You are on page 1of 8

PHẦN I: TƯ DUY TỔNG QUAN VỀ LẬP BCTC

1. Chính sách chế độ kế toán hướng dẫn lập BCTC


Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 Hướng dẫn chế độ kế toán trong DN nhỏ và vừa.(thỏa
mãn một trong hai điều kiện: Vốn điều lệ dưới 10 tỷ hoặc CBNV dưới 300 người) thì Áp dụng Mẫu
BCTC Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016

Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2015 Hướng dẫn chế độ kế toán trong doanh


nghiệp lớn ((Thỏa cả hai điều kiện: Vốn liều lệ trên 10 tỷ và CBNV trên 300 người) . Doanh nghiệp
nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200
nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất quán trong năm
tài chính. Trường hợp chuyển đổi trở lại áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo
Thông tư 133/2016/TT-BTC thì phải thực hiện từ đầu năm tài chính và phải thông báo lại cho cơ
quan Thuế.
Luật quản lý thuế hướng dẫn về thời hạn lập và nộp BCTC hàng năm. Theo đó, kết thúc năm
tài chính các doanh nghiệp phải lập 01 BCTC và nộp cho cơ quan thuế muộn nhất là ngày thứ 90 kể
ngày kết thúc năm tài chính. Trường hợp DN mới được thành lập trong quý 4 thì được gộp số liệu
vào BCTC của năm liền kề. Một năm tài chính không quá 15 tháng. Trước thời hạn có Quyết định
thanh tra, kiểm tra 15 ngày, nếu DN phát hiện có sai sót trên BCTC đã nộp thì DN được nộp lại
BCTC. Trường hợp trong kỳ không phát sinh hoạt động mua, bán hoặc trong thời kỳ đang xây dựng
nhà xưởng chưa có doanh thu thì vẫn phải lập BCTC theo quy định. Trong thời gian DN tạm ngừng
hoạt động thì không phải lập BCTC, không phải nộp tờ khai thuế.
Về mặt quản trị nội bộ, tại một số đơn vị Ban giám đốc có thể yêu cầu kế toán lập BCTC
theo quý hoặc Công ty có chứng khoán niêm yết trên sàn phải nộp BCTC giữa kỳ cho sở giao dịch
chứng khoán.
Việc áp dụng đúng các quy định về lập và nộp BCTC là yêu cầu bắt buộc hàng năm mà mọi
DN phải chấp hành và kèm theo là hệ thống sổ sách kế toán để diễn giải chi tiết các số liệu trên
BCTC. Các DN không chấp hành sẽ bị phạt hành chính, bị khóa mã số thuế.

2. Các vấn đề khiến cho kế toán bị thất bại khi lập BCTC
và DN bị truy thu thuế vượt sức tưởng tượng
Bản BCTC là một tuyên bố về số liệu tài chính được tổng hợp từ các sổ sách kế toán và tài
khoản liên quan. Mặt khác việc ghi nhận nghĩa vụ nộp thuế cũng phải tuân theo những quy định của
pháp luật về thuế. Do vậy, không nên thay đổi dễ dãi các số liệu đã báo cáo, các số liệu đưa ra cần sự
chắc chắn về căn cứ hạch toán và có thể lý giải được. Tuy nhiên, nhiều kế toán thiếu kinh nghiệm
khi lập BCTC lại không lường hết được các rủi ro về thuế vì các nguyên nhân sau:
+ Là doanh nghiệp dịch vụ không có hàng tồn kho nhưng VAT chưa khấu trừ lớn (Dư nợ TK133)
+ Là doanh nghiệp TM, SX có số dư TK133 lớn không tương xứng với hàng tồn kho
+ Là doanh nghiệp có số dư tiền mặt lớn và số vốn vay lớn (cả vay Ngắn hạn và dài hạn), trả lãi vay
+ Hàng tồn kho trên sổ sách lớn hơn nhiều so với hàng tồn kho thực, so với nguồn vốn KD
+ Là doanh nghiệp có dư nợ phải thu nhỏ, nợ phải trả lớn hơn 2 lần vốn điều lệ
+ Là doanh nghiệp DV, Xây dựng xác định doanh thu không đúng thời điểm so với ngày ký BB
1
nghiệm thu.
+ Là doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thấp, Doanh thu lớn nhưng lỗ kéo dài nhiều năm.
+ Là doanh nghiệp có tổng chi phí nhân công chiếm trên 60% tổng chi phí của cả năm
+ Là doanh nghiệp lập BCTC không đúng với nguyên lý kế toán, thiếu mẫu biểu, tính sai thuế
+ Là doanh nghiệp có nhiều chi phí chờ phân bổ, HÀNG TỒN KHO, chi phí dở dang lớn nhưng
không có doanh thu hoặc doanh thu không tương ứng
+ chi phí bao bì vượt quá số lượng hàng xuất bán trong kỳ.
+ Số dư có TK131, dư có TK331 lớn nhưng không có BB đối chiếu công nợ, vay nợ 341 và trả lãi
vay TK635
+ Bị nhấc doanh thu do bán ra quá nhiều mức giá đối với cùng 1 mặt hàng ở cùng thời điểm cùng thị
trường.
+ Xác định giá vốn không có định mức
+ Chuyển lỗ sai quy định
+ Xem Báo cáo bán hàng thấy quá nhiều mã hàng bán lỗ (Giá bán < Giá vốn)
3. Làm thế nào để nghĩa vụ nộp thuế trình bày trên BCTC không bị sai lệch quá lớn so với
thực tế tại các kỳ thanh tra, quyết toán.
Để việc nộp thuế thực tế tại các kỳ thanh tra, kiểm tra không vượt quá tầm kiểm soát của DN,
không quá lớn so với số liệu đã báo cáo đòi hỏi kế toán và chủ doanh nghiệp phải nắm vững những
quy định cơ bản về cách xác định doanh thu, chi phí, có đầy đủ các hồ sơ mua, bán để tạo căn cứ tính
thuế vững chắc. Mặt khác, tự mình phải ước lượng được những điểm yếu và khả năng bị tăng số thuế
phải nộp để có sự chuẩn bị ngân sách phục vụ quyết toán thuế. Khoản ngân sách này cần trích lập
hàng năm giống như một khoản dự phòng tài chính.
Vấn đề lập hóa đơn GTGT ghi nhận doanh thu cần làm chặt 3 nội dung: Thời điểm xuất hóa
đơn phải phù hợp với thời điểm xuất hàng hoặc thời điểm ký Biên bản nghiệm thu, đơn giá bán ghi
trên hóa đơn phải cao hơn giá mua vào, % thuế suất GTGT đúng quy định
Vấn đề hóa đơn đầu vào cần quan tâm đến các nội dung: Lựa chọn nhà cung cấp có uy tín để
đảm bảo sự an toàn cho nguồn cung hàng hóa và tính hợp pháp của hóa đơn đầu vào. Hàng hóa dịch
vụ mua vào phải liên quan đến HH, DV bán ra cả về mặt số lượng và đơn giá; có hợp đồng và chứng
từ thanh toán đầy đủ.Trong một số trường hợp thanh toán quá hạn, cần có BB đối chiếu công nợ và
gia hạn thanh toán.
Vấn đề xác định chi phí được trừ: ngoài việc có đầy đủ hóa đơn chứng từ còn phụ thuộc vào
kỹ năng phân bổ, hạch toán và căn cứ tập hợp chi phí phù hợp với doanh thu tương ứng.
Đặt giả định một số khoản chi phí không chắc chắn về mặt hồ sơ và căn cứ hạch toán sẽ bị
loại trừ 100% để lập dự toán ngân sách cho việc nộp thuế.Ngoài ra, chuẩn bị sự giải thích về đặc thù
kinh doanh của DN để cơ quan thuế hiểu thêm về thực trạng hoạt động và chia sẻ khó khăn với DN.
Như vậy sẽ giúp DN thu hẹp khoảng cách nộp thuế thực tế với số liệu báo cáo.
4. Phương hướng trình bày BCTC trong một số mục đích cụ thể
Về nguyên tắc, Báo cáo tài chính phải phản ánh trung thực các hoạt động thu chi, sự tăng
giảm tài sản và nguồn vốn của DN. Ngoài việc nộp BCTC cho cơ quan thuế hàng năm theo quy
định, DN đôi khi có nhu cầu đi dự thầu, vay vốn ngân hàng hoặc chào bán cổ phần thì cũng phải gửi
cho đối tác bộ BCTC. Tuy nhiên mỗi đối tác khác nhau họ lại quan tâm đến một số khía cạnh khác
nhau.
Đối tác Nội dung quan tâm
Ngân hàng Tỷ lệ tăng trưởng DT, LN, vòng quay vốn, vòng
quay hàng tồn kho, tỷ lệ vốn tự có, hệ số nợ
Hội đồng chấm thầu BCTC có lãi, cơ cấu tài sản, năng lực tài chính
Đối tác mua cổ phần Tỷ suất LN/DT, Tình hình nợ thuế và các nhà
2
cung cấp, khả năng trả nợ, tài sản hiện có
Hội đồng quản trị Kết quả KD, khả năng TT, cơ cấu tài sản và vốn

5. Làm sao để khắc phục sự suy giảm niềm tin vào số liệu BCTC
+ Không nộp lại BCTC nhiều lần
+ Các số dư tài khoản phải phù hợp với thực tế đặc biệt là TK hàng hóa vật tư và tiền mặt
+ Số liệu về Doanh thu, VAT đầu ra, VAT đầu vào giữa SKT, BCTC, và tờ khai VAT khớp nhau.
+ Có Biên bản đối chiếu số dư công nợ phải thu, phải trả
+ Các hóa đơn chi phí đầu vào có đầy đủ hợp đồng và chứng từ thanh toán
+ Các hoạt động có quy trình thực hiện thì cần có đầy đủ hồ sơ thể hiện đường dẫn

PHẦN 2: HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH

BỘ BÁO CÁO TÀI CHÍNH GỒM:


1. Bảng cân đối tài khoản
2. Bảng Cân đối kế toán ( có mã vạch)
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Có mã vạch)
4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Có mã vạch)
5. Thuyết minh báo cáo tài chính

Nộp cùng với:


Tờ khai tự quyết toán thuế TNDN
Tờ khai đăng ký chuyển lỗ (Có mã vạch – nếu có)
Tờ khai quyết toán thuế TNCN
Các mẫu biểu này đã có sẵn trên phần mềm HTKK thuế phiên bản mới nhất. Kế toán có
nhiệm vụ lắp số liệu vào các chỉ tiêu trên biểu mẫu và hoàn thiện BCTC rồi nộp qua mạng

IV. Trình tự lập báo cáo tài chính

Bước 1: Chuẩn bị lập BCTC


Sau khi kế toán đã cập nhật xong các hoá đơn mua vào, bán ra, chứng từ ngân hàng, chứng từ
nộp thuế, chứng từ thanh toán lương, các bút toán phân bổ chi phí trả trước, khấu hao TSCĐ, CCDC,
tính giá vốn cho hàng xuất kho.
Thực hiện rà soát lại các thủ tục liên quan đến việc bảo vệ chi phí để có kế hoạch bổ sung.
VD: Hợp đồng, Phụ Lục Hợp đồng, Thanh Lý, Hợp đồng lao động, Định mức, Giấy đi đường, Biên
bản ghi nhớ, Biên bản đối chiếu công nợ, Thư xác nhận.
Thực hiện kiểm tra về hàng tồn kho: âm kho, âm kho thời điểm, giá vốn > DT; hết hàng
nhưng vẫn dư số tiền trên sổ Nhập-Xuất-Tồn kho
Thực hiện kiểm tra về quỹ: Âm quỹ, âm quỹ thời điểm
Thực hiện kiểm tra về công nợ (Phải thu, phải trả): Nếu khoản công nợ nào thực sự đã hết nợ
thì phải tìm hiểu để xử lý về 0; Nếu khoản nào luỹ kế trên sổ tư kỳ này qua kỳ khác thì phải xác định
lại tuổi nợ và bổ xung biên bản đối chiếu công nợ. Gia hạn thanh toán…
Thực hiện rà soát lại chi phí quản lý xem có khoản nào cần thiết phải phân bổ lại để đảm bảo
sự an toàn cho chi phí quản lý.
Thực hiện chạy lại giá vốn để đảm bảo rằng mọi hàng hoá xuất ra đã xuất hiện giá vốn.
Bước 2: Lập Báo cáo tài chính
Lập bảng cân đối tài khoản (hoặc xem BảngCĐTK trên phần mềm kế toán)
3
Đối chiếu lại TK133. 3331, 511 với tờ khai thuế hàng tháng, quý để đảm bảo sự khớp số liệu
giữa tờ khai VAT, BCTC và Sổ kế toán.
+ Chốt số BHXH phải nộp, đã nộp khớp giữa Bảng lương và Bản Đối chiếu với cơ quan
BHXH.
+ Rà soát kỹ dòng tiền qua các TK131,331,112,341 lưu ý thêm về tồn quỹ tiền mặt
+ Đối chiếu số liệu giữa sổ cái TK152,155,156 với bảng N-X-T152,155,156 và xử lý âm kho
thời điểm.
+ Xem lại bảng tính khấu hao TSCĐ và Bảng Phân bổ CCDC, CP trả trước (TK242)
Quan sát số phát sinh, số dư các tài khoản trên bảng để đảm bảo rằng số dư nằm đúng chỗ và
số dư có ý nghĩa.
+ Các chi phí phát sinh trong năm nào thì hạch toán vào năm đó (có thể khai VAT sau nếu bị
quên)
Thực hiện tính thuế TNDN và hạch toán bút toán tính thuế, tổng số thuế TNDN phải nộp cả
năm không vượt quá 20% số đã tạm tính của 4 quý.
Tính thuế TNDN phải nộp: Nợ TK821/Có TK3334: Tổng số thuế TNDN phải nộp
Kết chuyển TK821 sang TK911: Nợ TK911/ Có TK821
Chốt lại Bảng cân đối số phát sinh lần cuối cùng, khoá sổ kế toán
Lưu ý sử dụng đúng phần mềm hỗ trợ kê khai thuế. Cập nhật phiên bản mới nhất
VD: để nộp BCTC năm 2016 sử dụng PM HTKK 3.4.1
Tại thời điểm này, thông báo cho các nhà cung cấp mà trả hoá đơn GTGT muộn sẽ là hoá đơn không
hợp lệ và sẽ từ chối thanh toán.
Lập Bảng Cân Đối Kế toán (Lấy mẫu biểu minh họa)
+ Gồm 02 phần: Tài sản và Nguồn vốn. Sau khi nhập các số liệu vào bảng cân đối kế toán thì Tổng
giá trị bên Tài sản = Tổng giá trị bên Nguồn vốn (là đúng)
+ Lấy số liệu cột Số dư đầu kỳ trên BCĐTK điền vào Cột Số đầu năm trên BCĐKT
+ Lấy số liệu cột Số dư cuối kỳ trên BCĐTK điền vào Cột Số cuối năm trên BCĐKT
Trong đó:
Dòng chỉ tiêu Tiền và các khoản tương đương tiền: = TM+ TGNH + Tạm ứng
Dòng chỉ tiêu Hàng tồn kho: = Tồn NVL + Tồn TP+ Tồn HH + Tồn CP SXKD DD
Dòng Hao mòn luỹ kế: Ghi số âm (lấy số dư từ TK 214 trên Bảng CĐTK)
Nếu Bảng cân đối tài khoản cân => Bảng cân đối kế toán sẽ cân.
Lập Báo cáo Kết quả kinh doanh (lấy mẫu biểu minh họa)
Lấy số liệu về chỉ tiêu doanh thu (TK511), Chỉ tiêu giảm trừ doanh thu (TK521)
Chỉ tiêu giá vốn (TK632); Chỉ tiêu TN HĐTC (TK515); Chỉ tiêu chi phí tài chính (TK635); Chi tiêu
chi phí bán hàng (TK641 hoặc TK642.1); Chỉ tiêu chi phí quản lý (TK642.2); Chỉ tiêu chi phí khác
(TK811); Chỉ tiêu Thu nhập khác (TK711); chỉ tiêu chi phí thuế TNDN hiện hành (TK821)
Lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo Phương pháp trực tiếp
Chỉ lấy số liệu liên quan đến tiền mặt tại 2 tài khoản 111 và 112 mà đối ứng với các tài khoản tương
ứng các chỉ tiêu trên Báo cáo mẫu. số tiền chi ra ghi số âm
Dòng chỉ tiêu “tiền và khoản tương đương tiền đầu kỳ, cuối kỳ” khớp với bảng cân đối kế toán ở
dòng chỉ tiêu tương ứng (Lấy mẫu biểu minh họa)
Thuyết Minh Báo cáo tài chính(lấy mẫu biểu minh họa)
+ Phải tuyên bố được một số phương pháp tính toán các chỉ tiêu cơ bản như: hàng tồn kho, khấu hao
tài sản cố định, tính chênh lệch tỷ giá…
+ Phải trình bày được đặc điểm kinh doanh và tình hình kinh doanh tại thời điểm lập BCTC
+ Phải phân tích được một số chỉ tiêu cơ bản: công nợ, phải thu, phải trả, tăng trương doanh thu, lợi
nhuận.
4
+ Thực hiện khai báo các thông tin theo mẫu TMBCTC. Một số chỉ tiêu cần giải thích sự tăng giảm
hoặc trình bày chi tiết tình hình tài chính, chính sách áp dụng…để người đọc hiểu thêm về tình hình
tài chính.
(Thực hành trên mẫu BCTC cho sẵn)
PHẦN II: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ý nghĩa phân tích các chỉ tiêu kinh tế


1, Lợi nhuận sau thuế /DThu (P/ánh 1 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận) Đạt
dưới 6% là yếu kém; đạt từ 7% - 10% là Trung bình, khá, đạt trên 10% là tốt và rất tốt

2, Vốn cố định bình quân/Doanh thu (P/ánh bao nhiêu đồng VCĐ tạo ra 1đ doanh thu)
Nếu tỷ trọng này càng lớn thì chứng tỏ việc sử dụng VCĐ của công ty chưa hiệu quả
3, Dthu thuần/Nguyên giá TSCĐ bquân (Phản ánh 1đ TSCĐ tạo ra bao nhiêu đồng DT)
Tỷ trọng này càng cao càng tốt, phản ánh năng lực quản lý và sử dụng TSCĐ tối ưu.
4, Số khấu hao lũy kế/Ng.giá TSCĐ (phản ánh mức độ hao mòn và tốc độ thu hồi vốn cố định).
Nếu tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ năng lực máy móc thiết bị hiện tại của DN kém do đã cũ và chưa
được đầu tư mới.
5, Nguyên giá TSCĐ bquân/Số CNSX Trực tiếp (P/á giá trị TSCĐ trang bị cho 1 công nhân) Tỷ lệ
này cao thì chứng tỏ quy mô và tính hiện đại về máy móc thiết bị của DN
6, Nguyên giá TSCĐ từng nhóm / Tổng giá trị TSCĐ (P/á cơ cấu TSCĐ trong DN)
Tuỳ theo kết quả kinh doanh để nhận xét về tính hợp lý của cơ cấu tài sản cố định trong DN
7, Tổng tài sản lưu động/Nợ phải trả (P/á khả năng thanh toán nhanh hay chậm)
Nếu kết quả > 1 => DN có Khả năng thanh toán nhanh, tốt
Nếu kết quả = 1 => DN có khả năng thanh toán nhanh
Nếu kết quả < 1 => DN không có khả năng thanh toán nhanh, có thể mất khả năng TT
Có chuyên gia cho rằng nếu kết quả nằm trong khoảng (0.5 – 1) là có thể chấp nhận được.
8, Tổng nợ phải thu/Nợ phải trả (P/á sự cân đối về tài chính và chiếm dụng)
Nếu kết quả > 1 => DN đang bị chiếm dụng vốn, mất cân đối tài chính, giảm khả năng TT nhanh.
Cần đề phòng nợ khó đòi
Nếu kết quả = 1 => DN cân đối được về tài chính
Nếu kết quả < 1 => DN cân đối tài chính, đề phòng mất khả năng thanh toán

9, Tỷ số nợ = Tổng nợ phải trả/Nguồn vốn KD (P/á tình trạng tài chính và sở hữu vốn)
Nếu kết quả > 1 => DN lệ thuộc nguồn vốn ngoài, đang trong tình trạng nợ nần
Nếu kết quả = 1 => DN cân đối tài chính
Nếu kết quả < 1 => DN không lệ thuộc nguồn vốn ngoài.
Trong nhiều trường hợp: tỷ số nợ cao của doanh nghiệp càng có lợi rõ rệt vì khi đó họ chỉ bỏ
ra một lượng nhỏ vốn nhưng lại sử dụng được lượng tài sản lớn, lợi nhuận được khuyếch đại. Đó là
trường hợp lãi suất kinh doanh lớn hơn lãi suất vay mượn.
10, Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ: = (Nguồn vốn chủ sở hữu) / (TSCĐ và đầu tư dài hạn)
Dùng để nghiên cứu mức độ trang bị tài sản cố định bằng nguồn vốn của chủ sở hữu như thế
nào. Điều đó cũng cho phép đánh giá về sự an toàn về tài chính khi đầu tư mua sắm TSCĐ. Một
doanh nghiệp có tình hình tài chính vững mạnh thì tỷ suất này thường lớn hơn 1. Một trong những
nguyên tắc quản lý là dùng nguồn dài hạn để tài trợ cho các tài sản sử dụng dài hạn, và do đó sẽ rất
5
mạo hiểm khi phải đi vay ngắn hạn để mua sắm tài sản cố định

11, Tốc độ luân chuyển vốn lưu động (L): nếu càng nhanh thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Qua
đó xác định được nhu cầu vốn lưu động thực tế cần cho dự án kinh doanh
L = (Tổng DT – Các khoản thuế gián thu) / Vốn Lưu động bình quân
12, Vòng quay của vốn (K) = 360/L (P/ánh khả năng thu hồi vốn nhanh hay chậm)
Nhu cầu vốn thực tế = Tổng chi phí SXKD/K = Vốn tự có + Vốn vay
Chỉ tiêu này giúp cho Ngân hàng xác định số vốn hợp lý có thể cho DN vay. Thông thường không
quá 70% số nhu cầu vốn thực tế.
13, Số vòng quay hàng tồn kho = (giá vốn hàng xuất bán) / (Số dư bquân hàng TK)
Số dư bình quân hàng tồn kho = [Hàng tồn kho (đầu kỳ+ cuối kỳ)] / 2
Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ hàng tồn kho quay được mấy vòng (lần). Chỉ tiêu
này càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, số ngày hàng lưu trong kho
càng giảm và hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao và ngược lại.
Số ngày hàng lưu kho = (Số ngày trong kỳ) / (Số vòng quay hàng tồn kho)
14, Số vòng quay các khoản phải thu = (DT thuần) / (Số dư bq các khoản phải thu)
Số dư bq các khoản phải thu = [Số dư các khoản phải thu (đầu kỳ+cuối kỳ)] / 2
Chỉ tiêu này cho biết tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt.Chỉ tiêu này càng lớn
chứng tỏ tiền thu được về quỹ càng nhanh, kỳ thu tiền càng ngắn và ngược lại.
Kỳ thu tiền bình quân = (Sốngày trong kỳ) / (Số vòng quay các khoản phải thu)

15, (Giá vốn hàng bán)/(Doanh thu thuần) x 100%


Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số doanh thu được, giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu % hay cứ
100 đồng doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán.
Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt
và ngược lại.
16. Tỷ lệ chi phí bán hàng / doanh thu thuần x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra bao
nhiêu đồng chi phí bán hàng.Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ công tác bán hàng càng có hiệu quả và
ngược lại.
17. Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu thuần x 100%
Chỉtiêu này cho biết đã thu được 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải chi bao nhiêu
chi phí quản lý.Tỉ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả
quản lý càng cao và ngược lại.
18, Tốc độ tăng trưởng DT = (DT năm nay – DT năm trước)/DT năm trước x 100%
Chỉ tiêu này Phản ánh tốc độ tăng trưởng doanh thu năm sau so với năm trước. nếu nằm trong
khoảng (15% - 25%) được đánh giá là tốt
19, Tốc độ tăng trưởng LN = (LN năm nay – LN năm trước)/LN năm trước x 100%
Chỉ tiêu này Phản ánh tốc độ tăng trưởng doanh thu năm sau so với năm trước. nếu nằm trong
khoảng (10% - 15%) được đánh giá là tốt

6
PHỤ LỤC 2: BA NHÓM CHỈ TIÊU DÙNG ĐỂ PHÂN TÍCH MỘT BCTC

PHÂN TÍCH NHÓM CHỈ TIÊU HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN


Chỉ tiêu Công thức Đánh giá tốt

giá vốn hàng xuất bán / (Số


Vòng quay HTK dư bquân hàng TK) >12 vòng
Số ngày của 1 vòng quay 360/ Số vòng quay <30 ngày
Phải thu trong kỳ/ Phải thu
Vòng quay các khoản phải thu bình quân <1
Doanh Thu thuần /Vốn lưu
Vòng Quay vốn lưu động động bình quân 8 vòng
Số ngày của 1 vòng quay VLĐ 360/Vòng quay VLD <45 ngày
Doanh Thu thuần /Vốn cố định
Hiệu suất sử dụng vốn cố định bình quân >3 là tốt

PHÂN TÍCH NHÓM CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

Chỉ tiêu Công thức Đánh giá tốt


Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu
Tỷ suất LN/DT thuần >10%
Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) LN trước thuế và Lãi vay /
Rate On Asses Tổng tài sản bình quân 15-27%
Tỷ suất sinh lợi của vốn (ROI) LN trước thuế /nguồn vốn >LS cho vay của
Rate on Income kinh doanh NH
Tỷ suất sinh lợi của vốn Cổ 7 LN sau thuế /Nguồn vốn kinh > 2 lần LS gửi Ngân
phần(ROE) - Rate On Equity doanh hàng
(LN năm nay - LN năm
Tăng trưởng lợi nhuận trước)/LN năm trước 12% - 25%
(DT Năm nay - DT năm
Tăng trưởng doanh thu trước)/DT năm trước 17% - 25%
PHÂN TÍCH NHÓM CHỈ SỐ CƠ CẤU TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN
Chỉ tiêu Công thức Đánh giá tốt

Hệ số nợ (cơ cấu vốn) Nợ phải trả/NVKD > 1/2 bị lệ thuộc


Nguồn vốn CSH/Tổng nguồn
Tỷ suất tài trợ vốn vốn <1/2 là yếu
Cơ cấu tài sản ngắn hạn >1/2 Có khả năng TT
(ko bao gồm HÀNG TỒN KHO) TS ngắn hạn/Tổng tài sản nhanh

Cơ cấu tài sản dài hạn TS dài hạn/Tổng tài sản >/21 N. lực TS tốt
Tổng hao mòn/Nguyên giá
Năng lực TSCĐ hiện tại TSCĐ <1/3 là tốt

CÁCH LẤY SỐ LIỆU TỪ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


Nội dung Mã hiệu trên bảng CĐKT
Số dư bquân hàng Tồn kho Chỉ tiêu 140

= (Tồn ĐK+ Tồn CK)/2


Phải thu bình quân = Chỉ tiêu 130

(Phải thu ĐK + Phải thu CK)/2


VLĐ bq = (VLĐ đk + VLĐck)/2 Chỉ tiêu 100
VCĐ bq = (VCĐ đk + VCĐck)/2 Chỉ tiêu 200
Tổng TS bq = (TS đk + TS ck)/2 Chỉ tiêu 250
Nợ phải trả Chỉ tiêu 300
Nguồn vốn kinh doanh Chỉ tiêu 400
Tổng NVKD Chỉ tiêu 440

You might also like