You are on page 1of 99

Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam

Công ty thông tin di động


*********

Đề tài

GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ

CHO MẠNG TRUY NHẬP VÔ TUYẾN

TOÀN IP CỦA MOBIFONE

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 1
Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam

Công ty thông tin di động


*********

GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ

CHO MẠNG TRUY NHẬP VÔ TUYẾN

TOÀN IP CỦA MOBIFONE

Mã số: 041-2011-TĐ-RDP-VT-01

Chủ trì đề tài: TS. Nguyễn Chính


Phó TGĐ Công ty VMS

Đơn vị phối hợp: Phòng QLKT&ĐHKT

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 2
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ..................................................................................6

LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................................................7

I. Đánh giá hiện trạng mạng truy nhập vô tuyến của MobiFone...........................9

I.1. Hiện trạng mạng truy nhập vô tuyến của MobiFone 9


I.2. Đánh giá khả năng đáp ứng thực tế của các VNPT tỉnh/thành phố 12
II. Xu hướng công nghệ mạng truy nhập vô tuyến............................................13

II.1. Xu hướng chung 13


II.2. Công nghệ truyền tải 2G/3G trên nền IP 14
III. Tổng quan về hệ thống mạng truy nhập vô tuyến toàn IP............................15

III.1. Cấu trúc mạng truy nhập vô tuyến toàn IP 15


III.2. Phân tích ưu, nhược điểm 16
a. Ưu điểm 16
b. Nhược điểm 19
III.3. Các yêu cầu chất lượng đối với mạng truy nhập vô tuyến toàn IP 20
III.4. Các nhân tố tác động đến tham số chất lượng 22
IV. Các giải pháp đảm bảo QoS cho mạng truy nhập vô tuyến toàn IP.............22

IV.1. Khái niệm về chất lượng dịch vụ 23


IV.2. Giải pháp phân lớp dịch vụ, chất lượng dịch vụ 25
a. Phân lớp dịch vụ 25
b. Một số cơ chế, kỹ thuật hỗ trợ đảm bảo QoS 29
IV.3. Giải pháp định tuyến IP 32
a. Virtual Router Redundancy Protocol (VRRP) 33
b. Hot Standby Routing Prototocol (HSRP ) 34
c. Bidirectional Forwarding Detection(BFD) 44
IV.4. Giải pháp giám sát chất lượng dịch vụ mạng truy nhập vô tuyến toàn IP
46

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 3
a. Chỉ tiêu KPI giám sát chất lượng mạng mobile backhaul 50
b. Chỉ tiêu KPI giám sát chất lượng gói IP 52
V. Triển khai thực tế trên mạng Mobifone........................................................55

V.1. Yêu cầu về chất lượng mạng truy nhập vô tuyến của MobiFone để đảm bảo
chất lượng dịch vụ 55
V.2. Phân tích lựa chọn cơ chế, giao thức, kỹ thuật đảm bảo chất lượng dịch vụ
60
a. Phân chia lớp dịch vụ 60
b. Triển khai giao thức VRRP/HSRP cho các Access Router63
c. Triển khai giao thức BFD cho các Access Router 66
V.3. Triển khai Transport Node kết hợp với truyền dẫn qua mạng MAN-E 67
V.4. Triển khai các hệ thống giám sát 67
a. Giám các kết nối truyền dẫn qua hệ thống OMC 67
b. Hệ thống giám sát các KPI mạng truyền dẫn 71
V.5. Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật triển khai áp dụng giải pháp
vào thực tiễn 76
VI. Kiến nghị giải pháp dùng chung cho Tập đoàn VNPT và hướng nghiên cứu
tiếp theo..................................................................................................................79

VI.1. Kiến nghị giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truyền dẫn vô tuyến dùng
chung cho Tập đoàn VNPT 79
VI.2. Kiến nghị giải pháp dùng chung cho mạng truy nhập vô tuyến của VNPT
82
VI.2. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 90
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................91

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................97

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 4
Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình I-1: Số lượng thiết bị mạng vô tuyến trên mạng...................................................8

Hình I-2: Mạng truy nhập vô tuyến hiện tại của MobiFone.............................................9

Hình I-3: Quá trình tăng trưởng lưu lượng data 3G của MobiFone..............................10

Hình I-4: Thống kê nguyên nhân sự cố trên mạng MobiFone........................................10

Hình II-1 Quá trình phát triển của công nghệ mạng truy cập vô tuyến..........................12

Hình III-1; Cấu trúc mạng truy nhập vô tuyến toàn IP..................................................14

Hình III-2: So sánh lưu lượng mạng Mobile với chi phí và lợi nhuận............................18

Hình IV-1: Mô hình đảm bảo chất lượng dịch vụ Inserv................................................29

Hình IV-2: Mô hình đảm bảo chất lượng dịch vụ Diffserv.............................................30

Hình IV-3: Ứng dụng Intserv, diffserv, MPLS trong kiến trúc đảm bảo E2E QoS.........30

Hình IV-4: Quá trình hoạt động của giao thức HSRP....................................................39

Hình IV-5: Các trạng thái trong giao thức HSRP..........................................................43

Hình IV-6: Hoạt động của giao thức BFD.....................................................................46

Hình IV-7: Chỉ tiêu chất lượng mạng toàn trình theo khuyến nghị ITU-T......................54

Hình IV-8: Chỉ tiêu chất lượng mạng truy nhập I theo quy định tạm thời của VNPT.....54

Hình V-1: Quy định SLA cho các đường truyền dẫn IP của VMS..................................56

Hình V-2: Sơ đồ kết nối Access Router – chạy giao thức VRRP/HSRP..........................64

Hình V-3: Cảnh báo về truyền dẫn IP trên hệ thống iM2000.........................................69

Hình V-4: Cảnh báo về suy giảm chất lượng truyền dẫn trên hệ thống iM2000............72

Hình V-5: Báo cáo trạng thái các kết nối trên hệ thống PRTG......................................73

Hình V-6: Giám sát băng thông cho từng kết nối trên hệ thống PRTG..........................74

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 6
Hình V-7: Giám sát các Node mạng IP qua hệ thống Redeyes.......................................76

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 7
LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, nhu cầu về sử dụng các dịch vụ dữ liệu di động tốc độ cao ngày càng
tăng. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho các nhà cung cấp dịch vụ thông
tin di động. Các nhà khai thác phải không ngừng mở rộng mạng, áp dụng các công
nghệ mới để phục vụ khách hàng. Một trong các thành phần quan trọng trong các
mạng thông tin di động để thúc đẩy việc cung cấp các dịch vụ dữ liệu Mobile
Broadband đó là mạng truy nhập vô tuyến. Các nhà khai thác phải đưa ra các giải
pháp mạng truy nhập mạng vô tuyến cả 2G, 3G và LTE đảm bảo chất lượng dịch
vụ tốt, với chi phí hiệu quả.

Theo truyền thống, mạng truy nhâp vô tuyến sử dụng các đường truyền công
nghệ TDM để truyền tải lưu lượng trên các giao diện Abis, Iub giữa các trạm thu
phát sóng và các BSC, RNC. TDM là công nghệ mang lại độ tin cậy cao nhưng
giá thành cũng cao. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của công nghệ IP, các
thiết bị hỗ trợ chuẩn này cũng ngày một nhiều với giá cả cạnh tranh.

Hiện nay, khi nhu cầu về các dịch vụ dữ liệu mới dùng tăng thì cũng đòi hỏi
chi phí về thiết bị, đường truyền dẫn TDM mạng truy nhập tăng đáng kể; lưu
lượng data chiếm tới 80-90% lưu lượng trong mạng nhưng chỉ mang lại khoảng
10-20% doanh thu.

Để đáp ứng những thực tế này, các nhà khai thác mạng di động phải xem xét,
đánh giá lại mạng truy nhập vô tuyến để cung cấp các cơ sở hạ mạng cần thiết và
hiệu quả nhất, mạng truy nhập vô tuyến toàn IP cũng là lựa chọn theo xu hướng
phát triển của công nghệ.

Do đó việc nghiên cứu triển khai mạng truy nhập vô tuyến toàn IP và các giải
pháp đảm bảo chất lượng dịch vụ là hết sức cần thiết và cấp bách.

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 8
Nhiệm vụ chính của đề tài:

1. Nghiên cứu mạng truy nhập vô tuyến toàn IP và yêu cầu về chất lượng.
2. Đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến
toàn IP
3. Xây dựng, triển khai giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô
tuyến toàn IP thực tế trên mạng Mobifone.

Đề tài này đã được triển khai, hoàn thành đúng tiến độ và kết quả được áp
dụng trên mạng thông tin di động Mobifone. Để có được kết quả này, nhóm
nghiên cứu đề tài xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, quý báu về mọi mặt
của các phòng ban chức năng trong Công ty thông tin di động, Trung tâm khu vực
cũng như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Do thời gian hạn hẹp nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất
định. Nhóm đề tài mong nhận được ý kiến đóng góp của các đơn vị để đề tài có
thể đạt kết quả tốt hơn.

Xin chân thành cảm ơn./.

Thay mặt nhóm đề tài

Chủ trì đề tài

TS. NGUYỄN CHÍNH

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 9
I. Đánh giá hiện trạng mạng truy nhập vô tuyến của MobiFone

I.1. Hiện trạng mạng truy nhập vô tuyến của MobiFone


Tính đến thời điểm tháng 05/2012, trên mạng truy nhập vô tuyến của Mobifone bao gồm số lượng
các thiết bị như sau:

Trung Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng


tâm BTS BSC NodeB RNC
1 3265 40 1574 12
2 2013 35 2068 13
3 3143 46 1218 10
4 3440 38 1360 10
5 2291 30 1204 9
6 2805 45 1203 4
VMS 16957 234 8627 58
Hình I-1: Số lượng thiết bị mạng vô tuyến trên mạng

Hiện tại, VMS đang sử dụng công nghệ cho mạng truy nhập vô tuyến như sau:

- Kết nối RNC-MGW, Access Router: IP GE và TDM (STM-1, STM-4) của


VTT, VTN.
- Kết nối NodeB-RNC: IP FE và TDM (E1) của VTT/VTN, Viba VMS.
- Đã bắt đầu nghiên cứu triển khai toàn IP: các kết nối từ NodeB đến RNC,
MGW, Access Router đều dùng IP.

Như vậy, trong giai đoạn này mạng truy nhập vô tuyến của VMS đã sử dụng
một phần kết nối toàn IP; bên cạnh đó vẫn sử dụng công nghệ truyền dẫn cũ cho
một số kết nối phục vụ lưu lượng thoại ở một số NodeB, RNC để tận dụng cơ sở
hạng tầng mạng có sẵn.

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 10
Hình I-2: Mạng truy nhập vô tuyến hiện tại của MobiFone

Mạng hiện tại đã và đang đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu về chất lượng dịch
vụ của VMS. Tuy nhiên, việc nghiên cứu áp dụng công nghệ mới để giảm chi phí
mua sắm thiết bị, chi phí thuê kênh truyền dẫn, tăng khả năng mở rộng mạng và
đảm bảo chất lượng mạng tốt là hết sức cần thiết và cấp bách .

Thực tế, qua giám sát lưu lượng thoại và đặc biệt là lưu lượng data từ khi triển
khai mạng 3G tại VMS, có thể thấy xu hướng tăng rất nhanh của lưu lượng data
đòi hỏi dung lượng mạng truy cập vô tuyến mobile backhaul cũng tăng theo. Tại
các Trung tâm khu vực của VMS, đặc biệt là vùng Trung tâm 2, rất nhiều tuyến
truyền dẫn kết nối giữa NodeB-RNC đã phải thực hiện mở rộng dung lượng. Hình
sau biểu diễn quá trình tăng trưởng lưu lượng data 3G theo tháng của VMS trong
vòng từ đầu năm 2011 đến nay:

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 11
Hình I-3: Quá trình tăng trưởng lưu lượng data 3G của MobiFone

Bên cạnh đó, qua số liệu thống kê thực tế trên mạng lưới của MobiFone, các sự cố
gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ do một số nguyên nhân chủ yếu: truyền
dẫn, điện lưới, thiết bị:

Hình I-4: Thống kê nguyên nhân sự cố trên mạng MobiFone

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 12
Như vậy, có thể tổng kết một số tồn tại gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ trên
mạng lưới Mobifone:
- Các sự cố mạng RAN 3G ảnh hưởng lớn, diện rộng nguyên nhân chủ yếu
là do truyền dẫn IP.
- VMS đã triển khai một phần mạng truy nhập vô tuyến toàn IP cho 3G, tuy
nhiên chưa có một công cụ, hệ thống hoàn chỉnh nào cho việc giám sát đảm
bảo chất lượng dịch vụ.
Đối với cấu trúc mạng phân tán các BSC/RNC, Transport Node của một số
khu vực trên mạng MobiFone thì có ưu điểm là các tuyến truyền dẫn từ Node gom
về mạng Core sẽ có dự phòng đảm bảo hơn, còn tuyến chạy đơn lẻ từ các trạm
trực tiếp về vị trí trung tâm lắp đặt toàn bộ các RNC sẽ không có dự phòng. Tuy
nhiên, nếu các khu vực vị trí lắp đặt thiết bị mà cơ sở hạ tầng không đảm bảo an
toàn tuyệt đối thì sẽ dẫn đến dễ bị sự cố ảnh hưởng lớn hơn (các BSC/RNC đặt tập
trung ở 1 điểm trung tâm có cơ sở hạ tầng được đảm bảo rất tốt).

I.2. Đánh giá khả năng đáp ứng thực tế của các VNPT tỉnh/thành phố
Hiện nay, VNPT chưa trang bị được hệ thống giám sát chất lượng của mạng
truyền dẫn cho phép khách hàng như VMS có thể theo dõi, giám sát chất lượng
các kênh thuê của mình. Các công cụ giám sát hiện nay các VNPT tỉnh/thành phố
có khả năng cung cấp cho VMS đều là các hệ thống mà các đơn vị này tự phát
triển. Và chỉ có các VNPT tỉnh/thành phố lớn như VNPT Hà Nội và VNPT thành
phố Hồ Chí Minh, là những đơn vị quản lý hệ thống mạng lớn, có nhiều khách
hàng và doanh thu cao mới đầu tư để phát triển hệ thống giám sát này.Còn với các
VNPT khác, trong trường hợp VMS muốn có thông tin về mạng truyền dẫn (ví dụ
như muốn có thống kê về băng thông thực sử dụng), VMS phải yêu cầu VNPT đó
để họ cử người đi đo thực tế. Số liệu này sẽ không cập nhật và chỉ là thông tin tại
một thời điểm cụ thể.

- VNPT Hà Nội: VNPT Hà Nội hiện cũng có hệ thống giám sát các kênh
truyền dẫn trên mạng MAN-E và Trung tâm 1 có thể xem được các kết nối,
băng thông, tình trạng của các tuyến, cảnh báo lỗi trên mạng.

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 13
- Với VNTP thành phố Hồ Chí Minh: hiện tại Trung tâm TTDĐ khu vực II
đang yêu cầu VNPT HCM cung cấp hệ thông giám sát các kênh thuê với
các chức năng như sau:

o Với các kênh TDM, VNPT HCM sử dụng công cụ giám sát của các
thiết bị (như hệ thống giám sát của Fujitsu) để giám sát các đường
STM-1 thuê từ Hub site -> BSC -> MSC/MGW. Với các kênh TDM
từ Hub site đến trạm BTS, VNPT HCM chưa có đủ license để giám
sát.

o Với kênh IP, hệ thống giám sát được phát triển đầy đủ hơn. Tại thành
phố HCM, các trạm thuê kênh IP hầu như đã được giám sát chất lượng end-to-
end.

II. Xu hướng công nghệ mạng truy nhập vô tuyến

II.1. Xu hướng chung

Việc chuyển dần sang mạng truy nhập vô tuyến toàn IP là phù hợp với quá
trình phát triển chung với công nghệ. Dưới đây là một báo cáo nghiên cứu về tiến
trình phát triển về công nghệ của mạng truy cập vô tuyến và truyền tải cho di động
của Alcatel-Lucent:

Hình II-5 Quá trình phát triển của công nghệ mạng truy cập vô tuyến

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 14
Tại Việt Nam, Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam cũng đã thực hiện chủ
trương phát triển mạng và dùng chung cơ sở hạ tầng mạng của Tập đoàn. VNPT
đã tiến hành IP hóa mạng lưới và triển khai mạng MAN-E rộng khắp các tỉnh
thành cả nước dùng chung cho mạng băng rộng cố định và di động.

II.2. Công nghệ truyền tải 2G/3G trên nền IP

Đối với mạng 2G, công nghệ mô phỏng kênh CES cho phép truyền tải lưu
lượng TDM trên nền các mạng như: Ethernet, IP, MPLS.

Các công nghệ mô phỏng kênh phổ biến bao gồm:

 Mô phỏng kênh trên nền Ethernet (Circuit Emulation Services over


Ethernet – CESoE).
 Mô phỏng kênh trên nền IP (Circuit Emulation Services over IP –
CESoIP).
 Mô phỏng kênh trên nền MPLS (Circuit Emulation over MPLS -
CESoMPLS).

Đối với mạng 3G, có hai mô hình vận hành kỹ thuật chính được xem xét
khi triển khai truyền tải cho các IP NodeB. Mô hình đầu tiên dựa trên kỹ thuật
Layer 2 VPN và có thể là dịch vụ E-Line (point-to-point), E-tree (point-to-
multipoint) hoặc E-LAN (multipoint-to-multipoint). Mô hình thứ hai sử dụng
Layer 3 hoặc MPLS VPN.

Tuy nhiên, khi triển khai dịch vụ mô phỏng kênh chúng ta cần phải chú ý
một số vấn đề như bộ đệm trễ, khôi phục đồng bộ thời gian, phát hiện lỗi kết nối.

Như vậy, việc triển khai mạng truy nhập vô tuyến toàn IP là tất yếu
theo xu hướng công nghệ.

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 15
III. Tổng quan về hệ thống mạng truy nhập vô tuyến toàn IP

Giải pháp mạng truy nhập vô tuyến toàn IP là nhằm chuyển toàn bộ các giao
diện trong mạng GERAN/UTRAN dùng ATM hay TDM sang công nghệ IP với
nhiều ưu điểm, đáp ứng nhu cầu về băng thông cho các dịch vụ dữ liệu ngày càng
cao.

III.1. Cấu trúc mạng truy nhập vô tuyến toàn IP

Cấu trúc cơ bản của một mạng truy nhập vô tuyến toàn IP như ở hình dưới
đây:

Core Network
Iur

RNC Iub
BSC BSC RNC over IP
Abis Abis Iub
over IP over IP over IP WCDMA
GSM
GSM / WCDMA Access
Access Abis
and Iub Traffic-Sharing
Iub Network
Network over IP Access
RBS Network RBS
RBS
RBS
2G 3G

Hình III-6; Cấu trúc mạng truy nhập vô tuyến toàn IP


Trong đó, mạng truyền dẫn backhaul thống nhất sử dụng công nghệ IP được sử
dụng cho kết nối các giao diện giữa các phần tử mạng.

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 16
Giải pháp PRAN của Ericsson:
GSM RBS GSM RBS

SIU SIU
RAN L3 Sw1 BSC
2G 2G
2G
GSM RBS

RAN L3 Sw2 RNC

pico
Mobile Backhaul
WCDMA RBS
• Leased or Self-built L2 or L3
connectivity using IP over Ethernet BSC
ET-MFX
3G
• IP over E1/T1
MSER
WCDMA RBS RNC

ET-MFX
3G SEGw

To Core Network
GSM/WCDMA RBS GSM/WCDMA GSM/WCDMA BSC
RBS RBS
SIU
2G SEGw SIU SIU
2G 2G RNC
ET-MFX SEGw L2 RAN Sw
3G ET-MFX ET-MFX
L2/L3 IP Transport
3G 3G
IP over E1/T1 using ML-PPP

III.2. Phân tích ưu, nhược điểm

Sau đây là phân tích cụ thể những ưu, nhược điểm của mạng truy nhập vô
tuyến toàn IP.

a. Ưu điểm

Dễ dàng mở rộng mạng lưới: công nghệ IP cho phép nhà mạng tăng năng lực
mạng lưới, có thể thực hiện tự động cấp phát lại các băng thông có sẵn từ băng
thông đang dành cho lưu lượng data sang cấp cho lưu lượng thoại trong trường
hợp cần thiết. Điều này không thể thực hiện được trong mạng chuyển mạch TDM
truyền thống.

Sử dụng băng thông hiệu quả: trong điện thoại chuyển mạch kênh tài
nguyên băng thông cung cấp cho một cuộc thoại là cố định, nhưng trong điện
thoại IP việc phân chia tài nguyên cho các cuộc thoại linh hoạt hơn nhiều. Khi
một cuộc liên lạc diễn ra, nếu lưu lượng của mạng thấp thì băng thông dành cho

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 17
liên lạc sẽ cho chất lượng thoại tốt nhất có thể, nhưng khi lưu lượng của mạng cao
thì mạngsẽ hạn chế băng thông của từng cuộc gọi ở mức duy trì chất lượng
thoại chấp nhận được nhằm phục vụ cùng lúc được nhiều người nhất. Điểm này
cũng là một yếu tố làm tăng hiệu quả sử dụng của điện thoại IP.

Trong trường hợp lưu lượng sử dụng thay đổi thì nhà mạng có thể dễ dàng yêu
cầu tăng băng thông để đáp ứng một cách nhanh chóng đối với kênh truyền dẫn IP
mà không cần thời gian triển khai thiết bị, cáp mới.

Tiết kiệm chi phí CAPEX và OPEX: Hiện nay, công nghệ truyền dẫn IP đã
được đưa vào ứng dụng rộng rãi trên thế giới. Nhiều nhà khai thác mạng đã triển
khai và cung cấp dịch vụ truyền dẫn IP với giá thành rẻ hơn rất nhiều so với
truyền dẫn lease-line truyền thống. Tại Việt Nam, Tập đoàn VNPT cũng đã bắt
đầu triền khai mạng MAN-E từ cuối năm 2006 và cung cấp dịch vụ này trên toàn
bộ các Tỉnh/Thành Phố cả nước.

Bên cạnh đó, yêu cầu về năng lực mạng backhaul ngày càng tăng mạnh, sau đây
là số liệu đưa ra của một số tổ chức:

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 18
(Nguồn: Analysys Research)

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 19
Hình III-7: So sánh lưu lượng mạng Mobile với chi phí và lợi nhuận

Đánh giá lưu lượng voice, data với chi phí và lợi nhuận

Trên thực tế, thiết bị chuẩn Ethernet cũng rẻ hơn các ATM switches.

Theo nghiên cứu Reseach Report “The future of ATM and Broadband
Networking” của International Engineering Consortium:

- 100-Mbps Ethernet switches: $4,000-$7,000; ATM LAN switches:


$20,000-$40,000.
- 100Mbps Enet NIC: $10-25$; 155Mbps ATM NIC: $545-$995 for
Category 5 và $695-$1,225.

Ngoài ra, mạng truy nhập vô tuyến IP RAN còn một số ưu điểm đó là: hỗ trợ
tối ưu hóa tài nguyên cho multi-radio (cả GERAN và URAN) hiệu quả hơn.

b. Nhược điểm

Khi triển khai mạng IP, phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề bảo mật cho mạng
so với mạng TDM bởi một số lý do sau:

- Sự tăng kết nối từ các NodeB, không chỉ kết nối đến RNC mà còn cả các
kết nối đến hệ thống OSS, Time Server (nếu sử dụng) và các thành phần khác.

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 20
- Mạng truyền dẫn IP kém bảo mật hơn so với TDM, dễ bị tấn công hơn.

III.3. Các yêu cầu chất lượng đối với mạng truy nhập vô tuyến toàn IP

Xuất phát từ yêu cầu khắt khe về chất lượng của hệ thống mạng thông tin di
động cũng như đáp ứng yêu cầu của khách hàng, mạng truy nhập vô tuyến toàn IP
cũng cần phải có những yêu cầu riêng.

Để cung cấp chất lượng dịch vụ qua mạng IP, mạng phải thực hiện hai nhiệm
cụ cơ bản:

(1) Phân biệt các luồng lưu lượng hoặc các kiểu dịch vụ để người sử dụng đưa các
ứng dụng vào các lớp hoặc các luồng lưu lượng phân biệt với các ứng dụng khác.

(2) Phân biệt các lớp lưu lượng bằng các nguồn tài nguyên và cách cư xử đối với
các dịch vụ khác nhau trong một mạng.

Nhiệm vụ (1) thường được thực hiện bởi thiết bị của người sử dụng mạng và
tại giao diện giữa mạng và mạng. Nhiệm vụ (2) được thực thiện bởi các bộ định
tuyến mạng. Khả năng thực hiện nhiệm vụ (2) là sự khác biệt giữa các công nghệ
mạng, nó thể hiện các đặc điểm ưu việt và nhược điểm của các giải pháp công
nghệ khác nhau.

Các dịch vụ được cung cấp trên mạng di động end-to-end từ đầu cuối tới đầu
cuối; mạng di động bao gồm backhaul như là cơ sở hạ tầng truyền tải cho các dịch
vụ này. Mỗi dịch vụ có thể được gán vào một lớp lưu lượng nào đó và có sự ưu
tiên, sắp xếp riêng sử dụng Class of Service (CoS). Mạng truyền dẫn mobile
backhaul cần có thể nhận ra các thiết lập CoS, thực hiện đánh dấu lại các gói nếu
cần thiết, thứ tự ưu tiên giữa các gói và đặt cơ chế CoS cho các luồng lưu lượng
khác nhau.

Bên cạnh đó, yêu cầu chất lượng dịch vụ đối với các dịch vụ khác nhau cũng
khác nhau. Ví dụ như ứng dụng E-mail: đặc điểm của dịch vụ này là không tức

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 21
thời (off-line) - tất cả các yêu cầu gửi đi không đòi hỏi phải được xử lý ngay lập
tức và không đòi hỏi yếu tố thời gian thực do vậy yêu cầu QoS đòi hỏi không quá
lớn. Khi mạng xảy ra tắc nghẽn các mail có thể ngừng chuyển đi mà có thể đợi khi
mạng rỗi trở lại thì thực hiện truyền đi. Tuy nhiên một yêu cầu đối vơi E-mail đó
là độ tin cậy, các gói gửi đi phải đảm bảo đến đích và nội dung cần phải chính xác
hòan toàn. Do vậy đòi hỏi mạng không bị mất gói, hoặc khi có xẩy ra mất gói thì
phải có cơ chế truyền lại an toàn do vậy E-mail sử dụng TCP. Dịch vụ FTP có
những yêu cầu giống với dịch vụ E-mail về chất lượng truyền dẫn, nó không đòi
hỏi nhiều về độ trễ hay jitter, các file có thể đến đích nhanh khi có nhiều băng
thông hay chậm khi băng thông bị hạn chế nhưng quan trọng các gói nhận được
phải đầy đủ và không có lỗi. FTP cũng sử dụng giao thức TCP để khi có mất gói
hay lỗi gói thì có sự truyền lại.

Đối với mạng IP nói chung và truy nhập vô tuyến toàn IP nói riêng thì việc
đảm bảo các chỉ tiêu KPI như: Delay, Jiiter, Packet Loss, Availability nằm trong
phạm vi cho phép là hết sức quan trọng. Theo khuyến nghị của ITU-T Y.1731, chỉ
tiêu cho mạng IP mobile backhaul như sau:

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 22
III.4. Các nhân tố tác động đến tham số chất lượng

Một số nguyên nhân gây tác động đến băng thông có thể do tắc nghẽn mạng,
sự thay đổi của môi trường truyền.

Trễ phụ thuộc vào khoảng cách địa lý giữa người gửi và người nhận, phụ
thuộc vào công nghệ truyền tải bên dưới cũng như khả năng xử lý tại các nút
mạng khi gói tin đi qua. Nếu mạng ổn định, đường đi giữa phía gửi và nhận không
thay đổi trong phiên truyền thì trễ tối thiểu chính bằng tổng trễ do các nguyên
nhân trên ứng với đường đi ngắn nhất giữa 2 điểm này. Sự biến động của mạng
làm cho đường đi thay đổi hay trễ trên từng chặng thay đổi (ví dụ do nút mạng xử
lý nhiều nên trễ..) làm cho trên từ phía gửi tới phía nhận thay đổi đó chính là một
yếu tố gây ra biến động trễ (jitter).

Jitter sinh ra bởi đặc tính truyền nhận phi kết nối trên mạng IP, các gói tin từ
một nguồn có thể đến đích theo các đường đi khác nhau, sự thay đổi đặc trưng trễ
trên các tuyến này sẽ gây ra jitter. Nghẽn mạng cũng là một nguyên nhân sinh ra
jitter.

Bản chất của mạng IP là mạng phi kết nối, các gói tin có thể bị bỏ đi giữa
chừng khi trễ quá thời gian cho phép, do việc xử lý tại nút mạng nào đó quá tải, do
mạng bị nghẽn, do thiết bị vật lý hỏng, do không tìm được đường đi đến đích hay
do nhiễu làm thay đổi giá trị của các bit dữ liệu, đây là các nguyên nhân tác động
đến tham số packet loss.

IV. Các giải pháp đảm bảo QoS cho mạng truy nhập vô tuyến toàn IP

Chuyển mạch gói IP yêu cầu một mô hình mới cho việc quản lý chất lượng
dịch vụ QoS. Triển khai các dịch vụ thông tin di động trước đây dưa trên cơ sở
cấp phát các tài nguyên băng thông tĩnh, các kênh riêng biệt được cấp cùng với
băng thông được đảm bảo cho việc kiểm soát, quản lý, thoại và các dịch vụ dữ

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 23
liệu. Sự dịch chuyển sang chuyển mạch gói vốn đã được giới thiệu các mô hình
ghép kênh tĩnh. Miễn là các ứng dụng biểu thị lưu lượng tới mạng theo một kiểu
nhất quán, hoạt động của mạng là có thể dự đoán và kiểm soát được. Động cơ là
để khai thác các thuộc tính ghép kênh tĩnh của chuyển mạch gói để giữ sự phân bổ
tài nguyên băng thông. Thay vì cấp riêng tài nguyên cho mỗi dịch vụ hoặc chức
năng, băng thông được chia sẻ giữa nhiều dịch vụ hoặc chức năng.

Để thực hiện hiệu quả, các yêu cầu băng thông cao điểm phải được thống kê và
ghép vào một tài nguyên băng thông chung. Nếu tải tổng hợp cung cấp không
vượt quá tài nguyên băng thông được chia sẻ một khoảng thời gian xác định, các
ứng dụng có thể hoạt động mà không yêu cầu băng thông chuyên biệt; tuy nhiên,
không phải tất cả các ứng dụng được tạo ra bằng nhau. Chất lượng dịch vụ QoS là
cần thiết trong các mạng chuyển mạch gói để quản lý hoạt động tạm thời của các
ứng dụng và để đảm bảo các tài nguyên băng thông được cấp phát công bằng, điều
này thông thường được xác định mức độ ưu tiên tùy theo từng nhà mạng cho phù
hợp với công việc kinh doanh, nhu cầu khách hàng.

Đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP bao gồm các vấn đề:
chất lượng mạng truyền dẫn IP backhaul, chất lượng dịch vụ bằng việc ứng dụng
các cơ chế phân lớp dịch vụ, kỹ thuật quản lý lưu lượng nhằm mang lại chất lượng
dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Các kỹ thuật quản lý lưu lượng bao gồm: Phần lớp và đánh dấu, Policing và
shaping, Tránh tắc nghẽn, quản lý tắc nghẽn, định tuyến QoS, dành trước băng
thông.

Trong phạm vi đề tài này, tác giải đi sâu nghiên cứu phần phần lớp dịch vụ,
định tuyến QoS và một số cơ chế đảm bảo chất lượng dịch vụ cho mạng truy nhập
vô tuyến IP.

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 24
IV.1. Khái niệm về chất lượng dịch vụ

Chất lượng dịch vụ là một vấn đề rất khó cho sự định nghĩa chính xác, bởi vì
nhìn từ góc độ khác nhau ta có quan điểm về chất lượng dịch vụ khác nhau. Ví dụ
như với người sử dụng dịch vụ thoại chất lượng dịch vụ cung cấp tốt khi thoại
được rõ ràng, tức là chúng ta phải đảm bảo tốt về giá trị tham số trễ, biến động trễ.
Nhưng giá trị tham số mất gói thông tin về một tỉ lệ tổn thất nào đó có thể chấp
nhận được.
Nhưng giả dụ, đối với khách hàng là người sử dụng trong truyền số liệu ở ngân
hàng thì điều tối quan trọng là độ tin cậy, họ có thể chấp nhận trễ lớn, độ biến
động trễ lớn, nhưng thông số mất gói, độ bảo mật kém thì họ không thể chấp nhận
được .v.v..
Từ góc nhìn của nhà cung cấp dịch vụ mạng. Nhà cung cấp dịch vụ mạng đảm
bảo QoS cung cấp cho người sử dụng, và thực hiện các biện pháp để duy trì mức
QoS khi điều kiện mạng bị thay đổi vì các nguyên nhân như nghẽn, hỏng hóc thiết
bị hay lỗi liên kết, v..v. QoS cần được cung cấp cho mỗi ứng dụng.
Chất lượng dịch vụ chỉ có thể được xác định bởi người sử dụng, vì chỉ người sử
dụng mới có thể biết được chính xác ứng dụng của mình cần gì để hoạt động tốt.
Tuy nhiên, không phải người sử dụng tự động biết được mạng cần phải cung cấp
những gì cần thiết cho ứng dụng, họ phải tìm hiểu các thông tin cung cấp từ người
quản trị mạng và chắc chắn rằng, mạng không thể tự động đặt ra QoS cần thiết
cho một ứng dụng của người sử dụng. Để giải quyết vấn đề đó nhà cung cấp và
khách hàng họ lập ra một bản cam kết, trong đó nhà cung cấp phải thực hiện đầy
đủ cung cấp các thông số thoả mãn chi tiết bản cam kết đặt ra. Còn phía đối tác
cũng phải thực hiện đầy đủ điều khoản của mình. Nếu một mạng được tối ưu hoàn
toàn cho một loại dịch vụ, thì người sử dụng ít phải xác định chi tiết các thông số
QoS. Ví dụ, với mạng PSTN, được tối ưu cho thoại, không cần phải xác định băng
thông hay trễ cần cho một cuộc gọi. Tất cả các cuộc gọi đều được đảm bảo QoS
như đã được quy định trong các chuẩn liên quan cho điện thoại.

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 25
Nếu nhìn từ góc độ mạng thì bất cứ một mạng nào cũng bao gồm: Hosts (chẳng
hạn như: Servers, PC…); Các bộ định tuyến và các thiết bị chuyển mạch; đường
truyền dẫn.
Nếu nhìn từ khía cạnh thương mại:
- Băng thông, độ trễ, jitter, mất gói, tính sẵn sàng đều được coi là tài nguyên của
mạng. Do đó với người dùng cụ thể phải được đảm bảo sử dụng các tài nguyên
một cách nhiều nhất.
QoS là một cách quản lý tài nguyên tiên tiến của mạng để đảm bảo có một
chính sách ứng dụng đảm bảo.
Vậy sự định nghĩa chính xác QoS là rất khó khăn nhưng ta có thể hiểu chúng gần
như là khả năng cung cấp dịch vụ (ở lớp phần tử mạng, vvv...) đưa ra cho khách
hàng thông qua những yêu cầu chính xác (trên khả năng thực tế hay lý thuyết) có
thể đáp ứng dựa trên bản hợp đồng về thoả thuận lưu lượng. Sự định nghĩa khuôn
dạng của nó kết thành chất lượng dịch vụ của lớp mạng do sự phân phát chất
lượng dịch vụ của peer-to-peer (ngang hàng) edge-to-edge (biên tới biên) hay end-
to-end (đầu cuối tới đầu cuối). Lẽ tự nhiên những yêu cầu này có thể thay đổi từ
phía ứng dụng cho ứng dụng hay từ phân phối dịch vụ.
Vậy trong tất cả những điều đã nêu về cấp QoS, đảm bảo chất lượng và Service
Level Agreement SLA thỏa thuận mức độ dịch vụ, để thoả mãn ta phải làm như
thế nào? Vấn đề là bản chất định hướng IP là một mạng nỗ lực tối đa do đó
“không tin cậy" khi yêu cầu nó đảm bảo về QoS. Cách tiếp cận gần nhất để các
nhà cung cấp dịch vụ IP có thể đạt tới đảm bảo QoS hay SLA giữa khách hàng và
ISP là với dịch vụ mạng IP được quản lý. Thuật ngữ được quản lý ở đây là bất cứ
cái gì mà nhà cung cấp dịch vụ quản lý thay mặt cho khách hàng, điều đó cũng
làm nâng cao được chất lượng dịch vụ.

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 26
IV.2. Giải pháp phân lớp dịch vụ, chất lượng dịch vụ

a. Phân lớp dịch vụ

Phân lớp dịch vụ là một loại kỹ thuật hay phương thức được sử dụng để đảm
bảo chất lượng trong mạng. CoS là một cách phân lớp, ưu tiên các gói dữ liệu dựa
bào loại ứng dụng (thoại, video, email), theo cấp độ người dùng (VIP hay bình
thường), hoặc cách phân loại khác.
Có 3 kỹ thuật phân lớp dịch vụ cơ bản đó là: 802.1p Layer 2 Tagging, Type of
Service (ToS) và Diffirentiated Services (Diffserv).
802.1p và ToS sử dụng 3 bits ở layer 2 packetheaher để xác định sự mức độ ưu
tiên; 802.1p không có dự trữ băng thông.
Trên các mạng Ethernet, việc đánh dấu ưu tiên đều được nhúng bên trong các
thẻ VLAN. Các VLAN và các thẻ VLAN lại được định nghĩa bởi chuẩn 802.1Q,
chuẩn chỉ định một trường ưu tiên 3 bít, nhưng lại không chỉ định cách sử dụng
trường ưu tiên này như thế nào. Đây chính là vai trò của chuẩn 802.1P.
802.1P định nghĩa các lớp ưu tiên khác nhau có thể được sử dụng kết hợp với
chuẩn 802.1Q. Tuy nhiên 802.1Q để mặc lại việc đánh dấu ưu tiên cho quản trị
viên, chính vì vậy bạn không cần trung thành một cách kỹ thuật với các quy tắc
của 802.1P nhưng chuẩn 802.1P lại đang là chuẩn được mọi người chấp thuận.
Mặc dù ý tưởng sử dụng các chuẩn 802.1P để cung cấp sự đánh dấu lớp 2 nghe có
vẻ mang tính lý thuyết nhưng việc đánh dấu quả thực có thể được định nghĩa
thông qua các thiết lập chính sách nhóm. Chuẩn 802.1P cho phép 8 lớp ưu tiên
khác nhau (từ 0 đến 7). QoS sẽ xử lý các gói có các lớp ưu tiên cao hơn sẽ có độ
ưu tiên trong phân phối cao hơn.

Diffserv (Dịch vụ phân biệt):

QoS thực hiện đánh dấu mức ưu tiên ở cả lớp 2 và lớp 3 trong mô hình tham
chiếu 7 lớp OSI. Điều này giúp bảo đảm rằng các ưu tiên sẽ được thực hiện thông
qua toàn bộ quá trình phân phối gói dữ liệu. Ví dụ các switch làm việc ở lớp 2

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 27
trong mô hình OSI nhưng các router lại làm việc ở lớp 3. Chính vì vậy, nếu các
gói chỉ sử dụng đánh dấu ưu tiên 802.1p thì chúng sẽ được ưu tiên bởi các bộ
switch của mạng còn sẽ bị bỏ qua hoàn toàn đối với các router. Để tránh hiện
tượng này, QoS sử dụng giao thức Differentiated Services (dịch vụ phân biệt, đôi
khi còn được gọi là giao thức Diffserv) để ưu tiên lưu lượng ở lớp 3 trong mô hình
OSI. Việc đánh dấu mức ưu tiên Diffserv được nhóm trong header IP của mỗi gói
bằng giao thức TCP/IP.
Kiến trúc sử dụng bởi Diffserv lúc đầu được định nghĩa bởi RFC 2475. Mặc dù
vậy, nhiều thông số kỹ thuật của kiến trúc đã được viết lại trong RFC 2474. RFC
2474 định nghĩa kiến trúc Diffserv cho cả IPv4 và IPv6. Mặc dù Diffserv hoàn
toàn đã được định nghĩa lại nhưng nó vẫn có khả năng tương thích với các thông
số kỹ thuật RFC 2475 gốc. Điều này có nghĩa rằng các router cũ trước đây không
hề hay về các thông số kỹ thuật mới vẫn có thể hiểu được các ưu tiên được gán.
Việc thực thi Diffserv hiện hành đang sử dụng một octet (bộ tám số) Type of
Service (TOS) của mỗi gói để lưu giá trị của Diffserv (đôi khi vẫn được biết đến
như giá trị DSCP). Bên trong octet này, 6 bit đầu tiên lưu giá trị DSCP và hai bit
cuối cùng chưa được sử dụng (để dành). Lý do tại sao việc đánh dấu lại tương
thích với các thông số kỹ thuật RFC 2475 là vì RFC 2475 yêu cầu ba bit đầu tiên
của cùng bộ octet này được sử dụng cho thông tin về thứ tự IP. Nên mặc dù các
giá trị DSCP có chiều dài 6 bit nhưng 3 bit đầu tiên vẫn được dành cho thứ tự IP.

Các dịch vụ được cung cấp trên mạng di động end-to-end từ đầu cuối tới đầu
cuối; mạng di động bao gồm backhaul như là cơ sở hạ tầng truyền tải cho các dịch
vụ này. Mỗi dịch vụ có thể được gán vào một lớp lưu lượng nào đó và có sự ưu
tiên, sắp sếp riêng sử dụng Class of Service (CoS). Mạng truyền dẫn mobile
backhaul cần có thế nhận ra các thiết lập CoS, thực hiện đánh dấu lại các gói nếu
cần thiết, thứ tự ưu tiên giữa các gói và đặt cơ chế CoS cho các luồng lưu lượng
khác nhau.

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 28
Các mạng backhaul cần phải có khả năng hỗ trợ các loại lưu lượng chính:
voice, video, network signaling/management, và best-effort data với yêu cầu độ
mất gói thấp. Do đó, các cơ chế CoS cần phải được xác định và duy trì tại mỗi
node mạng.

Các chuẩn công nghệ di động định nghĩa các lớp có thể sử dụng cho phân lớp
lưu lượng nhưng không bắt buộc số lượng bao nhiêu lớp phải sử dụng . Số lượng
phân lớp dịch vụ phụ thuộc vào các nhà mạng triển khai và lưu lượng thực tế.
Nhìn chung, sự khác nhau giữa các loại lưu lượng được thực hiện bởi việc đánh
dấu và ưu tiên các gói : “High” , “Medium”, “Low” phụ thuộc vào loại lưu lượng.

Có 4 lớp lưu lượng được định nghĩa bởi 3GPP.TS.23.107 cho công nghệ
UMTS, tùy thuộc vào các yêu cầu về chất lượng dịch vụ. Những lớp lưu lượng
này có thể được chia sẻ giữa các luồng lưu lượng di động – cố định và tất cả ưu
tiên phụ thuộc vào đánh dấu CoS. Các lớp khác nhau có thể được tách hoặc tổng
hợp tại mỗi nút trong mạng backhaul hay mạng lõi. Mỗi nút mạng có thể được
phân lớp gói dựa vào chuẩn 802.1p. DSCP hay EXP, các mức độ chi tiết có thể
được thêm bởi các luồng lưu lượng ưu tiên khác nhau trong một lớp lưu lượng.

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 29
Lưu lượng hai chiều như VoIP, hội nghị truyền hình yêu cầu độ trễ thấp được
khai báo vào lớp Conversational, lưu lượng đơn hướng như streaming video được
phân vào lớp Streaming. Lớp Interactive có thể được sử dụng cho các ứng dụng
TCP như HTTP, Telnet. Lớp lưu lượng Background có thể bao gồm tổng hợp cả
lưu lượng ở mức ưu tiên thấp và các ứng dụng dữ liệu.

b. Một số cơ chế, kỹ thuật hỗ trợ đảm bảo QoS

MPLS (công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức): được thực hiện ở lớp 2,5
bên dưới lớp IP trong chồng giao thức Internet, cơ chế chuyển mạch nhãn này có
tác dụng hỗ trợ việc định tuyến gói tin nhanh bên cạnh đó nó kết hợp với kỹ thuật
lưu lượng (MPLS-TE) trong việc đảm bảo QoS cho các tuyến ảo (VPN)

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 30
Hình IV-8: Mô hình đảm bảo chất lượng dịch vụ Inserv
Cơ chế dịch vụ tích hợp (Intserv): Mô phỏng lại như mạng chuyển mạch kênh
trước đây, nó sử dụng nguyên tắc đặt chỗ trước dùng giao thức RSVP. Nó hướng
việc giám sát QoS theo luồng (flow) nghĩa là các kênh truyền được thiết lập và
giám sát trong quá trình hoạt động. Intserv yêu cầu các ứng dụng đưa ra các tham
số cho phiên liên lạc thông qua yêu cầu phục vụ. IntServ được đề cập trong RFC
1633, RFC 2212 và RFC 2215. Trong kiến trúc Intserv, giữa các đầu cuối liên lạc
phải tồn tại giao thức trao đổi định tài nguyên nên phải xử lý qúa nhiều làm cho
nó khó có khả năng mở rộng để thích hợp với mạng lõi (nhất là mạng core là
internet).
Cơ chế dịch vụ phân biệt (DiffServ): Kiến trúc DiffServ này tiếp cận theo hướng
xử lý QoS tại các hop (PHB) mà không phải dựa trên luồng như intserv. Trong mô
hình Diffserv, các gói đến từ các nguồn khác nhau thuộc cùng lớp (class) sẽ được
ghép đi chung trên một luồng, luồng này sẽ được đánh dấu mức ưu tiên dùng
trường ToS trong IPV4 hay trường traffic-class trong IPV6. Diffserv được đề cập
trong RFC 2474 và RFC 2475. Diffserv ra đời cũng một phần nhằm khắc phục
nhược điểm trong tính mở của Intserv, nó có khả năng thích nghi với các mạng lõi
lớn cũng như liên mạng

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 31
Hình IV-9: Mô hình đảm bảo chất lượng dịch vụ Diffserv

Intserv, Diffserv cũng có thể kết hợp với công nghệ MPLS để hướng tới giải
quyết các vấn đề về QoS. Hình II-3 minh hoạ việc ứng dụng intserv/diffserv,
MPLS trong một khiến trúc đảm bảo E2E QoS trong mạng IP:

Hình IV-10: Ứng dụng Intserv, diffserv, MPLS trong kiến trúc đảm bảo E2E QoS

Trong một cơ chế QoS liên quan đến nhiều thành phần mạng khác nhau nên
cần có các thông tin trao đổi đồng bộ hoạt động. Các giao thức mang các thông tin
trao đổi trong cơ chế QoS là các giao thức QoS, một ví dụ của giao thức QoS là
giao thức giành trước tài nguyên (RSVP). Giao thức RSVP được sử dụng trong
Inserv và MPLS để thiết lập các luồng truyền dữ liệu đồng thời giám sát QoS cho
các luồng đã thiết lập này.

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 32
Các kiến trúc, cơ chế hay giao thức báo hiệu trên đây thường liên quan đến
một mạng gồm nhiều phần tử tham gia. Tuy nhiên, mỗi thành phần trong mạng
này cũng phải thực hiện các kỹ thuật quản lý QoS tại nội tại của nó để hỗ trợ QoS
cho các lưu lượng được truyền qua nút đó, một số kỹ thuật này bao gồm: Phân lớp
và đánh dấu (Classification and marking), Policing và shaping, Tránh tắc nghẽn
(Congestion-avoidance), Quản lý tắc nghẽn (Congestion-management), Định
tuyến QoS (QoS routing), Dành trước băng thông (Bandwidth Reservation), Kiểm
soát cuộc gọi vào mạng (Call Admission Control ).

Hình sau minh hoạ việc sử dụng các kỹ thuật này trong thiết bị thực hiện
chức năng của một nút mạng:

Sử dụng các kỹ thuật về QoS tại mỗi nút mạng

Các gói khi đi vào mạng đầu tiên phải được phân biệt với nhau để có cách đối xử
thích hợp gọi là sự phân lớp (Classification).

Đánh dấu (marking) phân biệt các danh giới lưu lượng trong cùng lớp (ví dụ gói
nào tuân thủ hay vi phạm các quy định về sử dụng băng thông) nhằm báo cho các
bước xử lý sau đó có cách đối xử khác nhau với các gói được đánh dấu này

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 33
Gói tin vào mạng có thể chưa được đánh dấu, đã được đánh dấu nhưng đánh dấu
chưa đúng hoặc đã được đánh dấu đúng. Trong 2 trường hợp đầu gói cần được
đánh dấu lại (re-marked). Sau bước đánh dấu, bước tiếp theo sẽ là quá trình phân
lớp dựa trên sự đánh dấu này. Tại thời điểm này, gói có thể bị loại bỏ bởi policer
(VD nếu nó vi phạm quy định về SLA) hoặc bởi một cơ chế chống tắc nghẽn (VD
loại bỏ sớm các gói vì bộ đệm gần bị đầy). Các gói không bị loại bỏ sẽ được đưa
vào hàng đợi để đợi truyền đi.

Đường đi đến đích được xác định bởi chức năng định tuyến QoS, ở đây việc
tìm đường phải căn cứ trên yêu cầu ràng buộc QoS để tìm được đường đi thích
hợp nhất, đầu ra của việc định tuyến QoS sẽ là các cổng ra của nút mạng nơi gói
tin sẽ được truyền đi. Cuối cùng, gói tin được đánh lịch truyền trên các tuyến ra,
tại các đầu ra này cơ chế shaping có thể được sử dụng nhằm điều khiển các luồng
ra đảm bảo tuân thủ về tốc độ quy định bởi SLA trước khi tới đầu vào của một nút
mạng khác tiếp theo. Các kỹ thuật trên đã chứng minh tính hiệu quả trong thực tế
của việc bảo vệ các luồng dữ liệu thời gian thực với các dữ liệu best-effort nhưng
chúng lại không thể bảo vệ giữa các ứng dụng thời gian thực với nhau (chẳng hạn
giữa 2 luồng dữ liệu voice). Để giải quyết vấn đề này người ta sử dụng cơ chế
kiểm soát đầu vào (Connection Admission Control-CAC) nhằm thực hiện việc
quyết định liệu cho phép hay không cho phép các luồng dữ liệu mới được thiết lập
trong mạng.

IV.3. Giải pháp định tuyến IP

Chức năng cơ bản của định tuyến là tìm đường đi trong một mạng thoả mãn
ràng buộc. Trong định tuyến QoS thì việc tìm đường không chỉ với thoả mãn một
ràng buộc mà cần thoả mãn nhiều ràng buộc khác nhau.

Một số yêu cầu cơ bản của các thuật toán định tuyến QoS: Hiệu quả và có
tính khả mở thích nghi với mạng lớn; độ phức tạp không quá lớn hơn các thuật

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 34
toán đang được dùng hiện nay; phù hợp với kiến trúc hiện tại của Internet để có
thể triển khai trên mạng.

Trong các yêu cầu trên, một vài trong số chúng có thể xung đột với các
yêu cầu khác, vd: một mặt mong muốn các thuật toán hiệu quả và thuật toán có
tính khả mở để dùng cho mạng IP lớn như Internet, mặt khác những thuật toán
này phải không quá phức tạp.

Định tuyến là một bài toán phức tạp và yêu cầu các tài nguyên tính toán
lớn. Tuy nhiên, tài nguyên của các nút mạng thường hữu hạn vì vậy trong thực tế
người ta thường sử dụng các phép heuristic để đơn giản bớt bài toán để dò tìm
nghiệm.

Trong mạng truy cập vô tuyến toàn IP, có thể sử dụng một số giao thức định
tuyến như VRRP/HSRP; BFD để đảm bảo an toàn chất lượng mạng.

a. Virtual Router Redundancy Protocol (VRRP)

VRRP là giao thức chuẩn được định nghĩa trong RFC 2338, cung cấp khả
năng Redundancy ở layer 3 cho các host trong network; với một số đặc điểm
chính sau:

o VRRP tạo ra một gateway dự phòng từ một nhóm các router. Router active
được gọi là master router, tất cả các router còn lại đều trong trạng thái backup.
Router master là router có độ ưu tiên cao nhất trong nhóm VRRP.
o Chỉ số nhóm của VRRP thay đổI từ 0 đến 255; độ ưu tiên của router thay
đổI từ 1 cho đến 254 (254 là cao nhất, mặc định là 100).
o Địa chỉ MAC của router ảo sẽ có dạng 0000.5e00.01xx, trong đó xx là một
số dạng thập lục phân chỉ ra số của nhóm.
o Các quảng bá của VRRP được gửi mỗi chu kỳ một giây. Các router backup
có thể học các chu kỳ quảng bá từ router master.

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 35
o Mặc định, tất cả các VRRP router được cấu hình theo chế độ pre-empt.
Nghĩa là nếu có router nào có độ ưu tiên cao hơn độ ưu tiên của router master thì
router đó sẽ chiếm quyền.
o VRRP không có cơ chế để theo dõi một cổng của router.
o VRRP dùng địa chỉ multicast 224.0.0.18, dùng giao thức IP 112. VRRP có
trong router IOS phiên bản Cisco IOS Software Release 12.0(18)ST.

b. Hot Standby Routing Prototocol (HSRP )

Một network được cung cấp tính năng High Availability nghĩa là các cơ sở
hạ tầng mạng hay các server quan trọng trong network đó luôn luôn ở trong trạng
thái có thể được truy cập đến vào bất kỳ thời điểm nào.

HSRP là một trong những số tính năng cung cấp khả năng Redundancy ở layer 3
cho các host trong network. HSRP sẽ tối ưu hóa việc cung cấp các đường kết nối
khi phát hiện một đường link bị fail và những cơ chế phục hồi sau khi ta gặp sự cố
trong mạng. Virtual Router Redundancy Protocol (VRRP) và Gateway Load
Balancing Protocol (GLBP) cũng là những giao thức cung cấp khả năng
Redundancy ở layer 3. VRRP là một giao thức standard. GLBP là giao thức của
Cisco. Nó được cải tiến từ VRRP và cung cấp thêm tính năng cân bằng tải.

Trước tiên ta cần phải hiểu một số khái niệm có liên quan đến quá trình
routing như sau:
1.Sử dụng Default Gateway

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 36
Một máy tính trong mạng để có thể đi đến các đường mạng khác nhau thì
ta phải cấu hình default gateway. Giả sử PC trên sơ đồ cấu hình default gateway
hướng đến Router A để chuyển tiếp gói tin đi đến file server A. Và Router B cũng
đã được cấu hình định tuyến.
Trong mô hình bên dưới Router A có chức năng routing các packet nó nhận được
đến subnet A. Còn router B có chức năng routing đến subnet B. Nếu như Router A
bị hỏng hóc không có còn sử dụng được nữa thì các cơ chế định tuyến động sẽ
tính toán lại và quyết định Router B sẽ là thiết bị chuyển tiếp gói tin thay thế cho
router A.
Nhưng PC A thì không thể nào nhận biết được thông tin định tuyến này được. Ở
các PC ta thường chỉ cấu hình duy nhất một default gateway IP và địa chỉ IP này
sẽ không thay đổi khi mô hình mạng của ta thay đổi. Như vậy dẫn đến trường hợp
là PC A không thể gửi traffic đi đến các host thuộc các đường mạng khác trong
mô hình mạng.
Nếu như một router nào đó dự phòng và hoạt động giống như default gateway cho
segment đó thì ta không cần phải cấu hình lại địa chỉ IP default gatway cho các
PC.

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 37
2. Proxy ARP

Cisco IOS sử dụng proxy Arp để cho phép các host mà nó không có tính
năng định tuyến có thể lấy được địa chỉ Mac address của gateway để có thể
forward packet ra khỏi local subnet. Ví dụ như trong mô hình trên proxy ARP
router nhận được một gói tin ARP request từ một host cho một địa chỉ IP. Địa chỉ
IP này không có cùng nằm chung một segment so với host gửi gói tin request.
Router sẽ gửi về một gói tin ARP với Mac address là của router và IP là địa chỉ
mà máy cần đi đến. Như vậy host sẽ gửi toàn bộ tất cả các packet đến địa chỉ IP
đã được phân giải thành Mac address của router. Sau đó router lại làm tiếp công
việc đẩy gói tin này đi đến địa chỉ IP cần đến.
Như vậy với tính năng proxy ARP các end-user station sẽ coi như là các
destination device đã được kết nối đến chính phân đoạn mạng của nó. Nếu như
router là chức năng proxy ARP bị fail thì các end station vẫn tiếp tục gửi packet
đến IP đã được phân giải thành Mac address của fail router. Và các packet sẽ bị
discard.
Thực tế thì Proxy Mac address có thời gian sống nhất định trong bảng ARP cache
của máy tính. Sau khoảng thời gian này thì workstation sẽ yêu cầu địa chỉ của một
router khác. Nhưng nó không thể gửi traffic trong suốt khoảng thời gian này.

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 38
3. Router Redundancy

Trong HSRP một thiết lập cho các router hoạt động phối hợp với nhau để
đưa ra một router ảo cho các host trong mạng LAN. Bằng cách dùng chung một
địa chỉ IP và địa chỉ Mac ở layer 2, hai hay nhiều router có thể hoạt động như là
một router ảo. IP address ảo được cấu hình như là default gateway cho các máy
trạm trong một segment. Khi những frame được gửi từ một máy trạm đến đến
default gateway, các máy trạm dùng cơ chế ARP để phân giải MAC address với
địa chỉ IP default gateway. Cơ chế ARP sẽ được trả về bằng Mac address của
virtual router. Các frame gửi đến Mac address ảo và sau đó frame này được xử lý
tiếp tục bởi active hoặc là standby router trực thuộc group router ảo mà ta đang
cấu hình.
Một hay nhiều router sử dụng giao thức này để quyết định router vật lý nào sẽ có
trách nhiệm xử lý frame được gửi đến địa chỉ IP ảo và địa chỉ Mac ảo. Các máy
trạm sẽ gửi traffic đến router ảo. Một router thật sẽ có trách nhiệm forward traffic
này đi tiếp tuy nhiên router thật này trong trạng thái transparent so với các máy
trạm ở đầu cuối.Giao thức redundacy này cung cấp cho ta một cơ chế để quyết
định router nào sẽ ở vai trò active trong việc forward traffic và router nào sẽ ở vai
trò standby.

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 39
Khi một forwarding router bị fail thì quá trình chuyển đổi sẽ diễn ra như sau
Khi standby router không còn nhận được gói tin hello từ một forwarding router.
Sau đó standby router sẽ giả định vai trò của nó lúc này là forwarding router. Lúc
này quá trình truyền frame của PC sẽ không bị ảnh hưởng gì bởi vì router đang ở
trạng thái forwarding sẽ dùng IP address ảo vào Mac address như lúc ban đầu.
4. Cấu hình Layer 3 Redundancy với giao thức HSRP
Ta có sơ đồ luận lý như sau

Hot Standby Router Protocol HSRP định nghĩa ra một standby group. Mỗi
router được gán một vai trò xác định bên trong standby group này. HSRP cung
cấp một cách dự phòng gateway cho end station bằng cách chia sẻ chung một IP

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 40
và Mac address giữa các redundant gateway. Giao thức này sẽ truyền thôn g tin về
IP ảo và Mac ảo giữa hai router nằm trong cùng một HSRP group
Một group HSRP bao gồm các thông tin sau

o Active router
o Standby router
o Virtual router
o Other router
HSRP active router và standby router gửi gói tin hello đến địa chỉ multicast
224.0.0.2, dùng giao thức UDP port 1985 để duy trì thông tin.
5. Quá trình hoạt động của HSRP

Hình IV-11: Quá trình hoạt động của giao thức HSRP

Tất cả router trong một HSRP group có một vai trò cụ thể và tương tác với
nhau theo một phương pháp xác định.
Virtual Router: thực tế chỉ là một cặp IP address và Mac address mà tất cả các
thiết bị đầu cuối dùng nó làm IP default gateway. Active router xử lý tất cả packet
và tất cả các frame được gửi tới virtual router address.
Active Router: trong HSRP group một router sẽ được chọn làm active router.
Active router thực tế là thiết bị vật lý forward packet và nó cũng là thiết bị gửi
Mac address ảo đến các thiết bị đầu cuối.

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 41
Trong mô hình trên router A được giả định ở vai trò active và forward tất cả các
frame đến địa chỉ Mac là 0000.0c07.acXX với XX là số group của HSRP. XX là
hệ số hexa.
Địa chỉ IP và địa chỉ Mac tương ứng của virtual router được duy trì trong bảng
ARP của mỗi router thuộc HSRP group. Để kiểm tra bảng ARP trong bảng ARP
ta dùng lệnh show ip arp

Hình trên hiển thị bảng ARP của một router đang làm thành viên của HSRP
group 1 trong Vlan 10. Trong bảng ARP trên ta thấy rằng virtual router có địa chỉ
là 172.16.10.110 và có một Well-known Mac là 0000.0c07.ac01 với 01 là số
group. Số HSRP group 1 hiện thị dưới dạng cơ số 10 và 01 là dưới hệ cơ số 16.
HSRP standby router luôn theo dõi trạng thái hoạt động của HSRP group và sẽ
nhanh chóng chuyển trạng thái forwarding packet nếu active router không có hoạt
động. Cả hai active router và standby router sẽ truyền hello message để thông báo
cho tất cả router khác trong group HSRP biết rằng vai trò của nó lúc này là gì ?
Các router dùng địa chỉ destination multicast 224.0.0.2, kiểu truyền UDP port
1985. Và địa chỉ IP source là địa chỉ IP của sending router.
Ngoài ra bên trong HSRP group có thể chứa một số router khác nhưng vai trò của
nó không phải active hay standby. Những router dạng này sẽ monitor hello
message được gửi bởi active và standby router để chắc chắn rằng active và
standby router đang tồn tại trong HSRP group. Router này chỉ forward những

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 42
packet đến chính địa chỉ IP của nó nhưng không forward packet được đặt địa chỉ
đến virtual router. Những router dạng này sẽ đọc message tại mỗi thời gian giữa
hai gói tin hello.

Một số thuật ngữ trong HSRP


o Hello Interval Time: Khoảng thời gian giữa hai gói tin Hello HSRP thành
công từ một router. Thời gian này là 3 giây
o Hold Interval Time: khoảng thời gian giữa hai gói tin hello được nhận và
giả định rằng sender router bị fail. Mặc định là 10 giây
Khi active router bị fail, thì những router khác thuộc cùng HSRP group sẽ
không còn nhận được message từ active router. Và standby router sau đó sẽ được
giả định là Active router. Và nếu như có router khác bên trong HSRP group thì nó
sẽ được đưa lên làm standby router. Nếu như cả hai active và standby router bị fail
thì tất cả router trong group làm active và standby router.

Trong quá trình này new activer router gánh lấy IP ảo và Mac ảo của virtual
router như vậy dẫn đến các thiết bị đầu cuối sẽ nhận thấy tình trạng hư hỏng của
các dịch vụ. Các thiết bị đầu cuối tiếp tục gửi traffic đến Mac addres của virtual
router. New activer router sẽ gánh vác chấp nhận phân phối gói tin.

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 43
6. Các trạng thái trong giao thức HSRP
Một router trong HSRP group có một số trạng thái hoạt động như sau: initial,
learn, listen, speak, standby hoặc là active

Khi một router đang ở trong một số những trạng thái trên thì nó sẽ thực hiện
một số hành động nhất định. Không phải tất cả HSRP router trong group sẽ
chuyển đổi sang tất cả các trạng thái. Ví dụ như ta có 3 router trong group, một
trong ba router thuộc group không đóng vai trò là standby hay active thì router
này vẫn duy trì ở trạng thái Listen.
Tất cả các router đều bắt đầu ở trạng thái Initial, điều này hiển thị rằng HSRP
đang không hoạt động. Sau đó nó sẽ chuyển sang trạng thái learn, ở trạng thái này
router sẽ mong chờ thấy được HSRP packet và từ những packet này nó quyết định
xem virtual IP là gì ? và xác định active router trong HSRP group.
Khi một interface thấy HSRP packet và quyết định xem virtual IP là gì thì nó tiếp
tục chuyển sang trạng thái listen. Mục đích của trạng thái listen là để xác định
xem có Active hay Standby router cho HSRP group. Nếu như đã có active hay
standby router rồi thì nó vẫn giữ nguyên trạng thái. Tuy nhiên nếu gói tin hello
không được thấy từ bất kỳ router nào, interface chuyển sang trạng thái Speak.
Trạng trạng thái Speak, các router chủ động tham dự vào quá trình chọn lựa ra
active router, standby router bằng cách nhìn vào gói tin hello để xác định vai trò.

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 44
Có 3 dạng timer được sử dụng trong giao thức HSRP đó là active, standby, hello.
Nếu như không có một gói tin hello nào được nhận từ Active HSRP router trong
khoảng thời gian active, thì router chuyển sang trạng thái HSRP mới.

o Active timer: dùng để monitor Active Router. Timer sẽ reset lại vào bất kỳ
thời điểm nào khi một router trong group HSRP nhận được gói tin hello được gửi
ra từ Active Router. Giá trị Timer expire phù hợp với giá trị hold time đang được
set tương ứng với field trong HSRP hello message.
o Standby timer: dùng để monitor standby router. Timer sẽ reset lại vào bất
kỳ thời điểm nào khi một router trong group HSRP nhận được gói tin hello được
gửi ra từ Standby Router. Giá trị Timer expire phù hợp với giá trị hold time đang
được set tương ứng với field trong HSRP hello message.
o Hello timer: thời gian của hello packet. Tất cả HSRP router trong bất kỳ
trạng thái nào của HSRP đều tạo ra hello packetkhi mà hello timer expire

Hình IV-12: Các trạng thái trong giao thức HSRP

Ở trong trạng thái Standby, bởi vì router lúc này như là một ứng viên để trở thành
Active Router kế tiếp. Nó định kỳ gửi ra các gói tin hello. Nó cũng listen các hello
message từ active router. Trong một mạng HSRP thì chỉ có duy nhất một standby
router

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 45
Trong Active State, router có nhiệm vụ forward packet. Nó gửi địa chỉ Mac ảo của
group. Nó cũng có nhiệm vụ hồi đáp các gói tin ARP request hướng đến IP ảo.
Active Router cũng định kỳ gửi ra các hello message. Trong một HSRP group chỉ
có duy nhất một Active Router.

c. Bidirectional Forwarding Detection(BFD)

BFD (RFC5880) là một giao thức mạng được sử dụng để phát hiện các lỗi xảy
ra giữa hai thiết bị làm nhiệm vụ chuyển tiếp lưu lượng kết nối bởi một liên kết,
bao gồm các giao diện vật lý, các giao diện con, các liên kết dữ liệu, và trong
phạm vi với độ trễ rất thấp. Nó hoạt động một cách độc lập với phương tiện truyền
thông, các giao thức dữ liệu và các giao thức định tuyến. Một mục tiêu nữa của
giao thức này đó là cung cấp một cơ cấu đơn giản sử dụng cho việc phát hiện qua
bất kỳ phương tiện, lớp giao thức nào với một khoảng rộng các lần phát hiện
nhằm tránh một sự gia tăng của các phương thức khác nhau.

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 46
BFD có thể làm giảm đáng kể thời gian hội tụ mạng trong các môi trường
không cung cấp các liên kết nhanh hoặc phát hiện lỗi, cho phép phát hiện hop-by-
hop các lỗi lớp 3 trong thời gian ngắn mili giây mà không cần phải tinh chỉnh bộ
định thời giao thức định tuyến. Sự thay đổi duy nhất yêu cầu trong cấu hình router
đó là cấu hình các tham số trên mỗi giao diện BFD.

Hình dưới đây mô tả một mạng đơn giản với hai router chạy OSPF và BFD.
Khi OSPF phát hiện ra một router hàng xóm (1) nó sẽ gửi một yêu cầu đề trình xử
lý BDF local để bắt đầu một phiên BFD với router OSPF hàng xóm (2). Phiên
BFD hàng xóm với các router hàng xóm OSPF được thành lập(3).

Hình dưới đây mô tả diễn biến khi một lỗi xảy ra trên mạng(1). Phiên BFD
hàng xóm với router OSPF hàng xóm bị mất kết nối(2). BFD thông báo với trình
xử lý local: BFD hàng xóm không còn kết nối nữa(3). Trình xử lý OSPF hủy
quan hệ OSPF(4). Nếu một đường truyền khác sẵn sàng, các router sẽ ngay lập tức
hội tụ vào đó.

Hình IV-13: Hoạt động của giao thức BFD

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 47
IV.4. Giải pháp giám sát chất lượng dịch vụ mạng truy nhập vô tuyến toàn IP

Để đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP, ngoài lựa chọn các
cơ chế hoạt động cho các thiết bị IP RAN thì việc giám sát các tham số KPI chất
lượng dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng. Các tham số chất lượng dịch vụ chung
nhất trong mạng IP đó là: delay, jitter, loss và availability.

Delay-Trễ bao gồm trễ đường truyền (propagation delay), trễ định dạng
(serialization delay), trễ chuyển mạch (switching delay) và trễ hàng đợi (queuing
delay). Nhiều đặc điểm của trễ này xảy ra trong mạng, trong khi một vài trong số
đó là đặc tính vốn có của thiết bị truy nhập không dây.

Propagation Delay-Trễ đường truyền được cho là các đặc tính vật lý của
phương tiện truyền thông mà một tín hiệu nhị phân phải đi qua (như cáp quang,
cáp đồng hay vô tuyến) và khoảng cách các gói tín hiệu phải đi qua phương tiện
đó. Đối với phương tiện cụ thể, trễ đường truyền không thể điều chỉnh được, nó
chiếm một khoảng thời gian cho các gói đi từ điểm A đến điểm B; chỉ có một thứ
có thể điều chỉnh được đó là đảm bảo rằng phương tiện được đặt trong quãng
đường ngắn nhất giữa hai điểm này. Thông thường, quãng đường vật lý ngắn nhất
không thể làm được do sự cản trở về địa lý hoặc chi phí kinh tế quá cao. Trễ
đường truyền là tổng trễ trên mỗi đoạn đường truyền.

Serialization Delay-Trễ định dạng là khoảng thời gian yêu cầu để truyền
một gói vào phương tiện truyền thông. Trễ định dạng được giảm thiểu bằng việc
tăng tốc độ của phương tiện. Hầu hết các gói IP được giới hạn xấp xỉ 1500 bytes,
trễ định dạng thường không đáng kể trên 2Mpbs và thường thấy rõ rệt trên các
mạng tốc độ thấp như mạng truy nhập và mạng tích hợp. Khi chuyển sang mạng
truy cập vô tuyến toàn IP, với các công nghệ truy cập và tích hợp nhanh hơn sẽ
làm giảm trễ định dạng đáng kể cho các gói trong mạng RAN.

Switching Delay-Trễ chuyển mạch là khoảng thời gian yêu cầu cần để thực
hiện truyền một gói tin từ hàng đợi đầu vào tới hàng đợi đầu ra trên hệ thống
Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 48
chuyển mạch gói. Trễ chuyển mạch thông thường là không đáng kể trong các hệ
thống hiện đại. TIA/EIA cung cấp một hướng dẫn của xấp xỉ 3 mili giây cho một
tập hợp 5 bộ chuyển mạch và cặp giải mã.

Queuing Delay-Trễ hàng đợi là khoảng thời gian một gói tin ở trong hàng
đợi đầu ra đợi để được truyền đi lên đường link. Tất cả các thành phần trễ khác có
thể được tính cho một hệ thống và duy trì xấp xỉ thời gian không thay đổi. Trễ
hàng đợi là một thành phần trễ khó nhất được tính toán trong các hệ thống chuyển
mạch gói. Trễ hàng đợi là một chức năng của tải trên hệ thống và tốc độ xử lý.
Tốc độ xử lý của một mạng circuit đã biết, nó chính là trễ định dạng. Tải cung cấp
cho ứng dụng IP thông thường không đoán trước được và có thể tự nhiên bùng
lên. Một số ứng dụng IP như VoIP thì nhà mạng có thể ướng lượng tải của hệ
thống, tuy nhiên đối với các ứng dụng phụ thuộc vào hoạt động người dùng như
web browsings, file transfers thì không thể. Những ứng dụng như vậy có thể sẽ
nhanh chóng làm đầy hàng đợi đầu ra, gây ra các trễ đáng kể và không có gì là bất
bình thường khi trễ là khoảng 1-2 giây. Tuy nhiên, một mạng cung cấp hầu như
chắc chắn thông thường sẽ có trễ hàng đợi chấp nhận được và thích hợp hơn, mỗi
gói tin ở hàng đợi đầu ra có thể bắt đầu được định dạng cho việc truyền đi ngay
lập tức. Bất cứ cụm bit thông tin nào trong tải lưu lượng sẽ gây ra các gói tin bị
đầy tại hàng đợi đầu ra, và mỗi gói tin phải đợi được xử lý, định dạng để truyền đi
tiếp. Trễ hàng đợi xuất hiện ở mạng tốc độ thấp hơn, thông thường thấy trong
mạng truy nhập vô tuyến.

Jitter- Biến đổi trễ được định nghĩa như là sự biến thiên của trễ. Hầu hết các
thành phần trễ được đề cập ở trên là nhất quán theo thời gian, trễ hàng đợi biến
thiên theo thời gian. Khi một luồng gói tin từ một ứng dụng đơn đi qua tất cả các
thiết bị mạng, trễ hàng đợi có thể tăng và giảm theo các cụm bit thông tin trong tải
lưu lượng ở bất kỳ hàng đợi nào trên đường đi. Nhiều ứng dụng IP có thể bỏ qua
sự biến đổi của trễ; tuy nhiên, một số các ứng dụng tương tác yêu cầu một luồng
gói tin đều đặn đến đúng theo thời gian và thứ tự. Ví dụ như các bộ mã hóa VoIP

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 49
thông thường tạo ra các gói tin IP mỗi 20ms cho một cuộc gọi, thời gian đến của
các gói tin VoIP trong mạng sẽ được cố định 20ms. Tuy nhiên, phía đầu ra của
mạng có thể thấy các gói tin VoIP đến tốt sau một khoảng thời gian mong đợi là
20ms hay không tùy thuộc vào trễ hàng đợi trong mạng.Ví dụ, một cụm bit thông
tin gồm 2 gói tin 1,500 byte trên một luồng truyền dẫn T1 có thể tạo ra trễ hàng
đợi xấp xỉ 24 ms. Một nguyên nhân dẫn đến sự biến thiên trễ đáng kể đó là bộ giải
mã không thể xử lý được các gói tin, các khoảng trống ở đầu ra. Hầu hết các ứng
dụng và hệ thông có tính tương tác, vận chuyển nội dung streaming sử dụng các
bộ đệm jitter để sắp xếp sự biến thiên của các khoảng thời gian gói tin phía nhận
cho phù hợp với cảm nhận của người dùng.

Loss - Mất gói xảy ra mỗi khi một gói tin bị mất trong khi được vận chuyển
giữa bên truyền và bên nhận. Mất gói xảy ra khi mạng lỗi, thiết bị hoặc hàng đợi
đầu ra bị đầy, không còn bộ nhớ và hệ thống không có cách nào khác là phải hủy
bỏ gói tin truyền đến. Mất gói có thể giảm đi bằng cách tăng khả năng của hàng
đợi, tuy nhiên như vậy sẽ làm tăng độ trễ; đây là vấn đề mà nhà mạng phải cân đối
để tối ưu hóa hoạt động của hệ thống. Trên thực tế, các ứng dụng và các giao thức
yêu cầu mức độ mất gói khác nhau. Hầu hết các dịch vụ dữ liệu IP như: lướt web,
email, nhắn tin đều có thể chấp nhận một mức độ mất gói nhất định, do đó hệ
thống có cơ hội truyền lại các khung thông tin bị mất. Ví dụ, khi tỷ lệ mất gói tin
lên tới 5%, các ứng dụng sử dụng TCP sẽ duy trì pha bắt đầu TCP chậm, do đó
thông lượng sẽ giảm nhanh chóng. Một vài ứng dụng, đặc biệt là các ứng dụng
như video conference, VoIP yêu cầu nội dung phải được truyền đi thời gian thực
thì không có cơ hội để truyền lại gói tin bị mất. Hầu hết các ứng dụng mang tính
tương tác đều có thể chấp nhận mức độ mất gói khoảng 0.1% trên tổng các gói
trong luồng dữ liệu.

Sau đây là các lớp lưu lượng khác nhau và độ nhạy mất gói:

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 50
Sự cải thiện trong công nghệ truyền dẫn mạng 3G đã cải thiện hiệu suất truyền
tải dữ liệu bằng việc cấp phát năng lực hiệu quả và sắp xếp lịch trình thời gian cho
các gói tin dịch vụ. Các phương thức hiện tại đã sử dụng kiến trúc 3G như
HSDPA, EVDO Rev.A cho hầu hết các dịch vụ dữ liệu; tuy nhiên, khả năng hỗ
trợ các ứng dụng thiết bị tương tác vẫn là thách thức.

Availability - Độ khả dụng của các thiết bị viễn thông đã được ITU nêu
trong các khuyến nghị M.60 (1988) và G.911 (3/1993). Là tỉ lệ thời gian mạng
hoạt động để cung cấp dịch vụ. Yếu tố này bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ nào tối
thiểu cũng phải có. Tổn thất khi mạng bị ngưng trệ là rất lớn.

Thực tế độ khả dụng phụ thuộc vào tổ hợp của độ tin cậy, hoạt động bảo
dưỡng và hoạt động hỗ trợ bảo dưỡng của thiết bị. Độ khả dụng của mạng được
đánh giá bằng tỉ lệ giữa thời gian mà mạng cung cấp dịch vụ với một khoảng thời
gian xem xét. Đó là tiêu chuẩn đánh giá dịch vụ mạng đối mặt với khách hàng bởi
vì dịch vụ được đưa tới tận khách hàng và nó cũng đóng góp cho định nghĩa các
chỉ tiêu của dịch vụ và các thoả thuận về mức dịch vụ.

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 51
a. Chỉ tiêu KPI giám sát chất lượng mạng mobile backhaul

1. Trễ hai chiều (2-way Frame Delay)


Đây là một vấn đề hết sức quan trọng trong các mạng UTRAN, không chỉ do tác
động của nó về chất lượng dịch vụ, mà còn bởi vì một số tín hiệu và các giao thức
điều khiển không thể hoạt động nếu yêu cầu về chỉ tiêu này không đạt. Mạng lưới
truyền dẫn phải phân phối các khung dữ liệu tới các trạm gốc thu phát sóng đúng
thời gian; các khung trễ quá mức sẽ bị loại bỏ. Điều này dẫn đến các yêu cầu
nghiêm ngặt về độ trễ và biến động trễ trên mạng truyền dẫn UTRAN.

Trễ hai chiều là tổng thời gian thực hiện cho một khung để đi từ nguồn tới
đích và quay trở về nguồn. Tổng thời gian này là tổng hợp cả hai chậm trễ xử lý
trong các yếu tố thiết bị mạng và sự chậm trễ do môi trường truyền dẫn; bao gồm
3 phần:

1. Trễ phía bên truyền đi, phụ thuộc vào CPE access rate.
2. Trễ trong mạng MAN.
3. Trễ tại bên nhận, phụ thuộc vào tốc độ xử lý của CPE.

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 52
Đo trễ hai chiều: Khi bắt đầu đo trễ hai chiều, router truyền các khung
DMM( delay measurement message) mang PDU từ MEP (maintaninace end
point) nguồn tới MEP đích. Sau khi MEP đích nhận được khung DMM sẽ trả về
một khung DMR (delay measurement reply) với nội dung từ khung DMM.

1. TITxDMM: thời gian MEP nguồn truyền một khung ETH-DM DMM hai chiều tới
MEP đích.
2. TRRxDMM: thời gian MEP đích nhận được một khung DMM từ MEP nguồn.

3. TRTxDMR: thời gian MEP đích truyền một khung ETH-DM DMR 2 chiều tới
MEP nguồn.

4. TIRxDMR: thời gian MEP nguồn nhận được một khung DMR từ MEP đích.

Khi đó, trễ hai chiều được tính như sau:

 [TIRxDMRTI – TxDMM[TR – ]TxDMRTR – RxDMM]
2. Biến động trễ (Jitter)
Là sự khác biệt giữa các giá trị trễ hiện tại và trước đó. Đây là một tham số quan
trọng đối với các ứng dụng thời gian thực nhưng ảnh hưởng ít tới dịch vụ dữ liệu.
3. Tỷ lệ lỗi khung (FER)
Là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng khung không được truyền tới bên nhận.

FER = Số lượng Frame lỗi / Số lượng Frame truyền đi.

4. Tỷ lệ lỗi bit (BER)

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 53
Là tỷ lệ giữa số bit lỗi nhận được trên tổng số bit dữ liệu truyền đi.
BER là một chỉ số thể hiện mức độ một gói hay một đơn vị dữ liệu phải truyền lại
vì lỗi.
5. Độ khả dụng (Availability)
Availability=MTTF/(MTTF+MTTR) x100%
Thể hiện tỷ lệ thời gian làm việc trung bình trong tổng thời gian vận hành; là độ đo
gián tiếp về khả năng bảo trì được (số này càng gần 100 là đã bảo trì tốt). Trong
đó:
Thời gian trung bình giữa 2 lần thất bại liên tiếp (MTBF)
MTBF = MTTF + MTTR
MTTF là thời gian hoạt động liên tục trung bình
MTTR là thời gian sửa xong lỗi trung bình
6. Thời gian trung bình khắc phục sự cố (MTTR)
MTTR là khoảng thời gian trung bình yêu cầu để sửa một thành phần hoặc thiết bị
bị lỗi, được tính bằng công thức:
Mean Time To Repair = (Total down time) / (number of breakdowns)

b. Chỉ tiêu KPI giám sát chất lượng gói IP

1. Mức độ lỗi gói tin-IP Packet Error Ratio (IPER)


Mỗi gói tin có một số bit kiểm tra lỗi. Khu nút mạng đầu xa nhận gói tin, mỗi gói
tin sẽ được kiểm tra mức độ lỗi. Tổng số gói tin bị lỗi sẽ được ghi nhận và so sánh
với tổng số gói tin mà nút đầu xa nhận được. Kết quả của phép đo phải đạt được
độ tin cậy trên 95%.
2. Trễ truyền gói tin một chiều-IP Packet Transfer Delay (IPTD)
Trễ một chiều của một gói tin được tính bằng thời gian gói tin được truyền đi được
trừ đi thời gian nhận gói tin mong muốn đạt được.
Giá trị đo IPTD lớn nhất phải được ghi nhận và số lượng các gói tin dùng để đo
kiểm tra phải đủ lớn để kết quả của phép đo đạt được độ tin cậy trên 95%.
3. Biến động trễ truyền gói tin-IP Packet Delay Variation (IPTV)
Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 54
Việc đo biến động trễ của gói tin tương tự như đo trễ truyền gói, nhưng kết quả đo
biến động trễ được tính bằng hiệu của giá trị đo trễ lớn nhất trừ đi giá trị đo trễ
nhỏ nhất.
Dòng gói tin được dùng để đo kiểm phải được duy trì liên tục ít nhất trong khoảng
120 giây. Bài đo phải được lặp lại ít nhất 20 lần để kết quả đảm bảo độ chính xác
ghi nhận. Số lượng các gói tin dùng để đo kiểm phải đủ lớn để kết quả của phép
đo đạt được độ tin cậy trên 95%.
4. Độ tổn thất gói tin-IP Packet Loss Ratio (IPLR)
Tham số này được tính bằng tổng số gói tin bị tổn thất so với tổng số gói tin đã
phát đi. Kết quả của phép đo phải đạt được độ tin cậy trên 95%. Việc đo kiểm
phải được thực hiện bằng cách phát một số gói tin ở một tốc độ xác định qua phần
mạng cần đo kiểm và tính toán số lượng gói tin nhận được ở phía thu. Tỷ lệ tổn
thất gói tại mỗi điểm đo được tính theo công thức:
((input_count – output count) * 100)/ input_count
Lần đo thứ nhất được thực hiện với 100% tốc độ tối đa cần đo với một kích thước
gói tin nhất định. Việc đo được lặp lại với tốc độ truyền gói tin còn 90% tốc độ cao
nhất, tiếp theo là 80%. Việc đo phải được thực hiện với mức giảm tốc độ truyền
gói 10% mỗi lần cho đến khi đạt được hai mức tốc độ có tỷ lệ tổn thất gói bằng
không (0%).

Sau đây là bảng chỉ tiêu chất lượng mạng toàn trình (end-to-end) theo khuyến
nghị ITU-T Y.1541:

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 55
Hình IV-14: Chỉ tiêu chất lượng mạng toàn trình theo khuyến nghị ITU-T

Bảng chỉ tiêu chất lượng mạng truy nhập IP theo quy định tạm thời của VNPT
(1264/QĐ-VNPT-VT):

Hình IV-15: Chỉ tiêu chất lượng mạng truy nhập I theo quy định tạm thời của VNPT

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 56
V. Triển khai thực tế trên mạng Mobifone

V.1. Yêu cầu về chất lượng mạng truy nhập vô tuyến của MobiFone để đảm
bảo chất lượng dịch vụ

Bên cạnh các chỉ tiêu chất lượng mạng tuân theo các chuẩn Quốc tế, VNPT
đã đưa ra một số chỉ tiêu cụ thể cho mạng truyền tải Mobile Backhaul trên IP để
áp dụng đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng. Công ty thông tin di động VMS
luôn xác định chất lượng mạng truy nhập vô tuyến của MobiFone phải đảm bảo
các chỉ tiêu này, cụ thể như sau:

Chỉ tiêu chất lượng mạng truyền tải


Mobile Backhaul trên IP

STT Thông số chất lượng mạng truyền tải Chỉ tiêu


1 Trễ hai chiều (2-way Delay) ≤ 7 ms
2 Biến động trễ (Jitter) ≤ 1 ms
3 Tỷ lệ lỗi khung (Frame Error Rate - FER) ≤ 10-6
4 Tỷ lệ sai lỗi bit (Bit Error Rate - BER) ≤ 10-9
5 Độ khả dụng (Availability) ≤ 99,99%
≤ 50 ms
6 Thời gian gián đoạn lỗi (Failover)
≤ 150 đối với thoại
Thời gian trung bình khắc phục sự cố
7 ≤ 4 giờ
(Mean time to repair - MTTR)

Để đảm bảo chất lượng mạng truyền dẫn IP, VMS đã chủ động làm việc với
các VNPT Tỉnh/Thành phố các nội dung như:

- Bổ sung điều khoản SLA cho IP, nhiều chỉ tiêu yêu cầu cao hơn so với qui
định của Tập đoàn. Ví dụ, tại VMS2 SLA cho các đường truyền dẫn IP như sau:

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 57
Hình V-16: Quy định SLA cho các đường truyền dẫn IP backhaul của VMS2

Tuy nhiên, trên thực tế mạng lưới hiện nay, một số RNC đặt tập trung ở
Trung tâm tỉnh, thậm chí 01 RNC phục vụ cho nhiều tỉnh, do đó khoảng cách vật
lý từ NodeB - RNC khá lớn, khi đó độ trễ (bao gồm rất nhiều yếu tố như đề tài
cũng đã đề cập) phải phụ thuộc vào khoảng cách vật lý. Việc xác định đỗ trễ này
cần tính toán theo khoảng các địa lý chi tiết, nhưng trước mắt để dễ dàng hơn
trong việc quản lý, cấu hình. Tác giả đề xuất đối với các RNC này thì cần tăng trễ
2 chiều lên 5.5s.
Chỉ tiêu chất lượng tín hiệu đồng bộ đồng hồ chủ
qua truyền tải cho các mạng di động

STT Công nghệ Giới hạn sai tần số Giới hạn sai pha
+/-5µs tham chiếu tới
+/-16ppb tại BTS, NodeB
GSM, WCDMA- BTS, NodeB
1
FDD, LTE-FDD +/-10µs từ BTS, NodeB
+/-50ppb trên vô tuyến
tới BTS, NodeB
+/-16ppb tại NodeB, +/-1,25µs tham chiếu
WCDMA-TDD, eNodeB tới NodeB
2
LTE-TDD +/-2,5µs từ NodeB tới
+/-50ppb trên vô tuyến
NodeB

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 58
Giá trị QoS cho mạng băng rộng của VNPT

DiffServ MPLS Tỷ lệ
802.1P
Application Example Service Class Codepoint EXP băng thông
VNPT VNPT
Control RSVP, OSPF,
CONTROL 6 CS-6 EXP 6 1
Protocol ISIS, BGP
WCDMA/LTE
Voice Voice, EF
IMS Voice
Voice WCDMA/LTE
application Signaling, REALTIME 5 EF EXP 5 15
signaling IMS Signaling
Precision time
IEEE1588v2 EF
distribution
Mobile Video, BROADCAS 4 EXP 4 30
Video Video Call, T AF41
MyTV VIDEO
Network Mobile OAM, OAM AF41
Management SNMP,

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 59
SSH
vnpt: VPN L2, L3
vms: R99 high HIGH
Enterprise PRI interactive, THROUGHP
3 AF31 EXP 3 15
Data 1 R99 PS middle UT
PRI interactive, DATA
R99 PS low PRI
vnpt: VPN L2, L3
vms: R99 high
PRI interactive, HIGH
Enterprise R99 PS middle THROUGHP
2 AF21 EXP 2 10
Data 2 PRI interactive, UT
R99 PS low PRI DATA
vnp: interactive
UMTS
Internet 3G/4G Business STANDARD 1 In-profile In-profile 14
Traffic Mobile Broadband, (AF11) (EXP 1)

Business HIS

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 60
(FTTH)
3G/4G Residental
Mobile Broadband, Out-of-
Residental HIS 0 Default profile (EXP 15
(DSLAM, FTTB, 0)
FTTC)

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 61
V.2. Phân tích lựa chọn cơ chế, giao thức, kỹ thuật đảm bảo chất lượng
dịch vụ

Dựa trên thực tế mạng lưới của VMS, thực trạng cơ sở hạ tầng mạng truyền
dẫn tại Việt Nam và cùng với sự phát triển chung của công nghệ, xu hướng IP
hóa trong các mạng di động; áp dụng lý thuyết nghiên cứu, phân tích ở phần
II; tác giả xin đề xuất các giải pháp để đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô
tuyến IP cho mạng VMS cụ thể như ở phần dưới đây.

a. Phân chia lớp dịch vụ

Mỗi dịch vụ trên mạng MobiFone sẽ yêu cầu về mức độ chất lượng khác
nhau, chúng ta phải quyết định gán vào một lớp lưu lượng nào đó và có sự ưu
tiên, sắp xếp riêng sử dụng CoS khác nhau. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ thì
ưu tiên hàng đầu trong luồng lưu lượng mạng đó là các lưu lượng báo hiệu,
điều khiển giao thức. Do đó, trên mạng MobiFone, loại lưu lượng này cần được
ưu tiên và xếp vào lớp dịch vụ Diffserv CS-6, MPLS EXP 6. Mức độ ưu tiên
tiếp theo đó là lưu lượng các cuộc thoại, truyền tải dữ liệu và cuối cùng là lưu
lượng Internet.
Với sự ưu tiên khác nhau cho các dịch vụ như vậy, tác giả đã đưa ra
phương án cài đặt CoS cho mạng RAN của MobiFone (tuân thủ nghiêm ngặt
các giá trị cài đặt CoS cho các dịch vụ chạy trên mạng Mobifone theo qui định
của Tập đoàn VNPT trong quyết định số 1371/QĐ-VNPT-VT) như bảng sau:

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 62
Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 63
Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 64
b. Triển khai giao thức VRRP/HSRP cho các Access Router

Trên mạng Mobifone, giao thức HSRP được lựa chọn sử dụng đối với kết
nối giữa router Cisco với thiết bị đầu cuối, còn kết nối Backbone sẽ sử dụng cấu
hình ring topology để đảm bảo an toàn, sử dụng các giao thức định tuyến động.
Kết nối ring ngoài việc đảm bảo an toàn khi mất kết nối còn có thêm chức năng
load-sharing để tận dụng tối đa đường truyền (HSRP chỉ cho phép truyền traffic
trên router master chiếm quyền làm default gateway).

Kết nối giữa Router – RNC cấu hình HSRP, nếu 1 trong 2 router bị mất kết
nối với RNC thì HSRP sẽ hoạt động, router còn lại sẽ đóng vai trò gateway và
dịch vụ vẫn hoạt động bình thường.
RSGHM1N
RSGCC1N
QUAN TRE C7606 C7606 7613
CUCHI
2GE

HIEP PHU 7609


GE

GE
GE
GE

GE
GE

C 6509 C 6509 6509


C 6509
C7606 C7606
7606

C 6509 7609

Q2 7609
GE 100

GE
50
GE 100
GE

0
50
C30
50

GE
RSGTB1E GE
0
50
GE

GE GE
GE
35
0

RSGB08E
GGE
E 125
GE

C 6509
35
GE

GE RSG011E
0

GE GE
RSG051E
GE

GE GE 10
00
100

GE
GE 10

RSGTP1E
GE 10
GE
00 RSG031E
0

C 6509
0
GE 10

0
GE 10

C 6509 C 6509
GE
GE
GE
GE

BÌNH ĐIỀN

C 6509 C 6509
GE

GGEE
GE

RSGBI1E RSGBI2E
HAGL
RSGNB1E RSG071E

Hình V-17: Sơ đồ kết nối Access Router – chạy giao thức VRRP/HSRP

trên mạng VMS2

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 65
Các Access Router kết nối lên mạng Core, MAN-E được cấu hình
VRRP/HSRP nhằm dự phòng, đảm bảo an toàn chất lượng mạng.

Sau đây là các tham cấu hình Router đang chạy VRRP/HSRP trên mạng:

Active Router:

SWHCM_4N#sh standby br

                     P indicates configured to preempt.

                     |

Interface   Grp  Pri P State   Active          Standby         Virtual IP

Vl301       199  150 P Active  local           10.151.201.17   10.151.201.1

SWHCM_4N#sh run int vl301

Building configuration...

Current configuration : 218 bytes

interface Vlan301

description Traffic_STHCM3E/HBT___SWHCM-4N/HBT

ip vrf forwarding Sigtran

ip address 10.151.201.18 255.255.255.192

standby 199 ip 10.151.201.1

standby 199 priority 150

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 66
standby 199 preempt

end

Standby Router:

SWHCM_3N#sh standby br

                     P indicates configured to preempt.

                     |

Interface   Grp  Pri P State   Active          Standby         Virtual IP

Vl301       199  100 P Standby 10.151.201.18   local           10.151.201.1

SWHCM_3N#sh run int vl 301

Building configuration...

Current configuration : 192 bytes

interface Vlan301

description Traffic_STHCM3E/HBT___SWHCM-3N/HBT

ip vrf forwarding Sigtran

ip address 10.151.201.17 255.255.255.192

standby 199 ip 10.151.201.1

standby 199 preempt

end

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 67
c. Triển khai giao thức BFD cho các Access Router

Giao thức BFD nhằm đảm bảo khả năng phát hiện lỗi bất đối xứng cũng
như hội tụ nhanh hơn. Trên thực tế mạng VMS cũng bắt đầu nghiên cứu và đưa
vào áp dụng triển khai trên các router, cụ thể là từ các access router đến router
mạng IPBB, MAN-E để kết nối các RNC đến mạng Core. Sau đây là cấu hình
thực tế trên một interface của router đã triển khai:

interface POS4/3/0

description Backbone_ROHCM-1N/C30_ROHNI-2N/GBA (STM4 C30-


GBA_Standby)

ip address 192.168.62.254 255.255.255.252

ip ospf authentication message-digest

ip ospf message-digest-key 1 md5 7 121D110443595F

ip ospf network point-to-point

ip ospf cost 16

ip ospf bfd

load-interval 30

mpls ip

pos framing sdh

bfd interval 50 min_rx 50 multiplier 3

service-policy output mpls-qos-out

end

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 68
V.3. Triển khai Transport Node kết hợp với truyền dẫn qua mạng MAN-E

Để tận dụng hạ tầng truyền dẫn viba hiện có cũng như thuận tiện trong việc
quản lý và giám sát chất lượng, VMS đã triển khai hệ thống Transport Node.

Các Transport Node có chức năng gom các luồng truyền dân nhỏ lẻ từ các
trạm thu phát sóng, thông thường khoảng vài chục trạm rồi chuyển lưu lượng về
các BSC/RNC, mạng Core.

Với các tỉnh không có RNC, việc triển khai Transport Node sẽ giúp giám
sát chất lượng dễ dàng hơn do khả năng phân đoạn lỗi MAN-E/VN2. Trường
hợp kết nối toàn trình Node B -> MAN-E -> VN2 -> RNC sẽ mất thời gian hơn
rất nhiều khi xử lý sự cố truyền dẫn do cần phối hợp của nhiều đơn vị (VMS,
các VNPT Tỉnh/Tp và VTN).

V.4. Triển khai các hệ thống giám sát

Để đảm bảo chất lượng mạng IP RAN, ngoài việc xây dựng các cơ chế hoạt
động cho các thiết bị, lưu lượng trên mạng thì xây dựng các hệ thống giám sát
chất lượng thiết bị, truyền dẫn là hết sức quan trọng.

Trong khuôn khổ nội dung nghiên cứu của đề tài, tác giả đi sâu nghiên cứu
triển khai các hệ thống giám sát chất lượng mạng truyền dẫn các kết nối node
mạng truy nhâp vô tuyến toàn IP.

a. Giám các kết nối truyền dẫn qua hệ thống OMC

Giám sát hoạt động của các phần từ mạng NodeB, RNC, các kết nối. Thông
thường, khi triển khai hệ thống mạng GSM hay UMTS, … thì các nhà mạng
đều có hệ thống OMC này và các nhà mạng phải quan tâm khai thác hết các tính
năng của hệ thống này. Để giám sát được chất lượng kết nối các phần tử trong
mạng truy nhập vô tuyến IP, VMS đã khai thác triệt để tính năng xuất ra các

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 69
cảnh báo liên quan đến các kết nối IP này. Từ đó, đưa ra các phương án đảm
bảo chất lượng mạng.

Sau đây là ví dụ một số cảnh bảo truyền dẫn IP được đưa ra từ hệ thống OMC
– iM2000 của VMS1:

Hình V-18: Cảnh báo về truyền dẫn IP trên hệ thống iM2000

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 70
Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 71
Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 72
Hình V-19: Cảnh báo về suy giảm chất lượng truyền dẫn trên hệ thống iM2000

Bên cạnh đó, các KPI liên quan đến hiệu suất sử dụng, tài nguyên mạng 3G
đến mức cell cũng được đưa ra trên trang web để giám sát: CE, OVSF, Power,
và Iub.

b. Hệ thống giám sát các KPI mạng truyền dẫn

Bênh cạnh hệ thống OMC, để đảm bảo chất lượng thì cần triển khai thêm các hệ
thống giám sát chất lượng truyền dẫn chuyên biệt nhằm phát hiện sớm nhất các
vấn đề xảy ra trên mạng lưới khi triển khai mạng truy nhập vô tuyến toàn IP.

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 73
Hệ thống giám sát truyền dẫn IP – PRTG

PRTG (Paessler Router Traffic Grapher) cho thực hiện các hoạt động : Kiểm
tra băng thông, hiệu suất sử dụng, uptime và khả năng sẵn có; vấn đề báo cáo và
cảnh báo; giao diện web.

Ngoài ra, PRTG còn hỗ trợ việc kiểm tra các mạng lên đến 30.000 sensors và có
thể báo cáo về tình hình các kết nối có hội tụ SLA hay không.

Đưa ra báo cáo tổng hợp, cũng như chi tiết trạng thái các kết nối:

Hình V-20: Báo cáo trạng thái các kết nối trên hệ thống PRTG

cho biết tổng số kết nối đang giám sát, bao nhiêu kết nối tốt, bao nhiêu đang bị
lỗi, đưa ra đồ thị biểu diễn băng thông thời điểm bị lỗi.

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 74
Giám sát băng thông từng kết nối

Hình V-21: Giám sát băng thông cho từng kết nối trên hệ thống PRTG

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 75
Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 76
Hệ thống giám sát các Node mạng IP – Redeyes

Hình V-22: Giám sát các Node mạng IP qua hệ thống Redeyes

Bên cạnh các giải pháp như đã nêu trên, Công ty thông tin di động còn chủ động
làm việc với các đơn vị VTT/VTN:
- Thống nhất phương pháp đo, giám sát SLA; nghiêm túc thực hiện cùng rà
soát lại; họp đánh giá chất lượng các tuyến truyền dẫn hàng tháng.
- Cung cấp cấu hình mạng lưới truyền dẫn chi tiết, cũng như sơ đồ hoàn
công của các tuyến truyền dẫn quan trọng từ mức BSC/RNC/Node truyền dẫn
trở lên.
- Cung cấp thông tin chi tiết mô hình khai báo hiện tại CoS và đề xuất mức
Class mapping các loại traffic IP cho toàn bộ đường truyền thuê của VMS qua
MANE.

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 77
- Bổ sung điều khoản giảm trừ cước(QoS) do không đảm bảo cam kết chất
lượng dịch vụ (SLA) cho truyền dẫn IP:

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 78
V.5. Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật triển khai áp dụng giải
pháp vào thực tiễn

Các văn bản quy định giá cước các kênh truyền dẫn của Tập đoàn
VNPT trong năm 2012:

o Quyết định số 662/QĐ-VNPT-TTBT ngày 10/05/2011 của Tập đoàn


BCVT Việt Nam về việc ban hành quy định cước dịch vụ Kênh thuê
riêng nội hạt.
o Quyết định số 663/QĐ-VNPT-TTBT ngày 10/05/2011 của Tập đoàn
BCVT Việt Nam về việc ban hành quy định cước dịch vụ Kênh thuê
riêng liên tỉnh.
o Quyết định số 46/QĐ-VNPT-TTBH ngày 11/01/2011 của Tập đoàn
BCVT Việt Nam về việc ban hành tạm thời có chế kinh tế nội bộ giữa
các đơn vị thành viên khối hạch toán phụ thuộc trong quá trình hợp tác
kinh doanh các dịch vụ VT-CNTT của Tập đoàn.
o Văn bản số 1055/VNPT-KD ngày 08/03/2012 của Tập đoàn BCVT
Việt Nam về việc đơn giá thuê truyền dẫn áp dụng cho VMS năm
2012.

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 79
Phân tích, đánh giá chi phí kết nối NodeB-RNC cho khu vực Tp.Hồ
Chí Minh:

Giá cước thuê truyền dẫn:

Kênh Cước sử dụng


STT truyền hàng tháng cho Ghi chú
dẫn VMS
Nhóm 1 giảm 55%,
1 E1 3,150,000 VND Quyết định số 1615/QĐ-VNPT-TTBH
ngày 7/8/2009
Nhóm 1 giảm 35%,
2 FE 8M 3,320,000 VND
Quyết định số 666/QĐ-VNPT-TTBH
3 FE 10M 3,879,000 VND
ngày 10/5/2010

o Kết nối truyền dẫn NodeB – RNC trước khi triển khai toàn IP sử dụng
trung bình 1 luồng FE 8M + 1 luồng E1 2M cho 1 trạm. Sau khi triển
khai toàn IP thì chỉ sử dụng trung bình 1 luồng FE 10M cho 1 trạm.

So sánh, đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật:

Tính đến thời điểm T8/2012, khu vực Tp. Hồ Chí Minh hiện tại có 1559
Node B kết nối truyền dẫn đến RNC sử dụng toàn IP. Sau đây là bảng so
sánh chi phí cho 1559 Node B này trước và sau khi triển khai mạng truy
nhập vô tuyến toàn IP của hai phương thức thuê truyền dẫn E1+FE và
toàn IP:

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 80
Số lượng
Chi phí Chi phí Chi phí
Node B Chi phí
trước khi sau khi tiết kiệm
Khu vực chuyển tiết kiệm
chuyển/thá chuyển/thán được/thá
sang được/năm
ng g ng
toàn IP

Tp. Hồ
10,088,347, 6,048,330,75 4,040,016, 48.480,201
Chí 1,559
500 VND 0 VND 750 VND ,000 VND
Minh

Như vậy, có thể thấy việc chuyển sang sử dụng truyền dẫn toàn IP tiết
kiệm được rất nhiều chi phí truyền dẫn.

Về mặt kỹ thuật, khi chuyển sang toàn IP, việc nâng cấp băng thông cho
các kết nối này cũng được tiến hành đơn giản, nhanh chóng hơn. Khi Iub
Utilization của một kết nối Node B – RNC nào đó sắp đến mức ngưỡng
100%, VMS phối hợp với VTT tăng băng thông lên nhanh chóng, không
phải chờ đợi đường cáp, cổng thiết bị mới.

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 81
VI. Kiến nghị giải pháp dùng chung cho Tập đoàn VNPT và hướng
nghiên cứu tiếp theo

VI.1. Kiến nghị giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truyền dẫn vô tuyến
dùng chung cho Tập đoàn VNPT

Qua kết quả nghiên cứu và triển khai các giải pháp, có thể thấy chất lượng
mạng truy nhập mạng VMS đã được cải thiện đáng kể:

- Số lượng sự cố, thời gian mất liên lạc giảm

Số lượng sự cố lớn - phạm vi ảnh


Thời gian mất liên lạc
Năm hưởng mức RNC, BSC trở lên
(/phút)
(/số sự cố)
2011 41 1517
2012 33 693

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 82
- Các chỉ tiêu KPI truyền dẫn tốt lên: Packet Loss, Round Trip Time

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 83
- Các chỉ tiêu KPI mạng vô tuyết tốt:

Mạng 2G Mạng 3G
Tháng CSSR Độ khả % Bad CSSR (%) DCR (%)  
DCR (%)
(%) dụng (%) Cell CS PS CS PS BADCELL
11/2011 99.24 0.48 99.85 1.99 99.23 99.6 0.5 1.24 1.56

12/2011 99.06 0.54 99.8 2.66 99.23 99.59 0.45 1.37 1.35

01/2012 99.26 0.41 99.85 1.8 99.32 99.15 0.72 0.33 1.62

02/2012 99.02 0.37 99.88 1.51 99.36 98.3 0.44 1.16 1.32

03/2012 99.18 0.39 99.85 1.58 99.35 98.32 0.44 1.28 1.19

04/2012 99.36 0.41 99.7 1.37 99.45 98.12 0.42 3.57 0.93

05/2012 99.4 0.41 99.84 1.4 99.26 98.31 0.42 4.13 0.96

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 84
VI.2. Kiến nghị giải pháp dùng chung cho mạng truy nhập vô tuyến của
VNPT

Hiện nay, về tổng thể có hai giải pháp để giám sát mạng truyền dẫn như sau:
- Passive system: Sử dụng phần mềm, kết hợp với các hệ thống thiết bị
truyền dẫn như transport node, router để đưa ra các báo cáo thống kê
cho phần truyền dẫn.
- IP probe system: Sử dụng probe đặt tại các điểm thiết bị trạm để thống
kê và giám sát thông tin về đường truyền dẫn.
Các phương thức giám sát của VNPT Tỉnh/Thành phố đang sử dụng
là các phương thức dựa trên hệ thống giám sát passive system.
So sánh một số đặc điểm cơ bản của hai phương pháp trên như sau:

STT Nội dung Passive System IP Probe system


Thấp hơn, do chủ yếu phát Cao hơn, do phải trang
1 Chi phí đầu tư triển phần mềm phù hợp bị cả thiết bị phần cứng
với thiết bị mạng hiện có và phần mềm giám sát
Khả năng giám sát tốt do
Khả năng Phụ thuộc vào độ mở của
2 có thiết bị độc lập tại
giám sát các thiết bị truyền dẫn
từng node mạng
Độc lập hơn vì là hệ
Phụ thuộc vào các nhà
thống riêng, không phụ
3 Tính độc lập cung cấp thiết bị trên
thuộc vào thiết bị khác
mạng
trên mạng

Để đảm bảo chất lượng dịch vụ trên mạng truy nhập vô tuyến của các mạng
di động của VNPT thì ngoài việc cấu hình theo các chuẩn đã lựa chọn như giải
pháp áp dụng cho mạng MobiFone, tác giả kiến nghị giải pháp xây dựng một hệ
thống tổng thể hoàn chỉnh IP Probe để giám sát chất lượng mạng truy nhập vô
tuyến toàn IP của VNPT đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như sau:

o Có khả năng đo các thông số end-to-end:

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 85
 Time metrics: Packet delay, Jitter (Packet delay variation),
multicast join và leave delays.

 Packet metrics: Packet loss, Packet reorder, packet duplication.

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 86
 Packet field metrics: TOS (Type of Service), CoS (Class of
Services), TTL (Time To Live), VLAN prio. Kiểm tra re-routing
và misconfiguration.

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 87
 Quality metrics: MOS (Mean Opinion Score), R-values, MDI
(Media Delivery Index).

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 88
o Giám sát các tham số KPI/SLA: Link utilization, Node interface statistic
(loss, CRC error), node statistic (CPU, Uptime), service specific
statistics, service queue statistics, Availaible Bandwidth.

o Giám sát chất lượng Realtime.


o Phát hiện, cô lập và xử lý lỗi.
o Thiết bị nhỏ gọn (không hơn 1RU), có khả năng lắp đặt trên các rack 19”
tiêu chuẩn.
o Hệ thống giám sát:
 Cho phép cấu hình các probe, sesssion, threshold, lập report, sử
dụng hệ điều hành Windows.
 Cho phép phát hiện lỗi: misconfiguration (QoS – TOS/DiffServ),
Traffic Overload.
o Có khả năng giám sát chất lượng layer-2 và layer-3.
o Ảnh hưởng tới các gói tin lưu lượng: nhỏ hơn 10 microseconds.
o Hỗ trợ loopback theo VLANs xác định, địa chỉ MAC/IP nguồn/đích,
Ethertype, kiểu giao thức, service class, hoặc kết hợp các chỉ tiêu từ lớp
2-4.

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 89
o Hỗ trợ Layer 2 MAC swap, Layer 3 IP Swap và Layer 4 TCP/UDP port
swap cho chức năng loopback troubleshooting.
o Có thể giả lập lưu lượng RFC2544.
o Có thể kiểm tra thông lượng in-service mà không ảnh hưởng đến lưu
lượng của người dùng.
o Hỗ trợ IEEE 802.3ah/802.1ag  Ethernet OAM/CFM
o Hỗ trợ ITU-T Y.1731 CFM & Performance Monitoring (PM) với tùy
chọn  10 phép đo/s.
o Hỗ trợ ít nhất 100 CFM sessions đồng thời.
o Hỗ trợ giám sát luồng có lựa chọn, kết hợp các tiêu chí lớp 2-4.
o Tương thích với MEF 9 &14.
o Hỗ trợ in-line PM hoặc out-of-band PM.
o Hỗ trợ push/pop C/S-Vlan có lựa chọn.
o Hỗ trợ quản lý băng thông theo từng luồng dựa trên CIR, EIR, CBS,
EBS.
Cấu hình hệ thống IP Probe của Ericsson:

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 90
o Thiết bị đo (probe) đặt tại trạm hub
 Probe đo tại trạm hub có kích thước 1U, có 4 cổng GE
(10/100/1000)
 và phù hợp đặt tại mạng truy nhập và mạng metro.
 Thiết bị được truy cập vào thông qua cổng serial hoặc truy cập từ
 xa sử dụng SSH (secure shell)
 Thiết bị được quản lý và cấu hình thông qua các giao diện dòng
lệnh
 (CLI).
 Sử dụng nguồn -48 VDC.
o Thiết bị đo (probe) đặt tại trạm chuyển mạch (BSC, RNC)
 Probe đo tại trạm chuyển mạch có kích thước 1U, có 7 cổng GE
 (10/100/1000) và phù hợp đặt tại mạng truy nhập và mạng metro.
 Thiết bị được truy cập vào thông qua cổng serial hoặc truy cập từ
 xa sử dụng SSH (secure shell)
 Thiết bị được quản lý và cấu hình thông qua các giao diện dòng
lệnh
 (CLI).
 Sử dụng nguồn -48 VDC.
o Bộ điều khiển miền giám sát
 Bộ điều khiển miền giám sát (SDC) là thiết bị chính điều khiển
phần
 giám sát hoạt động của mạng lưới và giám sát các SLA.
 Thiết bị SDC chịu trách nhiệm chính thực hiện các chức năng sau:
- Quản lý các thiết bị đo (Probe management).
- Quản lý các phân vùng (Session Management)
- Phân tích và lọc các cảnh báo (giám sát SLA).
- Tự động tạo báo cáo.

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 91
- SNMP Traps và giao diện cơ sở dữ liệu (để kế nối tới hệ
thống quản lý cấp trên).
 Thiết bị SDC cung cấp giao diện để kết nối tới các hệ thống quản
lý khác, cung cấp các kết quả giám sát và cảnh báo:
- Thông báo thông qua Prosilient SNMP Trap MIB.
- Gửi dữ liệu thông qua giao diện XML/HTTPS.
- Báo cáo trên web, giao diện web cho người dùng.
- Thiết bị được quản lý và cấu hình thông qua các giao diện
dòng lệnh
- (CLI) hoặc thiết bị ngoại vi.
 Thiết bị được truy cập thông qua cổng serial (CLI) hoặc truy cập từ
xa sử dụng SSH (Secure Shell).
 Thiết bị cho phép cấu hình và quản lý các SLA, bao gồm cả chức
năng lọc cảnh báo, đưa ra các nguyên tắc báo cáo và các thông tin
liên quan đến khách hàng.
 Thiết bị cho phép giám sát mức độ đáp ứng các SLA, tạo và xóa
các cảnh báo gửi đến các hệ thống giám sát khác cũng như tạo các
sự kiện cảnh báo nội bộ gửi tới các ứng dụng của thiết bị cấu hình
và quản lý ngoại vi.
 Thiết bị cho phép tạo báo cáo theo các khoảng thời gian cài đặt
sẵn. Cơ chế này tự động tập hợp dữ liệu để kết xuất ra báo cáo theo
định kỳ (theo giờ cho tới theo tháng). Giao diện tạo báo cáo là giao
diện web thân thiện với người sử dụng.
 Thiết bị có giao diện xuất cảnh báo tới các hệ thống giám sát khác,
và giao diện này dựa trên nền XML và truy cập vào thông qua
HTTPS hoặc SSH.
 Thiết bị được đồng bộ về thời gian và ngày tháng sử dụng giao
thức NTP.
o Thiết bị ngoại vi để cấu hình và quản lý

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 92
 Thiết bị ngoại vi để cấu hình và quản lý là một ứng dụng giao diện
đồ họa cung cấp tính năng cấu hình và điều khiển chức năng giám
sát, khôi phục, đưa ra các thông tin về trạng thái và kết quả trên
giao diện đồ họa hoặc chữ.

VI.2. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Qua các kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực tế mạng lưới hiện tại, tác giả
đã đưa ra các giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP
với mục tiêu tối ưu hóa các hệ thống đang có trên mạng lưới VMS, giảm thiểu
chi phí. Tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo đó là: xây dựng lộ trình
triển khai mạng truy cập toàn IP cho các mạng di động của VNPT và giải pháp
đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 93
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tiếng Anh Tiếng Việt


A

ARP Address Resolution Protocol Giao thức phân giải địa chỉ động

Asynchronous Transfer
ATM Phương thức truyền không đồng bộ
Mode

B
BER Bit Error Ratio Tỷ lệ lỗi Bit
Bidirectional Forwarding Phát hiện lỗi khi chuyển tiếp gói tin cả
BFD
Detection hai hướng
BLER Block Error Ratio Tỷ lệ lỗi khối
BSC Base Station Controller Bộ điều khiển trạm gốc
BSS Base Station Subsystem Phân hệ trạm gốc
BTS Base Transceiver Station Trạm thu phát gốc

C
CDR Call Data Record Bản ghi số liệu cuộc gọi
CES Circuit Emulation Service Dịch vụ mô phỏng kênh
Circuit Emulation Service Dịch vụ mô phỏng kênh trên nền
CESoE
over Ethernet Ethernet
Circuit Emulation Service
CESoIP Dịch vụ mô phỏng kênh trên nền IP
over IP
Circuit Emulation Service Dịch vụ mô phỏng kênh trên nền
CESoMPLS
over MPLS MPLS
Customer Relationship
CSR Quản lý quan hệ khách hàng
Management
CSSR Call Settup Success Rate Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công
CoS Class of Service Lớp dịch vụ

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 94
D
DCR Drop Call Rate Tỷ lệ rớt cuộc gọi

E
EIR Equipment Identify Register Bộ ghi nhận dạng thiết bị
Equivalent Isotropic Radiated Công suất phát đẳng hướng tương
EIRP
Power đương

F
FDD Frequency Division Duplex Ghép song công phân chia theo tần số
FER Frame Error Rate Tỷ lệ lỗi khung

G
Global System for Mobile
GSM Hệ thống thông tin di động toàn cầu
Communications

H
Giao thức đảm bảo cơ chế dự phòng
HSRP Hot Standby Router Protocol
cho Router
High Speed Downlink Packet
HSDPA Truy cập gói đường xuống tốc độ cao
Access

I
IE Information Element Phần tử thông tin
Internet Engineering Task Diễn đàn nhiệm vụ về công nghệ
IETF
Forum Internet
Iub Giao diện giữa Node B (RBS) và RNC
Iur Giao diện giữa RNC và RNC
IP Internet Protocol Giao thức Internet
ITU-T International Liên hiệp viễn thông quốc tế – Viện
Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 95
Telecommunication Union-
Telecommunications tiêu chuẩn viễn thông
Standardization Sector

J
Jitter Trễ đường truyền

L
LAN Local Area Network Mạng cục bộ

M
MAC Media Access Control Địa chỉ MAC
Metropolitan Area Network – Mạng MANE xây dựng trên nền
MANE
Ethernet IP/MPLS của VNPT
MS Mobile Station Trạm di động
Mobile Switching Service Trung tâm chuyển mạch dịch vụ di
MSC
Center động

O
Operation Administration
OAM Hoạt động quản trị và bảo dưỡng mạng
Maintainnace

P
Giao tiếp giữa mạng Core và mạng truy
PE Provider Edge
nhập
PLMN Public Land Mobile Network Mạng di động mặt đất công cộng
Public Switched Telephone Mạng điện thoại chuyển mạch công
PSTN
Network cộng

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 96
Q
QoS Quality of Srervice Chất lượng dịch vụ

R
RAN Radio Access Network Mạng truy nhập vô tuyến
Trạm gốc vô tuyến (thiết bị của
RBS Radio Base Station
Ericsson)
RNC Radio Network Controller Bộ điều khiển mạng vô tuyến
RSCP Received Signal Code Power Công suất mã tín hiệu thu
Radio Transmission
RTT Kỹ thuật truyền dẫn vô tuyến
Technology
RXLEV Received signal level Mức tín hiệu thu
RXQUAL Received signal Quality Chất lượng tín hiệu thu

T
Transmission Control Giao thức điều khiển truyền dẫn/ Giao
TCP/IP
Protocol/ Internet Protocol thức Internet
Ghép song công phân chia theo thời
TDD Time Division Duplex
gian
TDM Time Division Multiplexing Ghép kênh phân chia theo thời gian

U
UDP User Datagram Protocol
Universal Mobile
UMTS Hệ thống Viễn thông Di dộng Toàn cầu
Telecommunications System

V
VLAN Virtual Local Area Network Mạng nội bộ ảo
VoIP Voice over IP Thoại trên nền IP
Virtual Router Redundancy
VRRP Giao thức dự phòng cho các router
Protocol

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 97
W
WAN Wide Area Network Mạng diện rộng
Wideband Code Division Đa truy nhập băng rộng phân chia theo
WCDMA
Multiple Access mã

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. IP Design for Mobile Networks – Mark Grayson, Kevin Shatzkamer,


Scott Wainner
2. Carrier Ethernet for Transport in UMTS Radio Access Network: Ethernet
Backhaul Evolution – Xi Li, Yongzi Zeng, Bjoern Kracker, Richard Schelb,
Carmelita Goerg, Andreas Timm-Giel
3. IP Transport in 3G Radio Access Networks: an MPLS-based Approach –
Yile Guo, Zoe Antoniou, and Sudhir Dixit
4. Migration for All-IP RAN Transport – Cisco Systems
5. Migrating to IP-based Mobile Backhaul: Operator’s Perspective – Ariel
Shuper, Senior Director, Head of Product Management & Strategy Celtro Ltd
6. Carrier Ethernet for Mobile Backhaul Implementation Agreement -
Metro Ethernet Forum
7. Packet RAN – Solution Description (PRAN Release 3) – Erisson
8. Mobile backhaul’s road to IP RAN – Cui Jiang
9. Next-Generation Wireless Backhaul Solutions – Brocade
10. Http://www.tapchibcvt.gov.vn/News; M.60 (1988), G.911 (3/1993)
11. M.Beasley “Reliability for Engineers”, Macmilan Education, 1991.
12. 3GPP: http://www.3gpp.org
13. 3GPP2: http://www.3gpp2.org
14. ITU IMT2000: http://www.itu.int
15. IETF: http://www.ietf.org
16. GSM Association: http://www.gsmworld.com
17. Mobile Wireless Internet Forum: http://www.mwif.org

Giải pháp đảm bảo chất lượng mạng truy nhập vô tuyến toàn IP của MobiFone 99

You might also like