You are on page 1of 71

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................................5
I. GIỚI THIỆU CHUNG..........................................................................................................................5
1. Thực trạng rác thải từ cây thanh long..................................................................................................5
2. Mô hình trồng thanh long tỉnh Bình Thuận.........................................................................................7
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................................................7
1. Thực trạng rác thải hữu cơ...................................................................................................................7
2. Các giải pháp xử lý rác thải hữu cơ....................................................................................................11
a. Phương pháp chôn lấp....................................................................................................................11
b. Phương pháp ủ sinh học.................................................................................................................11
c. Phương pháp sử dụng ấu trùng ruồi lính đen..................................................................................12
d. Phương pháp dùng giun xử lý rác..................................................................................................12
III. SƠ LƢỢC VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC ..............................14
1. Tình hình trong nước ........................................................................................................................14
a. Mô hình nuôi giun trong khay, chậu..............................................................................................14
b. Mô hình nuôi trên đồng ruộng có mái che.....................................................................................14
c. Mô hình nuôi trên đồng ruộng không có mái che..........................................................................14
d. Mô hình nuôi trong nhà quy mô công nghiệp và bán công nghiệp ..............................................15
2. Tình hình ở nước ngoài .....................................................................................................................15
a. Mô hình sử dụng thùng ủ và giun quế để sản xuất phân hữu cơ từ rác thải hữu cơ của gia đình
( thức ăn thừa, giấy,…).................................................................................................................................15
b. Mô hình nuôi giun tại khách sạn 5 sao Mount Nelson, Nam Phi ..................................................15
3. Khảo sát thực trạng mô hình nuôi giun quế ở tỉnh Bình Thuận.........................................................16
PHẦN NỘI DUNG .....................................................................................................................................20
IV. GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI................................................................................................................21
1. Tính toán cơ bản ................................................................................................................................21
2. Giải pháp kết cấu, kỹ thuật.................................................................................................................22
a. So sánh 2 phương án.......................................................................................................................22
b. Chi tiết ký thuật, thiết kế ...............................................................................................................24
3. Triển khai phương án ........................................................................................................................32
4. Nguyên lý hoạt động .........................................................................................................................37
5. Các thí nghiệm theo dõi, đánh giá .....................................................................................................39
6. Đánh giá các điểm nổi bật của ―Thùng rác sinh học‖ so với các mô hình……….............................46
7. Giải pháp mở rộng .............................................................................................................................48
a. Tìm hiểu mở rộng phạm vi ứng dụng ............................................................................................48
b. Tìm hiểu nguyên liệu sử dụng .......................................................................................................49
V. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH CỦA DỰ ÁN ................................................................................................50
A. VỀ MẶT SINH HỌC ....................................................................................................................50
1. Xử lý rác hữu cơ trước khi cho trùn ăn ..............................................................................................50
a. Phương pháp băm nhuyễn bằng tay ..............................................................................................50
b. Phương pháp băm nhuyễn bằng máy móc ...................................................................................50
2. Ủ hoai mục cơ bản .............................................................................................................................51
a. Phương pháp ủ hoai mục cơ bản....................................................................................................51
b. Điều kiện để trùn quế xử lý rác hữu cơ..........................................................................................51
3. Nghiên cứu sự hoai mục của rác hữu cơ thực vật...............................................................................52
4. Nghiên cứu về trùn quế.......................................................................................................................53
a. Đặc điểm sinh học trùn quế.............................................................................................................53
b. Giá trị kinh tế ..................................................................................................................................54
c. Giá trị ứng dụng...............................................................................................................................55
B. VỀ MẶT KINH TẾ .......................................................................................................................57
1. Bài toán nguồn vốn.............................................................................................................................57
2. Hiệu quả kinh tế .................................................................................................................................57
PHẦN KẾT LUẬN .....................................................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................................................65
PHỤ LỤC.....................................................................................................................................................66
3
HOLCIM PRIZE 2013

PHẦN MỞ ĐẦU

4
PHẦN MỞ ĐẦU
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Thực trạng rác thải từ cây thanh long
Rác thải hữu cơ nói chung, rác thải từ cây thanh
Hình 1. Dây
long nói riêng là vấn đề nan giải đối với các nhà
thanh long bị
quản lý môi trường ở nước ta. Lượng rác thải từ vứt ven kênh,
cây thanh long hằng ngày rất lớn, có thể đạt mức rạch gây ô
trung bình từ 1,0 đến 2,0kg rác/ngày/cây. nhiểm nguồn
nước, và làm
 Lƣợng rác thải từ cây thanh long chƣa lan truyền các
đƣợc xử lý rất lớn, để lâu sẽ có mùi hôi khó loại mầm bệnh
chịu, gây ô nhiễm môi trƣờng, và là nguyên
nhân lan truyền mầm bệnh cho cây trồng.

2. Mô hình trồng thanh long tỉnh Bình Thuận


Bình Thuận, một tỉnh nằm trong vùng duyên hải
cực Nam Trung Bộ, được xem là ―thủ phủ‖
thanh long của cả nước với diện tích gần
19.000ha (năm 2012). Sản lượng năm 2007 đạt
130.000 tấn, có khoảng 20% sản phẩm được
xuất khẩu (30.000 tấn).
• Là một trong những vùng khô hạn có đặc
điểm địa hóa cảnh quan độc đáo ở Việt Nam
• Tuy đất vùng Bình Thuận luôn tiềm ẩn nguy
cơ bị thoái hoá trong vùng khí hậu khắc
nghiệt, nhưng đất ở vùng khô nóng này cũng Hình 2. Mô hình trồng
có thể cải tạo, quy hoạch hợp lý để phát huy thanh long theo trụ ở Bình
những tiềm năng riêng mà các vùng khác ở Thuận
nước ta không có.

 Mô hình trồng thanh long hiện nay ở Bình


Thuận đa phần là theo trụ, với mật độ
khoảng 1000 – 1100 trụ / 1ha
 Giống thanh long đƣợc trồng phổ biến là
thanh long ruột trắng và thanh long ruột đỏ

5
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do thanh long trở thành cây thân thiết, gần gũi với người dân Bình Thuận

Trồng thanh long làm Thổ nhưỡng, khí hậu


cảnh, quả đẹp dùng để phù hợp với thanh long
thờ cúng tổ tiên

Nhu cầu buôn bán, xuất


Giá trị kinh tế của thanh
khẩu cao
long lớn

THANH LONG — cây trồng kinh tế chủ lực,


thân thiện, gần gũi với người dân Bình Thuận

6
PHẦN MỞ ĐẦU
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Thực trạng rác thải hữu cơ:
Một trong những yếu tố để cây thanh long đạt được tiểu chuẩn đó là khu vườn phải được vệ sinh sạch sẽ các
rác xung quanh để tránh chứa mầm bệnh gây hại cho cây thanh long. Tuy vậy, vấn nạn rác thải hữu cơ vẫn là
vấn đề nhức nhối vì chưa có hướng giải quyết cụ thể và ý thức người dân chưa cao. Các loại dây thanh long
bị người dân vứt tràn lan, gây mùi hôi khó chịu, đồng thời làm lan truyền nhiều mầm bệnh cho cây trồng.

Hình 3. Thân thanh long bị vứt tràn lan, cùng với rác thải sinh hoạt, gây mùi hôi thối

Một thực trạng nữa đó là người dân lạm


dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, thuốc
diệt cỏ cho vườn thanh long mà không
ý thức được tác hại mà nó mang lại.
Một bộ phận người dân vẫn còn mang
dây thanh long, cỏ đã được cắt bỏ vứt
xuống kênh rạch, xem dòng kênh là bãi
đổ rác

Trong 38/107 bệnh nhân


có tiền căn tiếp xúc với
thuốc trừ sâu, diệt cỏ thì
gần 100% bệnh nhân này
có tiền căn tiếp xúc hơn 1
năm.
(Nguồn: khảo sát 107
trường hợp điều trị tại
bệnh viện ung bướu tphcm
2009 -2010)
Biểu đồ: Tỷ lệ bệnh nhân theo thời gian tiếp xúc
với thuốc trừ sâu, thuốc cỏ.
(Nguồn: khảo sát 107 trường hợp điều trị tại bệnh viện
ung bướu tphcm 2009 -2010)

Hiện nay các mô hình xử lý rác thải hữu cơ cho vườn thanh long rất nhiều nhưng đòi hỏi
quy mô lớn, tính đồng bộ trong thực hiện và thường không mang lại giá trị kinh tế trực tiếp
cho người dân; chính vì thế đối với bà con nông dân thì những mô hình này chưa có tính
thuyết phục cao nên gần như chưa mấy ai ứng dụng trong trồng trọt và sản xuất.
7
PHẦN MỞ ĐẦU
Để xác định mục tiêu nghiên cứu phương pháp giải quyết dựa trên điều kiện ở Bình
Thuận , nhóm chúng em đã tiến hành khảo sát một số vấn đề của người dân nơi đây.
Dưới đây là mẫu phiếu điều tra:

8
PHẦN MỞ ĐẦU
VỊ TRÍ CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRỒNG THANH LONG NHÓM KHẢO SÁT

VỊ TRÍ
NHÀ BÁC
BÌNH

9
PHẦN MỞ ĐẦU

Kết quả khảo sát đáng chú ý


70% hộ để dây thanh long cắt bỏ tại gốc cây
76,7% hộ cho rằng việc xử lý dây thanh long bị cắt bỏ thành phân hữu cơ là cần thiết
73,3% hộ đánh giá phân hữu cơ là phân rất tốt đối với cây thanh long
83,3% hộ lấy phân hữu cơ từ cơ sở sản xuất, nhà phân phối
86,7% hộ sẵn sàng sử dụng mô hình nếu chi phí hợp lý
86,7% hộ chấp nhận đầu tư nếu mô hình đạt hiệu quả
26,7% hộ chấp nhận mức đầu tư ban đầu trên 15 triệu

Đánh giá chi phí phân bón đối với một hộ trồng thanh long:
Phân hữu cơ - phân chuồng (chủ yếu là phân bò) là thành phần phân quan trọng để bón cho cây
thanh long. Theo tiêu chuẩn VietGAP thì phân chuồng cần phải bón theo định kỳ 6 tháng
/lần và lượng phân bón vào là 15 -20kg/ lần/ trụ. Tuy vậy, theo khảo sát thực tế cho thấy, trung
bình cứ 10 hộ gia đình bón phân chuồng, thì có 7 hộ bón 2 lần/ năm và 3 hộ bón 1 lần/ năm và
lượng phân bón vào từ 10 – 25kg/lần/ trụ. Giá phân chuồng nằm trong khoảng 750.000 -800.000
vnd/ tấn và hằng năm người dân phải bỏ ra ít nhất là 30.000.000 vnd để bón cho 1000 cây thanh
long trong vườn. Đây là một con số không hề nhỏ! Một số hộ gia đình không đủ kinh phí mua
phân nên chỉ bón 1 lần/ năm, chấp nhận cây thanh long phát triển yếu hơn.
Bảng. Khảo sát chi phí phân chuồng hằng năm của 5 hộ trồng thanh long

Số lƣợng cây Số lần bón phân Khối lƣợng phân


thanh long chuồng hằng năm cho một năm (tấn) Chi phí (vnd)

700 2 15 - 20 11.250.000 – 16.000.000


1000 2 35 - 40 26.250.000 – 32.000.000

1200 2 36 - 42 27.000.000 – 33.600.000

800 1 7 - 10 5.250.000 – 8.000.000


900 1 9 - 11 6.750.000 – 8.800.000

Do đó, việc tạo ra một mô hình sản xuất phân hữu cơ tại nhà là yêu cầu cần thiết cho mọi
ngƣời dân, nó sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng cho từng hộ gia đình đã và sẽ trồng thanh
long

10
PHẦN MỞ ĐẦU

2. Các giải pháp xử lý rác thải hữu cơ:

a. Phƣơng pháp chôn lấp:

Nhƣợc:
Ƣu:
- Chiếm diện tích lớn
Công nghệ đơn giản, rẻ
- Không được sự đồng
tiền, thích hợp với nhiều
tình của người dân
loại rác thải
xung quanh
- Nguy cơ gây ô nhiễm
(đất, nước, không khí)
rất cao
- Chọn khu vực làm bãi
chữa rác đạt tiêu chuẩn
rất khó.

b. Phƣơng pháp ủ sinh học:

Ƣu: Nhƣợc:
- Làm ổn định chất thải: - Chất lượng phân ủ
trong quá trình ủ, chất thuộc rác thải đem ủ
thải chuyển sang trạng - Quá trình ủ làm mất
thái ổn định, khi carbon và nitơ
chuyển chúng vào đất - Quá trình ủ thường tạo
sẽ không gây ô nhiễm ra lượng nước ở đáy
- Ức chế và tiêu diệt các khối ủ và một lượng
mầm bệnh: trong quá khí thải cần phải xử lý
trình ủ 3-4 ngày, nhiệt làm tăng chi phí
độ đống ủ tăng lên 50-
60oC=> vi sinh vật bị
tiêu diệt
- Tăng dinh dưỡng cây
trồng: các chất tồn tại
dưới dạng hợp chất hữu
cơ khi tồn tại

11
PHẦN MỞ ĐẦU

c. Phƣơng pháp sử dụng ấu trùng ruồi lính đen:

Ƣu: Nhƣợc:
- Tốc độ phân hủy rác - Ấu trùng ruồi tiết ra
hữu cơ. Rau, củ, quả… chất nhờn là ổ vi trùng
được phân hủy trong gây hại nên ảnh hưởng
10-12h; chất thải có đến sức khỏe con
celluloze (giấy vụn, người khi tiếp xúc
rơm…) được phân hủy - Ruồi lính đen sau khi
trong 10-15 ngày. đẻ thì chết, vì vậy
- Giảm từ 80-90% lượng lượng ấu trùng không
chất thải cùng bất kỳ đảm bảo tính liên tục
mầm bệnh nào - Hiện nay vì nhiều
- Không gây mùi hôi, người còn quan niệm
không tạo nguồn nước ruồi là loài truyền bệnh
thải có hại cho sức khỏe
nên chưa được sử dụng
rộng rãi

d. Phƣơng pháp dùng giun xử lý rác:

Ƣu: Nhƣợc:
- Tận dụng rác thải biến - Phải có người chăm
chúng thành ngườn sóc
dinh dưỡng rất tốt cho - Nuôi với số lượng lớn
cây trồng thì tốn diện dích mặt
- Hàm lượng dinh dưỡng bằng để xây thành, bể
cao, là thức ăn giàu
đạm rất tốt cho gia súc
và gia cầm
- Mắn đẻ, dễ nuôi, chăm
sóc, thích hợp với điều
kiện khí hậu nước ta
- Vì là loài mắn đẻ nên
có thể thu giun thịt
mang lại giá trị kinh tế
cao

12
PHẦN MỞ ĐẦU
Từ những phân tích thực trạng trên
=> Vấn đề cần giải quyết là làm sao đưa ra mô hình xử lý rác thải hữu cơ vừa đơn giản,
gọn gàng, tiết kiệm, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, đồng thời không gây
ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người. Nhóm đã quyết định thử
nghiệm mô hình thùng rác sinh học trên thân cây thanh long và cỏ ở tỉnh Bình Thuận.

KINH TẾ

BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG

VÕNG TUẦN
HOÀN SINH
HỌC

Trùn quế Rác hữu cơ Phân hữu cơ

13
PHẦN MỞ ĐẦU
III. SƠ LƢỢC VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC
1. Tình hình trong nƣớc
a. Mô hình nuôi giun trong khay, chậu:

Quy mô: những hộ gia đình không có đất sản xuất hoặc muốn tận
dụng tối đa các diện tích trống.
Hình thức: Mô hình sử dụng các dụng cụ đơn giản và rẻ tiền như
các thùng gỗ, thau chậu,…kích thước vừa phải (khoảng 0,2 – 0,4
m2), được đặt trên những cái khung nhiều tầng để dễ chăm sóc và
tận dụng không gian; và được đục lỗ thoát nước, được chặn lại
bằng bông gòn, lưới… để không bị thất thoát con giống.
Ƣu điểm: dễ thực hiện, có thể sử dụng lao động phụ trong gia đình
hoặc tận dụng thời gian rảnh rỗi. Công tác chăm sóc cũng thuận
tiện vì dễ quan sát và gọn nhẹ.
Nhƣợc điểm: tốn nhiều thời gian hơn các mô hình khác, số lượng
sản phẩm có giới hạn, việc chăm sóc giun Quế phải được chú ý cẩn
thận hơn.

b. Mô hình nuôi trên đồng ruộng có mái che:


Quy mô: gia đình vừa phải hoặc mở rộng
Hình thức: Các luống nuôi là ô đào sâu trong đất hoặc làm bằng
các vật liệu nhẹ như bạt không thấm nước, gỗ…, bề ngang từ 1 – 2
m, độ sâu 30 – 40 cm, bảo đảm thoát nước và thông thoáng. Mái
che nên làm ở dạng cơ động dễ di chuyển, thay đổi trong những
thời tiết khác nhau. Độ dày chất nền ban đầu và thức ăn nên được
bổ sung hàng tuần. Luống nuôi cần được che phủ để giữ ẩm, kích
thích hoạt động của giun Quế và chống thiên địch.
Ƣu điểm: dễ thực hiện, số lượng giun lớn.
Nhƣợc điểm: tốn diện tích mặt bằng lớn để xây luống, và công
chăm sóc cũng là một vấn đề. Hơn nữa, mái che làm không gian bí,
mùi hôi của rác không thoát ra ngoài nhanh được, nên gây cảm
giác ngộp ngạt, khó chịu khi vào trại.

c. Mô hình nuôi trên đồng ruộng không có mái che:


Quy mô: phương pháp nuôi truyền thống ở các nước đã phát triển
công nghệ nuôi giun Quế như Mỹ, Úc.. và có thể thực hiện ở quy
mô lớn
Hình thức: Luống nuôi có thể nổi hoặc âm trong mặt đất, bề ngang
khoảng 1 – 2 m, chiều dài thường không giới hạn mà tùy theo diện
tích nuôi.
Ƣu điểm: người nuôi không phải làm lán trại, có thể sử dụng các
trang thiết bị cơ giới để chăm sóc và thu hoạch sản phẩm. Nếu cho
lượng thức ăn ban đầu ít và bổ sung hàng tuần thì việc thu hoạch
cũng khá dễ dàng..
Nhƣợc điểm: phương pháp nuôi này bị tác động mạnh bởi các yếu
tố thời tiết, có thể gây tổn hại đến giun Quế và cần một diện tích
tương đối lớn.

14
PHẦN MỞ ĐẦU
d. Mô hình nuôi trong nhà quy mô công nghiệp và bán công nghiệp:
Quy mô: công nghiệp và bán công nghiệp
Hình thức: Các khung (bồn) nuôi có thể được xây dựng kiên cố
trên mặt đất có kích thước rộng hơn hoặc được sắp thành nhiều
tầng. Việc chăm sóc có thể thực hiện bằng tay hoặc các hệ thống tự
động tùy theo quy mô.
Ƣu điểm: chủ động được điều kiện nuôi. Chăm sóc tốt, nuôi theo
quy mô lớn nhưng chi phí xây dựng cơ bản và trang thiết bị cao
Nhƣợc điểm: chi phí đầu tư công nghệ tốn kém

2. Tình hình ở nƣớc ngoài


a. Mô hình sử dụng thùng ủ và giun quế để sản xuất phân hữu cơ từ rác thải
hữu cơ của gia đình ( thức ăn thừa, giấy,…).

Ƣu điểm:
Mô hình được làm từ 100% nhựa tái chế, có độ bền cao
Không gian nhỏ gọn, phù hợp với những nơi có không gian hẹp.
Dễ dàng trong việc tháo lắp các khay khớp với nhau.
Các nắp khay có tác dụng bảo vệ giun khỏi ánh sáng mặt trời,
thông khí bên trong, tạo môi trường thuận lợi cho giun sinh trưởng.
Nhƣợc điểm:
Mô hình nhỏ, phù hợp với hộ gia đình, lượng phân bón sản xuất ra
không nhiều
Mô hình chưa tận dụng chức năng thu hoạch giun thịt
Việc kích thích để giun tự tìm đến khay thức ăn mới mất nhiều thời
gian, chỉ mới tận dụng khả năng tự đánh hơi thức ăn của giun. Vì
vậy, thời gian để lấy phân bón lâu.

b. Mô hình nuôi giun tại khách sạn 5 sao Mount Nelson, Nam Phi
Là mô hình nuôi giun đầu tiên được áp dụng ở Nam Phi
Mô hình tận dụng giun để giải quyết thức ăn thừa còn sót lại từ
những bàn tiệc đồng thời giải quyết vấn đề sinh thái và bảo vệ môi
trường.
Phân giun được các nhân viên dùng để bón cho khu vườn sang
trọng của khách sạn.
Nhà hoạt động vì môi trường Mary Murphy cho biết: ―Chúng giải
quyết đến 70% thức ăn thừa và tuyệt nhiên không để lại mùi hôi
thối gì cả‖.
Lũ giun này làm vô hiệu hóa các loại vi khuẩn có hại và sản sinh vi
khuẩn hữu ích, đồng thời làm tăng hàm lượng kali và ni-tơ trong
đất - những thành phần giúp hoa màu phát triển rất nhanh.
Hiện nay nhờ lũ giun, Mount Nelson tái tạo lại được khoảng 20%
số rác thải hữu cơ. Khách sạn hy vọng trong 9 tháng tới sẽ tái tạo
được toàn bộ khi quy mô trang trại này mở rộng.

15
PHẦN MỞ ĐẦU
3. Khảo sát thực trạng mô hình nuôi giun quế ở tỉnh Bình Thuận:

Hiện nay nhu cầu nuôi giun quế làm thức ăn chăn nuôi và tận dụng phân giun quế làm phân
bón cho các loại rau, cây cảnh, cây ăn quả là rất lớn.

Ở tỉnh Bình Thuận, nhất là Hàm Thuận Bắc đã có nhiều hộ gia đình ứng dụng và nuôi giun quế,
với giá trị cao của giun quế đã mang lại nguồn lợi nhuận và kinh tế ổn định cho bà con nên
được bà con nhiệt tình đón nhận.

Trên tình hình đó, nhóm chúng tôi đã nghiên cứu và khảo sát tham khảo về mô hình nuôi giun
quế mẫu ở trại giun quế thí điểm của anh Nguyễn Văn Tánh ở thôn Thiện Trung xã Thiện
Nghiệp Phan Thiết - Bình Thuận.

Với ham muốn học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, anh đã nhiệt tình tư vấn giúp đỡ chúng tôi trong
quá trình thực hiện đề tài.

Hình 4. Nuôi giun quế theo luống của anh Tánh

16
PHẦN MỞ ĐẦU

Hình 5. Nuôi giun quế trong chậu của anh Tánh

Hình thức:
Dùng khung tre căng bạt thành các hệ thống lều để nuôi giun quế, các bể nuôi giun được xây từ
gạch và bê tông với chi phí vật liệu (gạch, xi măng, tre, bạt…) khoảng 3 triệu (VNĐ).
Bên cạnh đó anh còn dùng các chậu xi măng (200.000đ/1 chậu) đặt trong lều để nuôi giun,
mang tính linh hoạt nên có thể để ngoài trời bên đưới các tán cây để có bóng râm, mỗi chậu có
thể chứa gần 100kg cả phân và giun;.

Lợi ích:
Lƣợng phân thải ra của đàn gia cầm, gia súc với hơn 500 con gà, vịt và 10 con bò đã đƣợc
sử dụng hết và không gây ô nhiễm môi trƣờng, đồng thời giun trở thành nguồn thức ăn
lớn để chăn nuôi.
Sau một tháng thả ấu giun, anh thu hoạch. Giun được sấy khô hoặc đông lạnh là nguồn thức ăn
hấp dẫn cho bò, gà vịt giúp giảm đƣợc 1/3 chi phí giá thành chăn nuôi.
Xử lý toàn bộ chất thải trong chăn nuôi, trồng trọt (lục bình lá ủ mục, phân gia súc, gia
cầm, rơm rạ...) sản xuất phân bón vi sinh sạch bón cho cây trồng

17
PHẦN MỞ ĐẦU

Đánh giá mô hình nuôi giun của anh Tánh:


Ƣu điểm:
- Đơn giản, nuôi được với số lượng lớn, chi phí rẻ
Nhƣợc điểm:
- Sử dụng mô hình này khá phức tạp, vì phải theo dõi và cung cấp thức ăn cho giun liên tục.
- Quá trình thu hoạch giun và thành phẩm cũng phức tạp, suốt ngày phải làm việc trong lều
nuôi giun, tối tăm, ngột ngạt và khó chịu.
- Mô hình chiếm diện tích đất rộng và từ quá trình nuôi tới thu hoạch trải qua nhiều công đoạn
phức tạp nên đa phần bà con nông dân vẫn chưa thể tiếp thu và thực hiện theo.
- Mái che làm không gian bí, mùi hôi của phân, rác hữu cơ đang phân hủy không thoát ra
ngoài nhanh được, nên gây cảm giác ngộp ngạt, khó chịu khi vào trại.

Hình 6. Anh Tánh (trái) cùng với nhóm thực hiện.

18
PHẦN MỞ ĐẦU
Qua quá trình phân tích, tiếp xúc và học hỏi kinh nghiệm từ mô hình của anh Tánh nhóm
chúng tôi rút ra được phải đưa ra 1 mô hình đơn giản hơn có tính cơ động cao, cấu trúc đơn
giản và tự thực hiện đa phần các công đoạn trong quá trình vận hành cho bà con nông
dân dễ sử dụng và áp dụng mô hình, mang lại một số lợi ích sau:

Về mặt phát triển cộng đồng.

Dự án giúp bà con nông dân có thể tận dụng hiểu quả


nguồn rác thải hữu cơ trong đời sống và sản xuất hàng
ngày tạo thành phân hữu cơ ứng dụng trực tiếp vào mô
hình sản xuất một cách đơn giản và hiệu quả giúp tiết
kiệm chi phí phân bón, cải thiện hiệu quả sản xuất, hạn
chế việc xả rác thải bừa bãi gây mất đoàn kết giữa bà
con láng giềng.

Về mặt xây dựng bền vững.


Góp phần hạn chế rác thải từ các hộ gia đình ảnh hưởng
đến môi trường và quá trình sản xuất, sử dụng phân hữu
cơ còn giúp hạn chế các loại phân hóa học, thuốc diệt cỏ,
làm ảnh hưởng tới môi trường đất, ô nhiễm nguồn đất,
nguồn nước, phân hữu cơ cũng góp phần cải thiện độ
màu mỡ cho đất trồng.

Về mặt bảo vệ môi trƣờng.

Với mô hình này, môi trường trồng trọt của người dân sẽ
được cải thiện một cách đáng kể,
tránh được các tác hại xấu đến cây trồng hiện nay.

Dự án sử dụng mô hình đơn giản vật liệu chủ yếu từ gỗ


thân thiện với môi trường, mô hình
đơn giản dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian và công sức cho
bà con nhưng mang lại hiệu quả thực tế.

19
HOLCIM PRIZE 2013

PHẦN NỘI DUNG

20
PHẦN NỘI DUNG
IV. GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
Với kinh nghiệm trong và ngoài nƣớc dùng trùn quế xử lý rác thải hữu cơ, nhóm đƣa ra mô
hình “MÔ HÌNH THÙNG RÁC SINH HỌC” sau:

1. Tính toán cơ bản

- Kích thước thùng dài 1200 x rộng 400 x cao 1200 có thể chứa được 0.5m3 rác hữu cơ,
tương ứng với 200kg rác.

Theo tính toán thì cứ 80kg rác hữu cơ cho vào thùng thì có 20kg giun và sinh khối giun. Như
vậy, với mô hình được thiết kế, có thể chứa được 200kg rác và 60kg giun và sinh khối giun.

Với thể tích đó, thùng có thể giải quyết được khối lượng cỏ dại và thân thanh long của của 40
cây. Như thế, với nhà vườn 200 cây thanh long, thì cần phải dùng 5 thùng rác như vậy.

KÍCH THƯỚC TỔNG QUÁT CỦA THÙNG

21
PHẦN NỘI DUNG
2. Giải pháp kết cấu, kỹ thuật
a. So sánh 2 phƣơng án:

Phương án 1: Các khây gỗ được thiết kế nghiêng về chung 1 hướng.

Nắp bên
Nắp đậy miệng
thùng rác

Khây gỗ

Tấm nhôm
Lưới thép lỗ
vuông 5x5mm

Tấm nhôm đục lỗ


tròn đường kính
6mm

Mút giữ ẩm

Đặc điểm: Mặt bên thùng được gắn vào 1 tấm nhôm dẫn nhiệt, các khây gỗ
được thiết kế nghiêng về chung một hướng
- Ƣu điểm: rác được trải đều khi đổ vào thùng, không cần phải làm khây
thu hoạch giun
- Nhƣợc điểm: Rác trong thùng không được thông thoáng, nhiệt trong rác
khi ủ không thoát ra được, dễ chết giun. Khả năng truyền nhiệt vào bên
trong thùng không đều.

22
PHẦN NỘI DUNG

Phương án 2: Các khây gỗ được thiết kế nghiêng về chung 2 hướng.

Nắp đậy miệng


Nắp bên thùng rác

Tấm nhôm

Lưới ruồi
Khây gỗ

Lưới thép lỗ Lưới thép lỗ


vuông 5x5mm vuông 5x5 mm

Mút giữ ẩm Tấm nhôm đục lỗ


tròn đường kính
6mm

Đặc điểm: các khây gỗ thiết kế nghiêng về 2 hướng, mặt bên thùng được
gắn vào 1 tấm nhôm dẫn nhiệt, các khe của khây gỗ được che lại bằng các
tấm lưới ruồi, ngăn cho ruồi và các côn trùng gây hại xâm nhập vào thùng
rác khi ủ.
- Ƣu điểm: rác được trải đều khi đổ vào thùng, rác trong thùng được
thông thoáng, nhiệt trong rác khi ủ được thoát ra ngoài, tạo điều kiện
cho giun phát triển tốt. Khả năng truyền nhiệt vào bên trong thùng đều.
- Nhƣợc điểm: cần phải làm thêm khây thu hoạch giun.

Từ phân tích trên, nhóm chọn phương án 2 để triển khai thực tế

23
PHẦN NỘI DUNG
b. Chi tiết thiết kế kỹ thuật cho phƣơng án chọn:
―Thùng rác sinh học‖ là mô hình gồm 2 thùng ghép đối xứng nhau và gắn liền với nhau bởi 1
một bản lề, vận hành thống nhất với nhau, tạo cảm giác tiện lợi nhất cho người sử dụng.

Nắp bên Nắp đậy miệng


(thu hoạch sản thùng rác (nơi cho
phẩm) rác vào)

Tấm nhôm
(nơi dẫn nhiệt
phát ra từ đèn
truyền vào bên
trong

Lƣới ruồi
(ngăn chặn sinh
Khây gỗ vật có hại
(nơi ngăn rác)

Lƣới thép lỗ
Lƣới thép lỗ vuông 5x5 mm
vuông 5x5mm (nơi di chuyển
(ngăn rác lọt qua lại của
xuống bên giun)
dưới)

Mút giữ ẩm
(hút và giữ Tấm nhôm đục lỗ tròn
nước thải từ đƣờng kính 6mm
rác (thông thoáng và thoát
nhiệt bên trong)

Hình 7 . Chi tiết các bộ phận của mô hình.

24
PHẦN NỘI DUNG

Hình 8. Kích thước của “thùng rác sinh học”và khây đèn (đơn vị: mm)

Hình 9. Chi tiết mặt cắt của mô hình.

25
PHẦN NỘI DUNG

Hình 10. Các kích thước của thùng (đơn vị: mm)

 Khây gỗ:

- Khây gỗ có kích thước 400x450.


- Bao gồm: tấm ván gỗ sơn chống thấm, tấm nhôm đục lỗ đường kính 6mm để thoát nhiệt
và thông thoáng cho thùng rác, giấy nhôm giúp tản nhiệt đều trong thùng khi được áp khây
đèn vào.
- Khây nghiêng 1 góc 15o để rác khi đổ vào có thể dàn đều trong thùng.

26
PHẦN NỘI DUNG

15o

Hình 11.Các khây gỗ nghiêng 15o để dễ dàn đều rác vào thùng

Giấy nhôm dán dưới mặt gỗ

27
PHẦN NỘI DUNG

Tấm gỗ dày
10mm

Tấm nhôm
đục lỗ tròn
đường kính
60 mm

Hình 12. Cấu tạo của khây gỗ

 Bộ phận dẫn nhiệt - thông thoáng:

- Gồm những tấm nhôm mỏng và lưới


ruồi.
- Những tấm nhôm mỏng có tác dụng dẫn
nhiệt từ bóng đèn truyền vào rác trong
thùng (trong giai đoạn thu hoạch sản
phẩm).
- Lưới ruồi được bố trí che các khe hở của
khây gỗ, nhằm thông thoáng rác bên trong Tấm nhôm
thùng mà không côn giung bên ngoài nào
có thể xâm phạm, đồng thời đưa nhiệt độ
của bóng đèn vào trong
thùng (trong giai đoạn thu hoạch sản
phẩm).

Lưới ruồi

Hình 13. Bộ phận dẫn nhiệt – thông


thoáng.

28
PHẦN NỘI DUNG
 Bộ phận cho giun di chuyển giữa 2 thùng:

- Gồm tấm lưới thép ô vuông (5x5mm) có


kích thước 350x1100 mm được nẹp dưới
những miếng cao su mỏng.
- Những tấm lưới thép này đảm bảo cho
giun di chuyển qua một cách dễ dàng.
- Những miếng cao su sẽ giúp giữ chắc
tấm lưới đồng thời tránh khe hở giữa 2
thùng.

Lưới thép

Miếng cao su

Hình 14. Bộ phận cho giun di chuyển qua 2 thùng.

 Bộ phận hút – giữ ẩm:


- Gồm miếng mút hút – giữ ẩm được
đặt dưới đáy thùng và lưới thép
- Miếng mút có tác dụng hút và giữ
nước thải do rác sinh ra trong quá trình
ủ, đồng thời trả
lại hơi ẩm khi rác bên trong trở nên khô
hơn.
- Lưới thép ô vuông (5x5mm) có tác
dụng giữ cố định miếng mút, đồng thời
cho nước trong rác có thể đưa xuống
Lưới thép Mút hút – giữ ẩm
một cách dễ dàng.
Hình 15. Bộ phận hút – giữ ẩm.

29
PHẦN NỘI DUNG
 Một số bộ phận khác:
- Nắp đậy miệng thùng rác: là nơi cho rác vào
thùng.
- Nắp bên: dùng cho việc thu sản phẩm một cách dễ
Nắp bên dàng hơn.
- Bản lề, móc khóa: giúp ổn định thùng trong
Móc khóa qua trình vận hành.

Nắp đậy miệng Nắp bên làm


thùng rác bằng mika

- Để dễ cho việc quản lý rác trong


quá trình phân hủy và sự hoạt
động của giun, nắp bên của thùng
có thể được làm bằng mika có độ
trong suốt vừa phải , để quan sát
và thăm giun dễ dàng hơn. Tuy
nhiên, trong trường hợp này,
thùng phải được để nơi râm mát
vì giun quế sợ ánh sáng cao.

Hình 16. Các chi tiết khác của thùng.


Bản lề

Để giữ ẩm tốt cho thùng rác khi ủ, bên dưới thùng


có gắn vào 1 lớp mút giữ ẩm. Trong quá trình
phân hủy của rác, nước thải trong rác có thể ra
nhiều, làm cho lớp mút không thể giữ được. Do
đó, bên dưới thùng còn gắn thêm van thoát nước
đường kính 20mm, để thoát nước thải ra ngoài khi
Van thoát cần
nước

Khây gỗ
Để cho rác được xuống đều hơn, và khả năng
nghiêng
Khây gỗ thoát nước tốt, các khây gỗ được bố trí nghiêng 1
15 độ
được vạt góc 15 độ, và được vạt 1 góc nhỏ để thoát nước dễ
góc dàng hơn.

30
PHẦN NỘI DUNG

 Khây đèn:
Bóng đèn dây - Gồm 1 khây gỗ, 3 bóng đèn dây
tóc 60W tóc 60W và giấy nhôm dán bên
trong khây.
- Với 3 bóng đèn dây tóc 60W
này, nhiệt độ trong khây có thể
sinh ra tới 80oC.
- Giấy nhôm dán bên trong giúp
Ván gỗ cho việc tản nhiệt bên trong tốt
hơn.

Giấy nhôm

Hình 17. Cấu tạo khây đèn.

 Khây thu hoạch giun:

- Được làm bằng gỗ rời có thể tháo lắp được; có kích thước như hình vẽ
- Tác dụng: hứng giun chui qua khi có sự kích thích nhiệt của bóng đèn; giúp cho việc thu
hoạch giun trở nên dễ dàng hơn.

Hình 18. Khây thu hoạch giun.

31
PHẦN NỘI DUNG
3. Triển khai phƣơng án:
 Giai đoạn triển khai mô hình.

Hình 19. Chuẩn bị ván gỗ để làm mô hình

Hình 20. Hoàn thiện bề mặt gỗ - sơn chống thấm các khây gỗ.

Hình 21. Kiểm tra khả năng vận hành của sản phẩm.

32
PHẦN NỘI DUNG
 Mô hình sau khi hoàn thành.

Hình 22. Mô hình gồm 2 thùng ghép đối xứng và gắn liền với nhau bằng bản lề, móc khóa.
Các khây gỗ được lắp nghiêng một góc 15o

Hình 23. Bộ phận dẫn nhiệt – thông Hình 24. Bộ phận cho giun chuyển tiếp giữa 2
thoáng thùng
33
PHẦN NỘI DUNG

Hình 25. Lưới thép cố định mút hút- giữ ẩm.

Hình 26. Nắp mở ra dễ dàng để đổ rác vào thùng

34
PHẦN NỘI DUNG

Hình 27. Móc khóa hạn chế khe hở ở mặt tiếp giáp giữa 2
thùng

Hình 28. Khây đèn và khây thu hoạch giun.

35
PHẦN NỘI DUNG

Hình 29. “Thùng rác sinh học” khi hoàn thành.

Hình 30. Nhóm cùng với mô hình

36
PHẦN NỘI DUNG
4. Nguyên lý hoạt động:

Đầu tiên ta trộn hỗn hợp phân giun


và giun với thân cây thanh long và
cỏ đã cắt nhuyễn, đã qua quá trình
ủ hoai mục 3-4 ngày vào thùng, cứ
khoảng 1 tuần ta kiểm tra xem lớp
cỏ khi phân hủy đã
xẹp xuống chưa và cho thêm cỏ
mới vào để đảm bảo lượng thức
ănổn định cho giun sinh sản.

Hình 31. Đổ hỗn hợp rác vào thùng

Trong lần đầu tiên sử dụng giun cần 2 tháng để thích nghi và phát triển nên sau 2 tháng ta
chong đèn 1 bên, nhiệt độ tăng lên khiến giun phải di chuyển nơi ở bò qua thùng bên kia, sau
đó ta thu hoạch phân giun thùng đã chong đèn.

Sau đó ta chong đèn thùng còn lại giun sẽ bò qua khay đựng giun được đặt bên dưới thùng, lấy
khây ra ta sẽ thu hoạch được giun,như vậy ta cũng có thể thu hoạch được phân giun trong thùng
còn lại. sau khi thu hoạch phân riêng và giun riêng để dùng trong sản xuấthoặc kinh doanh ta sẽ
dữ lại 20% số giun và 20% số phân để làm chất nền ta sẽ trộn cùng với thân cây thanh long và
cỏ đã được cắt nhuyễn và cho vào thùng để bắt đầu lại quy trình.

37
PHẦN NỘI DUNG

CHONG
ĐÈN
KÍCH
THÍCH
GIUN
QUA

CHONG
ĐÈN
THU
HOẠCH
GIUN
THỊT

RÁC

SINH
KHỐI
GIUN

Hình 32. Quy trình thu giun và tái sử dụng mô hình

38
PHẦN NỘI DUNG

Phân giun được thu hoạch một


cách dễ dàng bằng cách xoay nhẹ
thùng chứa phân xuống mặt đất.

Hình 33. Xoay nhẹ thùng để thu phân giun.

5. Các thông số thí nghiệm theo dõi :

Để thực hiện được mô hình thí nghiệm, chúng tôi đã liên hệ với gia đình bác Ngọc Bình –
trưởng nhóm sản xuất thanh long VietGAP – thôn Kim Bình, xã Hàm Thắng, huyện Hàm
Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

Hình 34. Bác Ngọc Bình cùng vợ đang làm vườn.

39
PHẦN NỘI DUNG

Hình 35. Bác Bình là nhóm trưởng của nhóm sản xuất thanh long
VietGAP Kim Bình

Hình 36. Gia đình bác Bình cùng với nhóm thực hiện.

40
PHẦN NỘI DUNG
Tìm hiểu đề tài này, gia đình bác đã hết sức ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi để nhóm thực hiện
triển khai mô hình ―thùng rác sinh học‖.
Các thí nghiệm của mô hình phải thể hiện được các khả năng sau:
a. Khả năng đổ đều rác vào thùng
 Nội dung thực hiện:
- Tiến hành cắt nhỏ cỏ dại với thân thanh long vứt
xung quanh vườn.
- Đổ hỗn hợp vừa bằm vào 1 bên thùng rác.

Hình 37. Hỗn hợp cỏ và thân thanh long đã được cắt nhỏ.

Hình 38. Đổ hỗn hớp rác vào thùng

41
PHẦN NỘI DUNG
 Kết quả thí nghiệm:
Hỗn hợp rác khi được đổ vào thùng dễ dàng dàn đều ra bên trong thùng. Điều này chứng tỏ,
độ nghiêng và khoảng cách giữa các khây gỗ là hợp lý.
b. Khả năng giữ nhiệt, giữ ẩm, thoáng khí.
 Nội dung thực hiện:
- Dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ rác bên trong thùng trong 10 ngày.
- Kiểm tra độ ẩm của rác trong thùng trong 10 ngày.
- Kiểm tra sự gây mùi của rác trong quá trình phân hủy.
- Dùng giấy quỳ kiểm tra độ pH của rác trong thời gian phân hủy.

Hình 39. Tiến hành đo nhiệt độ và độ pH của rác


trong thùng.
 Kết quả thí nghiệm:
 Nhiệt độ rác trong thùng luôn giữ được ở mức thích hợp cho giun sinh trưởng và phát
triển.
Bảng. Kiểm tra nhiệt độ rác trong thùng trong 10 ngày
Ngày Nhiệt độ ( oC )
1 27.5
2 28.1
3 28.2
28.5
4
29.3
5 29.8
6 28.3
7 28.1
8 28.2
28.5
9
10

42
PHẦN NỘI DUNG
 Độ ẩm vẫn được duy trì tốt cho giun sống trong 10 ngày

Hình 40. Độ ẩm vẫn được duy trì tốt trong 10 ngày thí nghiệm.

 Độ pH vẫn giữ ở mức thích hợp trong khoảng từ 7-8

Hình 41. Kết quả độ pH thu được sau 10 ngày thí nghiệm ở khoảng mức 7

 Khi mở nắp thùng, mùi rác trong thùng không gây khó chịu. Chứng tỏ sự thông thoáng
rác trong thùng là hiệu quả.

 Trong thời gian thí nghiệm, không có hiện tượng giun bò ra ngoài thùng. Điều này khá
quan trọng, vì nó cho thấy được sự tính toán thích hợp cho môi trường sống của mô
hình nuôi giun quế

43
PHẦN NỘI DUNG
c. Khả năng kích thích giun di chuyển chỗ ở.
 Nội dung thực hiện:
- Chuẩn bị khây 3 bóng đèn 60W.
- Dùng khây đèn áp vào bên hông thùng có giun quế.
- Kiểm tra nhiệt độ truyền vào bên trong thùng rác.
- Bố trí khây hứng giun quế bên thùng còn lại.
- Đợi trong khoảng thời gian 3-5 tiếng mở đèn và
xem hiện tượng.

Hình 42. Khây đèn được áp vào bên hông thùng

Hình 43. Kiểm tra nhiệt độ bên truyền vào bên trong
thùng
 Kết quả thí nghiệm:
Nhiệt độ không khí được truyền vào bên trong thùng lên tới gần 80o C, nhiệt độ phân
giun ấm dần lên từ 28,5o – 42,5 o C, đây là nhiệt độ vừa đủ để kích thích giun di
chuyển chổ ở (thùng 1) tới nơi khác (thùng 2) có nhiệt độ thích hợp hơn.
Giun có hiện tượng bò qua thùng 2 khi nhiệt độ bên trong thùng 1 ấm dần lên theo thời
gian. Sau 3 tiếng mở đèn, số lượng giun đi qua thùng 2 lên chiểm khoảng 40% số lượng
giun ban đầu. Khi bò qua, giun có hiện tượng quấn cục với nhau, điều này rất dễ cho
việc thu hoạch giun sau này.

44
PHẦN NỘI DUNG
Thí nghiệm cho thấy tính hiệu quả và tiện dụng của việc sử dụng bóng đèn trong thu hoạch
giun quế.

Hình 44. Giun quế bò qua thùng 2 để tránh nhiệt độ cao bên thùng 1(trái) và số giun thu được
sau 3 tiếng mở đèn.
d. Thu hoạch phân giun.
 Nội dung thực hiện:
- Kéo nắp bên ra ngoài, mở chốt khóa và tiến hành xoay thùng thu sản phẩm phân giun.
- Kiểm tra khả năng đổ đều phân giun ra ngoài.

45
PHẦN NỘI DUNG

Hình 45. Quy trình đổ phân giun quế ra ngoài


 Kết quả thí nghiệm:
Thùng rác được xoay một cách nhẹ nhàng và hiệu quả, phân giun quế được đổ đều ra
ngoài mà không bị vướng nhiều bên trong thùng.

6. Đánh giá các điểm nổi bật của “Thùng rác sinh học” so với các mô hình:

Sau khi đánh giá, phân tích các mô hình ứng dụng giun quế hiện có trong và ngoài nước,
kết hợp với việc phân tích mô hình ―THÙNG RÁC SINH HỌC‖, nhóm đã rút ra được các
tính năng mà mô hình ―THÙNG RÁC SINH HỌC‖ mang lại hiệu quả đáng kể so với các
mô hình khác.
Dưới đây là bảng đánh giá các điểm nổi trội của mô hình ―THÙNG RÁC SINH HỌC‖ so
với các mô hình hiện có.

46
PHẦN NỘI DUNG

Bảng đánh giá các điểm nổi trội của mô hình ―THÙNG RÁC SINH HỌC‖

THÙNG RÁC SINH HỌC


CÁC MÔ HÌNH HIỆN CÓ
Điểm nổi trội Điểm cần cải thiện

Mô hình sử dụng thùng ủ và - có thêm tính năng thu hoạch - Mô hình được làm từ gỗ, nên
giun quế để sản xuất phân hữu giun thịt trọng lượng nặng, khó khăn
cơ từ rác thải hữu cơ của gia - tận dụng khả năng nhạy trong việc di chuyển (nhưng
đình cảm với nhiệt độ của giun, vấn đề này có thể khắc phục)
để kích thích giun bò qua
môi trường mới => thời
gian thu hoạch sản phẩm
nhanh.
- Mô hình hạn chế được mùi
hôi bốc ra từ rác hữu cơ
phân hủy

Mô hình nuôi giun tại khách - có thêm tính năng thu hoạch - Mô hình được làm từ gỗ, nên
sạn 5 sao Mount Nelson, Nam giun thịt trọng lượng nặng, khó khăn
Phi - Thời gian thu hoạch sản trong việc di chuyển (nhưng
phẩm nhanh. vấn đề này có thể khắc phục)

Mô hình nuôi giun quế của - Tạo sự dễ dàng trong việc thu - Không có
anh Tánh (gồm mô hình nuôi hoạch phân giun, và giun thịt
giun trong khay chậu, và mô riêng. Qua đó, giúp ta tiết
hình mô hình nuôi trong luống kiệm thời gian chăm sóc, thu
có mái che) hoạch.
- Mô hình giải quyết được vấn
đề mùi hôi của phân, rác khi
phân hủy.
- Trong thời buổi ―tấc đất tấc
vàng‖ hiện nay, mô hình giúp
bà con tiết kiệm rất đáng kể
diện tích mặt bằng.

47
PHẦN NỘI DUNG
7. Giải pháp mở rộng:
a. Tìm hiểu mở rộng phạm vi ứng dụng:
Qua phần nghiên cứu trên, nhóm nhận thấy mô hình ―THÙNG RÁC SINH HỌC‖ thử nghiệm
trên dây thanh long, ngoài phạm vi ứng dụng cho các hộ gia đình trồng thanh long, thì mô
hình này còn có thể ứng dụng cho tất cả các loại rác thải hữu cơ (thực vật, động vật…) để tạo
ra phân bón hữu cơ rất tốt.
Với mô hình này, chúng ta có thể áp dụng cho tất cả các hộ gia đình nông dân có nhu cầu tận
dụng rác thải hữu cơ động, thực vật trong gia đinh để tạo phân hữu cơ. Theo nhóm tìm hiểu
các khu vực xung quanh, thì mô hình này có thể ứng dụng rất hiệu quả ở khu vực Củ Chi,
Hooc Môn – là những huyện nền nông nghiệp phát triển, đặc biệt là trồng rau xanh, ở tp Hồ
Chí Minh, đồng thời các tỉnh như Long An, Tiền Giang… là những tỉnh có diện tích thanh
long lớn nhất miền Tây

Ta có thể ứng dụng mô hình ở một số vùng trồng rau lớn ở thành phố Hồ Chí Minh
Xã Trung An (huyện Củ Chi); xã Nhị Bình (huyện Hooc Môn)

Và cũng có thể ứng dụng cho các


hộ trồng thanh long ở huyện Chợ
Gạo (Tiền Giang), huyện Châu
Thành (Long An). Đây là những
huyện nổi tiếng về thanh long ở
khu vực miền Tây

48
PHẦN NỘI DUNG
b. Tìm hiểu nguyên liệu sử dụng:
Theo tính toán cho thấy, nếu mô hình được làm bằng nhựa Polypropylene thì sẽ thi công dễ
dàng hơn, giảm chi phí lắp đặt và khối lượng nhẹ hơn so với làm bằng gỗ.

Các đặc tính của nhựa Polypropylene:

- Độ kín của vật liệu cao, không thấm nước.


- Khối lượng nhẹ, khó vỡ.
- Cách nhiệt tốt.
- Độ bền cao.
- Dễ thi công (khi có khuôn mẫu đúc sẵn).

Tuy nhiên cần phải có cơ sở nhà máy sản xuất thi công mới có thể thực hiện dễ dàng và sản
xuất hàng loạt để sử dụng đại trà hơn.

Nếu được đưa vào sản xuất sử thực tế thì mô hình cần phải làm bằng nhựa
Polypropylene thỉ có khả năng nhân rộng mô hình hơn cho bà con nông dân sử dụng.

=> Đề xuất này đã khắc phục đƣợc nhƣợc điểm về vật liệu mà nhóm đã đề cập ở trên so
với các mô hình có sẵn.

Gần khu vực trồng thanh long, là xưởng gỗ thủ công, có thể sẽ là nơi đáp ứng nhu cầu cho
người dân về việc cung cấp thùng làm sẵn

49
PHẦN NỘI DUNG
V. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH CỦA DỰ ÁN:
A. VỀ MẶT SINH HỌC

1. Xử lý rác hữu cơ trƣớc khi cho trùn ăn


a. Phƣơng pháp băm nhuyễn bằng tay

Ƣu điểm:
Tiết kiệm chi phí
Nhƣợc điểm:
Tốn công, và thời gian để băm

Phương pháp này được áp dụng cho những hộ không


có điều kiện để đầu tư các thiết bị băm rác

b. Phƣơng pháp băm nhuyễn bằng máy móc


Ƣu điểm:
Tiết kiệm thời gian và công sức để băm rác
Nhƣợc điểm:
Tốn chi phí đầu tư ban đầu

Phương pháp này được áp dụng cho những hộ trồng


thanh long có điều kiện, đủ sức đầu tư các thiết bị
băm rác

 Một số thông tin các loại máy thái cỏ hiện có trên


thị trƣờng

Máy thái cỏ,thái cây chuối


Điểm nổi bật:
- Công suất 70kg/h, Mô tơ 2,2kw - 1 pha
- Công suất 70kg/h
- Mô tơ 22kw - 1 pha
- Giá bán:2.000.000đ
Máy băm cỏ công nghiệp
Điểm nổi bật:
- Công suất (kg/h): 2500 - 3000
- Tốc độ (vòng/phút): 1400
công suất động cơ: 2.2 - 4 kw
- Điện năng: 220V - 380V
- Trọng lượng (kg): 90
- Tính năng: Máy thái tất cả các loại rau củ quả
cho ra súc và gia cầm ngoài ra còn thái được cây
ngô, cây sắn, cây cỏ voi ...
- Giá bán:10.000.000đ

50
PHẦN NỘI DUNG
2. Ủ hoai mục cơ bản
a. Phƣơng pháp ủ hoai mục cơ bản

Ủ dưới hố thường được thực hiện ở nơi đất cao


ráo, không bị ngập nước.
Kích thước hố sâu 1.0 – 1.5 m, rộng 1.5 – 3.0 m.
Các chất thải được cho vào hố thành từng lớp.
Mỗi lớp dày 30 – 50 cm. Sau một lớp rác lại rắc
một lớp các chất phụ trợ, có thể rắc thêm men vi
sinh vật phân giải các chất hữu cơ để thúc đẩy quá
trình hoai mục của các loại rác. Sau đó, tiến hành
tưới nước cho đủ ẩm. Cứ xếp lần lượt như vậy cho Hình 46. Hố ủ phân
đến khi đống rác cao hơn mặt đất 0.5 – 1.0 m thì
trát bùn phủ kín.
Ủ phân trên mặt đất được tiến hành ở những nơi
thấp trũng, hay bị ngập nước khi trời mưa.
Người ta đắp một nền đất, lấy đầm đầm đất thật
chặt, có thể láng một lớp xi măng để hạn chế nước
phân ngấm vào đất. Rác được xếp thành từng lớp
như ở cách ủ phân trong hố. Khi đống phân cao
1.5 – 2 m người ta nén chặt và lấy bùn trát phủ
kín. Nếu đống phân bị khô thì tưới nước cho phân
khi nhiệt độ trong đống phân cao hơn 50oC thì đảo Hình 47. Ủ phân trên mặt đất
phân, sau đó nén chặt.
Nên xây nhà ủ phân rác để đảm bảo chất lượng
phân và dùng được nhiều lần. Nền nhà nghiêng về
phía hố trữ nước phân. Chung quanh nền cần có
rãnh để thu nước phân chảy ra và gom vào hố.
Khi đống phân bị khô dùng nước phân này để
tưới. Nhà ủ phân rác nên xây tường bao quanh 3
mặt. Tường cao 2 m. Nhà phân được ngăn thành
từng ô, mỗi ô 5 – 6 m2. Hình 48. Nhà ủ phân

b. Điều kiện để trùn quế xử lý rác hữu cơ

Giun Quế thích nghi với phổ thức ăn khá rộng.


Chúng ăn bất kỳ chất thải hữu cơ nào có thể phân
hủy trong tự nhiên (rác đang phân hủy, phân gia
súc, gia cầm…). Tuy nhiên, những thức ăn có
hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp cho chúng sinh
trưởng và sinh sản tốt hơn, sẽ hấp dẫn chúng hơn.

Hình 49. Rác hữu cơ

51
PHẦN NỘI DUNG
3. Nghiên cứu sự hoai mục của rác hữu cơ thực vật
Quá hình hoai mục của rác hữu cơ
Phương pháp ủ hoai mục làm tăng tốc độ phân
hủy tự nhiên dưới điều kiện có kiểm soát. Những
nguyên liệu hữu cơ thô biến đổi thành mùn bởi sự
hoạt động liên tục của vi sinh vật. Giai đoạn đầu
ủ mùn, vi khuẩn tăng lên nhanh chóng, sau đó xạ
khuẩn (vi khuẩn có nhiều sợi nhỏ), nấm và
nguyên sinh động vật hoạt động muộn hơn. Sau
khi hầu hết lượng Carbon trong đống ủ đã được
sủ dụng và nhiệt độ hạ xuống, các động vật nhiều
chân, mọt gỗ, giun và nhiều vi sinh vật khác tiếp
tục quá trình phân hủy.
Hình 50. Đống rác ủ hoai mục

Khi vi sinh vật phân hủy nguyên liệu hữu cơ, thân nhiệt của chúng làm cho nhiệt độ trong đống ủ
tăng lên nhanh chóng. Nếu đống ủ được làm đúng cách thì nhiệt độ tại trung tâm có thể lên tới
38oC - 60oC trong vòng từ 4-5 ngày sau đó sẽ bắt đầu giảm dần. Đây là dấu hiệu cho thấy đống ủ
đang hoạt động tốt. Lúc đầu pH của đống ủ mang tính acid cao, từ 4,0-4,5; khi quá trình phân
hủy hoàn tất, pH sẽ tăng lên khoảng 7,0-7,2.
Nhiệt độ trong đống ủ có thể tiêu diệt một số hạt cỏ và vi sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên điều này
chỉ xảy ra ở vùng trung tâm đống ủ, nơi có nhiệt độ tăng cao nhất, những vùng lạnh hơn ở phía
ngoài, một số hạt cỏ dại và sinh vật gây bệnh có thể còn sống. Vì vậy sự đảo trộn cẩn thận và
thường xuyên rất quan trọng để đống ủ được đồng đều.
Vi sinh vật phân hủy nguyên liệu hữu cơ đòi hỏi một lượng lớn đạm, do đó thêm phân bón hoặc
nguyên liệu khác cung cấp đạm là cần thiết để sự phân hủy được hoàn toàn và nhanh chóng.
Chăm sóc đống ủ:
Tưới nước để duy trì độ ẩm và đảo trộn cải thiện sự thoáng khí, đẩy nhanh tốc độ quá trình hoai
mục
Kiểm tra độ ẩm bằng cách bóp một nắm mùn đang ủ nếu có vài giọt nước chảy ra thì độ ẩm vừa,
nếu không có giọt nào là quá khô, nếu nước chảy thành dòng là quá ướt.
Khi các nguyên liệu bị phân hủy đống ủ nóng lên và giảm thể tích có thể chỉ còn bằng nửa chiều
cao ban đầu của nó. Thường thì thể tích đống ủ có thể giảm đến 70-80%.

Một số vấn đề của đống ủ:


1. Đống ủ sinh ra mùi khó chịu: đống ủ có thể quá ƣớt, quá nén chặt hoặc cả hai. Đảo
đống ủ tơi ra để không khí luân chuyển tốt hơn. Nếu quá ướt thì vừa đảo vừa thêm nguyên
liệu khô vào. Mùi hôi cũng có thể là dấu hiệu có sản phẩm động vật trong đống rác hữu cơ
đang ủ.
2. Dƣờng nhƣ không có sự phân hủy xảy ra trong đống ủ: đống ủ quá khô. Nên làm ẩm
nguyên liệu khi đảo.
3. Đống ủ đủ ẩm và ấm ở trung tâm nhƣng không đủ nóng để phân hủy hoàn toàn: Nếu
đông sủ quá nhỏ nên thu thập thêm nguyên liệu và bổ sung vào thành đống lớn. Trộn nguyên
liệu cũ mới phân hủy chút ít vào đống mới. Nếu đống lớn đã lớn mà vẫn không có dấu hiệu
phân hủy thì nên bổ sung thêm đạm
4. Đông sủ ẩm, mùi dễ chịu, có sự phân hủy một phần, nhƣng không đủ nóng: Phân hủy
không tốt do thiếu đạm. Trộn nguyên liệu giàu đạm như cỏ cắt, phân chuồng hoặc phân bón
giàu đạm vào đống ủ

52
PHẦN NỘI DUNG
4. Nghiên cứu về trùn quế
a. Đặc điểm sinh học trùn quế
Giun Quế thuộc chi Pheretima, họ Megascocidae
(họ cự dẫn), ngành ruột khoang; giun trưởng
thành dài khoảng từ 10 – 15 cm, thân mảnh giống
sợi len, có đường kính vòng thân 1,5 - 2,0 mm;
có màu nâu tím ánh bạc; đếm kỹ thân có tới 120
đốt; phía gần đuôi có 1 cái đai, gọi là đai sinh
dục, đai này nằm từ đốt thứ 18 đến đốt 22. Chúng
là nhóm giun ăn phân, thường sống trong môi
trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy. Đây
là loài giun mắn đẻ, xuất hiện rải rác ở vùng nhiệt
đới, dễ bắt bằng tay, vì vậy rất dễ thu hoạch. Hình 51. Trùn quế
Chúng được sử dụng rộng rãi trong việc xử lý,
chuyển hóa chất thải hữu cơ.

Giun Quế có khả năng hấp thu Oxy và thải CO2


trong môi trường nước, điều này giúp cho chúng
có khả năng sống trong nước nhiều tuần, thậm
chí trong nhiều tháng. Hệ thống bài tiết bao gồm
một cặp thận ở mỗi đốt. Các cơ quan này bảo
đảm cho việc bài tiết các chất thải chứa đạm dưới
dạng Amoniac và Ure. Giun Quế nuốt thức ăn
bằng môi ở lỗ miệng, lượng thức ăn mỗi ngày
được ghi nhận là tương đương với trọng lượng cơ
thể của nó.
(đặc tính sinh lý học cua giun quế - Hình 52. Khả năng sống trong nước của
http://traigiunquepht.com/home/detail.asp?iData trùn quế
=1011&nChannel=News )

Giun Quế rất nhạy cảm, chúng phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và biên độ nhiệt cao, độ mặn
và điều kiện khô hạn. Nhiệt độ thích hợp nhất với giun Quế trong khoảng từ 20 – 30oC, ở nhiệt độ
khoảng 30oC và độ ẩm thích hợp, chúng sinh trưởng và sinh sản rất nhanh. Ở nhiệt độ quá thấp,
chúng sẽ ngừng hoạt động và có thể chết; hoặc khi nhiệt độ của luống nuôi lên quá cao, chúng
cũng bỏ đi hoặc chết. Chúng có thể chết khi điều kiện khô và nhiều ánh sáng nhưng chúng lại có
thể tồn tại trong môi trường nước có thổi Oxy.
Trong tự nhiên, giun Quế thích sống nơi ẩm ướt và có độ pH ổn định, gần cống rãnh, hoặc nơi có
nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy và thối rữa như trong các đống phân động vật, các đống rác hoai
mục. Qua các thí nghiệm thực hiện, cho thấy chúng thích hợp nhất pH vào khoảng 7.0 – 7.5, nhưng
chúng có khả năng chịu đựng được phổ pH khá rộng, từ 4 – 9, nếu pH quá thấp, chúng sẽ bỏ đi.
Chúng rất ít có mặt trên các đồng ruộng canh tác, dù nơi đây có nhiều chất thải hữu cơ vì tỷ lệ C/N
của những chất thải này thường cao, không hấp dẫn và không đảm bảo điều kiện độ ẩm thường
xuyên.
Giun Quế thích nghi với phổ thức ăn khá rộng. Chúng ăn bất kỳ chất thải hữu cơ nào có thể phân
hủy trong tự nhiên (rác đang phân hủy, phân gia súc, gia cầm…). Tuy nhiên, những thức ăn có
hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp cho chúng sinh trưởng và sinh sản tốt hơn, sẽ hấp dẫn chúng hơn.
(Nguyễn Lân Hùng, năm 2006, Một số đặc điểm của giung đất,
http://longdinh.com/default.asp?act=chitiet&ID=3003&catID=2 )

53
PHẦN NỘI DUNG
b. Giá trị kinh tế

Hiệu quả kinh tế mà giun quế mang lại là rất cao


- Vốn đầu tƣ nuôi giun chỉ cần rất ít (nuôi để dùng trong chăn nuôi gia đình chỉ cần vài
trăm ngàn đến một vài triệu đồng; Nuôi giun hàng hóa cần vài ba triệu đồng, đến một
vài chục triệu đồng); Chi phí đầu tư nuôi giun không lớn. Mặt bằng nuôi giun có thể tận
dụng bất kỳ khoảng không gian nào.
- Thức ăn để nuôi giun chủ yếu tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có nhƣ rác hữu
cơ (rau, củ, hoa, quả…), phân trâu, bò… rất dồi dào và rẻ tiền. Nuôi giun ít bị bệnh, ít
rủi ro, kỹ thuật đơn giản, dễ làm, sớm có thu nhập. Đồng thời nuôi giun tốn ít công chăm
sóc. Vì vậy giá thành sản xuất giun và phân giun rất thấp. Nếu sản xuất hàng hóa để bán
thì có lợi nhuận đáng kể, mang lại giá trị kinh tế cao.
- Giun và phân giun có nhiều tác dụng như: Là nguồn thức ăn chăn nuôi chất
lượng cao và nhiều công dụng cho nhiều loại gia súc, gia cầm, thủy sản; là nguồn phân
hữu cơ sạch và quí đối với cây trồng (nhất là hoa, cây cảnh…); Giun còn là nguồn
nguyên liệu để sản xuất và chế biến thực phẩm, thực phẩm chức năng, dược phẩm, mĩ
phẩm…với nhu cầu rất lớn cả với thị trường trong nước và xuất khẩu. Chính vì vậy đầu
ra cho việc nuôi giun hàng hóa là vô cùng thuận lợi.

Nói về lợi ích của con giun quế, ông Lý cho


biết, thức ăn nuôi giun quế chủ yếu là phân
lợn, phân gà vịt hoặc rơm rạ đã mục nát nên
giá thành rẻ. Nuôi giun quế vừa tận dụng
được những sản phẩm thừa trong sản xuất
nông nghiệp, vừa góp phần bảo vệ môi
trường. Hơn nữa, con giun quế mang lại giá
trị kinh tế cao, mỗi kg giun quế có giá từ
150.000 – 200.000 đồng.

Hình 53. Mô hình giun quế của ông Lý, «vua


giun quế» lớn nhất miền Bắc

Từ chỗ, chỉ nuôi thử nghiệm 20kg giun quế trong diện tích 6m2, đến nay, ông Lý phát triển
thành một khu chuồng trại có diện tích 600m2. Đây được xem là mô hình nuôi giun quế
lớn nhất miền Bắc và ông được nhiều người gọi là ―vua giun quê‖.
Kết hợp nuôi giun quế, ông nuôi thêm gà và vịt để tận dụng phân giun làm thức ăn cho gà
vịt. Khi trộn phân giun với cám làm thức ăn cho gà vịt, ông giảm được 50 % chi phí mua
cám tăng trọng.
Hàng năm, ông xuất ra thị trường hàng tạ giun, thu về hàng trăm triệu đồng. Năm 2009,
ông bán hơn 5 tạ giun, với giá 200.000 đồng/kg, ông thu hơn 100 triệu đồng. Cộng thêm
tiền bán gà vịt, trừ mọi chi phí ông thu lãi hơn 150 triệu đồng.
Nguồn: Thoát nghèo nhờ nuôi giun quế,
http://www.baomoi.com/Thoat-ngheo-nho-nuoi-giun-que/45/4143294.epi

54
PHẦN NỘI DUNG
c. Giá trị ứng dụng
Giun quế nuốt thức ăn bằng môi ở lỗ miệng, lượng thức ăn mỗi ngày được nhiều nhà khoa học ghi
nhận là tương đương với trọng lượng cơ thể của nó. Giun có sức tiêu hóa lớn. Tác dụng phân giải
hữu cơ của giun chỉ đứng sau các vi sinh vật. Một tấn giun có thể tiêu hủy được 70 – 80 tấn rác hữu
cơ, hoặc 50 tấn phân gia súc trong một quý. Các nước trên thế giới đã tận dụng cơ năng đặc thù này
của giun để xử lý chất thải sinh hoạt hoặc rác thải hữu cơ, làm sạch môi trường,có hiệu quả tốt.
(Nguyễn Lân Hùng, năm 2006, Một số đặc điểm của giung đất,
http://longdinh.com/default.asp?act=chitiet&ID=3003&catID=2 )

Thức ăn qua hệ thống tiêu hóa với nhiều vi sinh vật cộng sinh, chúng thải phân (Vermicas) ra ngoài
rất giàu dinh dưỡng (hệ số chuyển hóa ở đây vào khoảng 0,7). Những vi sinh vật cộng sinh có ích
trong hệ thống tiêu hóa này theo phân ra khỏi cơ thể giun nhưng vẫn còn hoạt động ở ―màng dinh
dưỡng‖ trong một thời gian dài. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho phân giun có hàm
lượng dinh dưỡng cao và có hiệu quả cải tạo đất tốt hơn dạng phân hữu cơ phân hủy bình thường
trong tự nhiên.
(Nguyễn Thị Thuận, năm 2008, Mô hình nuôi Giun Quế quy mô hộ gia đình,
http://www.haiduongdost.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=692:mo- hinh-
nuoi-giun-qu-quy-mo-h-gia-inh&catid=103:lvnn&Itemid=165 )
Vì vậy, người dân thường tận dụng phân giun để bón cho cây trồng, đồng thời thịt giun là nguồn
thức ăn giàu dinh dƣỡng cho gia súc và gia cầm.
Thịt giun:
Bảng. So sánh thành phần dinh dưỡng giữa thịt giun quế với một số thức ăn chăn nuôi thông thường
Đơn vị: %
Chất Bột khô Bột tép
Giun Bột giun Bột cá
dinh đậu Bột tằm đồng
tƣơi sấy khô Hạ Long
dƣỡng tƣơng khô

Protein 9,40 47,24 45,00 46,02 68,60 50,90

Lipit 2,30 11,56 6,40 1,30 6,68 3,40

Celluloze 1,30 6,53 2,40 5,00 5,50 5,60

Tro 3,20 16,08 27,02 6,00 3,60 14,11

Ca 0,24 1,21 5,00 0,02 0,16 3,55

P 0,22 1,11 2,20 0,31 0,35 1,47

(Nguồn: Viện chăn nuôi quốc gia Việt Nam, 2009)

Ngoài những thành phần dinh dưỡng cơ bản (Protein: 47,24%; Lipit: 11,56%; Celluloze:6,53%...) trong
thịt giun Quế còn có một lượng axit glutamic đáng kể (8%). Đây chính là thành phần cơ bản của bột ngọt
hay mì chính nên khi sử dụng làm thức ăn chăn nuôi thì vật nuôi ăn khỏe, chóng lớn, đẻ khỏe, ít bệnh tật
và sẽ cho thịt thơm ngon hơn hẳn so với vật nuôi thông thường.
(Trại giun Quế Phú Cường. Giun Quế - Thức ăn lý tưởng nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản. [online]. Địa
chỉ trang web:
http://www.traigiunquepht.com/home/detail.asp?iData=1014&iCat=613&iChannel=60&nChannel=Produ
cts)

55
PHẦN NỘI DUNG
Phân giun:
Phân giun là một loại phân hữu cơ thiên nhiên giàu chất dinh dưỡng nhất mà con người từng biết đến.
Phân giun thích hợp với nhiều loại cây trồng, chúng chứa các khoáng chất mà cây trồng có khả năng
hấp thụ một cách trực tiếp mà không cần quá trình phân huỷ trong đất như những loại phân hữu cơ
khác. Chất mùn trong phân giun còn loại trừ độc tố nấm có hại và vi khuẩn trong đất nên nó có thể đẩy
lùi những bệnh của cây trồng. Phân giun còn gia tăng khả năng giữ nước của đất, chống xói mòn. Đặc
biệt phân giun thích hợp bón cho các loại hoa kiểng, làm giá thể vườn ươm và là nguồn phân thích hợp
cho việc sản xuất rau sạch.
[Bùi Thị Khuyên (2009). Lợi ích nuôi giun quế. Chi cục Nuôi trồng Thủy sản. Hà Tĩnh]
Bảng. Hàm lượng N, P, K tổng số trong phân giun và phân gia cầm
Đơn vị: %
Nitơ tổng Photpho Kali tổng Chất hữu
Chỉ tiêu Nƣớc
số tổng số số cơ

Phân giun 0,85 0,45 0,64 29,93 37,06

Phân bò 0,52 0,25 0,35 14,50 83,03

Phân lợn 0,60 0,41 0,26 15,00 81,50

Phân dê 0,65 0,47 0,23 31,40 65,50

Nhìn vào bảng ta thấy hàm lượng N, P, K trong phân giun hầu hết đều cao hơn trong các loại phân của
các loại gia súc. Vì vậy, phân giun có thể xem là một nguồn phân bón cao đạm rất tốt cho các hoạt
động trồng trọt và cải tạo đất…

Dịch giun:
Dịch giun (worms juice ) là sản phẩm từ quá trình bài tiết của giun - là một sản phẩm của thiên nhiên
ở dạng lỏng, dịch giun rất giàu vi khuẩn cố định đạm, các vi khuẩn có lợi, cộng với chất lỏng có sẵn
khoáng chất và nguyên tố vi lượng rất tốt cho cây trồng hấp thụ.

Dịch giun cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất (trên 60 yếu tố khác nhau cung cấp rất
nhiều các yêu cầu của các loại cây trồng). Đây là enzyme trong các hệ thống tiêu hóa của con giun, tất
cả các chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng này đều tan trong nước tiểu của giun và giun bài tiết ra
ngoài.

Dịch tiết ra từ giun có đầy đủ hàm lượng các chất dinh dưỡng tốt cho cây trồng, cả đa lượng và vi
lượng. Hàm lượng chất không lớn, đồng thời lượng tiết từ giun cũng không nhiều nên cây trồng khi
được áp dụng dịch giun thì vẫn nên duy trì lượng phân bón bình thường, dịch giun chỉ có tác dụng vì
nó chứa các vi khuẩn có lợi giúp tiêu diệt sâu bọ phá cây trồng và bổ sung thêm một phần các chất
khác đặc biệt là vi lượng cho cây trồng phát triển cân đối hơn
(Nguồn: www.wormsloos.com.au, 2010)

56
PHẦN NỘI DUNG

B. VỀ MẶT KINH TẾ
1. Bài toán nguồn vốn
Dưới đây là bảng thống kê sơ lược chi phí/ giá thành của 1 mô hình thực tế.

STT Thành phần Giá thành (VND)


1 Gỗ 1.400.000
2 Tấm nhôm 400.000
3 Lưới ruồi 100.000
4 Lưới thép 120.000
5 Mút giữ ẩm 300.000
6 Sơn chống thấm 150.000
7 Các thiết bị khác (bản lề, khóa…) 100.000
8 Chi phí lắp đặt 1.500.000
Tổng chi phí 4.070.000

2. Hiệu quả kinh tế

Thông qua quá trình tìm hiểu, tham khảo kết quả của mô hình nuôi giun quế kết hợp chăn
nuôi sản xuất do Sở khoa học và công nghệ Bình Thuận phát động, chúng tôi đưa ra bảng tính
toán dự kiến hiệu quả kinh tế mà 1 mô hình mang lại.

57
PHẦN NỘI DUNG
Thành Sản Lợi
Sản Số lượng Số lượng
Thời Đơn tiền (nghìn Tổng phẩm Đơn Thành Tổng nhuận
phẩm (kg) (kg)
gian giá đồng) chi thu giá tiền thu (nghìn
đầu tư
hoạch đồng)
Giun Giun
sinh 20 20 400 sinh 0 0 0
khối khối
Rác
hữu cơ
Giun
(cỏ, dây
thương
Tháng thứ

thanh 60 0 0 0
phẩm
1

long…)
21,2 0 -21,2
Công
chăm
sóc Phân
Khấu 0 0 0
giun
hao vật 21

Giun Giun
sinh 0 0 0 sinh 0 0 0
khối khối
Rác
hữu cơ
(cỏ, dây Giun
thanh 50 thương 0 0 0
Tháng
thứ 2

long…) phẩm
1,2 0 -1,2
Công
chăm
sóc Phân
Khấu 0 0 0
giun
hao vật 1,2

Giun Giun
sinh 0 0 0 sinh 0 0 0
khối khối
Rác
hữu cơ
Tháng thứ 3

Giun
(cỏ, dây 1,2 2200 2198.8
50 thương 20 100 2000
thanh
phẩm
long…)

Công Phân 80 2,5 200

58
PHẦN NỘI DUNG

chăm giun
sóc

Khấu hao
vật tư 1,2

Giun Giun
sinh 0 0 0 sinh 0 0 0
khối khối
Rác
hữu cơ
Giun
(cỏ, dây
60 thương 25 100 2500
thanh
phẩm
long…)
Tháng
thứ 4

Công 1,2 2700 2698.8


chăm
sóc

Phân
Khấu hao 80 2,5 200
giun
vật tư 1,2

 Ghi chú:
Công chăm sóc không đáng kể nên có thể bỏ qua; khấu hao vật tư bao gồm 3 bóng đèn
60w, tiền điện tiêu thụ của 3 bóng trong 5h.
Lượng rác hữu cơ cho vào thùng mỗi lần một ít. Ngày đầu tiên cho 40 kg rác + sinh khối
giun, và sau 5 ngày giun sẽ ăn hết. Tính từ thời điểm này, cứ 5 ngày sẽ cho vào khoảng
10kg rác hữu cơ. Bình quân 1 tháng cho vào 1 thùng khoảng 100kg rác hữu cơ

59
PHẦN NỘI DUNG
Lợi nhuận sau 4 tháng thu được trên 1 thùng là: 4.875.000 đồng
So với số tiền đầu tư cho 1 mô hình ban đầu thì lợi nhuận thực tế thu được sau 5 tháng sẽ
là: 2.874.000 – 2.030.000 = 805.000 đồng.
Như vậy chỉ cần sau 4 tháng là chúng ta có thể hoàn lại vốn và có thể thu được lợi nhuận.
Bình quân mỗi tháng 1 mô hình mang lại cho ta khoảng 2.500.000 đồng.
Vậy sau 1 năm số tiền thu được trên 1 mô hình là:
800.000 + 8 * 2.500.000 = 20.800.000 đồng
Tuy nhiên lợi nhuận này vẫn tiếp tục tăng trong những đợt thu hoạch tiếp theo vì nuôi
giun quế không cần tái đầu tư con giống như các hình thức chăn nuôi khác nhưng hàng
tháng chúng ta vẫn có thể thu hoạch được.
Theo tìm hiểu của nhóm, thì bình quân mỗi gia đình 1 năm mất khoảng 30.000.000đ tiền
phân bón hữu cơ cho vườn thanh long 1000 trụ.
Theo tính toán của nhóm thì 1 thùng ứng với 100 trụ.
Với 1 hộ 1000 trụ thanh long thì sử dụng 10 thùng sẽ mang lại lợi nhuận về chi phí phân
hữu cơ trong 1 năm như sau:
20.800.000 x 10 – 30.000.000 = 178.000.000 đồng
 Với những hộ có điều kiện họ có thể mua máy thái cỏ hiện có trên thị trường để tiết
kiệm thời gian băm cỏ. Chi phí khoảng 2 triệu / cái. Tuy nhiên chi phí phí này nếu so
với lợi nhuận thu lại sẽ không đáng kể.
=> Đây chỉ là bảng thống kê về lợi nhuận nếu bà con nuôi giun quế kết hợp với kinh
doanh sản phẩm từ giun quế mang lại. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện của mỗi hộ gia đình
thì lợi nhuận này có thể tăng cao nếu bà con nuôi giun quế theo mô hình chăn nuôi khép
kín (nuôi giun kết hợp với nuôi gà và tận dụng phân giun làm phân bón để trồng cỏ cho
bò ăn…)
Đánh giá hiệu quả kinh tế so với mô hình nuôi giun của anh Tánh:
Với 100m2 đất, anh Tánh đã xây 1 bể nuôi giun, chứa được 3000kg sinh khối giun. Nếu
có được 3000kg sinh khối giun, thì mô hình ―THÙNG RÁC SINH HỌC‖ sẽ mang lại
hiệu quả cao hơn. Dưới đây là bảng đánh giá hiệu quả kinh tế mà mô hình của chúng
tôi mang lại so với mô hình của anh Tánh

Chí phí lắp Diện tích Chi phí Công Tổng chi
đặt, chi phí (m2) mặt bằng chăm phí (triệu
vật liệu (triệu/m2) sóc đồng)
(triệu đồng)
Mô hình 10 100 100 110
anh Tánh
Mô hình 60 7.2 7.2 67.2
―THÙNG
RÁC SINH
HỌC‖

Ghi chú:
- Theo quá trình tìm hiểu, nhóm được biết, giá đất ở khu vực khảo sát hiện là 1 triệu đồng/m2.
- Công chăm sóc xem như cả 2 mô hình đều như nhau
- Diện tích mặt bằng 1 thùng là 1,2m x 0,4 = 0,48m2
60
PHẦN NỘI DUNG

Vậy, việc sử dụng mô hình ―THÙNG RÁC SINH HỌC‖ sẽ tiết kiệm hơn mô hình hiện có
khoảng 110 triệu – 67,2 triệu = 42,8 triệu

 Việc ứng dụng mô hình “THÙNG RÁC SINH HỌC” vừa tiết kiệm chi phí, vừa
mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con, đồng thời tiết kiệm thời gian trong quá trình
chăm sóc, thu hoạch. Hơn nữa mô hình còn góp phần bảo vệ môi trƣờng, do việc
vứt bừa bãi các loại rác hữu cơ nói chung và dây thanh long nói riêng hiện nay.
 Đánh giá của cơ quan chức năng
Với mô hình hiện có cùng với sản phẩm thu được, nhóm chúng tôi đã đến trao đổi tư
vấn Trung tâm khuyến nông – khuyến ngu tỉnh Bình Thuận để xem nhu cầu sử dụng
của bà con nông dân hiện nay cũng như đánh giá sơ lược về mô hình.
Mô hình đã nhận được sự đánh giá cao của trung tâmvề chất lượng.

Hình. Giấy nhận xét đề tài của trung tâm khuyến


nông – khuyến ngư tỉnh Bình Thuận.

Với khoảng thời gian 2 tháng ( 20/6 đến 20/8/2013), nhóm đã tiến hành làm thí
nghiệm trên mô hình “Thùng rác sinh học” và đã có đƣợc những kết quả thí nghiệm
đạt yêu cầu. Nhƣ vậy, chỉ trong vòng 2 tháng, nhóm đã thực hiện trọn vẹn một mùa
thu hoạch.

61
HOLCIM PRIZE 2013

PHẦN KẾT LUẬN

62
PHẦN KẾT LUẬN
VI. KẾT LUẬN:
Việc ứng dụng mô hình ―THÙNG RÁC SINH HỌC‖ không chỉ mang lại hiệu quả
kinh tế, mà còn tạo ra một vòng tuần hoàn sinh học trong tự nhiên, góp phần bảo vệ
môi trường đang ngày càng bị hủy hoại bởi lượng rác thải rất lớn từ các đô thị.

Rác từ cây
Cây thanh long
thanh long

Giun quế

Giun quế là Phân gia


thức ăn rất cầm, gia
tốt cho gia súc
cầm, gia súc

63
PHẦN KẾT LUẬN

Mô hình đảm bảo đầy đủ các tiêu chí phát triển bền vững:

TÁI CHẾ

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

HIỆU QUẢ KINH TẾ


64
TÀI LIỆU THAM KHẢO.

- Đặc tính sinh lý học cua giun quế


http://traigiunquepht.com/home/detail.asp?iData=1011&nChannel=News )
- Một số đặc điểm của giung đất Nguyễn Lân Hùng, năm 2006,
http://longdinh.com/default.asp?act=chitiet&ID=3003&catID=2
- Mô hình nuôi Giun Quế quy mô hộ gia đình Nguyễn Thị Thuận, năm
2008,
http://www.haiduongdost.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=
692: mo-hinh-nuoi-giun-qu-quy-mo-h-gia-inh&catid=103:lvnn&Itemid=165
- Trại giun Quế Phú Cường. Giun Quế - Thức ăn lý tưởng nuôi gia súc,
gia cầm, thủy sản. [online]. Địa chỉ trang web:
http://www.traigiunquepht.com/home/detail.asp?iData=1014&iCat=613&iC
hannel=60&nChannel=Products
- Mô hình nuôi giun quế kết hợp với chăn nuôi sản xuất trong nông
nghiệp – xã Thiện

Nghiệp- Tp. Phan Thiết- Tỉnh Bình Thuận.


- Nhiều loại sâu mới, nông dân điêu đứng
http://tuoitre.vn/Pages/Printview.aspx?ArticleID=555939

65
PHỤ LỤC

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT NHƯ SAU:

Xử lý dây thanh
long bị cắt bỏ nhƣ Tần suất %
thế nào?

Đốt 2 6.7

Chôn 4 13.3

Ủ làm phân hữu cơ 3 10.0

Để tại gốc cây 21 70.0

30 100.0

Việc xử lý dây thanh


long thành phân
Tần suất %
hữu cơ có cần thiết
không?

Có 23 76.7

Không 6 20.0

Không biết 1 3.3

30 100.0

Đánh giá phân hữu


cơ đối với cây thanh Tần suất %
long

Rất tốt 22 73.3

Bình thường 7 23.3

Không quan trọng 1 3.4

Không biết 0 0

30 100.0

66
Nơi lấy phân hữu cơ Tần suất %

Cơ sở sản xuất, nhà


25 83.3
phân phối
Tận dụng rác hữu cơ
5 16.7
ử cho cây

30 100

Với một dự án tận


dụng rác hữu cơ sản Tần suất %
xuất ra phân bón
Sẵn sàng sử dụng nếu
26 86.7
chi phí hợp lý

Không quan tâm 4 13.3

30 100.0

Chấp nhận đầu tƣ


nếu mô hình đạt Tần suất %
hiệu quả
Sẵn sàng đầu tư nếu
26 86.7
chi phí hợp lý

Không quan tâm 4 13.3

30 100.0

Chi phí đầu tƣ ban


Tần suất %
đầu

Dưới 10 triệu 15 50.0

10 triệu – 15 triệu 7 23.3

Trên 15 triệu 8 26.7

30 100.0

67
THÔNG TIN MỘT SỐ HỘ GIA ĐÌNH TIÊU BIỂU

Tên chủ hộ Diện tích Số lƣợng trụ Thời gian


đất (ha) trồng thanh
long

BÁC BÌNH 0.7 700 15

CHÖ TÁM 1 1000 15

CHỊ THẢO 0.5 500 4

CHỊ HOA 0.65 600 5

68
Tên chủ hộ Diện tích Số lƣợng trụ Thời gian trồng
đất (ha) thanh long
ANH TRÖC 0.7 700 8

CÔ TÁM 0.3 300 5

CHÖ SÁU 1 1000 12

CHÖ BA 1.2 1200 10

69
Để đảm bảo đề tài được ứng dụng rộng rãi, chúng tôi đã làm đơn để xin sự xác
nhận của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận về việc sẽ sẵn
sàng giúp đỡ, tư vấn trong việc vận động bà con sử dụng.

70
PHỤ LỤC 1: HÌNH ẢNH
Hình 1. Dây thanh long bị vứt ven kênh, rạch gây ô nhiểm nguồn nước, và
làm lan truyền các loại mầm bệnh.................................................................5
Hình 2. Mô hình trồng thanh long theo trụ ở Bình Thuận.............................5
Hình 3. Thân thanh long bị vứt tràn lan, cùng với rác thải sinh hoạt, gây
mùi hôi thối....................................................................................................7
Hình 4. Nuôi giun quế theo luống của anh Tánh.........................................16
Hình 5. Nuôi giun quế trong chậu của anh Tánh.........................................17
Hình 6. Anh Tánh (trái) cùng với nhóm thực hiện.......................................18
Hình 7 . Chi tiết các bộ phận của mô hình..................................................24
Hình 8. Kích thước của “thùng rác sinh học”và khây đèn ........................25
Hình 9. Chi tiết mặt cắt của mô hình..........................................................25
Hình 10. Các kích thước của thùng (đơn vị: mm).......................................26
Hình 11.Các khây gỗ nghiêng 15o để dễ dàn đều rác vào thùng ................27
Hình 12. Cấu tạo của khây gỗ.....................................................................28
Hình 13. Bộ phận dẫn nhiệt – thông thoáng...............................................28
Hình 14. Bộ phận cho giun di chuyển qua 2 thùng.....................................29
Hình 15. Bộ phận hút – giữ ẩm...................................................................29
Hình 16. Các chi tiết khác của thùng..........................................................30
Hình 17. Cấu tạo khây đèn.........................................................................31
Hình 18. Khây thu hoạch giun....................................................................31
Hình 19. Chuẩn bị ván gỗ để làm mô hình.................................................32
Hình 20. Hoàn thiện bề mặt gỗ - sơn chống thấm các khây gỗ..................32
Hình 21. Kiểm tra khả năng vận hành của sản phẩm.................................32
Hình 22. Mô hình gồm 2 thùng ghép đối xứng và gắn liền với nhau bằng
bản lề, móc khóa. Các khây gỗ được lắp nghiêng một góc 15o ..................33
Hình 23. Bộ phận dẫn nhiệt – thông thoáng...............................................33
Hình 24. Bộ phận cho giun chuyển tiếp giữa 2 thùng.................................33
Hình 25. Lưới thép cố định mút hút- giữ ẩm...............................................34
Hình 26. Nắp mở ra dễ dàng để đổ rác vào thùng......................................34
Hình 27. Móc khóa hạn chế khe hở ở mặt tiếp giáp giữa 2 thùng...............35
Hình 28. Khây đèn và khây thu hoạch giun.................................................35
Hình 29. “Thùng rác sinh học” khi hoàn thành..........................................36
Hình 30. Nhóm cùng với mô hình ...............................................................36
Hình 31. Đổ hỗn hợp rác vào thùng............................................................37
Hình 32. Quy trình thu giun và tái sử dụng mô hình..................................38
71
Hình 33. Xoay nhẹ thùng để thu phân giun..................................................39
Hình 34. Bác Ngọc Bình cùng vợ đang làm vườn........................................39
Hình 35. Bác Bình là nhóm trưởng của nhóm sản xuất thanh long VietGAP
Kim Bình.......................................................................................................40
Hình 36. Gia đình bác Bình cùng với nhóm thực hiện.................................40
Hình 37. Hỗn hợp cỏ và thân thanh long đã được cắt nhỏ..........................41
Hình 38. Đổ hỗn hớp rác vào thùng.............................................................41
Hình 39. Tiến hành đo nhiệt độ và độ pH của rác trong thùng...................42
Hình 40. Độ ẩm vẫn được duy trì tốt trong 10 ngày thí nghiệm.................43
Hình 41. Kết quả độ pH thu được sau 10 ngày thí nghiệm ở khoảng mức
7...................................................................................................................43
Hình 42. Khây đèn được áp vào bên hông thùng........................................44
Hình 43. Kiểm tra nhiệt độ bên truyền vào bên trong thùng.......................44
Hình 44. Giun quế bò qua thùng 2 để tránh nhiệt độ cao bên thùng 1(trái)
và số giun thu được sau 3 tiếng mở đèn.......................................................45
Hình 45. Quy trình đổ phân giun quế ra ngoài...........................................46
Hình 46. Hố ủ phân.....................................................................................51
Hình 47. Ủ phân trên mặt đất......................................................................51
Hình 48. Nhà ủ phân....................................................................................51
Hình 49. Rác hữu cơ.....................................................................................51
Hình 50. Đống rác ủ hoai mục....................................................................52
Hình 51. Trùn quế.........................................................................................53
Hình 52. Khả năng sống trong nước của trùn quế......................................53
Hình 53. Mô hình giun quế của ông Lý, «vua giun quế» lớn nhất miền
Bắc...............................................................................................................54

72
PHỤ LỤC 2: BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ: Tỷ lệ bệnh nhân theo thời gian tiếp xúc với thuốc trừ sâu, thuốc
cỏ. .................................................................................................................7
(Nguồn: khảo sát 107 trường hợp điều trị tại bệnh viện ung bướu tphcm
2009 -2010)..................................................................................................10
Bảng. Khảo sát chi phí phân chuồng hằng năm của 5 hộ trồng thanh long
Bảng. Kiểm tra nhiệt độ rác trong thùng trong 10 ngày..............................42
Bảng. đánh giá các điểm nổi trội của mô hình “THÙNG RÁC SINH
HỌC”...........................................................................................................47
Bảng. So sánh thành phần dinh dưỡng giữa thịt giun quế với một số thức ăn
chăn nuôi thông thường...............................................................................55
Bảng. Hàm lượng N, P, K tổng số trong phân giun và phân gia cầm..........56
Bảng. thống kê sơ lược chi phí/ giá thành của 1 mô hình thực tế................57
Bảng. tính toán dự kiến hiệu quả kinh tế mà 1 mô hình mang lại...............58
Bảng. đánh giá hiệu quả kinh tế mà mô hình của chúng tôi mang lại so với
mô hình của anh Tánh.................................................................................60

73

You might also like