You are on page 1of 5

Hướng phát triển trong thời gian tới tại các NHTM Việt Nam

Dưới áp lực cạnh tranh và "làn sóng" số hóa ngân hàng trên toàn thế giới, các
ngân hàng buộc phải nỗ lực đổi mới, số hóa các mảng hoạt động để bắt kịp xu thế
ngân hàng số trong bối cảnh mới. Tận dụng lợi thế từ xu hướng này, nhiều ngân
hàng Việt không kể quy mô lớn hay nhỏ đang từng bước nghiên cứu, đưa ra các
dịch vụ hiện đại, tiện ích trong cuộc đua nâng sức cạnh tranh, thu hút khách hàng
và chiếm lĩnh thị phần. Ngân hàng số mang đến những cơ hội mới cho các ngân
hàng thương mại nhưng cũng đặt ra những thách thức cần phải vượt qua cho các
nhà quản lý trong việc triển khai hoạt động chuyển đổi số đặc biệt là vấn đề bảo
mật, kiểm soát rủi ro, bảo vệ thông tin khách hàng.
Thuật ngữ “ngân hàng số” (Digital banking) trong ngành tài chính hiện có rất
nhiều định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên ngân hàng và các nhà nghiên cứu đều
khẳng định, ngân hàng số là ngân hàng có thể giúp khách hàng thực hiện hầu hết
các giao dịch ngân hàng truyền thống bằng hình thức trực tuyến thông qua kết nối
internet. Tất cả các giao dịch ngân hàng sẽ gói gọn trên website hoặc thiết bị di
động.
Trên thế giới, xu thế ngân hàng số đang bùng nổ khi hầu hết các ngân hàng lớn
đã đẩy mạnh đầu tư ứng dụng công nghệ số trong hoạt động kinh doanh. Chẳng
hạn như: JP Morgan Chase đã chi hơn 10,8 tỷ USD cho chi tiêu công nghệ, trong
đó ưu tiên cho việc ứng dụng công nghệ số như chuỗi khối, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu
lớn, điện toán đám mây; HSBC đầu tư hơn 2,3 tỷ USD cho việc chuyển đổi số từ
năm 2018 tập trung vào việc số hóa các dịch vụ thanh toán trên toàn cầu…
Không nằm ngoài xu thế đó, tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại (NHTM)
đua nhau ứng dụng công nghệ số trong một số hoạt động nhằm tăng cường các
điểm tương tác và tiếp cận khách hàng.

1. Những lợi ích từ ngân hàng số


Ngân hàng số là mô hình hoạt động chủ yếu dựa vào các nền tảng và dữ liệu
điện tử để kinh doanh sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Sự bùng nổ của công nghệ
thông tin (CNTT) kéo theo xu hướng phát triển ngân hàng số đã mang lại nhiều
tiện ích cho cả ngân hàng và khách hàng.
Hầu hết các NHTM đều đã, đang ứng dụng các công nghệ tiên tiến, giải pháp
mới vào hoạt động thanh toán nhằm tăng tốc độ thanh toán, tăng cường an toàn,
bảo mật dịch vụ, gia tăng trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng như: Xác thực
sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt); Thanh toán trên nền mã phản hồi nhanh (QR
code); Thanh toán an toàn, thuận tiện qua mã hóa thông tin thẻ; Thanh toán phi tiếp
xúc; Giải pháp chấp nhận thanh toán linh hoạt trên thiết bị di động...
So với ngân hàng truyền thống, ngân hàng số giúp người tiêu dùng tiết kiệm
thời gian, chi phí cũng như công sức khi thanh toán tiền điện, tiền nước trực tiếp,
mua sắm trực tuyến mà không phải đến tận nơi.
Đồng thời, với sự hỗ trợ từ công nghệ, dịch vụ ngân hàng số còn có thể phục vụ
tốt hơn nhiều đối tượng khách hàng, thậm chí cả những khách hàng ở vùng sâu,
vùng xa, giúp ngân hàng nâng cao lợi thế cạnh tranh hiệu quả so với đối thủ. Ngân
hàng số cũng giúp tạo ra sản phẩm độc đáo, giá trị cao, đáp ứng được đa dạng đối
tượng khách hàng.
Việc phát triển và đưa vào sử dụng ngân hàng số mang đến nhiều lợi ích thiết
thực cho ngân hàng. Khi thu nhập từ hoạt động tín dụng ngày càng giảm, phát triển
các sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ số tạo điều kiện cho nhiều ngân
hàng nâng tỷ trọng nguồn thu trong tổng lợi nhuận chung.
Cụ thể, các chuyên gia cho rằng, việc ứng dụng công nghệ số vào hoạt động
ngân hàng sẽ khiến chi phí tăng khoảng 31% nhưng cũng làm tăng lợi nhuận ròng
khoảng 43%.
Việc ứng dụng công nghệ số cũng giúp ngân hàng gia tăng 45% cơ hội lợi
nhuận trong mảng bán lẻ, giảm thiểu chi phí, cải thiện chất lượng dịch vụ, nhờ đó
duy trì bền vững lợi thế cạnh tranh so với những đối thủ không có khả năng cạnh
tranh tính năng số hoá xuyên suốt.
Việt Nam hiện có khoảng 30 triệu người sử dụng hệ thống thanh toán ngân hàng
qua internet mỗi ngày. Tốc độ tăng trưởng về lượng giao dịch trên mobile banking
tại Việt Nam là 200%. Giá trị giao dịch tiền v ới riêng kênh điện thoại di động hiện
đạt khoảng 300 nghìn tỷ đồng/ngày.

2. Một số khó khăn, thách thức


Bên cạnh những thuận lợi thì hoạt động phát triển ngân hàng số ở Việt Nam vẫn
còn gặp không ít khó khăn, thách thức, cụ thể:
Một là, khuôn khổ pháp lý, tạo cơ sở cho hoạt động và phát triển ngân hàng số
vẫn còn thiếu. Chẳng hạn, mảng thanh toán số hiện nay đang phát triển rất nhanh
theo các tiến bộ công nghệ, nhưng các quy định pháp lý trong nước lại chưa theo
kịp, khiến các NHTM ngại áp dụng công nghệ, dịch vụ mới ngoài khuôn khổ cho
phép...ới riêng kênh điện thoại di động hiện đạt khoảng 300 nghìn tỷ đồng/ngày.
Hai là, các trường hợp gian lận liên quan tới các hoạt động thanh toán số gần
đây đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp. Năng lực phòng chống gian lận
đối với các giao dịch ngân hàng số luôn được các NHTM quan tâm, song vẫn chưa
thể tạo sự yên tâm cho khách hàng. Theo Cục An ninh mạng và phòng chống tội
phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), số lượng tội phạm mạng trong lĩnh
vực thanh toán điện tử, tài chính, ngân hàng tiếp tục gia tăng khi các đối tượng sử
dụng lợi ích từ các chương trình tri ân, khuyến mãi để gửi tin nhắn chứa link giả
mạo; sử dụng sim rác giả mạo nhân viên ngân hàng, báo lỗi và yêu cầu khách hàng
cung cấp mật khẩu, mã OTP; Đánh cắp thông tin thông qua các trang điện tử giả
mạo...
Ba là, cuộc chạy đua công nghệ trong ngành Ngân hàng với các dự án ngân
hàng số cũng góp phần tạo nên nhiều rủi ro trong vấn đề bảo mật nói chung và mất
an toàn thông tin người dùng nói riêng. Năng lực bảo mật thông tin tài chính trong
môi trường số còn hạn chế ở Việt Nam.
Bốn là, nhận thức của người dùng khi chưa ý thức về các rủi ro trong giao dịch
ngân hàng trực tuyến, coi nhẹ bảo mật thông tin cá nhân; sinh viên, người lao
động… cho thuê thông tin, tạo điều kiện cho tội phạm tạo các tài khoản ma, gây
khó khăn trong điều tra; các giao dịch, thủ đoạn gian lận ngày càng tinh vi khó
phát hiện…
Năm là, đại đa số người Việt Nam vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt trong
thanh toán. Thói quen thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay mới chỉ phổ biến ở
các tỉnh, thành phố trung tâm - nơi có các điều kiện hạ tầng công nghệ tốt, trong
khi đó, ở các vùng sâu, vùng xa thì thanh toán không dùng tiền mặt vẫn đang nằm
ở kế hoạch.

3. Giải pháp thúc đẩy phát triển ngân hàng số ở Việt Nam
- Đối với cơ quản quản lý:
+ Tiếp tục hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý cho các dịch vụ ngân hàng
mới sẽ nhanh chóng hoàn thiện trong thời gian tới, để các ngân hàng có đầy đủ
hành lang pháp lý nhằm phát triển các sản phẩm số mạnh và nhanh hơn nữa. Đặc
biệt, việc hoàn thiện các hành lang pháp lý để đảm bảo an ninh, an toàn thông tin,
dữ liệu khách hàng là vô cùng quan trọng trong công tác quản lý dữ liệu lĩnh vực
ngân hàng, tài chính; tạo nền tảng cho việc ứng dụng các công nghệ chủ chốt của
cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, hướng tới sự phát triển vững mạnh, hiện đại của
ngân hàng trong tương lai.
+ Để triển khai ngân hàng số thành công, cần phải loại bỏ những rào cản do dữ
liê ̣u phân bố rải rác, tạo những cơ sở dữ liê ̣u lớn nhờ mức đô ̣ tích hợp dịch vụ cao
trong hê ̣ sinh thái tài chính và thực hiê ̣n chuyển đổi dữ liê ̣u vào đám mây giúp đẩy
nhanh quá trình chuyển đổi. Đồng thời, cần xây dựng tiêu chuẩn thống nhất về mã
QR cho thị trường, xây dựng hệ thống chia sẻ thông tin liên ngân hàng, hoàn thiện
các công nghệ liên quan đến việc sử dụng văn bản điện tử thay cho văn bản giấy,
đẩy mạnh ứng dụng chữ ký điện tử...
+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động điều hành quản lý,
thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, nghiên cứu ứng dụng trong
lĩnh vực số hóa nhằm hỗ trợ quá trình xây dựng chính sách và hành lang pháp lý.

- Đối với các ngân hàng thương mại:


+ Thay đổi tư duy, nhận thức của nhà quản trị, người đứng đầu ngân hàng với
sự tiên phong dẫn dắt, cũng như theo đuổi chiến lược phát triển công nghệ số đã
xác định một cách đồng bộ và nhất quán.
+ Bám sát chiến lược phát triển chung của ngân hàng, kết hợp với đánh giá nội
tại thực trạng công nghệ của ngân hàng, từ đó hình thành chiến lược ứng dụng
công nghệ số trong hoạt động ngân hàng. Nghiên cứu việc hợp tác với các công ty
fintech để xây dựng mô hình kinh doanh đột phá thông qua ứng dụng công nghệ số
nhằm tăng cường sự thuận tiện và tiết kiệm chi phí.
+ Cân đối ngân sách dành cho việc triển khai ứng dụng công nghệ số. Đầu tư
cho công nghệ số là một quá trình lâu dài, gồm nhiều công nghệ khác nhau và chi
phí đầu tư rất lớn. Do vậy, các ngân hàng cần bám sát vào ngân sách dành cho hoạt
động công nghệ của mình để lựa chọn việc triển khai ứng dụng công nghệ nào
trong bảy xu hướng ứng dụng công nghệ số ở trên và cho mảng hoạt động nào cho
phù hợp.
+ Tuân thủ các quy định, hướng dẫn của NHNN về đảm bảo an toàn bảo mật
giao dịch ngân hàng trực tuyến; xây dựng các kịch bản, quy trình, hướng dẫn ứng
phó chi tiết với các sự cố về gian lận trực tuyến... Mới đây, NHNN đã ban hành
Thông tư số 09/2020/TT-NHNN quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt
động ngân hàng nhằm cập nhật các quy định mới của Luật An toàn thông tin mạng
và các văn bản hướng dẫn; đồng thời, điều chỉnh các yêu cầu về an ninh bảo mật
phù hợp với thực tế phát triển nhanh chóng, đa dạng của công nghệ thông tin và
tình hình an toàn thông tin mạng trong ngành Ngân hàng...

You might also like