You are on page 1of 22

I.

Các chức năng cơ bản của TDTT:


1. Những chức năng chuyên môn:
- TDTT là một bộ phận, một mặt chuyên biệt tương đối độc lập trong văn
hóa chung của xã hội, mà không có thành phần nào khác có thể thay thế
được, có thể thấy rõ mối quan hệ khăng khít giữa GDTC với các mặ khác
trong quan điểm giáo dục toàn diện thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Giáo dục toàn diện

Đạo đức Thể chất Trí tuệ Thẩm mỹ Kỹ thuật lao động

Phat triển các tố chất Dạy học các động


và khả năng vận động tác vận động

Sơ đồ 1 : Mối quan hệ giữa GDTC trong hệ thống những hình thức giáo dục
cơ bản
o 4 chức năng chuyên môn cơ bản của TDTT là:
- Chức năng giáo dưỡng chuyên môn: Được thể hiện rõ nét hệ thống Giáo
dục – giáo dưỡng chung để hình thành vốn quan trọng ban đầu về kỹ
năng kỹ xảo vận động cùng các hiểu biết liên quan (chức năng này gắn
chặt với hệ thống GDTC trong nhà trường)
- Chức năng thực dụng chuyên môn: Được thể hiện chủ yếu qua hệ thống
đào tạo chuyên môn về TDTT phục vụ trực tiếp cho các nghề nghiệp
trong lao động sản xuất và quốc phòng.
- Chức năng thể thao chuyên môn: Được thể hiện rõ nhất trong thể thao
thành tích cao, thông qua quá trình huấn luyện thể thao, theo đặc thù của
từng môn thể thao góp phần nâng cao thành tích thi đấu thể thao.
- Chức năng về giải trí và hồi phục sức khỏe: Có thể tách làm 2 là:
 Chức năng giải trí: được thể hiện như đi xem 1 trận thi đấu bóng
đá, bóng chuyền với mục đích giải trí.

1
 Chức năng hồi phục sức khỏe: Thể hiện thông qua các bài tập thể
dục buối sáng, bài tập thể dục dưỡng sinh.
2. Những chức năng văn hóa chung:
 TDTT là một bộ phận cảu nền văn hóa xã hộ, vì thế nó phải mang trong mình
tất cả các chức năng vốn có của văn hóa, nhưng được thể hiện theo tính chất
đặc trưng của TDTT. Do vậy chức năng văn hóa chung của TDTT phải có đó
là:
- Chức năng giao tiếp – liên kết: Nhằm mục đích chung, chủ yếu là giáo
dục con người. Hiệu quả thực hiện chức năng của TDTT không chỉ phụ
thuộc vào tính năng chuyên biệt vốn có của nó, mà còn cả phương
hướng, nội dung, tổ chức toàn bộ hệ thống giáo dục trong xã hội.
- Chức năng truyền thống: TDTT vừa là “ vật dẫn”, vừa là “vật chyển tải”
những giá trị TDTT sang những con người.
- Chức năng chuẩn mực hóa: Được hình thành trong thực tiễn hoạt động
TDTT đáp ứng nhu cầu giao lưu, đánh giá, điều khiển thể hiện qua các
chuẩn mực về đạo đức, tư tưởng, pháp lý, tổ chức... cho đến kỹ thuật, thể
chất... được xẫ hội thừa nhận, thực thi pháp hợp pháp.
- Chức năng thẩm mỹ: Gắn với tính hấp dẫn, sự hoàn thiện cái đẹp của các
hiện tượng (trong đó có bản thân con người). Trong lĩnh vực này, đặc
biệt trong thể thao đỉnh cao, biểu diễn.
II. Mục đích, nhiệm vụ, phát triển TDTT nước ta.
1. Mục đích chung của nền TDTT nước ta:
- Tăng cường thể chất cho nhân dân, nâng cao trình độ thể thao, góp phần
làm phong phú đời sống văn hóa và giáo dục con người để phục vụ cho
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Như vậy, mục đích của TDTT
trước hết thể hiện và liên quan chặt chẽ với sự nghiệp đào tạo và giáo dụ
cho đất nước những con người, thế hệ những con người phát triển toàn
diện, hợp lý, có khả năng thích ứng và thích ứng cao với những biến đổi
ngày càng cao của xã hội. Nhằm nâng cao năng lực vận động, đáp ứng
một cách có hiệu quả những đòi hỏi cao về trình độ thể lực và trí tuệ
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chiến đấu bảo vệ tổ
quốc.
- Song mục đích của TDTT cũng không chỉ dừng lại ở tính thực dụng vì
lợi ích vật chất và tinh thần của xẫ hội mà còn thể hiện tính nhân văn sâu
sắc “Vì người, vì hạnh phúc của con người”.

2
2. Nhiệm vụ phát triển TDTT nước ta: Để đạt được mục đích trên, các nhiệm
vụ phát triển TDTT nước ta được đặt ra để giả quyết là (3 nhiệm vụ).
2.1 Nâng cao thể chất và sức khỏe của nhân dân:
Nội dung của nhiệm vụ nâng cao năng lực thể chất và sức khỏe của nhân dân có
nội dung tương đối đa dạng. Trước hết, nhiệm vụ này cần phải hoàn thành hai nội
dung cơ bản sau:
- Nội dung thứ nhất: Nâng cao năng lực thể chất.
 Nó liên quan đến các mặt khác nhau về năng lực chung của con
người. Thế chất là đặc trưng tương đối ổn định về hình thái, chức
năng cũng như khả năng thích ứng tích cực của một cơ thể sống. Nó
phát triển tự nhiên theo bẩm sinh và di truyền. Năng lực thể chất là
trên nền của hình thái, chức năng tự nhiên được rèn luyện qua hoạt
động TDTT mà có được. Nhằm củng cố, phát triển và hoàn thiện
những năng lực thể chất tự nhiên ấy theo định hướng của sự phát
triển của xã hội. Đó chính là nhiệm vụ chân chính của mục đích
TDTT.
 Tăng cường sức đề kháng của cơ thể trước những biến đổi bất lợi của
môi trường sống nhằm nâng cao khả năng thích ứng của cơ thể và
thích ứng một cách tích cực với hiệu quả cao.
 Thúc đẩy phát triển về thể hình lành mạnh, tránh xu hướng phát triển
phiền diện, lệch lạc về thể hình. Đảm bảo sự phát triển cơ thể hài hòa
về mặt thẩm mỹ.Phát triển toàn diện các tổ chất thể lực của cơ thể
như các tổ chất: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng phối hợp
vận động, mềm dẻo. Làm phong phú các kỹ năng, kỹ xảo vận động
- Nội dung thứ hai: Bảo vệ, củng cố và tăng cường sức khỏe cho nhân dân.
 Để hoàn thành nhiệm vụ này, toàn bộ hoạt động TDTT luôn phải
tuân thủ những nguyên tắc sau: nguyên tắc vừa sức, nguyên tắc hệ
thống, nguyên tắc dinh dưỡng và nghỉ ngơi hồi phục hợp lý. Làm
cho thể chất cường tráng, tinh lực sung mãn, sức sống dồi dào.
2.2 Nâng cao trình độ thể thao của đất nước, từng bước vươn lên những đỉnh
cao về thành tích ở khu vực và quốc tế
- Nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân và trình độ thể thao của mỗi nước thể
hiện qua các cuộc thi đấu Q/tế từ khu vực, Châu lục và thế giới.
- Vấn đề cơ bản, quan trọng, có ý nghĩa xã hội to lớn của trình độ thể thao
cao là ở chỗ nó phản ánh khả năng hoàn thiện của con người. Khả năng
3
chinh phục và cải tạo thế giới tự nhiên và xã hội của con người, của một
dân tộc. Có ý nghĩa phản ánh sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa
học của đất nước.
2.3 Góp phần làm pang phú lành nhạt đời sống văn hóa và giáo dục con người
mới.
- Nhu cầu tập luyện bồi bổ sức khỏe, giải trí, biểu diễn, thi đấu thể
thao...ngày càng nhiều, càng cao là một tất yếu.
- Là điều kiện để xây dựng đời sống lành mạnh, vui tươi,
- Có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo đức, ý chí, lòng yêu nước, yêu lao động
bảo vệ của công, tinh thần tập thể, dũng cảm, tự tin.
o Khái niệm về kỹ năng vận động và kỹ xảo vận động. Hãy trình bày quy luật
hình thành kỹ năng và kỹ xảo vận động.
o Kỹ năng vận động: Kỹ năng vận động là khả năng thực hiện đúng động tác,
nhưng cần tập trung đến chi tiết kỹ thuật động tác.
 Đặc trưng của kỹ năng vận động:
- Thực hiện động tác chưa tự động hoá, luôn cần sự kiểm tra của ý thức do
đó để mệt mỏi, căng thẳng;
- Cách thức thực hiện động tác giải quyết nhiệm vụ vận động) chưa ổn định,
vẫn còn tìm tòi cách thức mới;
- Là giai đoạn chuyển tiếp để nắm vững các hành động vận động;
- Có ý nghĩa giáo dưỡng lớn, vì cơ sở là sự tìm tòi, sáng tạo, so sánh, phân
tích, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện - tư duy tích cực của người học.
o Kỹ xảo vận động: Kỹ xảo vận động là khả năng thực hiện đúng động tác,
một cách tự động hoá, không cần tập trung đến chi tiết kỹ thuật động tác.
 Đặc trưng của kỹ xảo vận động:
- Thực hiện động tác tự động hoá, giảm nhẹ chức năng của các cơ chế cao
cấp về điều khiển động tác, từ đó tạo thuận lợi để mở rộng khả năng sử
dụng động tác và nâng cao hiệu quả thực hiện;
- Ý thức giữ vai trò phát động, kiểm tra tiến trình kết quả, điều chỉnh; dụng
cụ, trạng thái tâm lý...
- Có tính bền vững cao đối với những kích thích khách quan, như: sân bãi,
- Làm thay đổi chức năng phân tích: cảm giác - cơ có ý nghĩa trong việc
kiểm tra động tác, còn thị giác chuyển sang kiểm tra hoàn cảnh và kết
quả thực hiện;
- Có ý nghĩa thực dụng lớn trong lao động, hoạt động TDTT.
- Quy luật hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động:
4
Tín hiệu

Tiếp nhận Xử lý thông Lập chương


Hành động Kết quả
thông tin tin trình hành động

Cơ quan cảm giác Hệ thần kinh TƯ Cơ quan vận động


+ nội tạng

o Theo quan điểm sinh lý học, kỹ năng kỹ xảo vận động là hệ thống những mối
quan hệ phản xạ có điều kiện giữa cá cơ quan cảm giác, hệ thần kinh trung
ương, các cơ quan nội tạng và cơ quan vận động. Hệ thống này hình thành dần
dần theo ba giai đoạn:
- Giai đoạn lan tỏa
- Giai đoạn tập trung
- Giai đoạn tự động hóa.
 Các giai đoạn hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động
Chất lượng động Yêu cầu đối với
Giai đoạn Nguyên nhân
tác giáo viên
Hưng phấn xuất
hiện ở võ não được
Căng thẳng, không
lan rộng và ảnh Kịp thời phát hiện
dứt khoát, biên độ
Lan tỏa hưởng đến những và có biện pháp sửa
hẹp, không đúng
phần không cần sai
nhịp độ.
thiết phải hưng
phấn
Tập trung Hưng phấn đã khu Động tác thực hiện Thông tin kịp thời

5
được thoải mái về chất lượng thực
trú, ổn định nhờ
hơn, đỡ tốn sức hiện động tác, để
quá trình lặp lại
hơn. kịp điều chỉnh.
Nhờ quá trình lặp Động tác thực hiện
Tạo điều kiện cho
lại hợp lý ở những chính xác, hiệu quả
Tự động hóa sự sáng tạo, phát
điều kiện khác cao trong các tình
triển.
nhau huống thay đổi

III. Những phương pháp dạy kỹ thuật động tác thể dục thể thao.
o Là phương pháp dùng để giảng dạy kỹ thuật động tác, người ta thường dùng hai
phương pháp cơ bản: Phương pháp hoàn chỉnh và phương pháp phân chia:
 Phương pháp hoàn chỉnh là phương pháp dạy kỹ thuật động tác với kết
cấu toàn vẹn của nó. Tập luyện hoàn chỉnh sẽ không bị phá vỡ mối liên
kết động lực học giữa các giai đoạn.
o Các yêu cầu khi tiến hành phương pháp hoàn chỉnh:
- Dạy hình thức đơn giản nổi bổ sung chi tiết phức tạp,
- Sử dụng dụng cụ bổ trợ và định hướng.
- Giảm nhẹ yêu cầu để dễ thực hiện;
- Thực hiện động tác mô phỏng
- Thực hiện hoàn chỉnh, nhưng chú ý từng giai đoạn.
 Phương pháp phân chia là phương pháp phân chia: Khi dạy các động tác
phức tạp, ta phải chia động tác thành nhiều giai đoạn để tập, sau đó hợp
nhất lại.
o Các yêu cầu khi tiến hành phương pháp phân chia:
- Kết cấu động tác (cho phép chia, chia như thế nào);
- Thứ tự tập luyện của các giai đoạn;
- Trình độ tập luyện của người tập.
Các nguyên tắc hoạt động chung của TDTT.
o Nguyên tắc là chúng phản ánh những quy luật chung của toàn bộ lĩnh vực này,
không phụ thuộc và ý thi tiến của con người, đóng vai trò định hướng chính
trên con đường thực hiện các mục đích và nhiệm vụ của TDTT (3 nguyên tắc).
1. Nguyên tắc phát triển hợp lý con người toàn diện và cân đối
- Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Muốn xây dựng TDTT trước hết phải có người
XHCN”. TDTT trước hết và chủ yếu gắn với phục vụ cho sự nghiệp đào tạo
con người.
6
 Thứ nhất, khi thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong TDTT (hình thành các
kỹ năng vận động, phát triển các tố chất vận động...) phải chú ý đảm bảo sự
thống nhất giữa các mặt giáo dục, nhằm bồi dưỡng thành con người.
 Thứ hai, phải cố gắng sử dụng đồng bộ các nhân tố, phương tiện, hình thức hoạt
động TDTT sao cho phát triển được toàn diện các tố chất thể lực, năng lực vận
động và có một “vốn” kỹ năng, kỹ xảo vận động rộng rãi, phong phú, cần thiết
cho cuộc sống nói chung và hoạt động chuyên chọn nói riêng. Yêu cầu trên bắt
nguồn từ sự cần thiết chuẩn bị thể lực toàn diện cho cuộc sống, phản ánh tính
quy luật tự nhiên của sự phát triển thể chất con người.
 Đương nhiên, những yêu cầu, tiêu chuẩn về phát triển thể chất toàn diện cần
được cụ thể hóa, căn cứ vào đặc điểm cá nhân, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,
môn thể thao.
2. Nguyên tắc TDTT kết hợp và phục vụ cho lao động và quốc phòng
- Hoạt động TDTT trước hết phải nhằm hình thành những kỹ năng, kỹ xảo vận
động cần thiết cho đời sống.
- Hiệu quả thực dụng của hoạt động TDTT không chỉ thể hiện qua vốn kỹ năng,
kỹ xảo vận động phong phú tiếp thu được mà còn cả ở mức phát triển đa dạng
các năng lực thể chất.
- Tác dụng giáo dục nhân cách qua hoạt động TDTT trước hết cần thể hiện trong
giáo dục lao động, lòng yêu nước và trách nhiệm công dân.
3. Nguyên tắc giữ gìn và nâng cao sức khỏe
- Như vậy, tập luyện TDTT không chỉ nhằm “bù đắp” sự thiếu vận động mà còn
tối ưu hóa toàn bộ trạng thái và quá trình phát triển thể chất của con người để
không ngừng nâng cao, mở rộng những tiềm năng về chức năng của cơ thể
cùng khả năng đề kháng với những tác động bất lợi bên ngoài.
- Khi chọn môn, hình thức, phương tiện, phương pháp... tập TDTT, phải cân
nhắc kỹ về giá trị sức khỏe của nó.
- Sử dụng lượng vận động phải phù hợp với quy luật (có lợi) nâng cao sức khỏe.
- Đảm bảo kiểm tra y học và sư phạm thống nhất và thường xuyên.
- Các nguyên tắc trên phản ánh bản chất của nền TDTT nước ta. Chúng liên quan
chặt chẽ với nhau. Cái này bổ sung cho cái kia, làm tiền đề cho nhau.
IV. Bài tập TDTT (phương tiện chuyên môn cơ bản của giáo dục thể chất).
1. Khái niệm bài tập TDTT: Là những hoạt động vận động chuyên biệt do con
người sáng tạo ra một cách có ý thức, có chủ đích, phù hợp với quy luật của
GDTC, dùng để giải quyết các nhiệm vụ GDTC, đáp ứng những yêu cầu phát
triển thể chất và tinh thần của con người.
7
 Bài tập TDTT là phương tiện chuyên môn cơ bản của GDTC bởi vì:
- Thứ nhất: Từ khái niệm trên cần phải hiểu là, không phải bất cứ hoạt động vận
động nào cũng được coi là các bài tập thể dục thể thao như: Các hình thức lao
động chân tay, mang, vác..., các hoạt động tự nhiên của con người như: Chạy,
nhảy, ném... đều là các hoạt động vận động, nhưng không phải là các bài tập
TDTT, bởi giữa chúng có sự khác biệt cơ bản.
- Thứ hai: Bản chất sự khác biệt cơ bản giữa bài tập TDTT với lao động chân tay
và các hoạt động tự nhiên khác của con người
- Giống nhau:
 Đều là các hoạt động vận động.
 Đều tác động lên con người, gây ra những biến đổi về sinh lý, sinh hóa, sinh
cơ,., tương tự nhau.
- Khác nhau:
 Mục đích chính của bài tập TDTT là nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển thể
chất người tập. Còn mục đích chính của lao động là tạo ra của cải vật chất
 Lao động tác động lên con người chỉ là thứ yếu, hơn nữa mức độ tác động lên
con người giữa chúng có khác nhau.
 Lao động chân tay chịu sự chi phối của các quy luật trong quá trình sản xuất.
Còn bài tập TDTT lại hoàn toàn chịu sự chi phối của các quy luật phát triển
thể chất và tinh thần, mục tiêu và các nguyên tắc của GDTC
 Trong một số trường hợp riêng biệt thì lao động chân tay có thể được coi là
phương tiện của GDTC bổ trợ, nhằm đạt mục đích của GDTC. Khi đó, hình
thức lao động đã thay đổi và không có mục đích để tạo ra của cải vật chất.
Nhưng về bản chất chúng hoàn toàn không thể thay thế cho các bài tập TDTT.
 Ngoài ra nhiều động tác tự nhiên của con người trong đời sống như: chạy,
nhảy, ném... có thể trở thành nội dung của các bài tập TDTT, khi được thay
đổi hình thức, nội dung, cho phù hợp với các quy luật, đáp ứng mục tiêu của
GDTC.
- Chính sự khác biệt giữa các hoạt động lao động, các hoạt động vận động tự
nhiên với các bài tập TDTT, nên có thể khẳng định rằng, bài tập TDTT là
phương tiện chuyên môn cơ bản của GDTC.
2. Quá trình dạy học động tác-cấu trúc của quá trình dạy học động tác.
- Cơ sở khoa học của cấu trúc quá trình dạy học động tác là quy luật hình thành
kỹ năng kỹ xảo vận động
- Cấu trúc quá trình dạy học động tác gồm 3 giai đoạn sau:

8
o Giai đoạn giới thiệu động tác và bắt đầu tập; Giai đoạn học tập chi tiết: Giai
đoạn củng cố.
 Giai đoạn giới thiệu động tác và bắt đầu tập:
 Mục đích:
- Giới thiệu kỹ thuật và qui trình thực hiện động tác;
- Tiếp thu cơ sở kỹ thuật
 Nhiệm vụ:
- Tạo khái niệm về động lực, chuẩn bị tâm lý để tiếp thu động tác,
- Lọc từng phần, từng yêu lĩnh
- Hình thảnh nhịp điệu cu11g về động tác
- Ngăn ngừa và loại trừ những cử động không cần thiết, những sai phạm lớn.
 Giai đoạn học tập chi tiết:
 Mục đích:
- Chuyển sự tiếp thu ban đầu còn "thô thiển" sang trình độ tương đối "hoàn
thiện";
- Tiếp thu chi tiết hoá kỹ thuật:
- Kỹ năng vận động một phần chuyển sang kỹ xảo.
 Nhiệm vụ:
- Hiểu sâu hơn các qui luật vận động của động tác.
- Chính xác hoá kỹ thuật động tác theo các đặc tính: không gian, động lực học
sao cho phù hợp với người tập
- Hoàn thiện nhịp điệu động tác, đảm bảo thực hiện một cách thoải mái
- Tạo tiền để thực hiện động tác một cách linh hoạt, biến dạng.
 Giai đoạn củng cố.
 Mục đích: Bảo đảm sự tiếp thu hoàn thiện động tác trong các điều kiện khác
nhau.
 Nhiệm vụ:
- Củng cố kỹ xảo đã tiếp thu
- Mở rộng phạm vi tính biến dạng của kỹ thuật
- Hoàn thiện sự cá biệt hoá kỹ thuật
- Trong điều kiện cần thiết, thì cấu tạo lại động tác và tiếp tục hoàn thiện trên cơ
sở phát triển các tố chất thể lực.
V. Khái niệm, phân loại, các yếu tố ảnh hưởng và phương pháp rèn luyện tố
chất bền.
1. Khái niệm: Sức bền là năng lực của cơ thể duy trì thực hiện động tác với
cường độ không giảm trong thời gian kéo dài.

9
- Hay nói cách khác: Sức bền là khả năng của cơ thể chống lại sự mệt mỏi trong
một hoạt động nào đó.
2. Phân loại
- Sức bền thường chia là hai dạng:
Sức bền chung: sức bền trong hoạt động kéo dài, thu hút nhiều cơ tham gia
(thời gian > 30"; cường độ vừa phải)
 Sức bền chuyên môn: sức bền đối với một hoạt động nhất định được chọn làm
đối tượng chuyên sâu.
Ví dụ: sức bền – mạnh, sức bền tốc độ trong chạy ngắn, sức bền – mạnh – tốc
độ trong nhảy cao
o Các yếu tố ảnh hưởng
3. Sức bền phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau:
- Trình độ tấn họện, kỹ thuật.
- Năng lực duy trì hưng phấn của tế bào thần kinh.
- Năng lực của các cơ quan tuần hoàn và hô hấp.
- Hiệu quả của quá trình trao đổi chất.
- Năng lượng dự trữ.
- Khả năng phối hợp các chức năng sinh lý.
- Ý chi.
4. PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN SỨC BỀN
o Căn cứ vào phân loại sức bền, ta thường sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp rèn luyện sức bền chung
 Sức bền chung là cơ sở để rèn luyện sức bền chuyên môn. Do vậy phải được
rèn luyện trước.
- Nguyên tắc sử dụng bài tập rèn luyện sức bền chung:
- Nâng dân thời gian thực hiện
- Bài tập có cường độ vừa phải
- Đòi hỏi nhiều nhóm cơ tham gia
- Tập trong điều kiện "giàu" oxy.
- Phương pháp rèn luyện sức bền chung: phương pháp ổn định, thay đổi,phân
đoạn, lặp lại... bằng cách sử dụng các bài tập nhằm giải quyết những nhiệm vụ
cơ bản sau:
 Nổ lực tối đa
 Tập phối hợp (động tác - hô hấp) để tận dụng oxy ngay trong quá trình hoạt
động.
 Tập nhịp điệu thở để tăng cường khả năng hồi phục.
10
 Rèn luyện ý chí.
 Hoàn thiện kỹ thuật.
- Phương pháp rèn luyện sức bền chuyên môn
- Khi sử dụng các bài tập rèn luyện sức bền chuyên môn cần xem xét kỹ các yếu
tố tạo thành bài tập, như:
 Cường độ tập
 Thời gian tập
 Số lần lặp lại
 Thời gian nghỉ giữa quãng
 Tính chất nghỉ giữa quãng.

Các yếu tố Hoạt động có chu Hoạt động không Hoạt động hỗn hợp
ký với cường độ tối chu kỳ
đa
Phương pháp Thay đổi, phân Lặp lại, trò chơi, Lặp lại, trò chơi,
đoạn, lặp lại,thi thi đấu thi đấu, vòng tròn
đấu
Cường độ Gần giới hạn Tăng dần Tăng dần (tăng sau
khối lượng)
Thời gian tập <= 1 phút Tăng dần Tăng dần
Số lần lặp lại Tăng dần Tăng dần Tăng dần
Thời gian nghỉ 2-3 phút Ngắn dần Ngắn dần
Tính chất nghỉ Tích cực, gần đủ Tích cực, gần đủ Tích cực, gần đủ

- Trong rèn luyện sức bền cần phải rèn luyện ý chí để người tập tự tin thắng được
trạng thái “trạng thái cực điểm”
- Khi gặp “trạng thái cực điểm” nên giảm nhẹ cường độ hoạt động, hít thở sâu,
để nhanh chóng chuyển sang trạng thái “hô hấp lần thứ 2”.
VI. Lượng vận động và quãng nghỉ (các thành phần cơ bản của phương pháp
GDTC)
1. Khái niệm: Lượng vận động trong các bài tập thể lực là mức độ tác động của
chúng tới cơ thể người tập. Lượng vận động dẫn đến những biến đổi chức năng
ttrong cơ thể như các trạng thái trước vận động, bắt đầu vận động, ổn định, mệt
mỏi. Mệt mỏi sau vận động không mất đi hoàm toàn mà để lại những dấu vết.

11
- Quá trình tich lũy những dấu vết những biến đổi thích nghi đó sẽ làm
phát riển trình độ tập luyện. Trong lượng vận động chung của 1 bài tập
được xác định bới khối lượng và cường độ vận động.
2. Khối lượng vận động: Là độ dài thời gian tác động, là tổng số lần vận độngt
thể lực đã được thực hiện và nhiều thông số khác.
VD Tổng số , tổng trọng lượng, số lần lội lại.
3. Cung để vận động: Là sự tác động vào cơ thể của bài tập vào mỗi thời
điểm cụ thể, nhức căng thẳng chức năng, trị số của một lần gắng sức,
VD. Mật độ vận động buổi tập, tốc độ thực hiện bài tập, tần số lặp lại ...
- Trong hoạt động bài tập thể lực thì dưới tác động của lượng vận động
dẫn tới những diễn biến về chức năng trong cơ thể, VD: Trạng thái trước
vận động, bắt đầu vận động, ổn định, mệt mỏi, Mệt mỏi sau vận động
không mất đi hoàn toản mà để lại những “tẩu vết. Chính sự tích lưu
những dấu vế", những biến đổi thích nghi đó sẽ làm phát triển trình độ
tập luyện. Như vậy, dưới tác động của lượng vận động sẽ dẫn tới mệt
mỏi, rồi hồi phục và thích nghi.
- Trong GDTC nhìn chung về cơ bản các chỉ số tối đa của khối lượng và
cường độ của bài tập luôn có mối tương quan tỷ lệ nghịch, nó được phản
ánh rất rõ trong các phương pháp GDTC khác nhau.
o Có 2 loại lượng vận động là lượng vận động bên trong và lượng vận động
bên ngoài:
 Lượng vận động bên trong: Là mức biến đổi về sinh lý, sinh hóa trong
cơ thể khi thực hiện bài tập.
 Ltượng vận động bên ngoài: Được thể hiện qua các chỉ số của khối
lượng và cường độ vận động của bài tập.
- Hiệu quả tập luyện còn phụ thuộc vào trật tự kết hợp một cách khoa học
của sự luân chuyển hợp lý giữa lượng vận động và quãng nghỉ trên cơ sở
tính giai đoạn của quá trình hồi phục. Căn cứ vào mức độ hồi phục người
ta chia Im 3 loại quãng nghỉ là:
 Quãng nghi đầy đủ: 1 quãng nghi đảm bảo cho lượng vận động tiếp theo
được thực hiện vào thời điểm khả năng vận động thể lực đã hồi phục về
mức ban đầu.
 Quãng nghỉ ngắn: là quãng nghỉ mà trong đó lượng vận động được lặp
lại vào thời điểm các chức năng riêng lẻ hoặc toàn bộ cơ thể chưa kịp
hồi phục đầy đủ (với quãng nghi này tượng vận động bên trong ngày
càng tăng lên).
12
 Quãng nghỉ vượt mức: là quãng nghỉ đảm bảo cho lượng vận động lặp
lại được thực hiện vào thời điểm diễn ra pha hồi phục vượt mức. Do vậy
cùng 1 phương pháp bài tập những thay đổi quãng nghỉ khác nhau thì
hiệu quả cũng khác nhau,
- Lượng vận động trong buổi tập có thể liên tục hay ngắt quãng, quãng nghỉ
có thể thụ động hay tích cực, lập kế hoạch và điều chỉnh lượng vận động là
nội dung cơ bản trong xây dựng phương pháp GDTC.Do vậy, lượng vận
động và quãng nghỉ là các thành tố cơ bản của phương pháp GDTC.
VII. Phương pháp tập luyện biển đổi.
- Đó là PP tiến hành tập luyện trong điều kiện thay đổi nhằm thực hiện
nhiệm vụ giáo dục thể chất nhất định. Điều kiện thay đổi ở cấu trúc, hình
thức động tác, các chỉ số bên ngoài của lượng vận động, môi trường, trang
thiết bị, ... Ví dụ chạy tại chỗ theo tần số gõ nhịp có biến đổi của máy...
- Đặc trưng của nhóm phương pháp này là thay đổi có chủ đích các nhân tố
gây tác động cơ bản trong tiến trình tập luyện. Trong từng trường hợp cụ
thể có thể làm thay đổi trực tiếp các thông số vận động (Tốc độ, nhịp độ,
thời gian...), thay đổi cách thức thực hiện động tác, thay đổi quãng nghỉ và
các điều kiện bên ngoài.
- Bản chất là đặt ra cho cơ thể những yêu cầu mới, bất thường và cuối cùng
là cao hơn để kích thích sự phát triển khả năng chức phận của cơ thể. Nó
còn có khả năng cải tạo chức năng sinh lý, tâm lý, độ linh hoạt khi sử dụng
các kỹ năng kỹ xảo trong phối hợp vận động ...
 Nhóm các phương pháp này có 2 loại sau: phương pháp tập biến đổi liên
tục và phương pháp tập biến đổi ngắt quãng.
- Phương pháp tập biến đổi liên tục:
 Thường được áp dụng trong các bài tập có chu kỳ (các cự ly chạy, đua xe
đạp...). Phương pháp điển hình của nhóm này là phương pháp chạy biến
tốc trên cự ly dài.
 Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho tổ hợp liên hoàn các bài tập
không chu kỳ như bài tập liên tổng hợp trong thể dục thi đấu hoặc nhào
lộn.
- Phương pháp tập biến đổi ngắt quãng:
 Đặc điểm nổi bật ở chỗ là thường xuyên có sự luân phiên hợp lý giữa vận
động và nghỉ ngơi với xu hướng cường độ, nhịp độ thực hiện bài tập thay
đổi liên tục với tốc độ tăng tiến với những quãng nghỉ cho phép không

13
ngừng tăng lượng vận động (tăng trọng lượng tạ qua mỗi lần tập, tăng tốc
độ qua mỗi lần chạy...
 Phương pháp này thường sử dụng quãng nghỉ vượt mức hoặc quãng nghỉ
đầy đủ để hồi phục. Khi vận dụng phương pháp biến đổi trong tập luyện
thể lực phải làm cho lượng vận động phù hợp với nhiệm vụ tập luyện và
sức chịu đựng của cơ thể.
VIII. Nguyên tắc vừa sức.
 Nguyên tắc vừa sức hay còn gọi là nguyên tắc thích hợp và cá biệt hóa. Trong
giáo dục thể chất, nguyên tắc này đặc biệt quan trọng và tác động trực tiếp đến
sức khoẻ người tập.
 Nguyên tắc này phải được đảm bảo ở mọi biện pháp: giảng giải, làm mẫu, nội
dung học, lượng vận động...
 Nguyên tắc vừa sức được đảm bảo khi thực hiện tốt hay vấn đề cơ bản sau:
- Lưu ý đến đặc điểm của người học về giới tính, lứa tuổi, trình độ, sức khoẻ,
trình độ tập luyện. Độ khó của bài tập được xác định bởi hai cơ sở quan trọng:
 Mức độ phức tạp của kỹ thuật động tác: Mức độ phức tạp của kỹ thuật
động tác là số lượng các chi tiết kỹ thuật cần phối hợp của cơ thể
 Lượng vận động của bài tập: Lượng vận động của bài tập là sự tác tác
động của các bài tập TDTT lên cơ thể người tập, người ta phân biệt làm
hai dạng:
 Lượng vận động bên trong: là mức độ biến đổi về sinh lý, sinh hóa...của
cơ thể dưới tác động của bài tập
 Lượng vận động bên ngoài được cấu thành bởi hai thành tố:Khối lượng
vận động và Cường độ vận động:
 Khối lượng vận động: là tổng cự ly, tổng trọng lượng; tổng thời gian, tổng
số lần.. phải thực hiện của bài tập.
 Cường độ vận động: là khối lượng vận động thực hiện được trong một đơn
vị thời gian.
 Để đảm bảo nguyên tắc vừa sức cần thực hiện các yêu cầu:
- Đảm bảo qui trình thực hiện chương trình giảng dạy, cùng với các yêu cầu
thích hợp.
Quan tâm đến đặc điểm cá nhân người tập: lứa tuổi, giới tính, trình độ tập
luyện, sức khoẻ..
Tuân thủ quy luật: "từ dễ đến khó", "từ đơn giản đến phức tạp", "từ những điều
đã biết đến những điều chưa biết".
 Nguyên tắc tự giác và tích cực.
14
- Tính tự giác tích cực của người tham gia tập luyện TDTT thường được thể hiện
qua hoạt động tự giác, gắng sức để hoàn thành nhiệm vụ học tập – rèn luyện. Thái
độ ấy được bắt nguồn từ ý thức học tập tốt, sự cố gắng nắm vững những kỹ năng –
kỹ xảo cùng những hiểu biết có liên quan, phát triển các phẩm chất về thể lực và
tinh thần để đề ra quyết tâm khắc phục những khó khăn trên con đường học tập -
rèn luyện. Ở đây tính tự lập là một trong những hình thức cao nhất của tính tích
cực, nó được thể hiện qua hoạt động hăng hái để “tự giải quyết những nhiệm vụ
do kích thích nội tâm của từng người học tạo nên"
- Điều ấy cho thấy rõ ràng là hiệu quả của một quá trình sư phạm phần lớn phụ
thuộc vào bản thân người được giáo dục có thái độ tích cực và tự giác như thế nào
đối với công việc của mình. Việc hiểu được bản chất các nhiệm vụ cũng như cách
thực hiện với sự quan tâm tích cực sẽ giúp người học học nhanh, học tốt hơn nâng
cao hiệu quả các động tác cần học, nó tạo điều kiện sử dụng một cách sáng tạo các
kiến thức - kỹ năng -kỹ xảo vào cuộc sống.
- Khi vận dụng nguyên tắc tự giác tích cực vào quá trình GDTC cần phải đảm
bảo một số yêu cầu sau đây:
- Cần phải giáo dục thải độ tự giác tích cực và hứng thú vững chắc đối với mục
đích tập luyện chung cũng như đối với các nhiệm vụ cụ thể của từng buổi tập.
- Đây là tiền đề cần thiết của thái độ học tập và nó chính là động cơ để tham gia
hoạt động đó. Các động cơ kích thích hoạt động tập luyện cũng rất đa dạng.
Thông thường và đặc biệt ở trẻ em, động cơ đó phần lớn là sự ngẫu nhiên, không
quan trọng và sâu sắc mà chủ yếu là sự hấp dẫn về hình thức bên ngoài của động
tác tập luyện vì các em có ham muốn một hình thể đẹp, thích thú TDTT theo một
nghĩa nông cạn. Vì vậy nhà giáo dục phải biết khêu gợi cho người tập hiểu được ý
nghĩa to lớn - chân chính của hoạt động TDTT, để dựa trên động cơ ban đầu đó
dẫn dắt người tập hiểu rõ được bản chất sâu sắc của TDTT.
- Nguyên tắc tự giác tích cực còn đòi hỏi xa và cụ thể hơn. Cần làm cho người
học nhận thức được ý nghĩa cụ thể của từng nhiệm vụ cần được thực hiện nghĩa là
chứng minh được sự cần thiết của nhiệm vụ đó như một trong những khâu tất yếu,
những bước tuần tự trên con đường đạt đến mục đích đã định.
- Kích thích việc phân tích có ý thức, việc kiểm tra và sử dụng hợp lý sức lực khi
thực hiện các bài tập.
- Các bài tập thể lực đều các hoạt động dưới sự kiểm tra của ý thức nhưng tất
nhiên ý thức khi đó về động tác vẫn chưa được hoàn thiện đến mức cần thiết vì
vậy sự hình thành kỹ năng – kỹ xảo vận động luôn gắn với tự động hóa động tác.
Song về nguyên tắc tự động hóa động tác không làm giảm đi vai trò quan trọng có

15
ý nghĩa của hoạt động ý thức. Ngược lại đó là một trong những điều kiện để nâng
cao chất lượng điều khiển có ý thức đối với hoạt động vận động. Điều này chỉ
đúng khi tự động hóa được tạo ra không phải do sự lặp lại máy móc mà do chính
quá trình tổ chức thực hiện có ý thức và phù hợp. Như vậy giáo viên có vai trò to
lớn mang tính chủ đạo trong đánh giá và uốn nắn hoạt động học tập của học
sinh.Để đạt được điều này giáo viên cần phải sử dụng các phương pháp thích ứng
để tạo ra khả năng kích thích sự phát triển các năng lực tự đánh giá, tự kiểm tra
các động tác tập luyện của mình và so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật cần phải đạt
được.
- Cần giáo dục tính sáng kiến, tính tự lập và thái độ sáng tạo khi thực hiện các
nhiệm về tập luyện.
- Các hoạt động vận động tích cực chính là đối tượng nghiên cứu cơ bản cũng là
phương tiện cơ bắn của sự phát triển các năng lực trong quá trình GDTC. Ngay cả
khi tiếp thu các hình thức hoạt động vận động đã quen biết rộng rãi thì ở mỗi
người dường như cũng phải xây dựng mới lại các hình thức đó cho tương ứng với
khả năng riêng biệt của mình. Điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp khéo léo vai
trò chủ đạo của thầy với tính tích cực, tính tự lập, tính sáng tạo cao của học sinh.
Trong thực tiễn để cho người thấy có vai trò chủ đạo trong quá trình sư phạm
nhưng không nên đối lập với tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh.
 Nguyên tắc hệ thống.
- Bản chất của nguyên tắc này có liên quan tính thường xuyên, liên tục, tính
tuần tự cũng như sự luân phiên hợp lý giữa lượng vận động với nghỉ ngơi và
mối liên hệ lẫn nhau giữa các mặt khác nhau trong nội dung tập luyện.
 Tính liên tục của quá trình giáo dục thể chất và luân phiên hợp lý giữa lượng
vận động và nghỉ ngơi (1.5 điểm).
- Tập luyện thường xuyên có hiệu quả cao hơn tập luyện thất thường. Tính liên
tục của quá trình giáo dục thể chất có những đặc điểm cơ bản liên quan đến sự
luân phiên hợp lý giữa lượng vận động và nghỉ ngơi.
- Tập luyện liên tục hợp lý gây nên những biến đổi dương tính về chức năng,
cấu trúc. Nếu ngừng tập luyện trong một thời gian tương đối ngắn thì những
mối liên hệ phản xạ có điều kiện vừa xuất hiện đã bắt đầu mờ tắt đi. Do vậy,
hoàn thiện thể chất chỉ có được trong quá trình giáo dục thể chất liên tục. Liên
tục không có nghĩa là không nghỉ ngơi mà qua một hệ thống luân phiên giữa
lượng vận động và nghỉ ngơi.
- Điểm then chốt của nguyên tắc hệ thống trong quá trình giáo dục thể chất là
không cho phép nghỉ dừng đến mức làm mất hiệu quả tốt đã có qua tập luyện.

16
Tức là phải đảm bảo hiệu quả của mỗi bài tập sau được "chồng" lên bằng một
cách nào đó trên "dấu vết" của buổi tập trước, đồng thời cũng cố sâu thêm dấu
vết đó.
 Hiệu quả một số buổi tập được cộng gộp lại làm xuất hiện hiệu quả tích
lũy cả một hệ thống các buổi tập gây ra những biến đổi thích nghi tương
đối về cấu trúc và chức năng. Đó chính là cơ sở của trình độ chuẩn bị thể
lực, huấn luyện và các kỹ xảo vận động vững chắc.
- Có 3 kiểu quãng nghỉ thường dùng:
1. Buổi tập tiếp theo được tiến hành giai đoạn hồi phục vượt mức
2. Buổi tập tiếp theo được tiến hảnh giai đoạn hồi phục như lúc ban đầu cho
phép ốn định các kỹ xảo đã tiếp thu vi các buổi tập diễn ra gần nhau hơn.
3. Chưa hồi phục, tức là diễn ra trên nền hồi phục chưa đầy đủ năng lực hoạt
động của một số bộ phận và các chỉ số chức năng riêng lẻ.
- Tuy nhiên, trong thực tiễn giáo dục thể chất các buổi tập thường luân phiên
nhau theo nội dung, xu hướng, khối lượng, cường độ vận động.
- Song cần chú ý quá trình hồi phụctrong các cơ quan và hệ thống khác nhau xảy
ra không cùng một lúc. Ví dụ: khi hồi phụctiềm năng cung cấp năng lượng của
cơ bắp bắt đầu hàm lượng ATP sau đó đến phốtpho creamin và chậm hơn cả là
glycozen. Đó là điều quyết định sự hồi phục năng lực hoạt động không cùng
một lúc của cơ quan vận động khi tiến hành các hoạt động mang tính chất khác
nhau.
- Như vậy, trong quá trình giáo dục thể chất có thể có các hình thức khác nhau về
luân phiên hợp lý giữa tập luyện và nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi hợp lý cũng phải được
coi là một yếu tố cần thiết hợp thành quá trình giáo dục thể chất giống như các
buổi tập bài tập đảm bảo duy trì tính liên tục của quá trình giáo dục thể chất.
- Tính lặp lại và tinh biến dạng không lặp lại nhiều thì không thể hình thành và
củng cố các kỹ xảo vận động trong quá trình thể chất cần lặp lại không chỉ các
bài tập riêng lẻ mà còn tuần tự các bài tập trong các buổi tập song nếu chỉ lặp
lại các định hình đã qua” thì sẽ dẫn đến sự gò bó, cứng nhắc đối với kỹ xảo thu
được và sự phát triển năng lực thể chất sẽ bị dừng lại theo tính chất củng cố,
duy trì mà thôi.
- Để giải quyết sự mâu thuẫn trên của sự lập lại là tính biến dạng, nó là sự biển
dụng rộng rãi các bài tập các điều kiện thực hiện cũng như biến dạng về lượng
vận động, đa dạng các phương pháp vận dụng chúng ... đối với hình thức và nội
dung của buổi tập. Vì vậy việc kết hợp các mặt đối lập (tính lặp lại và tinh biến

17
dạng) trong quá trình giáo dục thể chất phải được chú ý khi xây dựng hệ thống
buổi tập.
 Tính tuần tự của các buổi tập và mối liên hệ lẫn nhau giữa các mặt khác nhau
trong nội dung các buổi tập:
- Trình tự hợp lý các buổi tập có liên quan chặt chẽ đến tính thích hợp vì khi
vạch ra tiến trình giáo dục thể chất phải xuất phát trước hết từ các khả năng của
người tập, cũng như các quy luật phát triển đảm bảo tính vừa sức của các giai
đoạn.Điều đó có nghĩa là tính thích hợp chi phối tính tuần tự, song tính tuần tự
thì không dẫn đến tính thích hợp.
- Trong từng giai đoạn của giáo đục thể chất có thể có những bước đi khác nhau
song tất cả đều phải vừa sức lo vậy trước hết phải xác định tính tuần tự hợp lý
theo quy tắc từ dễ đến) khó, từ đơn giản đến thức tạp (0,5 điểm).
- Trong quá trình giáo dục các tố chất thể lực không nên hiểu chúng cũng được
giáo dục theo thứ tự kế tiếp nhau mà đó phải là phát triển toàn diện các tố chất
thể lực song nó ý nhấn mạnh tính tuần tự đối với các mặt khác nhau của quá
trình độ cho phù hợp với quy luật phát triển thể chất theo lứa tuổi.
- Khi xây dựng hệ thống các buổi tập thì các bài tập thể lực cần phải sử dụng tốt
tối đa sự chuyển tốt” các kỹ xảo và các tố chất. Hạn chế sự "chuyển xấu".
- Việc lựa chọn trình tự hợp lý của các bài tập trong mỗi buổi tập riêng lẻ, cần
tính toán đến hiệu quả gần nhất của các lượng vận động có tính chất khác nhau:
Như lượng vận động mang tạo nên một nền sinh lý học thuận lợi cho lượng vận
động đòi hỏi chủ yếu sức bền .. Do vậy theo xu hướng trội có thể duy trì trật tự
lượng vận động như sau : Bài tập nhanh – mạnh – bền. Trật tự này đã đúng
trong nhiều trường hợp song không phải là thích hợp duy nhất (0.5 điểm).
IX. Phương pháp điều chỉnh lượng vận động và tổ chức hoạt động của người
tập trong giờ học chính khóa.
1. Phương pháp điều chỉnh lượng vận động:
- Cơ sở của phương pháp điều chỉnh vận động trong giờ học TDTT được thực
hiện trên mối quan hệ hợp lý giữa cường độ với khối lượng và thời gian nghỉ để
luân phiên, chuyển đổi nội dung học tập. Quá trình điều chỉnh lượng vận động
cũng cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau:
 Tổng thời gian hữu ích cho buổi lên lớp phải chiếm tỷ trọng 70% của tổng
thời gian của một giờ học. Ví dụ: Một giờ học TDTT là 120° (hai giờ) thì tổng
thời gian hữu ích phải chiếm từ 70' – 80'. Còn lại 40' – 50” dành cho các nội
dung chuẩn bị khác.

18
 Duy trì mật độ tập luyện trong thời gian hữu ích phải phù hợp với trình độ, lứa
tuổi, sức khỏe của người học.Nếu mật độ tập luyện quá “thưa” hoặc quá
“mau” đều không có hiệu quả thực tế.
 Lượng vận động của giờ học thường được điều chỉnh thông qua phương
pháptrực tiếp tức là thay đổi số lân, trọng lượng, tốc độ, hoặc các thông số
khác. Phương pháp gián tiếp là thay đổi điều kiện bên ngoài như: chạy lên
dóc, chạy trong cát, tập trên hep, độ cao cao hơn.vv. (thay đổi kích thước,
trọng lượng).
2. Phương pháp tổ chức hoạt động của người tập:
 Trong buổi học tất cả lớp được giao nhiệm vụ chung, dưới sự điều khiển của
giáo viên, giáo viên phải căn cứ vào các đặc điểm của học sinh, hay VĐV mà tổ
chức theo hình thức nhóm, giáo viên hướng dẫn cho từng nhóm.
 Trong hình thức tổ chức hoạt động cá nhân, mỗi học sinh nhận nhiệm vụ riêng
nên giáo viên phải hướng dẫn cho từng người, nhìn chung cả hai hình thức này
đều có ưu điểm và nhược điểm, do vậy cần kết hợp cho phù hợp với nội dung
giảng dạy.
 Một hình thức tổ chức mang lại hiệu quả cao là hình thức “tập luyện vòng
tròn”, nó được sử dụng rộng rãi trong các giờ học TDTT chính khóa, ngoại
khóa và trong huấn luyện thể thao.
 Phân bổ vị trí giữa giáo viên, học sinh và dụng cụ tập luyện coi là hợp lý khi
đáp ứng các yêu cầu sau:
 Đảm bảo cho giáo viên và học sinh có thể nhìn và nghe thấy rõ tất cả những gì
diễn ra cần thất trong giờ học.
 Phù hợp với quy tắc vệ sinh cá nhân và vệ sinh cộng đồng.
 Loại trừ khả năng xảy ra chấn thương.
 Phân bổ vị trí hợp lý trong giờ học còn là điều kiện tốt để giáo dục ý thức kỷ
luật và tinh thần tập thể cho học sinh.
X. Công tác chuẩn bị cho một buổi tập TDTT của người giáo viên.
1. Khái niệm: Công tác chuẩn bị của giáo viên cho một buổi tập là các hoạt động
chuẩn bị trước khi vào giờ học, nó bao gồm:
- Xác định nhiệm vụ giờ học.
- Lập kế hoạch cụ thể cho giờ học.
- Chuẩn bị trước trang thiết bị vật chất cần thiết.
(Các công việc chuẩn bị trên có liên quan mật thiết với nhau. Đồng thời, mỗi việc đều
đòi hỏi có yêu cầu riêng biệt, hỗ trợ đạt hiệu quả GDTC).

19
2. Xác định nhiệm vụ giờ học
- Xác định nhiệm vụ giờ học phải cụ thể, có thể hẹp về phạm vi sao cho phần
lớn có thể giải quyết trong giờ học.
- Phải phù hợp với đối tượng tập luyện về giới tính, trình độ tập luyện. Nhiệm
vụ giờ học được xác định căn cứ theo tiến trình điều chỉnh phù hợp với giai
đoạn giảng dạy.
- Các nhiệm vụ phải mang tính kế thừa, việc xác định nhiệm vụ giờ học phải
mang tính khoa học, những giờ học khác nhau thông thường giải quyết các
nhiệm vụ khác nhau, do đó phải biên soạn giáo án TDTT phù hợp với từng giờ
học tránh rập khuôn, không cứng nhắc đơn điệu.
3. Lập kế hoạch cụ thể cho giờ học (Biên soạn giáo án)
- Là việc lập kế hoạch giờ học phù hợp với trình tự buổi học. Trong mỗi giáo án
phải có nhiệm vụ yêu cầu cụ thể,thời gian thực hiện, LVĐ( số lần, số m chạy,
số thời gian, ... ) phương pháp tổ chức thực hiện như thế nào, theo đội hình nào.
- Giờ học phải giải quyết các trình tự nhiệm vụ, các nhiệm vụ chính cơ bản và
phức tạp được tiến hành ở phần chính cơ bản, các nhiệm vụ ít quan trọng hơn
được trình bày ở phần đầu và kết thúc. LVĐ được sắp xếp tăng dần dần và tăng
cao nhất ở phần cơ bản. Các kỹ thuật động tác mới học nên đưa vào giảng dạy
ở đầu khi năng lực về thể lực – trí lực của người học còn đang ở mức độ cao.
Trong giáo án các phần nội dung của buổi học được sắp xếp liên tục chặt chẽ để
đảm bảo mật độ chung (mật độ hoạt động) và mật độ vận động
- Khi biên soạn giáo án, phải soạn phần nội dung cơ bản trước sau đó mới soạn
phần còn lại (vì phần cơ bản là trọng tâm của buổi học, nó xác định & chi phối
các phần còn lại). Ngay trong giáo án cần phải đề ra nhiệm vụ về nhà cho người
tập.
4. Chuẩn bị trang thiết bị dụng cụ tập luyện gồm
- Chuẩn bị nhà tập, sân bãi, trang thiết bị dụng cụ để giảng dạy, dụng cụ tập
luyện bổ trợ và chính thức;
- Chuẩn bị địa điểm tập luyện phải chu đáo, tránh việc bị chấn thương trong khi
tập, trang phục của giáo viên và người tập. Vì giờ tập TDTT là giờ thực hành,
các hoạt động vận động chiếm vai trò chính nên dụng cụ phải đầy đủ, càng
nhiều càng tốt, người tập phải có đầy đủ quần áo tập theo mùa.

20
Mục lục
I. Chức năng cơ bản của TDTT...................................................................Error! Bookmark not defined.
1. Những chức năng chuyên môn:..............................................................................................................1
2. Những chức năng văn hóa chung:..........................................................................................................2
II. Mục đích, nhiệm vụ, phát triển TDTT nước ta.................................................................................3
1. Mục đích chung của nền TDTT nước ta:...............................................................................................3
2. Nhiệm vụ phát triển TDTT nước ta: Để đạt được mục đích trên, các nhiệm vụ phát triển TDTT nước
ta được đặt ra để giả quyết là (3 nhiệm vụ).....................................................................................................4
2.1 Nâng cao thể chất và sức khỏe của nhân dân:...................................................................................4
2.2 Nâng cao trình độ thể thao của đất nước, từng bước vươn lên những đỉnh cao về thành tích ở
khu vực và quốc tế...........................................................................................................................................5
2.3 Góp phần làm pang phú lành nhạt đời sống văn hóa và giáo dục con người mới..........................5
III. Những phương pháp dạy kỹ thuật động tác thể dục thể thao..........................................................5
1. Nguyên tắc phát triển hợp lý con người toàn diện và cân đối..............................................................6
2. Nguyên tắc TDTT kết hợp và phục vụ cho lao động và quốc phòng...................................................7
3. Nguyên tắc giữ gìn và nâng cao sức khỏe..............................................................................................7
IV. Bài tập TDTT (phương tiện chuyên môn cơ bản của giáo dục thể chất).........................................8
1. Khái niệm bài tập TDTT:
2. Quá trình dạy học động tác-cấu trúc của quá trình dạy học động tác................................................8
V. Khái niệm, phân loại, các yếu tố ảnh hưởng và phương pháp rèn luyện tố chất bền.........................8
1. Khái niệm:
2. Phân loại...................................................................................................................................................9
3. Sức bền phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau:.......................................................................................9
4. PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN SỨC BỀN.........................................................................................10
VI. Lượng vận động và quãng nghỉ (các thành phần cơ bản của phương pháp GDTC)....................11
1. Khái niệm
2. Khối lượng vận động:............................................................................................................................12
3. Cung để vận động..................................................................................................................................12
VII. Phương pháp tập luyện biển đổi.......................................................................................................13
VIII. Nguyên tắc vừa sức......................................................................................................................144
IX. Phương pháp điều chỉnh lượng vận động và tổ chức hoạt động của người tập trong giờ học
chính khóa....................................................................................................................................................195
1. Phương pháp điều chỉnh lượng vận động:...........................................................................................16

21
2. Phương pháp tổ chức hoạt động của người tập:.................................................................................17
X. Công tác chuẩn bị cho một buổi tập TDTT của người giáo viên........................................................18
1. Khái niệm...............................................................................................................................................19
2. Xác định nhiệm vụ giờ học....................................................................................................................20
3. Lập kế hoạch cụ thể cho giờ học (Biên soạn giáo án)..........................................................................21
4. Chuẩn bị trang thiết bị dụng cụ tập luyện gồm...................................................................................21

Tài liệu tham khảo


Lý luận thể dục thể thao ..... Trường ĐH TDTT TP.HCM khoa Y sinh học TDTT

22

You might also like