You are on page 1of 3

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG LÊ THÁNH TÔN

Đường Lê Thánh Tôn là đường 1 chiều, chiều dài khoảng 2km, điểm bắt đầu
từ điểm giao với đường Tôn Đức Thắng và điểm kết thúc ở điểm giao với đường
Phạm Hồng Thái, lộ giới 20m.

1. Vị trí: đường Lê Thánh Tôn nằm trên địa bà các phường Bến Nghé và Bến
Thành quận I, bắt đầu từ đường Tôn Đức Thắng đến ngã sáu Sài Gòn, qua các ngã
ba Ngô Văn Năm bên trái, Chu Mạnh Trinh bên phải, ngã tư Thái Văn Lung, ngã
ba Thi Sách bên trái, các ngã tư Hai Bà Trưng, Đồng Khởi, ngã ba Nguyễn Huệ
bên trái, các ngã tư Pasteur, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Trung Trực, các ngã ba
Phan Châu Trinh bên trái, Thủ Khoa Huân bên phải, Phan Bội Châu bên trái, ngã
tư Trương Định, ngã ba Lê Anh Xuân bên trái. Đường này lưu thông theo hướng 1
chiều theo hướng lên ngã sáu.
2. Lịch sử: đường này thuộc loại xưa nhất vùng Sài Gòn, thời Pháp thuộc lúc
đầu mang số 15. Từ ngày 1-2-1865, chia làm ba đường nối đuôi nhau. Đó là đườg
Sainte Enfance, Isbelle I và Palanca. Năm 1870, hai đoạn đầu nhập làm một đổi tên
là đườn Espagne. Còn đoạn đường từ Đồng Khởi đến ngã sáu, ngày 22-11-1947,
chính phủ Nam Kỳ quốc đổi là đường Lê Lợi. Từ ngày 22-3-1955, chính quyền Sài
Gòn nhập hai đường Espagne và Lê Lợi làm một đặt tên đường Lê Thánh Tôn cho
đến nay. Khi nhập hai đường làm một, chính quyền cho điều chỉnh ngay số nhà,
nên không có tình trạng trùng số.
Các công trình tiêu biểu các giai đoạn lịch sử :

1. Dinh Thượng Thơ (1860)


2. Khách sạn Continental Saigon (1878)
3. Bảo tàng TP. HCM (1885)
4. Tòa Đô Chánh (1898)
5. Chợ Bến Thành (1912)
6. Vườn Chi Lăng (1924)
7. Rex Hotel (1927)
8. Chùa Bà Ấn (1958)
9. Viện trao đổi văn hóa Pháp Idecaf (1960)
10.Thư viện khoa học tổng hợp (1968)
11.Parkson (2005)
12.Sài Gòn Sky Garden (2006)
13.The Lancaster Saigon (2006)
14.Vincom (2010)

GIÁ TRỊ LỊCH SỬ ĐƯỜNG LÊ THÁNH TÔN


- Đường Lê Thánh Tôn hiện hữu nhiều công trình kiến trúc xưa có giá trị lịch
sử.
- Sự phát triển và đổi thay của đường Lê Thánh Tôn phản ánh một cách rõ
ràng và khắc họa bởi sự thay đổi, chuyển mình của một “Hòn Ngọc Viễn Đông”,
của một Sài Gòn trên 320 tuổi (1698 – 2020)
- Hiện nay, có hơn 300 hộ gia đình người Nhật sinh sống quanh khu vực
đường Lê Thánh Tôn. Đa số họ đều có công việc làm ổn định. Chỉ trên đường ngắn
với nhiều khúc cắt ngang mà có đến hàng chục nhà hàng lớn nhỏ phục vụ những
món ăn đặc trưng của Nhật Bản. Vì thế, đường Lê Thánh Tôn cùng với đường Thái
Văn Lung được mệnh danh là “Little Japan” giữa lòng Sài Gòn.
-

You might also like