You are on page 1of 13

MỤC LỤC

NGÀNH HỌC: ĐIỆN TỬ TRUYỀN THÔNG ................................................................ 2


HỌC PHẦN: THỰC HÀNH CHUYÊN SÂU - MẠNG VIỄN THÔNG .......................... 2
1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................................. 2
1.1 Tổng quan về giao thức Distance Vector ........................................................... 2
1.2 Một vài đặc điểm của giao thức định tuyến Distance Vector : ............................ 2
1.3 Giao thức định tuyến RIP .................................................................................. 3
1.4 Routing Loop và các cơ chế chống loop ............................................................ 4
2 CÁC BÀI THỰC HÀNH/THÍ NGHIỆM: ................................................................ 6
2.1 BÀI THỰC HÀNH SỐ 1: ................................................................................. 6
Tên bài: BTH-HT-RIP: Tìm hiểu về định tuyến RIP .................................................... 6
2.1.1 MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:.......................................................................... 6
2.1.1.1 Mục đích: ............................................................................................ 6
2.1.1.2 Yêu cầu: .............................................................................................. 6
2.1.1.3 Thời gian thực hiện ............................................................................. 6
2.1.1.4 Nhóm thực hành .................................................................................. 6
2.1.2 CHUẨN BỊ: ............................................................................................... 6
2.1.2.1 Lý thuyết:............................................................................................ 6
2.1.2.2 Mô hình thực hiện, trang thiết bị dụng cụ ............................................ 7
2.1.3 NỘI DUNG:............................................................................................... 7
2.1.3.1 Các bước thực hiện ............................................................................. 7
2.1.3.2 Phần nâng cao: .................................................................................... 8
2.1.3.3 Ghi nhận phân tích kết quả: ................................................................. 8
2.1.4 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: .................................................................... 12

1
NGÀNH HỌC: ĐIỆN TỬ TRUYỀN THÔNG
HỌC PHẦN: THỰC HÀNH CHUYÊN SÂU - MẠNG VIỄN THÔNG
BÀI THỰC HÀNH GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN RIP

1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Tổng quan về giao thức Distance Vector


Thuật ngữ distance vector mô tả về cách một router biết thông tin về các tuyến
đường khác. Distance vector nghĩa là các tuyến đường được quảng bá như những
vector khoảng cách. Distance được quyết định bởi metric, chẳng hạn như hop-
count, và được chỉ dẫn 1 cách đơn giản thông qua next-hop router hay exit
interface.

Hình 1: Tổng quan về Distance Vector


Các giao thức thuộc họ Distance Vector hoạt động theo nguyên tắc "hàng xóm",
nghĩa là mỗi router sẽ gửi bảng thông tin định tuyến của chính mình cho tất cả các
router được nối trực tiếp với mình .Các router này sau đó so sánh với bảng định
tuyến mà mình hiện có và kiểm tra xem tuyến đường của mình và tuyến đường
mới nhận được, tuyến đường nào tốt hơn sẽ được cập nhật. Các routing-update sẽ
được gởi theo định kỳ (30 giây với RIP , 60 giây đối với RIP-novell , 90 giây đối
với IGRP) . Do đó , khi có sự thay đổi trong mạng , các router sẽ nhận biết được
phân đoạn mạng nào bị down.

Một router sử dụng giao thức định tuyến theo dạng distance vector không thể
biết trọn vẹn tuyến đường đến đích, thay vào đó, nó chỉ biết 2 điều sau:
- Để đến đích cần đi qua đường nào, hay nói 2 cách đơn giản là packet cần đi
qua interface nào để đến đích.
- Khoảng cách đến đích là bao xa.

1.2 Một vài đặc điểm của giao thức định tuyến Distance Vector :
- Time to convergence (thời gian hội tụ):

2
Hội tụ chậm là đặc điểm chung của nhóm giao thức định tuyến Distance Vector.
Do việc cập nhật theo chu kì ( 30s với RIP , 90s với IGRP) , và chỉ gửi cập nhật
tới router hàng xóm nên việc hội tụ trong mạng sử dụng càng nhiều router thì càng
chậm , hội tụ chậm cũng là nguyên nhân chính gây ra việc sai lệch trong bảng định
tuyến và gây nên hiện tượng loop.
- Scalability (khả năng mở rộng):
Khả năng mở rộng quyết định kích thước của mạng .Distance vector phù hợp
với các mạng nhỏ, đơn giản như mạng các công ty trong một thành phố , phù hợp
với mạng có tính ổn định, ít có sự thay đổi về định tuyến, nếu có sự thay đổi thì
việc cấu hình cũng đơn giản.
- Classless (phân chia địa chỉ mạng):
Những giao thức định tuyến classless sẽ chứa subnet trong quá trình update.
Điều này sẽ hỗ trợ rất tốt cho VLSM và tốt hơn cho việc tổng hợp các tuyến
đường. Những giao thức classful không bao gồm subnet mask trong quá trình
update và do đó sẽ không hỗ trợ được VLSM. Giao thức định tuyến hỗ trợ
classless bao gồm có RIPv2 … , còn RIPv1 và IGRP thuộc loại classfull.
- Resource usage (sử dụng tài nguyên hệ thống):
Tài nguyên hệ thống được sử dụng ở đây bao gồm rất nhiều thứ như bộ nhớ,
CPU, băng thông… Việc trao đổi toàn bộ bảng định tuyến theo chu kì gây nên sự
lãng phí một lượng bandwidth nhất định (mặc dù mạng không có sự thay đổi nào).
Tuy nhiên việc sử dụng giải thuật tìm đường đơn giản cộng với hệ thống metric
đơn giản giúp cho router không phải xử lý nhiều , không tốn nhiều bộ nhớ cũng
như giúp cho việc xử lý nhanh hơn.

1.3 Giao thức định tuyến RIP


a) Định nghĩa:
RIP – Viết tắt của Routing Information Protocol , là giao thức định tuyến điển
hình theo kiểu Distance Vector. Nó đều đặn gửi toàn bộ bảng định tuyến ra tất cả
các active interface theo chu kỳ là 30 giây. RIP chỉ sử dụng metric là hop-count để
tính ra tuyến đường tốt nhất tới mạng phía xa.
Thuật toán mà RIP sử dụng để xây dựng nên bảng định tuyến là Bellman-Ford.
Nó có các đặc điểm như sau:
- Hop count được sử dụng để tính metric và xác định tuyến đường sẽ được lựa
chọn.

3
- Nếu hop count của mạng lớn hơn 15, RIP không thể xác định được tuyến
đường đến mạng đó.
- Routing updates được broadcast hay multicast sau mỗi 30s (theo mặc định).
b) Các giá trị về thời gian (RIP Timers)
- Route update timer: là khoảng thời gian trao đổi định kỳ thông tin định tuyến
của router ra tất cả các active interface. Thông tin định tuyến ở đây là toàn bộ bảng
bảng định tuyến, giá trị thời gian là 30 giây.
- Route invalid timer: là khoảng thời gian trôi qua để xác định một tuyến là
invalid. Nó được bắt đầu nếu hết thời gian hold time mà không nhận được update,
sau khoảng thời gian route invalid timer nó sẽ gửi một bản tin update tới tất cả các
active interface là tuyến đường đó là invalid.
- Holddown timer: giá trị này được sử dụng khi thông tin về tuyến này bị thay
đổi. Ngay khi thông tin mới được nhận, router đặt tuyến đường đó vào trạng thái
hold-down. Điều này có nghĩa là router không gửi quảng bá cũng như không nhận
quảng bá về tuyến đường đó trong khong thời gian Holddown timer này. Sau
khoảng thời gian này router mới nhận và gửi thông tin về tuyến đường đó. Tác
dụng về giá trị này là giảm thông tin sai mà router học được. Giá trị mặc định là
180 giây.
- Route flush timer: là khoảng thời gian được tính từ khi tuyến ở trạng thái
không hợp lệ đến khi tuyến bị xoá khỏi bảng định tuyến. Giá trị Route invalid
timer phải nhỏ hơn giá trị Route flush timer vì router cần thông báo tới neighbor
của nó về trạng thái invalid của tuyến đó trước khi local routing được update.

1.4 Routing Loop và các cơ chế chống loop

Hình 2: Routing loop

4
- Khi mạng ở trạng thái ổn định ,tất cả các router đều xem các tuyến đường tới
các mạng là tốt. Router C biết rằng , đường tới Network 1 phải qua router B với
metric là 3.
- Vì một lý do nào đó, Network 1 bị down
Router E gửi 1 bản update tới RouterA thông báo : N1 down . Router B,D được
kết nối trực tiếp với A nên nhanh chóng được cập nhật. Tuy nhiên lúc này Router
C chưa được cập nhật thông tin trên, Router C vẫn tiếp tục gửi 1 bản cập nhật tới
B,D là đường tới Network 1 vẫn tồn tại, muốn tới N1 hãy đi qua tôi. Router B,D
lại cập nhật lại bảng định tuyến của mình là Network 1 vẫn tốt. Quá trình lặp đi
lặp lại không dừng khi có 1 gói tin từ Router C muốn tới Network1 , gói tin sẽ đi
lần lượt từ C rồi qua B rồi lại quay về C ,… Routing loop
- Để hạn chế diễn ra tình trạng loop trên mạng ,người ta đã đưa ra các giải pháp:
a) Split horizon:
Split horizon được sử dụng để đảm bảo rằng thông tin về một route do một
router phát ra không quay lại chính nó.
b) Hold-down Timer:
Khi router nhận được thông tin về một route là unreachable, router sẽ đánh dấu
route đó và đặt nó vào trạng thái hold-down (Router đặt bộ định thời bằng thời
gian hold-down). Trong thời gian hold-down, router vẫn tiếp tục dùng route đó để
forward gói tin, nhưng sẽ bỏ qua tất cả các thông tin về route với thông số metric
bằng hoăc xấu hơn metric router đang có về route đó .
Hold-down timer bị reset khi thời gian hold-down đã hết, hoặc router nhận
được thông tin về route với metric tốt hơn metric nó đang giữ.
c) Poison reverse update:
Là bản update đặc biệt được gửi từ router connect với 1 network down tới các
router neighbor của mình ( khong bao gồm router có network bị down ) rằng
đường route tới network đó là infinity.
Khi một router phát hiện ra một route R bị down (router không nhận được bản
tin update từ router neighbor mà từ đó nó học được route R), router sẽ đặt giá trị
metric của route R bằng giá trị không xác định (infinite) và gửi đi trong bản tin cập
nhật định tuyến để thông báo với các router trên mạng rằng route R unreachable.
d) Trigger update:

5
Trigger updates là bản update được gửi ngay khi có route bị fail, không cần chờ
đến thời gian định kỳ để gửi update.

2 CÁC BÀI THỰC HÀNH/THÍ NGHIỆM:

2.1 BÀI THỰC HÀNH SỐ 1:

Tên bài: BTH-HT-RIP: Tìm hiểu về định tuyến RIP

2.1.1 MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

2.1.1.1Mục đích:
Giúp sinh viên :
- Có kiến thức cơ bản về giao thức định tuyến Distance vector
- Nắm vững hoạt động của giao thức định tuyến RIP
- Có khả năng cấu hình hoàn chỉnh 1 mạng chạy giao thức định tuyến RIP
- Hiểu rõ các ưu điểm và nhược điểm , ứng dụng của giao thức định tuyến RIP

2.1.1.2Yêu cầu:
- Sinh viên nắm được các lệnh cơ bản về cấu hình IP/subnet , cấu hình router
- Sinh viên có kiến thức về Routing classfull và classless

2.1.1.3Thời gian thực hiện


Khoảng 15-20 phút

2.1.1.4Nhóm thực hành


Gồm 5 sinh viên

2.1.2 CHUẨN BỊ:

2.1.2.1Lý thuyết:
- Lý thuyết về giao thức định tuyến Distance vector
- Hoạt động của giao thức định tuyến RIP

6
2.1.2.2Mô hình thực hiện, trang thiết bị dụng cụ

Hình 3: RIP topology


Điều kiện:
- Máy tính cài đặt phần mêm giả lập GNS3 , đã cài đặt các IOS của router

2.1.3 NỘI DUNG:

2.1.3.1Các bước thực hiện


- Thực hiện đấu nối các router theo hình Ring giống như topo đã vẽ.
- Lần lượt thực hiện các bước cấu hình trên từng router R1, R2, R3, R4 theo
thứ tự câu lệnh sau:
- Cấu hình địa chỉ IP cho các Interface đấu nối:

Router X(config)#Interface fastethernet x/x


Router X(config-if)#ip address 10.1.x.x 255.255.255.0

- Cấu hình địa chỉ Interface Loopback trên mỗi router:

Router X(config)#Interface Loopback 0


Router X(config-if)#ip address x.x.x.x 255.255.255.255

- Cấu hình Enable chức năng giao thức định tuyến RIP

7
Router X(config)#router rip

- Thực hiện khai báo các dải mạng quảng bá

Router X(config-router)#network x.0.0.0


Router X(config-router)#network 10.0.0.0

2.1.3.2Phần nâng cao:


- Sau khi mạng đã hội tụ (ping thành công đến tất cả các địa chỉ), thực hiện
cấu hình RIP version 2

Router X(config-router)#version 2

- Thực hiện bỏ chức năng Auto summary:

Router X(config-router)#no auto summary

- Thực hiện thay đổi các tham số timer :

Router X(config)#router rip


Router X(config-router)#timers basic <update> <Invalid>
<Holddown> <flushed>

2.1.3.3Ghi nhận phân tích kết quả:

 Kết quả mong muốn


- Các router học được thông tin định tuyến toàn mạng qua giao thức RIP
- Gói tin đi đúng đường khi ping từ loopback của router 1 tới loopback của
router 4
- Thời gian hội tụ của mạng thay đổi khi thay đổi các tham số time

 Kết quả thực hiện


- Kiểm tra thông tin định tuyến trên mỗi router:
Sử dụng lệnh show ip route trên router để hiển thị kết quả

8
- Kiểm tra thông tin cập nhật trong quá trình trao đổi bảng định tuyến, địa chỉ
đích dùng để gửi thông tin trao đổi, các subnet mask. Rip tự động summari để
giảm kích thước bảng thông tin định tuyến
Sử dụng lệnh Debug ip rip để hiển thị thông tin trong quá trình trao đổi

- Thông tin về giao thức định tuyến sử dụng và các địa chỉ quảng bá:

9
Sử dụng lệnh show ip protocols để hiển thị kết quả về giao thức định tuyến
đang sử dụng trên router

- Thông tin về định tuyến học qua giao thức RIP:


Sử dụng lệnh show ip rip database để hiển thị thông tin dữ liệu định tuyến RIP

- Kiểm tra kết nối:


Sử dụng lện ping từ các router đến địa chỉ 4.4.4.4 để kiểm tra kết nối

10
- Sau khi thực hiện enable giao thức định tuyến Rip version 2, kiểm tra lại bảng
định tuyến và so sánh các thông tin định tuyến thay đổi .
Dùng lệnh show ip route để kiểm tra thông tin bảng định tuyến :

- Kiểm tra lại thông tin cập nhật trong quá trình trao đổi bảng định tuyến . Địa
chỉ đích dùng để gửi thông tin trao đổi , các subnet mask.
Dùng lệnh debug ip rip để xem thông tin trong quá trình trao đổi.

11
2.1.4 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
1. Số metric tối đa trong giao thức định tuyến RIP ?
a) 14
b) 15
c) 16
d) 17
2. Giá trị Administrative Distance của RIP ?
a) 80
b) 90
c) 110
d) 120
3. Thông tin trao đổi giữa các router sau mỗi 30s ?
a) Tuyến đường bị lỗi
b) Mạng bị lỗi
c) Một phần bảng định tuyến
d) Toàn bộ bảng định tuyến
4. Giá trị Flush Timer ?
a) 80
b) 90
c) 110
d) 240

12
5. Thời gian để Router xóa 1 tuyến đường khỏi bảng định tuyến của nó
?
a) 180
b) 360
c) 420
d) 600(180s Invalid + 180s holddown + 240s Flush )

13

You might also like