You are on page 1of 22

Kinh doanh quốc tế và tham nhũng

tại địa phương


Thực tế và bài học đến từ Singapore
và Việt Nam
TABLE CONTENT

I. Tham nhũng là gì?


1. Khá i niệm chung.
2. Phâ n loạ i tham nhũ ng.
3. Biểu hiện củ a tham nhũ ng.

II. Kinh nghiệm chống tham nhũng của Singapore


1. Giớ i thiệu chung
2. Cá c biện phá p chô ng tham nhũ ng củ a Singapore

III. Tham nhũng và chống tham nhũng dưới góc nhìn


doanh nghiệp
1. Tham nhũ ng trong doanh nghiệp
2. Gó c nhìn và thự c trạ ng doanh nghiệp

IV. Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam


1. Thự c trạ ng tham nhũ ng
2. Thự c trạ ng chố ng tham nhũ ng
3. Giả i phá p đề xuấ t

MEMBERS:
o HOÀNG THỊ SINH
o VŨ THỊ TÂM
o NGUYỄ N THỊ THÙY LINH
o ĐẶ NG THỊ THU HƯƠNG
o TRẦ N THỊ DIỆ U LINH

I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THAM NHŨNG

1. KHÁI NIỆM
- Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất
trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm
phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức.
- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 (có
hiệu lực thi hành từ 01/7/2019) thì tham nhũng là hành vi của người có
chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

2. PHÂN LOẠI THAM NHŨNG


- Tham nhũng được chia ra làm 2 loại:
+ Tham nhũng vật chất: là dạng tham nhũng nhằm thỏa mãn những nhu cầu
vật chất của cá nhân như tiền bạc, tài sản...
Đây là dạng tham nhũng phổ biến và dễ nhận thấy. Trước đây, tham nhũng
vật chất chủ yếu chỉ xảy ra ở lớp người có quyền lực với thủ đoạn chủ yếu là
dùng quyền lực được giao để chiếm đoạt tài sản của nhà nước, của công dân
nhằm vụ lợi cá nhân, nhưng ngày nay tham nhũng vật chất đã lan rộng ra mọi
tầng lớp dân cư trong xã hội, kể cả lớp người trước đây không thể tham gia
vào hoạt động này như thầy giáo, thầy thuốc… Tại nhiều quốc gia đang phát
triển, tham nhũng vật chất đã trở thành nguồn sống chủ yếu của một bộ phận
quan chức và tầng lớp dân cư có địa vị trong xã hộị
+ Tham nhũng quyền lực: là dạng tham nhũng mà người tham nhũng lợi
dụng quyền lực cá nhân để đưa những người thân tín vào bộ máy công quyền
cũng như vào các tổ chức chính trị, xã hội, đơn vị kinh tế, tài chính... vì động
cơ vụ lợi. Tham nhũng quyền lực thường thể hiện ở các mức độ khác nhau
như: Lạm dụng, vận dụng một cách sai trái các quyền hợp pháp được nhà
nước và xã hội trao cho; tạo ra các hình thức để mở rộng quyền lực nhằm
thỏa mãn những lợi ích không hợp pháp; lợi dụng quyền lực để thỏa mãn
khát vọng về quyền lực nhằm duy trì quyền lực đã tham nhũng được hoặc
mưu cầu cương vị quyền lực cao hơn… Điển hình cho dạng tham nhũng
quyền lực là hiện tượng nhiều cá nhân không xứng đáng, không đủ phẩm
chất, trình độ, năng lực nhưng lại chiếm giữ nhiều cương vị, nhiều vị trí quan
trọng trong bộ máy Nhà nước, các tổ chức, đơn vị kinh tế, tài chính. Tư
tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ”, “tham quyền cố vị” chính là
biểu hiện rõ nét nhất của dạng tham nhũng này.

3. CÁC BIỂU HIỆN CỦA THAM NHŨNG

1. Theo quy định tại Điều 2 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy 3
định các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước bao gồm:
 Tham ô tài sản; 
 Nhận hối lộ; 
 Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; 
 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
-
 Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; 
 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
 Giả mạo trong công tác vì vụ lợi; 
 Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn
vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
  Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi; 
 Nhũng nhiễu vì vụ lợi; 
 Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công
vụ vì vụ lợi; 
 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp
luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra,
thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tối xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

 Các hành vi tham nhũng ngoài khu vực nhà nước bao gồm:
 Tham ô tài sản;
 Nhận hối lộ;
 Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ
chức mình vì vụ lợi.

Ngoài ra, tham nhũng còn được thể hiện dưới các dạng như: Tham nhũng công,
tham nhũng tư; tham nhũng cá nhân, tham nhũng tập thể; tham nhũng xuyên
quốc gia, tham nhũng trong nội bộ quốc gia; tham nhũng trực tiếp, tham nhũng
gián tiếp; tham nhũng chủ động (đưa hối lộ), tham nhũng bị động (nhận hối lộ)

II. KINH NGHIỆM CHỐNG THAM NHŨNG CỦA SINGAPORE

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SINGAPORE 4

Singapore tách ra từ Malaysia, trở thành quốc gia độc lập từ ngày 9/8/1965.
Với quy mô nhỏ, Singapore hoạt động theo mô hình chính quyền một cấp (chỉ
có cấp trung ương, không có các cấp địa phương).

Hệ thống công vụ (public service) Singapore hiện bao trùm 16 bộ và hơn 50


cục tác vụ ("statutory board", hoạt động như một doanh nghiệp), với tổng số
145.000 công chức và viên chức. Công chức (civil servant) là người làm việc
trong các bộ, thuộc thẩm quyền tuyển dụng, quản lý của Ban Công vụ (Public
Service Commission). Số công chức hiện vào khoảng 85.000 người. Viên chức
(public officer) là người làm việc trong các cục tác vụ, thuộc thẩm quyền quản
lý, tuyển dụng tự chủ của các cục này.
Theo số liệu của Tổ chức minh bạch Quốc tế, năm 2018 Singapore đã vươn lên
vị trí thứ 4 về Chỉ số nhận thức tham nhũng, và là quốc gia châu Á duy nhất lọt
top 10 của chỉ số nằm trong số các quốc gia ít tham nhũng nhất thế giới.

Tuy nhiên trên thực tế, Singapore không phải lúc nào cũng là một môi trường 5
trong sạch, không tham nhũng. Vào cuối thời kỳ thuộc địa cho đến khi Nhật
chiếm đóng năm 1945, nạn tham nhũng đã hoành hành ở quốc gia này. 3 yếu tố
chính được cho là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này đó là mức lương thấp,
nhiều cơ hội phạm pháp (do mức độ tham gia của công chức trong việc quản lý
và kiểm soát các hoạt động sinh lời) và hoạt động yếu kém của cảnh sát trong
việc phát hiện và trừng phạt các đối tượng tham nhũng. Làm thế nào để quốc
đảo Singapore có thể đạt được một số thành công trong việc xóa sạch nạn tham
nhũng?

2. CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG THAM NHŨNG CỦA SINGAPORE

 Giảm thiểu cơ hội tham nhũng


Khi đảng Nhân dân Hành động (PAP) của ông Lý Quang Diệu lên nắm quyền,
họ nhận thức rằng phải chống tham nhũng thì mới đạt được mục tiêu phát triển.
Trong ba yếu tố tạo nên tham nhũng, lúc ban đầu Singapore chưa thể làm gì với
yếu tố lương bổng vì năm 1960, đây vẫn là nước nghèo với GNP trên đầu người
là 443 USD. Vì vậy, chính phủ phải tập trung vào hai yếu tố tạo tham nhũng còn
lại : giảm thiểu cơ hội tham nhũng và tăng cường hình phạt.

Một luật chống tham nhũng mới ra đời, với 32 phần (thay vì 12 như trước đây).
Có một số sửa đổi quan trọng như án phạt tăng lên 5 năm tù, người nhận hối lộ
phải trả lại hết tiền đã nhận.

Việc chuyển sang nền hành chính công định hướng khách hàng là bước quan
trọng để Singapore tiến tới nền hành chính công gần gũi với nhu cầu của công
dân, thông qua việc cung cấp các dịch vụ dựa trên khách hàng, xóa bỏ các luật
lệ, thủ tục, thói quan liêu... Sáng kiến gần đây nhất là chương trình Public
Service for the 21st Century (PS21, tạm dịch: Công vụ trong thế kỷ 21) nhằm
tạo ra văn hóa đón nhận thay đổi liên tục để hoạt động hiệu quả hơn trong giới
công chức, viên chức.

PS21 khuyến khích công chức sáng tạo, dám nghĩ dám làm qua chương trình Đề
xuất của Nhân viên (SSS) với quy định mỗi công chức trong 1 năm tối thiểu phải
có 1 sáng kiến cải tiến hoặc đề xuất cải thiện các dịch vụ hành chính công và
mỗi đơn vị phải đạt được tỷ lệ 100% người tham gia. Trong năm đầu thực hiện
6
SSS, mỗi công chức đã thực hiện được trung bình 2,7 đề xuất, trong năm 2000
tăng lên tới 4,7 đề xuất (trong đó 60% sáng kiến đề xuất được chấp thuận và
triển khai thực hiện). Năm 2004, sáng kiến đề xuất của công chức đã tiết kiệm
được gần 180 triệu đôla Singapore (SGD) và trong vòng 10 năm thực hiện
Chương trình PS21 giúp tiết kiệm được gần 5 tỷ SGD.

Cuộc vận động xóa bỏ thói quan liêu được thực hiện thông qua nhiều cơ chế:
Hội đồng Vì Doanh nghiệp (PEP), Quy trình Zero (ZIP), Công chức Xóa bỏ
Quan liêu (POWER) và Hội đồng Rà soát Luật lệ (RRP). Thông qua các kênh
này cũng như ý kiến từ công chúng, ngành dịch vụ công tìm ra nhiều cách để
hoàn thiện quy định, bao gồm đơn giản hóa, xóa bỏ hoặc nới lỏng.

RRP ra đời năm 2002 nhằm giám sát quy trình rà soát luật lệ trong khu vực
công. Mọi quy định hiện hành của các cơ quan công quyền đều phải được rà
soát mỗi 3 đến 5 năm. Chỉ trong 5 năm đầu tiên, tổng cộng 19.4000 quy định đã
được xem xét lại
Nhiều cơ quan cũng sử dụng công nghệ thông tin và dịch vụ điện tử để hợp nhất
thủ tục, giúp người dân hoàn thành công việc nhanh chóng, mà không phải chạy
từ cơ quan này đến cơ quan kia.

Văn phòng điều tra tham nhũng (CPIB) được tăng quyền hạn, với khả năng điều
tra "mọi tài khoản ngân hàng" của những ai bị nghi có hành vi phi pháp. Một
người có thể bị khép tội tham nhũng ngay cả khi người đó chưa nhận tiền hối lộ,
vì ý định phạm pháp đã đủ để khép tội người này.

Một điều khoản khác trong luật quy định công dân phạm tội nhận hối lộ ở nước
ngoài cũng bị xử như là một hành vi phạm pháp trong nước.

 Áp dụng chính sách tăng lương

Cho mãi tới thập niên 1980, khi đã phát triển kinh tế, Singapore mới đủ khả
năng làm nốt phần còn lại trong chiến lược chống tham nhũng, là tăng lương
cho nhân viên. Tháng 3/1985, thủ tướng Lý Quang Diệu tuyên bố các lãnh đạo
chính trị cần được trả lương thật cao để bảo đảm chính quyền trong sạch.

Việc điều chỉnh lương năm 1989 và 1994 khiến lương của quan chức ở
Singapore thuộc hàng cao nhất thế giới. Các nhân viên trong khu vực nhà nước 7
cũng được tăng lương và có thêm trợ cấp để giảm nguy cơ họ chạy đi làm cho
khu vực kinh tế tư nhân.

 Trọng dụng người tài

Quá trình cải cách hành chính ở Singapore gắn liền với việc trọng dụng
người tài tại các cơ quan công quyền. Ngay từ khi vừa tách khỏi Malaysia,
chế độ sử dụng nhân tài đã trở thành xương sống trong việc quản lý tài năng
ở khu vực công tại Singapore.

Mỗi năm, các học bổng của chính phủ được cấp cho sinh viên theo học tại
các trường đại học hàng đầu, hầu hết ở nước ngoài. Cuộc cạnh tranh để
giành lấy những suất học bổng này, dựa trên thành tích học tập, hoạt động
ngoại khóa và khả năng lãnh đạo, luôn được quan tâm.
Những người du học bằng học bổng trở về bắt buộc phải gia nhập lực lượng
công chức cấp cao, nơi họ được thử thách, đào tạo và trang bị để trở thành
những lãnh đạo hàng đầu trong hệ thống cơ quan công quyền. Những người
giỏi nhất trở thành thư ký thường trực (quản lý hành chính tại một bộ) hoặc
thậm chí là bộ trưởng.

Hàng năm, các công chức phải trải qua một cuộc đánh giá năng lực toàn
diện, được xếp loại và tái xem xét tiềm năng sự nghiệp. Việc đánh giá được
thực hiện dựa trên sự thể hiện của công chức cũng như tiềm năng của họ
trong việc đạt được vị trí cao hơn, chứ không phải là thâm niên. Nhiều người
bị loại "thẳng tay" để nhường chỗ cho những người mới.

“ Tại Singapore, hè phố có thể trở nên vắng vẻ cực kỳ sớm và người ta
thậm chí sẽ phạt bạn nếu bạn nhả bã kẹo cao su bừa bãi, nhưng nếu bạn
chọn nơi nào đó ở châu Á để tạm trú qua cơn bão, đó sẽ là Singapore. Tin
tôi đi, người đứng đầu cơ quan bảo vệ công dân ở đây không chỉ đơn thuần
là bạn cùng phòng hồi đại học của ai đó đâu", Friedman viết.

8
CHÍNH SÁCH 4-KHÔNG

1. Không dám

Một người được nhà nước tuyển vào ngạch công chức, quan chức chính phủ thì
hàng tháng buộc phải trích một tỷ lệ tiền lương để gửi quỹ tiết kiệm. Lúc đầu
là 5%, sau đó tăng theo tỷ lệ lương và được hoàn trả toàn bộ khi về hưu. Khi vi
phạm tham nhũng, số tiền sẽ bị trưng thu

9
2. Không thể
Theo quy định của nhà nước Singapore, hàng năm công, viên, quan chức từ
Trung ương đến cơ sở đều phải làm bản kê khai tài sản vào thời gian quy định.
Đối với số tài sản tăng lên so với năm trước đó phải tường trình rõ nguồn gốc
hợp pháp.

3. Không cần

Các công, viên, quan chức ở Singapore được đãi ngộ với mức lương rất cao,
cao hơn so với các chức vụ tương tự ở nhiều nước và cao hơn nhiều so với các
ngành nghề khác ở Singapore

Với chế độ tiền lương ở Singapore, Chính phủ nước này có quy định mức trả
tiền lương đảm bảo cho công chức, viên chức, quan chức từ cấp cao như Thủ
tướng tới người bình thường như người làm công việc bảo mẫu đều đủ sống
theo mức sống chung của xã hội Singapore. Ngoài ra, còn có thể chu cấp cho
gia đình, bảo đảm cho con học hành.

Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa mức thu nhập của người lao động ở đây khá lớn.
Lương thấp nhất của người làm công việc bảo mẫu là hơn 400 đôla Singapore
(1 SGD xấp xỉ 17.000 VND), lương cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng từ 10.000 đến
20.000 SGD, lương của Thủ tướng là 40.000 SGD/tháng. Chính vì vậy nên
không ai cần tham nhũng.

LƯƠNG CỦA
NGƯỜI
ĐỨNG ĐẦU
CÁC NƯỚC

10
- Năm 2019 -
4. Không được tham nhũng

Nhà nước Singapore có những quy định làm cho các quan chức, công chức khi
muốn nhận một thứ tài sản, tiền hoặc hiện vật nào đó ngoài tiền lương, thì rất
phiền toái. Các quan chức, công chức chỉ được nhận quà với trị giá 100 SGD
trở xuống. Nếu trên mức đó thì người được tặng phải tìm cách từ chối, hoặc
muốn nhận thì phải làm báo cáo xin phép lãnh đạo trực tiếp có ý kiến cho phép
mới được nhận. Với giá trị phần quà vượt mức cho phép 100 SGD thì người
nhận phải nộp công quỹ tính ra bằng tiền. Số tiền nộp lại này đưa vào tài khoản
của "Quỹ nộp phạt" do nhận quà quá mức quy định. Còn nếu ai "dấm dúi" hối
lộ và nhận hối lộ khi bị cơ quan điều tra phát hiện thì sẽ bị xử lý theo luật hình
sự - bất luận người đó giữ chức vụ gì.

III. THAM NHŨNG VÀ CHỐNG THAM NHŨNG DƯỚI GÓC NHÌN


CÁC DOANH NGHIỆP

Thực tiễn hiện nay, tham nhũng là một vấn nạn và thách thức đối với các doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Theo Diễn đàn Doanh nghiệp Việt
Nam năm 2017 đã chỉ ra rằng “tham nhũng được xem là một rủi ro lớn đối với các
công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Hối lộ đã trở thành một vấn nạn trong kinh
doanh và rất nhiều công ty xem đây là một vấn đề không tránh khỏi và không có
cách giải quyết”. Theo số liệu của Diễn đàn Kinh tế thế giới, Việt Nam đứng thứ
81 về Đạo đức và Tham nhũng; đứng thứ 109 về các Chi phí Không chính thức và
Hối lộ trong tổng số 137 quốc gia
được khảo sát

1. KHÁI NIỆM VỀ THAM NHŨNG TRONG KINH DOANH

Tham nhũng trong khu vực tư xảy ra trên nhiều lĩnh vực như: Cung cấp dịch vụ
điện nước, cơ sở hạ tầng, cho thuê mặt bằng hay tình trạng móc nối, hối lộ trong
lĩnh vực ngân hàng để cho vay sai nguyên tắc, một số nhân viên ngân hàng, kho
bạc, quỹ tín dụng lợi dụng nhiệm vụ được giao để mua chứng khoán hoặc cho vay
lại với lãi suất cao hơn, khi bị thua lỗ, lừa đảo mất khả năng trả nợ, gây thiệt hại
lớn. Đặc biệt, đã xuất hiện loại tội phạm tham nhũng mới với tính chất hết sức
nghiêm trọng như tham ô, cố ý làm trái và lừa đảo qua mạng hay các tội phạm

11
trong lĩnh vực chứng khoán (như sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng
khoán - giao dịch nội gián hay thao túng giá chứng khoán…)

Tham nhũng diễn ra giữa:


- Doanh nghiệp với khu vực nhà nước
- Doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)
- Trong nội bộ doanh nghiệp
Tham nhũng được chia thành ba loại cơ bản như sau: Một là, tham nhũng để đẩy
nhanh tiến độ; hai là, tham nhũng hành chính và ba là tham nhũng nhằm “bẻ cong
pháp luật”. Cụ thể:

Đối với tham nhũng để đẩy nhanh tiến độ: Là việc thực hiện một quyền cụ thể
nào đó mà công dân hoặc pháp nhân nào đó có quyền được hưởng một lợi ích cụ
thể là vật chất hoặc phi vật chất nhưng không phải là “ăn cắp”. Ví dụ: Một người
nào đó đút lót cho công chức phụ trách cấp phép đăng ký kinh doanh để được cấp
giấy phép nhanh hơn theo quy định, tức là không có rào cản pháp lý nào đối với
việc cấp phép đăng ký kinh doanh của công chức đó, thì đây chính xác là loại tham
nhũng để đẩy nhanh tiến độ. Một hình thức cụ thể và rõ hơn của nó là hối lộ người
có quyền để họ “ưu tiên” giải quyết vấn đề gì đó nhưng hoàn toàn hợp pháp. Nói
cách khác, các công chức nhận đút lót mới làm công việc của họ hoặc làm công
việc đó nhanh hơn thường lệ, thay vì không làm hoặc chưa làm ngay.

Đối với tham nhũng hành chính: Là vi phạm các quy định của pháp luật, hoặc
việc thực thi pháp luật mang nặng tính thiên vị. Đây là tham nhũng trong bộ máy
hành chính Nhà nước và là loại tham nhũng được nói tới nhiều nhất - đại đa số
những đóng góp về lý thuyết trong lĩnh vực này đều bàn về tham nhũng trong bộ
máy hành chính Nhà nước. Loại tham nhũng này phù hợp với mô hình cấp trên -
cấp dưới trong tham nhũng vì toàn bộ việc thực hiện tham nhũng đều do các công
chức gây ra. Hậu quả trực tiếp nghiêm trọng nhất của loại tham nhũng này là các
đạo luật và chính sách của nhà nước không được thực hiện một cách công bằng.

Đối với tham nhũng nhằm “bẻ cong pháp luật”: Mục đích thay đổi các quy định
của pháp luật thành những quy định phục vụ cho quyền lợi của những kẻ tham
nhũng. Có thể hiểu “bẻ cong luật pháp” như sau, đó là “Các đạo luật và chính sách
của nhà nước chịu sự chi phối của một số ít chính trị gia hoặc những doanh nhân
rất có có thế lực đã hối lộ các đại biểu quốc hội. Nói cách khác, các chính sách của

12
Nhà nước chắc chắn được ban hành để phục vụ thiểu số những kẻ có thế lực chứ
không phải nhân dân nói chung”. Mặc dù hệ thống như vậy tồn tại trên thực tế và
loại tham nhũng này có thể lý giải một số nhân tố cơ bản trong chính sách công ở
nhiều quốc gia. Pháp luật của nhà nước có thể bị bẻ cong trước tình trạng vận động
hành lang ồ ạt và tham nhũng.

2. GÓC NHÌN TỪ THỰC TẾ

Trong kinh doanh, doanh nghiệp được nhìn nhận đóng vai trò như “mắt xích kép” -
Vừa là nạn nhân, vừa là tác nhân gây ra tham nhũng.
- Có đến 66% doanh nghiệp dân doanh trong nước đã phải chi trả các chi phí
không chính thức và 59% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) phải trả
chi phí không chính thức khi làm thủ tục hải quan
- Đồng thời, 61,5% doanh nghiệp có hành vi biếu tiền và hầu như tất cả các
doanh nghiệp đều có “lại quả” cho đối tác. Hầu như doanh nghiệp làm việc với cơ
quan nhà nước nào cũng đều có chi phí không chính thức cho cơ quan đó.

Trong mối quan hệ giữa các doanh nghiệp trong kinh doanh, các hình thức tham
nhũng ít được nhận diện hơn vì bản thân doanh nghiệp chưa tự nhận thức được vấn
đề này. Hơn nữa, tham nhũng trong mối quan hệ giữa các doanh nghiệp thuộc khu
vực tư chưa phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng luôn sẵn sàng “lại
quả” theo giá trị hợp đồng. Đây được xem như một thông lệ trong giao dịch để giữ
mối quan hệ hay thúc đẩy các hoạt động khác như thanh toán, giao nhận…

Khoảng 32% doanh nghiệp có chi trả chi phí ngoài quy định nói rằng chi phí ngoài
là cách nhanh nhất và dễ thực hiện nhất để được việc. Khoảng 26% tin rằng chi phí
ngoài quy định rất nhỏ so với lợi ích mang lại khi công việc được giải quyết, và
các doanh nghiệp khác cũng làm như vậy. Khoảng 18% doanh nghiệp tin rằng nếu
không có những khoản chi trả ngoài quy định như thế thì không giải quyết được
công việc. Vì thế, đứng từ cách nhìn ngắn hạn của doanh nghiệp, trả chi phí không
chính thức mang lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp so với việc không trả chi
phí

13
Theo khảo sát của The World Bank

Nhiều doanh nghiệp coi tham nhũng mang lại một số lợi ích không có nghĩa tham
nhũng là hiệu quả, vì tham nhũng có thể làm đạo đức xuống cấp và khiến hệ thống
hành chính về bản chất trở nên bất công: khoảng 37% nói rằng chi phí không
chính thức làm hư hỏng cán bộ của doanh nghiệp, và 28% nghĩ chi phí không
chính thức đang gây trở ngại khi giải quyết công việc. Hơn nữa, có đến 57% doanh
nghiệp nghĩ chi phí không chính thức gây ra sự bất công trong giải quyết công việc
của các cơ quan nhà nước. Một hệ thống hành chính như vậy không chỉ tạo ra sự
bất công mà còn tạo động cơ để cán bộ, công chức có chức, có quyền tùy tiện cố
tình gây khó khăn cho doanh nghiệp để thu về những khoản tiền không chính thức

Tuy nhiên trong số các doanh nghiệp phải trả phí ngoài quy định, một tỷ lệ lớn các
doanh nghiệp đã chủ động đưa quà biếu/tiền, số còn lại được yêu cầu khi sử dụng
dịch vụ. Kết quả khảo sát cho thấy hơn 70% số trường hợp có trả phí ngoài quy
định là do doanh nghiệp chủ động đề nghị, còn dưới 30% số trường hợp là được
cán bộ, công chức yêu cầu. Trong số các ngành được khảo sát, quản lý thị trường
đứng đầu trong danh sách các cơ quan đòi phí ngoài quy định, thứ hai là cảnh sát
giao thông, sau đó đến công an kinh tế, quản lý tài nguyên và môi trường, và xây
dựng. Tham nhũng không chỉ biểu hiện ở việc những cá nhân chịu trách nhiệm
14
hoặc người cung cấp dịch vụ vòi vĩnh mà còn phần lớn do người sử dụng dịch vụ
chủ động đề xuất.

Theo khảo sát của The World Bank


IV.
V.
IV. THỰC TRẠNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM

1. THỰC TRẠNG THAM NHŨNG


Có thể khái quát rằng, tình trạng tham nhũng ở nước ta là khá phổ biến, xảy ra ở
mọi lúc, mọi nơi. Ở đâu có vấn đề liên quan đến mối quan hệ về lợi ích vật chất và
tinh thần thì ở đó đều xảy ra tham nhũng.
Những hành vi tham nhũng rất đa dạng, phổ biến là hành vi tham ô tài sản, nhận
hối lộ, dùng tài sản công để biếu xén, hối lộ; lừa đảo chiếm tài sản của Nhà nước,
của nhân dân; lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm gây khó khăn, phiền hà, sách

15
nhiễu cho tổ chức, cá nhân để vụ lợi, thu vén quyền lợi cá nhân; lập quỹ trái phép,
sử dụng ngân sách không đúng quy định để hưởng lợi. Các hành vi tham nhũng đã
và đang xảy ra ở hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ sản xuất kinh
doanh, liên doanh liên kết, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất đai,
quản lý và sử dụng ngân sách, thuế, ngân hàng, hải quan, xuất nhập khẩu, tư pháp,
giáo dục, y tế, thực hiện chính sách xã hội trong quản lý hành chính, công tác xã
hội..

Theo khảo sát của The World Bank

Trong cuộc điều tra năm 2005, Ban Nội chính Trung ương công bố danh sách liệt
kê 10 cơ quan tham nhũng phổ biến nhất Việt Nam. Trong đó ba cơ quan dẫn đầu
là:

 Địa chính nhà đất,


 Hải quan/quản lý xuất nhập khẩu
 Cảnh sát giao thông.
Theo khảo sát của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Cảnh sát về ảnh hưởng của tham
nhũng đến công chúng, ba cơ quan/tổ chức dẫn đầu là:

16
 Công an
 Giáo dục
 Cán bộ, công chức

Ngoài ra trong số 10 cơ quan được "bầu chọn" có nhiều tham nhũng là cơ quan tài
chính, thuế; cơ quan quản lý và các đơn vị trong ngành xây dựng; cơ quan cấp
phép xây dựng; y tế; cơ quan kế hoạch đầu tư; cơ quan quản lý và các đơn vị trong
ngành giao thông; cảnh sát kinh tế

Theo khảo sát của The World Bank

17
Tham nhũng ở các lĩnh vực khác nhau của Việt Nam và một số nước

PLACE Public school Public ID, voter’s card, Utilitie Police court
hospital permit s

Myanmar

Pakistan

Thailand

Vietnam

Nguồn: Transparency International

18
Nguồn: The world Bank
19
2. THỰC TRẠNG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG Ở VN

Năm 2019, Việt Nam đạt 37/100 điểm, tăng 4 điểm so với năm 2018, đứng thứ
96/180 trên bảng xếp hạng toàn cầu. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam và Ma-
lay-xi-a là hai nước duy nhất có cải thiện được xem là đáng kể về điểm số CPI.

Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) – cơ quan đầu mối quốc gia của TI tại Việt
Nam cho rằng, việc tăng 4 điểm là một chỉ dấu cho thấy sự chuyển biến tích cực
trong công cuộc phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam trong năm vừa qua. Tuy
nhiên, xét trên thang điểm từ 0-100 của CPI, trong đó 0 thể hiện cảm nhận mức độ
tham nhũng cao nhất và 100 là mức độ tham nhũng thấp nhất, năm 2019 Việt
Nam vẫn nằm trong số hai phần ba các quốc gia trên thế giới có điểm dưới 50.
Điều này cho thấy tham nhũng trong khu vực công vẫn là vấn đề nghiêm trọng ở
Việt Nam.

Tổ chức Hướng tới Minh bạch cho rằng, tiến bộ trong năm 2019 là kết quả của
những nỗ lực của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam trong việc hoàn thiện,
thực thi chính sách và pháp luật phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là việc tăng
cường điều tra, truy tố và xét xử một số vụ án tham nhũng lớn.

Nguồn: Tổ chức Minh bạch Quốc tế (2019)

20
3. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

Thứ nhất, đảm bảo thực thi hiệu quả các văn bản pháp luật về phòng, chống tham
nhũng, đặc biệt là Luật Phòng, chống Tham nhũng, Luật Tiếp cận Thông tin và Bộ
luật Hình sự, tập trung vào việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch
thông tin, trách nhiệm giải trình và liêm chính của đội ngũ cán bộ, công chức; xử
lý nghiêm khắc tội phạm tham nhũng.
Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức ngoài nhà nước và người dân tham
gia vào phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là có các cơ chế, biện pháp cụ thể để
khuyến khích vai trò phản biện, giám sát của báo chí và các tổ chức xã hội, bảo vệ
người tố cáo tham nhũng.
Thứ ba, ban hành các quy định để kiểm soát mối quan hệ giữa các chủ thể của khu
vực công và khu vực tư, ngăn ngừa những tác động không chính đáng của các công
ty lớn và nhóm lợi ích đối với các quyết định và chính sách của cơ quan nhà nước.

21

You might also like