You are on page 1of 10

BÁO CÁO

Phần 1: Thiết kế mạch sử dụng Atmega 2560

- Dưới đây là file em thiết kế dựa trên kit phát triển Arduino Mega 2560 R3
CH340:

- Còn dưới đây là mạch in 2 lớp (Top – Bottom).


- Anh thấy mạch nguyên lý hoă ̣c PCB có chỗ nào lủng củng hay không hợp lý thì
mong anh góp ý để em có thể cải thiê ̣n bản thân.
Phần 2: Tìm hiểu về chuẩn hàn, gia công PCB, IPC-A-610

I. Chuẩn hàn:
- Theo TCVN thì các mối hàn phải đảm bảo về cơ tính, lý tính, thẩm mĩ cũng
như khả năng bám thiếc.
- Chấm kem hàn, các mối hàn, mối nối và terminal trong vùng quy định và sắp
xếp các linh kiê ̣n hợp lê ̣.
- Các linh kiện có khả năng chịu nhiệt hàn, không bị lệch , xiêu vẹo khi hàn.
II. Chuẩn gia công PCB:
- Cái này em không tìm được nhiều, đại khái em hiểu về nó liên quan đến chất
liê ̣u làm PCB, số layer, cách đi dây, nhiễu từ, kích thước Trace, Via, Cable,...
III. Tiêu chuẩn IPC-A-610:
- Về “Tiêu chuẩn về các yêu cầu chấp nhận chất lượng bằng ngoại quan cho các
lắp ráp điện tử” (IPC-A-610) thì nó nói về cả việc hàn linh kiện và gia công
mạch PCB sao cho đảm bảo các yếu tố cần thiết như:
+ Đảm bảo linh kiê ̣n có tính thẩm mỹ, kích thước phù hợp.
+ Các chân hàn đảm bảo chắc, bền, đẹp.
+ ...
- Ngoài ra em tìm trên mạng thấy không có mấy tài liê ̣u về Tiêu chuẩn này mà
chỉ có về IPC-A-610E (Bản nâng cấp của IPC-A-610????) , nếu vâ ̣y thì nó ra
đến Rev.G rồi nhưng em chỉ tìm được bản E.
Phần 3: Chuẩn giao tiếp RS485, RS422, RS232, CANbus, EtherNet

I. Chuẩn giao tiếp RS232:


- RS232 là một cổng giao tiếp nối tiếp và là một trong những chuẩn truyền thông
công nghiệp, truyền dữ liệu theo hình thức nối tiếp.
- RS232 có thể được coi như là một huyền thoại, vào những năm về trước cổng
RS232 được sử dụng phổ biến nhất với những tên gọi khác như: DB9 hay
COM.
- Giao tiếp nối tiếp chậm hơn so với giao tiếp song song, tuy nhiên được dụng
phổ biến để truyền dữ liệu dài bởi chi phí thấp hơn. Giao tiếp nối tiếp sẽ truyền
dữ liệu theo kiểu từng bit một, trong khi giao tiếp song song truyền dữ liệu
theo byte (8 bit) hoặc ký tự hoặc bus tại cùng một thời điểm.
- Tốc độ truyền của cổng RS232 được dùng phổ biến như: 9600, 14400, 28800
và 33600.
- Ưu điểm của RS232:
+ RS232 phổ biến, dễ kiếm, chi phí rẻ.
+ Giao tiếp đơn giản, hỗ trợ và tương thích với nhiều thiết bị.
+ Khả năng chống nhiễu tốt và tốc độ truyền khá nhanh.
+ Có thể cấp nguồn cho thiết bị thông qua cổng RS232.
+ Dễ dàng tháo, lắp.
- Nhược điểm của RS232:
+ Tốc độ truyền dữ liệu có thể ở mức 20 kb/s, như vậy khá chậm so với các
công nghệ mà con người đang sử dụng hiện nay.
+ Chiều dài cáp tối đa là 15 mét, nếu dài hơn sẽ gây ra hiện tượng điện trở dây
và sụt điện áp nên thường không được sử dụng với khoảng cách xa.
II. Chuẩn giao tiếp RS422:
- RS422 là một chuẩn truyền thông truyền dữ liệu theo phương thức nối tiếp.
- Tín hiệu được truyền trên 2 dây, và tốc độ truyền phụ thuộc vào khoảng cách
truyền.
- Với chiều dài đường truyền là 40 feet (12m) thì tốc độ truyền tối đa là 10
Mbits/s, 400 feet (122m) là 1 Mbits/s và 4000 feet (1219m) là 100 kbits/s. Và ở
mỗi một đầu ra có thể kết nối và truyền dữ liệu lên tới 10 đầu nhận.
- Tuy nhiên, chuẩn truyền thông công nghiệp RS422 gần như thời gian sau đã bị
thay thế hoàn toàn.
III. Chuẩn giao tiếp RS485:
- Có thể coi RS485 là một phiên bản nâng cấp của RS422, điểm khác biệt là
RS485 cho phép kết nối và truyền dữ liệu với tối đa 32 cặp thu phát trên đường
truyền cùng một lúc.
- Tương tự với RS422, tốc độ truyền dữ liệu của RS485 cũng phụ thuộc và tỷ lệ
với khoảng cách. Với chiều dài đường truyền là 40 feet (12m) thì tốc độ truyền
tối đa là 10 Mbits/s, 400 feet (122m) là 1 Mbits/s và 4000 feet (1219m) là 100
kbits/s.
IV. Chuẩn giao tiếp CANbus:
- CAN là một mạng điều khiển vùng cho phép các thiết bị trong Bus có thể giao
tiếp với nhau chỉ thông qua 2 dây nối (CAN-High và CAN-Low). Các thiết bị
trong cùng cùng Bus được gọi là các Node (trong xe hơi thì có thể coi như là
các ECU), chúng có thể lên tới vài chục Note trong phạm vi từ vài trăm mét
đến vài kilomet mà vẫn đảm bảo được tốc độ truyền tín hiệu. Điều đó tạo nên
sự khác biệt của CAN so với các giao thức khác.
- Kích thước dữ liệu: tối đa 8 byte/frame.
- Tốc độ truyền: tối đa 1Mbps trong phạm vi 40m.
- Phạm vi tối đa: 6 km với tốc độ 10 kbps.
- Số node tối đa: 70 nodes.

V. Chuẩn giao tiếp EtherNet:

- EtherNet là giao thức mạng


cho phép các thiết bị nối
mạng được phép gửi và nhâ ̣n
dữ liê ̣u đến các thiết bị khác
trong cùng mô ̣t mạng. Nó
chia luồng dữ liê ̣u thành các
gói (các khung).
- Ưu điểm của EtherNet là ổn
định, linh hoạt và bảo mâ ̣t.
Phần 4: Tìm hiểu về Tiêu chuẩn MIL-STD-704F

- Em có tìm được file pdf về Tiêu chuẩn quân sự này nhưng nó không chỉ rõ
phương pháp kiểm thử và đưa ra link http://ppe.navair.navy.mil để tìm hiểu
thêm nhưng không vào được. Vậy nên em xin phép được xin anh tài liệu
về phần Tiêu chẩn này để em tìm hiểu thêm ạ.
Phần 5: Tìm hiểu về giải pháp cách ly dùng optocoupler, các
phương pháp giao tiếp số cách ly, các phương pháp đo ADC cách ly

I. Cách ly dùng optocoupler:

- Dùng để cách ly khối điều khiển và khối tải. Khi hoạt động, khối tải bị cháy thì
sẽ không ảnh hưởng tới mạch bên điều khiển.

- Như trên hình là sơ đồ cách ly toàn phần dùng Optocoupler, khi có dòng điê ̣n
đi qua con LED bên trong Opto thì nó sẽ phát sáng và Photo transistor sẽ được
kích hoạt. Có thể thấy không có sự tiếp xúc trực tiếp nào giữa mạch bên trái và
bên phải.

II. Phương pháp giao tiếp số cách ly:

- Cái này em không rõ. Nó là Digital Isolation ạ?


III. Các phương pháp đo ADC cách ly:
- Theo em tìm hiểu trên mạng thì có khá nhiều phương pháp thế nên em sẽ trình
bày mô ̣t số phương pháp mà em hiểu được:
+ Dùng analog optocoupler (ví dụ như HCNR200, LOC110) kết hợp thêm với
Op-amps. Cách này có nhược điểm là sử dụng không gian khá lớn.
+ Chuyển đổi tín hiê ̣u analog thành tín hiê ̣u PWM, cách ly chúng bằng digital
opto. Cách này có rủi ro bị hỏng mạch khá cao.
+ Dùng bô ̣ khuếch đại cách ly : HCPL-7800, ACPL-C79X, AD210AN, ....
Cách này thì chỉ nên dùng cho dòng AC.
+ Chuyển đổi tín hiê ̣u analog sang digital rồi cách ly chúng.
- Trong các cách trên thì cách thứ nhất và thứ tư nên dùng hơn 2 cách còn lại.

You might also like