You are on page 1of 2

CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ

-Với tình hình logistics ngày càng có xu hướng quốc tế hóa hội nhập với thế giới nhưng cũng tạo ra nhiều
cơ hội cho Gemadept như là mở rộng thị trường kinh doanh, kết giao nhiều mối quan hệ làm ăn cũng
như thu hút sự đầu tư vào doanh nghiệp song song với đó cũng có những khó khăn về cạnh tranh giữa
Gemadept với các doanh nghiệp khác về thị trường, công nghệ, nguồn nhân lực, không nắm rõ các điều
lệ quốc tế, tốc độ phát triển địa phương không theo kịp phát triển kinh tế. Để ứng phó với những thách
thức trên và nâng cáo về chất lượng công nghệ, nhân lực…Gemadept tiếp tục tập trung phát triển ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc tuyển dụng Giám đốc
công nghệ thông tin để phối hợp cùng với công ty tư vấn xây dựng Đề án chiến lược phát triển tổng thể
công nghệ thông tin cho các công ty con và tích hợp toàn Gemadep, Công ty đã chú trọng các chương
trình đào tạo dài hạn nguồn nhân lực thông qua các Chương trình như: Chương trình đào tạo quản lý và
khai thác cảng tại Singapore để nâng cao cũng như chuẩn bị tốt nhất nguồn lực cho các dự án cảng của
Gemadept hiện tại và trong tương lai; Chương trình đào tạo tiếng Anh trong nội bộ các đơn vị, phòng
ban và tại các trung tâm đào tạo Anh Ngữ có uy tín; lựa chọn, đào tạo lớp cán bộ kế cận/tiềm năng
thông qua đội ngũ nguồn nhân lực tinh hoa của Gemadept, v.v…

CHIẾN LƯỢC TẬP TRUNG VÀO ĐẦU TƯ KHO, CẢNG

-Cảng Gemalink là cảng có quy mô lớn nhất trong cụm cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải. Sau khi hoàn
thành giai đoạn 1, cảng sẽ có cầu bến chính dài 800m cho tàu mẹ và bến tàu feeder dài 260m trên diện
tích kho bãi 33ha. Khả năng xếp dỡ của cảng trong giai đoạn 1 là 1.5 triệu Teu/năm. Sau khi hoàn thành
giai đoạn 2, diện tích kho bãi của Gemalink sẽ tăng lên 72ha với tổng chiều dài cầu bến chính là 1.150m
và bến tàu feeder là 370m. Khả năng xếp dỡ cho giai đoạn 2 là 2.4 triệu Teu/ năm. Cảng Gemalink có lợi
thế cạnh tranh quan trọng so với các cảng khác trong khu vực như: vị trí đắc địa (nằm ngay cửa sông với
mớn nước sâu nhất, thuận tiện cho việc quay trở tàu); ngoài ra, Gemalink có cầu bến chính dài nhất; là
cảng nước sâu duy nhất khu vực Cái Mép-Thị Vải có bến chuyên dụng cho tàu feeder kết nối khu vực
TP.HCM và ĐBSCL; Cảng có trang thiết bị hiện đại, được thiết kế để tiếp nhận tàu có trọng tải 200.000
DWT.

Với nhiều khó khăn trong ngành khai thác cảng biển tại khu vực, với việc hình thành và đưa vào khai
thác thêm một số cảng mới, thị trường háng hóa bị chia lẻ, Gemadept Dung Quất vẫn nỗ lực, hoàn thành
kế hoạch đề ra tương đối tốt. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 1,81 triệu tấn – tương đương
109,7% kế hoạch đăng ký đầu năm và 107% so với năm 2016.Tận dụng lợi thế về cảng biển nước sâu, có
thể tiếp nhận tàu chở hàng dăm gỗ có trọng tải lên tới 70,000 DWT và tàu tổng hợp 50,000 DWT,
Gemadept Dung Quất đã trở thành đơn vị cảng biển có khả năng đón thế hệ tàu lớn nhất tại khu vực
miền Trung. Bên cạnh đó, băng tải số 3 cũng đã hoàn thành và đi vào hoạt động từ tháng 10/2017, góp
phần nâng cao khả năng xếp dỡ mặt hàng chủ lực, hàng dăm gỗ (khoảng 20.000 tấn/ngày) và là đơn vị
có khả năng xếp dỡ đứng đầu khu vực. Để gia tăng thêm khối lượng hàng hóa qua cảng, đơn vị tiếp tục
đầu tư thêm cơ sở hạ tầng, phát triển thêm hệ thống kho, bãi để thu hút thêm khối lượng hàng hóa lưu
bãi chờ xuất qua cảng.

CHIẾN LƯỢC TẠO VỊ THẾ CẠNH TRANH

-Năm 2017, Gemadept tiếp tục được Forbes VN vinh danh trong Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất
Việt Nam. Điều này một lần nữa khẳng định sự tin tưởng và đánh giá cao mà cộng đồng và nhà đầu tư
dành cho Gemadept. Mặt khác, điều này cũng phản ánh trung thực trách nhiệm của Gemadept đối với
cộng đồng và nhà đầu tư thông qua việc công ty luôn chú trọng hoạt động quan hệ nhà đầu tư, minh
bạch hóa thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho các cổ đông, nhà đầu tư tiếp cận thông tin về tình hình
hoạt động của Công ty cũng như tiếp nhận ý kiến phản hồi, thắc mắc, đề xuất từ các Cổ đông, nhà đầu
tư và các bên hữu quan.

-Thực hiện nghị quyết Đại hội đồng Cổ đông và các chủ trương của HĐQT, năm 2017-2018 mảng trồng
rừng của Gemadept tập trung chủ yếu vào khâu chăm sóc các diện tích đã trồng; không tiến hành trồng
mới thêm; chuẩn bị cho giai đoạn khai thác mủ.

-Tiếp nối thành công trong lĩnh vực khai thác dịch vụ bến bãi container trong thời gian qua, KGL tiếp tục
mở rộng hoạt động về lĩnh vực Logistics và dịch vụ giá trị gia tăng đối với mặt hàng xe ô tô nhập khẩu
nguyên chiếc.

-Kế hoạch trong năm 2018, Gemadept tiếp tục đầu tư mua thêm 1 tàu container tải trọng 1.060 TEU.
Công ty dự kiến tiếp nhận tàu mới vào đầu tháng 04/2018, nâng tổng số đội tàu biển lên 5 chiếc các loại.

-Với sự hợp tác giữa Gemadept và CJL trong lĩnh vực logistics, công ty hướng đến mục tiêu trở thành nhà
cung cấp dịch vụ logistics & quản trị chuỗi cung ứng toàn diện số 1 tại thị trường Đông Dương và tăng
gấp đôi lợi nhuận mảng logistics trong vòng 3 năm tới.

-Với hàng loạt các chính sách quan trọng được ban hành và chính thức có hiệu lực như Quyết định 200
của Thủ tướng Chính phủ, Luật Hàng hải 2015 hay Hiệp định WTO về tạo thuận lợi thương mại (TFA), …
tất cả đã tạo cho thị trường Logistics Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Và cùng với đó, với vai
trò là một trong những doanh nghiệp đầu ngành, hoạt động Logistics của Gemadept cũng đã có sự
chuyển mình tích cực cả về phạm vi và hiệu quả hoạt động. Không ngừng nỗ lực phát triển dịch vụ đa
dạng về loại hình và lớn mạnh về quy mô, mạng lưới, đầu tư thêm phương tiện vận tải, đội tàu biển và
tàu sông, chuẩn hóa quy trình, tiết kiệm chi phí, tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và ứng
dụng công nghệ thông tin chính là các yếu tố góp phần quan trọng cho sự thành công trong hoạt động
Logistics của Gemadept trong năm qua.

You might also like