You are on page 1of 12

BỘ GIÁO 

DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT QUỐC TẾ

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN


SỰ, 
TÀI SẢN VÀ THỪA KẾ
BUỔI THẢO LUẬN TUẦN 3

CHỦ ĐỀ: TÀI SẢN VÀ QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN

Họ và tên: Trịnh Nhã Nguyên


MSSV: 2053801090083
Lớp: TMQT45B1
Buổi thảo luận thứ 3: Tài sản và Quyền đối với tài
sản
*Khái niệm tài sản
Câu 1: Thế nào là giấy tờ có giá ?Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ minh họa
về giấy tờ có giá.
Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được
trong giao lưu dân sự.[1]
Giấy tờ có giá được đề cập tới ở [2]Điều 163 BLDS 2005 và [3]Điều 105
BLDS 2015, tuy nhiên ở cả hai văn bản này đều không nêu cụ thể định nghĩa ‘giấy tờ
có giá’là gì mà chỉ nêu đây là một loại tài sản. Khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam 2010 có đề cập:
‘8.  Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát
hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều
kiện trả lãi và các điều kiện khác.’
Ví dụ về giấy tờ có giá : séc, cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, hối phiếu,… [4]
Câu 2: Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận
sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho câu
trả lời?
Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sở dụng đất, giấy chứng nhận
sở hữu nhà” không là giấy tờ có giá . [6]Theo như Công văn 141/TANDTC-KHXX có
đưa ra nhận định rằng ‘các giấy chứng nhận quyền ở hữu tài sản (Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy đăng ký xe mô tô, xe
máy; Giấy đăng ký xe ô tô…) không phải là giấy tờ có quy định tại Điều 163 của
BLDS 2005’.
Quyết định số 06/2017/QĐ-PT của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa có đề cập
là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về Quyền sử
dụng đất, là văn bản chứng quyền,không phải là tài sản và không thể xem là loại giấy
tờ có giá’.Ở đây, Quyết định số cho rằng giấy chứng quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà không được coi là giấy tờ có giá.
Đối với Bản án số 39/2018/DSST của Tòa án nhân dân huyện Long Hồ tỉnh
Vĩnh Long, Hội đồng xét xử có nêu: ‘Giấy chứng nhận quyền sử dụng là chứng thư
pháp lý để nhà nước xác nhận quyền xác nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở,
tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có gắn liền với đất nên thuộc phạm vi
điều chỉnh của pháp luật dân sự.’Từ đó, có thể thấy Bản án 39 cho rằng giấy chứng
nhận sở dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà không là giấy tờ có giá.

2
Câu 3: Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhân quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận
sở hữu nhà” có là tài sản không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho câu trả lời
không? Vì sao?
Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà” có là tài sản.Cũng như theo Công văn 141/TANDTC-KHXX có
đưa ra nhận dịnh rằng ‘ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu
nhà…không phải là giấy tờ có giá ,thậm chí không được xem là tài sản.’
Quyết định số 06 có cho câu trả lời là; ‘ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
giấy chứng nhận sở hữu nhà… không phải là tài sản’.
Như vậy, ở Quyết định số 06/2017/QĐ-PT của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh
Hòa, Tòa án đã nêu rõ “giấy nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”
không phải là tài sản; còn ở Bản án số 39/2018/DSST của Tòa án nhân dân huyện
Long Hồ tỉnh Vĩnh Long thì xác định đây được xem là chứng thư pháp lý, nên cũng
không được xem là tài sản.
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên quan đến
“giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” nhìn từ khái niệm
tài sản(và nếu có điều kiện, đối, chiếu thêm với pháp luật nước ngoài)?
Hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên quan đến “giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” chưa thỏa đáng nếu nhìn từ khái
niệm tài sản vì: Do giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tồn tại dưới một hình thức vật
chất nhất định, thậm chí có hình dạng cụ thể là giấy tờ, nằm trong khả năng chiếm hữu
của con người, có giá trị sử dụng, Việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thể
tham gia vào giao dịch trao đổi mua bán làm mất đi bản chất tài sản của nó
Câu 5: Nếu áp dụng BLDS 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà có là tài sản không? Vì sao?
Nếu áp dụng BLDS 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giất chứng nhận
sở hữu nhà ở không phải là tài sản. Vì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà không phải là tài sản. Vì nó không phải là vật, tiền, giấy tờ có giá
đồng thời cũng không phải là quyền tài sản, mà nó chỉ là tờ công chứng của các cơ
quan có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền lợi về tài sản của chủ thể. Trường hợp nếu
chủ thể bị mất giấy chứng nhận thì có thể yêu cầu cấp lại. Nó không làm ảnh hưởng gì
đến quyền lợi của chủ sở hữu.
Căn cứ pháp lý: Theo Điều 105 BLDS 2015 quy định khái niệm về tài sản: “1.
Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài
sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.

3
Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan đến
“giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”?
Hướng giả quyết trong Bản án số 39 có liên quan đến “giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” là hợp lý. Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015 thì
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà không phải là tài sản
theo luật định.Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự thì vụ án
không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Tuy nhiên, về nguyên tắc Tòa án
không được từ chối giải quyết vụ án dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Câu 7: Bitcoin là gì?
Bitcoin là một mạng lưới đồng thuận cho phép hình thành một hệ thống thanh
toán mới và đồng thời là một loại ‘tiền ảo’ .Đây là hệ thống thanh toán phi tập trung
peer-to-peer (ngang hàng) đầu tiên được vận hành bởi người dùng mà không có người
trung gian (middlemen) hay tổ chức (central authority).Từ góc độ người dùng, có thể
nhìn nhận Bitcoin giống như ‘một đồng tiền của Internet’.
Về cách thức vận hành, với phần lớn người sử dụng, Bitcoin chỉ đơn giản là
một phần mềm trên điện thoại (mobile app) hay máy tính (computer program) cung
cấp cho họ một ‘ví Bitcoin’ cũng như khả năng giao dịch bằng Bitcoin. Đào sâu hơn,
mạng lưới Bitcoin giống như một cuốn sổ cái công khai (public ledger). Cuốn sổ này
ghi lại tất cả các giao dịch đã thực hiện, cho phép người dùng xác nhận hiệu lực của
bất kỳ giao dịch nào, toàn quyền kiểm soát giao dịch của mình. Cùng đó, người dùng
có thể kiếm được Bitcoin thông qua hình thức “đào”(mining).
]Phần mềm Bitcoin và giao thức (protocol) của nó hoàn toàn công khai trên
Internet và bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra các đoạn mã (code). Không một ai kiểm soát
Bitcoin,mọi người dùng đều điều hành nó.
Câu 8: Theo Tòa án, Bitcoin có là tài sản theo pháp luật Việt Nam không?
Ở Bản án số 22/2017/HC-ST của Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre, phần Nhận
định của Tòa án có trình bày: “Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có bất cứ một văn
bản quy phạm pháp luật nào quy định tiền kỹ thuật số (tiền ảo) là hàng hóa, dịch
vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam.…Trong khi đó,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không chấp nhận tiền ảo là tiền tệ, phương tiện
thanh toán hợp pháp, đồng thời Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày17/10/2014 của
Chính phủ quy định chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi phát hành,
cung ứng và sử dụng
phương tiện thanh toán không hợp pháp như Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự.”
Như vậy, theo Tòa án, hiện nay Bitcoin không được xem là tài sản theo pháp luật Việt
Nam.
Câu 9: Pháp luật nước ngoài có coi Bitcoin là tài sản không? Nếu có, nêu hệ thống
pháp luật mà anh/chị biết.
4
Hiện nay, trên thế giới có khoản 99 trên 246 quốc gia và vùng lãnh thổ
chiếm 44% các nước ủng hộ và không có hạn chế đáng kể về pháp luật với
Bitcoin. 17 quốc gia đưa ra nhiều hạn chế hoặc nghiêm cấm Bitcoin. Hơn 53%
thế giới chưa có thông tin về tính hợp pháp của loại phương tiện giao dịch này.
Nhật Bản:Là đất nước đầu tiên trên thế giới chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin,
cho phép người dân có thể sử dụng Bitcoin hợp pháp để thanh toán. Nhật Bản đang
tiên phong trong việc thu hút dòng tiền đầu tư vào lĩnh vực này và cũng là một trong
những thị trường tiền mã hóa lớn nhất thế giới. Tại Nhật Bản còn có các hiệp hội liên
kết để sử dụng hiệu quả blockchain trong các lĩnh vực như tài chính, bảo hiểm, du
lịch.. thậm chí các hiệp hội liên kết này không chỉ ở qui mô quốc gia mà còn vươn đến
qui mô đa quốc gia với nhiều khu vực khác trên thế giới.
Nhật Bản chính thức thừa nhận bitcoin và các đồng tiền số như là tài sản,
phương tiện thanh toán nhưng không phải là “đồng tiền luật định" (xem Điều 2-5 của
Đạo luật Dịch vụ Thanh toán của Nhật Bản (PSA) ngày 25 tháng 5 năm 2016). Vào
ngày 7 tháng 3 năm 2014, nội các chính phủ Nhật Bản đã đưa ra phán quyết về việc xử
lý hợp pháp các bitcoin. Phán quyết này không coi bitcoin là tiền tệ và trái phiếu theo
Luật ngân hàng hiện hành và các Luật công cụ tài chính và giao dịch, cấm các ngân
hàng và công ty chứng khoán kinh doanh bitcoins. Phán quyết cũng thừa nhận rằng
không có điều luật nào ngăn cấm các cá nhân hoặc pháp nhân không được nhận các
bitcoins để đổi lấy hàng hoá hoặc dịch vụ. Việc đánh thuế có thể được áp dụng cho
bitcoins. Theo tờ Nikkei Asian Review, vào tháng 2 năm 2016, "các nhà quản lý tài
chính Nhật Bản đã đề nghị xử lý các loại tiền ảo như là các phương thức thanh toán
tương đương với các loại tiền tệ thông thường". Thành phố Hirosaki chính thức chấp
nhận các khoản đóng góp bitcoin với mục đích thu hút khách du lịch quốc tế và tài trợ
cho các dự án địa phương[4]. Trong khi hầu hết các nước phương Tây, vốn đi tiên
phong trong các trào lưu mới, khoanh vùng cấm đối với Bitcoin, thì Nhật Bản đã thực
hiện một cách tiếp cận hoàn toàn trái ngược. Từ ngày 1/4/2017, Luật Dịch vụ Thanh
toán (Điều luật về tiền ảo, một phần của Luật Ngân hàng) chính thức công nhận
Bitcoin là một phương tiện thanh toán. Tiếp đó vào tháng 9/2017, Chính phủ Nhật Bản
(FSA) cấp giấy phép hoạt động cho 11 sàn giao dịch Bitcoin tại quốc gia này, và 17
đồng tiền số cũng được phép giao dịch trên 11 sàn giao dịch này
Câu 10: Suy nghĩ của anh/chị về quan điểm của Tòa án đối với Bitcoin trong mối quan
hệ với khái niệm tài sản ở Việt Nam.
Về khái niệm tài sản, Khoản 1 Điều 105 BLDS 2015 quy định:“ Quan điểm của
Tòa án đối với Bitcoin là hợp lý với pháp luật hiện hành ở nước ta.Về định nghĩa,
đồng Bitcoin (ký hiệu: BTC, XBT, ₿) có thể được xem là một loại tiền mã hóa hay tài
sản ảo. Hiện nay về khái niệm này, BLDS hiện hành chưa có ghi nhận. Nếu xét trên
mối quan hệ với khái niệm tài sản đã nêu, nó chưa đảm bảo tính vật lý của các loại
hình tài sản chẳng hạn như “vật, tiền, giấy có giá”. Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015
ghi nhận:“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với
5
đối tượng quyền sở hữu trí tuệ,quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”, cho nên
nếu xem xét Bitcoin là‘quyền tài sản’ thì cũng không đúng, vì Bitcoin mang tính tiền
tệ hơn.
Câu 11: Quyền tài sản là gì?
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao
dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ.Theo quy định tại Điều 450 của BLDS 2015 có
quy định.
Quyền tài sản là quyền trị giá được tính bằng tiền, không đòi hỏi có sự chuyển
giao trong giao dịch dân sự. Đối với quyền tài sản là đối tượng phải đáp ứng được hai
yêu cầu là trị giá được tính bằng tiền và được chuyển giao cho người khác trong giao
dịch dân sự. Quyền tài sản gồm có: quyền sử dụng tài sản thuê, quyền thực hiện hợp
đồng, quyền đòi nợ, quyền trị giá bằng tiền, quyền sở hữu trí tuệ. Các quyền tài sản
khác gắn với nhân thân thì không thể chuyển giao như: quyền cấp dưỡng, quyền thừa
kế, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe.
Quyền tài sản gồm có quyền sử dụng đất, quyền tài sản đối với quyền sở hữu trí
tuệ và các quyền tài sản khác. Quyền tài sản có thể được chia thành hai loại: quyền đối
nhân và quyền đối vật. Quyền đối vật là quyền chủ thể được tác động trực tiếp vào vật
nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình như quyền cầm cố, quyền sở hữu, quyền hưởng hoa
lợi, quyền thế chấp,… Quyền đối nhân là quyền chủ thể này đối với chủ thể khác.
Quyền đối nhân được đáp ứng nếu bên có nghĩa vụ thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ theo
yêu cầu của bên có quyền.
Câu 12: Có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản là quyền
tài sản không?
Theo Điều 115 BLDS 2015 thì quyền thuê, quyền mua tài sản là quyền tài sản
vì: Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối
tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Theo đó:
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, không đòi hỏi phải có sự chuyển
giao trong giao dịch dân sự. Đối với quyền tài sản là đối tượng của giao dịch dân sự
phải đáp ứng được hai yêu cầu là trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao cho
người khác trong giao dịch dân sự. Quyền tài sản bao gồm quyền đòi nợ, quyền sử
dụng tài sản thuê, quyền trị giá bằng tiền, quyền thực hiện hợp đồng, quyền sở hữu trí
tuệ. Những quyền tài sản khác gắn với nhân thân thì không được chuyển giao như
quyền thừa kế, quyền cấp dưỡng, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe.
Quyền tài sản bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ,
quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Câu 13: Đoạn nào của Quyết định số 05 cho thấy Tòa án nhân dân tối cao theo hướng
quyền thuê, quyền mua là tài sản?

6
Đoạn của Quyết định số 05 cho thấy Tòa án nhân dân tối cao theo hướng quyền
thuê, quyền mua là tài sản :“Như vậy, cụ T là người có công với cách mạng, nên được
Quân khu 7 xét cấp nhà số 63 đường B nêu trên theo tiêu chuẩn của sĩ quan quân đội.
Đến thời điểm cụ T chết năm 1995, cụ chưa làm thủ tục mua hóa giá đối với nhà số 63
nêu trên. Theo quy định tại Điều 188 và Điều 634 Bộ luật Dân sự năm 1995, quyền
thuê, mua hóa giá nhà của cụ T là quyền tài sản (trị giá được bằng tiền) và được
chuyển giao cho các thừa kế của cụ T. Do đó, bà H và ông T1 được hưởng thừa kế
quyền thuê, mua hóa giá nhà của cụ T”.
Câu 14: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong
Quyết định số 05 về quyền thuê, quyền mua(trong mối quan hệ với khái niệm tài sản)?
Theo tôi , hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao là đúng đắn. Theo đó, nhà số
63 đường B là tài sản chung của bà H , ông T1 và bà L , bởi vì bà L chỉ được ủy quyền
khi cụ T còn sống cũng như khi cụ T chết để giải quyết các vụ việc liên quan đến ngôi
nhà (cề thủ tục), chứ không phải ủy quền cho bà L sở hữu toàn bộ căn nhà như nhận
định của Tòa án phúc thẩm ; Tòa án sơ thẩm chia cho bà L được hưởng một nủa giá trị
căn nhà,sau đó trừ đi chi phí mua nhà trong phần giá trị một nủa còn lại  rồi mới chia
đều cho bà H , ông T1 và bà L là không đúng. Theo tôi , giá trị căn nhà nên được chia
đều cho cả ba người là bà H , ông T1 và bà L theo quy định cùa pháp luật vì cả ba đều
là con của cụ T và cụ T không để lại di chúc nên phần tài sản cụ để lại phải được chia
đều cho cả ba.
*Căn cứ xác lập quyền sở hữu
Câu 1: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về
khẳng định này của Tòa án?
Trích Quyết định số 111/2013/DS-GĐT của Tòa án nhân dân Tối cao, phần Xét
thấy:“Trong khi đó chị Vân khai gia đình chị ở tại nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954,
lúc đầu là ông nội chị Vân ở, sau này bố chị Vân và chị Vân tiếp tục ở. Mặc dù phía
nguyên đơn khai có đòi nhà đối với gia đình chị Vân từ năm 1975 nhưng không có tài
liệu chứng minh…Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu
ngay tình, liên tục,công khai theo quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật dân sự về xác
lập quyền sở hữu theo thời hiệu…”Nếu như tính từ năm 1954 theo lời khai của chị
Vân, thì tại thời điểm 18/02/2001 là ngày chị Nhữ Thị Vân bán tầng 1 nhà số 2 Hàng
Bút, gia đình chị Vân đã chiếm hữu nhà số 2 Hàng Bút trên 30 năm (47 năm).
Nhận xét: Khẳng định này của Tòa án là chưa thỏa đáng. Nếu xét theo lời khai
của phía Nguyên đơn, thì bên nguyên đơn có đòi nhà đối với gia đình chị Vân từ sau
năm 1975 , tuy nhiên không được đáp ứng. Trong trường hợp đây là sự thật thì thời
gian chiếm hữu căn nhà số 2 Hàng Bút của gia đình chị Vân có thể không tới 30 năm,
và như vậy căn nhà vẫn là tài sản riêng của cụ Dư Thị Hảo. Khẳng định của Tòa án

7
như vậy đã gây bất lợi cho phía nguyên đơn trong khi phía bị đơn cố tình chiếm hữu
tài sản trái pháp luật.
Câu 2: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định chị Vân đã chiếm
hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về
khẳng định này của Tòa án?
Trích Quyết định số 111/2013/DS-GĐT của Tòa án nhân dân Tối cao, phần Xét
thấy:
“Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục,
công khai theo quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật dân sự về xác lập quyền sở hữu
theo thời hiệu…”
Nhận xét: Khẳng định này của Tòa án là chưa thỏa đáng. Điều 180 BLDS 2015
quy định: “Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để
tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu. “Điều 181 BLDS 2015 quy
định về ‘Chiếm hữu không ngay tình’:“Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu
mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản
đang chiếm hữu.”
Trước đó, BLDS 2005 cũng có quy định tại Điều 189:“Người chiếm hữu tài sản
không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và
không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật.”Theo khai
nhận của chị Nhữ Thị Vân, thì nhà số 2 Hàng Bút được ông của chị thuê của cụ Hảo
và nộp tiền thuê nhà cho ông Chính. Như vậy chị thừa nhận đây đã từng là tài sản
thuộc sở hữu của cụ Hảo, gia đình chị thuê nhà của cụ Hảo và trả tiền thông qua con
cụ là ông Chính. Không thể khẳng định đây là chiếm hữu ngay tình khi bản thân chị
biết hành động chiếm hữu này là không có căn cứ pháp luật.
Câu 3: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị
về khẳng định này của Tòa án?
Trích Quyết định số 111/2013/DS-GĐT của Tòa án nhân dân Tối cao, phần Xét
thấy:“Gia đình chị Nhữ Thị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút đã nhiều thế hệ…Gia đình
chị Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai
theo quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật dân sự về xác lập quyền sở hữu theo thờ
ihiệu…”
Nhận xét: Khẳng định này của Tòa án là chưa thỏa đáng. Điều 182 BLDS 2015
quy định về ‘Chiếm hữu liên tục’:“1. Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực
hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyền đối với tài sản đó
hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu
lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản
được giao cho người khác chiếmhữu. “Tuy nhiên, thời điểm giải quyết vụ việc thì

8
BLDS 2015 chưa được áp dụng, nên Tòa án vẫn căn cứ theo BLDS 2005 đưa ra quyết
định. Điều 190 BLDS 2005 quy định:“Việc chiếm hữu tài sản được thực hiện trong
một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về tài sản đó là chiếm hữu liên tục, kể
cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.”
Theo khai nhận, thì sau năm 1975, phía nguyên đơn đã có yêu cầu đòi lại ngôi
nhà số 2 Hàng Bút,tuy nhiên không được sự chấp thuận của phía bị đơn là gia đình chị
Vân. Như vậy thời gian chiếm hữu tài sản này của gia đình chị Vân có thể chưa tới 30
năm và có diễn ra tranh chấp,nên chưa thể coi là chiếm hữu liên tục trên 30 năm được.
Câu 4: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã
chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của
anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
Đoạn của Quyết trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm
hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm là: “Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà
này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định tại khoản 1
Điều 247 BLDS 2005 về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu: “Người chiếm hữu,
người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công
khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành
chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại
khoản 2 điều này”.
Và trong đoạn: “Gia đình chị đã ở lại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu
ngay tình, liên tục, công khai theo quy định tại khoản 1 Điều 247 BLDS 2005 về xác
lập quyền sở hữu theo thời hiệu: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không
có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với
động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời
điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này”.
Nhận xét:Việc Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu công khai nhà
đất có tranh chấp trên 30 năm là chưa hợp lý, chưa được thỏa đáng.Vì đây không thể
coi hành vi chiếm hữu công khai mà phải là hành vi chiếm hữu nhà có chủ sở hữu bất
hợp pháp.
Câu 5: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định cụ Hào không còn là
chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này
của Tòa án?
Đoạn của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định cụ Hào không còn là chủ
sở hữu nhà đất có tranh chấp là “Mặc dù phía nguyên đơn khai có đòi nhà đối với gia
đình chị Vân từ sau năm 1975 nhưng không có tài liệu chứng minh (chỉ có biên bản
hòa giải tại Ủy ban Nhân Dân phường Hàng Bồ năm 2001), đến năm 2004 cụ Hảo mới
có đơn kiện ra tòa án yêu cầu chị Vân trả nhà là không có căn cứ vì thực tế cụ Hảo
không còn là chủ sở hữu căn nhà nêu trên”.

9
Nhận xét: Khẳng định trên của Tòa án là thuyết phục. Căn nhà số 2 Hàng Bút là tài sản
riêng của cụ Hảo (tức đứng tên cụ) và khi ủy quyền quản lý nhà cho con cụ là ông
Chính lại không có giấy tờ chứng minh nên căn cứ Điều 239 Bộ luật Dân sự 2015: tài
sản lúc này là căn nhà là loại tài sản vô chủ. Vì vậy từ lúc cụ Hảo rời căn nhà thì đã
không còn là chủ của tài sản tranh chấp.

Câu 6: Theo anh/chị, gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất
có tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền không? Vì sao?
Theo như nhận định của phía Tòa án thì gia đình chị Vân được phép xác lập
quyền sở hữu đối với tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền, bởi gia
đình chị đã chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai trên 30 năm. Tuy nhiên, một vài
điểm nếu được làm rõ nhiều khả năng sẽ không đảm bảo được điều này.
• Về tính ngay tình của tranh chấp, phía gia đình chị Vân chưa đảm bảo được
yêu cầu này:Theo khai nhận của chị Nhữ Thị Vân, thì nhà số 2 Hàng Bút được ông của
chị thuê của cụ Hảo và nộp tiền thuê nhà cho ông Chính. Như vậy chị thừa nhận đây
đã từng là tài sản thuộc sở hữu của cụ Hảo, gia đình chị thuê nhà của cụ Hảo và trả tiền
thông qua con cụ là ông Chính. Không thể khẳng định đây là chiếm hữu ngay tình khi
bản thân chị biết hành động chiếm hữu này là không có căn cứ pháp luật.
• Về tính liên tục của tranh chấp: Nếu căn cứ theo Điều 182 BLDS 2015, thì gia
đình chị Vân thỏa được yêu cầu này. Tuy nhiên ở thời điểm giải quyết vụ việc, BLDS
2015 chưa được áp dụng và Tòa án vẫn căn cứ theo BLDS 2005. Điều 190 BLDS
2005 quy định: “Việc chiếm hữu tài sản được thực hiện trong một khoảng thời gian mà
không có tranh chấp về tài sản đó là chiếm hữu liên tục, kể cả khi tài sản được giao
cho người khác chiếm hữu.”. Lúc này rõ ràng không thể khẳng định chắc chắn gia đình
chị Vân liên tục chiếm hữu, vì theo lời khai phía nguyên đơn, phía nguyên đơn có liên
hệ đòi lại nhà sau năm 1975 và bị phía bị đơn khước từ.
• Về tính công khai của tranh chấp: Đúng là gia đình chị Vân công khai việc
chiếm hữu ngôi nhà số 2 Hàng Bút, tuy nhiên cần xác định lại tính minh bạch của hành
vi chiếm hữu này. Như vậy, gia đình chị Vân chưa thỏa các điều kiện để được xác lập
quyền sở hữu đối với nhà đất có tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng
quyền. Ngoài ra, cũng cần phải xem xét ngôi nhà số 2 Hàng Bút có thuộc quản lý của
Nhà nước hay không
*Chuyển rủi ro đối với tài sản
Câu 1: Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS? Nêu cơ sở pháp lý
khi trả lời.
Theo quy định của BLDS thì chủ sỡ hữu là người chịu rủi ro đối với tài sản.
Cơ sở pháp lý: Tại khoản 1 Điều 162 BLDS 2015.
10
Câu 2: Tại thời điểm cháy chợ, ai là chủ sở hữu số xoài? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Tại thời điểm cháy chợ, Bà Dung là chủ sở hữu số xoài .
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 161 BLDS 2015: “…Thời điểm tài sản được
chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm
hữu tài sản….”
Câu 3: Bà Dung có phải thanh toán tiền mua ghe xoài trên không? Vì sao? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
Trong tình huống này, Bà Dung phải thanh toán tiền mua ghe xoài.
[]Khoản 1 Điều 161 BLDS 2015 quy định “thời điểm tài sản được chuyển giao là thời
điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản”. Trước
khi rủi ro xảy ra thì bà Dung đã chiếm hữu ghe xoài của bà Thủy, trở thành chủ sở hữu
số tài sản đó.Khoản 1 Điều 162 BLDS 2015 quy định “Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về
tài sản của mình”. Do bà Dung đã là chủ sở hữu của ghe xoài khi sự cố xảy ra, bà là
người phải chịu rủi ro,cùng đó vẫn có nghĩa vụ phải thanh toán tiền mua ghe xoài cho
bà Thủy là 16.476.250 đồng.

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Trích từ tạp chí Luật học số 1/2009 tr.15;
2. BLDS 2005;
3. BLDS 2015;
4.http://baoquocte.vn/bitcoin-dong-luc-moi-cho-nen-
kinh-te-nhat-ban-62625.html;
5.http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tin-tuc/tin-
tuc-ho-tro-boi-duong/item/1771-gi-i-thi-u-v-lu-t-d-ch-v-
thanh-toan-c-a-nh-t-b-n;
6. Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản,
quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế của Đại học Luật
TP.HCM, Nxb. Hồng Đức 2018, Chương I;

7.Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010


8. Lược và dịch từ https://bitcoin.org/en/faq
9. Bộ luật Tố tụng dân sự.

12

You might also like