You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM

BỘ MÔN: QUỐC PHÒNG AN NINH


BÀI THU HOẠCH VỀ ĐỀN TƯỞNG NIỆM BẾN NỌC
Giáo viên: Nguyễn Hồng Nam
Nhóm 3 - tiểu đội 9:
1. Nguyễn Thị Minh Thư - 19131135
2. Nguyễn Ngọc Quế Trân - 19150097
3.

1.TÍNH LỊCH SỬ
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng bào, chiến sĩ Nam Bộ nói chung và Tp.
Hồ Chí Minh nói riêng đã chịu nhiều nỗi đau mất mát lớn. Trong đó có sự kiện trên 700
chiến sĩ, đồng bào cách mạng đã bị giặc Pháp sát hại vào năm 1946 - 1947 rồi ném xác
xuống cầu Bến Nọc ở Tp. Hồ Chí Minh. Năm 2009, Nhà nước đã cho xây dựng đền tưởng
niệm Bến Nọc ở đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

Một vài nét về đền Bến Nọc:

Đền nằm giữa một khuôn viên rộng lớn, có hồ sen thơm ngát và tượng đài các bà mẹ ôm
xác con, thể hiện tội ác của thực dân Pháp đã đàn áp, khủng bố, chặt đầu mổ bụng giết hại
cán bộ, chiến sỹ, đồng bào yêu nước.

Cổng chính của đền Bến Nọc được xây dựng theo phong cách cổng làng truyền thống của
Việt Nam, trên lợp ngói âm dương. Đền có bia căm thù, ghi lại tội ác của thực dân Pháp
cũng như chiến công của đội dân quân du kích địa phương đã phục kích đánh chìm 2 ghe
Pháp tiêu diệt 15 tên thực dân xâm lược để trả thù cho đồng bào, chiến sỹ đã bị chúng thảm
sát.
Đền chính tôn nghiêm và tĩnh mịch, có kiến trúc giống với các ngôi đền truyền thống. Phía
bên ngoài, bên bức tường của ngôi đền chính có bức phù điêu khắc họa những hình ảnh
đầy đau thương và xúc động của trận thảm sát ở cầu Bến Nọc. Ở đây cũng lưu giữ nhiều
hiện vật vốn là những dụng cụ thực dân Pháp dùng để tra tấn, giết hại đồng bào và chiến sĩ
năm xưa.
Nói đến đền bến Nọc không thể không nhắc đến bót Dây Thép, bởi chính nơi đây là trung
tâm tra tấn của thực dân Pháp với những nhục hình dã man như thời trung cổ như: dùng
đao chặt đầu, xuyên lòng bàn tay bằng dây kẽm gai, dùi sắt nung dỏ lụi vào bắp chân, múc
nước xà phòng đổ vào miệng, bắn giết bừa bãi đồng bào, chiến sỹ dưới sự chỉ huy của tên
quan hai người Pháp là Pirolet với mục đích răn đe, đàn áp cốt dập tắt các phong trào đấu
tranh yêu nước của ta.

2. Ý NGHĨA

Đền được xây dựng để tưởng niệm 700 người chiến sĩ đã hi sinh dưới tay giặc, để vinh
danh sự cao cả cũng như ghi nhớ nỗi đau của một người lính, của những người đã nằm
xuống. Đồng thời nhắc nhở thế hệ trẻ về lịch sử hào hùng của dân tộc, sự hy sinh của đồng
bào, chiến sỹ cách mạng đã ngã xuống cho đất nước hòa bình hôm nay, nhớ đến những
người Mẹ Việt Nam anh hùng.

3. CẢM NHẬN

You might also like