You are on page 1of 3

BÀI THẢO LUẬN TUẦN 2:Giao dịch dân sự.

Câu 1: Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối như sau :
Theo Điều 117 BLDS 2015 có quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự :
‘1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với
giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của
luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong
trường hợp luật có quy định.’
Theo Điều 127 của BLDS 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe
dọa, cưỡng ép:
‘Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba
nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung
của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.’
Câu 2: Đoạn của quyết định 512 cho thấy thỏa thuận hoán nhượng đã bị tuyên bố vô
hiệu do có lừa dối như sau :
Việc anh Vinh và người liên quan(ông Trần Bá Toàn và bà Trần Thị Phú Vân- họ hàng
của anh Vinh)… Do vậy giao dịch thỏa thuận hoán nhượng giữa anh Vinh và bà Thu
vô hiệu nên phải áp dụng Điều 132 của BLDS 2015 để giải quyết.
Câu 3: Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ chưa?Nếu có tiền lệ , nêu vắn tắt tiền lệ
anh/chị biết.
Câu 4: Hướng giải quyết trên có còn phù hợp với BLDS 2015 không ?Vì sao?
Hướng giải quyết trên còn phù hợp với BLDS 2015, vì căn cứ theo Điều 127 BLDS
2015 quy định:
‘Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có
quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba
nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung
của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ
ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính
mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân
thích của mình.’
Câu 5: Trong Quyết định số 210, theo Tòa án ai được yêu cầu và ai không được yêu
cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu?
Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, dựa trên quy định BLDS 1995 và BLDS 2005
thì bà Nhất không được yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu vì bà
Nhất không phải là một bên trong giao dịch và ông Tài mới là người có quyền được
yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu.
Câu 6: Trong Quyết định số 210,theo Tòa án , thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp
đồng vô hiệu do lừa dối có còn không ?Vì sao?
Theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng hợp đồng vô hiệu do lừa dối
không còn .
Vì theo Khoản 1 Điều 36 BLDS 2005 thời hạn yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân
sự vô hiệu do lừa dối là 02 năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được thiết lập theo Khoản
1 Điều 132 BLDS 2015 thời hạn yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự do lừa dối
là 02 năm, kể từ ngày người bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị
lừa dối; theo Điều 159 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự quy định trong trường hợp pháp luật
không có quy định về thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu vụ án dân sự là 02 năm, kể từ
ngày người có quyền khởi kiện biết được quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm. Như
vậy, tháng 8 năm 2007, bà Nhất biết ông Nhưỡng giả mạo chữ kí để nhượng đất cho
ông Tài nhưng đến ngày 10/12/2010 mới khởi kiện là đã vượt quá thời hạn 02 năm
nên quyền khởi kiện của bà Nhất đã hết thời hiệu.
Câu 7: Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do
lừa dối, Tòa án có công nhận hợp đồng không ? Vì sao?
Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối,
Tòa án vẫn công nhận hợp đồng.
Vì theo Khoản 1 điều 137 BLDS 2005 và Khoản 1 Điều 131 BLDS 2015 quy định :
‘Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.’Tuy nhiên, trong trường hợp này thời hiệu
yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu đã hết. Khi đã hết thời hiệu khởi kiện thì
giao dịch sẽ không bị tranh chấp về hiệu lực nữa. Như vậy, giao dịch dân sự không bị
Tòa án tuyên bố vô hiệu thì quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên kể từ thời điểm xác
lập không chấm dứt, có nghĩa là hợp đồng đã kí kết trong trường hợp này mặc nhiên
vẫn được Tòa án công nhận.
Câu 8: Câu trả lời cho các câu hỏi trên có khác không nếu áp dụng các quy định tương
ứng của BLDS 2015 vào tình tiết như trong Quyết định số 210 ?
Nếu áp dụng các quy định tương ứng của BLDS 2015 vào tình tiết như Quyết định số
210 thì vụ án này sẽ có hướng giải quyết như sau:
- Về quyền khởi kiện cũng giống như BLDS 2005
- Về thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên giao dịch vô hiệu do bị lừa dối
cũng là 02 năm nhưng khác ở thời điểm bắt đầu tính thời hiệu: Theo Điều 136
BLDS 2005 thì thời hiệu yêu cầu là 02 năm kể từ ngày xác lập giao dịch; Còn
theo Điều 132 BLDS 2015 thì thời hiệu yêu cầu là 02 năm tính từ ngày người bị
lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị lừa dối.
- Theo Khoản 2 Điều 132 BLDS 2015 thì nếu hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên
bố giao dịch vô hiệu do bị lừa dối thì giao dịch có hiệu lực.

You might also like