You are on page 1of 23

Câu 1. Tổ chức lao động quốc tế là gì? Mục tiêu tổ chức của ILO?

-Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) là cơ quan của Liên Hiệp Quốc hoạt động
trong lĩnh vực tạo cơ hội cho phụ nữ và nam giới có được việc làm bền vững và
hiệu quả trong điều kiện tự do, bình đẳng, an toàn và nhân phẩm được tôn trọng.
-Mục tiêu hoạt động của tổ chức :
+ Xây dựng các tiêu chuẩn lao động quốc tế
+Cải thiện các điều kiện bảo trợ xã hội ở tất cả mọi nơi
+Giasm sát việc tuân thủ pháp luật ở tất cả các quốc gia thành viên
+Hành động trong trường hợp không tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế
Tăng cường đối thoại xã hội.
Câu 2. Cơ cấu tổ chức của ILO? Các tiêu chuẩn lao động của ILO?
-Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) là một cơ quan của Liên hiệp quốc về các vấn
đề lao động, được thành lập năm 1919 với 45 thành viên và hoạt động theo cơ
chế 3 bên bình đẳng gồm các đối tác xã hội là chính phủ, giới chủ và lao động.
Hiện nay ILO có 185 quốc gia thành viên và tổ chức Hội nghị lao động quốc tế
vào tháng 6 hàng năm. Nguồn kinh phí cho các hoạt động của ILO bao gồm:
nguồn ngân sách thường xuyên do các thành viên ILO đóng góp niên liễm theo
tỷ lệ của Liên hiệp quốc, và các nguồn tài chính do các nhà tài trợ song phương
và đa phương hỗ trợ. Vai trò chính của ILO là hình thành các tiêu chuẩn lao
động quốc tế dưới hành thức các Công ước và Khuyến nghị xác lập các quyền
lao động cơ bản. Hiện nay ILO đã thông qua 189 công ước và 201 khuyến nghị.

- Căn cứ vào 8 Công ước cơ bản của ILO, ta có thể chia ra thành 4 nhóm theo
tiêu chuẩn lao động cơ bản:
1.Nhóm 1: Tự do hiệp hội và thương lượng tập thể
*Về quyền tự do lập hội:
Người lao động có quyền tự do và quyền lập hoặc gia nhập các tổ chức Công
đoàn đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Giới chủ lao động hay chính phủ không có quyền can thiệp đối với việc người
lao động thành lập hay tham gia các hoạt động của công đoàn. Người lao động
có quyền yêu cầu tổ chức công đoàn cấp trên cơ sở hay cấp trung ương trực tiếp
bảo vệ và hỗ trợ người lao động trong việc thành lập công đoàn cơ sở.
*Về quyền thương lượng tập thể:
Thương lượng tập thể là việc đàm phán giữa giới sử dụng lao động và công đoàn
nhằm đưa ra quyết định thống nhất về tiền lương, điều kiện làm việc, những
quyết định về xã hội hoặc kinh tế ảnh hưởng đến đời sống của người lao động và
gia đình họ.
Kết quả của TLTT là ký kết thỏa ước lao động tập thể. Thỏa ước có thể được ký
kết ở cấp cơ sở, khu vực, ngành hoặc cấp quốc gia.
2.Nhóm 2: Xóa bỏ hình thức lao động cưỡng bức và ép buộc
Là lao động phải làm công việc do bị đe dọa hoặc bắt buộc, không được sự đồng
ý, chấp thuận của người lao động.
Là lao dộng làm ngoài giờ mà không thỏa thuận trước với người lao động hoặc
công đoàn.
3.Nhóm 3: Xóa bỏ lao động trẻ em
Trẻ em dưới 13 tuổi không được phép tham gia lao động, kể cả làm công việc
nhẹ nhàng.
Trẻ em dưới 15 tuổi không được phép làm công việc của người lớn.
Trẻ em dưới 18 tuổi không được phép làm những công việc nguy hiểm.
Lao động cần cơ hội có việc làm-Nhiều nơi còn sử dụng lao động trẻ em
4.Nhóm 4: Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp
Tiền lương như nhau cho việc làm như nhau, đối xử bình đẳng đối với việc làm
như nhau.
Không được phân biệt đối xử giữa lao động dài hạn và lao động ngắn hạn, giữa
lao động nam và nữ.
Đối xử bình đẳng trong tuyển dụng, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, nghỉ phép
có lương, đảm bảo quyền sinh con, đảm bảo thời hạn hợp đồng, phân công công
việc, đánh giá năng lực và cơ hội thăng tiến, triển vọng công việc, an sinh xã
hội, an toàn vệ sinh lao động.

Câu 3. Liên đoàn vận tải quốc tế là gì (ITF)? Cơ cấu tổ chức của ITF?
ITF - Liên đoàn Công nhân vận tải quốc tế, là tập hợp của 781 liên đoàn lao
động đại diện cho gần 4,6 triệu công nhân ngành giao thông vận tải ở 155 quốc
gia tập hợp lại. Đây là tổ chức có tính quốc tế và có chức năng bảo vệ quyền lợi
của công nhân thuộc ngành này.
ITF cùng với Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), Tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO) và Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) bảo vệ lợi ích cho công
nhân của Liên đoàn. Trụ sở chính của Liên đoàn đặt tại Luân Đôn, có văn phòng
đại diện tại các khu vực chiến lược trên toàn thế giới. Các chi nhánh của Liên
đoàn có những liên kết với các tổ chức chính trị để đàm phán thương lượng bảo
vệ các lợi ích khác nhau và quyền lợi của người lao động/người đi biển.

Câu 4. Nêu sự hình thành công ước lao động hàng hải 2006 (MLC2006)?
Thế giới hiện có khoảng trên 1,2 triệu thuyền viên làm việc trên các tàu biển,
vận chuyển khoảng 90% hàng hóa thương mại toàn cầu. Đứng trước nhu cầu
vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng, việc nâng cao chất lượng và đảm bảo
quyền lợi, nghĩa vụ của thuyền viên làm việc trên biển là một vấn đề đang được
thế giới hết sức quan tâm. Vì vậy, ngày 7/2/2006, tại Hội nghị lần thứ 54 của
ILO với sự tham gia của gần 100 nước thành viên, đã thống nhất xây dựng Công
ước Lao động hàng hải 2006 (MLC 2006).
MLC 2006 bao gồm các tiêu chuẩn toàn cầu được tập hợp và thống nhất từ 68
công ước và khuyến cáo khác nhau về lao động hàng hải đã được ILO phê chuẩn
từ năm 1920 nhằm điều chỉnh thống nhất các tiêu chuẩn, hướng dẫn phù hợp với
hoạt động hàng hải hiện nay và loại bỏ các quy định không còn phù hợp. Khi có
hiệu lực, Công ước sẽ cung cấp các quyền đầy đủ và bảo vệ công việc cho hơn
1,2 triệu thuyền viên trên thế giới.
Công ước MLC 2006 có hiệu lực ngày 20/08/2013 sẽ trở thành công ước cốt lõi
thứ tư trong hệ thống 4 công ước hàng hải chính, bao gồm:
MLC 2006: Công ước lao động hàng hải 2006
SOLAS 74: Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển (1974)
STCW 78 / được sửa đổi bổ sung 95/2010 : Công ước quốc tế về tiêu chuẩn
huấn luyện, đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn và trực ca của thuyền viên
MARPOL 73/78: Công ước quốc tế về phòng ngừa ô nhiễm do tàu biển (1973)
được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định thư 1978.
Các tổ chức, cá nhân cần phải thực thi các yêu cầu của MLC 2006 bao gồm:
Chính phủ, chính quyền hàng hải
Cơ quan thanh tra hàng hải
Cơ quan đăng kiểm tàu
Các nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu
Các công ty tuyển chọn và cung ứng thuyền viên
Thuyền viên

Câu 5. Phạm vi áp dụng của MLC2006?


-Đối với thuyền viên:
Công ước này áp dụng cho tất cả các thuyền viên là những người thuộc thuyền
bộ hoặc được thuê làm việc trên tàu biển thuộc phạm vi điều chỉnh của Công
ước không phân biệt quốc tịch mà tàu mang cờ. Trong trường hợp không xác
định được người nào là thuyền viên thuộc phạm vi quy định trong Công ước này
hay không thì các cơ quan chức năng của các nước thành viên Công ước sẽ là
người đưa ra quyết định cuối cùng sau khi đã tham khảo ý kiến của các Hiệp hội
chủ tàu và thuyền viên.
-Đối với tàu biển:
Công ước này cũng áp dụng cho mọi tàu biển, dù thuộc sở hữu nhà nước hay tư
nhân hay phục vụ cho các hoạt động thương mại hay không, trừ các tàu cá hoặc
tàu tương tự tàu cá, thuyền buồm. Công ước này không áp dụng cho các loại tàu
quân sự hoặc tàu chiến. Trong trường hợp không xác định được một con tàu nào
đó có thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước này hay không thì các cơ quan
chức năng của các nước thành viên Công ước sẽ là người đưa ra quyết định cuối
cùng sau khi đã tham khảo ý kiến của Hiệp hội chủ tàu và thuyền viên.

Câu 6: cấu trúc của MLC 2006?


Công ước gồm 3 phần chính: phần 1 gồm 16 điều khoản, phần 2 là các quy định
và bộ luật, phần 3 là phụ lục liên quan. Cụ thể:
Phần 1: Các điều khoản gồm 16 điều, quy định chung về các từ ngữ, khái niệm
cơ bản để hiểu thống nhất trong Công ước;
nguyên tắc và quyền cơ bản của quốc gia thành viên tuân thủ, thuyền viên và
quyền lợi của thuyền viên, trách nhiệm thực thi Công ước;
quy định về phần A và phần B của Bộ luật, trong đó quy định về điều khoản của
phần A trong Bộ luật là bắt buộc, quy định và điều khoản trong phần B không có
tính bắt buộc;
tham vấn các chủ tàu, thuyền viên và hiệu lực của Công ước.
Phần 2: Các quy định và Bộ luật, trong đó các quy định và tiêu chuẩn (phần A)
và khuyến nghị (phần B) trong Bộ luật được quy định theo 5 nội dung chính đã
được đề cập đến trong 68 điều ước về lao động hàng hải trước đây. Ngoài ra, có
bổ sung một số nội dung về an toàn nghề nghiệp và sức khỏe phù hợp với tiêu
chuẩn sức khỏe thuyền viên. Cụ thể 5 nội dung sau:
- Điều kiện tối thiểu cho thuyền viên làm việc trên tàu: quy định và hướng dẫn
về độ tuổi tối thiểu, chứng nhận sức khỏe thuyền viên, đào tạo và cấp chứng chỉ
cũng như việc tuyển dụng và thay thế thuyền viên.
- Các điều khoản của hợp đồng lao động: quy định và hướng dẫn về hợp đồng
lao động, tiền công, số giờ làm việc và nghỉ ngơi của thuyền viên; quyền được
nghỉ phép, hồi hương của thuyền viên, định biên an toàn tối thiểu trên tàu, khả
năng phát triển kỹ năng và cơ hội tuyển dụng cho thuyền viên.
- Chỗ ăn ở, trang thiết bị sinh hoạt, lương thực thực phẩm: quy định và hướng
dẫn về điều kiện ăn ở, vui chơi giải trí của thuyền viên trên tàu.
- Bảo vệ sức khỏe, chăm sóc y tế và chế độ an sinh xã hội: quy định và hướng
dẫn về bảo vệ sức khỏe và chăm sóc y tế cho thuyền viên trên tàu và trên bờ,
việc phòng ngừa tai nạn cho thuyền viên; quyền được tiếp cận các dịch vụ phúc
lợi trên bờ và quyền được hưởng phúc lợi xã hội của thuyền viên cũng như trách
nhiệm của chủ tàu trong việc chi trả chi phí điều trị bệnh tật, thương tích hoặc tử
vong của thuyền viên khi đang làm việc.
- Điều khoản thi hành: quy định và hướng dẫn trách nhiệm, nghĩa vụ phải thực
hiện của quốc gia có tàu treo cờ, quốc gia có cảng và trách nhiệm cung cấp lao
động..
Phần 3: Phụ lục liên quan bao gồm các mẫu biểu hướng dẫn liên quan đến việc
thực hiện Công ước như: mẫu Giấy chứng nhận lao động hàng hải, Tuyên bố
tuân thủ Công ước, Giấy chứng nhận lao động hàng hải tạm thời.
Khi có hiệu lực, tất cả các tàu biển có trọng tải bằng hoặc trên 500GT chạy
tuyến quốc tế phải được kiểm tra để cấp Giấy chứng nhận Lao động hàng hải
(MLC) và Khai báo tuân thủ Lao động Hàng hải (DMLC). Các tàu có trọng tải
bằng hoặc trên 500GT treo cờ quốc gia khi hoạt động trong khu vực cảng của
quốc gia khác cũng buộc phải có MLC.

Câu 7: những yêu cầu tối thiểu đối với thuyền viên làm việc trên tàu?
Quy định 1.1. Độ tuổi tối thiểu
Mục đích đảm bảo không có thuyền viên dưới tuổi quy định làm việc trên tàu.
1. Không một ai dưới độ tuổi quy định được phép thuê để làm việc trên tàu
2. Độ tuổi tối thiểu cho thuyền viên tại thời điểm Công ước này có hiệu lực là 16
tuổi.
3. Trong Bộ luật có thể nêu ra mức độ tuổi tối thiểu cao hơn.
=> MLC cấm thuyền viên dưới 16 tuổi làm việc trên tàu. Thuyền viên dưới 18
tuổi không được làm việc ban đêm và làm những công việc nặng nhọc, độc hại
ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em. Trường hợp cho phép, Chính phủ tàu treo cờ sẽ
nêu rõ trong DMLC-I
Quy định 1.2 Giấy chứng nhận sức khoẻ
Mục đích: đảm bảo mọi thuyền viên đều có đủ điều kiện sức khoẻ để làm việc
trên tàu:
1. Các thuyền viên không được làm việc trên tàu nếu họ không được cấp chứng
nhận bảo đảm đủ sức khoẻ làm việc trên tàu;
2. Các trường hợp ngoại lệ, phải được quy định trong Bộ luật.
=> MLC yêu cầu mỗi thuyền viên làm việc trên tàu phải có giấy khám sức khỏe
phù hợp với công việc được giao và còn hiệu lực. Phạm vi và kết quả kiểm tra
sức khỏe phải phù hợp với yêu cầu đã nêu trong DMLC-I của chính quyền tàu
treo cờ.
Nếu chính phủ tàu treo cờ chỉ định cụ thể địa điểm kiểm tra sức khỏe, tên bác sĩ
kiểm tra thì danh sách địa điểm và tên các bác sĩ phải được lưu giữ trên tàu.
Thời hạn giấy khám sức khỏe của thuyền viên trên 18 tuổi không quá 2 năm.
Thời hạn giấy khám sức khỏe của thuyền viên dưới 18 tuổi không quá 1
năm.Thời hạn giấy chứng nhận khả năng phân biệt màu(nếu áp dụng) không
được quá 6 năm. Tuy nhiên, sẽ phải tuân thủ qui định của chính phủ tàu treo cờ
nếu những thời gian hiệu lực nêu trên bị rút ngắn hơn..
Quy định 1.3. Đào tạo và cấp chứng chỉ
Mục đích: đảm bảo rằng các thuyền viên đủ năng lực thực hiện công việc của
mình.
1. Thuyền viên được chứng nhận đủ năng lực mới được làm việc trên tàu.
2. Thuyền viên sẽ không làm việc trên tàu nếu họ không hoàn thành tốt khoá đào
tạo về an toàn cá nhân trên tàu.
3. Đào tạo và cấp Giấy chứng nhận y tế cho thuyền viên theo quy định bắt buộc
của Tổ chức Hàng hải quốc tế cũng được coi là đáp ứng được các quy định nêu
ra
4. Bất kỳ thành viên nào, nếu tại thời điểm tham gia Công ước này mà đang phải
thực hiện Công ước về thủy thủ có bằng (A/B) năm 1946 thì tiếp tục thực hiện
các nghĩa vụ của mình trong Công ước đó cho tới khi các điều khoản bắt buộc
về vấn đề này được tổ chức hàng hải quốc tế chấp nhận và có hiệu lực, hoặc cho
tới khi Công ước lao động hàng hải quốc tế đã có hiệu lực như quy định tại
khoản 3 Điều 8 được 5 năm.
Quy định 1.4 - Tuyển dụng và thay thế thuyền viên
Mục đích: Đảm bảo rằng các thuyền viên được điều chỉnh bởi một hệ thống
tuyển dụng và thay thế thuyền viên hiệu quả và đúng đắn.
1. Tất cả các thuyền viên có khả năng tiếp cận 1 hệ thống tuyển dụng hiệu quả,
phù hợp và đáng tin cậy mà không phải chịu phí tổn gì.
2. Các dịch vụ tuyển dụng và thay thế thuyền viên hoạt động trong nước thuộc
phạm vi lãnh thổ nước thành viên của Công ước này đều phải tuân thủ các Tiêu
chuẩn đề ra trong Bộ luật này.
=> MLC qui định các dịch vụ cung cấp thuyền viên phải tuân thủ mọi yêu cầu
MLC và các yêu cầu của chính quyền tàu treo cờ.. Phải theo dõi lý lịch, năng
lực, sức khỏe và quá trình thực hiện hợp đồng lao động của thuyền viên.
Thuyền viên phải được đối xử công bằng về cơ hội việc làm, không bị phân biệt
đối xử. Được miễn phí khi tuyển dụng, điều động. Thuyền viên phải hiểu rõ
nhiệm vụ và quyền lợi của mình trước khi ký hợp đồng.
Thuyền viên phải đủ năng lực làm việc và có đầy đủ các chứng chỉ phù hợp với
công việc đảm trách. Điều kiện hợp đồng lao động thuyền viên phải phù hợp với
yêu cầu quốc gia và thỏa thuận lao động tập thể(nếu có).
Quyền hồi hương miễn phí của thuyền viên phải được xác nhận. Phải bảo đảm
trách nhiệm bồi thường hợp đồng lao động thuyền viên nếu người sử dụng
không bảo đảm đúng cam kết hợp đồng.
Gia đình người thân thuyền viên phải được cung cấp thông tin về thuyền viên
kịp thời và miễn phí.

Câu 8: nêu những quy định bắt buộc trong hẹ thống pháp luật đối với hệ
thống dịch vụ tuyển dụng và thay thế thuyền viên theo MLC 2006:
5. Một nước thành viên có một hệ thống dịch vụ tư nhân về tuyển dụng và thay
thế thuyền viên thì quy định trong pháp luật, hoặc quy định của mình phải:
(a) cấm các dịch vụ tuyển dụng và thay thế thuyền viên sử dụng các biện pháp,
cơ chế nhằm ngăn cản hoặc hạn chế các thuyền viên có đủ năng lực có cơ hội
được làm việc;
(b) cấm các tổ chức này trực tiếp hoặc gián tiếp được phép thu lệ phí thuyền
viên, toàn bộ phí hoặc một phần phí, trừ các chi phí sau: chi phí cấp Giấy chứng
nhận sức khỏe, chi phí cấpsổ thuyền viên, hộ chiếu thuyền viên hoặc giấy tờ
thông hành tương tự sẽ do thuyền viên thanh toán, ngoài ra chi phí lấy thị thực
(visa) sẽ do chủ tàu thanh toán;
(c) bảo đảm rằng dịch vụ tuyển dụng và thay thế thuyền viên hoạt động trên
lãnh thổ nước mình phải tuân thủ:
(i) duy trì hệ thống đăng ký cập nhập thông tin về thuyền viên được tuyển hoạt
thay thế để thuận lợi cho công tác kiểm tra của các cơ quan chức năng;
(ii) bảo đảm thông báo cho thuyền viên hiểu rõ về quyền lợi, nghĩa vụ của mình
trong hợp đồng lao động trước hoặc trong khi ký hợp đồng các thuyền viên có
đủ điều kiện hợp lý để kiểm tra hợp đồng lao động đó và nhận 1 bản phôtô hợp
đồng;
(iii) bảo đảm rằng các thuyền viên được tuyển dụng hoặc thay đều đủ năng lực
và có các giấy tờ, tài liệu cần thiết phù hợp với công việc của mình, hợp đồng
lao động cua họ phải tuân thủ các quy định luật pháp hiện hành và các thoả ước
tập thể nói đến trong hợp đồng đó;
(iv) bảo đảm chủ tàu có đủ khả năng và biện pháp phù hợp để bảo vệ thuyền
viên bị lưu giữ tại một cảng nước ngoài.
(v) cơ chế kiểm tra và giải đáp thắc mắc về về hoạt động của dịch vụ của mình
và thông báo cho các cơ quan chức năng về những vấn đề chưa giải quyết được.
(vi) thiết lập hệ thống bảo vệ, thông qua hình thức bảo hiểm hoặc biện pháp
tương ứng, để bồi thường cho thuyền viên trong trường hợp dịch cụ tuyển dụng
và thay thế thuyền viên hoặc chủ tàu bị đình trệ hoặc không hoạt động, hoặc sai
sót.

Câu 9: hợp đồng lao động thuyền viên là j? đặc điểm của hợp đồng lao động
thuyền viên?
- Hợp đồng lao động thuyền viên là: thỏa thuận giữa chủ tàu (chủ tàu là
người sở hữu một con tàu hoặc một tổ chức, một cá nhân làm quản lý, đại lý
hoặc thuê tàu) và thuyền viên (thuyền viên là bất kỳ người nào được tuyển dụng
hoặc thuê hoặc làm việc theo bất kỳ khả năng nào trên một tàu áp dụng Công
ước MLC) về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc trên tàu, quyền và nghĩa
vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động trên tàu trong thời gian xác định hoặc
không xác định, trong 1 chuyến hoặc nhiều chuyến tàu cụ thể.
- Đặc điểm:
+ Chủ thể của hợp đồng lao động thuyền viên là thuyền viên và chủ tàu:
+ Công việc của thuyền viên là công việc dịch vụ trên tàu.
Khác hẳn với những hợp đồng lao động bình thường khác, hợp đồng lao động
thuyền viên qui định rất rõ giới hạn lao động của thuyền viên; nơi làm việc của
thuyền viên là trên tàu.
Tiếp theo, phạm vi lao động dịch vụ của thuyền viên đều rất rõ ràng, để đảm bảo
an toàn hành trình và các thao tác khác trên tàu, mỗi thuyền viên đều đảm nhận
một vị trí nhất định và chỉ cần hoàn thành công việc đấy là được.
+Lao động thuyền viên phải chấp hành sự chỉ huy của thuyền trưởng.
+ Thời hạn hiệu lực hợp đồng thuyền viên rất linh động. Có thể nói thời gian ký
kết hợp đồng lao động thuyền viên là rất ngắn.
có hai lý do:
• thứ nhất, thời gian hợp đồng ngắn là do thuyền viên có tính đặc thù nghề
nghiệp cao, yêu cầu đối với thuyền viên khắt khe, lương cho thuyền viên trên thị
trường thuyền viên chuyên nghiệp tăng cao, cho nên thuyền viên muốn ký kết
hợp đồng lao động ngắn hạn, để cho mức lương của mình sát với mức lương
trên thị trường.
•Thứ hai , là do khi kí kết hợp đồng lao động với chủ tàu, nếu trong thời gian đó
không phát sinh dịch vụ lao động thì theo Luật hợp đồng lao động chủ tàu sẽ căn
cứ theo mức tiêu chuẩn lương 13 thấp nhất do chính phủ nước sở tại qui định để
trả cho thuyền viên, mức lương này thấp hơn rất nhiều so với mức lương trên thị
trường.

Câu 10: nêu các nội dung cơ bản của hợp đồng lao động thuyền viên/
Mỗi nước thành viên có thể áp dụng các luật quy định các vấn đề cần nói đến
trong tất cả các hợp đồng lao động của thuyền viên do luật quốc gia điều chỉnh.
Trong mọi hợp đồng cần bao gồm các vấn đề sau:
(a) tên đầy đủ, ngày sinh hoặc tuổi, năm sinh của thuyền viên;
(b) tên và địa chỉ của chủ tàu;
(c) nơi ký kết hợp đồng lao động;
(d) yêu cầu về năng lực của thuyền viê;
(e) mức lương của thuyền viên, hoặc cách tính toán mức lương;
(f) mức tiền phép hoặc cách tính toán của nó;
(g) điều kiện kết thúc hợp đồng,bao gồm:
(i) nếu hợp đồng không có thời hạn nhất định thì phải có điều kiện cho phép một
trong hai bên được phép kết thúc hợp đồng, khoảng thời gian thông báo, khoảng
thời gian đó phải cân bằng cho cả chủ tàu và thuyềnviên;
(ii) nếu hợp đồng có thời hạn nhất định thì phải quy định rõ ngày hết hạn;
(iii) nếu đó là hợp đồng chuyến thì phải nêu rõ cảng đích, thời gian hết hạn sau
khi tàu đến cảng và thuyền viên chấm dứt công việc;
(h) các điều kiện bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho thuyền viên;
(i) quyền hồi hương của thuyền viên;
(j) tham chiếu đến các thoả ước tập thể, nếu có;
(k) bất kỳ các vấn đề nào mà luật quốc gia có.

Câu 11: Mục đích và tiêu chuẩn của quy định tiền lương theo MLC 2006?
• Mục đích: Đẩm bảo được các thuyền viên được trả lương cho công viê ̣c
của mình. Tất cả các thuyền viên đều phải được trả công đều đă ̣n và đầy đủ như
trong quy định trong hợp đồng lao đô ̣ng
• Tiêu chuẩn:
1. Mỗi nước thành viên có quyền yêu cầu các tàu treo cờ nước mình trả
lương cho các thuyền viên trên theo định kỳ tháng hoă ̣c ngắn hơn và phù hợp
với các thỏa ước tâ ̣p thể.
2. Các thuyền viên sẽ được cung cấp số lượng tháng định kỳ, số tiền đã được
trả bao gồm cả tiền công, các khoản phụ cấp, và tỷ giá trao đổi trong trường hợp
lương được trả bằng tiền hoă ̣c mức giá khác với đồng tiền hoă ̣c mức giá trao đổi
đã thỏa.
3. Mỗi thành viên có quyền yêu cầu các chủ tàu có các biê ̣n pháp, ví dụ như
các biê ̣n pháp nêu ra ở khoản 4 dưới đây, để thuyền viên có thể gửi mô ̣t phần
hoă ̣c toàn bô ̣ tiền lương của mình về cho người thân hoă ̣c người hưởng lợi hợp
pháp của họ.
4. Các biê ̣n pháp thuyền viên có thể gửi tiền lương về nhà bao gồm:
a. Thiết lâ ̣p mô ̣t hê ̣ thống cho phép các thuyền viên, ngay từ khi bắt đầu
công viê ̣c hoă ̣c trong quá trình làm viê ̣c, gửi mô ̣t phần lương bổng, nếu muốn,về
nhà qua các phương thức chuyển tiền định kỳ qua hê ̣ thống ngân hàng hoă ̣c các
biê ̣n pháp tương tự, và
b. Mô ̣t quy cách trong đó đảm bảo phần tiền lương đó sẽ được chuyển đúng
hạn và cho đúng người được thuyền viên chỉ định.
5. Các loại phí dịch vụ, nếu có dành cho loại dịch vụ ở khoản 3 và 4 nói trên
phải ở mức phải chăng, và trừ phi có quy định khác, thì theo luâ ̣t hoă ̣c quy định
quốc gia, tỷ giá trao đổi phải là mức tỷ giá trung bình quân trên thị trường hoă ̣c
ở mức tỷ giá được công bố chính thức và không gây thiê ̣t thòi cho thuyền viên.
6. Những nước thành viên áp dụng luâ ̣t quốc gia điều chỉnh mức lương của
các thuyền viên cần quan tâm tới các quy định trong phần B

Câu 12: Quy định về hồi hương theo MLC 2006? Viêṭ Nam thực hiêṇ viêc̣
hồi hương như thế nào?
• Quy định về hồi hương theo MCL 2006:
- Mục đích: Đảm bảo rằng các thuyền viên được trở về nhà:
1. Các thuyền viên có quyền hồi hương không mất phí theo các điều kiê ̣n và
điều khoản quy định trong Bô ̣ luâ ̣t.
2. Mỗi nước thành viên của công ước có quyền yêu cầu các tàu treo cờ nước
mình phải cung cấp các đảm bảo về tài chính cho thuyền viên để họ có thể hồi
hương theo quy định của Bô ̣ luâ ̣t này.
• Viê ̣c hồi hương theo quy định của pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam:
- Chủ tàu có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương và thanh toán chi
phí trong trường hợp sau đây:
- Hợp đồng lao động của thuyền viên hết hạn;
- Thuyền viên bị ốm đau, tai nạn lao động hàng hải cần phải hồi hương;
- Tàu bị chìm đắm;
- Bán tàu hoặc thay đổi đăng ký tàu;
- Tàu hoạt động tại khu vực chiến tranh mà thuyền viên không đồng ý tiếp
tục làm việc trên tàu;
- Các trường hợp khác do 2 bên thỏa thuận.
- Chủ tàu không phải thanh toán các khoản chi phí cho thuyền viên khi hồi
hương trong trường hợp thuyền viên bị xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa
thải hoặc thuyền viên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
- Chi phí liên quan đến việc hồi hương của thuyền viên do chủ tàu thanh
toán bao gồm:
- Chi phí đi đến địa điểm hồi hương được quy định trong hợp đồng;
- Chi phí ăn, ở của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu biển cho đến thời
điểm đến địa điểm hồi hương;
- Tiền lương và trợ cấp đi lại của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu biển
cho đến thời điểm đến địa điểm hồi hương;
- Chi phí vận chuyển tối đa 30 kg hành lý cá nhân của thuyền viên đến địa
điểm hồi hương;
- Chi phí chăm sóc y tế cần thiết cho tới khi thuyền viên đủ điều kiện sức
khỏe để đi đến địa điểm hồi hương.
- Chủ tàu có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương bằng các phương
tiện phù hợp và thuận lợi. Thuyền viên hồi hương được đưa tới địa điểm quy
định trong hợp đồng lao động của thuyền viên hoặc địa điểm nơi thuyền viên cư
trú.
- Thời hiệu khiếu nại liên quan đến hồi hương của thuyền viên là 1 năm kể
từ ngày hồi hương.
- Chủ tàu có trách nhiệm lưu giữ trên tàu bản sao và cung cấp cho thuyền
viên các văn bản pháp luật quy định về hồi hương.
- Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải thu xếp cho
thuyền viên hồi hương, chủ tàu có trách nhiệm hoàn trả các chi phí đó.

Câu 13: Nêu quy định về nơi ở và giải trí cho thuyền viên?
- Mục đích: Đảm bảo rằng thuyền viên có chỗ ở và vui chơi giả trí hợp lý
đầy đủ trên tàu
1. Các nước thành viên cần đảm bảo rằng trên các tàu treo cờ nước mình có
đầy đủ chỗ ở và chỗ vui chơi giả trí hợp lý cho các thuyền viên sống và/ hoă ̣c
làm viê ̣c trên đó, nhằm thúc đẩy va bảo vê ̣ cho thuyền viên.
2. Các quy định trong bô ̣ luâ ̣t này có liên quan đến tàu và trang thiết bị trên
tàu chỉ áp dụng cho những tàu được đóng vào hoă ̣c sau khi công ước này đã có
hiê ̣u lực đối với nước thành viên có tàu treo cờ đó.Đối với các con tàu nói trước
ngày đóng trên, các quy định về tàu và trang thiết bị trên tàu sẽ tuân theo quy
định trong công ước về chỗ ở của đô ̣i thuyền viên và công ước bổ sung về chỗ ở
của đô ̣i thuyền viên. Mô ̣t con tàu thuyền viên 1970 được quy định trong luâ ̣t của
nước thành viên. Mô ̣t con tàu được coi là được đóng vào mô ̣t ngày nào đó được
khởi công đóng.
3. Trừ phi có quy định khác, mọi quy định sửa đổi các điều khoản của bô ̣
luâ ̣t về chỗ ở và vui chơi của thuyền viên trên tàu sẽ chỉ áp dụng với những con
tàu được đóng vào hoă ̣c sau ngày điều khoản sửa đối có hiê ̣u lực với nước thành
viên.

Câu 14: Nêu quy định về thực phẩm và chế biến bữa ăn cho thuyền viên?
- Mục đích: Đảm bảo rằng các thuyền viên được cung cấp các thực phẩm
và đồ uống có chất lượng tốt, đảm bảo vê ̣ sinh.
1. Các nước thành viên cần đảm bảo rằng các tàu treo cờ nước mình có đầy
đủ thực phẩm và nước uống đảm bảo về chất lượng, giá trị dinh dưỡng, số lượng
để phục vụ được các thuyền viên trên tàu, đă ̣c biê ̣t cần xét tới sự khác biê ̣t về
cách ăn uống xuất phát từ sự khác biê ̣t về văn hóa, dân tô ̣c và hoàn cảnh xuất
thân.
2. Trong quá trình làm viê ̣c trên tàu các thuyền viên được cung ứng thực
phẩm và đồ uống miễn phí.
3. Các thuyền viên làm viê ̣c trong bô ̣ phâ ̣n bếp trên tàu cần được đào tạo và
có đủ năng lực để đảm đương nhiê ̣m vụ trên tàu của mình.

Câu 15: Tiêu chuẩn về thực phẩm và chế biến bữa ăn cho thuyền viên
1. Các nước thành viên được áp dụng các luâ ̣t, quy định hoă ̣c các biê ̣n pháp
khác nhằm đề ra các tiêu chuẩn tối thiểu về số lượng và chất lượng thực phẩm
trên các tàu treo cờ nước mình, đồng thời các nước này cần có hoạt đô ̣ng giáo
dục nhằm nâng cao nhâ ̣n thức và thực hiê ̣n các tiêu chuẩn đã đề ra.
2. Các nước thành viên cần đảm bảo rằng các tàu treo cờ nước mình đáp ứng
được các yêu cầu tối thiểu sau:
a. Thực phẩm và đồ uống trên tàu phải đủ số lượng thuyền viên làm viê ̣c trên
tàu, đáp ứng được các yêu cầu về thói quen ăn uống cơ bản và sự khác biê ̣t về
văn hóa có liên quan tới ăn uống của thuyền viên, đủ cho đô ̣ dài của mỗi chuyến
đi, đảm bảo về giá trị dinh dưỡng, chất lượng và sự phong phú.
b. Cách tổ chức và các trang thiết bị cho bô ̣ phâ ̣n hâ ̣u cần trên tàu cần đảm bảo
cung cấp cho thuyền viên các bữa ăn đầy đủ, phong phú, đủ giá trị dinh dưỡng,
hợp vê ̣ sinh
3. Các chủ tàu có trách nhiê ̣m đảm bảo các thuyền viên làm viê ̣c trong bô ̣
phâ ̣n bếp trên tàu phải được đào tạo, đủ trình đô ̣, năng lực để đảm đương vị trí
của mình, đáp ứng được các yêu cầu đă ̣t ra trong luâ ̣t và quy định của nước
thành viên có liên quan.
4. Các yêu cầu nói đến ở khoản 3 nói trên có thể là thuyền viên đó phải hoàn
thành mô ̣t khóa đào tạo hoă ̣c được mô ̣t cơ quan có thẩm quyền chứng nhâ ̣n về
cách thức nấu ăn, làm bếp, vê ̣ sinh cá nhân, vê ̣ sinh thực phẩm, dự trữ và bảo
quản thực phẩm, thực phẩm an toàn và bảo vê ̣ sức khỏe.
5. Trên các tàu mà đô ̣i ngũ thuyền viên chỉ dưới 10 người, thể do quy mô
đô ̣i thuyền viên hoă ̣c do đă ̣c điểm của thương mại của tàu, thì cơ quan chức
năng có thể không yêu cầu phải có bô ̣ phâ ̣n bếp đầy đủ và trình đô ̣ cao, mà
những thuyền viên này chỉ cần được đào tạo về các lĩnh vực như vê ̣ sinh thực
phẩm, vê ̣ sinh cá nhân, duy trì bảo quản, chế biến thực phẩm trên tàu.
6. Trong mô ̣t số trường hợp ngoại lê ̣ thực sự cần thiết, các cơ quan chức
năng có thể cấp lê ̣nh cho phép 1 đầu bếp chưa hoàn toàn đủ trình đô ̣ làm viê ̣c
trên 1 con tàu nhất định trong mô ̣t khoảng thời gian nhất định, cho tới khi cầu
câ ̣p mô ̣t cảng thuâ ̣n tiê ̣n tiếp theo hoă ̣c tới mô ̣t kỳ tiếp theo nhưng không vượt
quá thời gian mô ̣t tháng, với điều kiê ̣n là thuyền viên đó phải được đào tạo về vê ̣
sinh thực phẩm, vê ̣ sinh cá nhân cũng bảo quản chế biến thực phẩm trên tàu.
7. Theo các quy định đang áp dụng nêu ra ở đề mục 5, các cơ quan chức năng
có quyền yêu cầu viê ̣c kiểm tra thường xuyên trên tàu thuô ̣c thẩm quyền của
thuyền trưởng hoă ̣c cấp thấp hơn, về các vấn đề sau:
a. Nguồn thực phẩm và thức uống trên tàu
b. Các không gian và thiết bị sử dụng trong bảo quản và chế biến thực phẩm và
nước uống trên tàu
c. Bếp và các trang thiết bị phục vụ viê ̣c chuẩn bị các bữa ăn
d. Các thuyền viên dưới 18 tuổi không được phéplamf viê ̣c trong bô ̣ phâ ̣n bếp
trên tàu

Câu 16.Nêu các quy định về chăm sóc sức khỏe và y tế cho thuyền viên trên
tàu và trên bờ?
1. Các nước thành viên cần đảm bảo rằng các thuyền viên làm việc trên các tàu
treo cờ nước mình đều được hưởng các biện pháp chăm sóc sức khoẻ hợp lý và
các dịch vụ chăm sóc y tế khi làm việc trên tàu.
2. Về nguyên tắc, các thuyền viên được hưởng các dịch vụ chăm sóc và bảo vệ
sức khoẻ nói đến ở khoản 1 trên đây một cách miễn phí.
3. Các nước thành viên cần đảm bảo rằng nếu các thuyền viên làm việc trên các
tàu đang thuộc phạm vi lãnh thổ của mình cần tới các dịch vụ chăm sóc y tế
khẩn cấp thì họ sẽ được hưởng các dịch vụ y tế trên bờ của nước thành viên này.
4. Các yêu cầu dịch vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ thuyền viên trên tàu đề ra
trong Bộ luật này gồm các Tiêu chuẩn và biện pháp nhằm cung cấp cho các
thuyền viên các dịch vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ tương đương ở mức có thể
với những người lao động khác trên bờ.

Câu 17.Trách nhiệm của chủ tàu trong việc chăm sóc sức khỏe và y tế cho
thuyền viên?
1. Các nước thành viên có quyền áp dụng các luật và quy định trong đó yêu cầu
chủ của các tàu treo cờ nước mình phải chịu trách nhiệm về việc chăm sóc sức
khoẻ cho thuyền viên làm việc trên tàu đó đạt các tiêu chuẩn tối thiểu sau:
(a) Chủ tàu có trách nhiệm chịu tất cả các chi phí do việc thuyền viên ốm đau
bệnh tật mang lại mà việc ốm đau bệnh tật đó xảy ra vào khoảng thời gian từ khi
thuyền viên bắt đầu công việc cho tới khi họ hồi hương hoặc xảy ra từ khi tuyển
dụng thuyền viên trong khoảng thời gian trên;
(b) Chủ tàu phải có các đảm bảo về tài chính để đền bù cho thuyền viên trong
trường hợp tử vong hoặc thương tật lâu dài do tai nạn, bệnh tật hoặc nguy hiểm
nghề nghiệp, như đã quy định trong luật quốc gia, hợp đồng lao động hoặc thoả
ước tập thể;
(c) Chủ tàu có trách nhiệm thanh toán các chi phí y tế, bao gồm các chi phí điều
trị và cung cấp thuốc men, ăn ở xa nhà cho tới khi thuyền viên bình phục hoặc
cho tới khi tình trạng bệnh tật của thuyền viên được tuyên bố là mãn tính, và
(d) Chủ tàu có trách nhiệm chi trả các chi phí chôn cất nếu thuyền viên tử vong
khi đang làm việc trên tàu hoặc trên bờ trong quá trình được thuê.
2. Luật hoặc quy định quốc gia có thể giới hạn trách nhiệm của chủ tàu trong
thanh toán các chi phí y tế và ăn ở xa nhà của thuyền viên tới thời điểm nào đó
nhưng không dưới 16 tuần kể từ ngày thuyền viên bị đau ốm.
3. Nếu thuyền viên bị mất khả năng làm việc do bệnh tật đau ốm thì chủ tàu sẽ
có trách nhiệm:
(a) Trả toàn bộ tiền công/lương cho thuyền viên chừng nào thuyền viên đó còn
trên tàuhoặc cho tới khi họ hồi hương theo quy định của Công ước này, và
(b) Trả toàn bộ hoặc 1 phần tiền lương cho thuyền viên như quy định trong luật
quốc gia hoặc trong thoả ước tập thể từ khi thuyền viên hồi hương hoặc lên bờ
cho tới khi họ hồi phục sức khoẻ hoặc, nếu sớm hơn, nếu sớm hơn thì cho tới
khi họ được quyền hưởng các trợ cấp tiền mặt theo luật định của nước thành
viên có liên quan.
4. Luật hoặc quy định quốc gia cũng có thể giới hạn trách nhiệm của chủ tàu
trong việc trả 1 phần hoặc toàn bộ tiền lương cho thuyền viên không còn ở trên
tàu tới 1 thời điểm nào đó nhưng không ít hơn 16 tuần kể từ ngày họ bị đau ốm.
5. Luật hoặc quy định quốc gia cũng có thể miễn trách nhiệm cho chủ tàu trong
trường hợp:
(a) Việc đau ốm thương tích của thuyền viên xảy ra khi họ không phục vụ cho
công việc trên tàu;
(b) Việc đau ốm thương tích của thuyền viên xảy ra do lỗi của thuyền viên đó,

(c) Viêc đau ốm thương tích của thuyền viên được giấu kín một cách có chủ
đích khi bắt đầu hợp đồng lao động.
6. Luật quốc gia cũng có thể miễn trách nhiệm của chủ tàu trong thanh toán các
chi phí y tế và ăn ở xa nhà, chôn cất của thuyền viên nếu trách nhiệm này thuộc
về nhà nước.
7. Chủ tàu hoặc đại diện chủ tàu cần có các biện pháp đảm bảo an toàn cho tài
sản của thuyền viên bị đau ốm để lại trên tàu và trả lại các tài sản này cho họ
hoặc người thân của họ.

Câu 18.Nêu các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn, sức khỏe và phòng ngừa tai
nạn cho thuyền viên?
1. Các luật và quy định mà các nước thành viên có thể áp dụng như nói đến ở
Quy định 4.3, khoản 3 gồm các vấn đề sau:
(a) áp dụng, thực thi và thúc đẩy các chính sách và chương trình bảo vệ sức khoẻ
và an toàn nghề nghiệp trên các tàu treo cờ các nước thành viên, bao gồm cả các
chương trình đánh giá rủi ro, đào tạo và hướng dẫn cho thuyền viên;
(b) Các biện pháp phòng ngừa tai nạn nghề nghiệp, thương tích và bệnh tật hợp
lý cho thuyền viên trên tàu, gồm các biện pháp làm giảm và ngăn ngừa các rủi ro
tiếp xúc với các tác nhân xung quanh, hoá chất có hại, rủi ro thương tích hoặc
bệnh tật do sử dụng các thiết bị và máy móc trên tàu.
(c) Các chương trình phòng tai nạn, bệnh tật và thương tích nghề nghiệp và liên
tục nâng cao tính an toàn cũng như sức khoẻ cho thuyền viên trên tàu, trong đó
có sự tham gia của các đại diện thuyền viên và những người có liên quan trong
việc thực hiện các chương trình này, có các biện pháp phòng ngừa trong điều
khiển máy móc, thay thế các quy trình trong các nhiệm vụ của từng cá nhân và
tập thể thuyền viên, sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân, và
(d) Các quy định về kiểm tra, báo cáo, khắc phục các điều kiện chưa an toàn,
cũng như điều tra và báo cáo về các tai nạn nghề nghiệp trên tàu.
2. Các quy định nêu ra trong khoản 1 của Tiêu chuẩn này:
(a) Cần tham khảo các công cụ quốc tế về an toàn nghề nghiệp và bảo vệ sức
khoẻ nói chung và với từng rủi ro cụ thể, giải quyết các vấn đề liên quan tới
phòng ngừa tai nạn, thương tích và bệnh nghề nghiệp có thể có với thuyền viên,
đặc biệt là những người đang làm việc trên biển;
(b) Quy định rõ ràng nghĩa vụ của chủ tàu, các thuyền viên và những người có
liên quan trong việc tuân thủ các Tiêu chuẩn cũng như các chính sách và chương
trình về sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp, đặc biệt chú trọng sự an toàn và sức
khoẻ của các thuyền viên dưới 18 tuổi.
(c) Quy định nhiệm vụ của thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng uỷ
quyền, hoặc cả hai, trong trách nhiệm thực thi và tuân thủ các chính sách và
chương trình đảm bảo sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp trên tàu, và
(d) Quy định thẩm quyền của người được các thuyền viên trên tàu chỉ định hoặc
bầu chọn làm đại diện cho mình trong các cuộc họp của uỷ ban an toàn trên tàu.
Uỷ ban này sẽ được lập ra trên những tàu có từ 5 thuyền viên trở lên.
3. Các luật và quy định, các biện pháp được nói đến ở Quy định 4.3, khoản 3 sẽ
được xem xét thường xuyên, tham khảo ý kiến của các tổ chức đại diện chủ tàu
và thuyền viên, và nếu cần sẽ được sửa đổi để phù hợp với sự thay đổi về khoa
học công nghệ nhằm thúc đẩy sự cải tiến liên tục trong các chính sách và
chương trình sức khoẻ và an toàn cũng như tạo ra 1 môi trường làm việc an toàn
cho thuyền viên trên tàu treo cờ nước thành viên đó.
4. Việc tuân thủ các yêu cầu của các công cụ quốc tế hiện đang áp dụng trên thế
giới về mức độ chấp nhận được của các rủi ro có thể gặp khi làm việc trên tàu và
việc xây dựng và thực thi các chương trình và chính sách về sức khoẻ và an toàn
nghề nghiệp cho thuyền viên trên tàu cũng được coi là đáp ứng được các quy
định của Công ước này.
5. Các cơ quan chức năng cần đảm bảo rằng:
(a) Các tai nạn, thương tích và bệnh nghề nghiệp đều được báo cáo đầy đủ, theo
như các hướng dẫn của Tổ chức Lao động quốc tế về báo cáo và ghi chép các tai
nạn và bệnh nghề nghiệp.
(b) Các số liệu tổng hợp về các tai nạn và bệnh nghề nghiệp được lưu giữ, phân
tích và xuất bản, và nếu phù hợp thì còn được nghiên cứu thành các xu hướng và
xác định rủi ro tiểm ẩn, và
(c) Các tai nạn nghề nghiệp đều phải được điều tra rõ ràng.
6. Việc báo cáo và điều tra các vấn đề sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp phải
đảm bảo bảo mật được các thông tin cá nhân, tuân theo các hướng dẫn của Tổ
chức Lao động quốc tế về vấn đề này.
7. Các cơ quan chức năng cần hợp tác với các tổ chức đại diện chủ tàu và thuyền
viên để có các biện pháp cung cấp cho thuyền viên các thông tin về các hiểm
nguy cụ thể khi làm việc trên tàu, ví dụ đưa ra/ dán các thông báo chính thức với
các hướng dẫn hợp lý.
8. Các cơ quan chức năng có thể yêu cầu các chủ tàu tiến hành đánh giá rủi ro
liên quan tới quản lý sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp về các thông tin và số liệu
trên tàu của họ và từ các số liệu chung mà cơ quan chức năng cấp cho họ.

Câu 19.Hãy nêu mục đích của các quy định phúc lợi xã hội cho thuyền
viên?
Mục đích: Đảm bảo rằng có các biện pháp bảo đảm quyền được hưởng các phúc
lợi xã hội của thuyền viên.
1. Các nước thành viên cần đảm bảo rằng các thuyền viên và người phụ thuộc
của họ, ở mức độ mà luật quốc gia nước này cho phép, được hưởng các phúc lợi
xã hội theo như quy định của Bộ luật này mà không mâu thuẫn với quy định
trong khoản 8 điều 19 Hiến pháp Tổ chức Lao động quốc tế.
2. Các nước thành viên cần tiến hành các biện pháp, tuỳ điều kiện quốc gia, một
cách riêng lẻ hoặc thông qua hợp tác quốc tế, nhằm từng bước đạt được phúc lợi
xã hội toàn diện cho thuyền viên.
3. Các nước thành viên cần đảm bảo rằng các thuyền viên và người phụ thuộc,
nếu quy định quốc gia cho phép, được hưởng các chính sách phúc lợi xã hội
không kém hơn các chính sách dành cho các đối tượng lao động khác.

Câu 20 Hãy nêu những quy định – nguyên tắc chung trách nhiệm của quốc
gia mà tàu mang cờ đối với việc thực hiện công ước MLC2006?
1. Mỗi Quốc gia thành viên sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo việc triển khai thực
hiện các nghĩa vụ trên các tàu treo cờ nước mình.
2. Mỗi Quốc gia thành viên sẽ thiết lập một hệ thống hiệu quả để kiểm tra và cấp
chứng nhận về các điều kiện lao động theo các Quy định 5.1.3 và 5.1.4 để đảm
bảo rằng điều kiện sinh hoạt và làm việc của thuyền viên trên các tàu treo cờ
nước mình đáp ứng và liên tục đáp ứng các tiêu chuẩn của Công ước này.
3. Khi thiết lập một hệ thống kiểm tra và cấp nhận, Quốc gia thành viên có thể,
nếu thấy thích hợp, uỷ quyền cho các cơ quan hoặc tổ chức độc lập và có đủ
năng lực dược mình chấp nhận (bao gồm cả các cơ quan của của Quốc gia thành
viên khác nếu họ đồng ý) thực hiện việc kiểm tra hoặc cấp chứng nhận hoặc
thực hiện cả hai việc trên. Trong mọi trường hợp, Quốc gia thành viên thực hiện
việc uỷ quyền vẫn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc kiểm tra và cấp
chứng nhận về điều kiện làm việc và sinh hoạt của thuyền viên trên các tàu treo
cờ nước mình.
4. Một giấy chứng nhận lao động hàng hải, kèm theo một tuyên bố phù hợp với
luật lao động hàng hải sẽ là căn cứ đầu tiên thể hiện rằng con tàu đó được kiểm
tra một cách đầy đủ bởi Quốc gia mà nó treo cờ và rằng các yêu cầu về điều kiện
lao động và sinh hoạt của thuyền viên như quy định của Công ước này đó được
đáp ứng với mức độ như được chứng nhận.
5. Các thông tin về một hệ thống được thiết lập như trong khoản 2 của quy định
này, bao gồm cả biện pháp kiểm tra tính hiệu quả, sẽ phải được kèm trong báo
cáo với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) theo điều 22 của Hiến pháp Tổ chức.

Câu 21. Mối quan hệ giữa ILO và Việt Nam?


1>Quá trình hợp tác:
+Năm 1982: Việt Nam rút khỏi ILO vì một số lý do kỹ thuật;
+ Năm 1993: Việt Nam tái gia nhập ILO và hàng năm đóng niên niễm mức
0,021 tổng ngân sách ILO hàng năm .
+Năm 2000: Việt Nam phê chuẩn Công ước 182 “Cấm và hành động ngay lập
tức loại bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất”
+Năm 2002: Việt Nam và ILO đã ký Hiệp định thiết lập Văn phòng ILO tại Hà
Nội .
+ Năm 2003: Việt Nam gia nhập Công ước số 138 qui định tuổi tối thiểu được
đi làm việc (09/06/2003).
+ Năm 2006: Chính phủ VN chấp thuận Văn kiện sửa đổi Điều lệ ILO bãi bỏ
các Công ước đã lỗi thời.
7/2006: Việt N và ILO ký Văn kiện Khuôn khổ hợp tác quốc gia Xúc tiến Việc
làm Bền vững giai đoạn 2006-2010.
- Về phía Việt Nam:
Chính phủ Việt Nam luôn giữ vững các cam kết với ILO. Trong nước, Chính
phủ đã xây dựng các Bộ luật quan trọng như Bộ Luật Lao động, Dân sự, Hình
sự.. nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi và bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
-Việt Nam và ILO tiếp tục xây dựng Chương trình Tạo việc làm cho Thanh niên
Việt Nam. Bộ lao đông Thương binh và Xã hội cũng đang cùng các cơ quan liên
quan đang xem xét khả năng trình Chính phủ việc ta tham gia hai CW cơ bản về
chống lao động cưỡng bức
-Về phía ILO:
Hoạt động của ILO tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể đặc biệt từ giữa những
năm 1990 trở lại đây. Các hỗ trợ của ILO tập trung giúp Chính phủ hoạch định
chiến lược và chính sách về lao động, việc làm nhằm giúp cải thiện điều kiện
sống và điều kiện làm việc của người lao động. Theo tinh thần “Chương trình
nghị sự việc làm bền vững”, ILO sẽ tập trung hỗ trợ cho công tác ngăn chặn và
xoá bỏ tình trạng lao động trẻ em, tăng cường bình đẳng nam nữ, phát triển các
doanh nghiệp, bảo trợ xã hội, an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp, thúc đẩy các mối
quan hệ lao động và đối thoại xã hội. Nhìn chúng, các hoạt động hợp tác đều
gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ và phù hợp với bốn
mục tiêu chiến lược về chương trình việc làm của ILO.
2> Các lĩnh vực và hình thức hợp tác chủ yếu:
ILO giúp Việt Nam chủ yếu thông qua các chương trình, dự án và các hoạt động
tăng cường thể chế nhằm nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý lao động và
việc làm. Nguồn ngân sách ILO hỗ trợ cho Việt Nam khoảng 2,5 triệu USD giai
đoạn 1999-2002. Đến cuối năm 2003, tổng số vốn tài trợ tăng lên khoảng 5,7
triệu USD. Tại Hội nghị Tư vấn các Nhà tài trợ cuối năm 2003 tại Hà Nội, ILO
đã cam kết tài trợ thêm cho Việt Nam 2,7 triệu đô la. Kể từ năm 2006 trở đi, các
hoạt động hợp tác Việt Nam-ILO sẽ tập trung vào các nội dung cơ bản của
Chương trình nghị sự việc làm bền vững hai bên ký kết 7/2006. Dưới đây là một
số chương trình, dự án đang được ILO phối hợp với các cơ quan trong và ngoài
nước thực hiện từ năm 2000:
- Dự án "Xây dựng năng lực Tư vấn kinh tế, xã hội cho phụ nữ”
- Dự án "Khởi sự và tăng cường khả năng kinh doanh”
- Dự án "An toàn lao động và hệ thống thanh tra lao động hợp nhất"
- “Chương trình khởi sự và tăng cường khả năng kinh doanh”
- Dự án an toàn lao động và thanh tra lao động hợp nhất
- Dự án “Mở rộng chương trình tài chính và bảo hiểm vi mô cho lao động nữ
khu vực phi chính thức”
- Dự án ILO/Chính phủ Pháp về mở rộng chương trình tài chính và bảo hiểm vi
mô cho lao động nữ trong khu vực kinh tế phi chính thức
- Chương trình quốc gia phòng ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em tại Việt Nam
- Dự án tăng cường quan hệ lao động ILO-Việt Nam
- Dự án ngăn ngừa buôn bán phụ nữ và trẻ em ở cấp cộng đồng tại Việt Nam
- Dự án tăng cường năng lực an toàn và vệ sinh lao động trong nông nghiệp tại
Việt Nam
- “Chương trình cải tiến doanh nghiệp Việt Nam
- Chương trình phòng chống AIDs tại nơi làm việc
- Dự án ILO/Bộ phát triển quốc tế Anh về “Hỗ trợ phòng chống buôn bán phụ
nữ và trẻ em tại Việt Nam”
- Dự án ILO/Luých-Xăm-Bua về nâng cao năng lực huấn luyện an toàn vệ sinh
lao động tại Việt Nam .
- Dự án giảm nghèo thông qua trợ giúp tổng thể phát triển doanh nghiệp nhỏ .
- Dự án “Khuôn khổ hợp tác quốc gia xúc tiến việc làm bền vững tại Việt Nam
- ILO và Chính phủ Việt Nam tích cực hoàn chỉnh Dự án tạo việc làm cho
Thanh niên Việt Nam năm 2010.
3> Việt Nam tham gia các Công ước ILO:
Đến 2/2007, Việt Nam đã phê chuẩn 16/187 Công ước của ILO, trong đó có 5/8
Công ước cơ bản (Công ước số 100 và Công ước số 111 về quyền bình đẳng
nam nữ trong công việc và trả công lao động; Công ước số 182 và Công ước 138
về lao động trẻ em; CW số 29 về chống lao động cưỡng bức). Chính phủ Việt
Nam đang xem xét việc phê chuẩn thêm hai Công ước là CW số 105 về chống
lao động cưỡng bức và CW số 184 về an toàn sức khỏe lao động nông nghiệp.

Câu 22. ITF bảo vệ quyền lợi của lao động thuyền viên như thế nào?
ITF - Liên đoàn Công nhân vận tải quốc tế Đây là tổ chức có tính quốc tế và có
chức năng bảo vệ quyền lợi của công nhân thuộc ngành này.
Ở các quốc gia là thành viên của ITF thì ngoài đội tàu của họ, bất cứ tàu của
quốc gia nào ghé tới cảng của họ đều phải chịu sự chi phối của các quy định của
ITF. Những tàu từ các quốc gia chưa tham gia ITF khi tới các nước có tham gia
ITF vẫn phải chịu sự kiểm tra về lao động của các thanh tra ITF ở các quốc gia
đó.
Các nghiệp đoàn thành viên của ITF thường là các nghiệp đoàn độc lập và phi
chính phủ, không lệ thuộc một tổ chức chính trị nào. ITF hoạt động với kinh phí
đóng góp của các nghiệp đoàn thành viên và đại diện cho các nghiệp đoàn đó để
làm việc, đấu tranh với các chủ sử dụng lao động, chủ tàu, các tổ chức môi giới
lao động... đang hoạt động tại các quốc gia có các nghiệp đoàn thành viên nhằm
đạt được các thỏa thuận với những người sử dụng lao động về các quyền lợi cơ
bản và hợp lý của người lao động như tiền lương cơ bản, tiền lương ngoài giờ,
ngày nghỉ phép, ngày nghỉ ốm, chế độ bảo hiểm, thời gian làm việc của một ca
trên biển, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, điều kiện làm việc của thuyền viên...
Thực tế, ITF đã và đang giúp đỡ khá nhiều trường hợp thuyền viên Việt Nam
gặp nạn, bị bỏ rơi, bị nợ lương ở nhiều quốc gia trên thế giới, giúp họ thu hồi
đầy đủ lương và hồi hương một cách hợp pháp.
Nâng cao đời sống thuyền viên và tính hấp dẫn của nghề đi biển nhất thiết phải
theo kịp với thế giới và việc tham gia các tổ chức có tính chất và chức năng bảo
vệ người lao động như ITF là việc cần thiết và nên làm ngay.

Câu 23: mục đích ý nghĩa của việc quy định về số giờ làm việc số giờ nghỉ
ngơi cho thuyền viên?
- Mục đích:
Quy định 1.1. Độ tuổi tối thiểu
Mục đích đảm bảo không có thuyền viên dưới tuổi quy định làm việc trên tàu.
Không một ai dưới độ tuổi quy định được phép thuê để làm việc trên tàu. Độ
tuổi tối thiểu cho thuyền viên tại thời điểm Công ước này có hiệu lực là 16
tuổi.Trong Bộ luật có thể nêu ra mức độ tuổi tối thiểu cao hơn.
Quy định 1.2 Giấy chứng nhận sức khoẻ
Mục đích: đảm bảo mọi thuyền viên đều có đủ điều kiện sức khoẻ để làm việc
trên tàu: Các thuyền viên không được làm việc trên tàu nếu họ không được cấp
chứng nhận bảo đảm đủ sức khoẻ làm việc trên tàu;Các trường hợp ngoại lệ,
phải được quy định trong Bộ luật.
Quy định 1.3. Đào tạo và cấp chứng chỉ
Mục đích: đảm bảo rằng các thuyền viên đủ năng lực thực hiện công việc của
mình.
Thuyền viên được chứng nhận đủ năng lực mới được làm việc trên tàu. Thuyền
viên sẽ không làm việc trên tàu nếu họ không hoàn thành tốt khoá đào tạo về an
toàn cá nhân trên tàu.
Đào tạo và cấp Giấy chứng nhận y tế cho thuyền viên theo quy định bắt buộc
của Tổ chức Hàng hải quốc tế cũng được coi là đáp ứng được các quy định nêu
ra.
Bất kỳ thành viên nào, nếu tại thời điểm tham gia Công ước này mà đang phải
thực hiện Công ước về thủy thủ có bằng (A/B) năm 1946 thì tiếp tục thực hiện
các nghĩa vụ của mình trong Công ước đó trừ phi và cho tới khi các điều khoản
bắt buộc về vấn đề này được tổ chức hàng hải quốc tế chấp nhận và có hiệu lực,
hoặc cho tới khi Công ước lao động hàng hải quốc tế đã có hiệu lực như quy
định tại khoản 3 Điều 8 được 5 năm.
Quy định 1.4 - Tuyển dụng và thay thế thuyền viên
Mục đích: Đảm bảo rằng các thuyền viên được điều chỉnh bởi một hệ thống
tuyển dụng và thay thế thuyền viên hiệu quả và đúng đắn.
Tất cả các thuyền viên có khả năng tiếp cận 1 hệ thống tuyển dụng hiệu quả, phù
hợp và đáng tin cậy mà không phải chịu phí tổn gì.
Các dịch vụ tuyển dụng và thay thế thuyền viên hoạt động trong nước thuộc
phạm vi lãnh thổ nước thành viên của Công ước này đều phải tuân thủ các Tiêu
chuẩn đề ra trong Bộ luật này.
Mỗi nước thành viên, đứng trên quan điểm của các thuyền viên làm việc trên các
con tàu treo cờ nước mình, có quyền đặt ra các yêu cầu các chủ tàu sử dụng các
dịch vụ tuyển dụng và thay thế thuyền viên trên đất nước mình hoặc trên các
nước không áp dụng Công ước này sao cho đảm bảo rằng các dịch vụ này đều
tuân thủ các quy định đề ra trong Bộ luật.
- ý nghĩa:
+ những yêu cầu tối thiểu đối với thuyền viên sẽ bảo vệ được quyền lợi cho cả
thuyền viên và chủ tàu, đặc biệt là thuyền viên.
+ nâng cao năng lực cho thuyền viên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của chủ
tàu.
+ nâng cao khả năng an toàn cho thuyền viên và quá trình khai thác. tàu
+ nhừn yêu cầu tối thiểu sẽ là những tiêu chuẩn chung cho ngành lao động hàng
hải có tính quốc tế hóa cao.
+ tạo ra sân chơi bình đẳng, thúc đẩy cạnh tranh, tăng năng suất và hiệu quả khai
thác tàu biển.

Câu 24: so sánh hợp đồng lao động thuyền viên và hợp đồng lao động thông
thường?
Điểm giống và khác nhau giữa hợp đồng lao động thuyền viên và hợp đồng lao
động thông thường.
Điểm giống nhau:
+ Mục đích của hai loại hợp đồng là giống nhau. Một bên bỏ sức lao động đáp
ứng yêu cầu của bên sử dụng lao động, người sử dụng lao động chi tiền lương và
nuôi họ.
+Cả hai đều là hợp đồng song vụ, đều là một bên bỏ sức lao động, một bên trả
công, nghĩa vụ của cả hai bên đều có giá trị qua lại.
+ Cả hai loại hợp đồng này đều biểu thị thông qua sự thống nhất ý chí của cả hai
bên đi đến kí kết và thực hiện hợp đồng.
+ Hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật.
Sự khác nhau:

Hợp đồng lao động thuyền Hợp đồng lao động thông
viên thường
Độ tuổi Độ tuổi tối thiểu là 26 tuổi Từ 15 tuổi trở lên
Chế độ làm Làm việc theo ca 4 tiếng nghỉ Làm việc theo ca hoặc theo giờ
việc giữa ca ít nhất là 10h hành chính.
Thời gian Thời gian làm việc được bố trí Làm việc không quá 8h 1 ngày
làm việc, theo ca trong 24h liên tục, kể và 48h trong 1 tuần.
nghỉ ngơi cả ngày nghỉ hàng tuần, lễ tết. Nếu làm việc liên tục trong 8h
Thời gian nghỉ ngơi tối thiểu hoặc 6h theo quy định thì được
là 10h trong khoảng thời gian nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút.
24h bất kỳ và 77h trong 7
ngày bất kỳ.
Thời hạn Hợp đồng không quá 12 Thường là hợp đồng dài hạn có
hợp đồng lao tháng. thời hạn từ 1 -3 năm hoặc hợp
động đồng theo mùa vụ, hoặc hợp
đồng không xác định thời hạn.
Thực hiện Thông qua sự quản lý và điều Chịu sự điều hành và quản lý
hợp đồng hành của thuyền trưởng được trực tiếp của người sử dụng lao
chủ tàu ủy quyền. động.
Giải quyết Trực tiếp tố tụng qua tòa án. Thông qua hòa giải
tranh chấp Hiệu lực cao hơn.

Câu 25: Mục đích, ý nghĩa của viêc̣ quy định về số giờ làm viêc,̣ số giờ nghỉ
ngơi cho thuyền viên?
• Mục đích: Đảm bảo rằng các thuyền viên có số giờ làm viê ̣c và nghỉ ngơi
theo đúng quy định
1. Mỗi nước thành viên cần đảm bảo có quy định cụ thể về số giờ làm viê ̣c
và nghỉ ngơi của thuyền viên.
2. Mỗi nước thành viên có thể quy định số giờ làm viê ̣c tối đa hoă ̣c số giờ
nghỉ ngơi tối thiểu cho thuyền viên trong mô ̣t khoảng thời gian nhất định, phù
hợp với quy định của MLC
• Ý nghĩa :
- Viê ̣c quy định thời gian làm viê ̣c và nghỉ ngơi là điều kiê ̣n để tái tạo sức
lao đô ̣ng cho thuyền viên. Thuyền viên phải làm viê ̣c trong mô ̣t môi
trường thiếu thốn, khá căng thảng và vất vả, mà thời gian làm viê ̣c trên
tàu dài nên cần có quy định để họ được nghỉ ngơi, thư giãn, nạp đủ năng
lượng để thực hiê ̣n tốt công viê ̣c của mình. Bên cạnh đó cũng làm tăng
hiê ̣u quả và năng xuất lao đô ̣ng của thuyền viên. Nghỉ ngơi hợp lý sẽ tĩnh
tâm và làm viê ̣c tốt hơn,hạn chế mức tối đa nhất các nguy cơ đâm va.
Ngoài ra nó cũng là căn cứ tính tiền lương cơ bản,làm thêm giờ để trả cho
thuyền viên sao cho phù hợp với công sức mà họ bỏ ra.

Câu 26: Các trường hợp thuyền viên được quyền hồi hương? Quốc gia
thành viên có nghĩa vụ gì về viêc̣ thực hiêṇ quyền hồi hương của thuyền
viên theo MLC 2006?
• Mỗi nước thành viên của công ước cần đảm bảo rằng thuyền viên làm
viê ̣c trên các tàu treo cờ mình được quyền hồi hương trong các trường hợp sau:
- Khi hợp đồng lao đô ̣ng của thuyền viên hết hạn khi họ vẫn đang ở nước
ngoài
- Khi hợp đồng lao đô ̣ng kết thúc bởi
- Chủ tàu, hoă ̣c
- Thuyền viên do các lý do xác đáng
- Khi thuyền viên không còn đủ khả năng hoă ̣c được ước đoán là không đủ
khả năng hoàn thành nhiê ̣m vụ của mình như đã quy định trong hợp đồng trong
các trường hợp cụ thể
 Nghĩa vụ
- Mỗi nước thành viên đều có nhiê ̣m vụ tạo điều kiê ̣n giúp đỡ cho viê ̣c hồi
hương của thuyền viên làm viê ̣c trên các tàu ghé vào cảng của mình hoă ̣c
đi qua lãnh thổ hoă ̣c các vùng biển nô ̣i địa của mình
- Các nước thành viên không được từ chối quyền hồi hương của bất cứ
thuyền viên nào đo nguyên nhân khó khăn về tài chính của chủ tàu hoă ̣c
do tính không sẵn sàng thay thế thuyền viên của chủ tàu
- Mỗi nước thành viên có quyền yêu cầu rằng các thuyền viên làm viê ̣c trên
tàu treo cờ nước mình phải có 1 bản về các điều kiê ̣n quốc gia quy định về
viê ̣c hồi hương của thuyền viên viết bằng thứ tiếng phù hợp.

Câu 27 Nêu các tiêu chuẩn về dịch vụ chăm sóc sức khỏe và y tế cho thuyền
viên trên tàu và trên bờ?
1. Các nước thành viên cần đảm bảo rằng các biện pháp về dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ và chăm sóc y tế, bao gồm cả các dịch vụ nha khoa cơ bản, cho thuyền
viên làm việc trên các tàu treo cờ nước mình sẽ:
a. Đảm bảo rằng các biện pháp đó bao gồm các điều khoản chung về chăm sóc
và bảo vệ thuyền viên trước các loại bệnh nghề nghiệp mà còn có các điều
khoản cụ thể và chăm sóc dành cho từng công việc trên tàu của thuyền viên
b. Các biện pháp đó đảm bảo rằng các thuyền viên được hưởng các dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ tương đương ở mức có thể với các dịch vụ thông thờng dành
cho người lao động trên bờ, bao gồm khả năng tiếp cận kịp thời các loại thuốc,
các thiết bị y tế và các phương tiện chẩn đoán và điều trị cũng như các thông tin
y tế và các thầy thuốc.
c. Các biện pháp đó phải đem lại cho các thuyền viên quyền ngay lập tức đi
khám 1 bác sĩ hoặc 1 nha sĩ đủ năng lực trình độ tại các cảng mà tàu ghé vào,
nếu điều kiện cho phép.
d. Các biện pháp đảm bảo tới mức độ được luật quốc gia của nước thành viên
cho phép, rằng các dịch vụ y tế dành cho thuyền viên trên tàu hoặc trên bờ tại
một tuyên truyền về y tế sức khoẻ.
2. Các cơ quan chức năng có quyền đưa ra một mẫu báo cáo y tế chuẩn cho cả
thuyền trưởng và các nhân viên y tế trên bờ cũng như trên tàu áp dụng. Nội dung
của báo cáo này được giữ kín và chỉ sử dụng phục vụ cho việc điều trị của
thuyền viên.
3. Mỗi nước thành viên có quyền áp dụng các luật, xây dựng các yêu cầu về các
trang thiết bị y tế, bệnh viện trên bờ và trên tàu treo cờ nước mình.
4. Luật quốc gia ít nhất cũng phải có quy định về các vấn đề sau:
a. Trên các tàu phải có một tủ thuốc y tế, các thiết bị y tế, một nhân viên y tế,
các quy định cụ thể khi đưa ra quy định cần xét đến loại hình của con tàu, số
lượng thuyền viên trên tàu, bản chất, đích đến và độ dài các chuyến đi cũng như
các tiêu chuẩn y tế trong và ngoài nước.
(b) Các tàu có chứa từ 100 người trở lên và thường xuyên tham gia các chuyến
quốc tế kéo dài hơn 3 ngày thì trên tàu phải có 1 bác sĩ đủ trình độ có trách
nhiệm chăm sóc y tế cho người trên tàu; luật và các quy định quốc gia cũng phải
ghi rõ các loại tàu nào bắt buộc phải có 1 bác sĩ đi kèm, có xem xét đến những
yếu tố như độ dài, bản chất và điều kiện của chuyến đi cũng như số lượng
thuyền viên trên tàu (không xét đến các yếu tố khác);
(c) Những tàu không có 1 bác sĩ đi kèm thì phải có ít nhất 1 thuyền viên có khả
năng thực hiện công việc chăm sóc y tế và thuốc thang hoặc ít nhất 1 thuyền
viên có khả năng sơ cứu y tế; những người chịu trách nhiệm về công việc chăm
sóc y tế trên tàu nếu không phải là bác sĩ, thì phải hoàn thành xuất sắc chương
trình đào tạo về chăm sóc y tế theo tiêu chuẩn của Công ước quốc tế về đào tạo,
cấp bằng và trực ca của thuyền viên, 1978, cả bản sửa đổi (gọi tắt là "STCW
78/95"); các thuyền viên có nhiệm vụ sơ cứu y tế phải hoàn thành chương trình
đào tạo vế sơ cứu theo tiêu chuẩn của STCW; luật và quy định quốc gia phải nếu
rõ mức độ cần hoàn thành các chương trình đào tạo như trên trong đó có xem
xét đến những yếu tố như độ dài, bản chất và điều kiện của chuyến đi cũng như
số lượng thuyền viên trên tàu (không xét đến các yếu tố khác);
(d) Các cơ quan chức năng cần đảm bảo có 1 hệ thống cung cấp các thông tin tư
vấn y tế, có cả tư vấn của các chuyên gia, bằng mạng sóng radio hoặc vệ tinh
cho các thuyền viên trên tàu liên tục trong ngày; các tư vấn y tế, gồm các thông
tin y tế được truyền nhận qua sóng radio hoặc vệ tinh giữa tàu và các chuyên gia
y tế trên bờ sẽ được cung cấp cho thuyền viên một cách miễn phí, không kể họ
đang làm việc trên tàu treo cờ nước nào.

Câu 28.Các tiêu chuẩn phúc lợi xã hội cho thuyền viên gồm những nội dung
gì? Các chính sách phúc lợi xã hội cho thuyền viên việt nam thực hiện thế
nào?
* Các tiêu chuẩn phúc lợi xã hội cho thuyền viên gồm những nội dung:
1. Các bộ phần cần xem xét để hướng tới mục tiêu phúc lợi xã hội toàn diện cho
thuyền viên như ở quy định 4.5 gồm có: Chăm sóc sức khoẻ, trợ cấp ốm đau, trợ
cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp thương tật nghề nghiệp, trợ cấp gia
đình, trợ cấp sinh đẻ, trợ cấp tàn tật và trợ cấp sống sót, tất cả tạo nên mức bảo
vệ cho thuyền viên như đề cập đến ở quy định 4.1 - chăm sóc sức khoẻ, quy định
4.2 - trách nhiệm chủ tàu và các đề mục khác trong Công ước này.
2. Tại thời điểm phê chuẩn Công ước, mức bảo vệ theo như quy định 4.5, khoản
1 mà các nước thành viên cần cung cấp cho thuyền viên phải gồm ít nhất 3 trong
9 bộ phận nêu ra ở trên.
3. Các nước thành viên cần từng bước một, tuỳ theo điều kiện của mình, tạo nên
các bảo vệ bổ sung cho các thuyền viên cư trú thường xuyên trên lãnh thổ nước
mình như được nêu ra ở khoản 1 Tiêu chuẩn này. Trách nhiệm có thể được thực
hiện thông qua các hiệp định song hoặc đa phương hoặc qua các hệ thống đóng
góp. Sự bảo vệ đạt được phải không ít hơn mức bảo vệ mà người lao động trên
bờ được hưởng.
4. Không kể đến những trách nhiệm được nêu ra ở khoản 3 của Tiêu chuẩn này,
các nước thành viên có thể thông qua các hiệp định song hoặc đa phương cũng
như các quy định của các khung hội nhập kinh tế khu vực hoặc các quy định
khác về phúc lợi xã hội để áp dụng cho các thuyền viên.
5. Trách nhiệm của các nước thành viên đối với các thuyền viên làm việc trên
các tàu treo cờ nước mình gồm có những quy định nêu ra tại Quy định 4.1 và
4.2, các điều khoản khác trong Bộ luật này và các nghĩa vụ chung quy định
trong các luật quốc tế.
6. Trong trường hợp thuyền viên được hưởng hết các bộ phận phúc lợi xã hội đã
nêu ra ở khoản 1 trên đây thì các nước thành viên có thể xem xét các phương
thức khác nhau để họ được hưởng các phúc lợi tương đương, phù hợp với quy
định của luật quốc gia.
7. Quyền lợi của thuyền viên như quy định ở Quy định 4.5, khoản 1 có thể được
quy định trong luật quốc gia, trong 1 chương trình tư nhân hoặc các thoả ước tập
thể hoặc theo cả 2 hình thức này.
8. Theo mức độ cho phép của luật quốc gia, các nước thành viên cần hợp tác lẫn
nau theo các mức hiệp định song hoặc đa phương hoặc theo 1 hình thức khác,
nhằm đảm bảo các quyền hưởng phúc lợi xã hội của thuyền viên thông qua các
chương trình đóng góp hoặc phi đóng góp.
9. Mỗi nước thành viên cần xây dựng các quy trình công bằng và hiệu quả để
giải quyết các tranh chấp.
10. Tại thời điểm Công ước này được phê chuẩn, các nước thành viên cần quy
định các loại phúc lợi xã hội mà thuyền viên được hưởng theo như quy định của
khoản 2 của Tiêu chuẩn. Nước thành viên cũng cần thông báo cho Chủ tịch Uỷ
ban Lao động quốc tế khi cung cấp nhiêu hơn 3 loại hình phúc lợi quy định ở
khoản 1 của Tiêu chuẩn cho các thuyền viên. Chủ tịch Uỷ ban Lao động quốc tế
sẽ giữ bản đăng ký các thông tin này và gửi tới các bên có liên quan.
11. Các báo cáo lên Uỷ ban Lao động quốc tế theo điều 22 của Hiến pháp của
Tổ chức cần gồm các thông tin về các bước thực hiện Quy định 4.5, khoản 2
nhằm mở rộng các loại phúc lợi xã hội cho thuyền viên.

* Các chính sách phúc lợi xã hội cho thuyền viên Việt Nam được thực hiện:
- Chính sách phúc lợi xã hội cho thuyền viên bao gồm các vấn đề như: chăm sóc
sức khỏe cho thuyền viên, các khoản trợ cấp, hồi hương, các loại bảo hiểm…
- Các vấn đề liên quan đến mức lương tối thiểu, , điều kiện sinh hoạt, bảo hiểm y
tế… được quy định tại bộ luật hàng hải, bộ luật lao động, luật y tế, luật bảo hiểm
xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định thuyền viên giống như
đối tượng lao động khác là chưa phù hợp vì thuyền viên là lao động có tính đặc
thù cao, thường xuyên phải làm việc trên biển, có mức nặng nọc và rủi ro cao và
tại cảng biển nước ngoài có tính quốc tế cao nên cần được bổ sung, phù hợp với
pháp luật quốc tế.
- Luật hợp đồng lao động thiếu những qui định cụ thể về bảo hiểm xã hội, phúc
lợi xã hội và thời gian làm việc và nghỉ ngơi của thuyền viên.
+ Nghề nghiệp thuyền viên có đặc tính nguy hiểm cao, cho nên đối với họ bảo
hiểm xã hội có tác dụng rất lớn. Bộ luật lao động cũng có qui định rằng đơn vị
sử dụng lao động phải mua bảo hiểm xã hội cho người lao động, tuy nhiên trên
thực tế, đơn vị sử dụng lao động không thực hiện đúng quy định này, vì thời hạn
hợp đồng ngắn nên không có cơ quan quản lý nào có thể kiểm tra được việc thực
thi quy định này. Về bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp theo quy định đơn vị sử dụng
lao động phải mua bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp cho công nhân viên, nhưng
phạm vi bảo hiểm xã hội rộng hơn rất nhiều bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp, nó
còn bao gồm bảo hiểm hưu trí, y tế, tai nạn nghề nghiệp, thất nghiệp, sinh đẻ vv,
chỉ có tính cưỡng chế đối với bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp là không đủ.
+ Ngoài ra, trong Bộ luật lao động cũng không có qui định cụ thể về cơ quan
giám sát việc đơn vị sử dụng lao động mua bảo hiểm xã hội, cho nên không có
cơ quan nào điều chỉnh việc đơn vị sử dụng lao động không tiến hành làm bảo
hiểm cho thuyền viên khi hai bên chỉ có hợp đồng lao động ngắn hạn.
+ Nghề nghiệp thuyền viên có tính đặc thù cao, phải làm việc trong môi trường
khép kín, chịu đựng tiếng ồn của máy móc, xa gia đình người thân, chịu nguy
hiểm của thiên tai và hành vi của con người, cho nên phải chú trọng vào ưu đãi
thời gian làm việc nghỉ ngơi và phúc lợi của thuyền viên, nhưng tính đặc thù của
nghề thuyền viên không được đề cập đến trong Luật hợp đồng lao động.
- Bộ luật Hàng hải chưa có những qui định cụ thể về việc hồi hương của thuyền
viên. Bộ Luật hàng hải chỉ đề cập trong hợp đông lao động của thuyền viên phải
có điều khoản về hồi hương của thuyền viên mà không đề cập cụ thể quyền và
trách nhiệm của các bên, đặc biệt là của chủ tàu trong hợp đồng, đặc biệt là việc
hồi hương cho thuyền viên, sau khi hết hợp đồng, hoặc trong khi vẫn còn hiệu
lực hợp đồng mà thuyền viên có lý do hồi hương – Bộ luật hàng hải 2015 vẫn
chưa có qui định cụ thể.

You might also like