You are on page 1of 14

BÀI TẬP MÔN LUẬT DÂN SỰ

Bài thảo luận thứ tư: Bảo vệ quyền sở hữu


Lớp TM44-B3
Nhóm DSB3.1
Họ và tên MSSV
1 Trần Anh Thư 1953801011289
2 Nguyễn Kiều Anh Thy 1953801011297
3 Hoàng Thị Quỳnh Trang 1953801011307
4 Bùi Thị Diễm Trinh 1953801011312
5 Trần Thị Phương Trinh 1953801011315
6 Phạm Thị Thanh Trúc 1953801011317
7 Đặng Duy Trung 1953801011318
8 Võ Thị Lan Vi 1953801011335

Bài tập 1: Đòi động sản từ người thứ ba


Câu 1. Trâu là động sản hay bất động sản? Vì sao?
- Trâu là động sản. Vì theo điều 167 BLDS 2005 và điều 107 BLDS 2015 quy
định, “trâu” không thuộc nhóm tài sản bất động sản.
“1. Bất động sản là các tài sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà,
công trình xây dựng đó;
c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
d) Các tài sản khác do pháp luật quy định.
2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.”
=> Vì vậy, dựa vào Khoản 1, Điều 107 BLDS 2015 nêu trên thì trâu không thuộc
nhóm bất động sản. Do đó, theo Khoản 2 của Điều này thì trâu thuộc động sản.
Câu 2. Trâu có là tài sản phải đăng kí quyền sở hữu không ? Vì sao?
- Theo điều 106 BLDS 2015 quy định “Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài
sản là động sản thì không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký
tài sản có quy định khác”.
Mà ở đây, trâu là động sản. Vì vậy, trâu là tài sản không phải đăng kí quyền
sở hữu.
Câu 3. Đoạn nào của Quyết định cho thấy trâu có tranh chấp thuộc quyền sở
hữu của ông Tài?
- Căn cứ theo đoạn “Căn cứ vào lời khai của ông Triệu Tiến Tài (BL
06,07,08), lời khai của các nhân chứng là anh Phúc (BL 19), anh Chu (BL
20), anh Bảo (BL 22) và kết quả giám định con trâu đang tranh chấp (biên
bản giám định ngày 16-08-2004, biên bản xác minh của cơ quan chuyên
môn về vật nuôi ngày 17-8-2004, bản diễn giải biên bản kết quả giám định
trâu ngày 20-8-2004), (BL 40,41,41a,42) thì có đủ cơ sở xác định con trâu
cái màu đen 4 năm 9 tháng tuổi mới sấn mũi lần đầu và con nghé đực
khoảng 3 tháng tuổi là thuộc sở hữu hợp pháp của ông Triệu Tiến Tài.”
Câu 4. Thế nào là chiếm hữu tài sản và ai đang chiếm hữu trâu trong hoàn
cảnh tranh chấp trên?
- Theo Điều 179 BLDS 2015 quy định về khái niệm chiếm hữu:
“1. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
2. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không
phải là chủ sở hữu.
Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập
quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 và
236 của Bộ luật này.”
Trong hoàn cảnh có tranh chấp trên, người đang chiếm hữu trâu là ông Hà Văn
Thơ.
Câu 5. Việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh của ông Dòn có căn cứ pháp luật
không? Vì sao?
- Theo Điều 183 BLDS 2005 quy định:
“Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong các trường hợp
sau đây:
1. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
2. Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản;
3. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp
với quy định của pháp luật;
4. Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở
hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các
điều kiện do pháp luật quy định;
5. Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp
với các điều kiện do pháp luật quy định;
6. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.”
Vì ông Dòn không thuộc các trường hợp trên, nên việc chiếm hữu của ông Dòn là
không có căn cứ pháp luật.
Câu 6. Thế nào là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời?
–  Căn cứ vào Điều 189 , BLDS 2005  quy định về chiếm hữu không có căn cứ
pháp luật nhưng ngay tình
“Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại Điều 183 của Bộ luật này
là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người
chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có
căn cứ pháp luật.”

Câu 7. Người như hoàn cảnh của ông Dòn có là người chiếm hữu nay tình
không? Vì sao?
- Ông Dòn trong trường hợp này hoàn toàn là người chiếm hữu ngay tình vì
như điều 189 BLDS 2005, ông Dòn hoàn toàn không biết tài sản này ( con
trâu cái) không có căn cứ pháp luật.
Câu 8. Thế nào là hợp đồng có đền bù và không đền bù theo quy định về đòi
tài sản trong BLDS?
- Theo điều 167, BLDS 2015, “ Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không
phải đăng kí quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp
người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không
có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng
này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữa có quyền đòi lại động sản nếu
động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bij chiếm hữu ngoài ý
chí của chủ sở hữu”
Câu 9. ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù hay không có
đền bù? Vì sao?
- Theo tôi, giao dịch của ông Dòn chỉ là giao dịch miệng, nhưng ông là chủ sở
hữa ngay tình với tài sản ( con trâu cái) nên giao dịch ông là giao dịch có
đền bù, vì ông không phải trả them gì và vẫn được giữ lại tài sản( con trâu
cái) cho mình.
Câu 10. Trâu có tranh chấp có phải bị lấy cắp, bị mất hay bị chiếm hữu ngoài
ý chí của ông Tài không?
- Có
Câu 11. Theo Tòa dân sự TAND tối cao, ông Tài được đòi trâu từ ông Dòn
không? Đoạn nào của quyết định cho câu trả lời?
- Ông Tài được quyền đòi lại trâu từ ông Dòn vì ồn Thơ là người chiếm hữu
tài sản không có căn cứ pháp luật và giao cho ông Dòn quản lý.
- Căn cứ đoạn: “Tòa án phúc thẩm nhận định con trâu mẹ và con nghé con là
của ông Tài là đúng nhưng lại cho rằng con trâu cái đang ở ông Dòn quản lý
nên ông Tài phải khởi kiện ông Dòn và quyết định chỉ buộc ông Thơ phải trả
lại giá trị con nghé là 900.000đ, bác yêu cầu của ông Tài đòi lại con trâu mẹ
là không đúng pháp luật.”
Câu 12. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa dân sự TAND tối
cao?
- Hướng giải quyết đúng và có căn cứ. Ông Thơ là người chiếm đoạt tài sản
không có căn cứ pháp luật (theo Khoản 2 Điều 165 BLDS 2015) và ông Tài
có quyền sở hữu đói với tài sản của mình (theo ĐIều 163,164 BLDS 2015)
Câu 13. Khi ông Tài không đòi được trâu từ ông Dòn thì pháp luật hiện hành
có quy định nào bảo vệ ông Tài không?
- Có. Theo Khoản 2 Điều 164 BLDS 2015. Chủ sở hữu có quyền yêu cầu Tòa
án cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc nguời có hành vi xâm phạm
quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vic ản trở trái pháp luật việc thực
hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt
hại.
Câu 14. Khi ông Tài không đòi được trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã thụ hưởng
ông Tài được quyền yêu cầu ai trả giá trị con trâu. Đoạn nào của Quyết định
cho câu trả lời?
- Ông Tài được yêu cầu ông Thơ trả giá trị con trâu.
- Căn cứ: Tại bản án sơ thẩm số 10/DSST 30/08/2004 Tòa án nhân dân huyện
Văn Bàn quyết định buộc ông Hà Văn Thơ có trách nhiệm và nghĩa vụ hoàn
lại giá trị 02 con trâu cho ông Triệu Tiến Tài với số tiền là 5.900.000đ trong
đó giá trị trâu mẹ 4 tuổi 9 tháng là 5.000.000đ con nghé đực 3 tháng tuổi là
900.000đ.
Câu 15. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của TAND tối cao.
- Hướng giải quyết của TAND tối cao là có căn cứ. Theo Khoản 1 Điều 166
BLDS 2015 chủ sowe hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền
đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về
tài sản không có căn cứ pháp luật.
Bài tập 2: Đòi bất động sản từ người thứ ba
Câu 1. Đoạn nào của Quyết định cho thấy quyền sử dụng đất tranh chấp
thuộc sử dụng hợp pháp của con cụ Ba và đang được ông Vĩnh chiếm hữu?
- Đoạn Quyết định cho thấy quyền sử dụng đất tranh chấp thuộc sử dụng hợp
pháp của con cụ Ba và đang được ông Vĩnh chiếm hữu:
“ Nay vợ chồng cụ Ba đã chết thì các con của cụ Ba được thừa kể tài sản này. Nhà
của cụ Ba, ông Vĩnh đã phá đi không còn, khi ông Vĩnh phá nhà, các con cụ Ba
không chứng minh được đã có khiếu nại, nên chỉ còn đất tranh chấp thuộc quyền
sử dụng hợp pháp của các con cụ Ba. ”
Câu 2. Đoạn nào của Quyết định cho thấy ông Tòa án xác định ông Vĩnh
chiếm hữu ngay tình quyền sử dụng đất tranh chấp?
- Đoạn quyết định cho thấy ông Tòa án xác định ông Vĩnh chiếm hữu ngay
tình quyền sử dụng đất tranh chấp:
“Khi ông Vĩnh mua nhà đất của vợ chồng bà Thu thì nhà đã được cấp giấy chứng
nhận quyền sở hữu, nên ông Vĩnh mua nhà đất này là hợp pháp: Nay ông Vĩnh
cũng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở, nên
xác định ông Vĩnh là người mua bán tài sản tranh chấp ngay tình.”
Câu 3. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án cho thấy ông Vĩnh là người ngay
tình.
- Việc Tòa án cho thấy ông Vĩnh là người ngay tình là hoàn toàn đúng với quy
định pháp luật. hn
- Theo Điều 180 BLDS 2015: “ Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu có
căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.”
 Khi ông Vĩnh mua nhà của bà Thu thì nhà đã được cấp giấy chứng nhận
quyền sở hữu cho bà Thu nên ông mua nhà hợp pháp và sau đó cũng
được cấp giấy chứng nhận sở hữu cho ôn nên việc ông không biết và
không thể biết nhà đất ông mua có tranh chấp là hợp lí.
Câu 4 . Trên cơ sở các quy định hiện hành , ông Vĩnh có phải hoàn trả quyền
sử dụng đất tranh chấp cho các con cụ Ba không ? Vì sao ? Nêu cơ sở pháp lý
khi trả lời ?
- Trên cơ sở các quy định hiện hành thì ông Lê Văn Vĩnh phải hoàn trả quyền sử
dụng đất tại khu vực số 02 Nguyễn Thái Học cho các con của cụ Ba .Vì khi ông
Vĩnh mua nhà đất của vợ chồng bà Lê Thị Thu thì nhà đã được cấp giấy chứng
nhận quyền sở hữu , nên ông Vĩnh mua nhà đất này là hợp pháp .Nay ông Vĩnh
cũng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, nên
ông Vinh là người mua bán tài sản tranh chấp ngay tình .
Các cơ sở pháp lý có thể áp dụng cho câu trả lời trên :
- Theo Khoản 1 Điều 163 BLDS 2015 có nói “Không ai có thể bị hạn chế, bị tước
đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản”.
- Theo điều 255 BLDS 2005 “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự
bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng
những biện pháp theo quy định của pháp luật”.

Câu 5. Tòa án Tối cao đã có hướng giải quyết bảo vệ các con cụ Ba như thế
nào và hướng giải quyết này đã có trong văn bản chưa . Vì sao ?
- Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao là không chấp nhận việc Tòa
sơ thẩm và Tòa phúc thẩm bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn . Xác định ông
Vĩnh là người tranh chấp tài sản ngay tình và yêu cầu bồi thường cho con cụ
Ba .
- Hướng giải quyết này chưa có trong văn bản vì Tòa án chưa xác định được
ai sẽ là đối tượng bồi thường cho con của cụ Ba . Cần phải làm rõ việc ông
Sơn hay ông Đạo là người bán mảnh đất đó , và số tiền bán có phải để xây
dựng trường mẫu giáo hay không . Nếu có thì phải liên hệ với người quản lý
để biết ai là người có nghĩa vụ bồi thường . Đồng thời làm việc với Ủy ban
nhân dân thành phố Quy Nhơn xem xét cấp lại mảnh đất có giá trị tương
ứng để tập thể không phải bồi thường cho nguyên đơn .

Câu 6 . Suy nghĩ của anh, chị về hướng giải quyết bảo vệ các con của cụ ba
nêu trên .
- Việc tòa án đưa ra quyết định như trên là hoàn toàn hợp lý . Vì làm thế thì
các người con của cụ Ba sẽ không bị mất quyền lợi và ông Vĩnh cũng không
bị ảnh hưởng về quyền sở hữu đất và quyền sở hữu nhà

Bài tập 3:Lấn chiếm tài sản liền kề


Câu 1. Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy ông Hậu đã lấn sang đất
thuộc quyền sử dụng của ông Trê, bà Thi và phần lấn cụ thể là bao nhiêu?
- Đoạn của Quyết định số 23 cho thấy ông Hậu đã lấn sang đất thuộc quyền sử
dụng của ông Trê, bà Thi:
“Toà án cấp phúc thẩm buộc ông Hậu trả 132,8 m2 đất đã lấn chiếm nhưng là đất
trống do ông Trê và bà Thi, còn phần đất ông Hậu cũng lấn chiếm nhưng đã xây
dựng nhà (52,2 m2) thì giao ông Hậu sử dụng nhưng phải thanh toán giá trị quyền
sử dụng đất cho ông Trê và bà Thi là hợp tình hợp lý”.
“Tuy nhiên, ngoài diện tích 52,2 m2 nêu trên, căn nhà của ông Hậu còn có hai
máng xối đúc bê tông chiếm khoảng không trên phần đất của ông Trê và bà Thi có
diện tích 10,71 m2 chưa
được Toà án sơ thẩm và Toà án phúc thẩm xem xét buộc ông Hậu phải tháo dỡ
hoặc phải thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho ông Trê và bà Thi là chưa đảm
bảo quyền lợi hợp pháp của ông Trê và Thi”.
“Mặt khác, theo báo cáo của Cơ quan Thi hành án và theo khiếu nại của ông Trê,
thì ngoài căn nhà nằm trên diện tích 52,2 m2 Toà án các cấp giao cho ông Hậu sử
dụng, còn có một căn nhà phụ có diện tích 18,57 m2 của ông Hậu xây dựng trên
diện tích đất mà Toà án các cấp buộc ông Hậu trả lại cho ông Trê, bà Thi nhưng
Toà án các cấp cũng chưa xem xét giải quyết, gây khó khăn cho việc thi hành án”.
- Phần lấn cụ thể như sau:
+ 132,8 m2 đất trống.
+ 52,2 m2 đất đã xây dựng nhà.
+ 10,71 m2 hai máng xối đúc bê tông chiếm khoảng không trên phần đất của ông
Trê.
+ 18,57 m2 đất đã xây dựng một căn nhà phụ.
Do vậy, phần lấn chiếm tổng cộng là 214,28 m2.
Câu 2. Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy gia đình ông Hòa đã lấn sang
đất (không gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền sử dụng của gia đình ông
Trụ, bà Nguyên?
- Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy gia đình ông Hòa đã lấn sang đất
(không gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trụ,
bà Nguyên:
“Quá trình giải quyết vụ án, Toà án sơ thẩm và Toà án phúc thẩm xác định gia đình
ông Hoà làm 4 ô văng cửa sổ, một máng bê tông chờm qua phần đất thuộc quyền
sử dụng của gia đình ông Trụ, bà Nguyên nên quyết định buộc gia đình ông Hoà
phải tháo dỡ là có căn cứ. Tuy nhiên, dưới lòng đất sát tường nhà ông Hoà có ông
nước do gia đình ông Hoà chôn, nhưng Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc
thẩm không buộc gia đình ông Hoà phải tháo dỡ là không đúng, không đảm bảo
được quyền lợi của gia đình ông Trụ”.
Câu 3. BLDS có quy định nào điều chỉnh việc lấn chiếm đất, lòng đất và
không gian thuộc quyền sử dụng của người khác không?
- Bô ̣ luâ ̣t Dân sự năm 2005 có quy định điều chỉnh viê ̣c lấn chiếm đất,lòng
đất,không gian thuô ̣c quyền sử dụng của người khác. Cụ thể là Khoản 2,
Khoản 3, Điều 265 của Bô ̣ luâ ̣t Dân sự 2005 về nghĩa vụ tôn trọng ranh giới
giữa các bất đô ̣ng sản.
“2. Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo
chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch
xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm
ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác. Người sử dụng đất
chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền
sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây
vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có
thoả thuận khác.
3. Trong trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng thì người
sử dụng đất có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung; không được lấn,
chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách.”
Câu 4: Ở nước ngoài, việc lấn chiếm như trên được xử lý như thế nào
- Ở nước ngoài, cụ thể là pháp luật của Pháp với Bộ luật Dân sự Napoleon
việc lấn chiếm được xử lý nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia, để
đảm bảo tính hợp lý và công bằng. Chẳng hạn: Điều 675: “Chủ sở hữu bất
động sản liền kề không được trổ cửa sổ hoặc lỗ cửa vào bức tường chung dù
bằng bất cứ cách nào, kể cả khi có lắp kính mờ, trừ trường hợp được chủ sở
hữu bất động sản liền kề bên kia đồng ý”.
1. Điều 671: “Chỉ được phép trồng những cây to, cây nhỡ, cây nhỏ gần giới
hạn đất láng giềng theo khoảng cách được xác định theo những quy định cụ
thể hiện hành hoặc những thông lệ được thừa nhận. Nếu không có những
quy định hoặc thông lệ thì cây mọc cao trên 2 mét phải trồng cách đường
giới hạn phân cách hai bất động sản là 2 mét, đối với các cây trồng khác là
nửa mét”.
2. Điều 673: “Chủ sở hữu bất động sản có quyền buộc bên hàng xóm phải
cắt bỏ các cành cây mọc vươn sang đất của mình. Nếu hoa quả ở các cành
cây tự nhiên rụng xuống thì chủ sở hữu đất bị cành cây vươn sang được
hưởng. Nếu rễ cây hoặc cành nhỏ mọc vươn sang đất người khác thì người
đó có quyền cắt những rễ và cành cây nhỏ đó đến giới hạn đường phân chia
của hai bên. Quyền được cắt rễ cây và cành nhỏ hoặc quyền được yêu cầu
bên hàng xóm cắt các rễ cây, cành cây của các cây to, cây nhỡ, cây nhỏ
không thể bị thời hiệu tiêu diệt”.
3. Điều 681: “Chủ sở hữu bất động sản phải lắp đặt mái nhà sao cho nước
mưa chảy vào đất nhà mình hoặc đường công cộng, không được để nước
mưa chảy vào đất của bên hàng xóm”.
4. 1/ Nguyên văn Điều 675 BLDS Pháp: “L'un des voisins ne peut, sans le
consentement de l'autre, pratiquer dans le mur mitoyen aucune fenêtre ou
ouverture, en quelque manière que ce soit, même à verre dormant”.
2/ Nguyên văn Điều 671 BLDS Pháp: “Il n'est permis d'avoir des arbres,
arbrisseaux et arbustes près de la limite de la propriété voisine qu'à la
distance prescrite par les règlements particuliers actuellement existants, ou
par des usages constants et reconnus et, à défaut de règlements et usages,
qu'à la distance de deux mètres de la ligne séparative des deux héritages
pour les plantations dont la hauteur dépasse deux mètres, et à la distance
d'un demi-mètre pour les autres plantations. Les arbres, arbustes et
arbrisseaux de toute espèce peuvent être plantés en espaliers, de chaque côté
du mur séparatif, sans que l'on soit tenu d'observer aucune distance, mais ils
ne pourront dépasser la crête du mur. Si le mur n'est pas mitoyen, le
propriétaire seul a le droit d'y appuyer les espaliers.”
3/ Nguyên văn Điều 673, BLDS Pháp: “Celui sur la propriété duquel
avancent les branches des arbres, arbustes et arbrisseaux du voisin peut contraindre
celui-ci à les couper. Les fruits tombés naturellement de ces branches lui
appartiennent. Si ce sont les racines, ronces ou brindilles qui avancent sur son
héritage, il a le droit de les couper lui-même à la limite de la ligne séparative.
Le droit de couper les racines, ronces et brindilles ou de faire couper les branches
des arbres, arbustes ou arbrisseaux est imprescriptible”.
4/ Nguyên văn Điều 681, BLDS Pháp: “Tout propriétaire doit établir des toits de
manière que les eaux pluviales s'écoulent sur son terrain ou sur la voie publique ; il
ne peut les faire verser sur le fonds de son voisin”.
Như vậy, ta có thể thấy những việc làm của chủ sở hữu bất động sản có hành vi lấn
chiếm dù cố ý hay vô tình sang bất động sản bên cạnh thì đều phải tháo dỡ, cắt bỏ
nếu chủ sở hữu bất động sản bên cạnh yêu cầu.
Câu 5. Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao theo hướng buộc gia đình ông Hòa tháo dỡ tài sản thuộc phần lấn sang
không gian, mặt đất và lòng đất của gia đình ông Trụ, bà Nguyên?
- Đoạn của Quyết định số 617 cho thấy Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao theo
hướng buộc gia đình ông Hòa tháo dỡ tài sản thuộc phần lấn sang không gian, mặt
đất và lòng đất của gia đình ông Trụ, bà Nguyên:
“Khi sửa chữa lại nhà gia đình ông Hoà có làm 4 ô văng cửa sổ, một máng bê án
cấp sơ thẩm và phúc thẩm xác định gia đình ông Hoà làm 4 ô văng cửa sổ, một
máng bê tong chờm qua phần đất thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trụ, bà
Nguyên nên quyết định buộc gia đình ông Hoà phải tháo dỡ đó là có căn cứ. Tuy
nhiên dưới lòng đất sát tường nhà ông Hoà còn ống nước do gia đình nhà ông Hoà
chôn, nhưng Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm không buộc gia đình
ông Hoà phải tháo dỡ là không đúng, không đảm bảo được quyền lợi của gia đình
ông Trụ”.
Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao.
- Hướng giải quyết trên của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao là hợp lý.
- Vì ông Hoà đã lấn chiếm mà không có đúng theo quy định trong giấy chứng nhận
sử dụng đất và không có sự đồng ý của chủ bất động sản liền kề là ông Trụ và bà
Nguyên cho nên Toà yêu cầu ông Hoà phải tháo dỡ là đúng với quy định của pháp
luật hiện hành (Điều 265, 266, BLDS 2005). Mặt khác, dưới lòng đất sát tường nhà
ông Hoà còn ống nước do gia đình ông Hoà chôn, nhưng Toà án sơ thẩm và Toà án
phúc thẩm không buộc ông Hoà tháo dỡ là chưa đảm bảo được quyền lợi của gia
đình ông Trụ và bà Nguyên cho nên việc yêu cầu xét xử lại đối với vụ án trên của
Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao là hoàn toàn hợp lý và đúng pháp luật.
Câu 7: Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy Tòa án không buộc ông Hậu
tháo dỡ nhà đã được xây dựng trên đất lấn chiếm (52,2 m2)?
- Đoạn của Quyết định số 23 cho thấy Tòa án không buộc ông Hậu tháo dỡ nhà đã
được xây dựng trên đất lấn chiếm (52,2 m2):
“Toà án cấp phúc thẩm buộc ông Hậu trả 132,8 m2 đất đã lấn chiếm nhưng là đất
trống do ông Trê và bà Thi, còn phần đất ông Hậu cũng lấn chiếm nhưng đã xây
dựng nhà (52,2 m2) thì giao ông Hậu sử dụng nhưng phải thanh toán giá trị quyền
sử dụng đất cho ông Trê và bà Thi là hợp tình hợp lý”.
Câu 8: Ông Trê, bà Thi có biết và phản đối ông Hậu xây dựng nhà trên
không?
- Ông Trê, bà Thi biết và không phản đối ông Hậu xây dựng nhà trên.
- Vì theo lời khai của Hậu thì phần đất đó là ông mua của anh Kiệt, chính vì thế khi
ông làm nhà ông Trê không có ý kiến gì.
Câu 9: Nếu ông Trê, bà Thi có biết và phản đối ông Hậu xây dựng nhà trên
thì ông Hậu có phải tháo dỡ nhà để trả lại đất cho ông Trê, bà Thi không? Vì sao?
- Nếu ông Trê, bà Thi có biết và phản đối ông Hậu xây dựng nhà trên thì ông Hậu
phải tháo dỡ nhà để trả lại đất cho ông Trê, bà Thi.
- Vì theo Điều 259, BLDS 2005 quy định về Quyền yêu cầu ngăn chă ̣n hoă ̣c chấm
dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với viê ̣c thực hiê ̣n quyền sở hữu, quyền chiếm
hữu hợp pháp.
“Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình, chủ sở hữu, người chiếm
hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm
dứt hành vi đó; nếu không có sự chấm dứt tự nguyện thì có quyền yêu cầu Toà án,
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm”.
Như vâ ̣y ông Trê và bà Thi sở hữu hợp pháp 185m2 đất giáp ranh bởi gia đình ông
Trê đã quản lí sử dụng đất tranh chấp từ trước khi có viê ̣c sang nhượng giữa ông
Hậu với anh Kiê ̣t và năm 1994 ông Trê đã được Uỷ ban nhân dân huyê ̣n CN cấp
giấy chứng nhâ ̣n sử dụng đất. Ông Trê có quyền yêu cầu ông Hâ ̣u không được xây
dựng hay sử dụng mảnh đất này.
Câu 10: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan
đến phần đất ông Hậu lấn chiếm và xây nhà trên.
- Hướng giải quyết trên của Toà án liên quan đến phần đất ông Hậu lấn chiếm và
xây nhà trên là hợp lí.
- Vì việc ông Hậu lấn chiếm và xây dựng nhà không có căn cứ pháp luật nhưng
ngay tình, chiếm hữu mà không biết mình chiếm hữu tài sản đó. Ông Hậu cho rằng
diện tích đất trên do ông nhận chuyển nhượng từ anh Kiệt, tuy nhiên theo giấy biên
nhận giữa ông Hậu với anh Kiệt (giấy không có xác nhận của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền) thì diện tích đất mà ông Hậu mua từ anh Kiệt không nêu vị trí cũng
như tứ cận, mốc giới cụ thể, cũng không có xác nhận của các chủ đất liền kề nên
việc ông Hậu lấn chiếm là ngay tình. (căn cứ Điều 189 BLDS năm 2005)
Câu 11: Theo Tòa án, phần đất ông Hậu xây dựng không phải hoàn trả cho
ông Trê, bà Thi được xử lý như thế nào? Đoạn nào của Quyết định số 23 cho
câu trả lời?
- Theo Toà án, phần đất ông Hậu xây dựng không phải hoàn trả cho ông Trê và bà
Thi được xử lí là: Phần đất ông Hậu cũng lấn chiếm nhưng đã xây dựng nhà (52,2
m2) thì giao ông Hậu sử dụng nhưng phải thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho
ông Trê và bà Thi.
- Đoạn của Quyết định 23 cho câu trả lời: “Toà án cấp phúc thẩm buộc ông Hậu trả
132,8 m2 đất đã lấn chiếm nhưng là đất trống do ông Trê và bà Thi, còn phần đất
ông Hậu cũng lấn chiếm nhưng đã xây dựng nhà (52,2 m2) thì giao ông Hậu sử
dụng nhưng phải thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho ông Trê và bà Thi là hợp
tình hợp lý”.
Câu 12. Đã có quyết định nào của Hội đồng thẩm phán theo hướng giải quyết như
quyết định số 23 liên quan đến đất bị lấn chiếm và xây dựng nhà không? Nêu rõ
quyết định mà anh chị biết.
- Quyết định số 02/2006/DS-GĐT ngày 21-2-2006 của HĐTP Tòa án nhân
dân tối cao bà Khanh lấn chiếm đất sử dụng của ông Tùng
- Bà Khanh được xây dựng nhà có chiều rộng mặt tiền là 7,4m nhưng thực tế
bà Khanh đã xây dựng chiều rộng là 7.63m, vượt quá diện tích đất mà gia
đình bà Khanh được quyền sử dụng là 23cm, bà Khanh đã xây kiềng móng
nằm đè lên 20cm móng nhà ông Tùng. Về nguyên tắc bà Khanh phải tháo dỡ
công trình để trả đất lại cho ông Tùng tuy nhiên bà Khanh đã xây dựng hoàn
thiện nhà cao tầng nếu buộc bà Khanh dỡ bỏ sẽ gây thiệt hại lớn cho gia
đình bà Khanh. Hội đồng thẩm phán không buộc bà Khanh phải tháo dỡ mà
chỉ bồi thường bằng tiền.
Câu 13. Anh/chị có suy nghĩ gì về hướng giải quyết trên của Hội Đồng thẩm
phán trong Quyết định số 23 được bình luận ở đây?
- Việc ông Hậu mua đất từ anh Kiệt không có giấy chứng nhận của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền không nêu tứ cận, mốc giới cụ thể không phù hợp
với quy định của pháp luật. Ông Hậu phải trả cho ông Trê và bà Thi
132.8m2 đất trống. Phần đất ông Hậu xây dựng nhà (52.2m2) buộc ông Hậu
phải tháo dỡ lại không đảm bảo quyền lợi cho ông Hậu. Mặt khác, điểm hai
mán xối đúc bê tông chiếm khoảng không phần đất ông Trê có diện tích
18.57m2 nhưng Tòa án các cấp chưa giải quyế xem xét không đảm bảo
quyền lợi cho ông Trê và bà Thị. Vì vậy, cách giải quyết của Tòa án là hợp
lý.
Câu 14. Đối với phần chiếm không gian 10,71 m2 và căn nhà có diện tích 18,57
m2 trên đất lấn chiếm, có được Toàn án sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm buộc
tháo gỡ không?
- Đối với phần không gian và căn nhà trên vẫn chưa được Toà án sơ thẩm và
Tòa án phúc thẩm xem xét giải quyết có tháo gỡ hay không.
Câu 15. Theo anh/chị nên xử lý phần lấn chiếm không gian 10,71 m2 và căn
nhà phụ trên như thế nào?
- Thứ nhất, đối với phần lấn chiếm không gian 10,71 m2 của anh Nguyễn Văn
Hậu trên đất của ông Diệp Vũ Trê và bà Ngô Kim Thi là buộc tháo gỡ theo
điều 259 BLDS 2005.
- Thứ hai, về căn nhà phụ được xây dựng trên phần đất lấn chiếm trên nên
được bàn bạc thỏa thuận giữa hai bên là ông Trê và anh Hậu. Có thể ông Trê
sẽ hoàn lại số tiền mà căn nhà được định giá, hoặc anh Hậu phải gỡ bỏ căn
nhà phụ trên.
Câu 16. Suy nghĩ của anh/ chị về việc xử lý lấn chiếm quyền sử dụng đất và
không gian ở Việt Nam.
- Theo em, việc xử lý như quy định khá phù hợp và chính xác. Xử lý lấn
chiếm quyền sử dụng đất bằng cách thỏa thuận theo yêu cầu, cưỡng chế từ
các cấp và đền bù thiệt hại theo suy xét. Các cách xử lý trên đã được thực
hiện linh hoạt và hợp lý trong những hoàn cảnh khác nhau.
Câu 17. Hướng giải quyết trong Quyết định số 23 có còn phù hợp với BLDS
2015 hay không? Vì sao?
- Theo em nghĩ là vẫn còn phù hợp. Bởi lý do vẫn tuân thủ và trong phạm vi
quy định của BLDS. Với các điều khoản ở đề cập ở vấn đề này thì BLDS
2015 vẫn còn mang nhiều hướng của BLDS 2005

You might also like