You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I – VẬT LÍ 9


NĂM HỌC 2020 – 2021

Câu 1: Phát biểu và viết hệ thức định luật Ohm. Nêu tên và đơn vị của các đại
lượng có trong công thức
 Cường độ dòng điện I chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U đặt vào hai đầu
dây và tỉ lệ nghịch với điện trở R của dây.
U
 Công thức: I =
R
 Trong đó:
o I: cường độ dòng điện qua dây dẫn (A)
o U: hiệu điện thế ở hai đầu dây (V)
o R: điện trở của dây (R )

Câu 2: Điện trở suất của vật liệu cho biết gì? Viết kí hiệu và nêu đơn vị của
điện trở suất.
 Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất) là đại lượng đặc trưng cho khả năng cản trở
dòng điện của vật liệu đó. Một chất dẫn điện càng tốt khi điện trở suất của chất đó càng
nhỏ
 Kí hiệu: ρ (đọc là rô)
 Đơn vị:Ω . m (ôm mét)

Câu 3: Biến trở là gì? Biến trở dây quấn hoạt động dựa trên nguyên lí nào?
 Biến trở là điện trở mà trị số có thể thay đổi được
 Biến trở dây quấn hoạt động dựa trên nguyên lí thay đổi giá trị điện trở khi chiều dài dây
dẫn của biến trở thay đổi

Câu 4: Từ trường tồn tại ở đâu? Nêu cách nhận biết từ trường
 Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường
 Do từ trường có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong từ trường nên
người ta thường dùng kim nam châm để nhận biết từ trường: nơi nào trong không gian có
lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường

Câu 5: Theo em xung quanh Trái Đất có từ trường không? Tại sao?

1
Xung quanh Trái Đất có từ trường vì phần lõi của TĐ bằng sắt và hợp kim của nó ở trạng thái
lỏng nóng chảy, chuyển động tạo thành dòng điện và sinh ra từ trường.

Câu 6: Nêu nhận xét về sự phụ thuộc của CĐDĐ vào HĐT đặt vào giữa hai
đầu dây dẫn. Theo em, trong thí nghiệm về sự phụ thuộc của CĐDĐ vào HĐT
đặt vào hai đầu dây dẫn thì có yếu tố nào xem như không đổi? Để yếu tố này
không đổi thì cần có điều kiện gì?
 Nhận xét: HĐT giữa hai đầu dây dẫn tăng hoặc giảm bao nhiêu lần thì CĐDĐ chạy qua
dây dẫn đó tăng hoặc giảm bấy nhiêu lần
 Yếu tố không đổi là điện trở của dây dẫn
 Để điện trở không thay đổi thì ta giữ nguyên chiều dài, tiết diện và vật liệu của dây dẫn

Câu 7: Điện trở dây dẫn cho biết gì? Kí hiệu của điện trở và đơn vị của nó?
Điện trở dây dẫn phụ thuộc yếu tố nào? Viết hệ thức thể hiện sự phụ thuộc
của điện trở dây dẫn vào các yếu tố đó? Để kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở
vào từng yếu tố thì cần làm thí nghiệm với các dây dẫn như thế nào?
 Điện trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của một dây dẫn
 Kí hiệu: R
 Đơn vị: Ω (ôm)
 Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với độ dài l của dây, tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây
và phụ thuộc vào vật liệu làm dây.
l
 Hệ thức: R = p
s
 Thí nghiệm: giữ nguyên 2 yếu tố còn lại chỉ thay đổi yếu tố cần khảo sát. Ví dụ muốn
khảo sát ảnh hưởng chiều dài l thì chỉ thay đổi chiều dài l của dây dẫn và giữ cho vật liệu
và tiết diện của dây dẫn giống nhau giữa 2 lần thí nghiệm.

Câu 8: Sử dụng điện như thế nào là tiết kiệm? Tiết kiệm điện có những lợi ích
gì? Em đã làm gì để tiết kiệm điện trong gia đình và trong lớp học?
 Muốn tiết kiệm điện cần lựa chọn sử dụng các dụng cụ, thiết bị điện có công suất phù hợp
và chỉ sử dụng chúng trong thời gian cần thiết
 Lợi ích: giảm chi phí điện trong gia đình và gia tăng tuổi thọ của các thiết bị điện; giảm
bớt việc xây dựng và vận hành nhà máy điện từ đó góp phần giảm bớt tác hại của các nhà
máy điện đến môi trường
 Ví dụ: bật đèn, quạt khi cần thiết; sử dụng tủ lạnh, máy lạnh tiết kiệm điện; hạn chế sử
dụng máy lạnh và các thiết bị sinh nhiệt cao…

2
Câu 9: Nêu cấu tạo của nam châm điện và cho biết những ưu điểm của nam
châm điện so với nam châm vĩnh cửu.
 Nam châm điện gồm một lõi sắt hoặc thép được đặt trong một ống dây dẫn và có dòng
điện qua ống dây  lõi sắt hoặc thép bị nhiễm từ và trở thành một nam châm
 Ưu điểm của nam châm điện so với nam châm vĩnh cửu: nâng được vật nặng đến vài
chục tấn, có thể tăng giảm hoặc tắt mở lực từ dễ dàng

Câu 10: Em hãy nêu các tác dụng của dòng điện khi đi qua cơ thể con người
và động vật? Nêu giới hạn CĐDĐ và HĐT bắt đầu gây nguy hiểm cho cơ thể
con người. Nêu biện pháp an toàn điện khi em phải sửa một bóng đèn hỏng
trong gia đình em.
 Dòng điện khi đi qua cơ thể con người và động vật có tác dụng điện phân, tác dụng nhiệt
và tác dụng sinh lí
 CĐDĐ từ 0.1A và HĐT từ 40V bắt đầu gây nguy hiểm cho cơ thể con người.
 Thay bóng đèn hỏng: ngắt cầu dao điện hoặc nguồn điện, đứng trên ghế nhựa hoặc gỗ và
mang bao tay vải để thay.

Câu 11: Viết công thức tính nhiệt lượng khi điện năng chuyển hoá hoàn toàn
thành nhiệt năng. Công thức đó là hệ thức của định luật nào? Phát biểu định
luật đó
 Công thức tính nhiệt lượng: Q= A=R I 2 t
 Hệ thức của định luật Joule-Lenz: Nhiệt lượng toả ra từ một vật dẫn khi có dòng điện
chạy qua tỉ lệ thuận với điện trở của vật dẫn, với bình phương cường độ dòng điện và với
thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó.

Câu 12: Tại sao nói xung quanh Trái Đất, dòng điện, nam châm, ống dây
quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có từ trường?
Vì xung quanh chúng có lực từ tác dụng lên kim nam châm và làm xoay kim nam châm.

Câu 13: So sánh điểm giống và khác nhau của nam châm vĩnh cửu và nam
châm điện.
 Giống nhau: đều có tác dụng từ dùng để nâng các vật nặng bằng sắt và thép
 Khác nhau:
Nam châm vĩnh cửu Nam châm điện
Không cần sử dụng điện Sử dụng điện
Nâng vật từ vài trăm kg đến vài tấn Nâng vật từ vài tấn đến vài chục tấn

3
Không thể tăng giảm lực từ Có thể tăng giảm lực từ

Câu 14: Tại sao nói dòng điện có năng lượng? Công của dòng điện cho biết gì?
Kí hiệu và đơn vị đo công của dòng điện.
 Do dòng điện có khả năng thực hiện công và có thể cung cấp nhiệt lượng để làm thay đổi
nhiệt năng của các vật nên dòng điện có năng lượng
 Công của dòng điện cho biết số đo lượng điện năng mà một đoạn mạch tiêu thụ để
chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác
 Kí hiệu: A Đơn vị: J (jun)

Câu 15: So sánh CB và ELCB


 Giống nhau: đều ngắt nguồn điện khi có sự cố điện xảy ra để bảo vệ cho người sử dụng
 Khác nhau:
o CB: ngắt điện khi có quá tải điện tránh gây chập điện
o ELCB: ngắt điện khi có sự cố rò rỉ điện xảy ra

Câu 16: Dòng điện chạy qua cuộn dây của nam châm điện sẽ gây ra tác dụng
gì? Tác dụng nào có lợi và tác dụng nào có hại.
 Dòng điện chạy qua cuộn dây của nam châm điện gây ra tác dụng nhiệt và tác dụng từ
 Tác dụng từ có lợi và tác dụng nhiệt có hại.

CHÚC CÁC EM THI TỐT 

You might also like