You are on page 1of 64

ĐỒ ÁN THIẾT BỊ

Đề tài:
THIẾT KẾ KHO BẢO QUẢN SẢN PHẨM THỦY SẢN
LẠNH ĐÔNG DUNG TÍCH 270 TẤN

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Lê Thanh Long


Sinh viên thực hiện : Hoàng Thị Thùy Trang
Lớp : CNSTH 51
MSSV : 17L3031027

HUẾ, NĂM 2020


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
KHOA CƠ KHÍ - CÔNG NGHỆ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ THIẾT KẾ ĐỒ ÁN THIẾT BỊ

Họ và tên sinh viên : Hoàng Thị Thùy Trang


Lớp : CNSTH51
MSSV : 17L3031027
Ngành : Công Nghệ Sau Thu Hoạch
1. Tên đề tài: Thiết kế kho bảo quản sản phẩm thủy sản lạnh đông dung tích
270 tấn.
2. Các số liệu ban đầu:
- Dung tích: 270 tấn
- Thành phần nguyên liệu: Cá trích
3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
- Lời mở đầu
- Tổng quan
- Tính toán cấu trúc kho lạnh
- Tính nhiệt tải kho lạnh
- Chọn hệ thống lạnh và tính chọn máy nén
- Kết luận
- Tài liệu tham khảo
4. Các bản vẽ:
- Bản vẽ chi tiết thiết bị (hay cụm thiết bị và mặt cắt): A3, A1
- Bản vẽ sơ đồ nguyên lí hệ thống lạnh: A3, A1
5. Ngày giao nhiệm vụ:
6. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 11/2019

TỔ TRƢỞNG BỘ MÔN GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

TS. Lê Thanh Long


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN ................................................................................ 2
I.1. TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU ........................................................... 2
I.1.1. Quy trình chế biến ................................................................................. 2
I.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ LẠNH ĐÔNG VÀ BẢO QUẢN SẢN
PHẨM LẠNH ĐÔNG ....................................................................................... 3
I.2.1. Mục đích ................................................................................................ 4
I.2.2. Ý nghĩa................................................................................................... 4
I.2.3. Bảo quản sản phẩm lạnh đông ............................................................... 4
I.3. TỔNG QUAN VỀ KHO LẠNH BẢO QUẢN THỰC PHẨM................... 8
I.3.1. Khái niệm về kho lạnh bảo quản ........................................................... 8
I.3.2. Phân loại kho lạnh ................................................................................. 8
CHƢƠNG II: TÍNH TOÁN CẤU TRÚC KHO LẠNH ..................................... 11
II.1. KHẢO SÁT MẶT BẰNG KHO VÀ CÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ: .... 11
II.1.1. Quy hoạch mặt bằng kho lạnh............................................................ 11
II.1.2. Các thông số khí hậu .......................................................................... 13
II.1.3. Các chế độ bảo quản sản phẩm trong kho.......................................... 13
II.2. XÁC ĐỊNH KÍCH THƢỚC KHO LẠNH ............................................... 14
II.2.1. Tiêu chuẩn chất tải ............................................................................. 14
II.2.2. Diện tích chất tải của kho lạnh F, m2 ................................................. 14
II.2.3. Tải trọng của nền ................................................................................ 15
II.2.4. Xác định diện tích kho lạnh cần xây dựng ......................................... 15
II.2.5. Số lƣợng buồng lạnh cần xây dựng .................................................... 16
II.2.6. Dung tích thực tế của kho là: ............................................................. 17
II.3. CẤU TRÚC KHO LẠNH ........................................................................ 17
II.3.1. Yêu cầu chung .................................................................................... 17
II.3.2. Móng và cột ........................................................................................ 18
II.3.3. Cấu trúc nền ....................................................................................... 18
II.3.4. Tƣờng bao và tƣờng ngăn .................................................................. 19
II.3.5. Cấu trúc vách và trần kho lạnh........................................................... 19
II.3.6. Cấu trúc mái kho lạnh ........................................................................ 19
II.3.7. Cửa kho .............................................................................................. 20
II.3.8. Khóa cam (cam lock) ......................................................................... 20
II.3.9. Mộng âm dƣơng ................................................................................. 20
II.4. LẮP RÁP HỆ THỐNG KHO LẠNH ...................................................... 21
II.4.1. Gia cố và xây dựng nền móng kho..................................................... 21
II.4.2. Đúc khung kho bằng bê tông cốt thép................................................ 21
II.4.3. Dựng khung lợp mái và đỡ mái.......................................................... 21
II.5. LẮP ĐẶT KHO LẠNH ........................................................................... 21
II.5.1. Công tác chuẩn bị ............................................................................... 21
II.5.2. Thi công lắp đặt .................................................................................. 21
II.6. LẮP RÁP HỆ THỐNG LẠNH ................................................................ 25
II.6.1. Công tác chuẩn bị ............................................................................... 25
II.6.2. Lắp đặt máy nén ................................................................................. 26
II.6.3. Lắp đặt thiết bị ngƣng tụ .................................................................... 26
II.6.4. Lắp đặt thiết bị bay hơi ...................................................................... 27
II.6.5. Lắp đặt tháp giải nhiệt ........................................................................ 27
II.6.6. Lắp ráp đƣờng ống ............................................................................. 27
II.6.7. Thử bền............................................................................................... 27
II.6.8. Thử kín ............................................................................................... 28
II.6.9. Nạp dầu............................................................................................... 28
II.6.10. Nạp Freon ......................................................................................... 28
II.7. TÍNH CÁCH NHIỆT CHO KHO LẠNH ................................................ 28
II.7.1. Chọn vật liệu cách nhiệt ..................................................................... 28
II.7.2. Tính toán chiều dày cách nhiệt........................................................... 29
II.7.3. Tính kiểm tra đọng sƣơng .................................................................. 31
II.7.4. Tính cách ẩm cho kho ........................................................................ 32
CHƢƠNG III: TÍNH NHIỆT TẢI KHO LẠNH ................................................ 33
III.1. ĐẠI CƢƠNG .......................................................................................... 33
III.2. DÒNG NHIỆT XÂM NHẬP QUA KÊT CẤU BAO CHE Q1 .............. 33
III.3. DÒNG NHIỆT DO SẢN PHẨM VÀ BAO BÌ TỎA RA Q2 ................. 35
III.3.1. Dòng nhiệt do sản phẩm tỏa ra Q21 ................................................... 35
III.3.2. Dòng nhiệt do bao bì tỏa ra Q22 ........................................................ 35
III.4. DÒNG NHIỆT DO THÔNG GIÓ BUỒNG LẠNH Q3 ......................... 36
III.5. DÒNG NHIỆT DO VẬN HÀNH Q4 ...................................................... 36
III.5.1. Dòng nhiệt do chiếu sáng Q41 .......................................................... 37
III.5.2. Dòng nhiệt do ngƣời tỏa ra Q42 ........................................................ 37
III.5.3. Dòng nhiệt do các động cơ điện Q43 ................................................. 37
III.5.4. Dòng nhiệt do mở cửa kho lạnh Q44 ................................................. 38
III.5.5. Dòng nhiệt do xả băng dàn lạnh Q45 ................................................. 38
III.6. DÒNG NHIỆT DO SẢN PHẨM HÔ HẤP ............................................ 39
III.7. KẾT QUẢ TÍNH TỔNG DÒNG NHIỆT XÂM NHẬP VÀO KHO ..... 39
III.7. XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI NHIỆT CỦA THIẾT BỊ VÀ MÁY NÉN .......... 39
III.7.1. Phụ tải nhiệt của thiết bị ................................................................... 39
III.7.2. Phụ tải nhiệt của máy nén ................................................................. 40
CHƢƠNG IV: CHỌN HỆ THỐNG LẠNH VÀ TÍNH CHỌN MÁY NÉN ...... 41
IV.1. CHỌN HỆ THỐNG LẠNH.................................................................... 41
IV.1.1. Chọn phƣơng pháp làm lạnh............................................................. 41
IV.1.2. Chọn môi chất lạnh ........................................................................... 42
IV.2. CHỌN CÁC THÔNG SỐ CỦA CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC ......................... 43
IV.2.1. Nhiệt độ sôi của môi chất to .............................................................. 44
IV.2.2. Nhiệt độ ngƣng tụ tk .......................................................................... 44
IV.2.3. Nhiệt độ quá nhiệt Tqn (nhiệt độ hút hơi) ......................................... 45
IV.2.4. Nhiệt độ quá lạnh, tql......................................................................... 45
IV.2.5. Các thông số ban đầu ........................................................................ 46
IV.3. CHU TRÌNH LẠNH ............................................................................... 46
IV.3.1. Chọn chu trình lạnh .......................................................................... 46
IV.3.2. Chu trình nguyên lý .......................................................................... 46
IV.4. TÍNH TOÁN CHU TRÌNH LẠNH ........................................................ 49
IV.4.1. Năng suất lạnh riêng ......................................................................... 49
IV.4.2. Năng suất lạnh riêng thể tích ............................................................ 49
IV.4.3. Công nén riêng .................................................................................. 49
IV.4.4. Năng suất nhiệt riêng ........................................................................ 49
IV.4.5. Hệ số lạnh của chu trình ................................................................... 49
IV.4.6. Hiệu suất exergy của chu trình ......................................................... 49
IV.4.7. Lƣu lƣợng thực tế mà máy nén nén qua máy, mtt............................. 50
IV.4.8. Năng suất thể tích thực tế qua máy nén, Vtt ..................................... 50
IV.4.9. Nhiệt thải bình ngƣng ....................................................................... 50
IV.4.10. Hệ số cấp của máy nén ................................................................... 50
IV.4.11. Thể tích hút lý thuyết của máy nén Vtt ........................................... 51
IV.4.12. Công nén đoạn nhiệt Ns .................................................................. 51
IV.4.13. Công nén chỉ thị .............................................................................. 51
IV.4.14. Công nén hiệu dụng, Ne .................................................................. 52
IV.4.15. Công suất tiếp điện ......................................................................... 52
IV.4.16. Công suất động cơ lắp đặt .............................................................. 52
IV.4.17. Bảng tổng hợp kết quả tính toán chu trình lạnh ............................. 53
IV.5. CHỌN MÁY NÉN.................................................................................. 53
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 56
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần nguyên liệu cá trích ........ Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.1. Thông số khí hậu ở tỉnh Thừa Thiên Huế .......................................... 13
Bảng 2.2. Hệ số sử dụng diện tích theo diện tích buồng .................................... 16
Bảng 2.3. Thông số các lớp vật liệu của tấm panel tiêu chuẩn .......................... 30
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp dòng nhiệt xâm nhập qua kết cấu bao che ................. 34
Bảng 3.2. Công suất động cơ điện của các loại buồng ....................................... 38
Bảng 3.3. Dòng nhiệt riêng khi mở cửa .............................................................. 38
Bảng 3.4. Bảng tổng kết dòng nhiệt xâm nhập vào kho ..................................... 39
Bảng 3.5. Phụ tải nhiệt máy nén ......................................................................... 40
Bảng 4.1. Bảng tổng hợp các tham số trên các điểm nút của chu trình ............. 48
Bảng 4.2. Tổng hợp kết quả tính toán chu trình lạnh ......................................... 53
Bảng 4.3. Đặc tính kỹ thuật của máy nén Mycom ............................................. 54
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ nền kho lạnh ............................................................................. 18
Hình 2.2. Cấu trúc cách nhiệt của tấm panel ...................................................... 20
Hình 2.3. Cách lắp panel vách ............................................................................ 22
Hình 2.4. Lắp panel vách ở góc kho ................................................................... 22
Hình 2.5. Cửa kho lạnh....................................................................................... 23
Hình 2.6. Lắp panel nền và vách ........................................................................ 23
Hình 2.7. Cách lắp xà treo .................................................................................. 24
Hình 2.8. Lắp panel trần ..................................................................................... 24

Hình 4.1. Sơ đồ chu trình hồi nhiệt biểu diễn trên đồ thị ................................... 47
Hình 4.2. Chu trình biểu diễn trên đồ thị T-S, lgP-h .......................................... 47
LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm qua kỹ thuật lạnh đã có những thay đổi quan trọng trên
thế giới và ở cả Việt Nam. Nó thực sự đã đi sâu vào hầu hết tất cả các nền kinh
tế đang phát triển và tích cực hỗ trợ cho các ngành kinh tế này. Đặc biệt là
ngành công nghệ thực phẩm, chế biến bảo quản thịt cá, rau quả,…

Nƣớc ta có bờ biển dài 3260km, một vùng thềm lục địa rộng lớn khoảng
hơn 1 triệu km2, thuộc vùng biển nhiệt đới nên nguồn nguyên liệu rất đa dạng và
có cả bốn mùa, trữ lƣợng cá đáy, cá nổi của vùng biển Việt Nam rất phong phú
(theo dự tính sơ bộ có khoảng 2000 loài, trong đó có hơn 40 loài cá có giá trị
kinh tế lớn).

Do khả năng nguồn lợi to lớn, ngành thủy sản có nhiệm vụ quan trọng là:
chế biến nguồn lợi to lớn đó thành những sản phẩm có giá trị cao cho sản xuất
và đời sống con ngƣời. Đặc điểm nổi bật của nguyên liệu thủy sản là ƣơn thối rất
nhanh, cho nên nhiệm vụ đặt lên hàng đầu của khâu chất lƣợng sản phẩm là phải
kịp thời bảo quản, chế biến mà trƣớc hết là bảo quản lạnh. Việc bảo quản thủy
sản sau thu hoạch đạt chất lƣợng cao sẽ là điều kiện tiên quyết để chế biến sản
phẩm có giá trị, tăng thời gian bảo quản và giữ đƣợc chất lƣợng tốt.

Đƣợc sự phân công của khoa Cơ Khí - Công nghệ cùng với sự hƣớng dẫn
của thầy giáo TS. Lê Thanh Long, em tiến hành thực hiện đồ án với đề tài:
“Thiết kế kho bảo quản sản phẩm thủy sản lạnh đông dung tích 270 tấn”
đƣợc đặt tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Thùy Trang

1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN
I.1. TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU [7]

Nguyên liệu đƣợc chọn để bảo quản là cá trích. 100g cá trích tƣơi đƣợc trình
bày ở bảng 1.1.

Bảng 1.1. Thành phần nguyên liệu cá trích


Thành phần Hàm lƣợng
Carbohydrat 0,00 g
Lipid 18,80 g
Protein 17,30 g
Canxi 57,00 mg
Sắt 1,10 mg
Magie 0,00 mg
Photpho 240,00 mg
Kali 317,00 mg
Natri 118,00 mg
Vitamin A 0,04 mg
Vitamin B1 0,06 mg
Vitamin B2 0,24 mg
Vitamin B6 0,45 mg
Vitamin C 0,50 mg
Vitamin E 0,00 mg
I.1.1. Quy trình chế biến
I.1.1.1 Tiêu chuẩn nguyên liệu:
- Cá tƣơi tốt, màu sáng tự nhiên.
- Cơ thịt đàn hồi, nguyên vẹn không bị xây xát.
- Mắt trong sáng và mang đỏ.
- Bụng không phình, không lõm.
- Cá chờ xử lý phải đƣợc rửa sạch và ƣớp đá
I.1.1.2. Quy cách chế biến
Nguyên liệu Rửa Xử lý Rửa Phân cỡ Rửa Xếp mâm
Đông lạnh Mạ băng Bao gói Bảo quản.
- Nguyên liệu: cá nguyên liệu phải đạt các tiêu chuẩn trên.
- Rửa: rửa sạch dƣới nƣớc chảy để loại hết tạp chất. Rửa lại trong nƣớc
o
lạnh 5 C có pha 50 ppm clorine.
-Xứ lý: dùng dao mổ bụng cá từ hậu môn đến nắp mang (các đƣờng mổ
phải thẳng, không xơ xác). Bỏ nội tạng, cạo sạch gân máu dọc theo xƣơng sống.
Bỏ đầu
- Rửa: rửa thật sạch bên trong bụng. Nƣớc rửa cá phải sạch, lạnh 5oC có pha
20ppm clorine và 3% muối ăn để làm sạch nhớt. Rửa xong, để ráo nƣớc 15 phút.
- Phân cỡ: tính theo trọng lƣợng kg/con (cỡ 0,13 kg/con).
- Rửa: rửa lại nƣớc lạnh 5oC có pha 10ppm clorine.
- Xếp mâm: cá đƣợc xếp vào mâm có lót PE, mỗi mâm một cỡ.
- Đông lạnh: đông IQF, nhiệt độ -40oC, thời gian 4-6 giờ. Nhiệt độ trung
bình tại tâm sản phẩm ít nhất là -12oC.
- Mạ băng: cá đƣợc mạ băng trong nƣớc lạnh +1oC có pha 5ppm clorine.
Thời gian mạ băng 5-10 giây.
- Bao gói: cho mỗi con vào một bao PE. Hàn kín miệng bao. Cho vào
thùng cactông 5 lớp có tráng sáp, mỗi cỡ cho vào một thùng. Cân mỗi thùng 10
kg tịnh. Nẹp 2 đai ngang, 2 đai dọc. Ngoài thùng ghi rõ loại cá, cỡ, quy cách chế
biên.
- Bảo quản: nhiệt độ phòng bảo quản: -18 2oC. Thời gian bảo quản
không quá 3 tháng.
I.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ LẠNH ĐÔNG VÀ BẢO QUẢN SẢN
PHẨM LẠNH ĐÔNG [1]
Làm đông thực phẩm: Đây là phƣơng pháp làm lạnh đông, tức là hạ nhiệt
độ của nguyên liệu xuống t < -8oC, ở nhiệt độ này phần lớn nƣớc trong nguyên
liệu sẽ kết tinh làm ngừng đến mức tối đa hoặc hoàn toàn hoạt động của enzyme
nội tại và vi sinh vật xâm nhập vào gây thối rữa. Tuy nhiên, tùy vào thời gian
bảo quản dài hay ngắn mà ngƣời ta bảo quản nguyên liệu ở các nhiệt độ kháu
nhau từ -18oC -20oC.
I.2.1. Mục đích
Khi hạ nhiệt độ thì enzyme và vi sinh vật trong nguyên liệu bị giảm hoạt
động và có thể đình chỉ sự sống của chúng, nhƣ vậy nguyên liệu có thể giữ tƣơi trong
một giới hạn thời gian dài và hạn chế tối đa sự biến đổi về chất lƣợng thủy sản.
Khi hạ nhiệt độ t < 10oC thì vi khuẩn gây thối rửa và vi khuẩn gây bệnh
bị kiềm chế phần nào. Khi ở 0oC thì tỉ lệ phát triển của chúng rất thấp, ở nhiệt độ
t = -5oC -10oC thì hầu nhƣ không thể phát triển đƣợc. Nhƣng có một số loại vi
khuẩn cá biệt khi hạ nhiệt độ xuống dƣới -15oC chúng vẫn phát triển đƣợc nhƣ:
các loại nấm mốc Mucor, Phzopus, Penicillium, …ở t = -10oC chúng vẫn tồn tại.
Do đó, muốn giữ tƣơi thực phẩm trong thời gian dài thì phải hạ nhiệt độ
xuống dƣới -15oC. Vì vậy, trong bảo quản nguyên liệu ngƣời ta thƣờng sử dụng
các phạm vi nhiệt độ sau:
- Bảo quản sơ bộ t <3oC
- Bảo quản trên dƣới một tháng t < -15oC
- Bảo quản từ 6 tháng đến 1 năm t < -18oC
I.2.2. Ý nghĩa
Thực phẩm tƣơi sống đem đi làm lạnh đông sẽ có chất lƣợng cao nhất vì
cấu trúc và sự liên kết của nƣớc với các thành phần còn vững chắc nên làm lạnh
đông có ý nghĩa rất lớn trong ngành bảo quản và chế biến thực phẩm: tạo chất
lƣợng sản phẩm cao, thời gian bảo quản kéo dài đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày
càng cao của xã hội. Phƣơng pháp này cho phép xuất khẩu sản phẩm ra nƣớc
ngoài và phân phối đến mọi thị phần trên thế giới.
I.2.3. Bảo quản sản phẩm lạnh đông
Bảo quản sản phẩm là quá trình làm hạn chế mức thấp nhất những biến
đổi có hại cho sản phẩm trong thời gian chờ sử dụng.
I.2.3.1. Các điều kiện trong quá trình bảo quản sản phẩm đông lạnh [1,141]
- Nhiệt độ bảo quản sản phẩm
Nhiệt độ của sản phẩm là bình quân giữa nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ
thấp nhất trong sản phẩm, do đó nhiệt độ bảo quản tối thiểu phải bằng với nhiệt
độ sản phẩm.
Nhiệt độ bảo quản đảm bảo giảm đến mức quy định hoạt động của các
enzyme có sẵn trong thực phẩm. Vì vậy, nhiệt độ bảo quản phụ thuộc vào đặc
điểm tính chất hóa học, vật lý và vi sinh vật thực phẩm. Với thực phẩm ít bị
phân giải do các enzyme của chúng chịu lạnh kém, ta có thể tăng nhiệt độ bảo
quản để giảm chi phí sản xuất, giới hạn bảo quản phải thấp hơn -18oC. Với
những sản phẩm dễ bị oxy hóa do có nhiều vi sinh vật đã hoạt động trong cấu
trúc trƣớc khi chuẩn bị làm đông thì phải giảm nhiệt độ bảo quản, nhiệt độ bảo
quản bị giới hạn bới tính kinh tế, kỹ thuật và công nghệ. Nếu nhiệt độ quá thấp
sản phẩm tăng tính chất tan, giới hạn dƣới của nhiệt độ bảo quản là -35oC.
- Nhiệt độ của không khí trong kho
Ở giai đoạn đầu khi nhiệt độ của sản phẩm còn chênh lệch nhiều, để tạo thuận
lợi cho sự cân bằng nhiệt độ sản phẩm, cần giảm nhiệt độ của không khí xuống thấp
hơn nhiệt độ bảo quản từ 3 5oC, giai đoạn này kéo dài từ 2 3 ngày.
Ở giai đoạn tiếp theo nhiệt độ không khí bằng nhiệt độ bảo quản của sản
phẩm, nhƣ vậy sẽ hạn chế đƣợc sự trao đổi nhiệt độ giữa sản phẩm và không khí
trong phòng.
Sự dao động nhiệt độ của không khí dẫn đến sự dao động nhiệt độ của sản
phẩm, tuy nhiên do không khí truyền nhiệt kém và không chuyển động nhiều
trên bề mặt sản phẩm, do bao gói và xếp chặt nên nhiệt độ không khí dao động
nhiều mà nhiệt độ sản phẩm dao động ít.
Yếu tố ảnh hƣởng lớn là thời gian dao động nhiệt độ của không khí, vì
vậy cần phải hạn chế thời gian dao động nhiệt độ của không khí.
Nhiệt độ không khí trong kho có thể không đồng đều, ở gần dàn lạnh
không khí thấp hơn, tuy nhiên cần hạn chế sự dao động nhiệt độ này để hạn chế
sự dao động nhiệt độ sản phẩm.
- Độ ẩm của không khí lạnh
Với thực phẩm không bao gói cần có độ ẩm cao ( = 85 90%) để hạn
chế sự mất nƣớc của sản phẩm. Độ ẩm không khí giảm khi giảm nhiệt độ không
khí và đảm bảo sự ổn định của nó.
- Sự lưu thông không khí trong kho
Không khí chuyển động trong kho làm cho nhiệt độ, độ ẩm kho đồng đều hơn,
hạn chế đƣợc sự dao động nhiệt độ sản phẩm, hạn chế sinh ra mùi lạ trong kho.
Với sản phẩm không có bao gói cách ẩm cần có không khí đối lƣu tự
nhiên để hạn chế mất nƣớc.
Với sản phẩm có bao gói và cách ẩm, vận tốc không khí trong kho vào
khoảng 1-3 m/s.
Không khí phải chuyển động ở bề mặt cấu trúc bao che (tƣờng, trần, nền)
để lấy nhiệt truyền từ bên ngoài vào, cần hạn chế không khí chuyển động ở bề
mặt sản phẩm.
- Sắp xếp sản phẩm trong kho bảo quản
Tùy theo loại sản phẩm mà ta có các phƣơng pháp xếp hang khác nhau.
Nguyên tắc chung là giảm đến mức thấp nhất diện tích bề mặt tiếp xúc giữa thực
phẩm và không khí, sử dụng tối đa thể tích hữu ích của kho, hạn chế mức thấp
nhất sự chuyển động của không khí trên bề mặt sản phẩm.
Đối với những sản phẩm không đƣợc bao gói cách ẩm thì đƣợc xếp trên
các giá đỡ chồng lên nhau. Khi đó để ngăn chặn nhiệt độ từ bên ngoài vào thì
khoảng cách giữa bề mặt sản phẩm với cơ cấu bao che phải thích hợp, khoảng
cách này càng lớn khi khả năng truyền nhiệt của cơ cấu bao che lớn.
Đối với sản phẩm đƣợc bao gói và cách ẩm thì đƣợc xếp chồng lên nhau
thành từng khối vững chắc, cách tƣờng và nền một khoảng thích hợp, thƣờng thì
khoảng cách tới trần là lớn nhất 30 50cm, tới nền là nhỏ nhất 5 10 cm.
I.2.3.2. Những biến đổi về vật lý [1,145]
- Sự kết tinh lại của nước
Đối với sản phẩm đông lạnh trong quá trình bảo quản nếu chúng ta không
duy trì đƣợc nhiệt độ bảo quản ổn định sẽ dẫn đến sự kết tinh lại của nƣớc đá.
Đó là hiện tƣợng gây nên những ảnh hƣởng xấu cho sản phẩm bảo quản. Kết
tinh lại nƣớc đá xảy ra khi có sự dao động của nhiệt độ trong quá trình bảo quản.
Do nồng độ chất tan trong các tinh thể nƣớc đá khác nhau nên nhiệt độ kết tinh
và nhiệt độ nóng chảy của chúng cũng khác nhau.
Khi nhiệt độ tăng thì các tinh thể nƣớc đá có kích thƣớc nhỏ, có nhiệt độ
nóng chảy thấp sẽ bị tan ra trƣớc khi tinh thể có kích thƣớc lớn nhiệt độ nóng
chảy cao. Khi nhiệt độ hạ xuống trở lại thì quá trình kết tinh lại xảy ra, nhƣng
chúng lại kết tinh tinh thể nƣớc đá lớn do đó làm cho kích thƣớc tinh thể nƣớc
đá lớn ngày càng to lên. Sự tăng về kích thƣớc của các tinh thể nƣớc đá sẽ ảnh
hƣởng xấu đến thực phẩm, cụ thể là các cấu trúc tế bào bị phá vỡ, khi sử dụng
sản phẩm sẽ mềm hơn hao phí chất dinh dƣỡng lớn do sự mất nƣớc tự do tăng
làm cho mùi vị sản phẩm giảm.
Để tránh hiện tƣợng kết tinh lại của nƣớc đá thì trong quá trình bảo quản
nhiệt độ phải ổn định, mức dao động của nhiệt độ cho phép là 2oC.
- Sự thăng hoa của nước đá
Trong quá trình bảo quản sản phẩm đông do hiện tƣợng hơi nƣớc trong
không khí ngƣng tụ thành tuyết trên dàn lạnh làm cho lƣợng ẩm trong không khí
giảm. Điều đó dẫn đến sự chênh lệch áp suất bay hơi của nƣớc đá ở bề mặt sản
phẩm với môi trƣờng không khí. Nƣớc đá trên bề mặt bị thăng hoa, sau đó lớp
bên trong của thực phẩm thăng hoa.
Sự thăng hoa nƣớc đá của thực phẩm làm cho thực phẩm có cấu trúc xốp,
rỗng. Oxy không khí dễ xâm nhập và oxy hóa sản phẩm. Sự oxy hóa xảy ra làm
cho sản phẩm hao hụt về trọng lƣợng chất tan, mùi vị đặc biệt là quá trình oxy
hóa lipid.
Để tránh hiện tƣợng thăng hoa nƣớc đá của sản phẩm thì sản phẩm đông
khi đem đi bảo quản phải đƣợc bao gói kín và đuổi kín không khí ra ngoài, nếu
có không khí bên trong sẽ xảy ra hiện tƣợng hóa tuyết trên bề mặt bao gói và
quá trình thăng hoa vẫn xảy ra.
I.2.3.3. Những biến đổi về hóa học [1, 147]
Trong bảo quản đông, các biến đổi về sinh hóa, hóa học diễn ra chậm. Các
thành phần dễ bị biến đổi là: protein hòa tan, lipid, vitamin, chất màu, …
- Sự biến đổi của protein
Trong các loại protein thì protein hòa tan trong nƣớc dễ bị phân giải nhất,
sự phân giải chủ yếu dƣới tác dụng của enzyme có sẵn trong sản phẩm.
Sự khuếch tán nƣớc do kết tinh lại và thăng hoa nƣớc đá gây nên sự biến
tính của protein hòa tan.
Biến đổi của protein làm giảm chất lƣợng của sản phẩm khi sử dụng.
- Sự biến đổi của chất béo
Dƣới tác dụng của enzyme nội tại làm cho chất béo bị phân giải cộng với
quá trình thăng hoa nƣớc đá làm cho oxy xâm nhập vào. Đó là điều kiện thuận
lợi cho quá trình oxy hóa chất béo xảy ra. Quá trình oxy hóa chất béo sinh ra các
chất có mùi vị xấu làm giảm giá trị sử dụng của sản phẩm. Nhiều trƣờng hợp
đây là nguyên nhân chính làm hết thời hạn bảo quản của sản phẩm.
Các chất màu bị oxy hóa cũng làm thay đổi màu sắc của sản phẩm.
I.2.3.4. Những biến đổi về vi sinh vật [1,147]
Đối với sản phẩm bảo quản đông có nhiệt độ thấp hơn -18oC và đƣợc bảo
quản ổn định thì số lƣợng vi sinh vật giảm theo thời gian bảo quản. Ngƣợc lại
nếu sản phẩm làm đông không đều, vệ sinh không đúng tiêu chuẩn, nhiệt độ bảo
quản không ổn định sẽ làm cho các sản phẩm đã bị lây nhiễm vi sinh vật hoạt
động gây thối rữa sản phẩm và làm giảm chất lƣợng sản phẩm.

I.3. TỔNG QUAN VỀ KHO LẠNH BẢO QUẢN THỰC PHẨM


I.3.1. Khái niệm về kho lạnh bảo quản [2,44]
Kho lạnh bảo quản là kho đƣợc sử dụng để bảo quản các loại thực phẩm,
nông sản, rau quả, các sản phẩm của công nghiệp hóa chất, công nghiệp thực
phẩm, công nghiệp nhẹ, v.v...
Hiện nay kho lạnh đƣơc sử dụng trong công nhiệp chế biến thực phẩm rất
rộng rãi và chiếm một tỷ lệ lớn nhất. Các dạng mặt hàng bảo quản bao gồm:
- Kho bảo quản thực phẩm chế biến nhƣ: thịt, hải sản, đồ hộp
- Bảo quản nông sản thực phẩm, rau quả
- Bảo quản các sản phẩm y tế, dƣợc liệu
- Kho bảo quản sữa
- Kho bảo quản và lên men bia
- Bảo quản các sản phẩm khác
I.3.2. Phân loại kho lạnh[2]
I.3.2.1. Theo công dụng [2, 45]
- Kho lạnh sơ bộ: Dùng làm lạnh sơ bộ hay bảo quản tạm thời thực phẩm
tại các nhà máy chế biến trƣớc khi chuyển sang một khâu chế biến khác.
- Kho chế biến: Đƣợc sử dụng trong các nhà máy chế biến và bảo quản
thực phẩm (nhà máy đồ hộp, nhà máy sữa, nhà máy chế biến thủy sản, nhà máy
xuất khẩu thịt, v.v...) Các kho lạnh loại này thƣờng có dung tích lớn cần phải
trang bị hệ thống có công suất lạnh lớn. Phụ tải của kho lạnh luôn thay đổi do
phải xuất nhập hàng thƣờng xuyên.
- Kho phân phối, trung chuyển: Dùng điều hòa cung cấp thực phẩm cho
các khu vực dân cƣ, thành phố và dự trữ lâu dài. Kho lạnh phân phối thƣờng có
dung tích lớn trữ nhiều mặt hàng và có ý nghĩa rất lớn đến đời sống sinh hoạt
của cả một cộng đồng.
- Kho thƣơng nghiệp: Kho lạnh bảo quản các mặt hàng thực phẩm của hệ
thống thƣơng nghiệp. Kho dùng bảo quản tạm thời các mặt hàng đang đƣợc
doanh nghiệp bán trên thị trƣờng.
- Kho vận tải (trên tàu thủy, tàu hỏa, ô tô): Đặc điểm của kho là dung tích
lớn, hàng bảo quản mang tính tạm thời để vận chuyển từ nơi này sang nơi khác.
- Kho sinh hoạt: Đây là loại kho rất nhỏ dùng trong các hộ gia đình, khách
sạn, nhà hàng dùng bảo quản một lƣợng hàng nhỏ.
I.3.2.2. Theo nhiệt độ [2, 45]
- Kho bảo quản lạnh: Nhiệt độ bảo quản thƣờng nằm trong khoảng -2oC
5oC. Đói với một số rau quả nhiệt đới cần bảo quản ở nhiệt độ cao hơn (chuối >
10oC, chanh > 4oC ). Nói chung, các mặt hàng chủ yếu là rau quả và các mặt
hàng nông sản.
- Kho bảo quản đông: Kho đƣợc sử dụng để bảo quản các mặt hàng đã
qua cấp đông. Đó là hàng thực phẩm có nguồn gốc động vật. Nhiệt độ bảo quản
tùy thuộc vào thời gian, loại thực phẩm bảo quản. Tuy nhiên, nhiệt độ bảo quản
tối thiểu cũng phải đạt -18oC để cho các vi sinh vật không thể phát triển làm hƣ
hại thực phẩm trong quá trình bảo quản.
- Kho đa năng: Nhiệt độ bảo quản là -12oC, buồng bảo quản đa năng
thƣờng đƣợc thiết kế ở -12oC nhƣng khi cần bảo quản lạnh có thể đƣa lên nhiệt
độ bảo quản 0oC hoặc khi cần bảo quản đông có thể đƣa xuống nhiệt độ bảo
quản -18oC tùy theo yêu cầu công nghệ. Khi cần có thể sử dụng buồng đa năng
để gia lạnh sản phẩm. Buồng đa năng thƣờng đƣợc trang bị dàn quạt nhƣng cũng
có thể đƣợc trang bị dàn tƣờng hoặc dàn trần đối lƣu không khí tự nhiên.
- Kho gia lạnh: Đƣợc dùng để làm lạnh sản phẩm từ nhiệt độ môi trƣờng
xuống nhiệt độ bảo quản lạnh hoặc để gia lạnh sơ bộ cho những sản phẩm lạnh
đông trong phƣơng pháp kết đông 2 pha.
- Kho bảo quản nƣớc đá: Nhiệt độ kho tối thiểu là -4oC.
I.3.2.3. Theo dung tích chứa [2, 46]
Kích thƣớc kho lạnh phụ thuộc chủ yếu vào dung tích chứa hàng của nó.
Do đặc điểm về khả năng chất tải cho mỗi loại thực phẩm có khác nhau nên
thƣờng quy dung tích ra tấn thịt (MT - Meet Tons). Ví dụ: Kho 50 MT, kho 100
MT, 200 MT, 500 MT… là những kho có khả năng chứa 50,100,200,500 tấn
thịt.
I.3.2.4. Theo đặc điểm cách nhiệt [2, 46]
- Kho xây: Là kho mà kết cấu là kiến trúc xây dựng và bên trong ngƣời ta
tiến hành bọc các lớp cách nhiệt. Kho xây chiếm diện tích lớn, lắp đặt khó, giá
thành tƣơng đối cao, không đẹp, khó tháo dỡ và di chuyển. Mặt khác, về mặt
thẩm mỹ và vệ sinh kho xây không đảm bảo tốt. Vì vậy, hiện nay ở nƣớc ta
ngƣời ta ít sử dụng kho xây để bảo quản thực phẩm.
- Kho panel: Đƣợc lắp ghép từ các tấm panel tiền chế polyurethan và đƣợc
lắp ghép với nhau bằng các móc khóa camlocking. Kho panel có hình thức đẹp,
gọn và giá thành tƣơng đối rẻ, rất tiện lợi khi lắp đặt, tháo dỡ và bảo quản các mặt
hàng thực phẩm, nông sản, thuốc men, dƣợc liệu, v.v... Hiện nay, nhiều doanh
nghiệp ở nƣớc ta đã sản xuất các tấm panel cách nhiệt đạt tiêu chuẩn cao. Vì thế
hầu hết các xí nghiệp công nghiệp thực phẩm đều sử dụng kho panel để bảo quản
hàng hóa.
CHƢƠNG II: TÍNH TOÁN CẤU TRÚC KHO LẠNH
II.1. KHẢO SÁT MẶT BẰNG KHO VÀ CÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ:
II.1.1. Quy hoạch mặt bằng kho lạnh[3, 41]
II.1.1.1. Yêu cầu đối với quy hoạch mặt bằng kho lạnh
Quy hoạch mặt bằng kho lạnh là bố trí những nơi sản xuất, xử lý lạnh, bảo
quản và những nơi phụ trợ phù hợp với dây chuyền công nghệ. Để đạt đƣợc
mục đích đó cần phải tuân thủ các yêu cầu sau:
- Phải bố trí buồng lạnh phù hợp dây chuyền công nghệ. Sản phẩm đi theo
dây chuyền không gặp nhau, không đan chéo nhau. Các cửa ra vào buồng chứa
phải quay ra hành lang. Cũng có thể không cần hành lang nhƣng sản phẩm theo
dây chuyển không đi ngƣợc.
- Quy hoạch cần phải đạt chi phí đầu tƣ bé nhất. Cần sử dụng rộng rãi các
cấu kiện tiêu chuẩn giảm đến mức thấp nhất các diện tích phụ nhƣng đảm phải
đảm bảo tiện nghi. Giảm công suất thiết bị đến mức thấp nhất.
- Quy hoạch mặt bằng cần phải đảm bảo sự vận hành tiện lợi và chi phí thấp.
+ Quy hoạch phải đảm bảo lối đi và đƣờng vận chuyển thuận lợi cho
việc bốc xếp thủ công hoặc cơ giới đã thiết kế.
+ Chiều rộng kho lạnh nhiều tầng không quá 40m.
+ Chiều rộng kho lạnh một tầng phải phù hợp với khoảng vƣợt lớn nhất
12m, thƣờng lấy 12, 24, 36, 48, 60, 72m.
+ Trong một vài trƣờng hợp kho lạnh có sân bốc dỡ nối liền rộng 3,5 m,
nhƣng thông thƣờng các kho lạnh có hành lang nối ra cả 2 phía, chiều rộng 6 m.
+ Kho lạnh thể tích tới 600 tấn không bố trí đƣờng sắt, chỉ có một sân
bốc dỡ ô tô dọc theo chiều dài kho đảm bảo mọi phƣơng thức bốc dỡ.
+ Để giảm tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che, các buồng lạnh đƣợc nhóm
lại từng khối với một chế độ nhiệt độ.
- Mặt bằng kho lạnh phải phù hợp với hệ thống đã chọn. Điều này đặc biệt
quan trọng đối với kho lạnh một tầng vì không phải luôn luôn đảm bảo đƣợc
môi chất lạnh từ các thiết bị về, do đó phải chuyển sang sơ đồ lớn hơn với việc
cấp lỏng từ dƣới lên.
- Mặt bằng kho lạnh phải đảm bảo kỹ thuật, an toàn phòng cháy chữa cháy.
- Khi quy hoạch cũng phải tính toán đến khả năng mở rộng kho lạnh. Phải
để lại một mặt bằng mút tƣờng để có thể mở rộng kho lạnh.
II.1.1.2. Chọn mặt bằng xây dựng
Ngoài những yêu cầu chung đã nêu trên thì khi chọn mặt bằng xây dựng
cần phải chú ý đến nền móng kho lạnh phải vững chắc do đó phải tiến hành khảo
sát về nền móng và mực nƣớc.
Do nhiệt thải ở thiết bị ngƣng tụ của một kho lạnh là rất lớn nên ngay từ
khi thiết kế cần phải tính đến nguồn nƣớc để thải nhiệt.
Do yêu cầu nên vị trí của kho lạnh phải: nằm gần khu thành phẩm, bao
gói để thuận tiện cho việc đƣa hàng vào trong kho và giảm tổn thất nhiệt cho
kho.
Ngoài ra, còn phải nằm gần đƣờng giao thông, có thể lùi xe để bốc hàng
mà không ảnh hƣởng đến các khâu khác… Đặc biệt vị trí xây dựng kho lạnh
phải phù hợp dây chuyền công nghệ. Sản phấm sau khi kết đông đƣợc chuyển
sang bao gói và chuyển vào kho lạnh ngay, tránh trƣờng hợp phải vận chuyển xa
có thể làm cho sản phẩm bị rã đông và làm tăng chi phí vận hành của kho lạnh.
II.1.1.3. Chọn phương án xây dựng kho lạnh
Chọn phƣơng án thiết kế là kho lắp ghép, mặc dù kho lạnh lắp ghép có giá
thành cao hơn khá nhiều so với kho lạnh xây. Nhƣng nó có những ƣu điểm
vƣợt trội so với kho lạnh xây nhƣ sau:
- Tất cả các chi tiết của kho lạnh lắp ghép là các panel tiêu chuẩn chế tạo
sẵn nên có thể vận chuyển dễ dàng đến nơi lắp ráp một cách nhanh chóng trong
một vài ngày so với kho truyền thống phải xây dựng trong nhiều tháng, có khi
nhiều năm.
- Có thể tháo lắp và di chuyển đến nơi mới khi cần thiết.
- Không cần đến vật liệu xây dựng nhƣ kho xây trừ nền có con lƣơn đặt
kho nên công việc xây dựng đơn giản hơn nhiều.
- Cách nhiệt là polyurethan có hệ số dẫn nhiệt thấp.
- Tấm bọc ngoài của panel đa dạng từ chất dẻo đến nhôm tấm hoặc thép
không gỉ...
- Hoàn toàn có thể sản xuất đƣợc trong nƣớc.
II.1.2. Các thông số khí hậu
Kho lạnh trong bài thiết kế này dự định sẽ xây dựng ở tỉnh Thừa Thiên
Huế nên sẽ có các thông số khí hậu sau:
Bảng 2.1. Thông số khí hậu ở tỉnh Thừa Thiên Huế [3,8]
Nhiệt độ, oC Độ ẩm tƣơng đối, %
TB cả năm Mùa hè Mùa đông Mùa hè Mùa đông
25,2 37,3 13,1 73 90
Từ các thông số khí hậu kết hợp với đồ thị Molier h – x của không khí ẩm
ở áp suất khí quyển B = 760 mmHg ta có các trạng thái không khí sau:
 TN = 37,3oC là nhiệt độ của không khí ngoài trời
 = 73% độ ẩm không khí tại Thừa Thiên Huế
 tƣ = 33oC nhiệt độ nhiệt kế ƣớt.
 ts = 32oC nhiệt độ đọng sƣơng.
Nhiệt độ nƣớc vào: tw1= tƣ + (3 5)oC = 33 + (3 5)oC = 36 38 oC.
Ta chọn: tw1= 36 oC
Nhiệt độ nƣớc ra: tw2=tw1 + 5 = 36 + 5 = 41 oC.
II.1.3. Các chế độ bảo quản sản phẩm trong kho
II.1.3.1. Chọn nhiệt độ bảo quản
Nhiệt độ bảo quản sản phẩm đông theo lý thuyết nhiệt độ càng thấp thì
chất lƣợng sản phẩm càng tốt, thời gian bảo quản càng lâu nhƣng tùy từng mặt
hàng cụ thể mà chúng có nhiệt độ bảo quản khác nhau. Đối với các mặt hàng trữ
đông ở các nƣớc châu Âu ngƣời ta thƣờng chọn nhiệt độ bảo quản khá thấp từ -
25oC -30oC. Ở Việt Nam hiện nay, nhiệt độ bảo quản sản phẩm thủy sản đông
lạnh quy định chung là -18oC -25oC.
Nguyên liệu chủ yếu đƣợc bảo quản trong kho lạnh là cá trích lạnh đông.
Tôi chọn nhiệt độ bảo quản trong kho là: -20oC 2oC.
II.1.3.2. Độ ẩm không khí trong kho
Độ ẩm không khí lạnh trong kho có ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng và cảm
quan bề mặt của sản phẩm đông sau khi bảo quản. Bởi vì nó liên quan đến hiện
tƣợng thăng hoa của nƣớc đá trong sản phẩm. Do đó, tùy từng loại sản phẩm cụ
thể mà độ ẩm của không khí trong kho là khác nhau.
Đối với sản phẩm đông không đƣợc bao gói cách ẩm thì độ ẩm không khí
lạnh là phải đạt 95%. Còn đối với sản phẩm đã đƣợc bao gói cách ẩm thì độ ẩm
của không khí lạnh khoảng 85 90%.
Sản phẩm đƣợc bao gói bằng nhựa PE và giấy catông khi đƣa vào kho
lạnh nên độ ấm không khí lạn trong kho = 85%.
II.1.3.3. Tốc độ không khí trong kho lạnh
Không khí chuyển động trong kho có tác dụng lấy đi lƣợng nhiệt của sản
phẩm bảo quản, nhiệt truyền vào do mở cửa, do cầu nhiệt, do ngƣời lao động, do
máy móc thiết bị hoạt động trong kho. Ngoài ra, còn đảm bảo sự đồng đều nhiệt
độ, độ ẩm và hạn chế nấm mốc hoạt động.
Các sản phẩm đƣợc bao gói cách ẩm nên ta thiết kế không khí đối lƣu
cƣỡng bức bằng quạt gió với vận tốc v = 3 m/s.
II.2. XÁC ĐỊNH KÍCH THƢỚC KHO LẠNH
II.2.1. Tiêu chuẩn chất tải
Sản phẩm trong kho là cá lạnh đông nên tiêu chuẩn chất tải là gv = 0,7
3
tấn/m [3,tr32].
Thể tích kho lạnh đƣợc xác định theo công thức:

V= (m3) [3,tr33] (2.1)

Trong đó:
 E - dung tích kho lạnh, tấn
 V - thể tích kho lạnh, m3
 gv - định mức chất tải thể tích, tấn/m3
Kho đƣợc thiết kế với mặt hàng cá gv = 0,7 t/m3

Ta có thể tích buồng: ( )

II.2.2. Diện tích chất tải của kho lạnh F, m2


Đƣợc xác định qua thể tích buồng lạnh và chiều cao chất tải:

[ ] (2.2)

Trong đó:
 F – Diện tích chất tải, m3
 h – Chiều cao chất tải lanh của kho lạnh, m
Chiều cao chất tải là chiều cao lô hàng chất trong kho, chiều cao này phụ
thuộc vào bao bì đựng hàng, phƣơng tiện bốc dỡ. Kho lạnh thƣờng đƣợc thiết kế
có chiều cao từ 4,5 5 m. Trong bài thiết kế này chọn chiều cao xây dựng của
kho lạnh là 4,5 m. Vậy chiều cao chất tải bằng chiều cao xây dựng trừ đi khoảng
cách từ dàn lạnh đến sản phẩm là 0,3m, khoảng hở phía trần để không khí lƣu
thông là 0,5m và phía dƣới nền lát tấm panel là 0,1 m.
( )

( )

II.2.3. Tải trọng của nền


Tải trọng nền đƣợc xác định theo công thức:
( ⁄ ) (2.3)
Trong đó:
- : Tải trọng nền, tấn/ m2
- : Tiêu chuẩn chất tải, tấn/ m3
- h: Chiều cao chất tải, m
Với tải trọng nền này thì panel sàn đủ điều kiện chịu lực nén bới vì độ
chịu nén của panel tiêu chuẩn là 0,2 0,29 Mpa.
II.2.4. Xác định diện tích kho lạnh cần xây dựng
Diện tích kho lạnh thức tế cần xây dựng phải tính đến đƣờng đi, khoảng
hở giữa các lô hàng, diện tích lắp đặt dàn lạnh, khoảng cách giữa các lô hàng
đến tƣờng bao. Vì vậy, diện tích cần xây dựng phải lớn hơn diện tích tính toán
trên và đƣợc xác định theo công thức:

[3, tr34] (2.4)

Trong đó:
- Fxd – diện tích kho lạnh cần sử dụng, m2.
- T – hệ số sử dụng diện tích các buồng chứa, tính cả đƣờng đi và
các diện tích giữa các lô hàng, giữa lô hàng và cột, tƣờng, các diện tích lắp đặt
thiết bị nhƣ dàn bay hơi, quạt, T phụ thuộc vào diện tích buồng và lấy theo
bảng sau:
Bảng 2.2. Hệ số sử dụng diện tích theo diện tích buồng
Diện tích buồng lạnh, m2 F

Đến 20 0,5 -0,6


Từ 20 – 100 0,7 – 0,75
Từ 100 – 400 0,75 – 0,8
Hơn 400 0,8 -0,85
Ta chọn T = 0,75.

( )

II.2.5. Số lƣợng buồng lạnh cần xây dựng

[3, tr34] (2.5)

Trong đó:
- Z – số lƣợng buồng lạnh cần xây dựng.
- f – diện tích buồng lạnh quy chuẩn xác định theo hàng cột của
kho, m2
Diện tích buồng lạnh quy chuẩn tính theo hàng cột quy chuẩn cách nhau
6m nên f cơ sở là 36 m2. Các diện tích quy chuẩn khác nhau là bội số của 36 m2.
Trong khi tính toán, diện tích kho lạnh có thể lớn hơn diện tích ban đầu 10 15
%, khi chọn Z là một số nguyên.
Kho lạnh đƣợc chọn có:
( )
Số buồng lạnh:

( )

Ta chọn Z = 2 (buồng)
Từ đây chọn kích thƣớc thực của kho lạnh :
 Chiều rộng: 12m.
 Chiều dài: 24m
 Chiều cao: 4,5m.
Diện tích thực của kho: 12.24 = 288 (m2)
II.2.6. Dung tích thực tế của kho là:

Trong đó:
- E – dung tích kho lạnh, tấn
- Zt – số buồng lạnh thực đƣợc xây dựng.
- Z – số phòng tính toán xây dựng.
Suy ra:

( )

II.3. CẤU TRÚC KHO LẠNH


II.3.1. Yêu cầu chung [3, tr96]
 Cũng gần giống nhƣ các thiết bị lạnh thƣơng nghiệp và các kho lạnh khác,
kho lạnh lắp ghép có những yêu cầu:
- Kho cần đƣợc lắp đặt ở vị trí thuận tiện làm việc hiệu quả, đƣa hàng vào
và lấy hàng ra nhanh chóng.
- Nên bố trí đáy ngang bằng mặt sàn để có thể sử dụng xe đẩy bốc xếp
hoặc phƣơng tiện cơ giới bốc xếp hàng. Nếu sử dụng cơ giới cần đảm bảo tải
trọng của nền.
- Cần dự trù diện tích thao tác, bốc xếp trong kho, tuy nhiên không để mất
diện tích bảo quản.
- Chiều cao ít nhất phải đạt 2,4 m để bố trí giá treo và dàn bay hơi thuận lợi.
- Cần phải vệ sinh tẩy rửa dễ dàng, các tấm bên trong không đƣợc rỉ và
phải có chỗ thoát nƣớc mà không ảnh hƣởng đến cách nhiệt. Phải có dự trù để có
thể phun nƣớc tẩy rửa vệ sinh đƣợc, đặc biệt là khi sử dụng thực phẩm thịt, cá...
- Vách không đƣợc đọng sƣơng (đủ chiều dày cách nhiệt).
- Kho phải duy trì phạm vi nhiệt độ yêu cầu, ngoài ra là độ ẩm và tốc độ
gió phù hợp cho hàng bảo quản.
- Đặc biệt chú ý chống ẩm và cách nhiệt qua các khe hở giữa các panel
cách nhiệt, vì khi bị ẩm vật liệu mất hoặc giảm khả năng cách nhiệt, máy lạnh
phải làm việc liên tục và tiêu tốn năng lƣợng. Ẩm rất dễ ngấm qua các khe giữa
các panel khi silicon làm kín khe không liên tục hoặc bị hƣ hại rách thùng...
- Cần đảm bảo các quy tắc an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo hộ lao động.
II.3.2. Móng và cột [3, tr67]
Móng phải chịu đƣợc tải trọng của toàn bộ kết cấu xây dựng và hàng hóa
bảo quản, bởi vậy móng phải kiên cố, vững chắc và bền lâu. Móng có thể làm
theo kiểu rầm hoặc theo kiểu từng ô không liên tục. Khi đổ móng bê tông cốt
thép ngƣời ta phải chừa trƣớc những lỗ để lắp cột chịu lực.
Cột là những thanh thép hộp hoặc những dầm thép chữ I. Chọn diện tích
cột sao cho đủ khả năng để chịu toàn bộ lực do kết cấu mang lực mái và trần
panel truyền xuống.
II.3.3. Cấu trúc nền [3, tr71]
Cấu trúc nền của kho lạnh phụ thuộc vào:
- Nhiệt độ kho lạnh
- Tải trọng bảo quản hàng
- Dung tích kho lạnh
Yêu cầu của nền là có độ vững chắc cần thiết, tuổi thọ cao, sạch sẽ, vệ
sinh dễ dàng, không thấm nƣớc, cần bố trí thoát nƣớc để có thể phun nƣớc rửa
khi cần thiết.
Do kho lạnh xây dựng theo phƣơng án lắp ghép nên toàn bộ kho đƣợc đặt
trên nền nhà xƣởng. Nếu tải trọng của hàng bảo quản càng lớn thì cấu trúc nền
kho lạnh phải thiết kế có độ chịu nén cao. Các tấm panel nền đƣợc đặt trên các
con lƣơn thông gió. Cấu trúc nền kho lạnh đƣợc thiết kế nhƣ sau:
- Lớp cách nhiệt, cách ẩm là các tấm panel tiêu chuẩn.
- Các con lƣơn đƣợc đúc bằng bê tông để hạn chế rỉ rét cho panel nền,
tránh hiện tƣợng cơi nền.
- Lớp bê tông chịu lực.
- Lớp đất đá.

Hình 2.1. Sơ đồ nền kho lạnh


II.3.4. Tƣờng bao và tƣờng ngăn [3, tr67]
Tƣờng bao che bằng gạch có tác dụng chống bức xạ mặt trời và bảo vệ
kho lạnh, xây dựng bên ngoài kho lạnh và các phần phụ trợ nhƣ phòng máy,
phòng đệm, hành lang bốc dỡ hàng. Trọng tải của mái, rầm, xà do cột chống đỡ,
do vậy chỉ cần dày 380 mm (1 viên rƣỡi gạch).Tƣờng ngăn cách nhiệt kho bằng
các tấm panel tiêu chuẩn.
II.3.5. Cấu trúc vách và trần kho lạnh [1, 50]
Vách và trần kho lạnh là các tấm panel tiêu chuẩn đã đƣợc chế tạo sẵn.
Các thông số của panel cách nhiệt:
- Chiều dài:
+ h = 3600 mm dùng để lắp panel vách.
+ h = 6000 mm dùng để lắp panel trần và nền.
- Chiều rộng: r = 1000 mm.
- Tỷ trọng: 30 40 kg/m3.
- Độ chịu nén: 0,2 0,29 Mpa.
- Hệ số dẫn nhiệt: 0,018 0,023 w/m.K.
- Phƣơng pháp lắp ghép: Ghép bằng khóa camlocking và ghép bằng mộng
âm dƣơng.
II.3.6. Cấu trúc mái kho lạnh [3, tr70]
Mái che kho lạnh đƣợc thiết kế có nhiệm vụ bảo vệ cho kho lạnh trƣớc
những biển đổi của thời tiết, bảo vệ sự làm việc của công nhân, che chắn cho hệ
thống máy lạnh nên mái kho phải đạt đƣợc những yêu cầu sau:
- Mái kho phải đảm bảo che mƣa che nắng tốt cho cấu trúc kho và hệ
thống lạnh.
- Mái kho không đƣợc đọng, không đƣợc thấm nƣớc, độ dốc của mái che
của kho ít nhất phải 2%, Vì vậy, trong phƣơng án thiết kế này chọn mái kho
bằng tôn nâng đỡ bằng bộ phận khung sắt.
1. Lớp cách nhiệt polyurethane
2. Lớp tôn inox
3. Lớp sơn
1

Hình 2.2. Cấu trúc cách nhiệt của tấm panel


II.3.7. Cửa kho [3, tr74]
Cửa kho lạnh lắp ghép trên cơ bản là giống cửa tủ lạnh. Cửa là một tấm
cách nhiệt, có bản lề tự động, chung quanh có đệm kín bằng cao su hình nhiều
ngăn, có bố trí nam châm mạnh để hút chặt cửa đảm bảo độ kín giảm tổn thất
nhiệt. Khóa cửa mở dƣợc cả hai phía trong và ngoài, Xung quanh cửa đƣợc bố
trí dây điện trở sƣởi cửa để tránh đóng băng dính chặt cửa lại.
Bên trong cửa có bố trí màn chắn khí làm bằng nhựa dẻo. Khi mở cửa,
động cơ quạt tự động hoạt động tạo ra một màn khí thổi từ trên xuống ngăn cản
đối lƣu không khí bên ngoài với không khí bên trong kho nhằm giảm tổn thất
nhiệt. Khi đóng cửa thì tự động ngắt điện, tắt quạt.
II.3.8. Khóa cam (cam lock)
Cơ cấu móc bên trái nằm ở một mép panel, chốt ngang nằm ở một vị trí
tƣơng ứng ở mép panel cần ghép nối. Khi đặt 2 panel cạnh nhau, dùng chìa khóa
quay theo chiều kim đồng hồ ¼ vòng thì móc đã ăn khớp vào chốt của panel đối
diện thì cơ cấu cam kéo chốt về bên trái siết chặt 2 tấm panel vào với nhau.
II.3.9. Mộng âm dƣơng
Mộng âm dƣơng thƣờng đƣợc sử dụng kết hợp với khóa cam để tăng hiệu
quả cách nhiệt. Nguyên tắc cấu tạo là một cạnh panel bố trí lõm khe còn cạnh
tƣơng ứng của panel ghép có vấu lồi để ăn khớp hoàn toàn với nhau, qua đó
tránh đƣợc khe hở ở mối ghép panel với nhau, nền,...
II.4. LẮP RÁP HỆ THỐNG KHO LẠNH
II.4.1. Gia cố và xây dựng nền móng kho
Đây là một công đoạn quan trọng trong quá trình xây dựng kho, nó quyết
định tính vững chắc và an toàn của kho. Móng đƣợc đào sâu 70 cm, để đúc các
cột bằng bê tông cốt thép. Các cột bê tông có chiều cao bằng mặt nền kho thiết
kế, nền móng đƣợc đổ đất đá để tạo độ vững chắc. Sau đó, đúc lớp bê tông chịu
lực và xây các con lƣơn bằng gạch.
II.4.2. Đúc khung kho bằng bê tông cốt thép
Sau khi xây dựng xong móng kho, nền kho tiến hành đúc các cột bê tông
theo chiều cao và kích thƣớc thiết kế. Trên cùng của các cột đƣợc liên kết với
nhau bằng các dầm bê tông cốt thép.
Cùng với việc xây dựng khung ta tiến hành xây tƣờng bao.
II.4.3. Dựng khung lợp mái và đỡ mái
Sau khi đã có đƣợc khung bê tông của kho ta tiến hành dựng khung sắt đỡ
mái, lắp các xà dọc theo chiều dài của kho và tiến hành lợp tôn. Sau khi đã có
đƣợc bộ khung vững chắc cho việc lắp ghép các cấu trúc cách nhiệt.
II.5. LẮP ĐẶT KHO LẠNH
II.5.1. Công tác chuẩn bị
Trƣớc khi lắp đặt kho lạnh thì phải chuẩn bị dụng cụ lắp đặt đầy đủ bao
gồm: panel, thanh nhôm V và thanh thép chữ U, tán rive, khoan, máy cắt,...
Chuẩn bị đồ bảo hộ lao động cho ngƣời thi công.
Đo đạc kỹ trƣớc khi lắp đặt.
II.5.2. Thi công lắp đặt
II.5.2.1. Lắp các tấm panel:
Lắp các tấm panel đƣợc tiến hành nhƣ sau:
- Đầu tiên ta lắp phần panel vách trƣớc nhƣng chừa một vách ra, vì vách
này để khi lắp xong panel nền ta mới lắp.
- Lắp luôn cửa ra vào kho lạnh và cửa sổ.
- Lắp đến panel nền.
- Lắp panel vách còn lại.
- Lắp các xà để giữ panel trần
- Lắp panel trần.
1. Lắp vách kho lạnh:
Đặt hai tấm panel lại gần nhau và dùng cơ cấu khóa cam để lắp ghép nó
lại. Cách lắp bằng khóa cam đƣợc trình bày nhƣ hình vẽ 2.5. Sau khi lắp xong
phải bắn keo silicon vào các khe hở giữa hai tấm panel để tránh ẩm lọt vào các
tấm panel. Sau cùng phải cho nút che lỗ lục giác vào bằng nút nhựa để tránh ấm
ào tấm panel.

3
1. Panel tƣờng thứ nhất
1 2
2. Panel tƣờng thứ hai
3. Cơ cấu khóa cam
4. Nút che lỗ khóa cam

4
Hình 2.3. Cách lắp panel vách
2. Lắp panel vách ở góc kho lạnh ( 2 vách vuông góc với nhau)
Đƣợc tiến hành qua các bƣớc sau:
- Đặt hai tấm panel nhƣ hình vẽ 2.6
- Sau đó dùng các thanh thép chữ V để cố định hai tấm lại với nhau. Các
thanh nhôm này vừa để cố định vừa để chống ẩm cho tấm panel.
- Dùng các con tán rive để cố định thanh nhôm chữ V với panel. Còn một
vách ta lắp panel nền trƣớc rồi mới lắp vách đó.

1. Tấm panel vách 1


2. Tấm panel vách 2
3. Thanh nhôm hình chữ V
4. Tán rive

Hình 2.4. Lắp panel vách ở góc kho


3. Lắp cửa ra vào và cửa sổ:
Ở đây kể cả cửa ra vào và cửa sổ đều dùng loại cửa kiểu bản lề. Lắp cửa
ra vào và cửa sổ đƣợc tiến hành nhƣ sau:
- Đo đạc xem vị trị đặt cửa nằm ở đâu.
- Dùng máy cắt để cắt một lỗ đúng bằng kích thƣớc cửa đó. Đặt cửa vào
vị trí đó..
- Dùng khoan để khoan lỗ và bắn rive vào tấm số 2 để cố định cửa với panel.

1. Cửa kho lạnh


2. Tấm inox để giữ cửa với panel
3. Khóa cửa
4. Chốt cửa
5. Bản lề
Hình 2.5. Cửa kho lạnh
4. Lắp panel nền:
Trƣớc tiên lắp tấm panel nền và vách trƣớc. Đặt hai tấm panel vuông góc
với nhau sau đó dùng thanh nhôm mỏng chữ V đặt ở góc và bắn tán rive vào để
giữ thanh thép cố định hai tấm panel lại với nhau. Ở đây thanh nhôm chữ V này
chỉ có tác dụng chống ẩm cho tấm panel thôi.
Sau đó lắp các tấm panel nền với nhau. Các tấm panel nền đƣợc lắp với
nhau bằng cơ cấu khóa cam đã nêu ở mục trƣớc.

1. Panel nền
2. Panel vách
3. Tán rive
4. Thanh nhôm chữ V

Hình 2.6. Lắp panel nền và vách


5. Lắp panel vách còn lại:
Cách lắp panel vách còn lại ta lắp tƣơng tự nhƣ lắp panel nền và vách kho lạnh.
Đặt hai tấm panel vuông góc với nhau, dùng các thanh nhôm mỏng chữ V
và tán rive cố định nó lại nhƣ trình bày ở mục trƣớc.
6. Lắp xà để giữ panel trần
Do panel trần không có cột để đỡ nên dùng các xà để giữ cho trần kho
không bị rơi xuống dƣới. Xà treo này thƣờng dùng thanh thép hình chữ U.

1. Xà treo
2. Tăng đơ
3. Dây cáp
4. Xà gồ trên mái kho

Hình 2.7. Cách lắp xà treo


7. Lắp các panel trần:
Sau khi đã lắp xong các xà ta tiến hành lắp các panel trần. Đầu tiên lắp
các trần phía vách chừa ra trƣớc cách lắp trần nhƣ hình vẽ 2.9

1. Panel vách phía Tây Bắc


2. Panel trần kho lạnh
3. Bulong dù
4. Đai ốc để giữ bulong dù
5. Dây cáp treo panel trần
6. Cơ cấu tăng đơ
7. Thanh thép chữ U
8. Tán rive
9. Thanh nhôm chữ V
10. Xà gỗ
Hình 2.8. Lắp panel trần
Lắp panel trần sau đó ta dùng các bulong dù bắt xuyên qua panel trần để
cố định trần với xà treo hình chữ U, để xà treo giữu panel trần khỏi bị rơi xuống
dƣới (lắp bulong dù phải cho một ít keo silion vào phần dù ốp vào panel trần để
nó giữu cho bulong dù không bị xoay chuyển khi ta siết đai ốc ở phía trên).
Sau đó, tiến hành bắt thanh nhôm số 9 và tán số 8 nhƣ hình vẽ 2.10. Khi
đã lắp xong panel trần đầu tiên thì lắp panel tiếp theo cùng hàng đó tƣơng tự nhƣ
vậy, nhƣng trƣớc khi bắt bulong dù phải để hai tấm panel gần nhau và khóa
chúng bằng cơ cấu cam trƣớc, sau đó mới tiến hành lắp bulong dù vào và tƣơng
tự nhƣ trên.
Sau khi xong hàng thứ nhất phải căng dây cáp bằng cơ cấu tăng đơ để cho
dây cáp căng ra để giữ panel tốt hơn.
Sau khi lắp xong hàng thứ nhất thì tiến hành lắp hàng thứ hai với cách lắp
tƣơng tự nhƣ trên.
II.5.2.2. Cửa và màn chắn khí
Cửa và khóa có nhiều loại khác nhau. Cửa kho lạnh là một panel cách
nhiệt xung quanh nơi tiếp giáp với vách có đệm kín bằng cao sƣ, bên ngoài là
khung nhôm chịu lực. Cửa đang thiết kế có cửa lắc, dùng 3 bản lề cho cửa lớn
và 2 bản lề cho cửa nhỏ. Bản lề gồm hai phần, một phần gắn vào tƣờng và một
phần gắn vào cửa. Hai phần này liên kết với nhau bằng một chốt.
Bên trong cửa bố trí màn chắn khí là các dải nhựa dẻo, chiều rộng mỗi dải
là 100mm, chồng mí lên nhau 300mm. Tác dụng của nó là ngăn cản khí bên
ngoài xâm nhập vào kho lạnh khi mở cửa.
Bên ngoài mỗi cửa có bố trí một quạt lồng sóc có tác dụng thổi khí không
cho lọt vào khi bốc dỡ hàng, quạt này chỉ hoạt động khi mở cửa.
II.6. LẮP RÁP HỆ THỐNG LẠNH
II.6.1. Công tác chuẩn bị [6, 340]
Sau khi đã nghiệm thu nhà xƣởng, xem xét toàn bộ khối lƣợng công việc
lắp ráp và thời gian phải hoàn thành thì các công việc chuẩn bị lắp ráp gồm:
- Kiểm tra các bệ lắp đặt máy, tổ hợp máy, thiết bị, các kênh đặt ống,
dụng cụ neo và kẹp ống, các giá đỡ ống, …
- Kiểm tra điện, nƣớc, kho bãi, khí nén, gas và các vật tƣ cần thiết khác.
- Tổng hợp nghiên cứu các tài liệu kỹ thuật nhƣ lý lịch máy, thuyết minh
kỹ thuật, hƣớng dẫn lắp ráp vận hành máy nén, bơm, các thiết bị và các bản vẽ
thi công, lắp ráp thiết bị.
- Kiểm tra chất lƣợng và sự đồng bộ của máy và thiết bị.
- Lập kế hoạch thi công gồm:
+ Biểu đồ kế hoạch lắp ráp, trong đó nêu rõ trình tự, khối lƣợng, thời hạn,
chất lƣợng và phƣơng pháp thi công lắp đặt.
+ Những chỉ dẫn cần thiết về đặc điểm mặt bằng, phòng máy, sơ đồ
đƣờng ống, bản vẽ thi công, diện tích lắp đặt, tình trạng vật tƣ thiết bị, …
+ Các biện pháp kỹ thuật an toàn, nội quy an toàn lao động, các tài liệu
hƣớng dẫn an toàn, phòng độc hại, chống cháy nổ.
II.6.2. Lắp đặt máy nén [6, 341]
Khi lắp đặt máy nén cần chú ý đến các vấn đề: thao tác vận hành, kiểm
tra, an toàn, bảo trì, tháo dỡ, thi công đƣờng ống, sửa chữa, thông gió và chiếu
sáng thuận lợi nhất.
Bệ móng phải cao hơn bề mặt nền tối thiểu 100mm, tránh bị ƣớt bẩn khi
vệ sinh dàn máy. Bệ móng đƣợc tính toán theo tải trọng động của nó, máy đƣợc
gắn chặt lên nền bê tông bằng các bulông chôn sẵn, chắc chắn.
Khả năng chịu đựng của móng phải đạt ít nhất 2, 3 lần tải trọng cả máy
nén kể cả mô tơ.
Bệ móng không đƣợc đúc liền với kết cấu xây dựng của tòa nhà tránh
truyền chấn động làm hỏng kết cấu xây dựng.
Sau khi đƣa máy vào vị trí lắp đặt dung thƣớc level kiểm tra mức độ nằm
ngang, kiểm tra mức độ đồng trục của dây đai.
Kiểm tra độ căng của dây đai bằng cách ấn nếu thấy lỏng bằng chiều dày
của dây là đạt yêu cầu.
II.6.3. Lắp đặt thiết bị ngƣng tụ [6, 341]
Bình ngƣng tụ có thể đƣợc lắp đặt trên bệ bê tông hay trên các kết cấu
kim loại, cũng có khi đƣợc đặt ngay trên bình chứa lỏng.
Khoảng trống ở hai đầu bình thƣờng phải đảm bảo khoảng cách để khi
bảo dƣỡng có thể cọ rửa và rút đƣợc các ống ra để thay thế. Khoảng cách này
không nhỏ quá 2m cho một đầu bình ngƣng.
Đảm bảo bình ngƣng đƣợc đặt nằm ngang và đƣợc kiểm tra khi lắp ráp
với độ nghiêng không quá 0,5mm/1m chiều dài, nhƣng phải nghiêng về phía
bình chứa dầu.
Đƣờng kính ống dẫn lỏng không nhỏ hơn 60mm đối với bình ngƣng có bề
mặt truyền nhiệt đến 200m2 và không nhỏ hơn 70mm với bình ngƣng có bề mặt
truyền nhiệt từ 200 – 450 m2.
Phải có đƣờng xả không khí từ bình ngƣng tới bình chứa lỏng.
II.6.4. Lắp đặt thiết bị bay hơi [6, 342]
Dàn bay hơi đƣợc gắn trên các khung đỡ ở phía trên trần kho và các
bulong chịu lực nâng đỡ, dàn cách tƣờng là 0,4m, cách trần là 0,1m.
Khi lắp đặt cần lƣu ý hƣớng tuần hoàn gió sao cho thuận lợi và thích hợp
nhất. Tầm với của gió thoát ra dàn lạnh khoảng 10m khi chiều dài lớn cần bố trí
thêm dàn lạnh hoặc lắp them hệ thống kênh gió trên đầu ra của dàn lạnh.
Khi lắp dàn lạnh cần phải để khoảng hở phía sau dàn lạnh một khoảng ít
nhất 500mm. Ống thoát nƣớc dàn lạnh phải dốc, ở đầu ra nên có chi tiết cỗ
ngỗng để ngăn không khí nóng tràn vào kho, gây ra các tổn thất nhiệt không cần
thiết.
II.6.5. Lắp đặt tháp giải nhiệt
Tháp giải nhiệt đƣợc lắp bên ngoài kho lạnh, đặt trên bệ bê tông cao
500mm và cố định bằng bulong đai ốc.
II.6.6. Lắp ráp đƣờng ống
Nếu ống đƣợc cung cấp đồng bộ với máy nén thì ống đã đƣợc ủ, tẩy rửa
khô và đút nút hai đầu, chỉ việc cắt ống và gia công. Nếu không thì ống đƣợc sấy
ở 600oC rồi làm nguội và súc sạch bằng dung dịch H2SO4 15% trong 1 1,5 giờ
sau đó rửa sạch bằng nƣớc và làm khô ở 80oC.
Khi hàn ống để tránh tạo thành oxit đồng thì nên thổi ống bằng một khí
trơ trong suốt thời gian hàn.
Sau khi gia công, ống đƣợc súc sạch bẩn kim loại bằng dung dịch H2SO4
5% sau đó là Na2SO4 10% và cuối cùng là dung dịch Natrinitrua 20% để tạo lớp
oxit mỏng trên bề mặt có tác dụng chống rỉ.
Ống đƣợc cố định vào tƣờng bằng các vòng kim loại cách nhau 1m với
đƣờng kính ống nhỏ hơn 20mm và 2m với ống có đƣờng kính lớn hơn 20mm.
Bọc đƣờng ống chỗ có vòng đỡ bằng lớp vải nhựa để tránh rung và ồn, chỗ ống
chui qua đƣợc bảo vệ bằng các vỏ bảo ngoài ống, ống đƣợc đặt hơi nghiêng về
phía máy nén với độ dốc 1 2%.
Thử bền, thử kín, nạp dầu, nạp Freon
Sau khi lắp ráp, hệ thống đƣợc thổi sạch bằng không khí nén hay khí nitơ
để thử bền, thử kín.
II.6.7. Thử bền [6, 347]
Môi chất dùng thử bền, thử kín: Nitơ hay không khí khô.
Với môi chất Freon: Phía cao áp 30 bar, phía thấp áp 20 bar.
Thời gian duy trì: Không nhanh hơn 5 phút, sau đó hạ suất thử kín.
II.6.8. Thử kín [6,348]
Áp suất thử: Với Freon phía cao áp là 20 bar, phía hạ áp là 16 bar.
Thời gian giữ áp suất: 12 giờ, trong 6 giờ đầu áp suất cho phép hạ không
quá 10%, sau đó phải giữ không đổi.
Kiểm tra xác định rò rỉ bằng bọt xà bông.
Nếu có rò rỉ, hạ áp suất và khắc phục chỗ rò rỉ rồi lại kiểm tra và thử kín.
II.6.9. Nạp dầu [6, 349]
Nạp dầu vào máy nén: Cho chạy máy nén hút dầu vào qua các nhanh van
hay dung đồng hồ nạp.
II.6.10. Nạp Freon [6, 352]
Để nạp Freon vào hệ thống lạnh, có hai phƣơng pháp nạp là nạp qua hệ
thống nạp và trực tiếp vào máy nén.
Nạp Freon qua hệ thống nạp thì tiện lợi và chính xác. Đầu tiên môi chất
đƣợc nạp vào hệ thống và nạp trực tiếp vào máy nén.
Nạp trực tiếp vào hệ thống bằng cách cho máy nén và thiết bị ngƣng tụ
làm việc để nạp Freon vào bình chứa.
II.7. TÍNH CÁCH NHIỆT CHO KHO LẠNH
II.7.1. Chọn vật liệu cách nhiệt [3, tr77]
Cách nhiệt có nhiệm vụ hạn chế dòng nhiệt tổn thất từ bên ngoài môi
trƣờng có nhiệt độ cao vào buồng lạnh có nhiệt độ thấp qua kết cấu bao che.
Chất lƣợng của vách cách nhiệt phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của vật cách
nhiệt theo các yêu cầu sau:
- Hệ số dẫn nhiệt nhỏ ( 0)
- Khối lƣợng riêng nhỏ.
- Độ ẩm hơi nƣớc nhỏ ( 0).
- Độ bền cơ học và độ dẻo cao.
- Bền ở nhiệt độ thấp và không ăn mòn các vật liệu tiếp xúc với nó.
- Không cháy hoặc không dễ cháy.
- Không bắt mùi và không có mùi lạ
- Không gây nấm mốc và phát sinh vi khuẩn, không bị chuột và sâu bọ
đục phá.
- Không độc hại với cơ thể con ngƣời.
- Không độc hại với sản phẩm bảo quản, làm biến chất và giảm chất lƣợng
bảo quản.
- Vận chuyển, lắp ráp, sửa chữa, gia công dễ dàng.
- Rẻ tiền và dễ kiếm.
- Không đòi hỏi sự bảo dƣỡng đặc biệt.
Trên thực tế không có các vật liệu cách nhiệt lý ƣởng đáp ứng đầy đủ các
yêu cầu trên. Mỗi vật liệu cách nhiệt đều có ƣu và nhƣợc điểm cụ thể. Khi chọn
một vật liệu cách nhiệt cho một trƣờng hợp ứng dụng nào đó cần phải lợi dụng
đƣợc triệt để các ƣu điểm và hạn chế đến mức thấp nhất các nhƣợc điểm của nó.
Hiện nay, các vật liệu cách nhiệt từ các chất hữu cơ nhân tạo ngày càng
đƣợc sử dụng nhiều. Chúng có tính chất cách nhiệt tốt, sản xuất với quy mô
công nghệ ổn định về chất lƣợng, kích thƣớc, gia công dễ dàng, lắp ghép và kinh
tế hơn. Các vật liệu có ý nghĩa nhất hiện nay thuộc loại này là polystyren,
polyurethane, polyetylen, polyvinyl clorua, nhựa phenol và nhựa ure
fomandehit. Trong đó, polystyrol và polyurethane đƣợc sử dụng rộng rãi nhất.
Trong đồ án này chọn vật liệu cách nhiệt là polyurethane vì nó có ƣu điểm lớn là
tạo bọt không cần gia nhiệt nên dễ dàng tạo bọt trong các thể tích rỗng bất lỳ, độ
chịu nén lớn 0,2 0,29 Mpa, hệ số dẫn nhiệt tƣơng đối nhỏ 0,023 0,03
W/m.K.
II.7.2. Tính toán chiều dày cách nhiệt
Chiều dày lớp cách nhiệt đƣợc tính từ biểu thức hệ số truyền nhiệt k cho
vách phẳng nhiều lớp

[ ] ( )

Ta có thể tính đƣợc chiều dài cách nhiệt, m

[ ( )]

Trong đó: 1

- CN: hệ số dẫn nhiệt lớp vật liệu cách nhiệt, W/m.K


- k: hệ số truyền nhiệt, W/m2K
- 1: hệ số tỏa nhiệt bên ngoài tƣờng, W/m2K
- 2: hệ số tỏa nhiệt bên trong, W/m2K
- i: bề dày của lớp vât liệu xây dựng thứ i, m
- i: hệ số dẫn nhiệt của lớp vật liệu xây dựng thứ i, W/m.K.
Ở đây ta chọn vật liệu cách nhiệt là cho kho là các tấm panel tiêu chuẩn
với thông số các lớp vật liệu đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3. Thông số các lớp vật liệu của tấm panel tiêu chuẩn
Chiều dày Hệ số dẫn nhiệt
Vật liệu 2
Số lớp
(m) CN (W/m K)

Polyurethane CN 0,023 0,041 1


Tôn lá 0,0005 45,36 2
Sơn 0,0005 0,291 2
Kho bảo quản đông đƣợc thiết kế với chế độ trong kho là – 20oC, không
khí đƣợc đối lƣu cƣỡng bức vừa phải.
Do dƣới nền kho đƣợc để thoáng bằng các con lƣơn nên hệ số tỏa nhiệt 1
và hệ số truyền nhiệt k đƣợc lấy bằng giá trị so với trần và vách kho lạnh.
Chọn hệ số dẫn nhiệt của polyurethane CN = 0,025W/mK.
Tra bảng 3.3. [3, tr84] ta có: hệ số truyền nhiệt k = 0,21 W/m2 K.
Tra bảng 3.7. [3, tr 86] ta có: hệ số tỏa nhiệt 1 = 23,3 W/m2K, 2 =9
W/m2K
Ta có bề dày cách nhiệt của vách, nền, trần là:

[ ( )] ( )

Chiều dày của tấm panel là: panel = 0,115 + 2.0,0005 + 2.0,0005 = 117
(mm)
Chiều dày cách nhiệt thực của tấm panel tiêu chuẩn phải lớn hơn hoặc
bằng chiều đay đã xác định
Ta chọn tấm panel tiêu chuẩn có chiều dày cách nhiệt 125 (mm)
Từ đây tính đƣợc hệ số truyền nhiệt thực:

( ⁄ )
II.7.3. Tính kiểm tra đọng sƣơng
Tính kiểm tra đọng sƣơng trên bề mặt ngoài vách để xem tấm cách nhiệt
có thỏa mãn yêu cầu cách nhiệt, cách ẩm hay không.
Để tránh hiện tƣợng đọng sƣơng trên bề mặt kết cấu bao che thì nhiệt độ
bề mặt ngoài của tƣờng (twl) phải lớn hơn nhiệt độ đọng sƣơng của không khí
bên ngoài.
twl > ts hoặc kt 0,95 ks.
Trong đó:
- kt: hệ số truyền nhiệt thực của vách cách nhiệt
- ks: hệ số truyền nhiệt của vách có hiện tƣợng đọng sƣơng
Thực tế ngƣời ta lấy hệ số truyền nhiệt đọng sƣơng làm chuẩn là:

[ ] ( )

Trong đó:
- t1: nhiệt độ không khí bên ngoài môi trƣờng, t1 = 37,3oC
- t2: nhiệt độ không khí bên trong phòng lạnh, t2= -20oC
- ts: nhiệt độ đọng sƣơng của không khí ngoài môi trƣờng, ts = 32oC
- 1: hệ số tỏa nhiệt bên ngoài tƣờng, W/m2K
Nhiệt độ đọng sƣơng ts = 32oC

( ⁄ )
( )
ks = 2,05 (W/m2K) > kt = 0,194 (W/m2K)
Nhƣ vậy, vách ngoài không bị đọng sƣơng
Nhận xét:
- ks > kt: vì vậy vách ngoài kho lạnh không bị đọng sƣơng.
- Với cấu trúc cách nhiệt của kho bằng vật liệu cách nhiệt polyurethane có
chiều dày là 125 mm thì đảm bảo sự cách nhiệt.
Nền kho và trần kho có chiều dày lớp cách nhiệt bằng chiều dày lớp cách
nhiệt của vách kho. Bởi vì trần kho có mái che và nền có hệ thống các con lƣơn
thông thoáng. Nên hệ số truyền nhiệt của nền và trần kho đƣợc lấy bằng hệ số
truyền nhiệt của vách kho.
II.7.4. Tính cách ẩm cho kho [3, tr80]
Mục đích: cách ẩm là hạn chế sự xâm nhập ẩm vào kho lạnh sẽ làm hủy
hoại vật liệu cách nhiệt. Do vậy sẽ làm tăng chi phí vận hành.
Vật liệu cách ẩm: do có sự chênh lệch nhiệt độ ở môi trƣờng bên ngoài và
nhiệt độ buồng lạnh, xuất hiện độ chênh lệch áp suất hơi nƣớc giữa ngoài và
trong buồng lạnh. Áp suất hơi nƣớc ngoài môi trƣờng lớn, áp suất trong buồng
lạnh nhỏ, do đó luôn có một dòng ẩm đi từ ngoài môi trƣờng vào buồng lạnh.
Gặp nhiệt độ thấp, ẩm ngƣng đọng lại trong kết cấu cách nhiệt phá hủy khả năng
cách nhiệt, gây nấm mốc và thối rữa cho vật liệu cách nhiệt. Chính vì vậy cách
nhiệt lạnh bao giờ cũng phải đi cùng với cách ẩm. Vậy nên vật liệu cách ấm sử
dụng tấm panel cách nhiệt.
CHƢƠNG III: TÍNH NHIỆT TẢI KHO LẠNH
Tính nhiệt tải thiết kế kho lạnh là tính toán các dòng nhiệt khác nhau đi từ
ngoài môi trƣờng vào kho lạnh và các nguồn nhiệt khác nhau trong kho lạnh
sinh ra. Đây chính là dòng nhiệt tổn thất mà máy lạnh phải có đủ công suất để
thải nó ra môi trƣờng, để đảm bảo sự chênh lệch nhiệt độ ổn định giữa bồng lạnh
và không khí bên ngoài. Mục địch tính nhiệt tải kho lạnh là để xác định năng
suất lạnh của máy nén mà ta cần lắp đặt.

III.1. ĐẠI CƢƠNG


Dòng nhiệt tổn thất vào kho lạnh Q đƣợc xác định bằng biểu thức:
( )[ ] ( )
Trong đó:
 Q1: dòng nhiệt truyền qua kết cấu bao che của kho lạnh
 Q2: dòng nhiệt do sản phẩm tỏa ra trong quá trình xử lý lạnh
 Q3: dòng nhiệt do không khí bên ngoài mang vào khi thông gió
buồng lạnh
 Q4: dòng nhiệt từ các nguồn khác nhau khi vận hành kho lạnh
 Q5: dòng nhiệt từ sản phẩm tỏa ra khi sản phẩm hô hấp (thở) chỉ có
ở các kho lạnh bảo quản rau quả
Do đây là kho bảo quản thủy sản nên Q3 = Q5 = 0. Dòng nhiệt tổn thất Q
chỉ còn các dòng nhiệt sau:

Đặc điểm của các dòng nhiệt này là thay đổi liên tục theo thời gian
Q1 phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ bên ngoài thay đổi theo giờ, ngày, mùa.
Q2 phụ thuộc vào thời vụ
Q3 phụ thuộc vào quy trình công nghệ chế biến và bảo quản

III.2. DÒNG NHIỆT XÂM NHẬP QUA KÊT CẤU BAO CHE Q1
Dòng nhiệt truyền qua kết cấu bao che là tổng các dòng nhiệt tổn thất qua
tƣờng bao che, trần và nền do sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trƣờng bên ngoài
và bên trong cộng với các dòng nhiệt tổn thất do bức xạ mặt trời qua tƣờng bao
và trần.
Dòng nhiệt xâm nhập vào kết cấu bao che đƣợc xác định theo công thức:
[ ] ( )
Trong đó:
 Q11: dòng nhiệt qua tƣờng bao, trần và nền do chênh lệch nhiệt độ.
 Q12: dòng nhiệt qua trƣờng bao và trần do bức xạ mặt trời. Thông
thƣờng nhiệt bức xạ qua kết cấu bao che bằng 0 do hầu hết các kho lạnh
hiện nay là kho panel và đƣợc đặt bên trong nhà, trong phân xƣởng nên
không có nhiệt bức xạ Q12 = 0.
Dòng nhiệt tổn thất qua tƣờng, trần và nền do chênh lệch nhiệt độ Q1 đƣợc
xác định theo biểu thức:
( )[ ] ( )
Trong đó:
- kt: hệ số truyền nhiệt của kết cấu bao che, Kt = 0,194 (W/m2K)
- F: diện tích bề mặt của kết cấu bao che, m2
- T1: nhiệt độ môi trƣờng bên ngoài, t1 = 37,3oC
- T2: nhiệt độ trong buồng lạnh, t2 = -20oC
Ta có kích thƣớc kho lạnh:
Chiều dài kho lạnh là 24m, chiều rộng kho R= 12m, chiều cao H = 4,5m
Do kho lạnh đƣợc đặt trong xƣởng chế biến có tƣờng bao xung quanh và
có mái che nên nhiệt độ không khí xung quanh kho lạnh sẽ lấy bằng nhiệt độ của
khu thành phẩm, t1 = 26oC
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp dòng nhiệt xâm nhập qua kết cấu bao che
F K t1 t2 Q11
Cơ cấu bao che
(m2) (W/m2K) (oC) (oC) (W)
Vách Bắc 24 x 4,5 0,194 26 -20 963,79
Vách Tây 12 x 4,5 0,194 26 -20 481,89
Vách Nam 24 x 4,5 0,194 26 -20 963,79
Vách Đông 12 x 4,5 0,194 26 -20 481,89
Trần 24 x 12 0,194 26 -20 2570,11
Nền 24 x 12 0,194 26 -20 2570,11
Tổng Q11 8031,58
Vậy dòng nhiệt xâm nhập qua kết cấu bao che là:
( )

III.3. DÒNG NHIỆT DO SẢN PHẨM VÀ BAO BÌ TỎA RA Q2


Q2 =Q21+ Q22 (3.4)
Trong đó:
Q21:: dòng nhiệt do sản phẩm tỏa ra, W
Q22: dòng nhiệt do bao bì tỏa ra, W

III.3.1. Dòng nhiệt do sản phẩm tỏa ra Q21


Đƣợc xác định theo công thức:

( ) ( ) [ ] ( )

Trong đó:
 h1, h2: entanpi sản phẩm trƣớc và sau khi xử lý lạnh, kJ/kg. [3,tr110,
Bảng 4-2]
Nhiệt độ sản phẩm trƣớc khi đƣa vào bảo quản đông:
t1 = -12oC tƣơng đƣơng với h1 = 24,4 (kJ/kg)
Nhiệt đọ sản phẩm trong kho bảo quản:
t2 = -20oC tƣơng đƣơng h2 =0 (kJ/kg)
- Et : dung tích buồng bảo quản lạnh
- M: công suất buồng gia lạnh, công suất buồng kết đông hoặc lƣợng hàng
nhập vào buồng bảo quản lạnh hoặc buồng bảo quản đông, t/ngày đêm.
M =6%.Et = 0,06. 409 = 24,54 (tấn/ngày đêm)
- 1000/(24.36000): Hệ số chuyển đổi từ t/ngày đêm ra đơn vị kg/s.
Thay số ta đƣợc:

( ) ( ) ( )

III.3.2. Dòng nhiệt do bao bì tỏa ra Q22

( ) ( ) [ ] ( )
Trong đó:
- Mb: khối lƣợng bao bì đƣa vào cùng sản phẩm, t/ngày đêm.
- Cb: nhiệt dung riêng của bao bì, J/kg.K. Lấy theo bảng 4-3, [3,tr114].
Với bao bì là bìa carton thì Cb= 1,46 kJ/kg.K = 1460 J/kgK.
- ⁄( ): Hệ số chuyển đổi từ t/24h sang kg/s.
- t1 và t2: nhiệt độ trƣớc và sau khi làm lạnh của bao bì, oC. Ta lấy nhiệt độ
bao bì trƣớc khi đƣa vào kho cùng sản phẩm bằng nhiệt độ của khu thành phẩm
t1= 26oC, t2= -20oC.
Khối lƣợng bao bì chiếm tới 10- 30% khối lƣợng hàng. Thùng bằng
carton nên chọn Mb = 15% khối lƣợng hàng nhập kho [3, tr113].
Ta có Mb =0,15. 24,54 =3,681 tấn/ngày đêm.
Thay vào ta đƣợc:

( ) ( )

Vậy dòng nhiệt do sản phẩm và bao bì tỏa ra Q2


( )

III.4. DÒNG NHIỆT DO THÔNG GIÓ BUỒNG LẠNH Q3


Vì đây là kho bảo quản sản phẩm thủy sản, không có sự hô hấp nên không
cần thông gió, do đó Q3=0

III.5. DÒNG NHIỆT DO VẬN HÀNH Q4


( ) ( )
Trong đó:
- Q41: dòng nhiệt do đèn chiếu sáng.
- Q42: dòng nhiệt do ngƣời làm việc trong các buồng.
- Q43: dòng nhiệt do các động cơ điện.
- Q44: dòng nhiệt do mở điện.
- Q45: dòng nhiệt do xả băng.
III.5.1. Dòng nhiệt do chiếu sáng Q41 [3, tr115]
Đƣợc xác định theo biểu thức:
( ) ( )
Trong đó:
- F: diện tích của buồng, F = 288 m2
- A: nhiệt lƣợng tỏa ra khi chiếu sáng trên 1m2 diện tích buồng hay
diện tích nền, đối với buồng bảo quản A= 1,2 W/m2, đối với buồng chế biến A=
4,5 W/m2.
Ta chọn A= 1,2W/m2.
Vậy: ( )

III.5.2. Dòng nhiệt do ngƣời tỏa ra Q42 [3, tr115]


( ) ( )
Trong đó:
- 350: Nhiệt lƣợng do 1 ngƣời tỏa ra khi làm việc nặng nhọc, W
- n: số ngƣời làm việc trong buồng
Nếu buồng nhỏ hơn 200m2 n = 2 đến 3 ngƣời.
Nếu buồng lớn hơn 200m2 n = 3 đến 4 ngƣời.
Ta chọn n = 4
( )

III.5.3. Dòng nhiệt do các động cơ điện Q43 [3, tr116]


Dòng nhiệt do các động cơ điện làm việc trong buồng lạnh (động cơ quạt
dàn lạnh, động cơ quạt thông gió, động cơ các máy móc gia công chế biến, xe
nâng vận chuyển, …) có thể xác định theo biểu thức:
( ) ( )
Trong đó:
- N: công suất động cơ điện (công suất đầu vào), kW
- 1000: hệ số chuyển đổi từ kW ra W.
Tổng công suất của động cơ điện lắp đặt trong buồng lạnh lấy theo thực tế
thiết kế. Nếu không có các số liệu trên có thể lấy giá trị đƣợc thể hiện bảng 3.2.
Bảng 3.2. Công suất động cơ điện của các loại buồng
Loại buồng Công suất động cơ điện N, Kw
Bảo quản lạnh 1 4
Gia lạnh 3 8
Kết đông 8 16
Ta chọn: N = 10
( )

III.5.4. Dòng nhiệt do mở cửa kho lạnh Q44


Đƣợc xác định theo biểu thức:
( )[ ]( )
Trong đó:
- F: diện tích của buồng, m2
- B: dòng nhiệt dung riêng khi mở cửa, W/m2
Dòng nhiệt khi mở cửa phụ thuộc vào diện tích buồng và chiều cao buồng.
Với chiều cao buồng 6m lấy theo bảng sau:
Bảng 3.3. Dòng nhiệt riêng khi mở cửa [bảng 4.4, tr117]
B, W/m2
Tên buồng
< 50 m2 50 150 m2 > 150 m2
Bảo quản đông 22 12 8
Với chiều cao buồng h = 4,5 m, diện tích >150 m2, sử dụng phƣơng pháp nội
suy
Ta có: B = 6 W/m2.
Vậy : dòng nhiệt do mở cửa kho lạnh Q44 là:
( )

III.5.5. Dòng nhiệt do xả băng dàn lạnh Q45


Dòng nhiệt do xả băng dàn lạnh Q45 đƣợc xác định theo biểu thức:

( ) [ ]( )
Trong đó:
- N: số lần xả băng trong một ngày đêm, chọn n = 3
- pkk: khối lƣợng riêng của hông khí, pkk = 1,2kg/m3
- V: thể tích của kho lạnh, m3
- Ckpp: nhiệt dung riêng của không khí, Ckpp = 1009 J/kgK
- t: độ tăng nhiệt độ không khí trong kho lạnh sau khi xả băng dàn
lạnh (lấy theo kinh nghiệm), lấy bằng 5oC.

( )

III.6. DÒNG NHIỆT DO SẢN PHẨM HÔ HẤP


Dòng nhiệt Q5 chỉ xuất hiện ở kho bảo quản rau quả nên Q5 = 0 (W)
Vậy: Tổng dòng nhiệt do vận hành:
Q4 = 345,6 + 1400 +10000 + 1728 + 81,08 =13554,7 (W)

III.7. KẾT QUẢ TÍNH TỔNG DÒNG NHIỆT XÂM NHẬP VÀO KHO

Bảng 3.4. Bảng tổng kết dòng nhiệt xâm nhập vào kho
Dòng nhiệt tổn thất Giá trị (W)
Q1 7990,2
Q2 9791,3
Q3 0
Q4 13554,7
Q5 0
Q 31336,2

III.7. XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI NHIỆT CỦA THIẾT BỊ VÀ MÁY NÉN
III.7.1. Phụ tải nhiệt của thiết bị [3,119]
Tải nhiệt cho thiết bị là tải nhiệt dùng để tính toán diện tích bề mặt trao
đổi nhiệt cần thiết của thiết bị bay hơi. Để đảm bảo đƣợc nhiệt độ trong buồng ở
điều kiện bất bợi nhất ngƣời ta phải tính toán tải nhiệt cho thiết bị là tổng các tải
nhiệt thành phần có giá trị cao nhất.
( )( )
Q3 và Q5 bằng 0 vì chúng có ở các kho lạnh bảo quản hoa quả
( )

III.7.2. Phụ tải nhiệt của máy nén


Dòng nhiệt Q1 không phụ thuộc vào nhiệt độ buồng lạnh lấy bằng 85%
giá trị cao nhất đối với kho lạnh một tầng.
Dòng nhiệt Q2 do sản phẩm tỏa ra, nhiệt tải máy nén lấy bằng 100% Q2
Dòng nhiệt do vận hành tính bằng 60% giá trị lớn nhất.
[ ]( )

( )
Năng suất lạnh của máy nén đƣợc xác định theo biểu thức:

( )[ ] ( )

Trong đó:
- K: hệ số lạnh tính đến tổn thất trên đƣờng ống và thiết bị của hệ thống
lạnh. Chọn k = 1,07 [3, 121]
- B: hệ số thời gian làm việc của máy nén, thƣờng lấy b = 0,9 (máy nén
làm việc 22h/ngày do xả băng dàn lạnh và giảm tải cho máy nén)
-∑ : tổng nhiệt tải của máy nén đối với một nhiệt độ bay hơi (lấy từ
bằng tổng hợp).

( ) ( )

Bảng 3.5. Phụ tải nhiệt máy nén


Tải nhiệt cho thiết bị Phụ tải nhiệt máy nén Năng suất lạnh
= 31336,2 (W) QMN = 24715,8 (W) Qo = 29,384(kW)
CHƢƠNG IV: CHỌN HỆ THỐNG LẠNH VÀ TÍNH CHỌN
MÁY NÉN
IV.1. CHỌN HỆ THỐNG LẠNH
IV.1.1. Chọn phƣơng pháp làm lạnh
Trong thực tế có nhiều phƣơng pháp làm lạnh cho kho. Nhƣng có hai
phƣơng pháp thông dụng nhất là: làm lạnh trực tiếp và làm lạnh gián tiếp.
Mỗi phƣơng pháp đều có những ƣu và nhƣợc điểm khác nhau phù hợp với
yêu cầu của thiết bị, công nghệ của từng trƣờng hợp cụ thể. Đối với mỗi trƣờng
hợp đó ngƣời ta sẽ chọn phƣơng pháp làm lạnh sao cho phát huy tối đa ƣu điểm
và hạn chế đến mức thấp nhất các nhƣợc điểm.
IV.1.1.1. Làm lạnh trực tiếp
Là phƣơng pháp làm lạnh kho bằng dàn bay hơi đặt trong kho lạnh, môi
chất lạnh lỏng sôi thu nhiệt của môi trƣờng cần làm lạnh. Làm lạnh trực tiếp có
thể là dàn lạnh đối lƣu tự nhiên hoặc đối lƣu cƣỡng bức.
Ưu điểm
- Thiết bị đơn giản không cần thêm một vòng tuần hoàn phụ.
- Tuổi thọ cao, kinh tế vì không phải tiếp xúc với nƣớc muối là một chất
ăn mòn kim loại rất nhanh chóng.
- Đứng về mặt nhiệt động thì ít tổn thất năng lƣợng vì hiệu nhiệt độ giữa
kho lạnh và dàn bay hơi gián tiếp qua không khí.
- Tổn hao lạnh khi khởi động nhỏ nghĩa là khi làm lạnh trực tiếp thời gian
từ khi mở máy đến lúc kho lạnh đạt nhiệt độ yêu cầu sẽ nhanh hơn.
- Nhiệt độ kho lạnh có thể giám sát theo nhiệt độ sôi của môi chất, nhiệt
độ sôi có thể xác định dễ dàng qua nhiệt kế của đầu hút máy nén.
Nhược điểm
- Đối với hệ thống lạnh lớn thì lƣợng môi chất nạp vào máy lớn, khả năng
rò rỉ của môi chất lớn, khó có khả năng dò tìm đƣợc chỗ rò rỉ để xử lý.
- Đối với dàn lạnh Freon, việc hồi dầu sẽ khó khăn khi dàn lạnh đặt quá xa
và thấp hơn vị trí của máy nén.
- Trữ lạnh của dàn lạnh trực tiếp kém khi máy lạnh ngừng hoạt động thì
dàn lạnh cũng hết lạnh nhanh chóng.
- Với quá nhiều dàn lạnh thì việc phân phối môi chất lạnh đến các dàn
lạnh cũng gặp nhiều khó khăn và máy nén nên dễ hút ẩm, việc bảo vệ máy nén
cũng gặp khó khăn.

IV.1.2. Chọn môi chất lạnh


Trong thực tế bảo quản đối với các hệ thống lạnh dùng các kho bảo quản
ngƣời ta thƣờng dùng môi chất lạnh là các khí freon vì nó không độc hại với
ngƣời và thực phẩm rau quả. Tuy nhiên, các loại khí freon có môi chất thay thế
nó đảm bảo các tính chất nhiệt động học tƣơng tự dùng kho bảo quản do đó ta
chọn môi chất lạnh là freon 22 (R22).
Tính chất của freon 22 (R22)
- Công thức hóa học: CHClF2
- Là chất khí không màu, có mùi thơm rất nhẹ.
- Nếu làm mát bằng nƣớc ở nhiệt độ ngƣng tụ 3oC áp suất ngƣng tụ là
1,19 Mpa (gần bằng 12 kg/cm2), làm mát bằng không khí ở nhiệt độ ngƣng tụ
42oC, áp suất ngƣng tụ sẽ là 1,6 Mpa (gần bằng 16,5 kG/cm2).
- Nhiệt độ sôi ở áp suất khí quyển là -40,8oC nên áp suất bay hơi thƣờng
lớn hơn áp suất khí quyển.
- R22 có áp suất trung bình giống nhƣ amoniac nhƣng có ƣu điểm là có tỷ
số nén thấp hơn bởi vậy với máy nén hai cấp có thể đạt nhiệt độ đến -60 70oC.
Nhiệt độ hóa rắn của R22 cũng thấp hơn.
- R22 không hòa tan hạn chế dầu gây khó khăn phức tạp cho việc bôi trơn,
ở khoảng môi chất không hòa tan dầu (khoảng từ -40 -20oC) dầu có nguy cơ
bám lại dàn bay hơi làm cho máy nén thiếu dầu. Thƣờng ngƣời ta tránh không
cho máy lạnh làm việc ở chế độ này.
- R22 có tính rửa sạch bẩn, cát trên thành máy nén và thiết bị.
- Không dẫn điện ở thể hơi nhƣng dẫn điện ở thể lỏng nên tuyệt đố không
đƣợc để lỏng lọt về động cơ máy nửa kín và kín.
- R22 bền vững ở phạm vi nhiệt độ và áp suất làm việc. Có chất xúc tác là
thép, R22 phân hủy ở nhiệt độ 550oC có thành phần clo và phosgene rất độc.
- R22 không tác dụng với kim loại và phi kim loại chế tạo máy nhƣng hòa
tan và làm trƣơng phồng một số chất hữu cơ.
- R22 đƣợc sử dụng cho máy lạnh có năng suất trung bình, lớn và rất lớn.
Ưu điểm
- Không độc đối với cơ thể sống, khi có hàm lƣợng cao trong không khí
chỉ gây ngạt thở vì thiếu oxy.
- Không làm biến chất thực phẩm bảo quản.
- Năng suất lạnh riêng thể tích lớn nên máy nén và các thiết bị hệ thống
gọn nhẹ hơn.
- Khả năng trao đổi nhiệt lớn. Trong các thiết bị trao đổi nhiệt với nƣớc bố
trí cánh tản nhiệt về phía môi chất R22, các thiết bị trao đổi nhiệt gọn hơn.
- Khả năng lƣu động của môi chất lớn hơn trong các đƣờng ống nhỏ hơn.
- Không dẫn nhiệt, dễ vận chuyển và bảo quản.
Nhược điểm:
- Giá thành cao.
- Hòa tan dầu hạn chế, gây khó khan cho việc bôi trơn và làm cho nhiệt độ
dàn bay hơi và nhiệt độ ngƣng tụ giảm, làm giảm lƣợng tác nhân lạnh và từ đó
làm giảm năng suất lạnh.
- Ẩn nhiệt hóa hơi của R22 nhỏ hơn của NH3 đến 8 lần nên chỉ sử dụng
cho hệ thống vừa và nhỏ.
- Tuy có giá cả cao nhƣng xét chung về cả mặt kinh tế và kỹ thuật đối với
hệ thống cấp đông và bảo quản đông thì sử dụng môi chất R22 vẫn đáp ứng vấn
đề kinh tế và kỹ thuật. sử dụng R22 thì máy nén sẽ có tỉ số nén thấp hơn NH3,
vận hành thiết bị đơn giản và an toàn hơn.
Nói chung R22 có độ hoàn thiện nhiệt động cao nên đƣợc sử dụng rộng
rãi. Vì vậy, chọn môi chất R22 là phù hợp.

IV.2. CHỌN CÁC THÔNG SỐ CỦA CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC


Việc chọn các thông số làm việc cho hệ thống lạnh là rất quan trọng vì
nếu chọn đƣợc một chế độ làm việc hợp lý, đúng đắn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế
cao, năng suất lạnh tăng cƣờng trong khi điện năng tiêu tốn ít. Chế độ làm việc
của hệ thống lạnh đƣợc đặc trƣng bằng 4 thông số nhiệt độ sau:
- Nhiệt độ sôi môi chất to (oC).
- Nhiệt độ ngƣng tụ của môi chất tk
- Nhiệt độ quá lạnh của mối chất lỏng trong thiết bị ngƣng tụ tql1 và nhiệt
độ của môi chất lỏng trƣớc van tiết lƣu tql2.
- Nhiệt độ hơi hút của máy nén (nhiệt độ quá nhiệt) th.

IV.2.1. Nhiệt độ sôi của môi chất to


Nhiệt độ sôi của môi chất phụ thuộc vào nhiệt độ kho lạnh bảo quản
Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh dùng để tính toán thiết kế có thể lấy nhƣ sau:
T0 = tb - t0 = -20 -10 = -30 [3, tr204]
Trong đó:
- tb: nhiệt độ kho bảo quản, 0oC
- t0: hiệu nhiệt độ giữa nhiệt độ sôi của môi chất lạnh và nhiệt độ không
khí trong kho. Đối với dàn lạnh bay hơi trực tiếp t0 = 8 13oC.
Chọn t0 = 10 oC.

IV.2.2. Nhiệt độ ngƣng tụ tk


Nhiệt độ ngƣng tụ phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trƣờng làm mát của
thiết bị ngƣng tụ. Do chọn thiết bị ngƣng tụ làm bằng nƣớc nên:
[ ] ( )
Trong đó:
- tw2: là nhiệt độ nƣớc ra khỏi bình ngƣng, oC.
- tk: là hiệu nhiệt độ ngƣng tụ yêu cầu, thƣờng lấy từ 3 5oC.
Việc chọn nhiều hiệu nhiệt độ ngƣng thực ra là bài toán tối ƣu về kinh tế
để giá thành một đơn vị lạnh là rẻ nhất. Nếu hiệu nhiệt độ ngƣng tụ nhỏ, nhiệt độ
ngƣng tụ sẽ thấp năng suất lạnh tăng, điện năng tiêu tốn nhỏ nhƣng tiêu hao
nƣớc nhiều và giá thành tiêu tốn nƣớc tăng. Ta chọn: tk = 5oC.
Nhiệt độ nƣớc đầu vào và đầu ra chênh nhau 2 6oC và phụ thuộc vào
kiểu bình ngƣng.
( )[ ] ( )
Trong đó:
- tw2: nhiệt độ nƣớc ra khỏi bình ngƣng, oC.
- tw1: nhiệt độ nƣớc vào bình ngƣng, oC.
Đây là bình ngƣng ống vỏ nằm ngang nên chọn tw = 5oC, nghĩa là:

Do ta sử dụng nƣớc tuần hoàn qua tháp giải nhiệt ta lấy nhiệt độ nƣớc vào
bình ngƣng cao hơn nhiệt độ nhiệt kế ƣớc 3 4oC, ta chọn 3oC.

Kho lạnh xây dựng ở Thừa Thiên Huế, nhiệt độ tính theo điều kiện khắc
nghiệt nhất với t1 = 37,3oC tra đồ thị h-x của không khí ẩm ở áp suất khí quyển
B = 760mmHg, với t1 = 37,3oC, = 73% đƣợc tƣ = 33oC.
Vậy:

IV.2.3. Nhiệt độ quá nhiệt Tqn (nhiệt độ hút hơi)


Nhiệt độ quá nhiệt là nhiệt độ của môi chất trƣớc khi đƣa vào máy nén.
Nhiệt độ hút hơi bao giờ cũng lớn hơn nhiệt độ sôi của môi chất.
Mục đích của việc quá nhiệt hơi hút là để bảo vệ máy nén tránh không hút
phải lỏng. Tùy từng loại môi chất và máy nén mà có nhiệt độ quá nhiệt khác nhau.
Nhiệt độ hơi hút đƣợc xác định theo biểu thức:
[ ] ( )
Trong đó:
- t0: nhiệt độ sôi của môi chất, oC
qn:nhiệt độ quá nhiệt hơi hút với môi chất là R22. Theo tài liệu thì đối với
môi chất Freon R22 có thể tới khoảng 25oC, ta chọn nhiệt độ hơi hút là qn = 5oC.
Suy ra:

IV.2.4. Nhiệt độ quá lạnh, tql


Nhiệt độ quá lạnh là nhiệt độ của môi chất lỏng trƣớc khi vào van tiết lƣu.
Nhiệt độ quá lạnh càng thấp năng suất lạnh càng cao.
Đối với thiết bị Freon sự quá lạnh đƣợc thực hiện trong bình hồi nhiệt,
giữa môi chất lỏng trƣớc khi vào van tiết lƣu và hơi lạnh ở bình bay hơi ra trƣớc
khi về máy nén.
Từ nhiệt độ bay hơi và nhiệt độ quá nhiệt, tra đồ thị Ipg-I của môi chất
R22 ta đƣợc:
t0 = -30oC h1’ = 691 (kJ/kg)
tqn = -25oC h1 = 699 (kJ/kg)
tk = 46oC h3’ = 558 (kJ/kg)
Ta có: h1 – h1’ = h3’ –h3 h3 = h3’- (h1-h1’) = 558 - (699-691) = 548
(kJ/kg)
Với h3 = 548 (kJ/kg) tra đồ thị Ipg-I đƣợc tql = 35

IV.2.5. Các thông số ban đầu


Môi chất lạnh: R22;
Nhiệt độ bay hơi môi chất: t0 = -30oC;
Áp suất bay hơi: P0 = 0,163 MPa = 1,63 bar;
Nhiệt độ ngƣng tụ: tk = 46oC;
Áp suất ngƣng tụ: Pk = 1,77 Mpa = 17,7 bar;
Nhiệt độ hơi hút về máy nén: th = -25oC;
Nhiệt độ quá lạnh: tql = 35oC.

IV.3. CHU TRÌNH LẠNH


IV.3.1. Chọn chu trình lạnh
Tra bảng 2.4 [4, 57] ta có:
t0 = -30oC po = 0,163MPa
Tra bảng 2.4 [4, 59]
tk =46oC pk = 1,77MPa.
Tỉ số nén:

Vậy máy nén đƣợc sử dụng là máy nén R22 một cấp.

IV.3.2. Chu trình nguyên lý


IV.3.2.1. Sơ đồ và chu trình biểu diễn trên đồ thị
Môi chất lạnh sử dụng là Freon R22 nên ta chọn chu trình lạnh là chu
trình hồi nhiệt. Với môi chất R22 thì chu trình hồi nhiệt có hiệu suất cao hơn, hệ
số lạnh cao hơn các chu trình khô và quá lạnh, quá nhiệt. Hình 4.1 mô tả sơ đồ
thiết bị đơn giản của chu trình máy lạnh một cấp đƣợc sử dụng cho môi chất
Freon và chu trình lạnh biểu diễn trên đồ thị nhiệt độ entropi T-S và áp suất
entanpi lgP-h.
Sơ đồ biểu diễn chu trình trên đồ thị T-S, lgP-h.
2'
3'
2
TBNT

MN

TBHN 1

3
TBBH
VTL

Hình 4.1. Sơ đồ chu trình hồi nhiệt biểu diễn trên đồ thị
T lgP

3 P
K
t
K 2' 2
3'

2
t
O 1'
? tql 4 1
3' P
K t
K

2'
3 ? tqn
PO t O
1
4 1'

S h

Hình 4.2. Chu trình biểu diễn trên đồ thị T-S, lgP-h
Thuyết minh chu trình:
Chu trình máy lạnh Freon một cấp hoạt động nhƣ sau: Hơi môi chất sinh
ra ở thiết bị bay hơi đƣợc quá nhiệt sơ bộ đi vào thiết bị thu hồi nhiệt, thu nhiệt
của chất lỏng nóng, quá nhiệt đến tl rồi đƣợc hút vào máy nén. Qua máy nén hơi
đƣợc nén đoạn nhiệt lên trạng thái 2 và đƣợc đẩy vào bình ngƣng tụ. Trong bình
ngƣng tụ, hơi thải nhiệt cho ƣớc làm mát, ngƣng tụ lại thành lỏng và đƣợc quá
lạnh lại chút ít. Độ quá lạnh ở đây rất nhỏ nên bỏ qua, lỏng đƣợc dẫn vào bình
hồi nhiệt. Trong bình hồi nhiệt, lỏng thải nhiệt cho hơi lạnh vừa từ bình bay hơi
ra. Nhiệt độ hạ từ t3’ thành t3. Sau đó, lỏng đi vào van tiết lƣu, đƣợc tiết lƣu
xuống trạng thái 4 và đƣợc đẩy vào thiết bị bay hơi. Trong thiết bị bay hơi, lỏng
bay hơi, thu nhiệt của môi trƣờng lạnh. Hơi lạnh đƣợc máy nén hút về sau khi
qua thiết bị hồi nhiệt. Nhƣ vậy vòng tuần hoàn môi chất đƣợc khép kín.
Các quá trình của chu trình:
1’-1: Quá nhiệt hơi hút trong thiết bị hồi nhiệt ở P0=const
1-2: Quá trình nén đoạn nhiệt hơi hút về từ áp suất thấp p0 lên áp suất cao
Pk, s= const hay s1=s2.
2-2’: Làm mát đẳng áp hơi môi chất từ trạng thái quá nhiệt xuống trạng
thái bão hòa.
2’-3’: Ngƣng tụ môi chất đẳng áp và đẳng nhiệt.
3’-3: Quá trình lỏng đẳng áp trong hồi nhiệt ở Pk = const
3-4: Tiết lƣu đẳng entanpi ở van tiết lƣu h3=h4
4-1’: Quá trình bay hơi trong bình bay hơi đẳng áp và đẳng nhiệt.
IV.3.2.2. Xác định chu trình
Tất cả các thông số trạng thái cơ bản ở các điểm nút chu trình để có thể
tính toán các đại lƣợng tiếp theo nhƣ nhiệt độ, áp suất, entanpi và thể tích riêng.
Và đƣợc thành lập ở bảng 4-1 qua kết quả tra đồ thị hoặc từ bảng áp suất hơi bão
hòa của môi chất.
Bảng 4.1. Bảng tổng hợp các tham số trên các điểm nút của chu trình
Thể tích
t, Áp suất Entanpi
Điểm nút o riêng Trạng thái nhiệt
( C) (bar) (kJ/kg)
(m3/kg)
1’ -30 1,63 691 0,14 Hơi bão hòa khô
t1’= t0
1 -25 3,63 699 0,134 Hơi quá nhiệt
P1 = P0
2 95 17,7 772 0,013 Hơi quá nhiệt
P2 = Pk
3’ 46 17,7 558 Lỏng bão hòa
3 41 17,7 548 Lỏng quá lạnh
4 -30 1,63 548 Hơi ẩm
IV.4. TÍNH TOÁN CHU TRÌNH LẠNH
IV.4.1. Năng suất lạnh riêng
( ⁄ ) [ ] ( )
Trong đó:
- h1’: entanpi của hơi bão hòa khô khi ra khỏi thiết bị.
- h4: entanpi của môi chất sau khi qua van tiết lƣu.

IV.4.2. Năng suất lạnh riêng thể tích

( ⁄ )[ ] ( )

Trong đó:
V1 = 0,134 là thể tích riêng hơi hút về máy nén
Suy ra:

( ⁄ )

IV.4.3. Công nén riêng


[ ] ( )
Trong đó:
- h1: entanpi hút hơi về máy nén
- h2: entanpi của hơi quá nhiệt khi ra khỏi máy nén.
Suy ra:
( ⁄ )

IV.4.4. Năng suất nhiệt riêng


( ⁄ ) [ ] ( )

IV.4.5. Hệ số lạnh của chu trình

[ ] ( )

IV.4.6. Hiệu suất exergy của chu trình

[ ] ( )

Trong đó:
- : hệ số lạnh của chu trình lạnh carnot
- Tk, T0: nhiệt độ ngƣng tụ và nhiệt độ bay hơi tính theo nhiệt độ tuyệt đối,
K
To = -30oC To = 243 K
Tk = 46oC Tk = 319 K

IV.4.7. Lƣu lƣợng thực tế mà máy nén nén qua máy, mtt

( ⁄ ) [ ] ( )

Trong đó:
- Qo = 32,595 (kW): năng suất lạnh của máy nén.

( ⁄ )

IV.4.8. Năng suất thể tích thực tế qua máy nén, Vtt
( ⁄ ) [ ] ( )
Trong đó:
- v1 = 0,134 (m3/s) là thể tích riêng của hơi hút tại điểm nút 1.
( ⁄ )

IV.4.9. Nhiệt thải bình ngƣng


( )( ) [ ] ( )
Trong đó:
- h2 = 772 (kJ/kg): entanpi của hơi tại điểm nút 2
- h3 = 548 (kJ/kg): entanpi của hơi tại điểm nút 3
( ) ( )

IV.4.10. Hệ số cấp của máy nén


[ ] ( )
Trong đó:
[( ) ]

- Mpa, ta chọn Mpa


- m = 0,9 1,05 (đối với môi chất Freon), ta chọn m = 1
- C: tỷ số không gian chết, C = 0,03 0,05, tùy từng loại máy nén, ta chọn
C = 0,05
Thay số vào ta có:

[( ) ]

IV.4.11. Thể tích hút lý thuyết của máy nén Vtt

[ ] ( )

IV.4.12. Công nén đoạn nhiệt Ns


( ) [3, 216] (4.16)
Trong đó:
- mtt: lƣu lƣợng khối lƣợng qua máy nén, kg/s.
- l: công nén riêng, kJ/kg.

IV.4.13. Công nén chỉ thị

( ) [ ] ( )

Trong đó:
- : là hiệu suất chỉ thị,
- b = 0,001 là hệ số thực nghiệm
- ( )

( )
IV.4.14. Công nén hiệu dụng, Ne
( )[ ]( )
Trong đó:
-
Pms: áp suất ma sát riêng, máy Freon ngƣợc dòng thì Pms = 0,019 0,034 Mpa
Chọn Pms = 0,03Mpa

( )

Vậy ta có:
( )

IV.4.15. Công suất tiếp điện

( )

Trong đó:
- là hiệu suất truyền động của đai, khớp, …
- là hiệu suất động cơ

( )

IV.4.16. Công suất động cơ lắp đặt


( ) ( ) [ ] ( )
Nếu ta chọn hệ số an toàn nhỏ thì điện năng tiêu thụ ít hơn nhƣng dễ cháy máy.
Nếu ta chọn cao thì máy làm việc an toàn nhƣng điện năng tiêu thụ cao.
Chọn hệ số an toàn là 1,5
Vậy ta có:
( )
IV.4.17. Bảng tổng hợp kết quả tính toán chu trình lạnh
Bảng 4.2. Tổng hợp kết quả tính toán chu trình lạnh

Năng suất lạnh riêng qo 143


(kj/kg)

Năng suất lạnh riêng thể tích ⁄ (kj/m3) 1067,16

Công nén riêng, l (kj/kg) 73


Năng suất nhiệt riêng, qk (kj/kg) 224

Hệ số lạnh của chu trình ⁄ 1,96

Hiệu suất exergy của chu trình V (%) 61,3

Lƣu lƣợng thực tế mà máy nén nén qua máy ⁄ (kg/s) 0,23

Năng suất thể tích thực tế qua máy nén 0,03


( )
Nhiệt thải bình ngƣng 51,52
(kW)
Hệ số cấp của máy nén 0,33
Thể tích hút lý thuyết của máy nén 0,09
Công nén đoạn nhiệt (kW) 16,79
Công nén chỉ thị (kW) 23
Công nén hiệu dụng (kW) 23,9
Công suất tiếp điện (kW) 27,95
Công suất động cơ lắp đặt (kW) 41,93

IV.5. CHỌN MÁY NÉN:[3, tr226]


Qua việc tính toán nhiệt tải kho lạnh ở trên, ta xác định đƣợc
Đây chính là thể tích hút lý thuyết mà máy nên cần phải đạt đƣợc để đảm bảo
duy trì đƣợc nhiệt độ kho lạnh ở điều kiện thiết kế.
Với chế độ làm việc nhƣ sau:
- Máy nén 1 cấp.
- Môi chất lạnh Freon R22
- Nhiệt độ ngƣng tụ tk = 460C.
-Nhiệt độ sôi môi chất t0 = -300C.

- Q0 = 32,595 (kW), Nđc = 41,93 (kW).


Tra catalogue của hãng máy nén pittong của Nga [Bảng 7.6] theo OCT 26.03-
943-77 ta chọn máy nén có thông số kĩ thuật nhƣ sau:
Bảng 4.3. Đặc tính kỹ thuật của máy nén Mycom

IIƂ110
Model
Nƣớc sản xuất Nga
Tác nhân lạnh R22
Số xilanh 4
Số cấp nén 1
Tốc độ vòng quay 24 vòng/s
Năng suất lạnh 128 kW
Công suất động cơ 42,5 kW
Số máy 1
Đƣờng pittong 115 mm
Vlt 0,09 m3/s
Dài 1300 mm
Rộng 900 mm
Cao 800 mm
Khối lƣợng 1000 kg
KẾT LUẬN
Sau thời gian thực hiện đồ án “Thiết kế kho bảo quản sản phẩm thủy sản
lạnh đông dung tích 270 tấn” địa điểm đặt tại tỉnh Thừa Thiên Huế với sự giúp
đỡ tận tình của thầy giáo hƣớng dẫn TS. Lê Thanh Long và các thầy cô của
Khoa Cơ khí - Công nghệ, em đã hoàn thành đề tài theo đúng kế hoạch. Đã tính
toán đƣợc một số vấn đề sau:
- Kích thƣớc kho lạnh:
+ Chiều dài: 24 (m)
+ Chiều rộng: 12 (m)
+ Chiều cao: 4,5 (m)
+ Số buồng lạnh: 2
- Kho lạnh đƣợc lắp ghép từ các tấm panel.
- Tính đƣợc dòng nhiệt của kho.
- Tính và chọn loại máy nén.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đinh Văn Thuận, Võ Chí Chính. Hệ thống máy và thiết bị lạnh. Nhà xuất
bản khoa học và kỹ thuật, 2004.
[2] Giáo trình Công nghệ lạnh, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, 2008.
[3] Nguyễn Đức Lợi. Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh. Nhà xuất bản khoa học
và kỹ thuật, Hà Nội, 2005.
[4] Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy. Máy và thiết bị lạnh. Nhà xuất bản giáo
dục, 1999.
[5] Lê Xuân Hòa. Giáo trình kỹ thuật lạnh. Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm Kỹ
thuật thành phố HCM, 2007.
[6] Đỗ Trọng Hiền. Thiết kế hệ thống lạnh. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, 2007
[7] Trần Đức Ba và tập thể tác giả. Công nghệ lạnh nhiệt đới. Nhà xuất bản
Nông nghiệp, 2007.

You might also like