You are on page 1of 127

 Giải phẫu đại

GIẢI PHẪU NGƯỜI


cương
- Là môn khoa học nghiên cứu về cấu trúc cơ thể con người.
- Hippocrate (460 – 377 TCN) và thuyết thể dịch “các cơ quan được tạo thành từ các thành
phần là máu, khi,́ mâ ̣t vàng và mâ ̣t đen, các cơ quan có cấu tạo khác nhau là do tỷ lê ̣ các
thành phần trên khác nhau”
- André Vésalius (1514 – 1519) và phương pháp nghiên cứu giải phẫu là quan sát trực tiếp
trên viê ̣c phẫu tích xác.
I. Các phần và các vùng cơ thể

1. Các mặt phẳng và trục

a. Mặt phẳng ngang


- Là mặt phẳng thẳng góc với trục của cơ thể, chia cơ thể thành phần trên và phần
dưới
b. Mặt phẳng đứng dọc
- Là mặt phẳng đứng từ trước ra sau chia cơ thể ra làm hai phần: phải và trái. Mặt phẳng
đứng dọc giữa chia cơ thể ra làm hai phần đối xứng.
c. Mặt phẳng đứng ngang
- Là mặt phẳng thẳng góc hai mă ̣t phẳng trên chia cơ thể làm hai phần: trước - sau. Mặt
phẳng này song song với mặt trước của cơ thể.
2. Các đường định hướng của cơ thể và các thuật ngữ vè hướng và vị trí
1
3. Các phần của cơ thể

4. Các vùng của cơ thể

II. Hệ vận động

2
- Đặc điểm phân biệt giữa động vật và thực vật là sự thích ứng của động vật với môi trường
nhờ sự vận động. Sinh vật có 3 loại vận động:
• Vận động kiểu Amib nhờ chất nguyên sinh: ví dụ như bạch cầu.
• Vận động nhờ lông chuyển: ví dụ như thảo trùng, biểu mô.
• Vận động nhờ sự co thắt cơ vân, ở đại đa số các động vật và ở con người, làm cơ thể
chuyển động trong không gian, và của cơ trơn làm các tạng vận động và các mạch máu
chuyển máu trong cơ thể.
- Bộ máy vận động gồm có hai phần:
• Phần thụ động gồm bộ xương và hệ liên kết các xương (khớp xương).
• Phần vận động các cơ.
1. Hệ xương
a. Chức năng và vị trí
- Xương là yếu tố cứng rắn, nằm giữa các phần mềm của cơ thể và có 3 nhiệm vụ chính.
* Nhiệm vụ bảo vệ
- Ở động vật cấp thấp, xương bọc ở bên ngoài (tôm, cua) động vật có xương sống và
người thì xương ở bên trong, do đó thể có kích thước to lớn như hiện nay. Các xương
hợp lại thành bộ xương. Một số xương tạo thành một hộp (hộp sọ), một ống (ống tuỷ)
một khoang (lồng ngực chứa tim cơ phổi và chậu hông chứa các tạng niệu dục). Hộp
sọ và bộ não:

* Nhiệm vụ nâng đỡ
- Bộ xương là trụ cột của cơ thể, xung quanh là các phần mềm, là chỗ bám của phần mềm
tạo lên hình dáng cơ thể, phản ánh đặc trưng hình thể và đặc tính của từng loài.
* Nhiệm vụ vận động
- Các xương tiếp khớp với nhau và là nơi bám của phần lớn các cơ, là cha dựa cho cơ thể
hoạt động, xương như một đòn bẩy, đóng vai trò thụ động trong bộ máy vận động, khi bị
kích thích, cơ co lại hay duỗi ra làm xương chuyển động cơ thể chuyển động theo để đáp
ứng một nhu cầu cần thiết.

3
* Các chức năng khác
- Tuỷ xương là nơi tạo huyết, sản sinh huyết cầu. Xương cũng là kho dự trữ chất khoáng
như Fe++ Ca++ mà khi cần cơ thể có thể huy động lấy ra
b. Thành phần và số lượng bộ xương
- Cơ thể có tổng số 206 - 208 xương, phần lớn là các xương chẵn và được chia
làm 2 phần chính:
 Bộ xương trục (81 xương): Gồm 22 xương đầu mặt, 1 xương móng và 3 đôi
xương nhỏ của tai (tổng số 29 xương). Các xương đầu mặt chia làm 2 phần:
phần sọ não (sọ thần kinh) có 8 xương tạo thành hộp sọ và phần sọ mặt (sọ
tạng) có 14 xương tạo nên khối xương sọ mặt.

4
- Xương thân mình gồm có 26 xương đốt sống, 1 xương ức và 12 đôi xương sườn (tổng số
51 xương).
- Các xương đốt sống hợp với nhau tạo thành cột sống, kéo dài từ nền sọ đến xương cụt và
được chia thành 5 đoạn:
• Đoạn cổ có 7 đốt sống cong lõm ra sau.
• Đoạn ngực có 12 đốt cong lõm ra trước.
• Đoạn thắt lưng có 5 đốt cong lõm ra sau.

• Bộ xương treo hay xương chi (126 Xương)

- Chi trên gồm 64 xương, dính vào thân bởi đai vai. Chi dưới gồm có 62 xương, dính vào
thân bởi đai hông.
c. Hình thể của xương

5
 Phân loại xương
Dựa vào hình thể và chức năng, có thể chia xương làm 4 loại:
- Xương dài: ở chi gồm có thân xương và 2 đầu xương.
- Xương ngắn: ở cổ tay, bàn chân, ngón, và đốt sống.
- Xương dẹt: ở hộp sọ, xương bả vai, xương ức, xương chậu.
- Xương không đều hay bất định hình: xương thái dương, xương sàng...
- Ngoài ra còn có 1 loại xương vừng, là xương nhỏ nằm trong gân cơ và thường đệm vào
các khớp để giảm độ ma sát của gân giúp cơ hoạt động tốt hơn.

 Mô tả hình thể ngoài của xương


- Mỗi xương được mô tả một cách khác nhau tuỳ theo hình thể ngoài của nó.
Ví dụ:
* Xương dài (trước khi mô tả phải định hướng xương)

- Đầu xương: là nơi tiếp khớp với xương khác, thường là chỏm hình cầu hay phẳng, có
nhiều chỗ lồi chỗ lõm và chia làm hai loại: tiếp khớp và không tiếp khớp.
- Diện khớp: lõm như ổ chảo, lồi như lồi cầu, ròng rọc...
- Diện không khớp: có tên gọi khác nhau như lồi củ, lồi cầu, gai.
- Mặt: có các chỗ bám của cơ hay cơ đi qua.
- Cổ xương: là nơi nối tiếp giữa đầu và thân xương.
- Thân xương: hình lăng trụ tam giác có các mặt các bờ. Mặt xương có thể nhẵn có thể gồ
ghề để cho gân cơ bám hay mạch thần kinh đi qua.

* Xương dẹt
Mô tả các mặt của xương, các bờ và các góc.
d. Hình thể trong và cấu trúc
- Có thể quan sát bằng mắt thường (cấu tạo đại thể) và bằng kính hiển vi hay kính lúp (cấu
tạo vi thể).
 Cấu tạo đại thể
- Có những phần chung và phần riêng cho mỗi xương hay mỗi loại xương.Nếu cưa dọc hay
cưa ngang một xương ta thấy:
▪ Lớp xương đặc: ở ngoài, là một lớp xương mịn rắn chắc mầu vàng nhạt.
▪ Xương xốp: ở trong gồm các bè xương bắt chéo nhau chằng chịt, để hở những hốc nhỏ
trông như bọt biển.

6
* Đặc điểm cấu tạo riêng của mỗi loại xương
- Xương dài: hai đầu xương, lớp xương đặc chỉ là một lớp mỏng bao bọc ở
ngoài và bên trong là cả khối xương xốp chứa đầy tuỷ đỏ. Thân xương, lớp đặc ở ngoài
làm thành một ống xương dày ở giữa và mỏng dần ở 2 đầu; lớp xương xốp ở trong thì
ngược lại dầy ở 2 đầu, mỏng ở giữa; trong cùng là một ống tuỷ dài chứa đầy tuỷ vàng.

- Xương ngắn: cấu trúc cũng tương tự như đầu xương dài: gồm một khối xương
xốp ở trong bọc bởi một vỏ mỏng xương đặc ở ngoài.

- Xương dẹt: hợp bởi 2 bản xương đặc kẹp ở giữa một lớp xương xốp. Có chỗ
xương mỏng, 2 bản xương đặc dính sát vào nhau và không còn lớp xương xốp nữa.

- Ở các xương sọ: bản ngoài rất chắc, bản trong giòn và dễ vỡ, lớp xương xốp ở
giữa có tên riêng là lõi xốp.

* Ý nghĩa cấu tạo của các xương


- Cấu tạo hình ống của xương đặc trong thân xương dài cũng như cách sắp xếp các bè
xương trong xương xốp đều có tác dụng làm nhẹ bớt trọng lượng, giảm số lượng vật chất
cần thiết cho cấu trúc xương, đồng thời làm tăng sức chống đỡ của xương đối với sức ép,
sức kéo và sức gẫy.
 Cấu tạo vi thể
- Xương là một mô liên kết trong đó các tế bào đã biến thành cốt bào sắp xếp theo những
khoảng cách đều đặn và trong đó có lắng đọng những chất vô cơ, chủ yếu là muối calci
(phosphat calci và hydroxyd calci) bao bọc và che phủ các sợi keo.
- Khác với sụn, xương chứa các mạch máu phân bố đều đặn. Trong quá trình phát triển các
mạch máu bị vây quanh bởi các lớp xương tân tạo và tạo thành những ống xương hay
ống havers. Những ống đó chạy chủ yếu theo chiều dọc trong xương dài, và các lá xương
được tạo thành xung quanh một hệ thống các ống phân nhánh và nối tiếp với nhau.
e. Các mạch máu của xương
 Mạch nuôi xương
- Mạch nuôi xương hay mạch dưỡng cốt chui vào xương qua lỗ nuôi xương chạy trong
một ống xiên chếch tới ống tuỷ. Trong tuỷ xương động mạch chia thành 2 nhánh ngược
nhau chạy dọc theo chiều dài của ống tuỷ và phân nhỏ dần nuôi xương. Các nhánh này
chui vào trong ống havers và nối tiếp với nhánh màng xương.
 Mạch màng xương
- Mạch cốt mạc ở quanh thân xương và đầu xương (trừ diện khớp) có các mạch rất nhỏ
qua cốt mạc tôi phần ngoài xương để nói với các nhánh nuôi xương chính từ trong ra.
f. Sự cốt hoá

7
* Nguyên tắc chung của sự cốt hoá
- Có 2 cách hình thành xương:

+ Cốt hoá trực tiếp: chất căn bản của mô liên kết ngấm calci và biến thành mô xương.
Đây là xương màng như xương sọ và phần lớn xương đầu mặt.
+ Cốt hoá nhờ sụn: do chất căn bản của mô liên kết ngấm cartilagen thành sụn. Sụn này
tiêu đi để thay thế bằng mô liên kết non và dần biến thành xương (xương havers, xương
sụn).
* Cốt hoá trực tiếp
- Cốt hoá nguyên phát: xảy ra trong thời kỳ bào thai. Vào khoảng tuần thứ 9 của
phôi, xương có dạng một màng liên kết, gồm tế bào trung mô và ít sợi tạo keo và bắt đầu
có các trung tâm cốt hoá. Tại trung tâm cốt hoá các sợi nhiều lên đẩy trung mô ra xa. Tế
bào trung mô dần hình thành tạo cốt bào. Màng xương thành mô dạng xương gồm có
chất căn bản, sợi và tạo cốt bào, sau đó có hiện tượng ngấm vôi để tạo tế bào xương. Từ
trung tâm cốt hoá, các bè xương lan ra mọi hướng thành một mạng xương và mô dạng
xương thành mô xương. Mô xương tăng trưởng theo chiều rộng và chiều dầy, mặt ngoài
mô xương thành màng xương. Các tạo cốt bào ở mặt trong màng xương tạo thành các lá
xương xếp chồng lên nhau. Lá sâu nhất là lá xuất hiện sớm nhất.

- Cốt hoá thứ phát: xương vòm sọ khi mới sinh là một mô xương đặc đồng nhất,
sau đó lớp giữa của vòm sọ bị phá huỷ thành những hốc nhỏ chứa tuỷ tạo huyết và hình
thành xương havers xốp được bọc trong 2 bản xương ngoài và trong.

* Cốt hoá qua sụn


- Cốt hoá nguyên phát:
+ Ở thân xương: giai đoạn phôi thai xương chỉ là mô sụn được bọc bởi màng sụn. Màng
sụn thành màng xương bao bọc quanh sụn trừ 2 đầu. Các mạch máu đến thân mang theo
mô liên kết. Mô liên kết thành huỷ cất bào phá huỷ sụn thành tuỷ xương. Mạch máu tiến
về 2 đầu thân xương làm hẹp sụn, rộng dần tuỷ. Nơi giữa đầu và thân xương sẽ có vùng
cốt hoá, sụn vùng này nhiễm calci thành xương. Trong khi đó màng xương tiếp tục đắp
những lá xương làm thành xương dày lên.

8
+ Ở đầu xương: sự cốt hoá xảy ra muộn hơn, thường ở giai đoạn sau sinh. Bắt đầu từ
việc mạch máu đến sụn mang theo huỷ cốt bào phá vỡ ổ sụn thành tuỷ xương. Phần sụn
bao quanh tuỷ nhiễm calci thành xương. Giữa đầu và thân xương còn chừa lại một băng
sụn gọi là sụn đầu xương hay sụn tiếp hợp và sẽ biến mất khi trưởng thành. Chỉ khi nào
sụn đầu xương mất thì màng xương ở đầu xương mới bị cốt hoá.
- Cốt hoá thứ phát:
+ Sự cốt hoá ở thân xương nhằm tạo hệ xương havers. Trong khi màng xương tạo thành
những lá xương ở mặt ngoài, thì từ tuỷ các mạch máu mang theo huỷ cốt bào đào nhiều
đường hầm dọc theo thân xương và nối với nhau. Đồng thời tạo cốt bào đến tạo những
lá xương đồng tâm làm hẹp lòng đường hầm lại thành các ống havers. Như vậy hệ thống
havers được thành lập. Sau một thời gian, thân xương được cấu tạo bởi xương havers
đặc. Chen vào giữa hệ thống toàn vẹn mới được thành lập là hệ thống havers được tạo
ra từ trước và bị huỷ một phần (hệ thống havers trung gian). Khi nào tuỷ không to nữa
thì tạo cốt bào của tuỷ mới tạo các lá xương của hệ thống cơ bản trong.
+ Ở đầu xương tuỷ tạo cốt trong ở các hốc xương trong sụn sẽ dần tạo ra các vách
xương thành xương havers xốp.
2. KHỚP XƯƠNG
- Là nơi các xương liên kết với nhau để tạo thành bộ xương và làm cho cơ thể cử động và
di chuyển được. Về phương diện động tác, khớp được chia làm 3 loại: khớp bất động,
khớp bán động, khớp động.

a. Khớp bất động


- Khớp bất động là loại không có ổ khớp, bất động hoặc ít động về mặt chức năng.
- Ở hộp sọ hai xương mắc vào nhau bởi một tổ chức liên kết hoặc sụn trung gian
không có khoang giữa hai xương, chạm thương không gây sai khớp mà thường gẫy hoặc
dập xương. Có hai loại khớp bất động: Khớp bất động sợi, khớp bất động sụn.

b. Khớp bán động


- Là những khớp cử động rất ít, giữa 2 đầu xương có sơ sụn có thể có khe khớp, ổ khớp,
nhưng không đủ các thành phần trung gian (không có bao hoạt dịch).
- Các khớp ở thân đốt sống. Khớp mu và khớp cùng chậu: có đĩa liên cốt ở giữa một khe
(coi như ổ khớp) khi phụ nữ sinh đẻ khớp giãn ra ít nhiều.
c. Khớp động
- Khớp động là khớp có đầy đủ các thành phần của khớp như bao khớp, bao hoạt dịch... và
hoạt động về mặt chức năng.

9
- Là những khớp cử động nhiều (ở chi) cũng có những khớp cử động ít hơn (khớp cổ tay,
cổ chân).
 Diện khớp
- Nói chung 2 diện khớp phải lắp vào nhau, nên hình thể phải ăn khớp với nhau, diện này
lồi diện kia lõm.
 Sụn khớp
- Sụn bọc: ở mặt khớp tròn nhẵn và đàn hồi.
- Sụn viền: trong khớp chỏm, nếu chỏm quá to mà hõm khớp nhỏ thì có một sụn viền, viền
xung quanh làm hõm rộng, sâu thêm và dính vào bao khớp.
 Nối khớp
- Bao khớp: là một bao sợi chắc bọc quanh khớp và gắn liền 2 đầu xương vào nhau và
bám vào xung quanh các mặt của khớp, bao có chỗ dày chỗ mỏng tuỳ theo chiều của
động tác.

- Dây chằng: có 2 loại, loại do các sợi của bao khớp dày lên tạo thành, loại do các gân cơ
tới bám vào các mấu ở gần khớp.

 Bao hoạt dịch


- Là 1 bao thanh mạc lót ở mặt trong bao khớp ở 2 đầu xương và xung quanh sụn bọc mà
không phủ lên sụn, bao tiết dịch đổ vào khớp, làm trơn, cho khớp cử động dễ dàng.

10
d. Chức năng của khớp
Trong cơ thể người sống khớp có 3 chức năng quan trọng:
- Hỗ trợ cho sự ổn định vị trí của cơ thể.

- Tham gia vào việc vận động các phần cơ thể và tương hỗ lẫn nhau.
- Chuyển động cơ thể để di chuyển trong không gian.

3. HỆ CƠ
a. Đại cương
- Hệ cơ đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt đời sống của con người. Hoạt động của
các cơ là co rút do bị kích thích vì vậy con người cử động được. Có 2 loại cơ:
▪ Cơ vân hay cơ bám xương hoạt động theo ý muốn, do thần kinh động vật chi phối và
chiếm tới 2/5 trọng lượng cơ thể. Cơ thể người có khoảng 500 cơ vân khác nhau.
▪ Cơ trơn (kể cả cơ tim) do thần kinh tự chủ (thần kinh thực vật) chi phối, hoạt động ít
nhiều không theo ý muốn và là cơ của các tạng, các tuyến và mạch máu.

 Cơ trơn
- Các tế bào cơ trơn hình thoi, trong nguyên sinh chất có tơ cơ rất mảnh. Hoạt động không
tuỳ ý, do thần kinh thực vật chi phối, cơ trơn có sợi dọc, sợi chéo, sợi vòng, có chỗ phát
triển thành cơ thắt, cơ trơn co rút chậm chạp, sợi ngắn, không có vân ngang.
 Cơ vân
- Cơ vân (gồm cả cơ tim) là những sợi dài nhiều nhân, nguyên sinh chất nhiều tơ cơ, có
nhiều điểm sáng chồng lên nhau, nhìn trên một sợi cơ cắt dọc, ngoài những vách song
song theo chiều dọc còn có nhiều vách song song theo chiều ngang.

11
b. Phân loại cơ và tên gọi cơ
 Tuỳ theo số lượng, hình thể và chức năng của phần thịt và phần gân mà người ta phân
loại cơ:
- Theo hình thể có 4 loại: cơ dài (các cơ ở chi); cơ rộng (các cơ thành bụng bên) cơ
ngắn (các cơ vuông); và cơ vòng (các cơ thắt quanh lỗ tự nhiên).
- Cũng có thể dưa theo số lương thân và gân cơ mà chia ra: cơ nhi thân (cơ 2 bụng); cơ
nhị đầu, cơ tam đầu và tứ đầu.
- Tuỳ theo hình thể người ta gọi cơ vuông, cơ tam giác, cơ tháp, cơ tròn, cơ Delta, cơ
răng...
- Tuỳ theo hướng đi của thớ cơ ta gọi là cơ thẳng, cơ chéo, cơ ngang...
- Tuỳ theo chức năng, chi ra thành cơ gấp, cơ duỗi, cơ dạng, cơ khép, cơ sấp, cơ
ngửa.v.v...
c. Các thành phần phụ thuộc của cơ
- Trợ lực cho hoạt động của cơ gồm mạc, bao hoạt dịch, bao sợi, túi hoạt dịch... Đây là
những thành phần phụ thuộc của cơ.
 Mạc
- Là một tổ chức liên kết bao bọc một cơ hay nhóm cơ hay tất cả cơ ở một vùng, một khu.
Các khu cơ ngăn cách bởi vách liên cơ, cơ càng nở nang thì mạc càng dầy và chắc.
 Gân cơ
- Ở hai đầu cơ, là cơ thon dần trông như liên tiếp với một gân tròn trắng bóng gồm những
sợi keo bó chặt lại với nhau để bám vào xương.
* Cân cơ
- Gân bám dàn mỏng, rộng dẹt như một chiếc lá gọi là cân cơ.
* Bao hoạt dịch
- Là một túi thanh mạc bao bọc gân, gồm hai lá: lá trong bao bọc gân và lá ngoài sát bao
sợi, ở hai đầu bao hai lá liên tiếp nhau tạo lên một túi kín chứa hoạt dịch làm cho cơ co
rút được dễ dàng.
* Ròng rọc
- Ở chỗ gân thay đối hướng thì thường có một ròng rọc để gân đi qua đó.
* Xương vừng
- Nằm ở trong gân, làm tăng góc bám, tăng sức mạnh của gân.
d. Chức năng của cơ
- Hệ cơ có chức năng quan trọng trong cử động, di chuyển và làm đảm bảo hoạt động của
cơ quan: sinh sản, hô hấp, dinh dưỡng, bài tiết, tiếng nói và sự biểu lộ tình cảm của con
người, ngoài ra còn tạo ra hình dáng biểu thị sức mạnh của cơ thể.
- Cơ có chức năng sinh nhiệt.
III. Hệ tiêu hóa và hô hấp
1. Hệ hô hấp
- Trong không khí, Oxy rất cần thiết cho đời sống của mọi sinh vật. Cơ thể của chúng hô
hấp có nghĩa là hấp thụ Oxy và thải ra khí CO2.  Trong cơ thể, Oxy cần thiết cho mỗi tế
bào. Nhiệm vụ của hoạt động hô hấp là dẫn không khí cho tiếp xúc trực tiếp với máu - tác
nhân vận chuyển Oxy tới tất cả các bộ phận của cơ thể. Điều này thực hiện được nhờ cơ
quan hô hấp. Ở bào thai người, cơ quan hô hấp bắt đầu xuất hiện từ tuần lễ thứ tư và đến
tháng thứ sáu thì được hình thành.CO2     
a. Cấu tạo

12
 Hệ thống hô hấp được chia thành hai thành phần chính:
* Đường hô hấp trên: Bao gồm mũi, hầu họng và thanh quản, các cơ quan của đường hô
hấp trên nằm bên ngoài khoang ngực.
* Đường hô hấp dưới: Bao gồm khí quản, phổi và tất cả các đoạn của cây phế quản (bao
gồm cả phế nang), các cơ quan của đường hô hấp dưới nằm bên trong khoang ngực.
b. Chức năng
- Khoang mũi: Bên trong mũi, màng nhầy dính trong khoang mũi bẫy các hạt bụi và những
sợi lông nhỏ gọi là lông mao giúp di chuyển chúng đến mũi để hắt hơi hoặc thổi ra.
- Xoang: Những khoảng trống chứa đầy không khí dọc theo mũi giúp làm cho hộp sọ nhẹ
hơn.
- Cổ họng: Cả thực phẩm và không khí đều đi qua yết hầu trước khi đến đích thích hợp của
chúng. Cổ họng cũng đóng một vai trò trong lời nói.
- Thanh quản: Thanh quản rất cần thiết cho lời nói.
- Khí quản: Nằm ngay dưới thanh quản, khí quản là đường dẫn khí chính đến phổi.
- Phổi: Hai phổi tạo thành một trong những cơ quan lớn nhất của cơ thể. Nó chịu trách
nhiệm cung cấp oxy cho mao mạch và thải khí carbon dioxide.
- Phế quản: Các nhánh phế quản từ khí quản vào mỗi phổi và tạo ra mạng lưới phức tạp,
cung cấp không khí cho phổi.
- Cơ hoành: Cơ hoành là cơ hô hấp chính co bóp và thư giãn để cho không khí vào phổi.
2. Hệ tiêu hóa
- Hệ tiêu hóa là hệ thống các cơ quan của cơ thể có nhiệm vụ ăn, tiêu hóa thức ăn để tách
lấy năng lượng và dinh dưỡng, và đẩy các chất thải còn lại ra ngoài.
• Cấu tạo
- Hệ tiêu hóa ở người được chia ra làm 2 phần:
• Ống tiêu hóa bao gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng và
hậu môn.
• Tuyến tiêu hóa bao gồm: các tuyến nước bọt ở miệng, tuyến tiêu hóa ở ruột, tụy, gan,
mật…

13
• Chức năng
- Miệng:
• Đây là phần đầu tiêu của ống tiêu hóa, chứa đựng nhiều cơ quan có chức năng quan trọng
về tiêu hóa và phát âm như răng, lưỡi, tuyến nước bọt.
• Miệng thực hiện các hoạt động đầu tiên của hệ tiêu hóa, đó là nhai và nuốt thức ăn.
- Họng (Hầu)
• Họng là điểm đến tiếp theo của thức ăn, từ đây thức ăn di chuyển đến thực quản.
 
- Thực quản
• Thực quản là một ống cơ nối hầu với dạ dày. Thực quản có chiều dài khoảng 25 - 30cm,
có hình dẹt vì các thành áp sát vào nhau. Trong trường hợp đang nuốt thức ăn thì thực
quản có hình ống.
- Dạ dày
• Dạ dày (còn gọi là bao tử) là đoạn phình ra của ống tiêu hóa giống hình chữ J, một tạng
trong phúc mạc nằm ở tầng trên mạc treo kết tràng ngang ở vùng thượng vị và ô dưới
hoành trái.
• Cấu tạo của dạ dày gồm: Tâm vị, Đáy vị, Thân vị, Môn vị, Thành trước dạ dày, Thành
sau dạ dày, Bờ cong vị bé, Bờ cong vị lớn.
• Dạ dày có 2 chức năng chính, đó là co bóp nghiền trộn cho thức ăn thấm acid dịch vị và
chuyển hóa thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị.
 
 

14
 
 
- Ruột non
• Ruột non dài khoảng 5-9m, trung bình 6.5m, là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa, đi từ môn
vị của dạ dày đến góc tá- hỗng tràng. Ruột non gồm ba phần là tá tràng, hỗng tràng và hồi
tràng.
- Tá tràng:
• Tá tràng nằm ở vị trí tiếp giáp giữa dạ dày và ruột non. Cụ thể, tá tràng bắt đầu từ môn vị
của dạ dày tới góc tá tràng – hỗng tràng. Nói cách khác, tá tràng là đoạn ruột đầu của ruột
non.
• Chức năng của tá tràng là trung chuyển thức ăn giữa dạ dày và ruột non. Ngoài ra, bộ
phận này còn làm nhiệm vụ trung hòa acid của dịch mật và tụy trước khi nó xuống hỗng
tràng và hồi tràng của ruột non.
- Hỗng tràng và hồi tràng:
• Hỗng tràng và hồi tràng dài khoảng 6-7m, 4/5 đoạn ở trên gọi là hỗng tràng, ranh giới hai
phần không rõ ràng. Chúng uốn thành 14-16 quai hình chữ U bắt đầu từ nơi hỗng tràng
liên tiếp với phần trên của tá tràng và tận hết ở chỗ hồi tràng đổ vào manh tràng. Ở trên,
các quai chữ U nằm ngang, ở dưới các quai thường nằm dọc. Hỗng tràng và hồi tràng
được treo vào thành lưng bởi mạc treo ruột non.
- Đại tràng:
• Đại tràng hay còn gọi là ruột già. Đây là phần gần cuối trong hệ thống tiêu hóa, gắn liền
với phần cuối cùng của hệ tiêu hóa là ống hậu môn.
- Manh tràng:
• Hình dạng giống một chiếc túi hình tròn, vị trí của nó nằm ở ngay phía dưới của hỗng
tràng được đổ vào bên trong ruột già. Manh tràng được liên kết với ruột thừa – di tích còn
sót lại của quá trình tiến hóa ở con người và vượn người. Trong ruột thừa có chứa các tế
bào lympho B và lympho T là những tế bào đặc biệt có tác dụng tiêu diệt các tế bào lạ và
vi khuẩn có hại đối với cơ thể.
- Kết tràng
• Là thành phần chính của đại tràng, được chia làm 4 phần: kết tràng lên, kết tràng ngang,
kết tràng xuống và cuối cùng là kết tràng xích-ma.
- Trực tràng

15
• Sau khi uốn cong 2 lần, kết tràng xích ma nối tiếp với trực tràng là một ống thẳng, dài
khoảng 15cm và kết thúc ở hậu môn mở ra ngoài cơ thể. Gồm 2 cơ vòng để kiểm soát
hoạt động đóng mở của hậu môn trực tràng nằm sau bàng quang ở nam và sau tử cung ở
nữ.

 
IV. Hệ tiết niệu và sinh dục 
1. Hệ tiết niệu
- Hệ tiết niệu là hệ thống giúp cho cơ thể trong việc thải ra bên ngoài những chất lỏng dư
thừa và các chất hòa tan từ sự lưu thông máu. Các chất lỏng này tập trung ở thận, sẽ có
một số chất được tái hấp thu ở đây, còn lại sẽ được lọc và chuyển xuống bọng đái để sẵn
sàng đưa ra ngoài.

a. Cấu tạo
- Thận: là bộ phận chủ yếu của hệ tiết niệu, có 2 quả thận hình dạng như hạt đậu, nằm ở
vùng bụng dưới. Chúng điều hòa lượng chất lỏng và lượng muối của cơ thể, giúp kiểm
soát độ acid trong máu. Mỗi quả thận dày khoản 12 cm và chứa hai lớp mô: Một lớp vỏ
bên ngoài và một lớp tủy sống bên trong.
- Bàng quang: là một túi chứa có tính đàn hồi cao dùng để chứa nước tiểu. Nước tiểu gồm
95% là nước và các chất độc như urea được tạo ra ở gan. Ngoài ra còn có một
ít protéin và một số chất khác, nếu người đó thận bị yếu, không lọc hết được. Vì vậy, xét
nghiệm nước tiểu cũng là một cách để kiểm tra tình trạng sức khỏe.

16
b. Chức năng
- Thận có 2 chức năng quan trọng: chức năng tạo nước tiểu và chức năng nội tiết.
2. Hệ sinh dục

a. Cấu tạo
* Cơ quan sinh dục nam

17
1. Ống dẫn tinh 9. Màng bọc tinh hoàn
2. Tĩnh mạch bọc quanh ống dẫn tinh 10. Da
3. Ống dẫn tiểu 11. Tinh hoàn
4. Thân dương vật 12. Mào tinh hoàn
5. Vành quy đầu 13. Ống dẫn tinh
6. Quy đầu 14. Tuyến tiền liệt

7. Da quy đầu 15. Bàng quang


8. Lỗ tiểu

b. Chức năng
* Cơ quan sinh dục nam
- Tinh hoàn là một cơ quan sinh tinh trùng, đồng thời là tuyến nội tiết (tiết ra nội tiết tố nam
testosteron) làm cho cơ thể phát triển giới tính nam.
- Mào tinh hoàn uốn cong hình chữ C nằm dọc theo đầu trên và bờ sau tinh hoàn. Mào tinh
hoàn có ba phần là đầu, thân và đuôi.
- Ống dẫn tinh đi từ đuôi mào tinh hoàn đến mặt sau bàng quang thì kết hợp với ống tiết của
túi tinh để tạo thành ống phóng tinh.
- Túi tinh là một túi dự trữ tinh trùng, là nơi tiết một ít chất dịch trước khi phóng tinh.
- Ống phóng tinh gồm mỗi ống phóng tinh 2 cm, do ống tinh và ống tiết của túi tinh kết hợp
lại tạo thành. Hai ống chạy chếch qua tuyến tiền liệt và đổ vào niệu đạo tiền liệt. Ống mào
tinh, ống dẫn tinh, ống phóng tinh và niệu đạo nam hợp thành đường dẫn tinh.
- Tuyến tiền liệt là một khối hình nón mà đáy ở trên, đỉnh ở dưới. Dịch tiết của tuyến tiền
liệt đóng góp khoảng 60% thể tích tinh dịch và góp phần vào sự vận động và sức sống của
tinh trùng. Dịch tiết của tuyến tiền liệt được đổ vào niệu đạo tiền liệt.
- Tuyến hành niệu đạo có hai tuyến hành niệu đạo nằm ở hai bên niệu đạo màng. Tuyến
cũng tiết ra niêm dịch để bôi trơn đầu dương vật và niêm mạc niệu đạo.
- Dương vật là cơ quan niệu-sinh dục ngoài vừa để dẫn nước tiểu vừa để phóng tinh dịch.
Bìu dái là một túi da rất sẫm màu do các lớp của thành bụng trĩu xuống tạo thành.
* Cơ quan sinh dục nữ

18
- Âm hộ, hay còn gọi là cửa mình, nằm bên phía trong thành môi nhỏ, phía dưới lỗ niệu
đạo và phía trên hậu môn, là cửa dẫn vào âm đạo.
- Âm vật là một khối mô cứng dài khoảng 1,5 cm, nằm ở giữa và phía trên của âm hộ, đầu
âm vật được che một phần bởi nơi hai môi nhỏ hợp lại. 
- Lỗ tiểu còn gọi là cửa niệu đạo, là chỗ thoát của nước tiểu từ bàng quang qua ống dẫn tiểu
ra ngoài.
- Màng trinh thật ra là một phần dư sót lại trong thời kỳ thai nhi phát triển.
- Cổ tử cung (uterine cervix): Là phần sau của tử cung và nơi nối tiếp của âm đạo với tử
cung.
-  Tử cung là nơi thai nảy nở và phát triển cho tới lúc sinh.
- Ống dẫn trứng (hay vòi trứng)- fallopian tubes nối tử cung với buồng trứng (mối bên có
một ống dẫn trứng) và được treo bởi dây chằng tử cung buồng trứng.
- Buồng trứng là mỗi bên tử cung có một buồng trứng (hình bầu dục, tròn nhỏ hơn tinh
hoàn ở nam, màu trắng đục, nằm gần những dây tua ở cuối ống dẫn trứng.
V. Hình chiếu các cơ quan ở trong

VI. Hệ tim mạch


1. Động mạch
a. Tổng quan về động mạch của hệ tuần hoàn

19
b. Động mạch chủ và các nhánh lớn

20
2. Tĩnh mạch
a. Tổng quan về tĩnh mạch của hệ tuần hoàn hệ thống

21
b. Nguyên lý chức năng của van tĩnh mạch

22
- Các van tĩnh mạch ngăn chặn máu chảy ngược xuống chân và phân tán áp lực trong lòng
mạch nhờ hệ thống nhiều van riêng rẽ đóng dọc theo chiều dài của tĩnh mạch. Nó hoạt
động như van “một chiều”, chỉ cho máu chảy một chiều từ chân về tim.
- Van tĩnh mạch trông giống như những cánh buồm được gắn theo đường cong của thành
tĩnh mạch và khép sát vào nhau ở giữa lòng tĩnh mạch. Nếu máu chảy lên nhờ sức ép tạo ra
từ các bơm cơ, các van này mở ra. Nếu máu chảy ngược xuống do sức hút của trọng lực,
các van này đóng lại, không cho máu chảy xuống.
3. Sơ đồ tuần hoàn phôi thai

VII. Hệ bạch huyết


- Hệ thống bạch huyết là một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hệ thống này có thể
tìm thấy ở các loại động vật có xương sống. Tác dụng chính của cơ quan này chính là
chống lại các dị vật cũng như các mầm bệnh và tế bào biến dạng như ung thư.
1. Tổng quan vầ hề bạch huyết

2. Các vùng dẫn lưu của hạch bạch huyết

23
 Cấu tạo

3. Chức năng của hệ bạch huyết


- Bảo vệ hệ miễn dịch
- Cân bằng thể dịch trong cơ thể
- Hấp thu chất béo từ đường tiêu hoá
VIII. Hệ nội tiết
1. Cơ quan nội tiết ở nam và nữ

24
2. Chức năng
- Tuyến thượng thận là hai tuyến nằm trên thận và giải phóng hormone cortisol.
- Vùng dưới đồi là một phần của não giữa dưới cho biết tuyến yên khi nào sẽ giải phóng
hormone.
- Buồng trứng là cơ quan sinh sản nữ giải phóng trứng và sản xuất hormone sinh dục
- Các tế bào đảo là các tế bào trong tuyến tụy kiểm soát sự giải phóng hormone insulin và
- Tuyến cận giáp là bốn tuyến nhỏ ở cổ có vai trò trong sự phát triển của xương
- Tuyến tùng được tìm thấy gần trung tâm của não và có thể được liên kết với các kiểu ngủ.
- Tuyến yên được tìm thấy ở đáy não phía sau xoang. Nó thường được gọi là "tuyến chủ" vì
nó ảnh hưởng đến nhiều tuyến khác, đặc biệt là tuyến giáp. Các vấn đề với tuyến yên có
thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ và giải phóng
sữa mẹ.
- Tinh hoàn là tuyến sinh sản nam sản xuất tinh trùng và hormone giới tính.
- Tuyến ức là một tuyến ở ngực trên giúp phát triển hệ thống miễn dịch của cơ thể sớm.
- Tuyến giáp là một tuyến hình bướm ở phía trước cổ kiểm soát sự trao đổi chất.
IX. Da và cấu trúc phụ thuộc
1. Mô phỏng cấu tạo da

25
2. Đốt xa ngón tay có móng

3. Chức năng
- Da có nhiệm vụ bao bọc cơ thể, che chở cơ thể khỏi sự tác động, sự ảnh hưởng không có
lợi của môi trường bên ngoài đối với cơ thể.
- Móng có chức năng bảo vệ, giúp mạng lưới thần kinh dày đặc ở các đầu chi khỏi bị tổn
thương, đồng thời chúng còn có tác dụng tăng độ nhạy của xúc giác ở các đầu ngón tay,
chân. Bên cạnh đó, nó còn là một thứ vũ khí để tự vệ, tấn công, đồng thời móng cũng phản
ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể

26
 GIẢI PHẨU ĐẦU – MẶT - CỔ
1. Đại cương
- Phần mềm ngoài sọ ở đầu gồm có da đầu, cơ và mạc. Có 2 nhóm cơ chính:
 Cơ mặt.
 Cơ nhai
 Ngoài ra còn các cơ của các cơ quan như cơ của cơ quan thị giác, cơ quan thính giác...
* CƠ ĐẦU-MẶT-CỔ
 Các cơ mặt
 Các cơ nhai
 Các cơ cổ trước-bên
 Các cơ trên móng

27
 Các cơ dưới móng
 Các cơ trước sống
 Các cơ bên sống
 Các cơ lưng-gáy
 Các cơ cổ bên
 Các cơ trên sọ
 Các cơ bám quanh tai
 Các cơ bám quanh mắt
 Các cơ bám quanh mũi Các cơ bám quanh miệng

28
Các cơ trên sọ

Mạc trên
sọ Cơ trán
Cơ chẩm - trán

Trên tai trên CơTrên


thái tai
dương-đỉnh
trước

Cơ chẩm

Trên tai sau

29
Cơ mảnh khảnh

Cơ mũi

Cơ hạ vách mũi

Các cơ bám quanh mũi

Cơ mảnh khảnh

Cơ mũi

Cơ hạ vách mũi
nằm sâu dưới cơ
(
vòng miệng)

30
Cơ nâng môi trên-cánh mũi
Cơ nâng môi trên
Cơ nâng góc miệng
Cơ gò má bé
Cơ gò má lớn

Cơ cười
Cơ hạ góc miệng
Cơ hạ môi dưới
Cơ cằm
Cơ ngang cằm
Cơ vòng miệng

Cơ mút

Các cơ bám quanh miệng

Các cơ mặt

Mạc trên sọ

Cơ cau mày Cơ trán

Cơ vòng mắt Cơ chẩm


Cơ nâng môi trên
Cơ thái duơng
Cơ gò má bé & lớn
Cơ mút
Cơ cười Cơ cắn
Cơ vòng miệng Cơ ức-đòn-chũm
Cơ cằm
Cơ thang
Cơ hạ môi dưới
Cơ hạ góc miệng Cơ gối đầu
Cơ bám da cổ

31
Các cơ nhai

Cơ thái dương

Cơ nâng gốc
miệng

Cơ vòng miệng

Cơ cắn

Cơ mút

Các cơ bám cổ

Cơ bám da cổ

Cơ ức-đòn-chũm

2. Cơ mặt
- Cơ mặt thường được gọi là cơ bám da, là phương tiện diễn đạt tình cảm và đóng mở các lỗ
tự nhiên của vùng đầu mặt.

32
- Các cơ mặt có các đặc tính sau.
 Có nguyên ủy ở xương và bám tận ở da.
 Dây thần kinh mặt chi phối vận động.
 Bám quanh các lỗ tự nhiên.

- Để tiện mô tả, người ta chia cơ mặt thành các nhóm:


 Các cơ trên sọ.
 Cơ của tai.
 Cơ của mắt.
 Cơ của mũi.
 Cơ của miệng.
2.1. Cơ trên sọ
- Cơ chẩm trán, tác dụng kéo da đầu ra trước, ra sau, nhướng mày.
- Cơ thái dương - đỉnh, tác dụng để căng da đầu.

33
- Mạc trên sọ là một tổ chức liên kết dính chặt với lớp da đầu qua trung gian tổ chức liên kết
cứng chăc. Phía trước liên tục với bụng trán, phía sau liên tục với bụng chẩm.
2.2. Cơ tai, cơ mắt, cơ mũi
- Cơ tai có ba cơ rất kém phát triển, đó là: cơ tai trước, cơ tai trên, cơ tai sau.
- Cơ mắt:
 Cơ vòng mắt: gồm có ba phần là phần ổ mắt, phần mí mắt, phần lệ.Tác dụng là nhắm mắt.
Do đó Khi dây thần kinh mặt bị liệt (ngoại biên) thì mắt không nhắm được.
 Cơ cau mày, tác dụng làm cau mày

 Cơ hạ mày, có người không có cơ này.Tác dụng kéo mày xuống dưới.

- Nhóm cơ mũi
 Cơ mảnh khảnh,Khi cơ co thì kéo mày xuống dưới, tạo nên những nếp nhăn ngang diễn tả
sự ngạc nhiên
 Cơ mũi có tác dụng khép và mở lỗ mũi trước.
 Cơ hạ vách mũi Tác dụng làm khép mũi.
2.3. Cơ miệng
- Cơ nâng môi trên cánh mũi: Tác dụng của cơ là kéo môi trên lên trên và mở lỗ mũi.
- Ba cơ nâng môi trên , gò má nhỏ và cơ gò má lớn khi co thì kéo môi trên lên trên và diễn tả
sự đau khổ. Nếu ba cơ này co cùng với cơ nâng góc miệng thì diễn tả sự khinh bỉ.
- Cơ nâng góc miệng
- Cơ cười tác dụng kéo góc miệng theo chiều ngang.
- Cơ mút giúp cho việc nhai, mút và thổi.
- Cơ hạ góc miệng kéo góc miệng xưống dưới.
- Cơ hạ môi dưới kéo môi dưới xuống dưới và ra ngoài (diễn tả sự khinh bỉ).
- Cơ cằm Tác dụng là đưa môi dưới ra trước (diễn tả sự nghi ngờ, khinh bỉ).

34
- Cơ ngang cằm có người có, người không. Gồm những sợi nối liền giữa hai cơ hạ góc
miệng ở hai bên.
- Cơ vòng miệng Tác dụng của cơ là mím miệng, đưa môi ra trước, ép môi vào răng

3. Cơ nhai
- Dây thần kinh hàm dưới chi phối vận động.
- Tác dụng là vận động khớp thái dương hàm dưới
4. Mạc mặt đầu
- Ở mặt có 4 lớp mạc đi từ da đến lớp thần kinh là:
 Da
 Tổ chức sợi mỡ dưới da.- Hệ thống mạc cân cơ.
 Lớp mạc mang tai - cắn

5. Da đầu
- Da đầu gồm có 5 lớp từ nông vào sâu. Da,Mô liên kết cứng chắc, Mạc trên sọ, Mô liên kết
lỏng lẻo, Vỏ xương sọ
- Da dày, có nhìều tóc và tuyến bã, nên tỷ lệ bị u bả ở đầu so với các vùng khác là rất lớn

35
- Mô liên kết cứng chắc Lớp này có nhiều tổ chức xơ rất chắc, mạch máu và thần kinh phong
phú. Thành mạch ở đây lại được giữ chặt bởi lớp tổ chức xơ cho nên khi tổn thương mạch
máu da đầu thì máu chảy rất nhiều vì thành mạch không thể co lại được.

- Mạc trên sọ
- Ba lớp da, tổ chức liên kết cứng chắc và mạc trên sọ, dính rất chặt với nhau thành một lớp,
nên một vết thương mà không tổn thương đến lớp mạc trên sọ thì sẽ không có khe hở.
- Mô liên kết lỏng lẻo Rất mỏng manh, thông thương với các xoang tĩnh mạch trong sọ bằng
các tĩnh mạch liên lạc. Máu và mũ có thể tụ lại ở đây và khi đó thì nó có thể lan tỏa rất
nhanh ra toàn bộ sọ, hay lan tỏa vào các xoang tĩnh mạch trong sọ
- Vỏ xương sọ: Là màng xương của các xương sọ. Ngoại trừ ở các đường khớp, thì phần còn
lại của lớp này dính một cách lỏng lẽo với lớp xương đặc ở mặt sâu của nó, nên máu có thể
tụ lại ở đây, và trong trường hợp này thì khối máu tụ có hình dạng của xương tương ứng, vì
dịch không thể thóat ra khỏi đường khớp.
 Vùng cổ
1. Đại cương
- Cổ là một phần cơ thể nối giữa đầu và thân, có các thành phần quan trọng đi qua như thần
kinh, mạch máu, hô hấp, tiêu hóa...
- Cổ được giới hạn phía trước, từ bờ dưới xương hàm dưới đến bờ trên cán ức và xương đòn.
Phía sau từ đường cong gáy trên đến đĩa gian đốt ống cổ 7 và ngực1.
2. Cơ vùng cổ sau (vùng gáy)

36
Cơ cổ dài, cơ gai

37
3. Cơ vùng cửa trước
- Cơ bám da cổ là một cơ dẹt, đi từ đáy cổ lên mặt, nằm ở mặt nông của tĩnh mạch cảnh
ngoài và tĩnh mạch cảnh trước. Do dây thần kinh số VII chi phối vận động. Cơ có nguyên
ủy ở mạc ngực và xương đòn, bám tận vào góc miệng, môi dưới và bờ dưới xương hàm
dưới.

* Cơ ức đòn chũm
- Là một mốc giải phẫu quan trọng ở vùng cổ. Nguyên ủy ở xương ức và xương đòn. Các sợi
cơ chạy lên trên và ra sau dến bám tận ở mỏm chũm và phần ngoài của đường gáy trên.
- Cơ ức đòn chũm được chi phối vận động bởi dây thần kinh phụ. Khi cơ co thì có tác dụng
xoay đầu và kéo đầu về phía bên đó. Nếu co cả hai bên thì có tác dụng làm ngữa đầu.
38
- Các cơ trên móng nâng xương móng và đáy lưỡi lên trên đáy

- Các cơ dưới móng

- Các cơ trước cột sống Gồm ba cơ do các nhánh bên của các dây thần kinh gai sống cổ
chi phối, khi co thì gấp đầu và cổ

39
- Các cơ bên cột sống
 Cơ bậc thang trước

 Cơ bậc thang giữa


 Cơ bậc thang sau
4. Mạc vùng cổ
- Lá nông mạc cổ.
- Lá trước khí quản.
- Lá trước cột sống.

40
5. Các tam giác cổ
 Tam giác cổ trước
 Tam giác cổ sau
GIẢI PHẪU CHI
TRÊN

41
I. CÁC XƯƠNG VÀ KHỚP CHI TRÊN
- Xương đai vai có tác dụng nâng và làm giá đỡ cho chi trên tự do và nối chi trên vào thân,
bao gồm xương bả vai và xương đòn.

1. Xương bả vai

42
2. Xương đòn

a. Cấu tạo

b. Chức năng

43
- Chức năng xương đòn kết nối xương bả vai với xương ức qua khớp đòn. Nhờ vậy mà mọi
hoạt động của toàn bộ cánh tay có diễn ra bình thường hay không phụ thuộc hoàn toàn vào
xương đòn.
- Xương đòn có vai trò giống như một chiếc đòn gánh để giúp nâng đỡ phần trọng lượng của
toàn bộ vùng cánh tay.
3. Xương ức
- Là một ống xương dẹt và dài, có hình dạng giống như chiếc cà vạt nằm ở giữa ngực. Nói
nối với xương sườn qua sụn, tạo nên mặt trước của lồng ngực, qua đó bảo
vệ tim, phổi và mạch máu khỏi các thương tích lớn. Xương ức gồm có ba vùng chính, cán
ức, thân ức, chuôi ức và mỏm kiếm. `

 Cấu tạo và chức năng


- Cán ức: Cán xương ức là phần rộng và dày nhất của xương ức, có hõm khớp để khớp với
xương đòn, sụn sườn 1 và một phần sụn sườn 2. Các sụn sườn khác khớp với thân xương
ức.
- Thân ức: Thân xương ức hai bên có diện khớp để khớp với các sụn sườn.
- Mũi ức: là phần cuối của xương ức, dẹt, mảnh, nhọn, thường cấu tạo bằng sụn.
4. Xương cánh tay

44
- Là xương dài, nối giữa xương bả vai với hai xương cẳng tay
a. Cấu tạo
- Xương gồm có một thân và hai đầu.
* a.Thân xương: hình lăng trụ tam giác có 3 mặt, 3 bờ.
- Ba mặt:
+ Mặt ngoài: gồ ghề, ở giữa có lồi củ delta cho cơ Delta bám.
+ Mặt trong: gồ ghề ở giữa có lỗ dưỡng cốt.
+ Mặt sau: có một rãnh xoắn chạy chếch từ trên xuống dưới từ trong ra ngoài (rãnh thần
kinh quay) cho bó mạch thần kinh quay qua.
- Các bờ:
+ Bờ trƣớc: gồ ghề ở trên, nhẵnphẳng ở giữa, dưới chia 2 ngành bao lấy hố vẹt.
+ Bờ ngoài và trong: mờ ở trên, rõ ở dưới có vách liên cơ bám.

b.Hai đầu xương


- Đầu trên: Có chỏm chiếm 1/3 khối cầu để khớp với ổ chảo xương bả vai và dính liền vào
đầu xương bởi cổ khớp (cổ giải phẫu).
- Đầu trên được dính vào thân xương bởi cổ tiếp (cổ phẫu thuật). Phía ngoài chỏm có 2 mấu:
Mấu động nhỏ ở trước. Mấu động to ở sau, giữa hai mấu động có một rãnh để phần dài gân
cơ nhị đầu đi qua.
- Đầu dưới: bè rộng và cong ra trước.
+ Diện khớp có 2 phần: Lồi cầu ở ngoài khớp với chỏm xương quay. Ròng rọc ở trong
khớp với hõm Sigma lớn của xương trụ.
+ Các hố trên khớp: Phía trƣớc: ở trên lồi cầu có hố trên lồi cầu (hố quay) để nhận
vành khăn của xương quay; ở trên ròng rọc có hố trên ròng rọc (hố vẹt) để nhận mỏm vẹt
của xương trụ khi gấp tay.

45
+ Phía sau: có hố mỏm khuỷu để nhận mỏm khuỷu của xương trụ khi duỗi tay.
+ Có 2 mỏm trên khớp là mỏm trên lồi cầu ở ngoài, mỏm trên ròng rọc ở trong. Khi
duỗi tay 3 mỏm: mỏm trên lồi cầu, mỏm trên ròng rọc và mỏm khuỷu nằm trên 1 đường
thẳng, khi gấp tay 3 mỏm này tạo thành 1 tam giác cân
5. Xương cẳng tay
- Xương trụ : Xương quay song song với xương trụ. Đầu trên khớp với lồi cầu xương cánh tay.
Mặt bên đài quay có diện khớp ngoài (để khớp với hõm quay xương trụ). Tiếp là cổ xương
quay, phía dưới cổ có củ xương quay (là chỗ bám của gân cơ nhị đầu). Đầu dưới lớn và rộng,
có diện khớp (để khớp với xương cổ tay). Mặt trong có diện khớp với đầu dưới xương trụ.

6. Xương bàn tay


a. Cấu tạo
- Gồm xương cổ tay, xương đốt bàn tay, xương đốt ngón tay. thuộc loại xương ngắn, nhỏ,
hình khối nhiều mặt. Gồm 8 xương xếp thành 2 hàng. Thứ tự từ ngoài vào trong gồm:
Hàng trên: thuyền, nguyệt, tháp, đậu ; Hàng dưới : thang, thê, cả, mốc

46
b. Khớp Xương:
- Các xương chi trên được khớp với nhau bởi các khớp sau :

 Khớp ức - đòn. xuống và xoay vai.


 Khớp vai - đòn. Khớp giữa đầu ngoài và xương đòn và mỏm cùng vai. Mặt khớp phẳng
được phủ bởi dây chằng đòn vai, dây chằng quạ đòn. Hoạt động của khớp theo 3 trụ nhưng
biên độ động tác hạn chế hơn
 Khớp vai. Khớp giữa đầu trên xương cánh tay và hõm khớp xương bả vai. Là loại khớp
cầu, có vành sụn viền, bao khớp mỏng; được giữ bởi dây chằng quạ - cánh tay. Hoạt động
của khớp cho phép cánh tay có thể gập, duỗi, khép, dạng và quay vòng.

47
 Khớp khuỷu tay. Là khớp phức tạp gồm 3 khớp nằm chung trong một bao khớp là: khớp
cánh tay - trụ; cánh tay - quạy, trụ - quay. Khớp được giữ bởi nhiều dây chằng, như dây
chằng trụ bên (3 bó), dây chằng trước, dây chằng trước, dây chằng trước sau, dây chằng
trước vòng. Hoạt động của khớp theo 2 trục: trục trái - phải, thực hiện động tác gập - duỗi;
trục trên - dưới, thực hiện động tác sấp, ngửa bàn tay.
 Khớp trụ quay.
 Khớp cổ tay. Gồm khớp quay - cổ tay (3 xương hàng trên (trừ xương đậu) và khớp liên cổ
tay. Là khớp giữa đầu chỏm xương đốt bàn với đầu nền xương đốt ngón 1 (ngón trên). Hoạt
động của khớp gây cử động nắm, duỗi, khép, dạng ngón tay.
 Thuộc loại khớp ròng rọc. Khớp có 2 dây chằng 2 bên nên chỉ cử động theo trục ngang trái
- phải. cử động.
II. Cơ chi trên
1. Nhóm cơ nối chi trên với cột sống

Tên cơ Nguyên ủy Bám tận Chức năng


Các sợi trên nâng
1/3 ngoài bờ sau xương vai và duỗi
Đường gáy trên của xương
xương đòn, các sợi đầu, các sợi giữa
Cơ thang chẩm, mỏm gai của các đốt
trên mỏn cùng vai khép xương vai, các
sống cổ và ngực
và gai vai sợi dưới hạ xương
vai
Cơ nâng Mỏm ngang của 4 (hoặc 5) đốt Phần trên gai vai Nâng và xoay
vai sống cổ trên của bờ trong gai vai xương vai

48
Cơ trám Mỏm gai các đốt sống ngực từ Phần dưới gai vai Nâng khép và xoay
lớn 2 đến 5 của bờ trong gai vai xương vai

Cơ trám Mỏm gai các đốt sống cổ 7 và Nâng khép và xoay


Như trám lớn
bé ngực 1 xương vai
Duỗi khép và xoay
Mỏm gai các đốt sống từ T6 tới trong cánh tay tại
Cơ lưng Rãnh gian củ xương
L5, 1/3 sau mào chậu, 4 xương khớp vai, kéo cánh
rộng cánh tay
sườn dưới tay xuống dưới và ra
sau

2. Nhóm nối chi trên với thành ngực

Tên cơ Nguyên ủy Bám tận Chức năng Tk chi phối


2/3 trong bờ trước
Cơ Mép ngoài rãnh gian củ Khép cánh tay
xương đòn, sụn
ngực của xương cánh tay xoay trong cánh
sườn từ 1 đến 6,
lớn theo hình chữ U tay
bao cơ thảng bụng Tk quan
Hạ xương vai ngực
Cơ Xương sườn 3 4 xuống làm nở
Mỏm quạ xương vai
ngực bé 5(hoặc 2 3 4) lòng ngực khi hít
vào
Cơ Hạ xương đòn và
Sụn sườn và
dưới Rảnh dưới đòn nâng xương sườn
xương sườn 1
đòn 1
Cơ răng 8 hoặc 9 xương Bờ trong góc dưới Dạng xương vai
trước sườn trên xương vai và xoay trong

49
xương vai lên
trên

3. Cơ vùng vai có 6 cơ

Tên
Nguyên ủy Bám tận Chức năng

Mép dưới gai vai, bờ Lồi củ denta
Dang cánh tay, xoay ngoài và
Cơ denta ngoài mỏm cùng vai, 1/3 (mặt trước
xoay trong cánh tay
ngoài xương đòn xương cánh tay)
Cơ dưới Củ nhỏ xương
Hố dưới vai Xoay cánh tay vào trong
vai cánh tay

Cơ trên Củ lớn xương Dạng cánh tay và xoay ngoài


Hố trên gai
gai cánh tay cánh tay

Cơ dưới Củ lớn xương Dạng cánh tay và xoay ngoài


Hố dưới vai
gai cánh tay cánh tay

Cơ tròn Góc dưới và nữa dưới Mép trong rãnh


Khép cánh tay và nâng vai xương
lớn bờ ngoài xương vai gian củ

Cơ tròn ½ bờ trên bờ ngoài Củ lớn xương Dạng cánh tay cà xoay ngoài
bé xương cánh tay cánh tay

- Thần kinh chi phối: Nhánh bên của đám rối thần kinh cánh tay.( cơ delta do TK nách chi
phối)
4. Cơ vùng cánh tay vùng trước gồm 3 cơ xếp thành 2 lớp: lớp nông có cơ nhị đầu cánh
tay; lớp sâu có cơ cánh tay, cơ quạ cánh tay; vùng cánh tay sau chỉ có cơ tam đầu
cánh tay

50
TK chi
Tên phối
Nguyên ủy Bám tận Chức năng

1 đi xuống dưới vào


Đầu dài : củ trên ổ
Cơ nhị trong lẫn vào mạc nông Gấp cẳng tay
chảo; đầu ngắn:
đầu cẳng tay, 1 bám vào lồi vào cánh tay
mỏm quạ xương vai TK cơ bì
củ quay

Cơ quạ
Mỏm quạ xương vai 1/3 trên xương cánh tay Khép cánh tay
cánh tay

2/3 dưới cánh tay, 2


Cơ cánh Mặt trước mỏm vẹt Gấp cẳng tay
vách gian cơ trong
tay xương trụ vào cánh tay
và ngoài

Đầu dài bám vào củ


dưới ổ chảo, đầu
Cơ tam
ngoài và trong bám Mặt trên mỏm khuỷu Duỗi cẳng tay TK quay
đầu
vào mặt sau xương
cánh tay

51
5. Cơ vùng cẳng tay trước: 8 cơ xếp thành 3 lớp

TK chi
Lớp Tên cơ Nguyên uỷ Bám tận Chức năng
phối

Mỏm trên lồi cầu


Sấp bàn tay và
trong xương cánh Giữa mặt ngoài
Cơ sấp tròn gấp cẳng tay
tay Mõm vẹt xương xương quay
trụ TK
giữa
Mỏm trên lồi cầu Gấp cổ tay và
Cơ gấp cổ Phần nền xương
trong xương cánh khuỷu, dạng cổ
tay quay đốt bàn tay 2
cay tay
Nông
Cơ gan tay Mỏm trên lồi cầu Căng cân gan
Cân gan tay và
dài trong xương cánh tay và gấp
mạc giữ gân gấp
tay dạng cổ tay

Xương đậu,
Mỏm trên lồi cầu
Cơ gấp cổ xương bàn tay 5 Gấp và khép cổ
trong xương cánh TK trụ
tay trụ và óc của xương tay
tay
móc

Mỏm trên lồi cầu 2 bên đốt giữa từ


Cơ gấp Gấp cổ tay và
trong xương cánh ngón 2 đến ngón TK
Giữa chung các gấp các đốt gần
tay và nửa trên bờ 5 bằng các gân giữa
ngón nông các ngón từ 2-5
dưới xương quay thủng

2 bó
trong:
Đốt xa ngón tay
Cơ gấp Mặt trước xương Đốt xa ngón TK trụ
từ 2-5 bằng các
chung các trụ, xương quay tay từ 2-5 bằng 2 bó
gân xuyên
ngón sâu các gân xuyên ngoài:
TK
giữa

Giữa mặt trước


Cơ gấp Giữa mặt trước TK
xương quay Gấp ngón 1
Sâu ngón cái dài xương quay giữa

TK
gian
cốt
Mặt trước xương
Cơ sấp Sấp cẳng tay trước(
Mặt trước xương trụ quay
vuông và bàn tay nhánh
của
52
TK
giữa)
6. Vùng cẳng tay sau có 12 cơ phân thành 2 lớp: nông và sâu. Lớp nông được chia
thành 2 vùng trong và ngoài.

TK chi
Lớp Tên cơ Nguyên uỷ Bám tận Chức năng
phối
Nền mỏm
Cơ cánh Nhánh
trâm xương
tay quay bên của
quay
TK Cơ
Cơ duỗi Nền xương
Mỏm trên lồi Duỗi và dạng duỗi
Nông ngoài quay cổ tay bàn tay 2
cầu ngoài bàn tay quay
quay dài
Cơ duỗi cổ
Nền xương
tay quay
bàn tay 3
ngắn
Nền xương
Cơ duỗi
đốt các Duỗi ngón
chung các
ngón 2 3 4 tay và cổ tay
ngón
5
Mu đốt gần
Cơ duỗi xương ngón
Duỗi ngón út
ngón út tay 5
Mỏm trên lồi
Nông sau
cầu ngoài
Nền của
Cơ duỗi Duỗi và khép
xương bàn
ngón tay trụ bàn tay
tay 5 Nhánh sâu
Bờ ngoài của TK
mỏm khuỷu, Duỗi cẳng quay(TK
Cơ khuỷu
mặt sau tay gian cốt
xương trụ sau)
Mặt sau
xương trụ, Nền xương Dạng ngón
Dạng ngón
Sâu xương quay đốt bàn ngón cái và bàn
cái dài
và màng gian 1 tay
cốt
Mặt sau
Cơ duỗi Nền xương Duỗi đốt gần
xương quay
ngón cái đốt gần ngón ngón cái,
màng gian
ngắn 1 dạng bàn tay
cốt
Mặt sau 1/3 Duỗi đốt xa
Cơ duỗi
giữa xương Xương đốt ngón cái,
ngón cái dài
trụ, màng xa ngón 1 dạng bàn tay
gian cốt

53
Mặt sau
Gân ngón trỏ
Cơ duỗi xương trụ Duỗi đốt gần
của cơ duỗi
ngón trỏ màng gian ngón trỏ
các ngón tay
cốt
Mỏm trên lồi Ngửa cẳng
Bờ sau và
cầu ngoài tay và bàn
Cơ ngữa mặt ngoài
xương cánh tay
xương quay
tay

- Thần kinh chi phối : nhánh sâu cua TK quay(TK gian cốt sau) chi phối,trừ co cánh tay
quay và duỗi cổ tay quay dài do nhánh bên của TK quay chi phối

III. MẠCH MÁU CHI TRÊN


1. Tóm lược về động mạch chi trên
- Động mạch dưới đòn sau khi chui qua khe sườn đòn đổi tên thành ĐM nách .
- Đến bờ dưới cơ ngực lớn đm nách đổi tên thành đm cánh tay đi trong ống cánh tay ở
vùng cánh tay, đến đường dưới nếp gấp khuỷu 3cm đm cánh tay chia thành đm trụ và
đm mạch quay đi xuống vùng cẳng tay, cuối cùng 2 đm này phân thành nhiều nhánh
cấp máu cho vùng bàn tay.
- Đặc điểm: các động mạch chính đều nằm ở mặt gấp của chi, ở phía trước, trong của chi.
Động mạch thường đi cùng tĩnh mạch và liên quan với thần kinh.
2. Động mạch máu
2.1. Nguyên ủy, đường đi, cơ tùy hành
- Nguyên uỷ: tiếp theo động mạch dưới đòn, từ điểm giữa bờ sau xương đòn.
- Đường đi, tận cùng: đi chếch xuống dưới, theo đường nối từ điểm giữa xương đòn đến
nếp gấp khuỷu khi để tay dạng 900 so với thân mình.
- Cơ tùy hành: cơ quạ cánh tay
** Liên quan:

54
* Đối với ĐMCT: cơ ngực bé bắt chéo trước động mạch và chia động mạch thành 3
đoạn liên quan.
- Đoạn trên cơ ngực bé: các thân (thân nhất) đều ở phía trên ngoài động mạch. Ở dưới
xương đòn có quai thần kinh các cơ ngực bắt chéo trước động mạch, là mốc quan trọng
để tìm động mạch nách. Khi 3 thân tạo thành 3 bó thì các bó này quây quanh đm nách.
- Đoạn sau cơ ngực bé:
 Ngoài động mạch có dây thần kinh cơ bì.
 Trước động mạch có thần kinh giữa.
 Trong động mạch có thần kinh trụ, thần kinh bì cánh tay trong và thần kinh bì
cẳng tay trong
 Sau động mạch có thần kinh quay và thần kinh nách.
- Đoạn dưới cơ ngực bé: Các dây thần kinh bắt đầu tách xa dần động mạch để đi vào các
khu, chỉ còn dây giữa đi phía trước ngoài động mạch để xuống cánh tay.
* Đối với tĩnh mạch: có 1 tĩnh mạch lớn đi theo động mạch, nằm phía dưới và trong
động mạch, càng lên trên tĩnh mạch càng ra trước, vào trong so với động mạch.
2.2. Ngành bên:
- Động mạch ngực trên: tách ở mặt trong động mạch nách, phân nhánh vào da và các
cơ lớp nông của thành ngực.
- Động mạch cùng vai ngực: chui qua mạc đòn ngực cho 4 nhánh:
 Nhánh cùng vai cấp máu cho mỏm cùng vai, khớp vai.
 Nhánh delta cấp máu cho khu delta.
 Nhánh đòn cấp máu cho cơ dưới đòn và khớp ức đòn.
 Các nhánh ngực cơ ngực to cấp máu cho ngực bé.
- Động mạch dưới vai: là ngành bên lớn nhất, chui qua tam giác vai tam đầu ra sau chia
thành 2 nhánh( đm ngực lưng và đm mũ vai) chi phối cơ lưng to, cơ răng trước, cơ gian
sườn và nối với động mạch dưới đòn ở sau xương vai.
- Động mạch ngực ngoài: chạy vào thành bên ngực cho các nhánh vú ngoài.
- Động mạch mũ cánh tay trước: đi phía trước cổ phẫu thuật của xương cánh tay và nối
với đm mũ cánh tay sau.
- Động mạch mũ cánh tay sau: đi phía sau cổ phẫu thuật cùng với tk nách chui qua lỗ
tứ giác để vào vùng delta.
2.3. Vòng nối
-Vòng mạch quanh vai

55
+ Cấu tạo: do sự tiếp nối của đm dưới vai với đm vai trên và vai sau.
+ Vị trí: ở mặt sau xương bả vai.
+ Ý nghĩa: là vòng nối quan trọng nhất vì có khả năng tái lập tuần hoàn tốt nhất dưới chỗ
thắt.
- Vòng quanh ngực
+ Cấu tạo: do đm ngực ngoài, đm cùng vai ngực tiếp nối với đm ngực trong, đm gian
sườn trên của đm dưới đòn.
+ Vị trí: thành trước ngực
+ Ý nghĩa: không có ý nghĩa trong việc tái lập tuần hoàn cho phần dưới chỗ thắt.
- Vòng quanh cánh tay:
+ Cấu tạo: đm mũ cánh tay trước nối với đm mũ cánh tay sau và đm cánh tay sâu của đm
cánh tay.
+ Vị trí: vùng delta
+ Ý nghĩa: không có ý nghĩa trong việc tái lập tuần hoàn cho phần dưới chỗ thắt. - Lưu
ý: hai vòng nối trên không tiếp nối với vòng nối dưới nên thắt đm nách ở giữa đm mũ và đm
dưới vai rất nguy hiểm.
2.4. Tĩnh mạch nách
- Tĩnh mạch nách do 2 tĩnh mạch cánh tay tạo nên. Tĩnh mạch nách đi phía trong động mạch
nhưng khi tới gần xương đòn thì chạy ra nằm phía trước động mạch.
- Tĩnh mạch đầu là tĩnh mạch ở nông, ở cánh tay đi lên rồi qua rãnh delta-ngực, đến gần
xương đòn thì chọc qua cân đòn ngực để đổ vào tĩnh mạch nách.
- Đổ vào tĩnh mạch nách còn có các tĩnh mạch đi kèm với động mạch nách.
3. Động mạch cánh tay

56
3.1. Nguyên ủy, tận cùng, cơ tùy hành
- Nguyên uỷ, tận cùng: tiếp nối với động mạch nách từ bờ dưới cơ ngực lớn, đi xuống tới dưới
nếp gấp khuỷu 3 cm thì chia 2 ngành cùng là động mạch quay và động mạch trụ.
- Đường chuẩn đích: từ đỉnh hõm nách đến giữa nếp gấp khuỷu khi tay dang 90.
- Cơ tuỳ hành: bờ trong cơ nhị đầu cánh tay.
3.2. Đường đi, liên quan
* Đoạn cánh tay: từ bờ dưới cơ ngực to đến trên nếp gấp khuỷu 3 cm
- Ở cánh tay: đm đi trong ống cánh tay( hình lăng trụ tam giác gồm 3 thành:
thành trước là ½ trên cơ nhị đầu và cơ quạ cánh tay, ½ dưới là cơ nhị đầu và cơ cánh tay,
thành sau là vách gian cơ trong, thành trong là mạc nông da và tổ chức dưới da =>Ở
trong ống cánh tay, động mạch liên quan với:
- Thần kinh quay ở phía sau động mạch, dây quay cùng với động mạch cánh tay sâu đi qua
tam giác cánh tay tam đầu vào rãnh xoắn ở khu cánh tay sau.
- Thần kinh trụ, thần kinh bì cẳng tay trong ở trong động mạch, đi đến giữa cánh tay thì
dây trụ chui qua vách liên cơ trong, đi ra sau cùng với động mạch bên trong trên; còn dây
bì cẳng tay trong chọc qua cân bọc cánh tay.
- Thần kinh giữa là dây tuỳ hành của động mạch, ở phía trên thì nằm trước ngoài động
mạch, ở giữa bắt chéo phía trước động mạch để vào trong cánh tay và ở dưới thì nằm
phía trong động mạch.
* Ở khuỷu: giới hạn trên và dưới nếp gấp khuỷu 3 cm
- Động mạch cánh tay đi trong rãnh nhị đầu trong (thành ngoài là khối cơ cánh tay trước,
thành trong là khối cơ trên ròng rọc).
 liên quan: sau là khớp khuỷu; trước là trẽ cân cơ nhị đầu, thần kinh nông, da, tổ chức
dưới da; trong là thần kinh giữa; đi kèm động mạch có 2 tĩnh mạch.
3.3. Ngành bên: có 3 nhánh bên
- Động mạch cánh tay sâu: chui qua lỗ tam giác cánh tay tam đầu cùng với tk quay ra vùng
cánh tay sau cho các nhánh cùng: - Nhánh đm bên giữa đi phía sau vách gian cơ ngoài
-Nhánh đm bên quay đi phía trước vách gian cơ ngoài. - Nhánh nuôi xương. - Nhánh cơ
delta.
- Nhánh bên trụ trên: đi cùng thần kinh trụ, chọc qua vách gian cơ trong ra vùng cánh tay
sau, xuống nối với động mạch quặt ngược trụ sau.
- Nhánh bên trụ dưới: đi xuống dưới chia 2 ngành: trước nối với động mạch quặt ngược trụ
trước, sau nối với động mạch bên trụ trên.

57
Động mạch cánh tay
3.4. Mạng mạch khớp khuỷu: có 2 vòng nối
- Vòng nối quanh mỏm trên lồi cầu trong:
+ Động mạch bên trụ trên nối với đm quặt ngược trụ sau.
+ Động mạch bên trụ dưới nối với đm quặt ngược trụ trước.

- Vòng nối quanh mỏm trên lồi cầu ngoài:

58
+ Động mạch bên quay tiếp nối với đm quặt ngược quay.
+ Động mạch bên giữa tiếp nối với đm quặt ngược gian cốt
 Ứng dụng:
- Sự tiếp nối giữa động mạch nách và động mạch cánh tay rất nghèo nàn nên vùng thắt mạch
nguy hiểm là từ động mạch vai dưới đến động mạch cánh tay sâu. Thắt động mạch cánh
tay phải thắt dưới động mạch cánh tay sâu, tốt nhất dưới động mạch bên trụ trên.
- Vị trí thắt nguy hiểm: trên động mạch cánh tay sâu.
3.5. Tĩnh mạch:
* Có 2 tĩnh mạch sâu: đi kèm động mạch cánh tay.
* Có 2 tĩnh mạch nông:
- Tĩnh mạch đầu: ở phía trước ngoài cánh tay, đi từ dưới lên vào rãnh delta-ngực để đổ vào
tĩnh mạch nách.
- Tĩnh mạch nền: ở phía trong cánh tay, đến 1/3 trên cánh tay tĩnh mạch chui qua cân cánh
tay để đổ vào tĩnh mạch cánh tay ở sâu.
4. ĐỘNG MẠCH QUAY
4.1. Nguyên uỷ, đường đi, liên quan, cơ tuỳ hành:
- Nguyên uỷ, đường đi, tận cùng: Động mạch quay là 1 trong 2 nhánh của động mạch cánh
tay, động mạch bắt đầu từ dưới nếp gấp khuỷu 3 cm, chạy chếch xuống dưới đi phía ngoài cẳng
tay. Phía trước ngoài bị che phủ bởi cơ cánh tay quay( cơ tùy hành của động mạch quay). Phía
trong động mạch liên hệ với cơ sấp tròn ở 1/3 trên và cơ gấp cổ tay quay ở 2/3 dưới. ở 1/3 dưới
động mạch tựa vào xương quay sau đó đi vòng ra phía sau vào bàn tay qua hõm lào.

4.2. Ngành bên


- Ngành quặt ngược quay nối với đm bên quay của động mạch cánh tay sâu.

59
- Ngành gan cổ tay nối với nhánh gan cổ tay của động mạch trụ.
- Ngành mu cổ tay nối với nhánh mu cổ tay của động mạch trụ.
- Ngành gan tay nông góp phần vào cung gan tay nông.
- Động mạch ngón cái chính
- Cuối cùng động mạch quay tạo thành cung gan tay sâu ở bàn tay cùng với động mạch trụ,
cho nhánh động mạch ngón cái chính và động mạch quay ngón trỏ để cấp máu cho một ngón
rưỡi ngoài bàn tay.
4.3. Ứng dụng: Thắt động mạch quay ít gây tổn hại.
5. Động mạch trụ
5.1. Nguyên uỷ, đường đi, tận cùng, cơ tuỳ hành:
- Nguyên uỷ, đường đi, tận cùng: Động mạch trụ là 1 trong 2 ngành của động mạch cánh tay
từ dưới nếp gấp khuỷu 3 cm, chạy chếch xuống dưới, vào trong, đi phía sau cơ sấp tròn, cơ
gấp cổ tay quay, cơ gan tay dài và cơ gấp các ngón nông. Động mạch trụ đi phía trước các
cơ bao phủ xương trụ (cơ cánh tay, cơ gấp các ngón sâu). Ở cung xơ (chỗ nối đầu cánh tay
trụ và đầu quay của cơ gấp chung các ngón nông) động mạch bắt chéo phía sau thần kinh
giữa. Đến chỗ 1/3 trên và 1/3 giữa động mạch nằm giữa cơ gấp cổ tay trụ (cơ tùy hành) đi
cùng thần kinh trụ
5.2. Ngành bên
- Động mạch quặt ngược trụ chia thành 2 nhánh trước và sau.
- Động mạch gian cốt chung đi tới bờ trên màng gian cốt chia thành 2 nhánh:
- Động mạch gian cốt trước cùng với thần kinh gian cốt trước (nhánh của thần kinh giữa) tạo
thành bó mạch thần kinh gian cốt trước. mặt khác động mạch gian cốt trước còn cho nhánh
động mạch giữa đi cùng thần kinh giữa.
- Động mạch gian cốt sau cho nhánh động mạch quặt ngược gian cốt.
- Nhánh gan cổ tay và nhánh mu cổ tay nối với nhau và nối với nhánh cùng tên của động
mạch quay.
- Nhánh gan tay sâu góp phần tạo cung đm gan tay sâu.
- cuối cùng động mạch mạch trụ tạo thành cung gan tay nông ở bàn tay cho nhánh động mạch
gan ngón chung và động mạch gan ngón riêng cấp máu cho 3 ngón rưỡi còn lại của bàn tay.
5.3. Ứng dụng Thắt động mạch trụ ít gây tổn hại.
6. Cung động mạch gan tay nông và sâu:
6.1. Cung động mạch gan tay nông:
- Cấu tạo: ngành cùng của động mạch trụ tiếp nối với nhánh quay gan tay của động mạch
quay.
- Vị trí: Cung mạch này nằm ở nông, sau cân gan tay giữa và trước các gân gấp. Chỗ lồi nhất
của cung gan tay nông tương ứng ở ngoài với phần giữa của nếp giữa lòng bàn tay.
- Phân nhánh: tách 4 nhánh cho các ngón tay. Mỗi nhánh lại chia đôi để đi vào mặt bên của
2 ngón cạnh nhau.
6.2. Cung động mạch gan tay sâu
- Cấu tạo: ngành cùng của động mạch quay nối với nhánh gan tay sâu của động mạch trụ.

60
- Vị trí: ở sâu, nằm áp vào cổ xương đốt bàn tay 2,3,4, sau các gân gấp. Cung sâu ở cao hơn
cung nông độ 1 cm, là cung mạch chính của bàn tay.

- Phân nhánh: tách ra 4 nhánh liên cốt gan tay, mỗi nhánh liên cốt lại chia 2 nhánh đi ở mặt
bên mỗi ngón tay. Riêng cung sâu còn tách ra 3 nhánh chạy ra mu tay để tiếp nối với các
động mạch liên cốt.
7. Hệ thống tĩnh mạch chi trên
 Gồm hệ tĩnh mạch nông và hệ tĩnh mạch sâu.
- Hệ tĩnh mạch sâu: có 2 tĩnh mạch đi kèm 1 động mạch (động mạch nách chỉ có 1 tĩnh
mạch đi kèm).
- Hệ tĩnh mạch nông nằm trong tổ chức dưới da, không có các động mạch cùng tên đi
cùng.
IV. Thần kinh chi trên
- Chi trên được chi phối vận động và cảm giác bởi các ngành bên, các ngành cùng của đám
rối thần kinh cánh tay từ vùng cổ đi xuống.
1. Cấu tạo đám rối thần kinh cánh tay
1.1. Các nhánh dây thần kinh sống

61
- Đám rối thần kinh cánh tay (ĐRTKCT) do nhánh trước các dây thần kinh sống cổ, V, VI,
VII, VIII và ngực I tạo nên. Các nhánh này nối tiếp với nhau theo một thứ tự nhất định để
tạo nên các thân.
1.2. Các thân của (ĐRTKCT)
- Thân trên (Truncus superior) do nhánh trước của dây thần kinh sống Civ, v, vi nối với nhau.
- Thân giữa (Truncus medius) do nhánh trước dây thần kinh sống Cvii tạo nên.
- Thân dưới (Truncus inferior) do nhánh trước dây thần kinh sống Cviii và Th I nối với nhau.
Mỗi thân lại chia ra 2 ngành trước và sau. Rồi các ngành này lại nối tiếp với nhau theo một
thứ tự nhất định để tạo nên các bó.

Hình 1
1.3. Các bó của ĐRTKCT
- Bó ngoài (Fasciculus laterales) do ngành trước của thân trên, thân giữa tạo thành.
- Bó trong (Fasciculus medialis) do ngành trước của thân dưới tạo nên.
- Bó sau (Fasciculus posterior) do ngành sau của cả 3 thân hợp lại

62
4. Ngành cùng của ĐRTKCT
- Bó ngoài tách ra 2 ngành, từ ngoài vào trong là dây thần kinh cơ bì và rễ ngoài dây giữa.
- Bó trong tách ra 4 ngành, lần lượt từ ngoài vào trong là rễ trong dây thần kinh giữa, dây
thần kinh trụ , thần kinh bì cẳng tay trong, thần kinh bì cánh tay trong.
- Bó sau tách ra 2 ngành là dây thần kinh nách (mũ) và thần kinh quay.
- Trong số 7 ngành này có 2 ngành hoàn toàn cảm giác là dây thần kinh bì cẳng tay trong và
thần kinh bì cánh tay trong, 5 ngành còn lại là ngành hỗn hợp.
4.1. Thần kinh giữa (nervus medianus) (Hình 3, 4)
* Nguyên uỷ: được tạo nên bởi 2 rễ: trong và ngoài hợp thành, nằm ở trước ngoài động mạch
nách.
* Đường đi, liên quan:
- Ở cánh tay: dây chạy trong ống cánh tay cùng ĐM cánh tay và không cho nhánh bên
nào.
- Gấp khuỷu: chạy trong rãnh nhị đầu trong, nằm trong động mạch.
- Ở cẳng tay: đi theo trục giữa cẳng tay,đi dưới cơ sấp tròn và cơ gấp cổ tay quay, nằm
trong bao cơ gấp các ngón nông.
• Ở 1/3 trên cẳng tay: bắt chéo trức với ĐM trụ và đi kèm với ĐM giữa.
63
• Ở 1/3 dưới cẳng tay: TK đi cùng 4 gân cơ gấp các ngón nông chui qua ống cổ tay
và tận cùng ở gan tay.
* Ngành bên:
- Ở nách và cánh tay: dây không cho 1 ngành bên nào - Gấp
khuỷu và cẳng tay trước, dây tách ra:
• Các nhánh cơ vận động cho các cơ vùng cẳng tay trước trừ cơ gấp cổ tay trụ và
nửa trong cơ gấp các ngón sâu.
• Thần kinh gian cốt trước:vận động cho cơ sấp vuông.
• Nhánh bì chi phối cảm giác ở nửa ngoài gan tay.
- Ở gan tay:nằm sau cân gan tay,phân nhánh cảm giác 3,5 ngón ngoài và vận động 5 cơ:
dạng ngón cái ngắn, gấp ngón cái ngắn, đối ngón cái, cơ giun 1 và 2.

Hình 3

64
* Ứng dụng: khi dây giữa tổn thương, các cơ gấp và sấp bị liệt, bàn tay bị các cơ duỗi kéo ra
sau, mô cái bị teo đét, khoang gian cốt 1,2 lõm và luôn ở tư thế ngửa (Bàn tay khỉ)
4.2. Thần kinh quay
* Nguyên uỷ: tách từ bó sau ĐRTKCT(đám rối thần kinh)
* Đường đi, liên quan:
- Ở cánh tay: đi sau ĐM cánh tay, TK chui qua lổ tam giác cánh tay tam đầu ra vùng cánh tay
sau rồi nằm sát rãnh TK quay. Khi ra khỏi rãnh quay, TK chọc qua vách gian cơ ngoài để ra
trước tới vùng khuỷu.
- Ở khuỷu: đi trong rãnh nhị đầu ngoài, tới ngang mức nếp khuỷu thì chia làm hai nhánh:
nhánh nông và nhánh sâu đi xuống cẳng tay.
- Ở cẳng tay:
• Nhánh nông(là nhánh cảm giác): đồng hành với ĐM quay đến giửa 1/3 giửa cẳng tay và
được cơ duỗi cổ tay quay dài che phủ,rồi vòng quanh bờ ngoài xương quay ra vùng cẳng
tay sau chia nhánh cảm giác ở mu tay.
• Nhánh sâu(nhánh vận động): đi giữa 2 lớp cơ ngửa ra vùng cẳng tay sau vận động cho
các cơ vùng này.

65
Hình 6
* Ngành bên:
- Ở cánh tay: tách các nhánh bì và nhánh cơ
• Nhánh bì: TK bì cánh tay sau; TK bì cánh tay ngoài; TK bì cẳng tay sau.
• Nhánh cơ: nhánh cho cơ tam đầu cánh tay
- Ở khuỷu: cho các nhánh vận động cơ cánh tay quay, cơ duỗi cổ tay quay dài, cơ duỗi cổ tay
quay ngắn
- Ở bàn tay: Nhánh nông: xuống mu bàn tay, tách ra các nhánh thần kinh mu ngón tay cảm
giác cho nửa ngoài mu bàn tay và mu hai ngón rưỡi hoặc 3.5 ngón ngoài.
* Áp dụng thực tế:
- Khi dây quay bị đứt tuỳ theo vị trí tổn thương mà có các biểu hiện khác nhau: liệt các cơ
duỗi cẳng tay, liệt các cơ duỗi và ngửa bàn tay, ngón tay. Bàn tay bị kéo gục xuống hình cổ
cò.
4.3. Thần kinh trụ (nervus ulanaris)
* Nguyên uỷ: tách ra từ bó trong của ĐRTKCT, ở giữa rễ trong dây giữa và dây bì-
cẳng tay trong
* Đường đi, liên quan:
- Ở cánh tay: 1/3 trên dây chạy trong ống cánh tay cùng với động mạch cánh tay, tới 1/3 giữa
thì chọc qua vách gian cơ trong (cùng với động mạch bên trụ trên) để ra vùng cánh tay sau
rồi đi thẳng xuống vùng khuỷu sau.
66
- Ở vùng khuỷu sau: dây nằm ở rãnh thần kinh trụ rồi chui giữa hai đầu của cơ gấp cổ tay trụ
để theo cơ xuống vùng cẳng tay trước.
- Ở vùng cẳng tay trước: đi từ phía sau mỏm trên lồi cầu trong đến mép ngoài xương
đậu(nằm trước cơ gấp các ngón nông).
* Ngành bên:
- Ở nách và cánh tay: dây trụ không tách một ngành bên nào.
- Ở cẳng tay: dây trụ tách ra các nhánh cơ và nhánh mu tay thần kinh.
- Các nhánh cơ: vận động cho cơ gấp cổ tay trụ và hai bó trong cơ gấp sâu ngón tay (cho
ngón 4; 5)
- Nhánh mu tay thần kinh trụ: tách ra ở 1/3 dưới cẳng tay đi xuống mu tay phân ra các thần
kinh mu ngón tay cảm giác cho nửa trong mu bàn tay và mặt mu hai ngón rưỡi kể từ ngón
út (trừ phần mu đốt 2; 3 của nửa ngoài ngón 4 và mu đốt 2; 3 của ngón giữa).
- Ở cổ tay: thần kinh trụ cho một nhánh gan tay thần kinh trụ rồi tận cùng bằng cách phân
chia hai nhánh nông và sâu.
* Ngành tận:
- Nhánh nông đi trước các cơ mô út, tách ra một nhánh vận động cho cơ gan tay ngắn, một
nhánh nối với thần kinh giữa, hai nhánh thần kinh gan ngón tay.
- Nhánh sâu: lách giữa các cơ mô út rồi chọc qua mạc sâu gan tay vào ô gian cốt gan tay,
hướng ra ngoài theo cung mạch gan tay sâu và tách ra các nhánh vận động cho các cơ ô mô
út; các cơ gian cốt; hai cơ giun 3; 4; cơ khép ngón cái; bó sâu cơ gấp ngắn ngón cái và các
nhánh tới các khớp bàn tay, ngón tay.
* Chi phối:
- Vận động: ở cẳng tay (cho cơ gấp cổ tay trụ và hai bó trong cơ gấp sâu ngón tay - 4;5) ở
bàn tay cho hầu hết các cơ ở bàn tay trừ phần lớn các cơ ô mô cái và cơ giun 1;2.
- Cảm giác: ở gan tay cho một phần trong gan tay và một ngón rưỡi ở phía trong; ở mu tay
cho nửa trong mu tay và hai ngón rưỡi ở phía trong (trừ các phần mu đốt 2,3 của ngón 3 và
nửa ngón 4).
* Áp dụng thực tế:
- Khi dây trụ bị tổn thương, các cơ do dây trụ vận động bị liệt, biểu hiện rõ nhất ở bàn tay là
mô út bị teo, ngón út và ngón nhẫn luôn ở tư thế đốt 1 bị duỗi, đốt 2,3 bị gấp gọi là bàn tay
vuốt trụ (do các cơ gian cốt và các cơ giun 3;4 bị liệt không khép được phần cuối cấc cơ
duỗi tương ứng).
4.4. Thần kinh cơ bì (nervus musculocutaneus)

67
* Nguyên
: uỷ: tách ra từ bó ngoài
ĐRTKCT.

Hình 7
* Đường đi và liên quan: từ nguyên uỷ dây chạy chếch xuống dưới và ra ngoài, xuyên
qua cơ quạ cánh tay, rồi chạy giữa cơ nhị đầu cánh tay và cơ cánh tay trụ, tới máng nhị đầu
ngoài, chọc qua mạc cánh tay ra nông, chia thành hai ngành cùng đi xuống cẳng tay.
* Phân nhánh và chi phối:
- Ở vùng nách và cánh tay trước thần kinh cơ bì tách ra các nhánh cơ vận động cho các cơ
vùng cánh tay trước,
- Ở rảnh nhị đầu ngoài của vùng khuỷu thì chia 2 ngành đi xuống cảm giác mặc ngoài cẳng
tay.
4.5. Thần kinh nách (nervus axillaris)
* Nguyên uỷ, đường đi: dây xuất phát từ bó sau của ĐRTKCT, đi cùng với động mạch
mũ cánh tay sau qua lỗ tứ giác, vòng quanh cổ phãu thuật xương cánh tay tới vùng delta rồi
phân nhánh tận ở khoảng 6 cm dưới mỏm cùng vai.
* Phân nhánh và chi phối:
- Các nhánh cơ vận động cho phần giữa cơ dưới vai, cơ tròn bé, cơ delta.
- Thần kinh bì cánh tay ngoài trên: cảm giác cho da phủ nửa dưới vùng delta
4.6. Thần kinh bì - cánh tay trong: tách ra từ bó trong ĐRTKCT, là dây cảm giác,
chi phối cho mặt trong cánh tay.
4.7. Thần kinh bì - cẳng tay trong
* Nguyên uỷ: xuất phát từ bó trong ĐRTKCT, ở sát cạnh dây trụ, trong ống cánh tay chạy ở
trước trong động mạch cánh tay, tới chỗ nối 1/3 giữa và 1/3 dưới cánh tay thì chọc qua mạc
cánh tay cùng tĩnh mạch nền để ra nông. Đến vùng khuỷu trước thì chia hai ngành (trước và
sau) đi xuống cảm giác cho 1/3 phía dưới cánh tay và phía trong cẳng tay.

68
XƯƠNG CHI DƯỚI

I. Các xương chi dưới


- Các xương chi dưới - Như chi trên, chi dưới cũng bao
+ Xương chậu gồm:
+ Xương đùi + Xương chậu ở 2 bên cùng với
+ Xương bánh chè xương cùng, xương cụt tạo nên đai
+ Xương chày chi dưới (đai chậu)và các xương còn
+ Xương mác lại thuộc phần tự do của chi dưới,
+ Các Xương cổ chân: 7 xương gồm: đùi, cẳng chân và bàn chân.
+ Các Xương bàn chân, ngón
chân

1. Xương
chậu
- Là một xương dẹt, do 3 xương nhỏ
tạo thành: xương cánh chậu ở trên,
xương mu ở trước dưới, xương ngồi ở
sau dưới, 3 xương nối với nhau tại ổ
cối.
a. Định hướng
- Đặt xương theo chiều thẳng
đứng, đầu có lỗ xuống dưới
- Mặt có hõm khớp (ổ cối) ra
ngoài.
- Bờ có khuyết lớn hƣớng ra sau.

b. Mô tả
 Hai mặt
69
- Mặt ngoài:
+ Ở giữa có ổ cối, tiếp khớp với chỏm xương đùi, riêng phần đáy ổ cối không tiếp
khớp với xương đùi (sẽ có dây chằng tròn hay dây chằng chỏm đùi bám) .
+ Xung quanh ổ cối có vành ổ cối (diện nguyệt), vành này không liên tục mà ở
phía dưới có khuyết ổ cối, nơi có dây chằng ngang ổ cối chạy qua.

+ Dưới ổ cối có lỗ bịt hình vuông hay hình tam giác, phía trên và trước lỗ bịt là
xương mu, phía sau và dưới lỗ bịt là xương ngồi.
+ Trên ổ cối là mặt ngoài xương cánh chậu (mặt mông), còn gọi là hố chậu ngoài,
có các diện để cho 3 cơ mông bám:
Đường mông sau
Đường mông trên
Đường mông dưới.
- Mặt trong: Có gờ vô danh (tạo nên bởi: đường cung-xương cánh chậu, đường lược
xương mu và mào mu) chia làm 2 phần:
+ Phần trên là hố chậu trong có phần
chậu của cơ thắt lưng chậu bám, lồi
chậu, phía sau có diện nhĩ (Khớp với
tầm xương cùng).
+ Phần dưới có diện vuông (ứng với
đáy ổ cối ở mặt ngoài) và lỗ bịt.

 Bốn bờ

70
- Bờ trước : Có các chỗ lồi lõm từ trên xuống dưới gồm có: gai chậu trước trên, một
khuyết nhỏ, gai chậu trước dưới, lồi chậu mu và củ mu.
- Bờ sau: cũng có các chỗ lồi lõm từ trên xuống có: gai chậu sau trên, gai chậu sau
dƣới, khuyết mẻ hông to (khuyết ngồi lớn), gai hông (gai ngồi), khuyết mẻ hông bé
(khuyết ngồi bé) và ụ ngồi (củ ngồi).
- Bờ trên: còn gọi là mào chậu, cong hình chữ S, bắt đầu từ gai chậu trước trên đến gai
chậu sau trên dầy ở phía trước và phía sau, mỏng ở giữa.
- Bờ dưới: do ngành dưới mu và thân xương ngồi tạo nên.
 Bốn góc:
+ Góc trước trên là gai chậu trước trên.
+ Góc trước dưới là củ mu (gai mu).
+ Góc sau trên là gai chậu sau trên.
+ Góc sau dưới là ụ ngồi.
2. Khung chậu:
- Khung chậu có vai trò rất quan trọng trong sản khoa, vì thai từ trong tử cung muốn
qua âm đạo phải vượt qua được đoạn đường bên trong lòng khung chậu.
- Khung chậu được cấu tạo bởi 4 xương: phía trước và hai bên là 2 xương chậu
phía sau là xương cùng-cụt.
- Mặt trong xương chậu có gờ vô danh chia
khung chậu làm 2 phần:
+ Đại khung phía trên
+ Tiểu khung phía dưới.

- Tiểu khung là phần quan trọng nhất vì ngôi thai phải vượt qua
tiểu khung để đi ra ngoài qua âm đạo. Trên đoạn đường đi từ trong ra
ngoài này, thai phải lần lượt vượt qua các vòng eo hẹp, có thể được
cấu tạo bằng xương, hay bằng xương và cân-cơ: eo trên eo giữa eo
dưới.
71
- Khi nhìn ngang, lòng tiểu khung có dạng một ống cong về phía trƣớc với hai thành
trước và sau không đều nhau. Thành trước ngắn khoảng 4 cm tương ứng với măt sau khớp
vệ. Thành sau dài 12-15 cm tương ứng mặt trước xương cùng và xương cụt.
3. Xương đùi
- Là một xương dài to và nặng nhất
cơ thể, hơi cong lõm ra sau.
- Định hướng:
+ Đầu có chỏm lên trên.
+ Chỏm hướng vào trong.
+ Đường ráp của thân xương ra sau.
- Gồm có thân xương và hai đầu.

a. Thân xương
- Hình lăng trụ tam giác có 3 mặt, 3 bờ.
 Các mặt
- Mặt trước nhẵn, hơi lồi
- Mặt ngoài và trong lồi, rộng ở trên hơn ở dưới.
 Các bờ
- Bờ ngoài và trong không rõ.
- Bờ sau sắc tạo thành đường ráp của xương đùi.
+ Đầu trên đường ráp chia ra làm 3 ngành:
Một ngành chạy vào mấu chuyển to (lồi củ cơ mông)
Một ngành chạy vào mấu chuyển nhỏ (đường lược)
Một ngành chạy vào cổ xương
+ Đầu dưới đường ráp chia làm 2 ngành đi xuống tận hai lồi cầu, ở đường ráp có
nhiều cơ bám.
 Hai đầu xương
- Đầu trên: lần lượt có:
▪ Chỏm xương đùi: hình 2/3 khối cầu hướng lên trên, vào trong và hơi ra trước. Đỉnh chỏm
có hố dây chằng chỏm- đùi (hõm chỏm xương đùi).
▪ Cổ xương hay cổ giải phẫu (dài khoảng 3-4cm), hợp với thân xương một góc 130o.
- Mấu chuyển lớn và mấu chuyển bé.
- Giữa hai mấu chuyển ở phía trước có đường gian mấu (đường liên mấu)
phía sau có mào gian mấu(mào liên mấu).
- Phía sau mấu chuyển lớn có hố mấu chuyển (hố ngón tay). Đầu trên tiếp với thân xương
bởi cổ tiếp hay cổ phẫu thuật.

72
(2) Đầu dưới: gồm 2 lồi cầu trong và ngoài.
- Lồi cầu trong: lồi tròn tiếp khớp với mâm chày, mặt trong phía trên có lồi củ cơ khép
lớn
- Lồi cầu ngoại: lồi tròn tiếp khớp với mâm chày.
- Phía trước, giữa 2 lồi cầu diện tiếp khớp với xương bánh chè. - Phía sau, giữa 2 lồi
cầu là hố gian lồi cầu.

73
4. Xương cẳng chân

74
Xương chày Xương mác
- Là xương dài, chắc, và là xương - Là một xương dài, mảnh ở cẳng
chính ở cẳng chân. chân, nằm ngoài xương chầy.
- Định hướng - Định hướng
+ Đầu bé xuống dưới + Đầu dẹt nhọn xuống dưới
+ Mấu của đầu nhỏ (mắt cá trong) + Diện khớp của đầu này vào
vào trong trong + Rãnh ở đầu này ra sau.
+ Bờ sắc cong hình chữ S của thân
xương ra trước.

a. Xương chày
- Thân xương: hình lăng trụ tam giác có 3 mặt, 3 bờ.
 Ba mặt
- Mặt trong phẳng, nằm ngay dưới da.
- Mặt ngoài lõm thành rãnh ở trên, ở dưới lồi.
- Mặt sau có đường bám của cơ dép ở 1/3 trên chạy chếch xuống dưới vào trong, dưới
đường chéo có lỗ nuôi xương.
 Ba bờ
- Bờ trước (mào chày) cong hình chữ S, sắc ở giữa, nhẵn ở 2 đầu.
- Bờ trong mờ ở trên rõ ở dưới.
- Bờ ngoài sắc có màng liên cất bám.
 Hai đầu:
(1) Đầu trên: to hình khối vuông.
- Mặt trên: ở giữa có 2 gai chày (củ gian lồi cầu), có diện trước gai và diện sau gai. Hai bên
là 2 mâm chày, hơi lõm tiếp khớp với 2 lồi cầu xương đùi.
+ Ở phía trước dưới và giữa hai mâm chày có lồi củ chày trước.
+ Ở phía sau ngoài lồi cầu ngoài có diện khớp với xương mác.

(2) Đầu dưới: nhỏ hơn đầu trên, cũng có hình khối vuông.

75
- Mặt dưới tiếp khớp với ròng rọc của xương sên, ở phía sau có 1 phần xương xuống thấp
hơn gọi là mắt cá thứ 3
- Mặt trước và mặt sau lồi, tròn.
- Mặt ngoài có diện khớp với xương mác.
- Mặt trong có mắt cá trong (mặt ngoài mắt cá trong tiếp khớp với xương sên).
b. Xương mác
- Thân xương. hình lăng trụ tam giác có
3 mặt, ba bờ.
 Ba mặt:
- Mặt ngoài ở trên phẳng ở dưới lõm
thành rãnh.
- Mặt sau lồi và gồ ghề.
 Ba bờ:
- Bờ trước mỏng và sắc.
- Bờ trong (Bờ gian cốt) sắc ở giữa- có
màng gian cốt bám.
- Bờ sau tròn và nhẵn ở dưới.
 Hai đầu

(1) Đầu trên:


- Là chỏm xương mác, mặt trong chỏm có
diện khớp với xương chày.
(2) Đầu dưới:
- Tạo nên mắt cá ngoài. Mắt cá ngoài xuống thấp hơn mắt cá trong 1cm. Mặt trong có diện
khớp với xương chày.
5. Xương bánh chè
- Là một xương vừng hơi dẹt, nằm trong gân cơ tứ đầu đùi.
- Hình tam giác, nền ở trên, đỉnh ở dưới.
- Mặt trước hơi lồi có nhiều khía và rãnh.
76
- Mặt sau có 1 gờ ngang chia thành 2 phần, phần trên tiếp khớp với ròng rọc của xương đùi
phần dưới gồ ghề liên quan với khối mỡ ở đầu gối.

6. Các xương cổ chân


- Có 7 xương, xếp làm hai hàng.
+ Hàng sau: có xương sên và xương gót.
+ Hàng trước có 5 xương: xương hộp, xương thuyền và 3 xương chêm (I, II, III).

a. Xương sên:
- Hình thể giống hình con sên, nằm giữa xương chày, xương mác và xương gót.
- Mặt trên là hình ròng rọc tiếp khớp với xương chày.
- Mặt dưới có 2 diện tiếp khớp với xương gót.
- Mặt trước là chỏm tiếp khớp với xương thuyền
- Mặt sau hẹp có rãnh để gân cơ gấp riêng ngón cái lướt qua
- 2 mặt bên tiếp khớp với hai mắt cá của xương chày và xương mác.

77
b. Xương gót
- Nằm dưới xương sên gồm có một thân và hai mỏm.
+ 2/3 trước có 3 diện khớp với xương sên:
Diện khớp trước
Diện khớp giữa
Diện khớp sau
+ 1/3 sau và mặt sau có gân Achille bám.
- Mặt dưới có 3 lồi củ: 1 ở trước (củ gót) và 2 ở sau bên (mỏm ngoài và mỏm trong) tựa
xuống đất tạo thành đế gót.
- Mặt trong: lõm sâu, phía dưới mỏm chân đế sên là rãnh gân cơ gấp ngón cái dài.
- Mặt ngoài: phía trước có rãnh ròng rọc mác, phía sau có rãnh gân cơ mác dài

78
c. Xương hộp
- Nằm trước xương sên, xương gót, ở sau các xương đốt bàn chân, ở ngang với xương
thuyền và 3 xương chêm gồm có các mặt:
+ Mặt trước có 2 diện tiếp khớp với 2 xương đốt bàn chân IV và V.
+ Mặt sau tiếp khớp với xương gót.
+ Mặt trong có 2 diện tiếp khớp với xương chêm III và xương thuyền.
+ Mặt trên có cơ mu chân và da che phủ.
+ Mặt dưới do rãnh gân cơ mác bên dài lướt qua.
d. Xương thuyền
- Nằm ngay trước xương sên, sau các xương chêm, gồm có các mặt: mặt sau khớp với
xương sên, mặt trước khớp với 3 xương chêm.
e. Xương chêm
- Có 3 xương chêm từ trong ra ngoài là xương chêm I, xương chêm II và xương chêm III.
- Mỗi xương chêm gồm có:
+ Mặt trước khớp với xương đốt bàn chân I, II, III
+ Mặt bên tiếp khớp với nhau (trừ mặt trong của xương chêm I).
+ Mặt sau khớp với xương thuyền
+ Mặt ngoài xương chêm III khớp với xương hộp.
f. Các xương đốt bàn chân
- Có 5 xương đốt bàn chân, kể từ trong ra ngoài (đánh số từ I đến V).
- Mỗi xương đốt bàn chân là một xương dài gồm có một thân và hai đầu: thân xương cong
lồi lên trên, đầu sau khớp với các xương cổ chân, đầu trước lồi tiếp khớp với các xương đốt
ngón chân.
g. Các xương đất ngón chân Ngón I có 2 đốt.
- Các ngón II, III, IV, V có 3 đốt: gần, giữa và xa (đốt I, II, III).

II. KHỚP CHI DƯỚI


- Gồm các khớp lớn : khớp hông, khớp gối, khớp cổ chân và khớp bàn chân.

79
1. Khớp hông : Là khớp chỏm lớn nhất cơ thể.
a. Mặt khớp:
- Ổ cối
- Chỏm xương đùi: chỏm chỉ tiếp xúc với ổ cối ở diện nguyệt.
- Sụn viền ổ cối: bám vào chu vi ổ cối, lõm và nhẵn ở mặt trong. Phần sụn viền ổ cối bắt
ngang qua khuyết ổ cối gọi là dây chằng ngang. Sụn viền ổ cối làm cho ổ cối sâu hơn và
ôm trọn gần hết chỏm đùi.

b. Phương tiện nối khớp:


- Bao khớp: Là một bao sợi dày chắc.
- Về phía xương chậu: Bám vào chu vi ổ cối và mặt ngoài sụn viền ổ cối.
- Về phía xương đùi: Phía trước bám vào đường gian mấu, phía sau bám cách mào gian mấu
1cm. Như vậy có 1/3 mặt sau ngoài của xương đùi không nằm trong bao khớp. Mặt ngoài
bao khớp có vài chỗ dày lên thành các dây chằng ngoài bao khớp.

c. Các dây chằng ngoài bao khớp:

80
- Dây chằng chậu đùi: Ở mặt trên và trước bao khớp, là dây chằng rộng, dài và khỏe nhất
của khớp hông. Bám từ gai chậu trước dưới và cơ thẳng đùi tới đường gian mấu, dây chằng
có hình tam giác dầy lên ở hai bờ.
- Dây chằng mu đùi: Mảnh mai , ở mặt dưới bao khớp, bám vào cành trên xương mu, khuyết
ổ cối, đoạn dưới đường gian mấu. Dây chằng mu đùi tạo với dây chằng chậu đùi thành
hình chữ Z.
- Dây chằng ngồi đùi: Ở mặt sau khớp, đi từ xương ngồi đến mấu chuyển to.
- Dây chằng vòng: Là những thớ sợi ở lớp sâu của dây chằng ngối đùi, bao quanh mặt sau cổ
xương đùi.
- Dây chằng trong bao khớp:
+ Dây chằng chỏm đùi: Bám từ chỏm đùi đến khuyết ổ cối, ít quan trọng trong việc
nối chỏm đùi với khuyết ổ cối.
- Bao khớp và các dây chằng ở mặt trước khớp hông thường dày hơn ở mặt sau, do đó
khớp hông thường trật ra sau. Khi đùi ở tư thế gấp và khép, dây chằng vòng ở tư thế nghỉ
làm cho chỏm đùi cách xa ổ cối và càng làm cho khớp trật dễ dàng.

d. Bao hoạt dịch: Là một màng phủ mặt trong bao khớp. Dây chằng chỏm đùi nằm trong bao
khớp nhưng ngoài bao hoạt dịch, bao hoạt dịch chứa họạt dịch chất nhầy làm cho khớp cử
động dễ dàng.
e. Động tác:
- Không linh hoạt bằng khớp vai, nhưng vẫn đảm bảo chức
năng đi lại, chạy nhảy như:
Gập-duỗi: 125o-10o
Khép-dạng: 20o-45o
Xoay trong-xoay ngoài: 45o -45o

81
2. Khớp gối:
- Là khớp phức hợp của cơ thể gồm hai khớp:
+ Khớp giữa xương đùi và xương chày thuộc khớp lồi cầu.
+ Khớp giữa xương đùi và xương bánh chè thuộc loại khớp phẳng.
a. Mặt khớp:
- Lồi cầu trong và lồi cầu ngoài xương đùi.
- Diện khớp trên xương chày.
- Diện khớp xương bánh chè.
- Sụn chêm trong và ngoài:
+ Là hai miếng sụn nằm ở diện
khớp trên xương chày làm cho diện khớp
này thêm sâu rộng và trơn láng.
+ Sụn chêm ngoài hình chữ O, sụn
chêm trong hình chữ C.
+ Hai sụn chêm nối nhau bởi dây
chằng ngang gối và dính vào xƣơng chày
bởi các dây chằng do đó dễ dàng di
chuyển khi cử động. Nó trượt ra sau khi
gối gấp và ra trước khi gối duỗi. Khi cẳng
chân ở tư thế xoay
ngoài hay xoay trong sụn chêm có thể bị tổn thương.
+ Sụn chêm ít có mạch máu nuôi nên
khi tổn thương khó hồi phục và có thể trở
thành một vật chèn có thể không cho khớp
gối hoạt động.
b. Phương tiện nối khớp
(1) Bao khớp: Bao khớp gối :mỏng, bám trên diện ròng rọc, trên hai lồi cầu và hố gian lồi
cầu, phía dưới hai diện khớp xương chày

(2) Các dây chằng:


Có bốn hệ thống dây chằng.
- Dây chằng trước: dây chằng bánh chè và mạc giữ bánh chè trong và ngoài.
82
- Dây chằng sau: Gồm dây chằng kheo chéo và kheo cung.
- Dây chằng bên: Gồm dây chằng bên chày và bên mác. Rất chắc, giữ cho khớp khỏi trật ra
ngoài hay vào trong.
- Dây chằng chéo: Gồm dây chằng chéo trước và chéo sau. Hai dây chằng chéo bắt chéo
nhau hình chữ X. Ngoài ra dây chằng chéo trước còn bắt chéo dây chằng bên mác, dây
chằng chéo sau bắt chéo dây chằng bên chày. Hai dây chằng chéo rất chắc và giữ cho khớp
gối khỏi trật ra chiều trước sau.

(3) Bao hoạt dịch:


- Lót bên trong bao khớp, giống như bao khớp bám vào sụn chêm. Các dây chằng chéo đều
nằm ngoài bao hoạt dịch.
- Phía trên bao hoạt dịch lên rất cao tạo thành túi thanh mạc trên bánh chè (túi cùng trên).
Ngoài ra quanh khớp gối còn có nhiều túi thanh mạc khác.

c. Động tác: Chủ yếu là gấp và duỗi, khi cẳng chân gấp, khớp có thể làm động tác dạng
khép xoay trong và xoay ngoài rất ít.
- Gập- duỗi 140-0o

83
3. Khớp chày mác
- Xương chày và xương mác tiếp khớp nhau bởi hai khớp:
+ Khớp động chày mác ở đầu trên.
+ Khớp sợi chày mác ở đầu dưới.
- Ngoài hai khớp xương chày và xương mác còn nối với nhau bởi màng gian cốt.
a. Khớp động chày mác:
- Gồm hai diện khớp: Diện khớp mác của xương chày và diện khớp chỏm xương mác. Cả
hai diện khớp đều có sụn che phủ. Bao khớp bám ở bờ diện khớp và dầy lên thành dây
chằng chỏm mác trước và chỏm mác sau.
b. Khớp sợi chày mác:
- Gồm hai diện khớp: khuyết mác ( xương chày) và một diện lồi ở mặt trong mắt cá
ngoài.Hai diện này được nối chặc nhau bởi dây chằng chày mác trước và chày mác sau.
Khác với khớp quay trụ trên và quay trụ dưới, khớp chày mác rất ít di động.

4. Khớp cổ chân và bàn chân


a. Khớp cổ chân: Khớp sên – cẳng chân, là khớp giữa xương sên và đầu dưới xương
chày và xương mác.
84
 Mặt khớp:
- Diện khớp dưới xương chày.
- Diện khớp mắt cá xương chày.
- Diện khớp mắt cá xương mác
- Ròng rọc xương sên: Với ba diện:
+ Diện trên khớp với diện dưới xương chày.
+ Diện mắt cá trong khớp với diện mắt cá xương mác.
+ Diện mắt cá ngoài tiếp khớp với diện mắt cá xương mác.
- Ba diện khớp của xương chày và xương mác tạo thành một hố mộng ôm lấy mộng là ròng
rọc xương sên.

 Phương tiện nối khớp:


- Bao khớp: bám ở chu vi các diện khớp và dầy lên hai bên thành các dây chằng.
- Các dây chằng bên ngoài: Gồm có dây chằng sên mác trước, sau và dây chằng mác gót.
- Dây chằng bên trong: Dây chằng Delta.
=> Hai hệ thống dây chằng bên giúp cho xương sên không trượt ra trước hay ra sau, nhưng
cho phép cổ chân làm động tác gấp duỗi dễ dàng.

b. Các khớp gian cổ chân: Gồm có:


- Khớp dưới sên: Nối xương sên với xương gót.

85
- Khớp gót - sên – chêm. Khớp gót – hộp.
- Khớp chêm – chêm.
Phần khớp gót chêm của khớp gót sên chêm và khớp gót hộp còn được gọi là khớp
ngang cổ chân.
c. Các khớp cổ bàn chân: Nối ba xương chêm, xương hộp với các đầu gần xương bàn
chân.
d. Các khớp gian đốt bàn chân: Nối các mặt bên của đầu xương bàn chân.
e. Các khớp đốt bàn đốt ngón: Nối các đầu xa xương bàn chân với các đốt gần ngón
chân.
f. Các khớp gian đốt ngón chân: Nối các đốt ngón chân. Các khớp trên có biên độ rất
nhỏ và nối với nhau bởi những dây chằng ngắn và vững chắc để giữ vửng cấu trúc vòm
gan chân.

III. CÁC CƠ CHI DƯỚI


1. Cơ vùng mông có 10 cơ phân thành 2 lớp nông và sâu, lớp nông có 4 cơ, lớp sâu có 6

Lớ Tên
Nguyên uỷ Bám tận Chức năng TK chi phối
p cơ

86
Cơ Bờ ngoài
1/3 trên và Căng mạc đùi,
căng mào chậu, TK mông
1/3 dưới dải gấp đùi và duỗi
mặc gai chậu trên(L4,L5,S1)
chậu chày cẳng chân
đùi trước trên
Mặt sau
ngoài cánh Ngành ngoài Dạng đùi nhưng
Cơ TK mông
chậu, mặt đường ráp chủ yếu là duỗi
mông dưới(L5,S1,S2)
sau x.cùng & x.đùi và dải đùi,xoay ngoài
lớn
dây chằng chậu chày đùi
cùng củ
Lớp
Giữa mặt Phần trước gấp
nông Mặt sau
Cơ ngoài của và xoay trong
ngoài mấu TK mông
mông x.chậu giữa đùi, phần sau
chuyển lớn trên(L4,L5,S1)
nhỡ đường mông duỗi và xoay
trước và sau ngoài đùi
Mặt trước
ngoài cánh Bờ trước
Cơ Dạng đùi xoay
chậu, giữa 2 ngoài mấu TK mông
mông trong đùi
đường mông chuyển lớn trên(L4,L5,S1)

trước và xương đùi
dưới
Cơ Mặt trước Đỉnh mấu
Xoay ngoài và TK cho cơ hình
hình bên xương chuyển lớn
khép đùi lê(S1,S2)
lê cùng xương đùi
TK cho cơ bịt
Xung quanh Trước hố
Cơ bịt Xoay ngoài,duỗi trong và sinh
mặt trong mấu chuyển
trong và dạng đùi đôi
màng bịt lớn x.đùi
trên(L5,S1,S2)
Vành ngoài
Cơ bịt Hố mấu Xoay ngoài và TK
lỗ bịt màng
ngoài chuyển x.đùi khép đùi bịt(L2,L3,L4)
bịt
Lớp
Cơ TK cho cơ bịt
sâu Mặt trong
sinh trong và sinh
Gai ngồi mấu chuyển Xoay ngoài và
đôi đôi
lớn x.đùi dạng đùi
trên trên(L5,S1,S2)

Mặt trong Xoay ngoài và
sinh
mấu chuyển dạng đùi TK cho cơ
đôi
lớn x.đùi vuông đùi và
dưới Ụ ngồi
sinh đôi

Mào gian Xoay ngoài và dưới(L4,L5,S1)
vuông
mấu x.đùi khép đùi
đùi

87
2. Các cơ vùng đùi
a. Cơ vùng đùi trước

3. Cơ vùng đùi trong

88
Tên cơ Nguyên uỷ Bám tận Chức năng TK chi phối

Duỗi đùi, gấp Đầu ngắn:TK


Đầu dài: ụ ngồi Chỏm mác, lồi
cẳng chân và mác chung
Cơ nhị đầu đùi Đầu ngắn: cầu ngoài
hơi xoay ngoài Đầu dài:TK
đường ráp x.chày
cẳng chân chày

Cơ bán gân Duỗi đùi, gấp


Mặt trong đầu
cẳng chân và TK chày
Cơ bán mạc Ụ ngồi trên xương
hơi xoay trong
(màng) chày
cẳng chân

4. Cơ vùng cẳng chân có 2 vùng cơ: Vùng cẳng chân trước có 6 cơ chia thành 2 khu:
khu trước(4 cơ) khu ngoài(2 cơ).

TK
Khu
Cơ Nguyên uỷ Bám tận Chức năng chi

phối
Duỗi bàn
Xương chêm
2/3 trên ngoài, chân và
Khu Chày trong, nền TK
lồi cầu ngoài nghiêng
cơ trước xương đốt bàn mác
x.chày trong bàn
trước ngón 1 sâu
chân
Duỗi 1/3 giữa mặt Nền đốt xa Duỗi bàn
89
chân và
ngón trong xương
ngón cái. duỗi ngón
cái dài mác.
cái.
Duỗi
chung Lồi cầu ngoài
Duỗi ngón
các xương chày, ¾ Nền đốt xa các
chân 2- 3-
ngón trên ở mặt trong ngón 2-3-4-5
4-5.
chân xương mác
dài
Duỗi bàn
1/3 dưới mặt chân,
Nền xương đốt
Mác 3 trong xương nghiêng
bàn ngón 5.
mác. ngoài bàn
chân
Đầu trước:
Gấp và
chỏm xương
Xương chêm nghiêng
mác. Đầu sau:
trong, nền ngoài bàn
Mác dài mặt ngoài
xương đốt bàn chân, giữ
Khu xương mác TK
ngón 1 vòm gan
cơ vách gian cơ mác
chân
ngoài sau. nông
2/3 dưới mặt
Mác ngoài xương Nền xương đốt
ngắn mác, vách gian bàn 5
cơ trước sau.

5. Vùng cẳng chân sau

TK
Lớp Tên cơ Nguyên uỷ Bám tận Chức năng chi
phối

Nôn Cơ tam - Cơ bụng chân (gồm Xương gót Gấp cẳng chân
g đầu bụng trong và bụng và gấp bàn chân
cẳng ngoài): lồi cầu ngoài
chân xương đùi, lồi cầu trong TK
xương đùi, ph ần quanh chày
lồi cầu - Cơ dép : chỏm
xương mác, 1/3 trên mặt
sau xương mác, dường cơ
dép xương chày
90
Cơ gan Mép dưới ngoài đường
Xương gót Gập bàn chân
chân gấp xương đùi

Cơ Đường dép Gấp và xoay


Lồi cầu ngoài xương đùi
khoeo xương chày trong cẳng chân

Gấp ngón 1, gấp


Cơ gấp 2/3 dưới sau xương mác,
Đốt xa ngón bàn chân và
ngón màng gian cốt, vách gian
1 nghiêng trong
cái dài cơ sau
bàn chân

Cơ gấp Gấp các ngón 2,


Lớp Mép dưới đường cơ dép, Nền đốt xa
các 3, 4, 5 ; gấp và
sâu nửa trong 1/3 giữa mặt ngón 2, 3,
ngón xoay trong bàn
sau chày 4, 5
chân dài chân

Xương ghe,
các xương
1/3 giữa mặt sau xương
Cơ chày chêm, nền Gấp và nghiêng
chày, mặt sau xương mác,
sau xương đốt trong bàn chân
màng gian cốt
bàn các
ngón 2, 3, 4

Tên TK chi
Khu cơ Nguyên uỷ Bám tận Chức năng
cơ phối
Trước Gấp,dạng
Mặt trong xoay ngoài

Gai chậu trước trên đầu trên đùi, gấp và TK đùi
may
xương chày xoay trong
cẳng chân
Thẳng đùi:gai chậu trước
Xương
dướ vành ổ cối -Rộng ngoài
bánh chè Duỗi cẳng
Bờ trước dưới mấu chuyển
Cơ tứ và thành chân,riêng
lớn đến nữa trên mép ngoài
đầu dây chằng cơ thẳng đùi
đường ráp. -rộng trong mép
đùi bánh chè còn giúp gấp
trong đường ráp -rộng giữa
bám vào lồi đùi
ngoài đường ráp,mặt trước
củ chày
ngoài thân x,đùi
Cơ Cơ chậu: mào chậu,hố Mấu Gấp đùi vào TK
thắt chậu. Cơ thắt lưng lớn: chuyển bé thân hay gấp đùi,trước
lưng mỏm ngang, thân và đĩa thân vào đùi khi chui
qua dây
chậu gian cốt các đốt sống N12-
chằng
L4
91
bẹn
Gấp khép
Phía dưới đùi, gấp và

Bờ dưới xương mu lồi cầu hơi xoay TK bịt
thon
trong chày trong cẳng
chân
Trong
Gấp khép và
-nông Cơ đường lược
Mào lược xương mu hơi xoay TK đùi
lược xương đùi
trong đùi
Cơ Khép gấp và
Xương mu, từ củ mu đến Đường ráp
khépCƠ CẲNG CHÂN hơi xoay
khớp mu xương đùi
dài trong đùi
Chủ yếu
Trong Cơ Ngành dưới xương mu Mép trong Khép và do TK
-giữa khép đường ráp xoay ngoài bịt ngoài
ngắn x.đùi đùi ra cơ
khép lớn
còn do
Trong Cơ Ngành dưới xương mu và ụ Mép ngoài Gấp, gập TK đùi
sâu khép ngồi đường ráp, khép xoay và TK
lớn củ cơ khép ngoài đùi, ngồi chi
xoay trong phối
đùi

92
IV. MẠCH MÁU CHI DƯỚI
- Chi dưới được cấp máu từ 2 nguồn: nguồn ĐM Chậu Trong và ĐM Chậu Ngoài.

1. ĐM Chậu Trong: cấp máu cho vùng mông, đùi trong và một phần đùi sau, bao gồm:
a. ĐM Mông Trên: xuất phát từ nhánh sau của ĐM Chậu Trong, ĐM qua khyết ngồi
lớn(trên cơ hình lê) ra vùng mông rồi chia thành 2 nhánh nông và sâu:
- Nhánh nông: đi vào mặt trước cơ mông lớn.
- Nhánh sâu:đi giữa cơ mông nhỡ và cơ mông bé tới tận tại cơ căng mạc đùi.
- Cấp máu: cho các cơ mông, cơ căng mạc đùi và khớp hông.
- Vòng nối: nối thông với ĐM mũ đùi ngoài, ĐM mũ đùi trong và ĐM mông dưới.
* Ứng dụng: ĐM mông trên nối với ĐM đùi và ĐM mông dưới nên thắt mạch ít gây nguy
hiểm.
b. ĐM Mông Dưới: xuất phát từ thân trước của ĐM Chậu Trong, rời khỏi xương chậu
qua lỗ ngồi lớn ngay dưới cơ hình lê cùng với TK mông dưới, cho các nhánh cấp máu
cho các cơ lân cận(nhóm cơ chậu hông-mấu chuyển, cơ mông lớn). Ngoài ra, ĐM còn
cấp máu cho TK ngồi.
- Vòng nối: ĐM đùi, ĐM đùi sâu va các nhánh xuyên của ĐM đùi sâu.
* Ứng dụng: ĐM mông dưới nối với ĐM mông trên và các nhánh xuyên của ĐM đùi sâu nên
thắt mạch ít gây nguy hiểm.
c. ĐM bịt: gồm hai nhánh trước và sau quay lấy lỗ bịt, cáp máu cho cơ bịt trong, cơ bịt
ngoài, 3 cơ khép,cơ thon và cho ổ cối.
2. ĐM Chậu Ngoài: cấp máu cho vùng đùi trước, 1 phần đùi sau, toàn bộ cẳng chân và bàn
chân.

93
a. ĐM đùi: là phần tiếp theo của ĐM Chậu ngoài từ giữa dây chằng bẹn.
- Đường đi: đi từ mặt trước và từ từ đi vào trong, chui qua vòng gân cơ Khép, gồm 3 đoạn:
+ Đoạn sau dây chằng bẹn: nằm ở khoang ngoài của bao mạch đùi, ĐM Đùi nằm giữa phía
ngoài là TK Đùi, phía trong là TM Đùi.
+ Đoạn trong tam giác đùi: đi theo đường phân giác của tam giác đùi,ĐM ở giữa thần kinh
đùi và TM Đùi.
+ Đoạn đi trong ống cơ khép: cùng đi với TM Đùi, nhánh TK Đùi đến cơ đến cơ Rộng
Trong và TK Hiển. Tại đây, ĐM Đùi bắt chéo trước để vào trong TM Đùi.
* Phân nhánh:
- ĐM thượng vị nông: tách khỏi ĐM đùi ở kkhoảng 1-2cm dưới dây chằng bẹn.
- ĐM mũ chậu nông: thường tách ra cùng vị trí với ĐM thượng vị nông.
- Các ĐM thẹn ngoài.
- ĐM đùi sâu.
- ĐM gối xuống: là nhánh cuối cùng nằm trên cơ khép lớn được cơ rộng trong che phủ, là
nhánh cuối cùng của ĐM đùi.
 ĐM đùi sâu: là nhánh lớn nhất, rời khỏi ĐM đùi ở khoảng 4cm dưới dây chằng bẹn.
Lúc đầu, ở phía trên, ĐM nằm trước cơ thắt lưng chậu và cơ lược, sau đó nằm phía sau
cơ khép dài, trước cơ khép ngắn và khép lớn. ĐM đùi sâu tận cùng bằng nhánh xuyên
qua cơ khép lớn
* Phân nhánh: ĐM đùi sâu cho các nhánh:
+ ĐM cơ Tứ Đầu Đùi.
+ ĐM mũ đùi ngoài: đi giữa cơ may, cơ thẳng đùi và cơ thắt lưng chậu.
+ ĐM mũ đùi trong: đi giữa cơ thắt lưng chậu và cơ lược.
+ Các ĐM xuyên: thường là 4 nhánh cùng đi qua cơ khép lớn.
* Vòng nối của ĐM đùi:
- Nối với ĐM chậu ngoài bởi nhánh thượng vị nông và mũ chậu nông(thẹn ngoài).
- Nối với ĐM khoeo bởi nhánh gối xuống.
- Nối với ĐM Chậu trong bởi các nhánh xuyên,(mũ đùi ngoài, mũ đùi trong, thẹn ngoài).
94
* Ứng dụng: thắt ĐM đùi sâu là nguy hiểm nhất(vì ĐM cấp máu cho toàn bộ khu
đùi), thắt ĐM đùi thì phải thắt dưới ĐM đùi sâu, nếu phải thắt ĐM đùi sâu thì phải
thắt xa chỗ phân chia ĐM đùi sâu.
b. Động Mạch Khoeo: là phần tiếp theo của ĐM đùi từ vòng gân cơ khép:
- Trong trám khoeo ĐM khoeo đi cùng với TM khoeo và TK chày tạo thành bậc thang từ
trong ra ngoài theo thứ tự: ĐM-TM-TK.
- Khi đến bờ dưới cơ khoeo, ĐM khoeo phân thành 2 nhánh tận là ĐM chày trước và ĐM
chày sau.
- Phân nhánh:
+ ĐM cho cơ bụng chân(2 nhánh trong và ngoài):xuất phát ở gần ngang mức đường khớp.
+ ĐM gối trên trong và ngoài: chạy trên 2 lồi cầu xương đùi.
+ ĐM gối giữa:xuyên qua dây chằnh khoeo chéo vào khớp gối.
+ ĐM gối dưới trong và ngoài: đi trên bề mặt cơ khoeo, trước cơ bụng chân.
- Vòng nối: tạo thành mạng mạch bánh chè ở nông và mạng mạch khớp gối ở sâu, gồm:
+ Nối với ĐM gối xuống và nhánh xuống ĐM mũ đùi ngoài của ĐM đùi.
+ Nối với ĐM quặt ngược chày của ĐM chày trước.
+ Nối với nhánh mũ mác của ĐM chày sau.
* Ứng dụng: thắt ĐM khoeo rất nguy hiểm vì những nhánh nối phần nhiều là mảnh
khảnh va chạy trên nền xương sợi nên khả năng giãn nở kém, nếu phải thắt ĐM
khoeo thì phải thắt trên nhánh gối trên và phải thắt cả TM.
c. Động Mạch Chày Trước: bắt đầu từ bờ dưới cơ khoeo đến khớp cổ chân.
- Đường đi: là một đường vạch từ giữa lồi củ chày đến giữa 2 mắt cá.
+ Ở vùng cẳng chân sau:chạy giữa 2 đầu cơ chày sau,để trèo lê bờ trên màng gian cốt ra
trước.
+ Ở 2/3 trên vùng cẳng chân trước: nằm trên màng gian cốt, giữa 2 cơ chày trước(ở
trong) và cơ duỗi các ngón chân dài ở ngoài.
+ Ở 1/3 dưới vùng cẳng chân trước:nằm trên xương chày và khớp cổ chân, TK mác sau
và cơ duỗi ngón cái dài nằm phía ngoài sau đó bắt chró vào trong ĐM.
* Phân nhánh:
+ Các nhánh cơ.
+ ĐM quặt ngược chày sau: đi giữa cơ khoeo và dây chằng khoeo chéo.
+ ĐM quặt ngược chày trước:tách khỏi ĐM chảy trước khi ĐM nàyqua màng
gian cốt. + ĐM mắt cá trước ngoài.
+ ĐM mắt cá trước trong.
* Vòng nối:
+ Nối với ĐM khoeo bằnh nhánh ĐM quặt ngược chày trước và sau.
+ Nối với ĐM gan chân và mu chân bởi các nhánh mắt cá tạo thành vòng mạch quanh mắt
cá.
* Ứng dụng: thắt ĐM chày trước ít nguy hiểm vì có vòng nối mạch ở trên và ở dưới
d. Động Mạch Mu Chân:là phần tiếp theo của ĐM chày trước dưới mạc giữ gân duỗi
dưới, đi từ giữa 2 mắt cá dọc theo gân cơ duỗi ngón chân cái dài đến kẽ giữa ngón chân
1 và 2 thì đâm xuyên xuống tiếp nối với ĐM gan chân ngoài.
* Phân nhánh:

95
+ ĐM cổ chân ngoài và trong.
+ ĐM cung: tách khỏi ĐM mu chân ở nền xương đốt bàn 1 cho các nhánh ĐM mu đốt bàn
chân, các ĐM này đi ở kẽ giữa các xương đốt bàn.
* Vòng nối: nối với ĐM chày trước,ĐM gan chân trong và ngoài.
e. Động Mạch Chày Sau: là nhánh của ĐM khoeo, bắt đầu từ cung gân cơ dép đến phía
sau mắt cá trong, theo 1 đường thẳng từ gốc dưới trám khoeo đến giữa điểm dưới mắt cá
trong và gân gót. ĐM chạy giữa 2 lớp cơ vùng cẳng chân sau, đến 1/3 dưới đi ngay trong
gân gót.
* Phân nhánh:các nhánh cơ, nhánh mắt cá trong, nhánh gót và ĐM mác.
 Động mạch Mác: tách ở 2.5 cm bờ dưới cơ khoeo, đi chếch ra ngoài về phía xương mác,
lúc đầu nằm giữa cơ chày sau và cơ gấp ngón cái dài, sau đó thì được cơ gấp ngón cái
dài che phủ.
* Phân nhánh: ĐM mác cho các nhánh:
+ Các nhánh nuôi cơ, xương.
+ Nhánh nối: với ĐM chày sau.
+ Nhánh xuyên: xuyên qua vách gian đến khu cơ trước.
+ Các nhánh mắt cá ngoài.
+ Nhánh tận: các nhánh gót tạo nên mạng mạch gót.
* Nhánh tận của ĐM chày sau:
- ĐM gan chân trong: đi dọc theo phía trong gân gấp ngón cái dài, sau đó nối với ĐM
gan đốt bàn chân 1.
- ĐM gan chân ngoài là nhánh lớn hơn, đi qua gót chân từ điểm giữa mắt cá trong và
mỏm trong củ gót đến nền xương đốt bàn ngón nông rồi từ đó đến ngang đốt bàn 1.
+ Đoạn trong vùng gót: đi giữa xương gót và cơ dạng ngón cái.
+ Đoạn chếch: đi cùng với TK gan chân, giữa cơ gấp ngón chân ngắn và cơ vuông gan chân.
+ Đoạn ngang: chạy giữa cơ gấp các ngón chân dài, các cơ giun với cơ ghép ngón chân cái
và cơ gian cốt.
* Nhánh bên:
+ Các nhánh ĐM gan đốt bàn chân.
+ Các nhánh xuyên nối với ĐM mu chân.
3. Hệ Thống Các Tĩnh Mạch:

96
a. Các TM sâu: đi kèm với ĐM và mang tên như ĐM.
- ĐM đùi và ĐM khoeo có 1 TM đi kèm còn các ĐM còn lại có 2 TM đi kèm.
- Một số liên quan:
+ TM đùi chạy tới sau dây chằng bẹn thì đổi tên thành TM chậu ngoài.
+ TM mông trên và TM mông dưới tạo thành đám rối TM chậu ở vùng mông.
b. Các TM nông: gồm có các TM đi kèm các ĐM nông còn có TM hiển lớn và TM
hiển bé.
- TM hiển lớn:
+ Là TM dài nhất cơ thể, bắt đầu từ đầu trong của cung TM mu chân và đi lên ở phía
trước mắt cá trong, rối đi ở mặt trong cẳng, chân gối, đùi. Cuối cùng, TM hiển lớn đổ vào
TM đùi ở các dây chằng bẹn 3 cm.
+ TM hiển lớn nhân máu từ cung TM mu chân, các TM thẹn ngoài, TM mũ chậu nông, TM
thượnng vị nông…
- TM hiển bé:xuất phát từ đầu ngoài cung TM mu chân đi lên vùng cẳng chân. Lúc đầu,
TM ở sau mắt cá ngoài, sau đó là ở mặt sau cẳng chân, khi tới khoeo, nó xuyên qua
mạc khoeo di vào sâu đổ vào TM khoeo.
V. THẦN KINH CHI DƯỚI
* Đám rối thần kinh thắt lưng: tạo bở các ngành trước của 4 dây sống thắt lưng 12-3-4.
Các ngành này lại chia thành nhánh trước và nhánh sau:
- Nhánh trước: tạo thành các thần kinh: TK sinh dục đùi, TK bịt.
- Nhánh sau: tạo thành TK chậu-hạ vị, chậu bẹn, bì đùi ngoài và thần kinh đùi.
1. Các nhánh nhỏ của ĐRTKTL:
- TK chậu hạ vị: tạo thành từ TKTL 1, cho 2 nhánh tận:
97
+ Nhánh bì ngoài: cảm giác vùng mũ chậu.
+ Nhánh bì trước: cảm giác vùng bẹn bụng.
- TK chậu bẹn: tạo thành từ TKTL 1, chi phối cảm giac da bộ phận sinh dục.
- TK bì đùi ngoài: tạo thành từ TKTL 2 và 3, TK đi qua cơ thắt lưng-chậu tới hố chậu rồi chui
dưới dây chằng bẹn rồi chia thành 2 nhánh xuống mặt ngoài đùi.
+ Nhánh trước: cảm giácphía trước ngoài đùi.
+ Nhánh sau: cảm giác phía sau ngoài đùi.
- TK sinh dục đùi: tạo thành từ TKTL 1 và 2, khi qua dây chằng bẹn TK phân là 2 loại nhánh:
+ Nhánh đùi: cảm giác vùng tam giác đùi.
+ Nhánh sinh dục: cảm giác da vùng sinh dục ngoài.
2. Các nhánh lớn của ĐRTKTL:
a. Thần Kinh Bịt:

- Tạo thành từ các sợi của TKTL 3 và 4, đi dọc theo bờ trong cơ thắt lưng chậu tới lổ bịt rồi qua
rãnh bịt xuống vùng đùi sau. Phân thành 2 nhánh kẹp lấy cơ khép lớn(hình ảnh kỵ sĩ cưỡi ngựa).
+ Nhánh trước: vận động cơ bịt ngoài,khép ngắn 1 phần cơ khép dài, cơ thon và cảm giác da mặt
trong khớp gối.
+ Nhánh sau: đi giữa các cơ khu đùi trong, vận đông cho cơ khép lớn và cảm giác khớp hông.
b. Thần Kinh Đùi:

98
* Được tạo thành từ ngành trước các dây TK thắt lưng 2-3-4. Lúc đầu, TK đi trong rãnh giữa cơ
thắt lưng chậu và cơ chậu rồi chui dưới dây chằng bẹn để đến vùng tam giác đùi. Tại đây, TK
nằm phía trong ĐM đùi.
* Phân nhánh:
+ Phần trên dây chằng bẹn cho nhánh vận động cơ thắt lưng chậu.
+ Khi xuống vùng đùi sau TK cho 3 loại nhánh:
* Các nhánh cơ:
+ Nhánh sâu: chi phối cơ tứ đầu đùi, cơ khép dài, khớp hông và khớp gối.
+ Nhánh nông: chi phối cơ lược và cơ may.
* Các nhánh bì trước: gồm 2 loại nhánh
+ Nhánh bì đùi trước: xuyên qua cơ may cảm giác 2/3 dưới đùi trước.
+ Nhánh bì đùi trước trong: đi với ĐM đùi cảm giác vùng đùi trong.
* Thần kinh hiển: đi qua tam giác đùi vào ống cơ khép, sau đó đi dần ra nông đi giữa cơ may và
cơ thon. TK hiển chia 2 nhánh:
+ Nhánh dưới bánh chè: cảm giác da ở vùnh mặt trong khớp gối.
+ Nhánh bì cẳng chân trong: xuống cẳng chân cảm giác cho mặt trong cẳng chân và một phần da
gót.
* Đám Rối Thần Kinh Cùng: nằm sát thành sau chậu hông, phía trên xương chày, phía trớc cơ hình
lê, được ấu tạo bởi thân thắt lưng cùng và ngành trước dây cùng 1-2-34 gồm 2 phần trước và sau.
- Phần sau tạo nên các TK: mông trên, mông dưới, TK cho cơ hình lê, phần mác chung của TK
ngồi…

99
- Phần trước tạo nên các TK: phần chày của TK ngồi, TK thẹn, TK bì đùi sau, TK ch các cơ:
vuông đùi, sinh đôi trên-dưới và cơ bịt trong.
1. Thần Kinh Ngồi: là dây thần kinh lớn nhất của cơ thể, do 2 dây TK chày( có nguồn gốc từ các
sợi TK thắt lưng 4, 5 và cùng 1,2) và TK mác chung( thắt lưng 4, 5 và cùng 1, 2, 3) hợp lại tạo
thành.
- Đường đi: từ chậu hông bé qua khuyết ngồi lớn qua vùng mông rồi qua rãnh giữa củ mu và
mấu chuyển lớn xuống khu đùi sau. Khi đến trám khoeo, TK ngồi chia đôi thành TK chày và
TK mác chung.
- Ở vùng mông: TK nằm trước cơ mông lớn sau cơ chậu hông mấu chuyển. + Ở vùng đùi sau:
TK nằm sau cơ khép lớn trước đầu dài cơ nhị đầu đùi.
* Nhánh bên:

+ TK chày cho nhánh vận động các cơ nhị đầu đùi, bán gân, bán màng và cơ khép lớn.
+ TK mác chung cho nhánh chi phối đâu ngắn cơ nhị đầu đùi và khốp gối.

* Các nhánh tận của TK ngồi


1. Thần Kinh mác chung: đi từ đỉnh trám khoeo chạy dọc bờ trong gân cơ nhị đầu đùi. Khi tới
xương mác, TK vòng quanh cổ xương và cho 2 nhánh tận là TK mác nông và TK mác sâu.

a. Thần Kinh Mác Nông:


* Chạy giữa cơ mác dài và cơ
mác ngắn. Đến 1/3 giữa
cẳng chân, TK mác nông
chọc qua mạc cẳng chân trước
mạc hãm giữ các gân duỗi.
* Phân nhánh:
+ Các nhánh cơ: vân động cho
cơ mác dài và cơ mác ngắn.
+ Nhánh bì cổ chân ngoài: cảm
giác mặt ngoài cổ chân.
+ Nhánh bì mu chân trong:cảm
giác mặt mu 2.5 ngón trong.
+ Nhánh bì mu chân giữa: cảm
giác mặt sau nữa ngoài ngón 3
và nửa trong ngón 4.
(Nhánh bì mu chân trong và
nhánh bì mu chân giữa được
xem như là nhánh tận của

100
TK mác nông.)
b. Thần Kinh Mác Sâu:
* Đi xuyên qua đầu trên cơ duỗi các ngón chân dài, sau đó đi cùng ĐM chày trướcđến dưới mạc
giữ gân duỗi để đến mu bàn chân. Ở mu chân, TK cho các nhánh chi phối cảm giác kẽ giữa
ngón 1-2 và nối tiếp với TK bì mu chân trong.
* Phân nhánh: các nhánh bên đến vận động các cơ khu trước.
2. Thần Kinh Chày: đi theo trục của khoeo cùng với ĐM khoeo và TM khoeo(bậc thang ĐM-
TM-TK) xuống vùng cẳng chân sau. Ở vùng cẳng chân sau, TK chạy dọc theo trục giữa vùng
cẳng chân sau cùng với ĐM chày sau xuống mặt sau mắt cá trong rồi chia 2 nhánh tận là gan
chân trong và gan chân ngoài.
* Các nhánh bên:
- Các nhánh vận động cho các cơ vùng cẳng chân sau.
- TK gian cốt cẳng chân: đi trên màng gian cốt.
- TK bì bắp chân trong: chi phối cảm giác vùng cẳng chân sau.
- Các nhánh gót trong: cảm giác mặt trong và mặt dưới gót chân.
* Nhánh tận:
- TK Gan Chân Ngoài: được xem như TK trụ ở gan tay, đi cùng với ĐM gan chân ngoài, cho
2 nhánh:
+ Nhánh nông: cảm giác 1,5 ngón ngoài.
+ Nhánh sâu: đi cùng với ĐM gan chân phân nhánh vận động cho các cơ ở mô út, 3 cơ giun
ngoài, các cơ gian cốt và cơ khép ngón cái.
- TK Gan Chân Trong: xem như thần kinh giữa ở gan tay, đi giữa cơ dạng ngón cái và cơ gấp
ngón cái ngắn, TK gan chân trong cho các nhánh:
+ TK gan ngón riêng: cảm giác riêng cạnh trong ngón 1.
+ 3 TK gan ngón chung: chi phối cảm giác 3.5 ngón chân trong.
+ Các nhánh vận động cho các cơ dạng ngón chân cái, cơ gấp ngón chân cái ngắn, cơ gấp các
ngón chân ngắn và cơ giun 1.
a. TK Bì Đùi Sau: hợp thành từ các sợi của dây TK sống cùnh 1-2-3, đi từ chậu hông qua
khuyết ngồi lớn ở bờ dưới cơ hình lê ra vùng mông rồi chạy xuống khu đùi sau và tận cùng ở
khoeo.
Ở vùng mông, TK nằm giữa cơ mông lớn và các cơ chậu hông-mấu chuyển.
* Phân nhánh:
- Nhánh mông dưới: cảm giác phần dưới mông.
- Nhánh đáy chậu: cảm giác cơ quan sinh dục ngoài.
- Nhánh cảm giác da khu đùi sau và khoeo.
b. Thần Kinh Mông Trên: hợp thành từ các sợi của dây TK thắt lưng 4, 5 và cùng 1, đi cùng
với ĐM vàTM mông trên(tạo thành bó mạch thần kinh mông trên) vận động cho 3 cơ vùng
mông là cơ mông lớn, cơ mông nhỡ và cơ mông bé.
c. Thần Kinh Mông Dưới: tạo thành từ thần kinh thắt lưng 5 và cùng 1-2, chui qua khuyết ngồi
lớn ở bờ dưới cơ hình lê ra vùng mông rồi đi theo mặt sau TK ngồi phân nhánh vận động cho
cơ mông lớn.
d. Thần Kinh Thẹn: là nhánh TK tự chủ chính của vùng sinh môn, do các sợi của dây sống cùng
2-3-4 tạo thành. TK thẹn qua khuyết ngồi lớn vào vùng mông rồi lại qua khuyết ngồi bé vào
vùng sinh môn. Tại vùng mông, TK không cho nhánh bên nào.
e. Thần Kinh Cho Cơ Vuông Đùi : do các sợi của của dây thắt lưng 4-5 và cùng 1 tạo thành,
vào vùng mông qua khuyêt ngồi lớn, dưới cơ hình lê, đi xuốnh dọc theo ụ ngồi tớ gân cơ bịt
101
trong rồi đi thẳng vào cơ vuông đùi chi phôi cho cơ vuông đùi và cho nhánh chi phối cơ sinh
đôi dưới.
- Ở vùng mông, TK nằm trước mặt phẳng của các cơ sâu.
f. Thần Kinh Cho Cơ Bịt Trong: đi cùng và nằm giữa TK bì đùi sau và TK thẹn ra vùng mông,
ở vùng mông, TK cho nhánh tới chi phối cơ sinh đôi dưới. sau đó đi qua phía trên gai ngồi qua
lỗ ngồi bé vào vùng sinh môn để chi phối cho cơ bịt trong.
g. Thần Kinh Xuyên Da: là nhánh TK duy nhất không vào vùng mông bằng cách đi qua khuyết
ngồi lớn mà đi qua dây chằng cùng củ rồi đi vònh quanh bờ dưới cơ mông lớn chi phối cho
vùng da trên cơ mông lớn.
h. Ứng dụng lâm sàng
- Tổn thương dây thần kinh đùi
 Không duỗi được cẳng chân, teo cơ tứ đầu đùi, mất phản xạ gối, rối loạn cảm giác vùng dây
chi phối.
- Tổn thương dây thần kinh bịt
- Rối loạn cảm giác mặt trong đùi, không vắt chân nọ sang chân kia được, xoay chân ra ngoài
khó.
- Tổn thương dây thần kinh mác chung
 Liệt cơ duỗi bàn chân (cơ chày trước), cơ duỗi ngón chân (cơ duỗi chung ngón chân) và các cơ
làm xoay bàn chân ra ngoài.
 Bệnh nhân không duỗi (gấp mu) bàn chân và duỗi các ngón chân, không xoay bàn chân ra
ngoài, còn phản xạ gót do vậy bàn chân bị rơi thõng, hơi xoay vào trong, các ngón chân hơi
gấp, teo cơ mặt trước trong cẳng chân. Nên có dáng đi quét (bệnh nhân nâng cao chân để khỏi
quét đầu ngón chân xuống nền, sau đó đặt ngón chân, cạnh ngoài bàn chân và cuối cùng đặt
gót. Bệnh nhân không thể đứng và đi bằng đầu ngón chân).
 Rối loạn cảm giác mặt ngoài bàn chân, mu bàn chân và ngón chân.
- Tổn thương dây thần kinh chày
 Liệt các cơ gấp bàn chân (cơ tam đầu), các cơ gấp ngón chân, cơ chày sau nên mất các động
tác này và mất các phản xạ gân gót.
 Teo các cơ ở sâu của cẳng chân và gan bàn chân nên khoang gian cốt rộng ra và gót chân nổi
rõ, các ngón chân dạng vuốt khỉ, chân chim, bệnh nhân không đi kiễng bằng ngón chân được.
 Rối loạn cảm giác mặt sau cẳng chân, ngón chân, mu đốt cuối ngón chân.
* Phụ chú: các mạch và thần kinh đi qua vùng chậu và vùng mông bằng cách xyên qua khuyết
ngồi lớn ở trên hoặc dưới cơ hình lê:
- Các mạch và thần kinh trên cơ hình lê: mạch và thần kinh mông trên.
- Các mạch và thần kinh khác bao gồm cả thần kinh ngồi vào vùng chậu và vùng mông
trên cơ hình lê.

102
GIẢI
I. Giải phẫu bề mặt
PHẪU
NGỰC
- Ngực (hay còn gọi là vòng một) là một bộ phận giải phẫu học ở con người và các loài động vật
khác nhau, nằm giữa cổ và bụng. Ngực bao gồm khoang ngực và thành ngực, chứa cơ quan
gồm tim, phổi, tuyến ức cũng như các cơ bắp và các loại cấu trúc khác bên trong. Nhiều bệnh có
LƯNG
thể ảnh hưởng đến ngực và một trong số những triệu chứng thường gặp là đau ngực.
1. Cấu trúc
- Ngực chứa một số bộ phận quan trọng của cơ thể người như tim, phổi và tuyến ức.
- Cấu tạo bên trong ngực bao gồm cơ hoành, thực quản, khí quản và một phần của xương ức gọi là
lưỡi kiếm. Ngực là một phần của bụng ngực bao gồm các cơ quan như dạ dày, thận, tuyến tụy, lá
lách và thực quản.
- Ngực được nuôi dưỡng bởi hệ thống động, tĩnh mạch lớn như động mạch chủ, tỉnh mạch
chủ, động mạch phổi. Để nâng đỡ và bảo vệ ngực thì có hệ thống xương (xương cánh tay, xương
bả vai, xương ức, phần ngực của cột sống, xương cổ, lồng ngực và xương sườn) và hệ thống cơ
vững chắc (các cơ ngực nhỏ, cơ ngực lớn, cơ bắp và cơ cổ).
- Nhìn bên ngoài ngực có hai núm vú. Ở nữ trưởng thành thì bầu vú phát triển hơn nam.

2. Nội tạng ngực bụng

103
II. Đặc điểm các nội tạng
1. Phổi
- Phổi là một bộ phận trong cơ thể với vai trò chính yếu là trao đổi các khí - đem ôxy từ không
khí vào tĩnh mạch phổi, và điôxít cacbon từ động mạch phổi ra ngoài. Ngoài ra phổi cũng có một
số khả năng thứ yếu khác, giúp chuyển hóa một vài chất sinh hóa, lọc một số độc tố trong máu.
Phổi cũng là một nơi lưu trữ máu.

a. Cấu tạo
- Phổi gồm có hai buồng phổi nằm bên trong lồng ngực, được bao bọc bởi các xương sườn chung
quanh, phía dưới có cơ hoành ngăn giữa phổi và các cơ quan trong bụng như gan, dạ dày, lá lách.
Giữa hai buồng phổi là khí quản (1) - là ống dẫn khí chính. Khí quản phân ra hai nhánh phế quản
chính (2) (3). Quả tim nằm giữa hai phổi (trung thất), hơi trệch về bên trái.
- Buồng phổi bên trái có 2 thùy (trái-trên (5a), trái-dưới (5b)), bên phải có 3 thùy (phải-trên (4a),
phải-giữa (4b) và phải-dưới (4c)). Mỗi buồng phổi có một phế quản chính, một động mạch (8) và

104
hai tĩnh mạch - những ống dẫn này chia như nhánh cây chi chít từ lớn ở giữa ngực (trung thất)
đến cực nhỏ phía ngoài cùng của buồng phổi - kèm theo là các dây thần kinh và mạch bạch
huyết.
- Những ống dẫn khí lớn hơn như khí quản và phế quản lớn được nhiều vành sụn giữ cho cứng và
có ít cơ trơn. Bên trong các ống có lát màng tế bào tiêm mao và một lớp màng nhầy mỏng trên
các tế bào này. Chất nhầy giữ bụi, hạt phấn và các chất bẩn khác. Qua chuyển động của tiêm
mao, chất bẩn bám theo màng nhầy được đẩy lên và đưa vào thực quản nuốt xuống dạ dày
theo nước miếng.

b. Chức năng của phổi


- Phổi là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài. Nên phổi dễ dạng bị môi trường tác
động gây lây nhiễm bệnh. Do đó, ở phổi có nhiều chức năng cản phá lại những nguy hại từ tác
nhân bên ngoài.
- Mỗi tế bào phổi mang trong mình một
chức năng vô cùng quan trọng. Chúng
giúp duy trì sự sống cho cơ thể.
2. Khí quản

a. Cấu trúc

- KQ là một ống dẫn khí dài


15cm,đường kính 1,2 cm ở người
lớn, đi lệch sang trái từ từ C6 đến
N4, chia làm 2 phế quản chính phải
và trái.
- KQ có từ 16-20 vòng sụn hình chữ
C, liên kết nhau bởi các dây chằng
vòng , đóng kín phía sau bởi một lớp
cơ trơn(cơ vòng ressesen).
- Trong lòng khí quản được lót bởi lớp
niêm mạc,liên tục với niêm mạc hầu
và thanh quản, khi bị viêm hầu và
thanh quản ,vi trùng có thể xâm nhập
vào khí quản
105
b. Chức năng khí quản
- Ngoài chức năng dẫn khí, khí quản còn có các chức năng quan trọng khác:
 Điều hòa lượng không khí đi vào phổi.
 Làm tăng khả năng trao đổi khí ở phổi.
- Khí quản và phế quản cấu tạo bằng những vòng sụn, nhờ đó đường dẫn khí luôn rộng mở không
khí lưu thông dễ dàng. Ở các phế quản nhỏ, có hệ thống cơ trơn (cơ reissessen), các cơ này có thể
co giãn dưới tác dụng của hệ thần kinh tự động làm thay đổi khẩu kính của đường dẫn khí để
điều hòa lượng không khí đi vào phổi, thần kinh giao cảm làm giãn cơ, thần kinh phó giao cảm
làm co cơ. Khi lớp cơ trơn này co thắt sẽ gây cơn khó thở.
3. Trung thất
a. Giới hạn trung thất

KHÍ QUẢN

106
- Phía trước : mặt sau xương ức, các sụn sườn, và cơ ngang ngực.
- Phía sau : mặt trước thân các đốt sống ngực.
- Phía trên : lỗ trên lồng ngực, nơi trung thất thông với nền cổ.
- Phía dưới : cơ hoành.
- Hai bên : lá thành màng phổi trung thất.
b. Phân khu trung thất

 Quan niệm cổ điển


- Trung thất được chia 2 phần:
 Trung thất trước
 Trung thất sau.
 Một mặt phẳng đứng ngang đi qua khí quản và hai phế quản chính được qui ước là ranh giới giữa
hai trung thất.
 Quan điểm hiện nay
- Trung thất được chia làm 4 khu
 Trung thất trên : trên mặt phẳng ngang trên màng ngoài tim, ngang khe giữa đốt sống ngực 4 -5.
107
 Trung thất trước : khoang hẹp ngay trước màng ngoài tim và sau xương ức, có tuyến ức và một
số hạch bạch huyết.
 Trung thất giữa : chứa tim
 Trung thất sau : sau tim và trước cột sống.
c. Trung thất trên

- Khí quản, phế quản chính


- Các mạch máu lớn của tim như cung động mạch chủ và các nhánh của nó (thân động mạch
cánh tay đầu, động mạch cảnh chung trái và động mạch dưới đòn trái).
- Thân động mạch phổi.
- Tĩnh mạch chủ trên.
- Thần kinh lang thang.
- Thần kinh hoành.
d. Trung thất sau

108
- Là một ống dài và hẹp chứa nhiều thành phần quan trọng nối liền 3 phần cổ, ngực, và bụng
như :
 Thực quản.
 Động mạch chủ ngực.
 Hệ thống tĩnh mạch đơn.
 Ống ngực.
 Dây thần kinh lang thang ( dây thần kinh X ).
 Các thân giao cảm ngực.
III. Mạch máu ngực
a. Động mạch chủ ngực
- Tiếp nối với cung động mạch chủ ngang bờ dưới thân đốt sống ngực N4. Ở nguyên uỷ, động mạch
nằm sát bờ trái cột sống ngực, xuống dưới động mạch đi vào đường giữa, rồi chui qua lỗ động
mạch chủ của cơ hoành ngang mức bờ dưới thân đốt sống ngực N12 đổi tên động mạch chủ bụng.

b. Hệ tĩnh mạch đơn


 Là hệ thống TM nối TM chủ dưới với TM chủ trên.
 Hệ tĩnh mạch đơn nhận máu chủ yếu ở thành ngực.
- TM đơn : được TM gian sườn,
- TM thắt lưng lên phải, nhánh TM chủ dưới đỗ vào,TM đi lên sát bờ phải của cột sống ngực,
ngang ĐS ngực N4 cong ra trước tạo thành 1 quai ở trên cuống phổi P, đổ vào tĩnh mạch chủ
trên.
- TM đơn còn nhận máu của TM bán đơn và TM bán đơn phụ.

109
c. Ống ngực

• Là ống thu nhận hầu hết BH của cơ thể( trừ nửa phải của đầu, cổ, ngực và chi trên phải).
• Ống ngực nhận BH từ ruột, ngang ĐS TL1,dưới cơ hoành,nơi đây ố.ngực phình ra gọi là
bể dưỡng chấp, sau đó
• Ống ngực đi lên t.thất sau qua lỗ đm chủ , tới nền cổ thì quặt sang trái đổ vào TM dưới đòn
T và TM cảnh trong T.
• Ống ngực chứa bạch huyết màu hơi trắng, do đó ít được nhận biết khi bị tổn thương trong
các phẫu thuật ở trung thất sau gây dò bạch huyết vào ổ màng phổi.

IV. Thần kinh


- Dây thần kinh x
- Hai dây P và T đi vào tr. thất sau, sau 2 phế quản chính, chia làm nhiều nhánh ở hai bên thực
quản, nối với nhau chằng chịt tạo thành đám rối thực quản. Tới gần cơ hoành,các nhánh hợp
thành 2 thân. Thân trái ở trước TQ, thân phải ở sau TQ để xuống dạ dày.
- Chuỗi hạch giao cảm ngực
- Có 11 đôi hạch nối nhau bởi các nhánh gian hạch nằm 2 bên đs ngực . Chuỗi hạch giao cảm ngực
cho nhiều nhánh bên vào các mạch, phổi, thực quản.

110
V. Tim và màng tim
 Tim
- Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của động vật.Tim nằm ở khoang giữa trung
thất trong ngực.

1. Cấu trúc

- Tim động vật có cấu tạo phức tạp tăng dần theo mức độ tiến hóa của loài. Từ loài bậc thấp có tim
1 ngăn (như giun đốt), rồi đến 2 ngăn ở lớp cá, 3 ngăn ở lưỡng cư, 4 ngăn có vách hụt ở bò sát, 4
ngăn ở chim và thú. Kể từ lớp cá, tim có các van tim ngăn giữa các ngăn để giúp máu chảy theo 1
chiều duy nhất

111
- Tim là một khối cơ rỗng, trọng lượng khoảng 300gr, được chia thành 4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm
thất. Nhĩ phải và nhĩ trái, thành mỏng, nhận máu tĩnh mạch, đưa xuống thất; thất phải và thất trái,
thành dày, bơm máu vào động mạch với áp lực cao. Hai tâm nhĩ ngăn cách nhau bởi vách liên
nhĩ, hai tâm thất ngăn cách nhau bởi vách liên thất.
2. Chức năng
- Chức năng bơm đều đặn để đẩy máu theo các động mạch và đem dưỡng khí và các chất dinh
dưỡng đến toàn bộ cơ thể, đồng thời loại bỏ các chất thải trong quá trình trao đổi chất. Tim hút
máu từ tĩnh mạch về tim sau đó đẩy máu đến phổi để trao đổi khí CO2 lấy khí O2
 Màng tim
1. Cấu tạo của màng tim

- Màng ngoài tim bình thường chứa 15-50 ml dịch có ít albumin.


- Màng ngoài tim được chia thành ba lớp màng
- Sợi màng ngoài tim là túi xơ bên ngoài bao phủ trái tim. Nó cung cấp một lớp bảo vệ bên ngoài
được gắn vào xương ức bởi dây chằng xương ức. Sợi màng ngoài tim giúp giữ cho tim chứa
trong khoang ngực. Nó cũng bảo vệ tim khỏi nhiễm trùng có khả năng lây lan từ các cơ quan lân
cận như phổi.
- Màng ngoài tim thành là lớp giữa màng ngoài tim sợi và màng ngoài tim. Nó liên tục với màng
ngoài tim dạng sợi và cung cấp thêm một lớp cách nhiệt cho tim.
- Màng ngoài tim là cả lớp bên trong của màng ngoài tim và lớp ngoài của thành tim. Còn được
gọi là tầng sinh môn, lớp này bảo vệ các lớp tim bên trong và cũng hỗ trợ sản xuất dịch màng
tim.
112
- Lá tạng ngoại tâm mạch bao gồm các sợi đàn hồi mô liên kết và mô mỡ (mỡ), giúp hỗ trợ và bảo
vệ các lớp tim bên trong. Máu giàu oxy được cung cấp cho lớp biểu mô và lớp tim bên trong bởi
các động mạch vành.
3. Chức năng của màng tim

- Màng ngoài tim có chức năng giữ cho tim có cấu trúc tốt nhất
- Màng ngoài tim có chức năng giữ cho tim có cấu trúc tốt nhất, tránh tình trạng tim giãn đột ngột,
ngăn chặn sự đổ đầy quá mức của tim, ngăn cách tim với cấu trúc xung quanh cũng như giảm ma
sát với các cấu trúc này khi tim co bóp... Tuy nhiên như đã nêu, có thể không cần màng ngoài tim
thì chức năng tim cũng được duy trì.
- Giữa 2 lá của màng ngoài tim có chứa rất ít dịch (15 – 30ml), khả năng dự trữ thêm cũng rất hạn
chế. Dịch này giúp cho 2 lá thành và tạng không cọ sát vào nhau. Áp lực trong màng ngoài tim
rất thấp làm cho 2 lá không rời nhau được, bình thường, áp lực này khoảng âm 1 đến 2mmHg.

GIẢI
I. PHẪU
Các mặt phảng và các đường ổ bụng
113
BỤNG
II. Các vùng ổ bụng

III. Xoang phúc mạc

- Phúc mạc là một màng thanh mạc lớn nhất trong cơ thể. Phúc mạc bao bọc tất cả các cơ quan
trong ổ bụng và hố chậu,  lót mặt trong thành bụng, mặt dưới cơ hoành và mặt trên hoành chậu
hông. Phúc mạc gồm có hai lá là phúc mạc thành lót mặt trong thành bụng, thành chậu và phúc
mạc tạng che phủ các cơ quan và trở thành lớp thanh mạc  của các cơ quan này. Khoảng không
gian giữa phúc mạc tạng và phúc mạc thành gọi là ổ phúc mạc, chứa một ít thanh dịch với mục
đích làm giảm sự tiếp xúc giữa các cơ quan
1. Cấu tạo
114
- Phúc mạc được cấu tạo bởi hai lớp:
 Bề mặt phúc mạc được tạo bởi một lớp tế bào thượng bì vảy gọi là lớp thanh mạc, lớp tế
bào làm cho phúc mạc trơn láng và óng ánh. Mặt khác, lớp thượng bì này cũng tiết dịch
làm ướt phúc mạc. Khi lớp thượng mô bị thương tổn do chấn thương hay viêm phúc mạc,
các tạng bị dính và cản trở hoạt động, nhất là đối với ruột non.
 Tấm dưới thanh mạc lớp mô sợi liên kết, có độ đàn hồi cao. Nhờ lớp này phúc mạc mới
vững chắc che chở được các cơ quan.
- Kích thước phúc mạc khá lớn, tuy nằm trong ổ bụng nhưng lại có nhiều nếp gấp. Diện tích
tương đương diện tích da của cơ thể.

1. Dạ dày   2. Mạc nối lớn   3. Ổ phúc mạc   4. Gan   5. Mạc nối nhỏ   6. Tụy   7. Hậu cung mạc
nối   8. Kết tràng ngang

2. Chức năng
- Phúc mạc có các chức năng sau:
 Bao bọc các tạng, che chở và vững chắc cấu trúc của các tạng
 Giúp cho ruột di chuyển dể dàng trong ổ bụng, nhờ một ít thanh dịch trong ổ phúc
mạc.
 Ðề kháng với nhiểm trùng. Mạc nối có vai trò cô lập vây quanh các ổ nhiểm trùng.
 Hấp thu nhanh nhờ bề mặt rộng, ước khoảng bằng diện tích da của cơ thể.
 Dự trữ mỡ, do mỡ nằm ở khoảng giữa các mạc nối.
IV. Dạ dày

115
- Dạ dày có hai mặt là mă ̣t rước và mă ̣t sau, hai bờ  là bờ cong vị lớn ở bên trái, có khuyết tâm vị
ngăn cách đáy vị với thực quản và bờ cong vị bé ở bên phải có khuyết góc là ranh giới giữa phần
thân vị và phần môn vị.
- Người ta chia dạ dày thành các phần sau.
 Tâm vị
 Chiếm diện tích khoảng 5-6cm2, có lỗ tâm vị thông với thực quản, lỗ tâm vị không có cơ thắt
hay van, chỉ có một nếp niêm mạc ngăn cách giữa dạ dày và thực quản.
 Ðáy vị
 Nằm phía trên mặt phẳng đi qua lỗ tâm vị, bình thường chứa không khí.
 Thân vị
 Phần dạ dày dưới đáy vị, có giới hạn dưới là mặt phẳng xiên đi qua khuyết góc. Phần thân vị
chứa các tuyến tiết ra Axít clorohydric (HCl) và Pepsinogene.
 Phần môn vị
 Gồm có hang môn vị hình phễu tiết ra Gastrine và ống môn vị có cơ rất phát triển.
 Môn vị
 Nằm bên phải đốt sống thắt lưng 1, có lỗ môn vị thông với tá tràng. Khác với lỗ tâm vị, lỗ
môn vị có một cơ thắt thật sự là cơ thắt môn vị. Khi cơ này phì đại gây nên bệnh co thắt môn
vị phì đại hay gặp ở trẻ sơ sinh.
1. Cấu tạo
- Dạ dày cấu tạo gồm 5 lớp từ ngoài vào trong như các phần khác của ống tiêu hóa:
 Thanh mạc tức là lớp phúc mạc tạng bao bọc dạ dày.
 Tấm dưới thanh mạc.
 Lớp cơ có ba lớp từ ngoài vào trong là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo (chỉ hiện diện ở một phần
của thành dạ dày).
 Tấm dưới niêm mạc.
 Lớp niêm mạc chứa các tuyến của dạ dày. Các tuyến dạ dày gồm nhiều loại, tiết ra các chất
khác nhau vừa có vai trò bảo vệ dạ dày như chất nhầy, vừa có vai trò tiêu hóa như HCl như
men Pepsinogene... vừa có vai trò nội tiết hay trung gian hóa học như gastrin, histamin...hay
yếu tố nội giúp hấp thụ sinh tố B12.
2. Các thành và các bờ vị liên quan
- Thành trước
 Phần trên liên quan thuỳ gan trái, cơ hoành, qua trung gian cơ hoành liên quan phổi, màng
phổi trái, màng ngoài tim và thành ngực. Phần dưới liên quan với thành bụng trước.
- Thành sau
116
 Phần trên liên quan cơ hoành và hậu cung mạc nối, qua trung gian hậu cung mạc nối, dạ dày
liên quan với lách, tụy, thận và tuyến thượng thận trái. Phần dưới của thành sau liên quan mạc
treo kết tràng ngang và qua trung gian mạc treo kết tràng ngang liên quan với phần lên tá
tràng, góc tá hỗng tràng và các quai hỗng tràng.
- Bờ cong vị bé
 Có mạc nối nhỏ nối giữa dạ dày, tá tràng với gan. Giữa hai lá của mạc nối nhỏ có vòng mạch
bờ cong vị bé.
- Bờ cong vị lớn
 Ðoạn đáy vị liên quan cơ hoành. Ðoạn tiếp theo có mạc nối vị lách, nối dạ dày với lách, chứa
các động mạch vị ngắn. Ðoạn cuối cùng có mạc nối lớn bám, giữa hai lá của mạc nối lớn chứa
vòng mạch bờ cong vị lớn.

1. Gan   2. Dạ dày   3. Lách  4. Mạc nối nhỏ   5. Kết tràng ngang
3. Chức năng
- Nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị
- Phân hủy thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị
4. Mạch máu dạ dày
 Động mạch dạ dày
 Nguồn cấp máu cho dạ dày bắt nguồn từ động mạch thân tạng. Động mạch này gồm 3 ngành
là: động mạch gan chung (1), động mạch vị trái (2) và động mạch lách (3).
 Động mạch gan chung trên đường đi vào gan đổi tên thành động mạch gan riêng, động mạch
gan riêng có một nhánh là động mạch vị phải, nối với động mạch vị trái tạo thành vòng mạch
bờ cong vị nhỏ cấp máu cho dạ dày.
 Động mạch vị mạc nối phải phát sinh từ động mạch vị tá tràng nối với động mạch vị mạc nối
trái (bắt nguồn từ động mạch lách) tạo thành vòng mạch bờ cong vị lớn cấp máu cho dạ dày.
 Ngoài ra còn có một số mạch máu khác như động mạch vị ngắn, động mạch vị sau … cũng
cấp máu cho dạ dày.

117
 Tĩnh mạch dẫn lưu máu khỏi dạ dày
 Các tĩnh mạch dạ dày chạy song song với các động mạch rồi cuối cùng đổ máu vào hệ thống
tĩnh mạch cửa gan.

V. Gan

118
- Gan nằm phía dưới cơ hoành, đối chiếu lên thành bụng gan thuộc các vùng: hạ sườn phải,
thượng vị và hạ sườn trái.

- Gan ở phía trên dạ dày, ruột và ở phía trước thận phải.


1. Cấu tạo
- Về cấu tạo, gan gồm hai thùy chính: thùy trái và thùy phải, được ngăn cách nhau bởi dây
chằng liềm.

- Mỗi thùy gan lại được chia nhỏ thành rất nhiều tiểu thùy, một tiểu thùy gan như hình bên dưới.

- Tại mỗi tiểu thùy gan, máu từ các nhánh động mạch gan và từ các nhánh tĩnh mạch cửa cùng
đổ vào các sinusoid, rồi được đưa tới tĩnh mạch trung tâm. (Sau đó máu từ tĩnh mạch trung
tâm lại được chuyển đến tĩnh mạch gan và cuối cùng đổ vào tĩnh mạch chủ dưới). Trong các
sinusoid có các tế bào Kuffer – một loại tế bào miễn dịch giúp loại bỏ vi khuẩn, hồng cầu già

119
2. Chức năng
- Các tế bào gan sản xuất mật rồi đổ mật vào các ống mật nhỏ, các ống mật nhỏ đổ ra các ống
mật lớn hơn, cuối cùng mật được đổ vào ống gan chung. Ống gan chung vận chuyển mật vào
túi mật để dự trữ, khi cơ thể cần tiêu hóa lipid, mật sẽ được tiết xuống tá tràng qua ống mật
chủ.

3. Mạch máu của gan

a. Động mạch
- Gan nhận máu từ hai nguồn: động mạch gan chung và tĩnh mạch cửa. Động mạch thân
tạng tách làm ba ngành: động mạch lách (1), động mạch vị trái (2) và động mạch gan chung
(3).
120
- Động mạch gan chung lại tách ra một số nhánh nhỏ: động mạch vị phải, động mạch vị tá
tràng lần lượt cấp máu cho dạ dày, tá tràng. Qua chỗ tách thành động mạch vị tá tràng,
động mạch gan chung đổi tên thành động mạch gan riêng, cấp máu giàu oxy cho gan.

b. Tĩnh mạch
- Tĩnh mạch cửa do tĩnh mạch mạc treo tràng trên (1) và tĩnh mạch lách (2) hợp thành rồi đổ
vào gan. Ngoài ra tĩnh mạch cửa cũng nhận máu từ tĩnh mạch túi mật (3) và tĩnh mạch mạc
treo tràng dưới (4). Do đó nó nhận máu giàu dinh dưỡng từ lách, túi mật và hệ tiêu hóa (ruột
non) để chuyển lên gan.

- Thuốc điều trị khi vào cơ thể, được hấp thu tại ruột rồi theo đường tĩnh mạch cửa lên gan. Tại
gan thuốc được chuyển hóa trước khi đến toàn bộ cơ thể.
- Tăng áp lực tĩnh mạch cửa thường gặp trong bệnh xơ gan, gây nên cổ trướng, khó thở, xuất
huyết tiêu hóa …

121
- Các tĩnh mạch gan nhận máu từ tĩnh mạch cửa và động mạch gan, cuối cùng được đổ về tĩnh
mạch chủ dưới để về tim. (Quý bạn đọc xem lại phần tiểu thùy gan ở trên để hiểu hơn).
VI. Mật và ống mật
- Túi mật là một cơ quan nhỏ lưu giữ mật trước khi mật được đổ vào ruột non. Con người có thể
sống mà không có túi mật.

1. Vị trí
- Túi mật bình thường là một túi nhỏ, màu xanh lam, có dung tích 30-60 ml, dính vào phía dưới
thùy gan phải, thông nối với đường mật qua ống túi mật. Chiếu lên thành bụng, túi mật nằm ở
vùng bụng trên phải, ngay dưới bờ sườn.
2. Chức năng
- Túi mật có nhiệm vụ cô đặc và lưu trữ dịch mật (được gan tiết ra). Khi chúng ta ăn, đặc biệt là
thức ăn có dầu và mỡ, túi mật sẽ co bóp để đẩy dịch mật chứa trong đó vào đường mật và sau
đó xuống tá tràng để trộn lẫn với thức ăn giúp tiêu hóa chất béo.
VII. Ruột non và ruột già
1. Ruột non
a. Vị trí
122
- Ruột non dài khoảng 5-9m, trung bình 6.5m, là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa, đi từ môn vị
của dạ dày đến góc tá- hỗng tràng. Ruột non gồm ba phần là tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng.

 Tá tràng (duodenum):
 Tá tràng là phần đầu của ruột non, đi từ môn vị (ở ngang sườn phải đốt sống lưng thứ
nhất) đến góc tá- hỗng tràng (ở ngang sườn trái đốt thắt lưng thứ II).
 Tá tràng dài khoảng 25cm, uốn cong hình chữ C hướng sáng trái và ôm quanh đầu tụy.
Tá tràng đi theo một đường gấp khúc gồm bốn phần: trên, xuống, ngang và lên.
 Phần trên từ môn vị chạy lên trên, sang phải và ra sau ở sườn phải thân đốt sống lưng I.
Phần trên có đoạn đầu hơi phình to gọi là bóng tá tràng hay hành tá tràng (ampulla), và
di động giữa các mạc nối.
 Phần xuống: chạy xuống ở bên phải đầu tụy, dọc theo bờ phải các thân đốt sống lưng I-
III. Phần này ở trước và dính với phần trong mặt trước thận phải. Chỗ gấp góc giữa
phần trên và xuống gọi là góc tá tràng trên.
 Phần ngang: chạy ngang từ phải sáng trái ở dưới đầu tụy, bắt chéo trước tĩnh mạch chủ
dưới, thân đốt sống lưng II và động mạch chủ bụng. Chỗ gấp góc giữa phần xuống và
phần ngang của tá tràng gọi là góc tá tràng dưới.
 Phần lên: chạy lên dọc bờ trái động mạch chủ bụng và tận cùng tại góc tá hỗng tràng ở
ngang sườn trái thân đốt thắt lưng II.
 Hỗng tràng và hồi tràng:
 Hỗng tràng và hồi tràng dài khoảng 6-7m, 4/5 đoạn ở trên gọi là hỗng tràng, ranh giới
hai phần không rõ ràng. Chúng uốn thành 14-16 quai hình chữ U bắt đầu từ nơi hỗng
tràng liên tiếp với phần trên của tá tràng và tận hết ở chỗ hồi tràng đổ vào manh tràng.
Ở trên, các quai chữ U nằm ngang, ở dưới các quai thường nằm dọc. Hỗng tràng và hồi
tràng được treo vào thành lưng bởi mạc treo ruột non.
 Hỗng tràng và hồi tràng nằm trong ổ bụng, dưới đại tràng ngang và mạc trao đại tràng
ngang, phía trên là các tạng trong chậu hông bé, hai bên là đại tràng lên và đại tràng
xuống. Hỗng tràng- hồi tràng được phủ ở phía trước bởi mạc nối lớn.

b. Cấu tạo

123
- Cấu tạo của ruột non giống như cấu tạo chung của thành ống tiêu hóa gồm 4 lớp: màng
bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc.
 Màng bọc: màng bọc của tá tràng cố định là phúc mạc ở mặt trước và mô liên kết ở mặt
sau . Phúc mạc của hỗng tràng- hồi tràng được kết nối với phúc mạc thành bụng qua
một nếp phúc mạc gọi là mạc treo ruột non. Phúc mạc gồm hai lớp là lớp thanh mạc và
tấm dưới thanh mạc.
 Lớp cơ gồm hai lớp cơ trơn. Các sợi cơ của lớp ngoài xếp theo chiều dọc (lớp cơ dọc),
các sợi cơ của lớp trong còng quanh thành ống tiêu hóa (lớp cơ vòng). Giữa hai lớp có
các mạch máu, mạch bạch huyết và một đám rối thần kinh tự chủ chi phối cho cơ trơn.
Lớp cơ tạo các nhu động ruột đẩy các thành phần trong hệ tiêu hóa về phía trước, nhào
trộn thức ăn với dịch tiêu hóa. Tại một số điểm trên đường đi, lớp cơ vòng dày lên tạo
nên các cơ thắt. Cơ thắt có vai trò làm chậm sự dịch chuyển về phía trước của các thành
phần bên trong ống tiêu hóa, giúp cho sự tiêu hóa và hấp thu có thời gian diễn ra.
 Lớp dưới niêm mạc: là lớp mô liên kết lỏng lẻo chứa các đám rối mạch máu và thần
kinh, các mạch bạch huyết và các mô dạng bạch huyết với số lượng khác nhau tùy từng
loại. Các mạch máu bao gồm các tiểu động mạch, các mao mạch, các tiểu tĩnh mạch.
Đám rối thần kinh trong lớp này là đám rối dưới niêm mạc, có vai trò chi phối cho niêm
mạc.
 Lớp niêm mạc có chức năng bảo vệ, tiết dịch và hấp thu. Ở ruột non, niêm mạc là lớp tế
bào thượng mô trụ xen kẽ với tế bào tiết nhầy. Ở dưới bề mặt của thượng mô trụ có
những tuyến đổ dịch tiêu hóa vào lòng ống tiêu hóa.

c. Chức năng
- Ruột non là nơi xảy ra sự tiêu hóa và hấp thu thức ăn chính của cơ thể.
 Ở ruột non, thức ăn được nhào trộn với dịch tụy, dịch mật và dịch ruột. Các kiểu vận động của
thành ruột hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa gồm có: vận động lắc lư, co bóp phân đoạn, co bóp
nhu động, vận động của nhung mao.
 Dưới sự tác động của các men tiêu hóa, các thức ăn là protein, lipid, glucid được tiêu hóa
thành những sản phẩm cuối cùng có thể hấp thu được là các acid amin, monosaccarid, acid
béo và các glycerol. Các chất dinh dưỡng được hấp thu qua thành ruột, theo các đường tĩnh
mạch về gan, sau đó theo tĩnh mạch chủ dưới về tim.
 Lượng dịch được hấp thu hàng ngày khoảng 8-9 lít bao gồm dịch tiêu hóa và dịch của thức ăn,
khoảng 77.5 lít được hấp thu ở ruột non, còn lại xuống ruột già.
d. Mạch máu và thần kinh ruột non

124
 Động mạch: hỗng tràng và hồi tràng được cung cấp máu bởi 15-18 nhánh của động mạch mạc
treo tràng trên.
 Tĩnh mạch: các tĩnh mạch đi kèm động mạch rồi đổ vào tĩnh mạch mạc treo tràng trên.
 Bạch huyết đổ vào các hạch tạng treo tràng (nodi lymphatici viscerales mesenteric)
 Thần kinh gồm các nhánh tách ra từ đám rồi mạc treo tràng trên (plexus mesentericus
superior).

2. Ruột già

a. Vị trí

- Ruột già hay đại tràng là phần áp cuối trong hệ tiêu hóa — chặng cuối cùng của ống tiêu hóa
là hậu môn.  Ruột già có độ dài trung bình khoảng 1,5m, tuy nhiên có người lại có ruột già dài
tới 1,9m. Có sự chênh lệch này là bởi vào giới tính và cơ địa của từng người không giống
nhau. Ruột già ngắn hơn ruột non 4 lần nhưng tiết diện lại lớn hơn ruột non

b. Cấu tạo
- Cấu tạo của ruột già chia ra làm 3 phần chính: manh tràng, kết tràng và trực tràng. Ruột non
thông với ruột già tại ranh giới giữa manh tràng và kết tràng. Giữa ruột non và ruột già có van
hồi - manh giữ không cho các chất ở ruột già rơi ngược trở lại ruột non.

125
3. Chức năng
- Hấp thu các chất dinh dưỡng và tạo ra một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Hấp thụ và bài tiết phân của ruột già.
4. Mạch máu ruột già
- Dựa vào phôi thai và mạch máu người ta chia ruột già làm hai phần phải và trái mà ranh giới
là chỗ nối 1/3 phải và 1/3 giữa kết tràng ngang:
- Mạch máu kết tràng phải: Động mạch nuôi dưỡng kết tràng phải gồm những nhánh bên của
động mạch mạc treo tràng trên là động mạch kết tràng giữa, động mạch kết tràng phải và động
mạch hồi kết tràng.
- Mạch máu kết tràng trái: Động mạch nuôi dưỡng kết tràng trái phát sinh từ động mạch mạc
treo tràng dưới. Ðộng mạch mạc treo tràng dưới là nhánh của động mạch chủ bụng, chạy trong
hai lá của mạc dính kết tràng trái và mạc treo kết tràng sigma, tận cùng bằng động mạch trực
tràng trên.
- Trên đường đi, động mạch mạc treo tràng dưới cho các nhánh bên là động mạch kết tràng trái
nối với động mạch kết tràng giữa và các động mạch kết tràng sigma.
- Ngoài ra, trực tràng và ống hậu môn còn nhận máu từ động mạch trực tràng giữa và dưới, xuất
phát từ động mạch chậu trong.

MỤC
 GIẢI PHẪU NGƯỜI
I.
II.
LỤC
Các phần và các vùng cơ thể...................................................................1
Hệ vận động............................................................................................3
III. Hệ tiêu hóa và hô hấp............................................................................12
IV. Hệ tiết niệu và sinh dục.........................................................................16
126
V. Hình chiếu các cơ quan ở trong............................................................19
VI. Hệ tim mạch.........................................................................................19
VII. Hệ bạch huyết.......................................................................................23
VIII. Hệ nột tiết.............................................................................................24
IX. Da và cấu trúc phụ thuộc......................................................................25
 GIẢI PHẪU ĐẦU – MẶT - CỔ
Vùng đầu – mặt
1. Đại cương.............................................................................................27
2. Cơ mặt..................................................................................................31
3. Cơ nhai.................................................................................................34
4. Mạc mặt đầu.........................................................................................34
5. Da đầu..................................................................................................34
Vùng cổ
1. Đại cương..............................................................................................35
2. Cơ vùng cổ sau......................................................................................35
3. Cơ vùng cửa trước.................................................................................37
4. Mạc vùng cổ..........................................................................................39
5. Các tam giác cổ.....................................................................................40
 GIẢI PHẪU CHI TRÊN
I. Các xương và khớp chi trên................................................................41
II. Cơ chi trên...........................................................................................46
III. Mạch máu chi trên..............................................................................52
IV. Thần kinh chi trên...............................................................................59
 GIẢI PHẪU XƯƠNG CHI DƯỚI
I. Các xương chi dưới...............................................................................67
II. Khớp chi dưới.......................................................................................78
III. Các cơ chi dưới.....................................................................................84
IV. Mạch máu chi dưới...............................................................................91
V. Thần kinh chi dưới................................................................................96
 GIẢI PHẪU NGỰC
I. Giải phẫu bề mặt.................................................................................102
II. Đặc điểm các nội tạng.........................................................................103
III. Mạch máu ngực...................................................................................108
IV. Thần kinh............................................................................................110
V. Tim và màng tim.................................................................................111
 GIẢI PHẪU LƯNG BỤNG
I. Các mặt phảng và các đường ổ bụng..................................................114
II. Các vùng ổ bụng.................................................................................114
III. Xoanmạc............................................................................................114
IV. Dạ dày................................................................................................116
V. Gan.....................................................................................................118
VI. Mật và ống mật..................................................................................122
VII. Ruột non và ruột già...........................................................................123

TÀI LIỆU THAM KHẢO: GIẢI PHẪU NGƯỜI NXB ĐẠI HỌC
QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

127

You might also like