You are on page 1of 4

BÁO CÁO KHẢO SÁT NGƯỜI DÂN TP.

HCM

1. Hình thức, số lượng mẫu khảo sát:


1.1 Hình thức: Form online.
1.2 Số lượng mẫu khảo sát: 39.
2. Vài nét về mục đích và đối tượng khảo sát:
2.1 Mục đích:
Nghiên cứu sâu về thực trạng việc phân loại rác thải tại TP.HCM và các nguyên
nhân dẫn đến vấn đề xã hội team đã có được.
2.2 Đối tượng khảo sát:
Người dân trên địa bàn TP.HCM, thông qua các group dân cư các quận trên
Facebook.
3. Tóm tắt các thông tin thu được:
- 51.3% người dân chưa từng phân loại rác, 28.2% đã từng phân loại nhưng đã
ngừng, 20.5% đang thực hiện phân loại.
- Với nhóm đối tượng đang thực hiện phân loại rác tại nhà (20.5%):
+ 62.5% cho rằng chính quyền địa phương không triển khai việc phân loại.
+ 37.5% được chính quyền triển khai việc phân loại rác, với những nội
dung về cách phân loại, tác động tiêu cực của việc không phân loại rác
và lợi ích của việc phân loại cho môi trường.
+ Động lực cho việc phân loại chủ yếu là do quan tâm đến môi trường,
giảm mùi hôi và phân loại nhựa để tái chế.
● Lí do quan tâm đến môi trường là nhờ được giáo dục, tuyên truyền
về lợi ích của việc phân loại và thấy được tác động tiêu cực rác thải
không được phân loại, qua mạng xã hội và các workshop của các tổ
chức môi trường.
→ Đối với nhóm đối tượng này, đa phần đều tự tiến hành phân loại mà không được
chính quyền địa phương phổ biến về công tác phân loại, phân loại vì có những
nhận thức nhất định về môi trường qua việc được giáo dục, tuyên truyền về việc
phân loại rác, nhưng số này chiếm rất ít.
- Với nhóm đối tượng đã từng thực hiện phân loại rác (28.2%):
+ 54.5% cho rằng chính quyền địa phương không triển khai việc phân loại.
+ 45.5% đã được chính quyền triển khai về cách phân loại, tác động tiêu
cực của việc không phân loại rác và lợi ích của việc phân loại cho môi
trường.
+ Động lực của việc phân loại chủ yếu là do quan tâm đến môi trường:
● Lí do quan tâm đến môi trường là nhờ được giáo dục, tuyên
truyền về lợi ích của việc phân loại và thấy được tác động tiêu cực
rác thải không được phân loại, qua mạng xã hội, ti vi và các
workshop của các tổ chức môi trường.
+ Lí do lớn nhất họ dừng việc phân loại vì hệ thống thu gom, vận chuyển,
xử lý không đồng bộ.
→ Đối với nhóm đối tượng này, đa phần đều tự tiến hành phân loại mà không
được chính quyền địa phương phổ biến về công tác phân loại, phân loại vì có
những nhận thức nhất định về môi trường qua việc được giáo dục, tuyên truyền về
việc phân loại rác, nhưng số này chiếm rất ít. Lí do lớn nhất họ không tiến hành
phân loại nữa là vì sự không đồng bộ trong những khâu thu gom xử lý sau này,
khiến việc phân loại trở nên vô nghĩa.

- Với nhóm đối tượng chưa từng phân loại rác (51.3%):
+ Lí do lớn nhất không phân loại rác bởi vì không có thiết bị cho việc phân
loại, nghi ngờ khâu thu gom vận chuyển và không biết về phân loại rác.

4. Một số kết luận


Việc phân loại rác của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh còn hạn chế và
chưa đạt hiệu quả vì chưa được chính quyền địa phương triển khai hiệu quả;
khâu xử lý sau phân loại không được bảo đảm và do người dân chưa biết về
những lợi ích của việc phân loại rác thải; còn bộ phận chính quyền không triển
khai nhưng vẫn phân loại là do có nhận thức và quan tâm đến môi trường;
nguyên nhân cốt lõi dẫn đến vấn đề là do người dân không được tuyên truyền,
giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường và những ảnh hưởng tiêu cực của
việc không phân loại rác.

You might also like