You are on page 1of 16

Nhóm: Nguyễn Hoàng Vinh

Trần Văn Tiến


Võ Tiến Đạt

BÀI THU HOẠCH


Năm 1982, Hiệp định hợp tác khu vực đầu tiên về kiểm tra của Nhà nước cảng biển.
Thoả thuận Paris MOU được thành lập, đến nay đã có tất cả 9 thoả thuận khu vực về
kiểm tra của Nhà nước cảng biển là:
 Paris MOU – khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ;
 Thoả thuận Acuerdo de Vinax del Mar – khu vực Mỹ La Tinh;
 Tokyo MOU – Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương;
 Carribean MOU – Khu vực Carribean;
 Mediterranean MOU – Khu vực Biển Địa Trung Hải;
 Indian Ocean MOU – Khu vực Ấn Độ Dương;
 Abuja MOU – Khu vực Tây và Trung Phi;
 Black Sea MOU – Khu vực biển Đen;
 Riyadh MOU – Khu vực Vùng Vịnh.
(Việt Nam là thành viên của thoả thuận Tokyo MOU, gồm 18 thành viên – các quốc gia
trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, từ ngày 1-1-1999).
Với mạng lưới các MOU bao phủ hầu hết các biển và đại dương như vậy sẽ không còn cơ
hội cho các tàu dưới tiêu chuẩn tồn tại trong vận tải biển. Mục đích của sự hợp tác khu
vực thông qua các MOU trong lĩnh vực PSC là nhằm thống nhất thủ tục, nội dung cũng
như các biện pháp xử lý đối với tàu tồn tại các khiếm khuyết qua kiểm tra. Đồng thời,
điều này cũng nhằm mục đích loại trừ sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các cảng và
tránh việc kiểm tra lặp lại tại các cảng mà tàu ghé vào. Quy trình chung thực hiện việc
kiểm tra PSC đã được Đại hội đồng IMO thông qua tại Nghị quyết A.787(19) và đã được
sửa đổi bởi Nghị quyết 882(21) và Sổ tay hướng dẫn kiểm tra của Nhà nước cảng biển
của từng MOU.
Mẫu FORM A, FORM B của Tổ chức kiểm tra Nhà nước Cảng biển- MOU.
 Biên bản kiểm tra tàu biển Form A được lập sau khi kiểm tra tàu biển.
 Biên bản kiểm tra tàu biển Form B được lập sau khi kiểm tra tàu biển phát hiện có
khiếm khuyết. Trong trường hợp này phải ghi rõ các khiếm khuyết trong lần đầu
phát hiện và các khiếm khuyết tái phạm (nếu có).
Mã phân biệt và hành động khắc phục
Mã số Hành động cần tiến hành
00 Không cần hành động khắc phục
10 Các khiếm khuyết đã khắc phục
12 Tất cả các khiếm khuyết đang khắc phục
15 Sửa chữa khiếm khuyết tại cảng tới
16 Sửa chữa khiếm khuyết trong vòng 14 ngày
17 Phải khắc phục khiếm khuyết trước khi tàu chạy
18 Khắc phục sự không phù hợp trong vòng 3 tháng
19 Khắc phục sự không phù hợp nghiêm trọng trước khi tàu chạy
25 Tàu được phép chạy sau khi bị chậm trễ
30 Tàu bị lưu giữ
35 Chấm dứt lưu giữ/ Tàu được chạy khi sau lưu giữ
36 Tàu được phép chạy sau khi đã bị tiếp tục lưu giữ
40 Thông báo cho cảng tới
45 Thông báo cho cảng tới để tiếp tục lưu giữ tàu
50 Thông báo cho Chính quyền hành chính/ Lãnh sự quán/ Chính quyền hàng hải
tàu treo cờ
55 Thông báo cho Chính quyền hành chính/ Chính quyền hàng hải tàu treo cờ
60 Thông báo cho chính quyền trong khu vực
70 Thông báo cho Cơ quan Đăng kiểm tàu

(Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2018/TT-BGTVT ngày 07 tháng 02 năm 2018 của


Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Các khiếm khuyết nghiêm trọng có thể dẫn đến lưu giữ tàu biển theo quy định của
các công ước, bao gồm:
1. Theo Công ước Solas
a) Chân vịt và các trang thiết bị chính, thiết bị điện bị hỏng;
b) Buồng máy bẩn, khối lượng lẫn dầu trong két vượt quá giới hạn; hệ thống đường ống
bao gồm cả ống thoát khí xả trong buồng máy dính dầu; vận hành bơm các két lắng
không phù hợp;
c) Máy phát điện sự cố, đèn, bình ắc quy và các công tắc hư hỏng;
d) Hệ thống máy lái chính và phụ hư hỏng;
đ) Thiết bị cứu sinh cá nhân, xuồng cứu sinh và hệ thống thu hạ thiếu hoặc bị hỏng;
e) Hệ thống báo cháy, hệ thống báo động, trang thiết bị chữa cháy, hệ thống chữa cháy cố
định, van thông khí, hệ thống lưới ngăn lửa, các van đóng nhanh bị hỏng, thiếu hoặc
không phù hợp;
g) Hệ thống chữa cháy trên boong của tàu dầu bị thiếu hoặc hỏng;
h) Báo hiệu âm thanh, hình dạng và đèn bị thiếu hoặc hỏng;
i) Trang thiết bị thông tin liên lạc phục vụ khẩn cấp và an toàn bị thiếu hoặc hỏng;
k) Thiết bị hành hải bị thiếu hoặc hỏng;
l) Thiếu hải đồ đã hiệu chỉnh và các tài liệu cần thiết cho chuyến đi;
m) Thiếu hệ thống ngăn lửa thông gió buồng bơm hàng;
n) Các khiếm khuyết nghiêm trọng được liệt kê trong Phụ lục 7 của Công ước Solas;
o) Số lượng, bố trí hay chứng chỉ của thuyền viên không tuân theo Giấy chứng nhận định
biên an toàn.
p) Không tuân thủ hoặc không thực hiện chương trình kiểm tra nâng cao theo yêu cầu của
Điều XI-1/2 Công ước Solas và Nghị quyết A.744(18);
q) Thiếu hoặc hỏng Thiết bị ghi dữ liệu hành trình.
2. Theo Bộ luật IBC
a) Vận chuyển loại hàng không được đề cập trong Giấy chứng nhận phù hợp hoặc thiếu
thông tin về hàng hóa;
b) Thiếu hoặc hư hỏng các thiết bị an toàn áp suất cao;
c) Trang thiết bị điện lắp đặt thiếu an toàn hoặc không theo yêu cầu;
d) Nguồn nhiệt bố trí trong khu vực nguy hiểm;
đ) Vi phạm các yêu cầu đặc biệt;
e) Hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép trong các két;
g) Nhiệt độ không phù hợp cho các loại hàng nhạy cảm;
h) Báo động áp suất hầm hàng cho các két không hoạt động;
i) Vận chuyển các loại hàng cấm mà không có giấy phép phù hợp.
3. Theo Bộ luật IGC
a) Vận chuyển loại hàng không được đề cập trong Giấy chứng nhận phù hợp hoặc thiếu
thông tin về hàng hóa;
b) Thiếu các thiết bị đóng cho khu vực buồng ở và sinh hoạt;
c) Các vách ngăn không kín;
d) Các van khóa khí bị hỏng;
đ) Thiếu hoặc hỏng các van đóng nhanh;
e) Thiếu hoặc hỏng các van an toàn;
g) Trang thiết bị điện lắp đặt thiếu an toàn hoặc không theo yêu cầu;
h) Hệ thống thông gió hầm hàng không hoạt động;
i) Báo động áp suất hầm hàng cho các két không hoạt động;
k) Hệ thống phát hiện khí hoặc hệ thống phát hiện khí độc hỏng;
l) Vận chuyển các loại hàng cấm mà không có giấy phép phù hợp.
4. Theo Công ước Load Lines
a) Tàu bị hư hỏng hoặc gỉ nặng hoặc bị ăn mòn hoặc các vật gia cố trên boong ảnh hưởng
đến an toàn của tàu hoặc chịu tải.
b) Các trường hợp ổn định tàu không đảm bảo.
c) Thiếu các thông tin tin cậy để hỗ trợ thuyền trưởng bốc dỡ hàng và dằn tàu bảo đảm
tính ổn định của tàu trong suốt hành trình với các điều kiện khác nhau của chuyến đi.
d) Các cửa kín nước, nắp hầm hàng và các nắp đóng thiếu, hư hỏng hay bị gỉ nặng;
đ) Tàu quá tải;
e) Thiếu hoặc không thể đọc được đường mớn nước hay mớn nước.
5. Theo Công ước Marpol, phụ lục I
a) Thiết bị lọc dầu nước, thiết bị giám sát bom dầu hay hệ thống báo động 15 ppm bị
thiếu, hỏng;
b) Khối lượng còn trong các két lắng không phù hợp với chuyến đi dự kiến;
c) Không có Nhật ký dầu;
d) Lắp đặt hệ thống xả không được phép;
đ) Không tuân thủ các quy định của Điều 20.4 và 20.7 Phụ lục I Công ước Marpol.
6. Theo Công ước Marpol, phụ lục II
a) Không có Sổ tay A và P;
b) Hàng hóa không được phân loại;
c) Không có Nhật ký hàng;
d) Lắp đặt hệ thống xả không được phép;
7. Theo Công ước Marpol, phụ lục V
a) Không có Kế hoạch quản lý rác;
b) Không có nhật ký rác;
c) Thuyền viên không nắm rõ yêu cầu tiêu hủy của Kế hoạch quản lý rác.
8. Theo Công ước Marpol, phụ lục VI
a) Thiếu Giấy chứng nhận IAPP, EIAPP và các tài liệu kỹ thuật;
b) Với máy có công suất từ 130 kW được lắp đặt trên tàu đóng từ 1/1/2000 hoặc máy tàu
được hoán cải lớn sau ngày 1/1/2000 không tuân thủ Bộ luật kỹ thuật NOx.
c) Hàm lượng Sulphur của nhiên liệu vượt quá giới hạn cho phép:
- 3,5% từ ngày 01/1/2012;
- 0,5% từ ngày 01/1/2020.
d) Hàm lượng Sulphur của nhiên liệu vượt quá giới hạn cho phép khi tàu hoạt động trong
vùng kiểm soát khí xả SOx: 0,1% m/m từ ngày 01/1/2015.
đ) Máy đốt rác lắp đặt trên tàu sau ngày 01/1/2000 không tuân thủ các yêu cầu trong Phụ
lục IV hay các tiêu chuẩn lò đốt được xây dựng bởi IMO (Nghị quyết MEPC. 76(40) và
MEPC.93 (45)).
e) Thuyền trưởng và thuyền viên không nắm vững vận hàng thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm
không khí.
9. Theo Công ước STCW
a) Thuyền viên có chứng chỉ không phù hợp hoặc không có giấy tờ chứng minh rằng
đang chờ cấp Giấy chứng nhận từ chính quyền;
b) Không tuân thủ định biên an toàn theo yêu cầu của chính quyền;
c) Bố trí ca trực boong và máy không tuân thủ quy định của chính quyền;
d) Ca trực thiếu người có chuyên môn vận hành các trang thiết bị quan trọng cho việc
hành hải, thông tin liên lạc hay phòng ngừa ô nhiễm môi trường;
đ) Thuyền viên trực ca đầu tiên và ca thứ hai ngay sau khi tàu khởi hành phải đảm bảo
thời gian nghỉ ngơi để thực hiện nhiệm vụ;
e) Thuyền viên không đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ được giao để bảo đảm an toàn
cho tàu và ngăn ngừa ô nhiễm.
10. Theo Công ước MLC
a) Thuyền viên dưới 16 tuổi làm việc trên tàu;
b) Thuyền viên thường xuyên phải làm việc vào ban đêm;
c) Nhiều thuyền viên không có Giấy chứng nhận sức khỏe;
d) Thuyền viên làm việc không có Hợp đồng lao động trên tàu hoặc Hợp đồng lao động
có những điều khoản trái với quyền thuyền viên được hưởng;
đ) Thuyền viên làm việc quá giờ quy định;
e) Vệ sinh, điều kiện sống trong khu vực cabin, bếp tồi tệ;
g) Không đủ thực phẩm, nước uống cho chuyến đi dự kiến;
h) Tủ thuốc trên tàu không bảo đảm; không có thuyền viên được giao nhiệm vụ chăm sóc
y tế trên tàu;
i) Không có Giấy chứng nhận bảo lãnh tài chính liên quan đến trách nhiệm của chủ tàu;
k) Thuyền viên không được trả lương trong khoảng thời gian dài.
11. Theo Công ước BWM
a) Thiếu Giấy chứng nhận IBWMC, BWMP, BWRB;
b) Khiếm khuyết chứng tỏ tàu và trang thiết bị không tương ứng với IBWMC, BWMP;
c) Thuyền viên không nắm được Quy trình quản lý nước dằn;
d) Quy trình quản lý nước dằn không được thực hiện trên tàu;
đ) Không có Sỹ quan được chỉ định;
e) Tàu không tuân thủ với BWMP về quản lý và xử lý nước dằn (tiêu chuẩn D-1, D-2 or
D-4);
g) Trang thiết bị theo yêu cầu của BWMP không có hoặc bị hư hỏng nghiêm trọng;
h) Không tuân thủ việc lấy mẫu;
i) Nước dằn được bơm ra ngoài không tuân theo quy định của công ước (Điều A-2).
12. Khiếm khuyết không lưu giữ tàu nhưng việc bốc, dỡ, xếp hàng có thể bị dừng
Trang thiết bị bốc, dỡ, xếp hàng hay hệ thống khí trơ bị hỏng thì có thể dừng việc bốc,
dỡ, xếp hàng.
Việc thiếu các Giấy chứng nhận còn giá trị theo yêu cầu của các công ước nói trên sẽ dẫn
đến lưu giữ tàu. Tuy nhiên những tàu mang cờ của quốc gia không phải là thành viên của
công ước thì không đòi hỏi phải có những Giấy chứng nhận theo công ước, trong trường
hợp này việc thiếu Giấy chứng nhận chưa thể là lý do để lưu giữ tàu. Tuy nhiên, tàu vẫn
phải tuân thủ các điều kiện yêu cầu trước khi cho rời cảng.

CÁC CÔNG VIỆC KIỂM TRA PSC TRƯỚC KHI TÀU TỚI CẢNG BỘ PHẬN
MÁY:
A- MÁY TƯ
1. Kiểm tra bơm khô la canh buồng máy vào két chứa la canh, vệ sinh sạch sàn la
canh.
2. Kiểm tra cổ tết kín nước và các bơm Máy tư quản lý, xử lý kín .
3. Kiểm tra tất cả các đồng hồ đo và nhiệt kế đo nhiệt độ - đảm bảo chính xác .
4. Chuẩn bị sẵn mặt bích Quốc tế về chuyển dầu cặn lên bờ (vệ sinh sạch sẽ, có
doăng và bu lông bôi mỡ sẵn sàng), nên treo gần bơm cặn.
5. Bơm dầu cặn phải sẵn sàng hoạt động được.
6. Ghi lên bảng ở phòng điều khiển máy về: số đo két cặn và két chứa lacanh.
7. Các thiết bị Máy Tư quản lý phải có qui trình hoạt động (thiếu phải bổ sung ngay).
8. Khu vực két cặn phải vệ sinh sạch sẽ.
9. Các két: ống đo phải có đủ van đóng nhanh đối trọng và nắp đậy.
10. Nồi hơi: Đảm bảo áp kế chỉ các áp suất phải chính xác ( trước đó phải được thử để
khẳng định chính xác).
11. Van an toàn và các van nước cấp, kính thuỷ không xì nước ra tàu.
12. Hệ thống cảm ứng cháy phải thử kiểm tra trước đó để khẳng định hoạt động tốt.
13. Chú ý kiểm tra các van cứu hoả trên boong xiết kín cổ tết không rò nước ra boong.
14. Máy xuồng cứu sinh phải sẵn sàng: gồm dụng cụ tháo lắp, tay quay, acqui khởi
động, bảng hướng dẫn hoạt động máy canô, két dầu phục vụ phải xả nước và đủ
dầu, nổ thử trước đó, hộp số phải đủ dầu, hệ thống chân vịt phải kín nước, chân vịt
quay nhẹ nhàng, hộp số đảm bảo tới lùi tốt.
15. Chú ý kiểm tra 2 ống chuyển dầu cặn trên boong về: Các bulong đóng mở nhẹ
nhàng, có doăng kín và bôi mỡ.
16. Các thông báo (do công ty cấp) về các khu vực đặc biệt phải chỉnh chu lại nếu bị
hỏng, rách.
17. Tất cả các thiết bị Máy Tư quản lý phải chú ý: có bảng theo dõi hoạt động của
thiết bị treo bên cạnh để tiện lợi cho PSC kiểm tra.
18. Bơm cứu hoả chính phải sẵn sàng, kiểm tra xem áp suất thoát có đảm bảo không
( thường phải đạt 7 bar ) và không cho phép rò rỉ nước.
19. Các bơm gió của quạt gió BM phải kiểm tra , tra mỡ nhẹ nhàng, đóng mở chính
xác, quạt gió buồng máy phải hoạt động tốt , phải có sổ theo dõi BQBD.
20. Tình trạng điều hoà, phi gô thực phẩm phải hoạt động tốt, đảm bảo không rò rỉ
dầu, ga, các thiết bị đo phải tốt ( nhiệt kế , áp kế , dòng điện , điện áp ….).Nhiệt độ
các buồng lạnh phải đạt tiêu chuẩn quy định.Phái có sổ theo dõi hàng ngày,nhật ký
bổ sung công chất.
B. MÁY BA
1. Các máy đèn chú ý:
F Lau vệ sinh sạch sẽ .
F Các thiết bị chỉ báo chính xác ( đồng hồ vòng quay, nhiệt kế , áp kế , thiết bị chỉ
báo về điện : điện áp, tần số, dòng điện, và các đồng hồ khác).
F Thiết bị hứng dầu rò theo yêu cầu phải đúng qui địng, lau khô.
F Chế độ ngắt quá tốc , thiết bị bảo vệ điện áp ngược và các thiết bị khác phải sẵn
sàng tốt .
F Có qui trình sử dụng và vận hành thiết bị.
F Phải biết cách thử kiểm tra áp suất báo động và cắt máy diesel.
2. Các két dầu đốt phải:
F Đủ về khối lượng và các khay hứng dầu phải lau khô, không được phép rò dầu .
F Tình trạng van đóng nhanh các két nhiên liệu phải đảm bảo hoạt động tốt , thước
đo phải rõ ràng, nhiệt kế chỉ báo phải chính xác. Ống thông hơi phải có khả năng
hoạt động tốt.
3. Các máy lọc dầu ly tâm:
F Vệ sinh sạch sẽ khu vực máy lọc, máy lọc và két chứa cặn các máy lọc .
F Phải có qui trình sử dụng, vận hành máy lọc dầu.
F Hệ thống van và bầu hâm phải vệ sinh và kiểm tra hoạt động tốt, các nhiết kế chỉ
nhiệt độ cũng như đồng hồ chỉ áp suất và lưu lượng vào máy lọc hoạt động tốt.
Các van chuyển đổi và điều chỉnh phải tốt .
F Các két nước đệm, các van không rò nước;
F Các van dầu không được rò rỉ;
F Có đầy đủ ánh sáng khu vực máy lọc (lưu ý các đèn phải có chụp bảo vệ, vỡ phải
thay ngay).
4. Hệ thống nhiên liệu:
F Chuẩn bị sẵn sàng các sơ đồ các két buồng máy ( đủ và không rách hỏng ).
F Các van phải kín dầu, không rò rỉ xuống buồng máy.
F Các chỉ báo dầu ở két phải chính xác và tốt.
F Các ống thông hơi của các két dầu phải kiểm tra và bảo dưỡng đúng, chú ý nắp
ống thông hơi phải đúng yêu cầu Quốc tế; các ống đo két phải tốt và đúng yêu cầu
qui định.
F Phải sẵn sàng các File báo cáo của các lần trước đó về : kế hoạch tiếp nhận dầu +
kiểm tra trước khi nhận dầu để nếu cần PSC kiểm tra phải có sẵn.
F Các bơm chuyền nhiên liệu phải sẵn sàng, không rò rỉ dầu, các áp kế phải tốt, có
qui trình sử dụng và sổ BQBD cho các bơm.
5. Các máy nén gió chính:
F Phải có qui trình hướng dẫn sử dụng.
F Sổ theo dõi BQBD máy nén gió.
F Chú ý các van an toàn phải chính xác và kín.
F Van an toàn các te máy nén, van an toàn nắp xilanh.
F Các đồng hồ áp lực phải chính xác, tốt (hút, thoát của cao áp và thấp áp máy nén
gió).
F Khu vực máy nén hoạt động phải sạch sẽ, không dây và lẫn hơi dầu đề phòng khi
nén gây nổ.
F Các thiết bị xả nước, giảm áp phải đáng tin cậy, không rò rỉ.
F Các chế độ hoạt động bằng tay, tự động phải tốt, nhất là áp suất ngắt và khởi động
(AUTO) phải đáng tin cậy, phải được kiểm tra để khẳng định trước đó .
C. MÁY HAI
1. Kiểm tra toàn bộ hệ thống và các thiết bị an toàn buồng máy để đáp ứng kiểm tra
của PSC , điều nào chưa thoả mãn thì yêu cầu sỹ quan phụ trách làm ngay ( Chú ý
Máy Hai phụ trách an toàn buồng máy).
2. Kiểm tra hệ thống ánh sáng: đèn chiếu sáng, các chụp đèn chiếu sáng, bẩn hạn chế
chiếu sáng phải cho vệ sinh ngay, thay các chụp hỏng và bổ sung đủ nếu thiếu
chụp đây là 1 yêu cầu của luật an toàn phòng cháy.
3. Đề nghị các sỹ quan kiểm tra các thiết bị mình quản lý để sửa chữa kịp thời các
hạng mục và thiết bị như kế hoạch bảo dưỡng.
4. Về phần mình quản lý, Máy Hai có nhiệm vụ phải đảm bảo các thiết bị sau đây
sẵn sàng tốt : máy chính và các thiết bị chỉ báo phải chính xác: áp kế, nhiệt kế,
thiết bị chống rò dầu ở ống cao áp và bơm cao áp, các bơm LO, FO, DO phục vụ
máy chính phải sạch sẽ, không rò dầu.
5. Máy lái và lái sự cố. Phải thử kiểm tra trước về :
F Áp lực của xilanh lực phải đủ theo lí lịch, chỉ báo giữa xen xin phát ( buồng lái )
và xen xin thu ( buồng máy lái) phải khớp nhau;
F Thời gian từ vị trí 0 sang hết lái phải hoặc trái không vượt quá 14 giây;
F Buồng máy lái phải gọn gàng sạch sẽ;
F Không được phép rò dầu thuỷ lực tại các phớt kín của xilanh lực ;
F Không đọng dầu thuỷ lực ở khay dầu , mà phải lau khô ;
F Không dùng các xô hứng ở các xilanh lực ;
F Tiếp điểm ngắt cuối cửa giới hạn trái, phải (tối đa 350) phải hoạt động tốt và thử
trước đó;
F Hệ thống ánh sáng sự cố buồng máy lái phải đủ;
F Hệ thống sàn gỗ chống trượt phải sạch sẽ, không dây dầu làm trơn trượt;
F Hệ thống thông tin liên lạc ( buuồng lái và buồng máy lái) phải tốt;
F Đối với các máy lái có trang bị bơm thuỷ lực bằng tay thì các bơm phải đủ dầu và
tình trạng tốt;
F Thu xếp gọn gàng các thiết bị ở buồng máy lái cẩn thận chằng buộc kỹ , chống
sóng gió đỗ, vỡ.
F Không để các vật làm cản trở sự chuyển động của các xilanh lực; phải bơm mỡ
cho cuống bánh lái để giảm ma sát.
6. Đối với hệ thống chân vịt, các bệ đỡ trục chân vịt: Phải kiểm tra kín nước của bệ
đỡ trục chân vịt , không được phép rò nước vào buồng máy , và rò dầu thuỷ lực ra
biển gây ô nhiễm và mất dầu; các két dầu trọng lực phải đủ và các van chuyển đổi
phải tốt; các thiết bị chỉ báo: áp suất và nhiệt độ của Bệ đỡ này phải đáng tin cậy;
các bệ đỡ trung gian phải đủ dầu xoa trơn, không rò dầu ra buồng máy.
7. Bơm cứu hoả sự cố : Hoạt động tốt: đảm bảo các áp suất hút, đẩy theo yêu cầu của
lí lịch, bơm mồi chân không hoạt động tốt, các thiết bị chỉ áp suất phải tốt và đáng
tin cậy. Đối với những bơm cứu hoả sự cố do động cơ Diesel lai, tình trạng kỹ
thuật của động cơ phải tốt, hệ thống ống khói phải kiểm tra xử lý quấn cách nhiệt,
không rò lọt khí xả ra ngoài; van xả nước ống khói hoạt động tốt - định kỳ kiểm
tra ; két nhiên liệu phải kiểm tra và xả nước , tránh lẫn nước không khởi động
được máy; có chế độ theo dõi bảo dưỡng bơm định kỳ.
8. Trạm tắt khẩn cấp các thiết bị từ xa : Chìa khoá , các công tắc ON-OFF của các
thiết bị bao gồm : quạt gió BM; bơm cứu hoả; bơm lacăn; Các bơm dầu nhờn; các
bơm dầu đốt …..Phải đảm bảo hoạt động tốt và có BDBQ và kiểm tra ;
9. Trạm cứu hoả CO2 ( Nếu có) : Kiểm tra tình trạng các chai CO2 , nếu thiếu báo
C/E để bổ sung , các cơ cấu đóng mở các chai và tình trạng báo động khi mở sử
dụng phải tin cậy , có sổ theo dõi BQBD và thực tập, có qui trình sử dụng hệ
thống.
10. Kiểm tra lại các ống thông hơi và các ống đo của toàn bộ các két ở buồng máy ,
phải đủ các nắp chụp ống đo, các van đóng nhanh trọng lực.
11. Tình trạng các chai gió chính và thiết bị đo, hoạt động phải an toàn.
12. Lò đốt rác phải chú ý: vệ sinh sạch và sẵn sàng 2 chế độ: đốt mồi và đốt dầu cặn ;
có thùng để tro xỉ bên cạnh , có hướng dẫn sử dụng cho lò đốt rác, các khay dầu
phải vệ sinh khô .
13. Kiểm tra đóng mở nhẹ nhàng các van sau: - van qua thiết bị xử lý phân, van cứu
đắm (2cái), khoá van ra mạn máy Phân ly dầu nước, gửi chìa khoá C/E; máy xử
phân phải đủ hoá chất xử lý.
14. Kiểm tra tình trạng hoạt động phân ly dầu nước bao gồm : nạp đầy nước biển vào
phân ly dầu nước, kiểm tra thử 15PPM, báo động ( gồm đèn và còi) phân ly dầu
nước
15. Hệ thống tời DAVIT phải tốt, chú ý tiếp điểm ngắt cuối của tời (có thể bằng điện
hoặc van gió nén ).
16. Đối với máy nén gió sự cố
F Kiểm tra tình trạng máy diesel lai về: dầu nhờn , đầu đốt phải tốt
F Về máy nén: Kiểm tra tình trạng nén của máy nén để khẳng định.
F Các đồng áp suất chỉ báo phải tốt .
F Các van đóng mở phải tin cậy, an toàn .
F Chai gió phụ: áp kế chái gió phụ phải báo chính xác , phải xả nuớc để loại trừ
nước hệ thống .
F Van gió chính phải đóng mở nhẹ nhàng, tin cậy.
F Phải có sổ theo dõi BDBQ cho máy nén và chai gió phụ, có xác nhận của Máy
Trưởng .
17. Các thiết bị cẩu hàng, tời lái, tời mũi phải sạch dầu nhờn, không rò LO ra boong.

CHÚ Ý ĐẶC BIỆT:

 Xuồng cứu sinh: Khởi động máy dễ dàng, có bảng hướng dẫn vận hành; hộp số đảo
chiều chân vịt làm việc tin cậy; bánh lái điều khiển nhẹ nhàng; dầu nhờn, dầu đốt phải
sạch và đầy đủ; ắc qui khởi động luôn được nạp no điện, được đo nồng độ dung dịch a
xít (nếu là ắc qui a xít) và được thử máy định kỳ mỗi tuần một lần (có ghi chép). - Sự
rò rỉ dầu từ các thiết bị thuỷ lực trên boong.Động cơ xuồng không hoạt động hoặc hộp
số bị kẹt;Đèn phao tròn không hoạt động hoặc bị mất;Đèn phao áo không có;Băng
phản quang không có;Giá xuồng bị ăn mòn quá giới hạn;Thiết bị ăn toàn không có
trong quy định;Hệ Thống thả xuồng rơi tự do không thỏa mãn;Hệ thông nâng hạ
xuồng không hoạt động.
 Các khay hứng dầu trên mặt boong tại các đường ống thông hơi dầu các két, tại các
mặt bích ống nhận dầu… phải được nút lại.
 Hệ thống báo động la canh hầm hàng (nếu có) phải hoạt động tốt.
 Máy phát sự cố: Khởi động ở cả hai chế độ tự động và bằng tay; có bảng hướng dẫn
vận hành; két dầu trực nhật của máy phải duy trì đúng yêu cầu; ắc qui khởi động phải
được kiểm tra thường xuyên.
 Hệ thống cứu hoả: Bảng điều khiển; thiết bị chỉ báo; tình trạng các họng cứu hoả, vòi
rồng và các đầu phun; các trạm cứu hoả; các bình cứu hoả tại chỗ; các thiết bị thở sự
cố (EEBD); bơm cứu hoả sự cố phải hoạt động tốt, kể cả bơm mồi và phải có bảng
hướng dẫn vận hành.
 Các doăng cửa kín nước phải trong tình trạng tốt, các cửa kín lửa phải tự động đóng
kín, đặc biệt là cửa buồng máy lái.
 Máy lái phải được tra dầu mỡ đầy đủ, không rò dầu, mức dầu trong các két chứa phải
đúng yêu cầu; có bảng hướng dẫn vận hành và phải nắm được các thao tác lái sự cố.
 Máy nén gió sự cố phải có khả năng hoạt động tốt và có bảng hướng dẫn qui trình vận
hành.
 Máy đốt rác phải có qui trình vận hành, có nhật ký đốt rác.
 Rác phải được phân loại, chứa riêng biệt trong những thùng có màu sơn theo qui định
và có nắp đậy không thể cháy (bằng sắt).
 Hệ thống xử lý nước thải phải đưa vào hoạt động trước khi tàu vào cách bờ 12 lý và
phải ghi vào nhật ký; hoá chất khử trùng phải được nạp đầy đủ. (Chú ý một số vùng
không cho phép hệ thống hoạt động cả khi tàu trong cảng).
 Toàn bộ các bướm gió phải điều khiển nhẹ nhàng, kể cả điều khiển từ xa.
 Các cảnh báo trong buồng máy: Cấm lửa, không hút thuốc, các Tiger mark, khu vực
điện cao áp, các đường chỉ dẫn trong buồng máy...
 Toàn bộ các bảng biểu cần thiết trong buồng điều khiển (dán trên tường).
 Máy phân ly dầu nước phải trong tình trạng hoạt động tốt, sạch sẽ, có bảng hướng dẫn
vận hành; thiết bị chỉ báo nồng độ dầu phải hoạt động tin cậy, chính xác; hệ thống phải
báo động và tự động dừng ( hoặc đổi van) khi nồng độ dầu vượt quá 15ppm; van thoát
mạn phải được đóng và khoá lại bằng khoá, treo biển báo khoá khi tàu trong cảng hoặc
neo đậu.
 Van cứu đắm buồng máy phải đóng mở nhẹ nhàng bằng tay ( không dùng tay van), tay
van phải được sơn theo đúng qui định ( nửa đỏ nửa đen).
 Lối thoát hiểm buồng máy phải sạch sẽ, sáng sủa, có đường chỉ dẫn, bên trong có dây
treo sự cố; có thể thoát ra ngoài boong dễ dàng ngay cả khi bên ngoài cửa đã được
khoá.
 Các sàn buồng máy, kể cả sàn dưới la canh (tank top) phải sạch sẽ, các hố la canh
không được có váng dầu.
 Các ống thuỷ của các két chứa dầu đốt, dầu nhờn trong buồng máy phải thấy rõ được
mức trong két, không được ép các van của ống thuỷ mở cưỡng bức. Các ống thông hơi
dầu phải hoạt động tốt.
 Hệ thống các van đóng nhanh từ xa hoạt động tin cậy.
 Lưu giữ dầu mẫu theo qui định.
 Sổ dầu (oil record book) phải ghi đầy đủ và chính xác; lưu giữ 3 năm theo qui định.
 Nhật ký máy giữ sạch sẽ và ghi chép đầy đủ (đặc biệt là những khi thực tập cứu hoả,
bỏ tàu…; thử an toàn: hệ thống cứu sinh, cứu hoả, thử bảo vệ máy chính, máy đèn, nồi
hơi…).
 Hoàn chỉnh toàn bộ các file lưu trữ theo qui định của hệ thống quản lý an toàn quốc tế
(ISM code), đặc biệt là về vấn đề nhận dầu và kiểm soát khí thải.
CÁC CÔNG VIỆC KIỂM TRA PSC TRƯỚC KHI TÀU TỚI CẢNG BỘ PHẬN
BOONG:
1. Tại cầu thang lên tàu:
Cầu thang phải sạch sẽ, không méo mó, hư hỏng, được bao bọc lưới cẩn thận chung
quanh và bên dưới đúng quy cách. Khu vực xung quanh cabin và khu vực trực canh phải
gọn gàng, sạch sẽ.

2. Tại phòng làm việc của tàu


F Chuẩn bị các giấy chứng nhận của tàu và thuyền viên. PSCOs yêu cầu tất cả các
giấy chứng nhận phải đầy đủ và còn hiệu lực. Để việc kiểm tra diễn ra nhanh
chóng tất cả các giấy tờ, văn bản, chứng chỉ trên tàu phải được chuẩn bị sẳn sàng
và đảm bảo rằng các quy trình đã được thực hiện đầy đủ.
F Một số giấy chứng nhận như giấy chứng nhận quốc tế về phòng chống ô nhiễm
dầu (gọi tắt là IOPP) phải nêu rõ các thiết bị trên tàu được chứng nhận và yêu cầu
các giấy chứng nhận liên quan đến các thiết bị, đồng thời sẽ tiến hành kiểm tra
những thiết bị đó. Những bằng chứng cho thấy việc tuân thủ liên quan đến giấy
chứng nhận IOPP đó là:
o Kế hoạch ứng cứu tràn dầu khẩn cấp (SOPEP);
o Thiết bị, không gian buồng máy;
o Việc tuân thủ ISM Code và hệ thống quản lý an toàn (SMS). Việc tuân thủ
ISM Code và SMS sẽ được kiểm tra xác nhận thông qua các hành động đã
thực hiện, bằng chứng được lưu trữ trên tàu như:
 Công tác làm quen của thuyền viên mới lên tàu làm việc;
 Ghi nhật ký huấn luyện và thực tập;
 Sổ nhật ký dầu bẩn, rác thải và các giấy biên nhận chuyển dầu, rác thải lên
bờ...

3. Trong buồng lái:


Một số vấn đề cần lưu ý như:
F Các ấn phẩm hàng hải, hải đồ, thông tin, thông báo được bố trí ở các khu vực
trong buồng lái;
F Sự hoạt động của các trang thiết bị;
F Sự làm quen và khả năng hiểu biết của các Sĩ quan boong với các trang thiết bị, ấn
phẩm hàng hải, các quy trình, ghi nhật ký, lưu trữ tài liệu và các văn bản liên quan;
F Khả năng tiếng anh khi sử dụng các trang thiết bị radio, các hoạt động giao tiếp sẽ
diễn ra khi tàu hành trình, tránh va…
F Kế hoạch chuyến đi.

4. Trên boong tàu:


F Thiết bị cứu sinh: Xuồng cứu sinh, cứu hộ, bè tự thổi, áo phao, áo chống mất nhiệt,
các phao cứu sinh;
F Thiết bị cứu hỏa: Các bình cứa hỏa xách tay, trạm chữa cháy cố định (CO2, bọt…).
Cần phải:
 Bố trí đúng nơi quy định;
 Thiết bị được kiểm tra định kỳ và làm việc thỏa mãn;
 Khả năng hiểu biết của thuyền viên về cách vận hành, bảo dưỡng các thiết bị an
toàn và nhiệm vụ của mình trong từng tình huống sự cố.
F Biên bản kiểm tra thiết bị theo kế hoạch; các hướng dẫn và quy trình vận hành thiết
bị phải được bố trí nơi mà thuyền viên dể dàng tiếp cận;
F Kho SOPEP: Các trang thiết bị và vật tư phục vụ cho việc ứng phó tràn dầu phải
đúng theo qui định MARPOL.

5. Khu vực sinh hoạt của thuyền viên:


Trong suốt quá trình kiểm tra các cửa chống cháy thông tầng trong cabin phải được đóng
kín, không được mở vì bất kỳ lý do gì trừ khi cửa chống cháy được thiết kế phù hợp, thỏa
mãn SOLAS.

You might also like