị pháp lý của kháng nghị hàng
hải.?

• Nội dung kháng nghị hàng hải :

- Căn cứ vào định nghĩa KNHH : KNHH do thuyền trưởng soạn thảo phải
đảm bảo yêu cầu ngắn gọn, súc tích theo cấu trúc gồm 3 phần :
- Phần 1 : nơi tàu trình KNHH và cơ quan xác nhận ; tên thuyền trưởng, tên
tàu, các thông số cơ bản của tàu, điều kiện hàng hải của tàu khi dời cảng đi
- Phần 2 :
- Mô tả lại điều kiện, hoàn cảnh xảy ra sự cố tai nạn đó : thời gian, địa điểm,
điều kiện của biển, điều kiện thời tiết, tình huống xảy ra
- Nêu biện pháp thuyền bộ đã áp dụng để khắc phục sự cố . Tùy vào từng tình
huống cụ thể để áp dụng sao cho phù hợp.
- Phần 3 : Nêu mong muốn bãi miên, giảm bớt trachs nhiệm hoặc yêu cầu
người khác. Cuối bản KNHH bao giờ cũng có điều khoản bổ sung và KNHH
trong bất kì thời gian nào.
- Mẫu một bản KNHH :
- Cảng hải phòng, ngày…(thời gian, địa điểm)
- Kính gửi : cảng vụ HH (chỉ rõ phòng pháp chế hay phòng an toàn: bắt buộc
phải có phòng an toàn nhưng có thể không có phòng pháp chế
- Tên tôi là : thuyền trưởng….
- Tàu :… thuộc chủ tàu :…. Trụ sở chủ tàu….
- Các thông số cơ bản của tàu : tên tàu, tên chủ tàu, cảng đăng ký, hô hiệu,
trọng tải, dung tích, cấp tàu,….
- Cảng xuất phát : tàu rời cảng… ngày… chở hàng….(đặc biệt phải nêu tình
trạng tàu trước khi rời cảng, phải nêu sao cho làm nền gắn với sự cố xảy ra).
Ví dụ : tàu chết máy, ướt hàng, hàng xô dịch, đâm va,… có liên quan gì đến
thời tiết, tình trạng của tàu không ? nếu sự cố đó mà chúng ta khẳng định
chúng ta không liên quan thì việc xếp hàng chúng ta phải xếp như nào
- Vào lúc …giờ, ngày….., thời tiết ….., trong thời gian….. thì chúng ta khắc
phục…. Sau đó nó như thế nào (đây là tình huống)
- Nêu rõ hậu quả có thể là trực tiếp đã xảy ra hoặc nghi ngờ đã xảy ra : nghi
ngờ vẫn phải làm KNHH, đã xảy ra phải làm KNHH
- Tôi làm bản KNHH nhằm bãi miễn trách nhiệm hoặc giảm bớt trách nhiệm
cho thuyền trưởng hoặc chủ tàu. Hoặc yêu cầu người khác,hoặc bro hiểm
phải chịu trách nhiệm bồi thường TNSC đó.
- Tôi giành quyền bổ sung vào bản KNHH này vào bất kì thời điểm nào, ở nơi
nào (nếu cần thiết). ví dụ : sau nhiều năm, vụ kiện đưa ra xét xwe thì vẫn
được quyền bổ sung.
- Sau đó ký tên thuyền trưởng, đóng dấu tàu, kèm theo tên những người làm
chứng cũng như tên và tài liệu kèm theo
- Lưu ý cần thiết :
- Khi trình KNHH ở nước ngoài nên tham khảo đại lý hoặc chủ tàu để theo
từng địa phương
- Thông qua đại lý để xác đinh cơ quan trình KNHH ở đâu ? cách thức như
thế nào ?
- Khi trình KNHH thì mang tất cả tài liệu liên quan
- Tất cả những người làm chứng dẫn đi cùng và phải cung cấp cho họ lời khai
để khai cho phù hợp
- Khi đến trình thì thời hạn ngày lễ và hết giờ làm việc, ta cho vào phong bì
niêm phong để xác nhận thời gian trình KNHH còn hiệu lực
- Khi đến trình, phải được lập dựa trên cơ sở, căn cứ trình KNHH cho phù hợp
với nhật ký tàu, tài liệu liên quan,…

• Giá trị pháp lý của kháng nghị hàng hải:

- Căn cứ điều 119, KNHH khi được xác nhận thì có giá trị chứng cứ khi giải
quyết tranh chấp có liên quan.
- KNHH là một tài liệu bắt buộc phải có trong các bộ hồ sơ liên quan đến
khiếu nại, giải quyết tranh chấp và giải quyết bồi thường.
- KNHH được lập trên căn cứ là nhật ký tàu và được xác nhận bởi cơ quan có
thẩm quyền thì nó được xem là một căn cứ xác nhận sự việc có thật xảy ra.
- Thông qua bản KNHH chứng minh thuyền trưởng đã làm đúng, làm hết
trách nhiệm trong việc xử lý, khắc phục tai nạn sự cố đó.
- KNHH đã được xác nhận không miễn trừ trách nhiệm của thuyền trường đối
với sự việc có liên quan. Việc miễn trừ có hay không phụ thuộc vào cơ quan
giải quyết tranh chấp. Thuyền trưởng là đại diện đương nhiên của chủ tàu,
hành vi của thuyền trưởng gây thiệt hại cho chủ tàu thì sẽ phát sinh trách
nhiệm dân sự cho chủ tàu, nhưng nếu thuyền trưởng có hành vi về mặt cá
nhân của mình thì thuyền trưởng có thể chịu trách nhiệm độc lập về hành vi
đó đối với nghĩa vụ về mặt hình sự.
- Ví dụ: tàu A đâm tàu B, tàu B bị chết người. Chủ tàu chỉ chịu trách nhiệm
hình sự khi bố trí phương tiện không an toàn hoặc đưa người không có bằng
xuống, nếu không có các lỗi trên chủ tàu chỉ chịu trách nhiệm dân sự.
Thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm hình sự.

You might also like